Những khó khăn trong quá trình tu học & nghiên cứu Phật Pháp

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

VO-DINH
Bài viết: 214
Ngày: 04/09/11 03:06
Giới tính: Nam
Đến từ: thành phố HỒ CHÍ MINH

Re: Những khó khăn trong quá trình tu học & nghiên cứu Phật Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi VO-DINH »

Thánh_Tri đã viết:
VO-DINH đã viết: Cái khó khăn của mình thiệt là khó nói !nếu người đã có lòng phát tâm xin giúp mình tìm hiểu trang thái ,diễn biến trên pháp thiền không vô biên xứ,thức vô biên xứ ,vô sở hữu xứ ,phi tưởng phi phi tưởng ,diệt thọ tưởng ,mình thật cám ơn .
Người quả là công đức vô lượng nam mô A DI ĐÀ PHẬT
Ông tự mình thực hành đến đó sẽ hiểu trạng thái đó.

Một người A muốn đi đến thành Phố C. Nhưng chưa đi mà tưởng tượng về thành phố C ra sao, thì biết bao giờ mới tới nơi? Có đi thì có tới. Không đi thì không tới. Dầu có người đã đến Phố C kể lại cho nghe, nhưng mà người A chưa bao giờ đến đó cũng không biết được hiểu được cảnh tượng ở phố C. Giống như câu chuyện người mù sờ voi vậy. Đừng vọng tưởng nữa. Gắng tu thôi.

Tu thiền mà muốn vào mấy cảnh giới đó cũng không tốt lắm đâu. Ngàn muôn kiếp vẫn khó ra khỏi. Thật uổng phí thời gian tu hành.
--------------------------------------------------------
Tôi thật là xin lỗi ! tôi đang và đã ở trạng thái đó nên muốn tìm tài liệu để kiểm tra lại chính mình ,như lời của ĐH :Tu thiền mà muốn vào mấy cảnh giới đó cũng không tốt lắm đâu. Ngàn muôn kiếp vẫn khó ra khỏi.
Quả là mình chưa hiểu lời của ĐH ,MÌNH RẤT MỪNG nghe ĐH nói hy vọng tìm một chút tia hy vọng được nghe chia sẽ từ ĐH ,vì bản thân mình đã thấy mọi pháp thế gian là giả tạo ,đều vô thường ,nên tâm ko bám ,khi tâm mình ở trạng thái không trụ vạn pháp ,thế gian ,tâm đi vào giữa không trung vô tận ,tâm thật rỗng lặng ,nhận thấy mình không thuộc thế gian .
Và nhập định ĐH hữu có biết khi một người đi giữa không gian trong vắng lặng ,từ trong tâm không có sắc tướng (nghĩa là ko có đối tượng nào trong thiền )giờ tâm mình đã biến chuyển không còn cảm nhận không không đó ,và không có cái tưởng nào mình cho tưởng là cái thô của phàm tục ,ĐH có biết cảm nhận của người bị thả trôi sông không ?nó gần giống như vậy .
Tôi muốn tìm người để chia sẽ nhưng lòng người sân nhiều hơn ,tôi không biết làm bạn với ai ,không biết sẽ tìm ai chia sẽ kinh nghiệm của mình để giúp cho vodinh .Muốn tìm ai đó để kiểm lại mình
Xin ĐH nếu giúp góp ý cho vodinh được xin vào nick [email protected] để cho vodinh được biết sự chia sẽ kinh nghiệm của ĐH NGHEN
nam mô a di đà phật


[color=#0000FF]TÂM RỔNG LẶNG ,NHẤT KIẾN NHƯ LAI [/color]
thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Những khó khăn trong quá trình tu học & nghiên cứu Phật Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

Muốn hiểu thì ĐH nên xem kĩ sách Phật Học Phổ Thông đi.


VO-DINH
Bài viết: 214
Ngày: 04/09/11 03:06
Giới tính: Nam
Đến từ: thành phố HỒ CHÍ MINH

Re: Những khó khăn trong quá trình tu học & nghiên cứu Phật Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi VO-DINH »

thanhtinhtam đã viết:Muốn hiểu thì ĐH nên xem kĩ sách Phật Học Phổ Thông đi.
--------------------------------------------------------------------
Vạn pháp luôn tùy duyên mà hiện ,như người mới tập sự đi học phải có chổ dựa để tiến thân ,khi ra làm việc phải có dụng cụ để hành sự ,đó là điểm dựa ,giả sử không có điểm dựa đó chẳng lẻ người chết sao?một lúc nào đó cái cột để dựa đã bị mục hư hay biến mất lúc đó người sẽ đi về đâu ,bây giờ đang ở giữa biển khơi sóng lớn người phải làm gì?chẳng lẻ lục sách xem trong đó dạy gì hay sao?kinh sách đã quá dư quan trong người thâm nhập được bao nhiêu kinh nghiệm ,chúc ĐH tu học giỏi tin tấn trên đường giải thoát


[color=#0000FF]TÂM RỔNG LẶNG ,NHẤT KIẾN NHƯ LAI [/color]
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Những khó khăn trong quá trình tu học & nghiên cứu Phật Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

="VO-DINH
Tôi thật là xin lỗi ! tôi đang và đã ở trạng thái đó nên muốn tìm tài liệu để kiểm tra lại chính mình
Quả là mình chưa hiểu lời của ĐH ,MÌNH RẤT MỪNG nghe ĐH nói hy vọng tìm một chút tia hy vọng được nghe chia sẽ từ ĐH ,vì bản thân mình đã thấy mọi pháp thế gian là giả tạo ,đều vô thường ,nên tâm ko bám ,khi tâm mình ở trạng thái không trụ vạn pháp ,thế gian ,tâm đi vào giữa không trung vô tận ,tâm thật rỗng lặng ,nhận thấy mình không thuộc thế gian.
Và nhập định ĐH hữu có biết khi một người đi giữa không gian trong vắng lặng ,từ trong tâm không có sắc tướng (nghĩa là ko có đối tượng nào trong thiền )giờ tâm mình đã biến chuyển không còn cảm nhận không không đó ,và không có cái tưởng nào mình cho tưởng là cái thô của phàm tục ,ĐH có biết cảm nhận của người bị thả trôi sông không ?nó gần giống như vậy .
Ông tu thiền bao lâu? Tu thiền nào trong Phật Pháp? Ai là người dạy ông pháp thiền ấy?

1. Tu Thiền cần phải có thầy, người có kinh nghiệm tu hành để hướng dẫn mình. Nếu không thì không được, sẽ bị nhầm lẫn vào thiền của ngoại đạo.

2. Học với ai thì phải hỏi người đó. Vì người đó dạy ông, chứ tôi và mọi người ở diễn đàn nầy đâu có dạy ông tu loại thiền như thế thì làm sao biết mà giúp ông.

3. Theo tôi thấy thì ông một là chưa tu thiền, hai là tu theo thiền ngoại đạo, ba là đọc vài quyển sách rồi cho là đã biết cách tu thiền nên thực hành không đúng lối.

4. Dùng từ ngữ "Nhập Định" không phù hợp vì không hiểu Nhập Định là gì. Cho nên trạng thái của ông kể chẳng phải là Nhập Định gì cả, chỉ là ông mơ tưởng lầm nhận thôi. Tôi nói ông nghe, dù có tu đến nhập định cũng chẳng có lợi ích gì cho việc giác ngộ giải thoát, vẫn mê muội đọa trong nước bùn. Vẫn sanh tử luân hồi.

Tâm chấp trước sẽ làm mồi cho lũ ma đến phá lôi đi.

5. Nên tìm đọc Kinh Sách:

a. Phật Học Phổ Thông của HT Thiện Hoa từ đầu đến cuối
b. Kinh Thủ Lăng Nghiêm


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
VO-DINH
Bài viết: 214
Ngày: 04/09/11 03:06
Giới tính: Nam
Đến từ: thành phố HỒ CHÍ MINH

Re: Những khó khăn trong quá trình tu học & nghiên cứu Phật Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi VO-DINH »

[quote="Thánh_Tri"][quote]=

Ông tu thiền bao lâu? Tu thiền nào trong Phật Pháp? Ai là người dạy ông pháp thiền ấy?

1. Tu Thiền cần phải có thầy, người có kinh nghiệm tu hành để hướng dẫn mình. Nếu không thì không được, sẽ bị nhầm lẫn vào thiền của ngoại đạo.

2. Học với ai thì phải hỏi người đó. Vì người đó dạy ông, chứ tôi và mọi người ở diễn đàn nầy đâu có dạy ông tu loại thiền như thế thì làm sao biết mà giúp ông.

3. Theo tôi thấy thì ông một là chưa tu thiền, hai là tu theo thiền ngoại đạo, ba là đọc vài quyển sách rồi cho là đã biết cách tu thiền nên thực hành không đúng lối.

4. Dùng từ ngữ "Nhập Định" không phù hợp vì không hiểu Nhập Định là gì. Cho nên trạng thái của ông kể chẳng phải là Nhập Định gì cả, chỉ là ông mơ tưởng lầm nhận thôi. Tôi nói ông nghe, dù có tu đến nhập định cũng chẳng có lợi ích gì cho việc giác ngộ giải thoát, vẫn mê muội đọa trong nước bùn. Vẫn sanh tử luân hồi.

Tác Giả Nguyên Minh

Hoà thượng Thích Minh Châu dùng từ Như Lai thiền để chỉ Thiền Nguyên thủy tức là phương pháp Thiền do đức Phật Thích Ca tìm ra và dạy cho các đệ tử của Ngài trong lúc Ngài còn tại thế. Thời kỳ nguyên thủy kéo dài đến 100 năm sau khi Phật viên tịch. Sau thời gian đó, các tổ sư các Thiền phái nổi danh đề ra những lối Thiền khác nhau và truyền lại cho các đệ tử. Nhiều người gọi Thiền của các tổ là Thiền Đại thừa. Thiền nghĩ dùng từ Thiền Phát triển, thực tế hơn và đúng với tinh thần đạo hơn. Vì Phật giáo Nguyên thủy hay Phật giáo Đại thừa cũng cùng chung một gốc mà ra, cũng cung kính thờ ĐỨC PHẬT THÍCH CA, cũng cùng dùng một phương tiện để tu tập ; phương tiện đó là THIỀN (tuy nội dung và hình thức có một số điểm khác nhau) và cuối cùng cũng cùng nhằm thực hiện cứu cánh chung là GIÁC NGỘ VÀ GIẢI THOÁT.

Như Lai Thiền đã được ghi chép trong một số Kinh nổi danh như Kinh Tứ Niệm Xứ, Nhập tức xuất tức niệm, Thân hành niệm ….. Hòa thượng Minh Châu đã thuyết giảng tại chùa Xá Lợi ngày 27-6-1982, "Như lai thiền, trong Kinh tạng Pali hay hành Thiền, một nếp sống lành mạnh, trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng".

Tuy bài giảng đã được trình bày hơn 15 năm nay và được ấn hành nhiều lần, nhưng chúng tôi coi đó là một tài liệu Phật học quý báu mà Phật tử có thể tham khảo, nên chúng tôi xin phép giới thiệu bài giảng trên. Trong bài giảng, Hòa thượng Thích Minh Châu đã trích ra những lời dạy của đức Phật mà Ngài đã dịch ra từ Kinh tạng Pali và là sản phẩm tưởng tượng của diễn giả. Vì muốn học môn Thiền phát sinh từ cội rễ, nên chúng tôi đã tìm hiểu, đã học, đã hành và đã chứng nghiệm nhiều kết quả thực tiễn tuy mức độ của chúng tôi còn thấp kém.

Ở bước đầu, mặc dù có minh sư chỉ dạy, chúng tôi đã gặp nhiều khó khăn với thuật ngữ Phật học. Mục đích của chúng tôi là trình bày và thu tóm một vài điểm cơ bản của bài giảng trên với những danh từ thường dùng để cho những độc giả chưa quen thuật ngữ Phật học khỏi mất thì giờ tra tìm. Chúng tôi giữ nguyên văn những lời Phật dạy và xin phép trích ra nhiều đoạn của bài giảng.

Chúng tôi đặc biệt chú ý trên ba điểm sau đây :

1. NHỮNG KINH NGHIỆM BẢN THÂN CỦA ĐỨC PHẬT VỀ THIỀN từ khi Ngài chưa thành đạo, đã thành đạo, trong suốt 45 năm thuyết pháp và cuối cùng khi Ngài nhập Niết bàn.
2. SỰ KHÁM PHÁ BỐN CẤP THIỀN CỦA SẮC GIỚI VÀ BIẾN CHUYỂN NỘI TÂM CỦA NGÀI TRONG BỐN CẤP THIỀN ẤY, TỪ SƠ THIỀN ĐẾN GIÁC NGỘ.
3. THIỀN NHƯ LAI, MỘT NẾP SỐNG LÀNH MẠNH TRONG SÁNG, một phương pháp giáo dục hướng thiện, có thể ứng dụng trong đời sống hiện tại và hướng thượng tiến tới Giác ngộ Giải thoát hoàn toàn như đức Phật.

I. NHỮNG KINH NGHIỆM BẢN THÂN CỦA ĐỨC PHẬT VỀ THIỀN

Khi đức Phật còn là Thái tử Tất Đạt Đa, động cơ chủ yếu thúc Ngài vượt thành xuất gia là câu hỏi : làm sao tìm được phương pháp Giải thoát khổ đau, sanh, già, bệnh, chết. Sau khi xuất gia, kinh nghiệm đầu tiên của Ngài là kinh nghiệm hướng về THIỀN. Ngài đến học đạo với đạo sư A la ra Ca la ma về pháp môn Vô sở hữu xứ (1) và với đạo sư Uddaka Ramaputta về pháp môn Phi tưởng phi phi tưởng xứ (2). Hai pháp môn THIỀN NGOẠI ĐẠO này, Ngài học, Ngài hành, Ngài chứng và được hai đạo sư xác nhận là Ngài đã thật chứng. Nhưng Ngài nhận thấy hai pháp môn ấy KHÔNG ĐEM ĐẾN GIẢI THOÁT nên Ngài đã bỏ đi.

Kinh nghiệm thứ hai của đức Phật lúc chưa thành đạo và chưa hành Thiền, là Ngài đã thấy một cách đúng đắn (Chánh kiến) rằng muốn đoạn trừ tham, sân, si thì phải xả bỏ, xa lìa mọi dục vọng, mọi thèm muốn thế gian này và xả bỏ, xa lìa mọi ý niệm, mọi hành động xấu ác (ly dục, ly bất thiện pháp).

Có Chánh kiến đó vẫn chưa đủ. Trong đoạn sau, khi đề cập đến 4 cấp Thiền của sắc giới (3), ngài đã thấy rõ : muốn đoạn trừ tham, sân, si PHẢI CHỨNG ĐƯỢC TRẠNG THÁI HỶ, LẠC là trạng thái thân tâm an vui do xả bỏ dục vọng và mọi ý niệm bất thiện. Trạng thái đó, chỉ có hành Thiền mới đem lại được. Kinh nghiệm này dẫu về sau xây dựng thành ba môn học căn bản của đạo Phật : GIỚI, ĐỊNH, TUỆ (4) trong đó ĐỊNH (THIỀN ĐỊNH) chiếm vị trí rất quan trọng vì Thiền đưa hành giả đến Giác ngộ, Giải thoát.

Kinh nghiệm thứ ba của ngài là ngài tìm lối tu khác, sau khi nhận thấy hai kinh nghiệm đầu không đem lại kết quả. Ngài TU KHỔ HẠNH QUYẾT LIỆT trong sáu năm. Cuối cùng, thân ngài tiều tụy, tâm ngài suy kém, không hy vọng sẽ được Giác ngộ, ngài từ bỏ lối tu khổ hạnh ép xác.

Sau khi nhận ăn điều độ và lại sức, đức Phật đến Uruvela tìm một địa điểm khả ái thuận tiện để hành Thiền. Ngài ngồi Thiền dưới gốc cây Tất bát la bây giờ gọi là cây Bồ đề với lời nguyền : "Dù cho xương khô, máu cạn, nếu không đạt đạo, ta thề không rời khỏi nơi này".

II. SỰ KHÁM PHÁ BỐN CẤP THIỀN CỦA SẮC GIỚI

1. BA VÍ DỤ

Trong lúc ngồi Thiền, ba ví dụ sau đây khởi lên, giúp đức Phật hiểu rõ phải hành Thiền như thế nào mới có kết quả.

Ví dụ thứ nhất, một người cầm dụng cụ làm lửa, lấy một khúc cây đẫm ướt đầy nhựa sống, đặt vào trong nước, rồi cọ xát khúc cây ấy với dụng cụ làm lửa. Tất nhiên, trong điều kiện đó, lửa không thể nhúm được.

Ví dụ thứ hai, vớt khúc cây trên ra khỏi nước, nhưng cây vẫn còn ướt và còn đầy nhựa sống, lửa cũng không nhúm được.

Ví dụ thứ ba, vớt khúc cây ra khỏi nước, đặt trên đất khô, rồi để cho nó khô. Nếu người cầm dụng cụ làm lửa cọ xát khúc cây khô ấy với dụng cụ làm lửa thì lửa có thể cháy lên.

Dựa theo ba ví dụ trên, Ngài thấy rằng muốn hành Thiền có kết quả, nghĩa là muốn chứng được Vô thượng Chánh đẳng giác (Sự Giác ngộ chân chánh không gì bằng của các vị Bồ tát và chư Phật) thì phải thực hiện hai điều kiện tiên quyết là "ly dục, ly bất thiện pháp’ (xa lià, từ bỏ các dục vọng về thân, về nội tâm và xa lìa, từ bỏ các điều ác). Nếu xa lìa dục vọng và các pháp bất thiện chưa được, cũng nên khéo làm cho chúng nhẹ bớt đi.

2. NHỜ TRÍ NHỚ là tập trung suy nghĩ, đức Phật khám phá ra cấp Thiền thứ nhất hay là SƠ THIỀN của sắc giới. Ngài nhớ lại thưở nhỏ, nhân dịp lễ khai đầu xuân …. "Ta biết khi phụ thân ta, dòng họ Thích Ca, đang cày và ta đang ngồi dưới bóng mát cây Diêm phu đề (cây đào?). Ta ly dục, ly bất thiện pháp, chứng (đạt) và trú (an trú). Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh có Tầm, có Tứ (5) ; khi an trú như vậy ta nghĩ : "Theo con đường này có thể đưa đến giác ngộ chăng ?"….. Tiếp theo niệm ấy, ý thức này khởi lên nơi Ta : "Đây là con đường đưa đến Giác ngộ".

3. NĂM THIỀN CHI

Người tu Thiền, chứng được cấp Thiền thứ nhất hay sơ Thiền là chứng được năm tâm trạng tốt đẹp gọi là 5 Thiền chi : Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc và Nhất tâm.

TẦM là hướng tâm tới đối tượng cần quan sát ; viù dụ, người tu Thiền theo dõi hơi thở ra, vào, hướng và hơi thở cho nên tâm trở nên tỉnh táo, không mê muội, không buồn ngủ (mê muội, buồn ngủ, sách Phật gọi là hôn trầm thụy miên) ; trong khi các bản dịch cũ, người ta gọi Tầm là giác.

TỨ là dán tâm, cột tâm vào đối tượng đó, chú tâm, suy xét kỹ đối tượng đó ; nhờ vậy mà tâm không còn nghi hoặc ; trong các bản dịch cũ, người ta gọi là Tứ la Quán. Tầm và Tứ là hai hoạt động thường xuyên của tâm thức. Có Tầm và Tứ thì tâm không dao động.

HỶ là vui trong tâm; tâm vui vẻ thì không còn sân giận.

LẠC cũng là vui trong tâm, nhưng niềm vui không xao động mà các vị tu hành thường chứng đạt. Nhờ đó mà không còn hối tiếc.

NHẤT TÂM là định tâm, tâm chuyên chú vào một điểm tức là đối tượng được lựa chọn để quan sát, tâm quân bình, bình thản, không còn bị phân tán.

Năm Thiền chi trên có chức năng đoạn trừ 5 triền cái là 5 tình trạng tâm lý bất thiện là cho tâm người tu hành không trở nên trong sáng được, không Giải thoát được. 5 Triền Cái đó là : Tham lam, Sân (giận dữ), Hôn trầm (mê muội), Trạo cứ (lăng xăng xao động) và Nghi (nghi hoặc vớ vẩn). Tầm có thể thay thế cho Hôn trầm Thụy miên, Tứ đối trị Nghi, Hỷ dập tắt Sân, Lạc thay thế cho Trạo cử, Hối tiếc và Nhất tâm đoạn trừ Tham lam.

4. BỐN CẤP THIỀN CỦA SẮC GIỚI

Bốn cấp Thiền của sắc giới là 4 giai đoạn hành Thiền chuẩn bị căn bản cho bước đột phá đưa đến Giác ngộ ; bốn giai đoạn nhân định ấy (jhàna) thường được đề cập trong các Kinh điển. Thực hành nhập định làm cho tâm trí có khả năng đạt Giác ngộ, song Giác ngộ chính là một sự kiện hiếm thấy, tùy thuộc vào nhiều nghiệp duyên thuận lợi và một nỗ lực rất kiên định hướng đến trí tuệ.

Trong đại Kinh Sắc Chá Ca, Đức Phật diễn tả Kinh nghiệm hành Thiền chứng đạo của Ngài và tiến trình biến chuyển nội tâm của ngài qua 4 cấp Thiền của Sắc giới : "….Ta ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái Hỷ Lạc do LY DỤC sanh, có Tầm, có Tứ. Như vậy, Lạc thọ khơi nên nơi ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm ta". Trong Thiền thứ nhất, Ngài xả bỏ mọi ý niệm bất thiện, xả bỏ mọi dục vọng thế tục, nhờ đó mà Ngài chứng được một trạng thái an vui trong thân và tâm. Ngài an trú trong trạng thái đó. Ngài rất tỉnh táo hướng tâm và chú ý và một đối tượng (đối tượng nào, ở đây ngài không nói rõ). Trạng thái an vui được tồn tại và không làm ngài xao động. Trong Thiền thứ nhất, có đủ 5 Thiền chi : Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc và Nhất tâm.

Tiếp theo Đại Kinh Sắc Chá Ca, "Diệt Tầm và Tứ, chứng và Trú THIỀN THỨ HAI một trạng thái Hỷ Lạc do định sanh, không Tầm, không Tứ, nội tĩnh Nhất tâm. Như vậy Lạc thọ khởi lên nơi ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm ta". Dù Tầm và Tứ là hai hoạt động bình thường của tâm thức, dù hướng tâm và chú tâm vào điều thiện, điều lành nhưng hai Thiền chi này làm cho tâm giao động một phần nào vì dùng Tầm và Tứ đòi hỏi một sinh hoạt mạnh mẽ của tâm ; do đó có hại cho định tâm, nên Đức Phật bỏ Tầm bỏ Tứ, để thành tựu định tâm. Do định tâm mà Ngài chứng được, hướng được tâm trạng HỶ, LẠC, NHẤT TÂM. Trạng thái này được tồn tại và ngài an trú nơi đó. Trong Thiền thứ hai chỉ còn lại Hỷ, Lạc, Nhất tâm.

Ngài thấy sự định tâm cũng chưa hòan hảo và tiếp tục gạn lọc ba Thiền chi còn lại : "Ly hỷ, trú xả, chánh niệm tĩnh giác, thân cảm sự Lạc thọ mà các bậc thánh gọi là XẢ NIỆM LẠC TRÚ, chứng và trú THIỀN THỨ BA. Như vậy lạc thọ khởi lên nơi ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm ta". Trong Thiền thứ ba, Ngài xả bỏ tâm trạng Hỷ. Hỷ là tâm trạng vui, nhưng vui xao động. Nhờ bỏ hỷ, thay thế hỷ bằng xả (bỏ) mà Ngài hưởng được trạng thái xả niệm Lạc trú. Trong cấp Thiền na, chỉ còn lại Lạc và Nhất tâm.

"Xả niệm, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không Lạc, xả niệm thanh tịnh". Tuy Lạc là một cảm thọ an vui thuần túy, nhưng nó vẫn còn là một động tâm rất vi tế, nên Đức Phật xả bỏ Lạc để chứng trạng thái Nhất tâm, không khổ, không Lạc mà Ngài gọi là XẢ NIỆM THANH TỊNH.

Rồi với tâm định tĩnh trong Thiền thứ tư ấy, Đức Phật hướng tâm tuần tự đến Túc mạng minh, Thiên nhãn minh và Lậu tận minh.

Chứng được Túc mạng minh là nhớ lại nhiều kiếp sống quá khứ, từ trước khi thành Phật đến vô số kiếp. Ngài nhớ Ngài từng sanh ra ở đâu, dòng họ nào, có tên gì, sống được bao lâu, sau khi chết tại chỗ nào, sinh ra ở đâu ? (Như vậy là Ngài chứng được vòng sanh tử ở thế tục này).

Chứng được thiên nhãn minh là thấy được sự sống và sự chết của chúng sanh. Người này sống hạnh phúc, kẻ kia sống khổ đau đều do NGHIỆP (6) thiện hay nghiệp ác của họ trói buộc họ trong lục đạo luân hồi (Luật nhân quả về nghiệp). Với thiên nhãn, Ngài còn thấy vô số chúng sanh sống trên vô số hành tinh khác. Ngài còn thấy các pháp hợp có hình tướng hay không đều do nhân duyên tạo tác (ĐẠO LÝ DUYÊN KHỞI) (7).

Cuối cùng, Ngài chứng được lậu tận minh là trí sáng suốt đã đoạn hết mọi lậu hoặc phiền não, dứt hết mầm sanh tử. Ngài biết rằng Ngài đã GIẢI THOÁT, không trở lại vòng sanh tử nữa. Đó là tri kiến về KHỔ và TỨ THÁNH ĐẾ (Cool .

Sau khi thành đạo và suốt 45 năm, Ngài thuyết pháp độ sanh và hành Thiền. Sáng Thiền, chiều Thiền, tối Thiền : canh một, Ngài đi Kinh hành (vừa đi vừa Thiền để tránh buồn ngủ) và ngồi Thiền. Canh hai, Ngài đi Kinh hành và ngồi Thiền. Canh ba, Ngài nằm nghỉ ; lúc thức dậy, Ngài đi Kinh hành và ngồi Thiền.

Đến khi nhập Niết bàn, ngài cũng Thiền : "Xuất Thiền thứ tư Ngài nhập định Thiền thứ ba, xuất Thiền thứ ba, Ngài nhập định Thiền thứ hai. Xuất Thiền thứ hai, Ngài nhập định sơ Thiền. Xuất sơ Thiền, Ngài định nhập Thiền thứ hai …. Xuất Thiền thứ tư Ngài lập tứ nhập diệt".

Ngoài ra, Ngài còn thường khuyên các Tỳ kheo khi hội hợp lại nên đàm luận về Phật pháp, hoặc giữ sự im lặng của bậc thánh (Thiền). Ngài nhắc đi nhắc lại nếp sống tối thắng của một Tỳ kheo là Thiền định và Thiền quán. Quán thân, quán thọ, quán tâm, quán Pháp (Thân không trong sạch; cảm thọ gây ra khổ ; tâm không thường còn ; tất cả các pháp, các sự vật đều là vô ngã, không có thực thể).

Và Ngài nói với Tỳ kheo A nanda :"Này A nan, Tỳ kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình y tựa chính mình, không y tựa một vị khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác. Những vị ấy là những vị tối thượng trong Tỳ kheo của ta".

Tóm lại, muốn Hành Thiền theo Phật dạy, thì phải nhất quyết không làm mọi điều ác, thành tựu các việc lành (GIỚI). Như vậy, Tâm mới được thanh tịnh, vắng lặng (ĐỊNH) và sáng suốt, (TRÍ TUỆ mới phát sinh).

III. THIỀN NGUYÊN THỦY, MỘT NẾP SỐNG LÀNH MẠNH

Phật đã sáng tạo ra một pháp môn, dẫn đến Giác ngộ và Giải thoát rất kỳ diệu: đó là pháp môn giới, định, tuệ, trong đó định hay Thiền định chiếm một địa vị quan trọng.

Theo bài giảng của Hòa thượng Thích Minh Châu, hành Thiền đem lại 4 lợi ích : một là trừ các dục ; hai là hành Thiền có khả năng đối trị sợ hãi ; ba là hành Thiền đem lại trạng thái an vui cho hành giả ; bốn là Thiền đưa đến thành tựu trí tuệ, đưa đến Giác ngộ Giải thoát, đưa đến Niết bàn.

Theo kinh nghiệm bản thân phật tử tu tại gia, hàng ngày, chúng tôi luôn luôn tinh tấn giữ năm giới, hết mình cố gắng xa lìa hay ít nữa làm nhẹ bớt dục vọng (sắc đẹp, tiền tài, địa vị, danh vọng, quyền thế…..) và nhất định không làm điều ác, để tạo ra điều kiện thuận tiện cho hành Thiền.

Điều mà chúng tôi chứng nghiệm được là, trong khi ngồi Thiền, lấy hơi thở làm đối tượng, thân được thoải mái, cơ bắp thư giãn, hơi thở được chậm lại, vi tế hơn, tim đập nhẹ và chậm hơn lúc không Thiền. Tâm được an vui, không bị ý niệm ác xấu hay vọng tưởng làm xao động. Dần dần, Tâm trở nên thanh tịnh. Tâm được thanh tịnh rồi thì tự nhiên , trí được sáng suốt hơn, tỉnh táo hơn, nhạy bén hơn. Thiển nghĩ có hai trạng thái : khổ đau và an lành. Không khổ đau là an lành rồi. Ngồi Thiền, thân không đau, hơi thở được nhẹ nhàng là thân được an lành. Tâm không nghĩ vớ vẩn, chỉ nghĩ đến điều Thiện, việc lành hoặc không nghĩ gì cả là Tâm ở trong trạng thái an lành.

Những điều gì mình chứng nghiệm được trong tâm trong lúc thiền, sẽ dần dần phát hiện ra trong đời sống hàng ngày, trong cách suy nghĩ, trong lời nói, trong việc làm, trong trạng thái của mình. Cuộc sống của mình đối với gia đình, bạn bè, xã hội sẽ được thoải mái hơn, lành mạnh hơn, trong sáng hơn.

THUẬT NGỮ PHẬT HỌC TRONG BÀI

NHƯ LAI THIỀN TRONG KINH TẠNG PALI

Theo TỪ ĐIỂN PHẬT HỌC VIỆT NAM

THÍCH MINH CHÂU – MINH CHI

THIỀN : gọi đầy đủ là Thiền na. Dịch nghĩa là tĩnh lự, nghĩa là tĩnh tâm để suy nghĩ, tư duy. Một từ khác có nghĩa tương tự là chỉ quán. Chỉ là ngừng tâm thức lại, không để cho nó tán loạn. Quán là thấy xét. Nhờ tâm thức định tĩnh (vào định) cho nên hành giả mới nhìn thấy sự vật như thật. Dưạ vào công phu Thiền định, để quán thấy sự vật như thật gọi là Thiền quán. Các chân lý của đạo Phật như là khổ, vô thường, vô ngã …. Cần được Phật tử nắm bắt không phải bằng suy tư khái niệm mà bằng Thiền quán, nghĩa là thấy rõ ràng bằng hình ảnh như ở trước mắt.

(1)VÔ SỞ HỮU XỨ : cõi trời thứ ba của vô sắc giới, ứng với cấp Thiền định gọi là Vô sở hữu xứ định, ở cấp Thiền này, Thiền giả thành tựu được tâm hoàn toàn thanh tịnh, quân binh.

Cùng nghĩa với VÔ SỞ ĐỊNH : Thành tựu được phép định này, hành giả trực nhân không có vật gì, hiện tượng gì tồn tại, nhờ đó, bản thân mình không bị hạn chế, bị vướng mắc bởi bất cứ vật gì, hiện tượng gì.

(2) PHI TƯỞNG PHI PHI TƯỞNG : đồng nghĩa với Phi hữu tưởng, phi vô tưởng . Từ ngữ dùng trong Đại trí độ luận (Long Thọ soạn) để chỉ loại chúng sinh đã dứt trừ hết phiền não do tâm tưởng thô lậu( thô tưởng) gây ra ở các cấp sống thấp , vì vậy mà gọi là phi hữu tưởng . Nhưng vì không dứt được phiền não vi tế do tâm tưởng vi tế nhỏ nhiệm (tế tưởng) gây ra, cho nên gọi là phi vô tưởng . Chúng sinh ở cõi phi phi tưởng vẫn ở trong vòng luân hồi sinh tử….

(3) SẮC GIỚI: một trong ba cõi sống của loài người . Ở cõi trời Sắc giới này, chúng sinh đã thoát khỏi mọi lòng dục , nhưng vẫn còn xác thân; xác thân của loài trời ở đây rất đẹp và có thọ mang lâu dài .

Các cõi trời của sắc giới được phân chia, tương ứng với 4 cấp Thiền của Sắc giới : cấp sơ Thiền, nhị Thiền , tam Thiền, tứ Thiền.

Hai cõi trời kia là Dục giới và Vô sắc giới.

(4) GIỚI – ĐỊNH –TUỆ : Ba môn học căn bản của đạo Phật .

Giới: Những điều răn của Phật tử tại gia và xuất gia . Phật tử tại gia giữ 5 giới: không sát sinh, không trộm cắp , không tà dâm, không nói dối , không uống rượu hay những chất làm loạn thần . Nếu xuất gia, thì tùy theo trình độ tu học , xuất gia lâu năm hay mới xuất gia. Mới xuất gia thì có mười giới(Sa di và Sa di ni): 5 giới như trên , riêng giới thứ ba là suốt đời không dâm dục, chứ không phải không tà hạnh đối với người tại gia , và thêm 5 giới sau đây: 6. Suốt đời không trang điểm, đeo tràng hoa thêm, không xoa ướp các hương liệu thơm vào thân thể ; 7. Suốt đời không ca múa hát xướng , không cố ý xem nghe; 8. Suốt đời không nằm giường cao rộng lớn; 9. Suốt đời không ăn phi thời (ăn sau giờ ngọ và ăn vặt) ; 10. Suốt đời không tham chứa vàng bạc, của báu .

Các bậc Tỳ kheo đã xuất gia lâu năm, tối thiểu trên 10 năm thì có 250 giới. Các bạc Tỳ kheo ni(tức nữ tu sĩ) xuất gia lâu năm phải giữ 348 giới…

Giới được ví như thông phong đèn, đèn có thông phong thì ngọn đèn mới đứng yên, có giữ giới tâm mới định, không tán loạn, ánh đèn mới sáng tỏ, trí tuệ mới phát sinh và chiếu sáng.

ĐỊNH : tư tưởng tập trung chuyên chú vào một đối tượng, giữ thân tâm vắng lạnh, nghĩ làm điều phải, điều tốt, không để tâm bị vọng niệm, vọng tưởng làm xao động, dễ nảy sinh những ý niệm và hành động xấu ác…. Có giữ giới tâm mới định, tâm định, trí tuệ mới chiếu sáng giúp cho người tu hành thấu đạt sự lý. Giới, Định, Tuệ là ba môn học căn bản của đạo Phật.

Giới có nghĩa là giữ uy nghi

Định nghĩa là tâm không loạn

Tuệ nghiã là tri giác, hiểu biết.

(Khóa hư lục – Trần Thái Tông)

Tuệ : TUỆ là trí tuệ, trí sáng suốt nhận biết được chân tướng, bộ mặt thật của sự vật. Đạo Phật gọi sự vật là các pháp. Luật sư Ấn Độ Bu Đà Ghô Sa đã cung cấp một Kinh điển về trí tuệ như sau :

"Đặc điểm của trí tuệ là nhận thức các pháp đúng như chúng tồn tại. Trí tuệ có chức năng xóa bỏ mọi bóng tối của vô minh, trùm lên chân tướng của các pháp. Biểu hiện của trí tuệ là không bị vô minh che lấp. Vì rằng, người nào tập trung được tư tưởng sẽ hiểu biết, thấy rõ sự vật tồn tại đúng trong thực tế. Do đó tập trung tư tưởng, định tâm là nguyên do trực tiếp nhất của trí tuệ. Như vậy, trí tuệ không phải do đọc sách, phân tách lý lẽ mà có được. Đó là kiến thức, trí thông minh bình thường. Trí tuệ chân chính phải do định tâm mới thành tựu được.

(5) TẦM, TỨ, HỶ …. Xem định nghĩa ở phần 5 Thiền chi dưới đây.

(6) NGHIỆP hành động, việc làm. Hành động về thân gọi là thân nghiệp. Hành động về ý gọi là ý nghiệp. Nghiệp có lành, có dữ : nghiệp thiện, nghiệp ác…. Khuyết nghiệp là một chủ khuyết rất quan trọng trong đạo Phật. Chính người tạo ra nghiệp thiện hay nghiệp ác, cũng chính là người phải chịu hậu quả của nghiệp. Vì vậy mà trong Kinh có câu :" Người là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp"…. Phương ngôn Việt Nam có câu :"Gieo gió, gặt bão"…. Đạo Phật chủ trương con người làm chủ hành động của mình và cũng chịu lấy trách nhiệm về hậu quả hành động của mình.

(7) ĐẠO LÝ DUYÊN KHỞI : tư tưởng cơ bản của Phật giáo. Mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới và xã hội đều hình thành và phát triển do những điều kiện nhất định mà Phật giáo gọi là nhân duyên. Mọi sự vật và hiện tượng đều là vô thường, thay đổi trong từng giây phút một, nhưng đó không phải là sự thay đổi ngẫu nhiên mà là một sự thay đổi theo quy luật duyên khởi.

Thuyết duyên khởi của đạo Phật giải thích sự tương quan, tương duyên của mọi hiện tượng tâm lý và vật lý. Theo thuyết duyên khởi, mọi hiện tượng đều không có bản thể độc lập (vô ngã), mà chỉ là sự tổng hợp của nhiều yếu tố (nhân duyên), tương quan và tương liên với nhau, luôn luôn biến động (vô thường) từ trạng thái này sang trạng thái khác. Bốn mệnh đề sau đây thâu tóm nội dung thuyết duyên khởi:

Cái này có thì cái kia có

Cái này sinh thì cái kia sinh

Cái này không thì cái kia không

Cái này diệt thì cái kia diệt

(Cool TỨ DIỆU ĐẾ : Bốn chân lý cao thượng.

1. KHỔ : Chân lý thứ nhất trong bốn chân lý. Từ KHỔ – ngoài nghĩa khổ thông thường, còn có thêm ý nghĩa giả tạm, không bền, vô thường. Do đó, theo quan điểm Phật giáo, vui cũng có nghĩa là khổ, bởi vì mọi niềm vui ở thế gian đều không bền, chóng chán, chóng tàn. Khi niềm vui mất đi thì đó là hoại khổ. Mọi sự vật đều vô thường cho nên Phật giáo không chấp ngã pháp thường còn.


Tâm niệm ở nơi con người không bao giờ đứng yên một chỗ, chẳng khác gì một dòng chảy liên tục, niệm niệm sinh diệt, tâm niệm khác lại hiện lên. Chính trạng thái niệm niệm sinh diệt là khổ, gọi là hành khổ. Cái khổ này, phải là bậc có trí mới thấm thía cảm thụ. Vì tất cả các sự vật đều vô ngã cho nên Phật giáo không chấp ngã pháp chắc thật.

Con người bình thường chỉ cảm thấy nỗi khổ hiện tiền gọi là khổ. KHỔ như là đau, già, chết, cầu mong không được, phải gần người mình ghét, phải xa người mình thương …..
2. KHỔ TẬP : Nguyên nhân đem lại đau khổ. Trong những nguyên nhân đó, chủ yếu là tham ái.
3. KHỔ DIỆT : Sự tiêu diệt khổ đau là an lành khi nguyên nhân khổ đau (vô minh và ái dục) tiêu diệt. Sự an lành có thể thực hiện ngay ở đây và bây giờ. Đau khổ hết tức Niết bàn.
4. CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾN KHỔ DIỆT : là sự tu dưỡng theo Giới-Định-Tuệ. Ba điều học này được giải rộng trong con đường Chánh gồm 8 ngành (Bát Chính đạo) : Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.
-------------------------------------------------------------------
Ông tu thiền bao lâu? Tu thiền nào trong Phật Pháp? Ai là người dạy ông pháp thiền ấy?

TÔI TU thiền theo một căn cơ huyền vi chỉ dạy ,trên 20 năm ,theo người đời gọi là thiền như lai ,luôn cả hai pháp thiền ,quán và định ,.

Trích:" Lại nữa, ở đây có người vượt qua Thức vô biên xứ, xem "không có gì cả", đạt đến an trú Vô sở hữu xứ. "

Ở đây ta lưu ý cụm từ "Vô sở hữu" tức là không có gì là của ta, là ta cả,nghĩa là đây chính là trạng thái vô ngã mà chúng ta thường đề cập chăng??? Không, mà là AI đạt được trạng thái "Vô sở hữu" trong thiền quán thì chính là đang an trú trong Vô sở hữu xứ chứ chẳng phải đạt đến trạng thái vô ngã, tâm bất động giải thoát như Đức Phật đã dạy.

Ngay thời đức phật cũng có một căn cơ ,ngài đâu cần ai dạy ,vì sao? hôm nay người hỏi tôi ai dạy,tôi chỉ muốn tìm hiểu thêm ở trên bực thiền để mình kiểm định chứ ko phải để khoe,
Sửa lần cuối bởi VO-DINH vào ngày 16/09/11 22:02 với 1 lần sửa.


[color=#0000FF]TÂM RỔNG LẶNG ,NHẤT KIẾN NHƯ LAI [/color]
VO-DINH
Bài viết: 214
Ngày: 04/09/11 03:06
Giới tính: Nam
Đến từ: thành phố HỒ CHÍ MINH

Re: Những khó khăn trong quá trình tu học & nghiên cứu Phật Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi VO-DINH »

Tâm biến chuyển theo từng bậc của các bậc thiền ,tâm của ai người đó biết ,không ai có thể kiểm nghiệm ai được ,chỉ là chia sẽ khi người đó trong một hoàn cảnh nào ,khó đoán được ai xin người hiểu cho (vodinh không muốn khoe khoang mà đang bị kẹt trong bực thiền này ,không biết nếu buông xã luôn sẽ rơi vào bậc sơ thiền ban đầu nên còn lúng túng ,ko biết phải xã cách nào để ko bị rơi vào lầm lạc ,trong LỤC TRÍ ĐỘ dạy là buông định ,nên mình còn đang lúng túng ,mong ĐH đừng chấp mà phỉ báng mình


[color=#0000FF]TÂM RỔNG LẶNG ,NHẤT KIẾN NHƯ LAI [/color]
thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Những khó khăn trong quá trình tu học & nghiên cứu Phật Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

VO-DINH đã viết:TÔI TU thiền theo một căn cơ huyền vi chỉ dạy ,trên 20 năm ,theo người đời gọi là thiền như lai ,luôn cả hai pháp thiền ,quán và định ,.
ĐH nói, tôi không hiểu gì hết ĐH ơi!
Sao tôi seach trên google dòng tô đen trên thì ra Đạo khác ĐH!
Rốt cuộc ĐH tu theo đạo nào đây?
VO-DINH đã viết:Ngay thời đức phật cũng có một căn cơ ,ngài đâu cần ai dạy
ĐH là phàm phu lè tè sát đất mà làm sao có thể đem so sánh với đức Phật cho được. Đức Phật tại trong Kinh Phạm Võng có nói ngài đến thị hiện thành Phật trong Sa Bà thế giới này là lần thứ 8000 rồi.
Đh nên biết là vào thời cổ, Ấn Độ là đất nước của tôn giáo có tới chín mươi sáu thứ ngoại đạo. Công phu của họ có thể đạt đến Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Thiên, họ có thần thông, có thiền định nhưng công phu của họ là phục đoạn, vì phục đoạn phiền não, phiền não chưa diệt, cho nên chẳng thể xuất ly Tam Giới nổi, phải đến A La Hán đạt đến Đệ Cửu Định (định thứ chín) mới thật sự đoạn trừ, hễ đoạn trừ bèn thoát khỏi tam giới, siêu việt sanh tử luân hồi. Tôi nói đoạn trừ ở đây tức là đoạn Kiến Tư Phiền Não, đặc biệt là Tham Sân Si. Bây giờ ĐH hãy tự hỏi xem mình có còn Tham Sân Si hay không?
Phải tu Định công sâu dày mới có thể đoạn phiền não. Nhất định phải đoạn phiền não mới được. Sau khi Phá Kiến Tư Phiền Não lại còn có Trần Sa Phiền Não nữa cho nên còn có Tứ Thánh pháp giới, Tứ Thánh Pháp Giới do phân biệt [Trần Sa Hoặc] biến hiện ra, trong Tứ Thánh Pháp Giới càng lên cao tâm Phân biệt càng giảm, phá xong Trần Sa Phiền Não lại phá 41 phẩm vô minh nữa Trải qua Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Ðịa, Ðẳng Giác là bốn mươi mốt địa vị rồi mới chứng nhập địa vị Phật, lịch trình lâu sa như thế đó, đâu phải dễ dàng như ĐH nói ư!!! Đừng nói đến những vọng tưởng, phân biệt nhỏ bé, ngay cả tập khí nặng nhất là chấp trước, chúng ta cảm thấy cũng khó đoạn rồi.


thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Những khó khăn trong quá trình tu học & nghiên cứu Phật Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

Tôi xin trích 1 phần bài giảng dưới đây:
http://niemphat.net/Luan/diatangiangky/dtgk3.htm
-------------------------------------------------
Tứ Không Thiên vẫn còn trong lục đạo, chưa thoát ra khỏi luân hồi. Cõi thứ nhất ở Tứ Không Thiên là ‘Không Xứ Thiên’, sau khi lìa khỏi Sắc Giới thì vào Không Xứ, tâm duyên hư không chẳng có sắc tướng, Ðịnh này gọi là Hư Không Ðịnh. Thứ nhì gọi là ‘Thức Xứ Thiên’, ‘Không’ cũng xả bỏ, Không và Sắc là hiển hiện tương đối cho nên hư không chẳng chân thật. Họ xả bỏ luôn Không, xả Không rồi vẫn còn Thức tồn tại, chỗ họ duyên vào được đặt tên là ‘Thức Xứ’. Thật ra xả Không là chẳng chấp vào Không, chứ không phải thật sự xả bỏ Không. Chẳng còn chấp trước tướng Không, ý niệm Không và Sắc đối lập nhau trong tâm chẳng còn nữa, lúc đó còn Thức, nên gọi là Thức Xứ. Người tu hành đến mức này nếu phát hiện ‘Thức’ vẫn còn là một chuyện phiền phức, vẫn chưa rốt ráo, Thức chính là Phân Biệt, Phân Biệt cũng xả luôn thì sẽ vào ‘Vô Sở Hữu Xứ Thiên’, tầng thứ ba ở Vô Sắc Giới. Lúc tu Ðịnh này thì buông xả hết thảy cảnh giới Trong - Ngoài, cảnh giới hai bên Trong - Ngoài đều buông xả, xả bỏ hết nên gọi là ‘Vô Sở Hữu’. Ðến tầng cao nhất ‘Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Thiên’, vì ngay cả Thức cũng chẳng duyên vào nên gọi là ‘Phi Tưởng’; chỗ chẳng khởi tác dụng cũng chẳng duyên vào nên gọi là ‘Phi Phi Tưởng’. ‘Phi Tưởng Phi Phi Tưởng’ là cảnh giới cao nhất trong Tam giới. Cách giải thích Phi Tưởng Phi Phi Tưởng rất nhiều, có thể tham khảo cách giải thích trong kinh luận, kinh Lăng Nghiêm nói rất rõ ràng, một số Phật Học Ðại Tự Ðiển cũng có giải thích rõ, trên đây đã giải thích về Vô Sắc Giới Thiên.

Phần đông những Học Nhân đến cảnh giới này cho rằng đó là đại Niết Bàn trên quả vị của Như Lai, họ chẳng biết đây là Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Thiên, cứ tưởng nhập vào cảnh giới này thì vĩnh viễn chẳng sanh chẳng diệt. Ðâu biết họ còn thọ mạng, thọ mạng của họ chính là công phu định lực, công phu định lực của họ có thể duy trì được bao lâu? Trong kinh nói tám vạn đại kiếp, con số này rất lớn. Tám vạn đại kiếp là gì? Thế giới này trải qua một lần ‘Thành, Trụ, Hoại, Không’ gọi là một đại kiếp. Ðại kiếp này có bốn Trung kiếp, tức là Thành, Trụ, Hoại, Không. Thế giới Sa Bà chúng ta hiện nay đang ở kiếp Trụ. Tám vạn đại kiếp tức là thế giới này thành, trụ, hoại, không tám vạn lần, họ có công phu định lực sâu như vậy, thọ mạng dài như vậy. Sau tám vạn lần thế giới thành, trụ, hoại, không, thì họ vẫn phải đọa lạc, chẳng thể nâng cao thêm nữa, chỉ có thể đọa xuống. Ðọa lần này thì đọa rất thê thảm! Người ta thường nói trèo cao, té nặng. Kinh Lăng Nghiêm nói người trời Tứ Không đọa xuống, hơn phân nửa là đọa vào địa ngục A Tỳ. Từ nơi cao nhất rớt xuống chỗ thấp nhất, tại sao? Vì báng Phật, báng Pháp, báng Tăng, vì lỗi hủy báng Tam Bảo nên phải đọa địa ngục A Tỳ. Tại sao họ có ý niệm hủy báng Tam Bảo? Họ tưởng mình đã thành Phật, chứng được đại Niết Bàn, tại sao ngày nay vẫn còn đọa lạc? Trong tâm liền hoài nghi rằng lời chư Phật Như Lai là giả, chẳng phải thiệt, thế nên đọa lạc. Vì họ hiểu sai, nhận lầm, đó chẳng phải cảnh giới Niết Bàn của Như Lai. Không những chẳng phải quả địa Như Lai, mà cũng chẳng phải là quả địa Tiểu Thừa, hoàn toàn hiểu lầm.


thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Những khó khăn trong quá trình tu học & nghiên cứu Phật Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

VO-DINH đã viết:Ngay thời đức phật cũng có một căn cơ ,ngài đâu cần ai dạy ,vì sao? hôm nay người hỏi tôi ai dạy,tôi chỉ muốn tìm hiểu thêm ở trên bực thiền để mình kiểm định chứ ko phải để khoe,
Tu hành nhất là vào thời đại bây giờ nhất định là phải có thầy dẫn đường thì mới được nếu không thông hiểu giáo lý tu mù luyện đui rất dễ sa vào hầm tà kiến, cầu siêu lại hóa ra đọa thì thật đáng tiếc. Nếu hiện thời không tìm ra thầy tốt thì hãy lấy cổ nhân làm thầy. Lời dạy của cổ nhân, tổ sư đại đức vẫn còn lưu truyền ở đời, ĐH hãy tìm đọc thì thiệt là phước phần của Đh đừng chạy theo vọng tâm của chính mình nữa. Có như vậy ĐH mới thành công.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Những khó khăn trong quá trình tu học & nghiên cứu Phật Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Ngay thời đức phật cũng có một căn cơ ,ngài đâu cần ai dạy ,vì sao? hôm nay người hỏi tôi ai dạy,tôi chỉ muốn tìm hiểu thêm ở trên bực thiền để mình kiểm định chứ ko phải để khoe,
Ông đã sai. Quy Y Phật Pháp Tăng, thì mới là người Phật Tử. Ông cho rằng ông không có thầy như đức Phật khi xưa, thì ông đâu có quy y Phật Pháp Tăng. Vì Phật là Thầy của tất cả người Phật Tử. Vả lại ông đọc Kinh Phật, theo đó tu hành thì Phật là Thầy ông, sao ông lại nó không thầy?
Tâm biến chuyển theo từng bậc của các bậc thiền ,tâm của ai người đó biết ,không ai có thể kiểm nghiệm ai được ,chỉ là chia sẽ khi người đó trong một hoàn cảnh nào ,khó đoán được ai xin người hiểu cho (vodinh không muốn khoe khoang mà đang bị kẹt trong bực thiền này ,không biết nếu buông xã luôn sẽ rơi vào bậc sơ thiền ban đầu nên còn lúng túng ,ko biết phải xã cách nào để ko bị rơi vào lầm lạc ,trong LỤC TRÍ ĐỘ dạy là buông định ,nên mình còn đang lúng túng ,mong ĐH đừng chấp mà phỉ báng mình
Tâm lo lắng lúng túng, tâm sợ người phỉ báng, và các tâm vọng tưởng như thế thì đó không phải là tâm của người chứng được thiền định như là Tứ Thiền.

Tôi không phải nói rằng, ông chưa chứng tứ thiền là phỉ báng ông. Mà chỉ nói ra sự thật rằng không chưa đến cảnh giới đó, chỉ là ông lầm nhận mà thôi. Nói ra sự thật để giúp ông quây đầu lại, kẻo lọt vào hố sâu.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Những khó khăn trong quá trình tu học & nghiên cứu Phật Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Vo Dinh đã viết
Hoà thượng Thích Minh Châu dùng từ Như Lai thiền để chỉ Thiền Nguyên thủy tức là phương pháp Thiền do đức Phật Thích Ca tìm ra và dạy cho các đệ tử của Ngài trong lúc Ngài còn tại thế


Ông nhận lầm rồi, Thiền nguyên thủy là Thanh Văn Thiền, vẫn chưa ra khỏi Alaya thức.

Như Lai Thiền thuộc Thiền tông, chỉ những người tu đến Kiến tánh, nhưng mới đạt căn bản trí. Thấy bản thể của chân tâm. thoát luân hồi (được vô sanh nhẫn), nhưng chưa được đại dụng.
Tổ sư Thiền chỉ những người đã được hậu đắc trí , sau khi được vô sanh pháp nhẫn, đại dụng hiện tiền.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Những khó khăn trong quá trình tu học & nghiên cứu Phật Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Như Lai Thiền tức là các thiền nào mà được dạy trong Kinh, do Phật Thích Ca dạy, các đệ tử nghe, thuộc lòng và chép lại. Thì Thiền Tứ Niệm Xứ cũng là Trong Kinh Tứ Niệm Xứ thì cũng được gọi là Như Lai Thiền. Thiền Thiên Thai là dùng Kinh Pháp Hoa thì Thiên Thai Tông cũng là Như Lai Thiền. Rồi tới Hoa Nghiêm Tông cũng thế.

Tổ Sư Thiền thì khác, mặt dù cũng được Phật Thích Ca truyền, nhưng không có qua Kinh Điển cho nên gọi là "Giáo ngoại biệt truyền", và chỉ là Tâm truyền Tâm.


* Tuy Thiền Nguyên Thủy và Đại Thừa có dạy khác nhau, và sự chứng ngộ cũng khác nhau, nhưng cũng là được Phật Thích Ca đích thân truyền miệng, các đệ tử sau nầy chép trên lá bối, rồi ra giấy gọi là Kinh. Thì những Thiền nào mà từ Phật dạy, rồi sau nầy ra giấy làm Kinh thì gọi là Như Lai Thiền.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.31 khách