Phật giáo và đời sống.(01)

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Phật giáo và đời sống.(01)

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Là đem Đạo vào Đời, Đời sống theo Đạo.

Muốn biết sống thế nào, cần phải có Đạo,,, Đạo hành thế nào mới có Đời sống...

Làm sao Đạo liền với đời sống. Hay Đời Đạo đi đôi...

Đạo giúp được gì cho Đời, Có Đời mới có Đạo.v.v..Kính mời Quí vị tham khảo những bài đã sưu tập của tn, trên báo chí, và các nơi trên thế giới. Quí vị sẽ có một cái nhìn chính khách và mới mẽ hơn.

01. Ngày nay việc khủng hoảng về Đời sống tâm linh, là nổi đáng lo sợ nhất, của các nhà lảnh đạo, các nhà trí thức, và các Sư Thầy Cô. Nếu đời sống chỉ chạy theo thế giới kim tiền vật chất mà thiếu đi sự giáo dưỡng, bổn phận làm người... Xin mời đọc bài "Trẻ em Đức học Phật giáo ở trường".
viewtopic.php?f=47&t=6078&p=45072#p45072

02. Đời sống của mỗi người là mỗi mức thăng trầm nghịch ngã. Vui buồn, giận hờn, sân si, ai biết được điểm dừng, chính là điểm của Đạo...Mời bạn Xem Bài: "Những Bước Thăng Trầm Đạo & Đời."
viewtopic.php?f=47&t=6078&p=45147#p45147


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Trẻ em Đức học Phật giáo ở trường

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1.Phật giáo là một phần trong chương trình hướng dẫn tôn giáo ở Đức kể từ năm 2003, nhưng chỉ trong các trường công ở Berlin.
Giờ đây, các trường tư ở các bang khác đã bắt đầu đưa Phật giáo vào chương trình học.

2.Polly, Mandana, Franziska và Adrian, tất cả đều giữa tuổi 7 và 9 sắp phải nằm im lặng lên những miếng nệm – theo mộ tư thế khó sau khi vừa chơi đuổi bắt nhau quanh các phòng học.

Thầy giáo của chúng, Werner Heidenreich, đang mất dần kiên nhẫn, dù ông có sự dễ mến của một Phật tử.

"Các em đã nói với thầy về việc thiền khi các em nằm xuống. Bây giờ làm ngay đi," ông nói, có một chút cáu.

3.Trường Internationale Friedensschule (Trường Hòa bình Quốc tế) ở đã đưa Phật giáo trở thành một môn học, với Heidenreich là thầy giáo. Ông cũng điều hành StadtRaum, một Trung tâm Phật giáo ở Cologne.

Lúc này, ông đang cố hướng dẫn Polly, Mandana, Franziska và Adrian nhắm mắt, lắng nghe hơi thở của bản thân, cảm nhận cơ bụng xẹp xuống, phồng lên, cảm nhận sự ấm áp trong lòng bàn tay và cả sự đau nhói ở chân. Nói một cách khác, các em đang tập thiền.

4.Thiền là một nghệ thuật

Trẻ nhỏ được phân chia theo tiêu chí tập thiền dễ hay khó.

"Bạn chỉ phải tập trung; bạn nằm hay ngồi xuống và chỉ cần giữ im lặng và cứ thế," em Franziska nói. "Bạn không phải suy nghĩ; bạn chỉ cần mở tâm trí."

Adrian tin rằng có thể học được thiền. "Bạn phải học cách tập trung. Bạn có thể ngồi thiền và có những suy nghĩ này trong đầu, nhưng bạn chỉ giỏi khi đạt tới điểm không còn suy nghĩ gì cả," em bình luận.

Thật khác thường khi đưa "không suy nghĩ" vào một bài học. Trẻ em ở tất cả các lớp đều có thể tham dự lớp học về Phật giáo tại Trường Hòa bình Quốc tế ở Cologne.

5.Đây là trường duy nhất ở Bắc Rhine-Westphalia, bang đông dân nhất trong 16 bang của Đức đưa Hồi giáo, Do thái giáo, Ấn Độ giáo và Phật giáo, cùng với Ki-tô giáo La Mã và Tin lành vào chương trình học tôn giáo. Mỗi lớp học kéo dài 2 giờ một tuần.

6.Nhưng làm sao bạn có thể dạy Phật giáo cho trẻ nhỏ mà không có sách bài tập và giáo án bắt buộc? Heidenreich đã dạy được 3 năm và với ông, đó là cuộc thử nghiệm liên tục.

"Đầu tiên, bạn phải xem xét mục tiêu học tập là gì? Chúng ta đang cố đạt được điều gì? Học sinh nên học điều gì, chúng phát triển ra sao?” ông trầm tư. “Thật thà mà nói, tôi vẫn đang tìm câu trả lời."

Ông nói rằng bài học được cân bằng giữa khuyến khích học sinh thực hành để phát triển cá nhân và dạy kiến thức, hiểu biết.

7.Lý thuyết và tỉnh thức

Heidenreich bắt đầu mỗi tiết học bằng thiền im lặng để tập trung vào cơ thể. Và tiếp theo, Adrian giải thích, thiền “tâm từ” bắt đầu, đó là một thực tập truyền thống Phật giáo.

"Bạn bắt đầu với bản thân, tiếp theo tập trung vào gia đình, sau đó là bạn bè, rồi cả thế giới. Đây là những điều quan trọng nhất trong cuộc đời," em giải thích.

Cho dù nằm hay ngồi thì nhiều lúc vẫn là việc khó khăn, nhưng cả 4 em nhỏ đều nói một cách hào hứng rằng chúng thích tập thiền.

Sau khi tập thiền, chúng ngồi quanh bàn tròn và nói về ngôi chùa Phật giáo thì thế nào, chùa khác nhà thờ Ki-tô giáo ra sao. Tứ diệu đế, Bát chính đạo – những giáo lý Phật giáo, rất có tính hệ thống và có thể dễ dàng tích hợp vào bài giảng, Heidenreich nói.

Điều khó khăn là kết nối hệ thống mang tính lý thuyết này với đời sống hàng ngày của trẻ em. Nhưng đây chính là điểm cốt lõi: thực hành hơn là lý thuyết trừu tượng đơn thuần.

8."Chúng học cách làm rỗng lặng tâm, về tỉnh thức, nhưng chúng có thể áp dụng khi ngồi xuống bàn làm bài tập về nhà hay thậm chí khi chơi game máy tính," Heidenreich giải thích.
Trọng Hoàng (dịch)
Những trường học quốc tế ngày nay cũng bắt đầu lối học căn bản như 50 năm về trước. Đem giáo lý, đạo đức vào học đường.

Là một nếp sống đẹp của Đời và Đạo. Hy vọng chúng ta sẽ còn gặp nhiều bài tương tự như thế. Hy vọng học đường ở Việt Nam chúng ta, và ở mọi nơi trên thế giới cũng có.

tn, kính


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Phật giáo và đời sống.(01)

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Rất hay. Hy vọng ở VN cũng làm như thế.
tangbong tangbong tangbong


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Những Bước Thăng Trầm Đạo & Đời

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

I. Năng lượng của Đời.

Mô Phật

Bài này của TN thật hay, vì đây là một phương pháp mở rộng cho chúng sanh..
Nói đến đây, cô lại nhớ lại bản thân cô lúc xưa như sau:

Lúc đó cô đang còn học tiểu học, ba của cô vì hoàn cảnh phải qua Lào "Theo mọi người đi xây dựng bên ấy" .. Tiền ba làm mấy tháng mới gởi về, ở nhà mẹ cô phải mài bột sắn bỏ mối cho người ta bán..

Vì vậy cô vừa đi học vừa gánh nước cho mẹ mài bột sắn, và gánh nước mướn cho hàng xóm, "bởi vì lúc ấy chưa có nước máy" .. Cô gánh nước để lấy tiền đưa cho mẹ, lo đời sống trong GĐ gồm 4 người.. (Mẹ cô, cô và ba đứa em)..

Bình quân một ngày cô phải gánh đổ vào cái hồ ở trong nhà là 50 đôi, cái hồ này là cái cống lớn ba cô xây đáy để chứa nước dùng trong GĐ, và gánh mướn trên dưới 30 đôi nước mỗi ngày, tổng cộng trên dưới hơn 80 gánh nước.

Lúc đầu mới gánh, cô mệt nhoài và muốn té xỉu ngay.. Nhưng sự quyết tâm đã khiến cô thêm sức lực, sự mệt mỏi biến mất và cô gánh chạy vo vo.. Cô tập gánh một lúc hai đôi nước... Cô Móc ở phía trước 2 thùng nước và ở phía sau lưng hai thùng nước.. Sự mệt mỏi không còn nữa.!
Và nhờ vậy cô mới gánh được số nước nhiều.. (( Sau này xem phim thấy những người luyện công hay luyện võ thì họ cũng giống như cô gánh nước lúc đó..))

II. Năng lượng của Đạo.

Bốn giờ sáng mẹ cô đọc kinh Pháp Hoa, cô nằm phía sau vách thờ, nghe mẹ đọc mà thấy tâm hồn nhẹ nhàng thanh thoát.. Cô tuy không nói ra miệng nhưng trong lòng rất thích, và hoan hỉ lắm..

Trong xóm có người mất đời thường gọi là: (Nhà có đám ma) Cô cùng các bạn ở xóm tham gia đọc kính, vì đám ma ấy có mượn thầy tụng cầu siêu.. Cô và các bạn mỗi người được phát một quyển kinh, trong đó có bài cầu siêu, cô đọc và thấy có ghi là: " Khi đọc chú này quyết định sẽ được vãng sanh".

Tự dưng cô thấy thích.. Cô liền xin một quyển và học cho thuộc lòng, rồi từ đó cô đọc thầm trong lòng, từ sáng thức dậy cho đến khi ngủ " Trừ lúc phải học bài mới không đọc" .. Và cứ vậy riết thành thói quen, cô đi đâu ở đâu cũng đọc thầm trong đầu, và không có những suy nghĩ tạp khác chen vào..

Một thời gian sau đó, cô nhìn xuống cái mương có những con trùng chỉ, nhìn một lúc thật lâu, cô thấy toàn người đỏ hỏn như những em bé sơ sinh nằm ngo ngoe dưới đó.. Cũng thời điểm đó, cái nhà đối diện nhà của cô, hai ông bà cô gọi là bác ba T..

III. Nhân Quả của Đời.

Bác ba T trai muốn xây cất nhà, bác đi xem thầy, ông thầy cản bác khoan hãy cất, vì tuổi của bác đang rớt vào cung "Ngũ Thọ Tử" Nhưng bác vì có đứa con gái lấy một sĩ quan có danh phận " Ông là đt ĐVQ của nước NVCH" .. Ông cho bác lính và vật liệu, tài chánh để cất nhà.. Và vì vậy bác ba T quyết định xây nhà và không nghe lời của ông thầy cản ngăn..

Nhà cất chưa xong bác ba T bị té, đứt mạch máu não tử vong.. Đám ma xong, bác ba T gái, mượn thầy xem lý do tại sao bác ba trai chết.? Ông thầy xem nhà nói "Cái nhà của bà vì cất lầu, cao hơn cái nhà đối diện, nên bị cây đòn vông của nhà đó đâm vào nhà bà, nên mới có người tử nạn..

Bác ba T gái vì sợ, đã mướn người "Ếm Bùa" Hướng vào nhà cô.. Mẹ cô lại được người mách là: Nhà bà bị nhà bên kia ếm, vì cây đòn vông bên này chĩa qua, GĐ bà không giải = "Ếm lại" thì người trong bà sẽ gặp nạn... Mẹ cô bàn với cô là, mướn người ếm lại..

IV. Sự nhiệm mầu của Đạo.

Cô nói: Sáng nào má cũng tụng kinh Pháp Hoa và người nhà mình ai cũng hiền hết, má sợ gì chứ.? Vì theo con, "Khi ai đó mướn người đến đánh mình, khi họ đến, thấy ai cũng hiền, thì họ sẽ quay trở lại với kẻ đã mướn họ".. Má hãy tụng kinh và hồi hướng cho mọi người sống, cũng như người đã chết .. Má cô nghe cô không mướn người ếm nữa..

Những đêm sau đó, cô thường thấy mỗi lần ra khỏi nhà, những con vật hung dữ rất đông, thấy cô đi ra nó dạt qua hai bên và không còn vẻ gì hung dữ nữa.. Và dưới chân cô, con nít đỏ hỏn, nằm la liệt ngo ngoe nhiều lắm..

V. Đời và Đạo.

"Người Trong Nhà Bị Nạn, chính là em trai của cô"
"Em trai cô đi Sĩ Quan đóng quân tại Lộc Ninh và bị bắt làm tù binh" / Chuyện em trai bị bắt cô cũng đã thấy biết trước, nhưng không dám nói sợ ba má lo lắng.. Ba má buồn lắm.. Má tham gia làm hộ Pháp đắc lực ở thời điểm ấy, chủ tâm hồi hướng cho em tai qua nạn khỏi.. "Sau đó em cô đã được trả về bình an"

Bác Nhẫn ( kỹ sư của hãng Banasonic Thủ Đức ) GĐ ông và 5 cô con gái đều ăn trường chay.. Con gái lớn tên Anh Đào là bạn của cô.. Vì vậy bác được Anh Đào kể cho bác nghe về cô. -> Đọc kinh vãng sanh và hay thấy vong linh..

Bác khuyên cô trường chay thử 1 tháng, và chính tay bác nấu cho cô ăn còn có phần để dỡ theo ăn ở trưa tại CT.. "Lúc đó cô đã lên ct làm Kỹ Thuật T " .. Và bác cho cô bài "Ngũ Bộ Chú" Cô học và đọc trong tâm.. Chỉ trong 7 ngày .. Cô đang ngồi tự dưng cô nhận ra các tội cô đã sai phạm, cô sợ đến lạnh cả người..

Trước đó người của cô hay bị đau nhức, nhưng khi đi BS khám không ra bịnh, uống thuốc không khỏi, nhưng sau 7 ngày đọc "Ngủ bộ chú" khi cô nằm ngủ.. Cảm giác "Hơi thở của cô đã tự điều động tánh tan hết những chỗ bị đau" .. Và chung quanh cô mùi trầm hương phảng phất.

VI. Phật pháp nhiệm mầu 2.

Từ đó cô cảm nhận được truyện trước sau, sắp xảy ra.. Cô nói cho người trong nhà hay, và mẹ cô cùng người trong nhà có hỏi quý sư, thì quý sư nói cô là: Bị bịnh hoang tưởng.. Nhưng cô biết rất rõ là cô chẳng nghĩ gì, làm sao hoang tưởng được.? Thần giao cách cảm của cô rất mạnh.. Truyện xảy ra y như cô đã biết trước vậy..

Cô tự nghĩ: Kệ không có gì phải hỏi và thắc mắc hết.. Một hôm cô thấy trong nhà của cô ánh sáng tràn ngập, và bông hoa nở rộ thoáng mát.. Vài ngày em cô cho tiền ba của cô xây nhà lại, và đời sống GĐ khá hơn trước..

Có một lần khi ngủ, cô thấy có các em nhỏ đến dạy cô xem bói, nó nói các địa chỉ của những người gặp nạn, cô dứt khoát từ chối, vì cô vốn không thích bói toán, cô nói với nó, vì sao lại vô nhà cô được.? Và sao lại muốn dạy cô làm thầy bói.?

Nó nói: Nhờ chị đọc chú vãng sanh. chúng em đã được vãng sanh, nên muốn giúp chị kiếm tiền.. Cô nói: Chị không thích làm thầy bói, nhưng sao các em vô nhà chị được.?

Nó nói: Tụi em chỉ cần vỗ ông môn ba cái là vô nhà chị được ngay.. Chị sợ quá niệm thật lớn: "Nam Mô A Di Đà Phật" Những đứa bé ấy biến mất hết.. Sau này hiểu ra, là cô bị thử thách, để xem cô có ngã lòng vì tham hay không.!

VII. Có Đời mới có Đạo.

Và nhờ tâm luôn chánh niệm không nghĩ tạp, mà cô làm việc rất giỏi, sức của cô làm bằng 5, 6 người theo không kịp.. Ông LHL là giám đốc công ty của cô, lúc ấy Cô làm Kỹ Thuật cho ct và cô đứng sau ông "LHL " Ông LHL là cánh tay đắc lực của Giáo hội phật giáo TP HCM ở góc tờ báo Giác Ngộ có tên ông trong ban trị sự.

Ông LHL đã ví cô như là: "Cái máy đa hệ" Bởi cái gì cô cũng nổi trội lúc đó.. Khi cô nghĩ việc ct mướn 5,6 người thay cô mà vẫn thất bại về kỹ thuật..

VII.Thức tỉnh trong Đời/Đạo.

Trước đó vợ ông LHL làm hộ Pháp cho Chùa AQ PN.. Ông LHL không tham gia, nhưng sau lần gặp rối trong công việc, ông biết nghĩ, biết hối hận và dốc lòng làm hộ pháp cho Giáo Hội. Có lần gặp lại cô ông mừng lắm và ông nói: Tôi muốn đi XG lắm, nhưng hiện tôi tu tại gia. Hai vợ chồng ông ủng hộ "Hộ pháp" khó ai sánh bằng, rất tích cực.

VIII. Kinh nghiệm cuộc đời của bút giả.

-a) Niệm Phật hay Trì Thần Chú, thì phải có niềm tin thật vững vàng, giữ tâm luôn chánh niệm..

1.. Khi đặt niềm tin trong chánh niệm, thì tâm sẽ bình yên, trong pháp môn mà mình thích mà hành pháp môn ấy thật chính chắn, không bị lung lay nghĩ tạp và xao động..

2.. Như khi niệm Phật, thì hãy niệm 24/24 không để hở hay thờ ơ, lúc niệm lúc không. chỉ trừ lúc phải nói truyện cần, hay học gì đó.. Rồi khi công việc xong lại "Trì" tiếp.

3.. tâm luôn định mọi lúc mọi nơi.. Rồi khi dần quen, thì tự nó như guồng máy tự động, mình không cần phải điều khiển nữa.

-b) Ngồi thiền cũng vậy.. Thiền phải đúng giờ.. Và lúc thiền luôn để tâm thanh thản. không bị xao động, lung lay, như giữ ánh nến trước những ngọn gió đang thổi..

1.. Động = ví như ngọn gió thổi.. Gió thổi ví như những sự vật chung quanh lao xao, khiến mình phải suy nghĩ tạp nhạp, không yên.v.v..

2.. Định = Trí tuệ: Được ví như ngọn nến.. Nếu ánh nến bị gió thổi, mà ánh nến không vững vàng, thì ánh nến liền bị lung lay, không giữ được ánh sáng, và sẽ bị tắt sau đó = bị "Tối" = vô minh..

3.. Trí tuệ như ánh nến được yên định.. Ánh nến càng sáng tỏ.. Tức là:-> Trí tuệ soi thấy được gần xa .v.v.. Ác thiện thật hư nhận thấy rất rõ.v.v..

Có nhiều pháp tu, nhưng chỉ có hai pháp này là mạnh nhất.. Niệm Phật và Thiền Định.. Riêng cô hiểu, Dù có Thiền hay Niệm Phật cũng phải dành chút thời gian "Thiền Quán" Lợi ích của Thiền Quán, làm cho tâm thức của chúng ta thêm phần sáng suốt và tỉnh thức..
Trên đây là chút kinh niệm lúc tu tập, cô nói cho ĐH biết để thêm hữu ích cho nền văn học về sau..
Thân kính ĐH an vui
=========
Nghĩa chữ:

Khi đọc chú này quyết định sẽ được vãng sanh là: Một bài chú để tụng cho người quá cố được "Siêu thoát"
1) Chú Vãng Sanh "Nếu còn ăn mạng, tâm chưa vững không nên trì tụng..
Lý Do: Dễ bị sa ngã khi gặp những phần âm = "Vong linh" Kéo lôi, không khéo thành "Tà Đạo" .. Mất đi con đường chân chánh mà mình đã chọn.. Vì những phần âm đa số là Ma chưa biết Tu.

2) Bài Chú: Ngũ Bộ Chú: Là bài chú được gom từ 5 bộ kinh vào thành bài thần chú..
Bài chú này pt tại gia học để trì không sao, nhưng phải tập trường chay, người đọc chú này, hay gặp "Thuận duyên" lôi kéo thử thách.. Nếu không vững ý chí vẫn bị đổ xuống khó ngồi yên như ông Phật lắm, vì lúc ấy ước gì được nấy.. Ái dục lôi kéo..

"Còn duyên với Phật thì trụ lại, bằng kém duyên bị rớt như chơi vậy đó, Nên thận trọng vẫn tốt hơn không biết gì..

4) - Tụi em chỉ cần vỗ ông môn ba cái là vô nhà chị được ngay.. Sau hỏi ra mới biết "Ông môn là: Cái cửa chánh" = Vỗ ba cái là cửa mở ra, phần âm mới vào được.. ý là vậy.
5) - Ngũ Thọ Tử câu này là: Người cất nhà tránh cái cung, gọi là Ngũ thọ tử, vì cung này rất xấu, nếu như phúc đức kém mà cất nhà, thì mạng không toàn.. Trừ người có tu, đức rông công dầy mới thoát khỏi nạn "Thọ tử" = Chết bất đắc .

Kết Luận: Tốt hơn hết người cư sĩ, nên trì /1. Bạch Y Thần Chú .. 2. Lục Tự Di Đà .. 3. Chú An Lành .. Thỉnh ở các Chùa.. Vì còn ăn chay kỳ chưa ăn trường chay được.

=
Cô kính chúc ĐH TN thân tâm an lạc..


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thông điệp “sống để yêu thương” tại xóm chạy thận

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Ngày 27/8/2011, Đạo Tràng Chân Tịnh với đại diện là Đại đức Thích Minh Đồng và sư bà Thích Đàm Quy cùng đông đảo các Phật tử gần xa và các em tình nguyện viên đã tới thăm hỏi, trao quà và động viên bệnh nhân tại xóm chạy Thận Bạch Mai (ngõ 121 Phố Lê Thành Nghị, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Tổng số quà là 169 phần quà, trị giá 46 triệu đồng.

1.Ở gần bệnh viện Bạch Mai có hai xóm chạy thận, trong đó có một xóm ở phố Lê Thành Nghị, đã tồn tại đã lâu với những mảnh đời phải sống chung với bệnh tật từ khắp nơi đổ về.

2.Mỗi người có một số phận khác nhau nhưng đều chung một đặc điểm là mắc bệnh thận và nghèo! Biết bao nhiêu nỗi buồn ngày đêm bao trùm ở cái xóm chạy thận bởi sức khỏe là điều quan trọng nhất thì họ lại không có được, hơn nữa,lại bôn ba chật vật kiếm ăn để chạy thêm tiền chữa bệnh.

3.Cho dù nhà nước đã có trợ cấp giúp cho người chạy thận không phải mất tiền chi phí thuốc men, nhưng đó chỉ là một phần trong khoản tiền phải chi tiêu hàng ngày. Khó có thể nói hết sự sống chung với bệnh nhọc nhằn, buồn đau đến thế nào. Mỗi tháng họ phải mua thêm thuốc trợ tim, thuốc bổ canxi, rồi tiền thuê nhà, ăn uống và các khoản chi phí khác.

4.Gia đình ông Mai Hồng Mã cả nhà có 6 người thì cả 6 đều mắc bệnh thận. Con trai cả 36 tuổi nhưng đã có thâm niên 16 năm nằm tại xóm chạy thận, ông bố bị sau con trai, nhưng cũng đã 6 năm. Giờ đây, bà vợ ông Mã phải đi bán nước, bán xôi, bán ngô để kiếm thêm tiền trang trải cuộc sống. Công việc của bà, thực ra, cũng giống như tất cả những người trong xóm, ai còn khỏe mạnh, còn sức lực “nhoi” ra được cuộc sống đều phải tự tìm cho mình một công việc bán hàng hay làm thêm gì đó để tự vực mình nên.

5.Trong mùa thu tháng 8 rất đẹp của Hà Nội, đại đức Thích Minh Đồng đã thực sự cảm thấy bất ngờ khi thấy đã có rất nhiều bệnh nhân của xóm mặc áo lam ra đón tiếp đoàn.

6.Đây có lẽ là một sự chuyển biến nhận thức và tâm tưởng rất lớn của người dân xóm chạy thận đồng thời là công đức lớn lao của các thầy, các chùa.

7.Trải qua thời gian, nhà chùa khắp nơi và nhiều vị thầy, nhiều đạo tràng, Phật tử, anh chị em tình nguyện đã gắn bó với xóm chạy thận, đem lại cho họ biết bao tình cảm thương yêu đùm bọc, động viên họ những lúc họ suy kiệt khốn cùng cả về vật chất lẫn tinh thần.

8.Chính vì vậy, hiện giờ, hầu như nhà nào cũng có ban thờ Đức Phật, trên người đeo dây có hình đức Phật như tự nhủ rằng, từ giờ họ đã có đức Phật phù hộ độ trì.

9.Tinh thần của những bệnh nhân xóm chạy thận đã thực sự khá hơn trước, nhẹ nhàng hơn, biết lẽ vô thường và biết vượt qua những nỗi đau để sống với đời, với đạo.

10.Chiều hôm ấy,những bệnh nhân mặc áo lam đã tụng kinh, hát lên những bài ca hướng đạo vang lên khắp xóm, những đôi mắt, những nỗi buồn đã tạm lắng xuống, để niềm tin vào thông điệp “sống để yêu thương” bừng lên chan chứa tình người.(Anh Nhi)

Bài văn của tác giả Anh Nhi ngắn gọn, bình vị thật là kiệt tác nói lên tất cã ý từ. "Tình yêu nhân loại". "Tha nhân và tha lực Phật". "Hết lòng vì Đạo" và đã trở thành "Người Phật-tử". Cảm động tình người.tn


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thầy cần Phật còn em cần tiền.(05)

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1.Ngày chủ nhật tôi đưa 2 học trò của mình đến chùa thăm một sư thầy. Sư thầy chuẩn bị sẵn ấm trà ngon, đốt trầm thơm để chúng tôi cùng uống trà và đàm đạo.

Cuối buổi trà đàm chúng tôi mới biết rằng hôm nay là ngày vía của đức Địa Tạng Vương bồ tát, đồng thời nhà chùa có tổ chức lễ sám hối sau tháng Vu lan báo hiếu. Tôi vui mừng biết tin này và xin ở lại để cùng dự ngày lễ quan trọng và ý nghĩa.

2.Buổi lễ rất trang nghiêm, long trọng và ấm cúng. Chúng tôi cùng nhau lễ Phật, tụng kinh, niệm Phật và nghe sư thầy trụ trì nói bài pháp ngắn về những việc làm và công đức mà các Phật tử đã làm trong cả tháng vu lan. Tất cả những ai có mặt trong buổi lễ đặc biệt này vô cùng hoan hỷ.

Sau đó chúng tôi còn được sư thầy mời lại dùng bữa tối gồm xôi và chè. Thật là ngon. Thật là ấn tượng.

3.Rồi chúng tôi về. Trên đường tôi hỏi Hồng – học trò của tôi xem em có thích chương trình hôm nay không, và rằng em thấy hôm nay tuyệt vời chứ. Trong lòng nghĩ rằng em sẽ cám ơn tôi, sẽ nói ra những cảm nhận tốt đẹp, những gì em học được từ buổi nói chuyện với sư thầy, từ chương trình sám hối, từ bài pháp thoại và từ bữa tối giản dị và ngon. Ai ngờ em thốt ra một câu ngắn gọn như 1 nhát dao đâm vào lòng tôi “Em mất cả buổi chiều. Thầy cần Phật còn em cần tiền!”

4.Tôi dừng xe và tâm sự với Hồng. Hồng cho rằng mỗi lứa tuổi cần 1 thứ khác nhau. Em nói rằng chỉ những người có đủ tiền bạc, công danh sự nghiệp, cuộc sống ngon lành và những người già sắp chết hay ít ra những ai nghỉ hưu không có việc gì làm mới đi chùa, mới tìm đến Phật. Em hỏi tôi có nhìn những người đến lễ Phật hôm nay không, rằng đa phần là người già.

Hồng nói với tôi rằng hôm diễn ra chương trình Phật pháp ứng dụng vừa rồi, trong số gần 200 người đến dự có khá nhiều người đứng tuổi và giàu có. Em bảo nhìn vào áo họ mặc, đồng hồ họ đeo, túi họ mang là em biết. Rằng người giàu khi không lo đến tiền nữa mới cần đến Phật để tìm bình an.

5.Tôi hỏi Hồng cần gì. Em nói rằng em cần tiền. Tôi hỏi em cần bao nhiêu thì em bảo kha khá. Tôi hỏi tiếp kha khá là bao nhiêu thì em không trả lời được.

Tham vọng hình như là một hiện tượng tự nhiên của con người. Đã là cuộc đời là có lòng tham. Lúc nào chúng ta cũng nghĩ đến tương lai, làm mọi cách để tạo cho mình một tương lai tốt đẹp theo cách của mình. Cô học trò của tôi hiện nay chỉ nghĩ đến tiền và lo tiền. Tôi hiểu rằng cô muốn có càng nhiều tiền càng tốt. Còn nhiều đến bao nhiêu thì chưa biết.

6.Chúng ta ít để tâm đến hiện tại. Chúng ta làm mọi cái, làm tất cả và cầu mong cho điều tốt đẹp sẽ đến trong tương lai. Rồi ngày mai sẽ đến, có thể ta đạt được cái ta muốn nhưng ta lại tham cái mới. Tại sao chúng ta không tập trung và chú tâm cho hiện tại nhỉ!

7.Trong toàn bộ thời gian ở trong chùa chiều chủ nhật Hồng đã buồn bực (tôi hiểu như vậy) và em luôn nghĩ đến tiền. Nếu như đi dạy thêm em sẽ kiếm được từng này. Nếu như kinh doanh em sẽ kiếm được từng kia. Còn tôi, thật sự chỉ chú tâm đến việc uống trà khi dùng trà với sư thầy, lễ Phật khi tất cả đạo tràng lễ Phật.

8.Tôi thật sự có chánh niệm trong mỗi việc làm của mình và chú tâm vào giây phút hiện tại. Tôi tiếc rằng mình đã làm một việc thiện – gieo duyên cho các trò của mình, để các em sớm biết đến Phật pháp, để sớm ngộ ra và để cuộc đời đẹp hơn nhưng có một số em đã không nhận ra điều đó. Có thể các em chưa dủ duyên. Cũng có thể tôi chưa đủ phước.

9.Quan sát của Hồng là đúng – phần lớn người đến chùa là già. Chính vì nhận ra đều này nên tôi và các phật tử khác muốn làm gì đó để đạo Phật đến được với các bạn trẻ, nhất là học sinh sinh viên.

Cũng còn may mắn rằng ngay trong buổi lễ mừng vía Đức Bồ tát Địa Tạng tôi thấy có đến cả chục bạn trẻ. Có em mới quãng chục tuổi đã biết theo mẹ, theo bà đến chùa.

Bạn cần gì? Bạn có cần tiền hơn Phật như người học trò của tôi không?
Nguyễn Mạnh Hùng
==================================== tangbong ============================= =P~ ====== khungbo ================= cafene ==================
6.Chúng ta ít để tâm đến hiện tại. Chúng ta làm mọi cái, làm tất cả và cầu mong cho điều tốt đẹp sẽ đến trong tương lai. Rồi ngày mai sẽ đến, có thể ta đạt được cái ta muốn nhưng ta lại tham cái mới. Tại sao chúng ta không tập trung và chú tâm cho hiện tại nhỉ!

Thật vậy, từ bấy lâu nay chúng ta đi tìm đạo, để rồi cầu tất cã những điều lành, cầu giải thoát.v.v. Nhưng mấy ai nhìn lại hiện tại. Như bài của tác giả Mạnh Hùng về hai khái niệm khác nhau, của người cầu hiện tại, và người chuyên tâm cầu tương lai.

Sự thật có những việc làm đúng lại là sai, vì đâu! vì "Pháp thế gian" chưa thật sự làm tròn nhiệm vụ cái bổn phận trong giai tuồng đó.

Và có những việc làm sai, những hành động sai, mà đối với Đời thật sự là cần thiết. Như bài văn nói về "Cô Hồng...“Em mất cả buổi chiều. Thầy cần Phật còn em cần tiền!”

Có lẽ giữa hai tâm trạng này chúng ta điều có...Hết... Bài văn thật có ý nghĩa.


Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Phật giáo và đời sống.(01)

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Pháp thế gian chỉ là pháp hữu hạn bị trói buộc bởi sự hiểu biết của con người - một người trần mắt thịt. Trước giờ chúng ta luôn bảo vệ quan điểm của chính mình, một khi nêu lên một vấn đề gì đó, nhiều người tán thành là liền phát tán ra khắp nơi, không xét mọi mặt của nó cho kĩ càng (mà dù có xét cũng chẳng ra!).

Cho nên thế giới hiện nay đang đi theo pháp thế gian là một pháp hết sức sai lầm, lôi nhau vào ở chung nơi địa ngục. Thật đáng thương thay :(( Và với một bản ngã lớn lao mà chúng ta lầm tưởng đã thúc đẩy quá trình tìm kiếm nhiều thứ quan trọng để giữ vững nền tảng học thuyết của chính mình. Đối với pháp thế gian, chẳng có gì bất biến.

Phải chăng cả cuộc đời chúng ta đang học những điều vô ích ???


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.24 khách