Những gì là chúng sanh?

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Những gì là chúng sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Hiểu theo rộng rãi thì:

Chúng là đông nhiều

Sinh là sinh ra, đời sống

Chúng sinh là do nhiều thứ mà sinh ra. Hay nói cách khác, tất cả những gì do nhân duyên hòa hợp mà có sinh thì gọi là chúng sinh. Dù đó là động vật, thực vật, khoáng vật v.v.. hay tình và vô tình chúng sinh.

Không có một cái gì mà tự nó sinh ra cả (vô ngã). Phải do nhiều nhân nhiều duyên hòa hợp mới tạm có (vô thường), khi các nhân các duyên mỗi mỗi tự trả về chỗ cũ hay biệt ly tan ra thì cái mà tạm có đó lại không còn (Khổ).

Chúng sinh là khổ, vô thường, vô ngã.

Phải hiểu thế, mà tập buông xuống chấp trước mọi thứ.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Những gì là chúng sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

thanhtinhtam đã viết:Tôi nói ĐH:

Chữ “chúng sanh” chỉ hết thảy chúng sanh, bao gồm hữu tình chúng sanh, nay chúng ta gọi hữu tình chúng sanh là động vật. Động vật có tình cảm, chúng sanh còn bao gồm cả thực vật và khoáng vật. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tình và vô tình cùng viên mãn Chủng Trí”. Ý nghĩa chánh yếu của hai chữ “chúng sanh” là hiện tượng do các duyên hòa hợp sanh ra. ĐH suy nghĩ, có hiện tượng nào chẳng phải là do nhiều nhân duyên mà hiện hữu hay chăng? Hết thảy các tướng cảnh giới đều do các duyên hòa hợp mà sanh. Thân thể của loài hữu tình chúng sanh chúng ta, cái thân xác thịt là do Tứ Đại Địa, Thủy, Hỏa, Phong tụ hợp nên mới có thân hình, tinh thần của chúng ta do bốn Uẩn Thọ, Tưởng, Hành, Thức tổ hợp thành. Thân và tâm đều do các duyên hòa hợp. Chúng ta lại thấy các loài động vật, khoáng vật, cũng là do rất nhiều nhân duyên tụ hội mới hiện ra những hiện tượng ấy, đó gọi là “chúng sanh tướng”.
Hoàn toàn chính xác, có hiện tượng nào mà chúng ta biết chẳng phải do duyên sanh. Thì tất nhiên chúng sanh cũng là duyên sanh.
Ở đây, TMH không nói vấn đề đó. Vấn đề ở đây:
Chúng sanh là pháp hữu vi.
Pháp hữu vi không phải là chúng sanh.
Vì đạo hữu cho tất cả đều là chúng sanh nên mới có:
Cái đèn sáng là do duyên có điện, duyên công tắc mở.... Cái đèn sáng là chúng sanh. Đừng tắt đèn, vì đó là sát sanh.
Do duyên có thân, mệt mỏi nên đi ngủ. Ngủ là chúng sanh, đừng thức dậy, vì thức dậy là sát sanh.
Ôi TTT còn biết nói gì nữa đây!
Đạo hữu chỉ cần quán lại, với những lập luận của đạo hữu, suy luận 2 ví dụ đó có là hợp lý?
Nếu đạo hữu không thích 2 ví dụ đó, đạo hữu trả lời dùm TMH:
- Trái chuối có phải chúng sanh không?
- Ăn chuối có sát sanh không? Vì sao?
Ở đây, việc đạo hữu nghĩ chúng sanh hữu tình, vô tình không quan trọng gì với TMH cả.
TMH chấp nhận nhiều quan điểm sai biệt, miễn là phục vụ mục đích sau cùng.
Nếu trong khoa học, thì nhiều quan điểm sẽ giúp vấn đề có cách tiếp cận tốt nhất.
Nhưng trong hành pháp giải thoát, ngoài quan điểm của Thế tôn ra, TMH không còn thấy có quan điểm nào phục vụ được mục đích tối thượng.
Và ở đây, theo TMH hiểu, Thế tôn chỉ nói chúng sanh = loài hữu tình, ngoài ra không có chúng sanh vô tình.
Sát sanh = sát loài hữu tình = hại mạng chúng sanh , đừng tự rối thêm bằng cách bào chữa: "không đâu, hại mạng chúng sanh chưa chắc là sát sanh, hại mạng chúng sanh hữu tình mới là sát sanh".
tangbong tangbong tangbong
Thánh Tri đã viết:Chúng sinh là do nhiều thứ mà sinh ra. Hay nói cách khác, tất cả những gì do nhân duyên hòa hợp mà có sinh thì gọi là chúng sinh. Dù đó là động vật, thực vật, khoáng vật v.v.. hay tình và vô tình chúng sinh.
Ôi, lại thêm đạo hữu định nghĩa nữa. Đạo hữu hoan hỷ chỉ cho TMH chỗ nào trong Kinh, Phật thuyết như vậy.
Đây là quan điểm của TMH, nhưng không phải chỉ đó là chân lý, không phải những điều khác đó là hư dối.
tangbong tangbong tangbong
Nếu trong thảo luận có chỗ nào ngôn ngữ xấc xược, TMH xin các đạo hữu thứ lỗi. TMH mong rằng qua thảo luận, TMH sẽ hiểu rõ hơn để học và hành pháp. Những chỗ nào hợp lý của đạo hữu, TMH sẽ thọ trì, những chỗ nào chưa hợp lý, TMH muốn nói ra để quý đạo hữu cũng được lợi ích. kinhle


Mong các đạo hữu phát tâm hoan hỷ khi đọc
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 692#p47692
Vọng ngã
Bài viết: 148
Ngày: 22/09/11 07:40
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Những gì là chúng sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Vọng ngã »

Phật bảo Tu-bồ-đề:

- Các vị Bồ-tát lớn nên như thế mà hàng phục tâm kia. Có tất cả các loài chúng sanh hoặc loài sanh bằng trứng, hoặc loài sanh bằng thai, hoặc sanh chỗ ẩm ướt, hoặc hóa sanh, hoặc có hình sắc, hoặc không hình sắc, hoặc có tưởng, hoặc không tưởng, hoặc chẳng có tưởng chẳng không tưởng, ta đều khiến vào Vô dư Niết-bàn mà được diệt độ đó. Diệt độ như thế vô lượng, vô số, vô biên chúng sanh mà thật không có chúng sanh được diệt độ. Vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề, nếu Bồ-tát còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả tức chẳng phải là Bồ-tát.
.....
Tu-Bồ-Ðề ! Như-Lai nói các tướng không phải thật các tướng (các pháp) chỉ giả gọi các tướng. Như-Lai nói chúng-sanh, không phải thật chúng-sanh, chỉ giả gọi chúng-sanh'.
....
Kinh Kim Cang

VN đọc cũng không hiểu lắm, nhưng chắc nghĩ cũng có thể có ích nên post lên.

Liệu có thể biết được chúng sanh là gì ko? Liệu thân người có thể thấy được chúng sanh "không hình sắc", hay loài "hóa sanh", hay loài "vô tưởng", liệu cây cối có tưởng chăng? Khoáng vật "vô tưởng" chăng? Chúng sanh chăng? Hay loài "chẳng có tưởng chẳng không tưởng", đó là cái gì? Hoặc có tưởng hoặc không tưởng chứ? Đó là cái gì, tâm phàm ta không hiểu nổi? Đó là trong thế giới của ta? Đó là ngoài thế giới của ta? Có là chúng sanh chăng? Đọc kinh, ta biết có loài đó, nhưng với mắt trần ta thấy được chăng? Chư thiên, chúng ta không thấy được. Ngạ quỷ, chúng ta không thấy được. Nếu có người dựa theo kinh mà vẽ ngạ quỷ, liệu bạn có tin là bức vẽ đó vẽ về ngạ quỷ chăng?

Nếu Phật và các vị La hán - Bồ tát không nói về Ngạ Quỷ (thật ra Phật chỉ dạy con đường giải thoát chứ không chú tâm dạy vũ trụ này có sinh vật gi......) thế thì ta có biết về loài đó không? Giả sử có một "chúng sanh" nào đó tồn tại ở dạng mà thân tâm phàm ta không thể nhận biết, Phật cũng không nói vì không dính dáng vì tới chuyện giải thoát (tuy rằng nó cũng nằm trong phân loại của Phật).Nếu ta không biết có loài đó thì làm sao chúng ta bảo nó là chúng sanh? Vậy nó có là chúng sanh không?

Ma, hóa sanh từ tâm của chúng ta, hiện thân cho vô minh, có là chúng sanh chăng?Quán chiếu tâm, liệu chúng ta có thể thấy được "ma" không?

Phật có phải chúng sanh không? A la hán có phải chúng sanh không? Bồ tát có phải chúng sanh không? Vô minh có phải chúng sanh không?

................
Phật dạy : 'Tu-Bồ-Ðề ! Nếu có người phát tâm Bồ-đề, thì phải dụng tâm như vầy : Ta hóa độ tất cả chúng-sanh, nhưng không thấy có mình độ và chúng-sanh được độ. Tại sao vậy ? Nếu Bồ Tát còn thấy mình độ và chúng-sanh được độ, thì Bồ Tát còn tướng ngã, tướng nhơn, tướng chúng-sanh, tướng thọ-giả, tức nhiên không phải là Bồ Tát.
Liệu khi bố thí, có cần thiết phải phân tích rằng mình sẽ bố thí cho ai rồi mới bố thí chăng? Khi phát lòng từ, cần phải biết phát lòng từ cho cái gì rồi mới phát chăng? Chúng sanh hằng hà sa số thế giới, muôn hình vạn trạng, bằng tâm phàm, thân phàm, có loài ta có thể thấy, có loài ta ko thể thấy, nhưng biết chúng tồn tại qua kinh. Liệt kê đâu là chúng sanh, mất bao nhiêu kiếp người nhỉ?
55. Phật phá cái chấp 'thật có chúng sanh'.

Khi đó, ông Tu-Bồ-Ðề thưa Phật : 'Bạch Thế-Tôn ! Ðời sau, nếu có chúng-sanh nào nghe đến Kinh Bát-Nhã, không biết họ có thể tin được không ?'. Phật dạy : 'Tu-Bồ-Ðề ! Chúng kia, không phải chúng-sanh, cũng không phải phi chúng-sanh. Tại sao vậy ? Như-Lai nói chúng-sanh, thật không phải chúng-sanh, chỉ giả gọi là 'chúng-sanh''.

Kinh Kim Cang.
VN đọc kinh đến đây là hoàn toàn ko hiểu, vẫn còn phải tu tập nhiều, nghĩ rằng giải đáp "chúng sanh là gì" cũng nằm trong những đoạn trích này. (Cho dù VN hoàn toàn ko hiểu =)) , chỉ lờ mờ cảm thấy như vậy).

Kính,
VN

Nam mô A di đà Phật.


Namo tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa
thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Những gì là chúng sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

Ăn chuối chẳng qua là quá trình chuyển hóa vật chất thành năng lượng thôi. Sao ĐH lại gạn ví dụ này vào đây làm chi.

Pháp hữu vi là gì? Và Vô Vi Pháp là gì? Đh nói ra cho TTT rõ hơn nữa đi! :)

Đh nói với Thánh Tri:
Thongminhhon đã viết:Đạo hữu hoan hỷ chỉ cho TMH chỗ nào trong Kinh, Phật thuyết như vậy.
Kinh Hoa Nghiêm :). Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện:
http://niemphat.net/Kinh/phamphohien.htm
Lại này thiện nam tử! Nói “Hằng thuận lợi chúng sanh” là như vầy:

Bao nhiêu chúng sanh sai khác trong tất cả cõi ở mười phương pháp giới, hư không giới, chính là những loài noãn sanh, thai sanh, thấp sanh, hóa sanh, các loài nương nơi chất tứ đại mà sanh, có giống nương nơi hư không cùng cây cỏ mà sanh. Các giống sanh loại: các thứ sắc thân, các thứ hình trạng, các thứ tướng mạo, các thứ thọ lượng, các thứ tộc loại, các thứ danh hiệu, các thứ tâm tánh, các thứ tri kiến, các thứ dục lạc, các thứ ý hành, các thứ oai nghi, các thứ y phục, các thứ ăn uống, ở trong các thôn dinh, thành ấp, cung điện, nhẫn đến tất cả Thiên, Long, Bát Bộ, Nhơn, Phi Nhơn v.v... loài không chân, loài hai chân, bốn chân, nhiều chân, loài có hình sắc, loài không hình sắc, loài có tâm tưởng, loài không tâm tưởng, loài chẳng phải có tâm tưởng chẳng phải không tâm tưởng. Các thứ loài như vậy tôi đều tùy thuận tất cả mà thật hành các sự vâng thờ, cúng dường, như kính cha mẹ, như thờ bậc thầy, cùng A La Hán, nhẫn đến như đức Như Lai đồng nhau không khác. Trong các loài ấy, nếu là kẻ có bệnh thì tôi vì họ mà làm lương y, nếu ai bị lạc đường thì tôi vì họ mà chỉ cho con đường chánh, nơi đêm tối tôi vì họ mà làm ngọn đuốc sáng, người nghèo thiếu tôi làm cho được của báu. Bồ Tát bình đẳng lợi ích cho chúng sanh như vậy.


Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Những gì là chúng sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

thanhtinhtam đã viết:Ăn chuối chẳng qua là quá trình chuyển hóa vật chất thành năng lượng thôi. Sao ĐH lại gạn ví dụ này vào đây làm chi.
Đạo hữu hãy hoan hỷ trả lời theo sự hiểu biết của mình. Hãy chân chánh trả lời.
Pháp hữu vi là gì? Và Vô Vi Pháp là gì? Đh nói ra cho TTT rõ hơn nữa đi! :)
TMH đã đưa đạo hữu xem về vấn đề này, đạo hữu đã không chịu suy nghiệm kỹ.
xin hoan hỷ xem lại viewtopic.php?f=43&t=6469
Đh nói với Thánh Tri:
Thongminhhon đã viết:Đạo hữu hoan hỷ chỉ cho TMH chỗ nào trong Kinh, Phật thuyết như vậy.
Kinh Hoa Nghiêm :). Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện:
http://niemphat.net/Kinh/phamphohien.htm
Lại này thiện nam tử! Nói “Hằng thuận lợi chúng sanh” là như vầy:

Bao nhiêu chúng sanh sai khác trong tất cả cõi ở mười phương pháp giới, hư không giới, chính là những loài noãn sanh, thai sanh, thấp sanh, hóa sanh, các loài nương nơi chất tứ đại mà sanh, có giống nương nơi hư không cùng cây cỏ mà sanh. Các giống sanh loại: các thứ sắc thân, các thứ hình trạng, các thứ tướng mạo, các thứ thọ lượng, các thứ tộc loại, các thứ danh hiệu, các thứ tâm tánh, các thứ tri kiến, các thứ dục lạc, các thứ ý hành, các thứ oai nghi, các thứ y phục, các thứ ăn uống, ở trong các thôn dinh, thành ấp, cung điện, nhẫn đến tất cả Thiên, Long, Bát Bộ, Nhơn, Phi Nhơn v.v... loài không chân, loài hai chân, bốn chân, nhiều chân, loài có hình sắc, loài không hình sắc, loài có tâm tưởng, loài không tâm tưởng, loài chẳng phải có tâm tưởng chẳng phải không tâm tưởng. Các thứ loài như vậy tôi đều tùy thuận tất cả mà thật hành các sự vâng thờ, cúng dường, như kính cha mẹ, như thờ bậc thầy, cùng A La Hán, nhẫn đến như đức Như Lai đồng nhau không khác. Trong các loài ấy, nếu là kẻ có bệnh thì tôi vì họ mà làm lương y, nếu ai bị lạc đường thì tôi vì họ mà chỉ cho con đường chánh, nơi đêm tối tôi vì họ mà làm ngọn đuốc sáng, người nghèo thiếu tôi làm cho được của báu. Bồ Tát bình đẳng lợi ích cho chúng sanh như vậy.
Cảm ơn đạo hữu đã dẫn Kinh, nhưng đó không phải là câu trả lời.
Đạo hữu đã suy tư Kinh này bao lâu mà hiểu lầm thế:
các thứ danh hiệu,các thứ tri kiến: chúng sanh ở cõi vô sắc, đừng nghĩ rằng cái nhà, vui buồn, sáng tối là chúng sanh nhé.
các thứ dục lạc, các thứ ý hành, các thứ oai nghi, các thứ y phục, các thứ ăn uống: chúng sanh cõi dục, đừng nghĩ rằng ăn uống là chúng sanh nhé.
Nếu từ đoạn Kinh này mà đạo hữu nảy sinh suy nghĩ rằng tất cả đều là chúng sanh thì đã hiểu sai ý Kinh. (xin xem lại pháp hữu vi)
Tại sao không đặt câu hỏi với kết luận cạn cợt của mình: cục đá là chúng sanh à? không khí là chúng sanh à? móng tay là chúng sanh à? vô minh là chúng sanh à?
Trong đoạn Kinh trên, chỗ đáng suy tư thì đạo hữu lại không để ý:
Bao nhiêu chúng sanh sai khác trong tất cả cõi ở mười phương pháp giới, hư không giới, chính là những loài noãn sanh, thai sanh, thấp sanh, hóa sanh, các loài nương nơi chất tứ đại mà sanh, có giống nương nơi hư không cùng cây cỏ mà sanh
Đây là chúng sanh! Chúng sanh đó : hoặc do noãn sanh, hoặc do thai sanh, hoặc do thấp sanh, hoặc do hóa sanh.
Trong kinh tạng Pali, TMH cũng nhớ những điều ngay bên trên, là hợp lý, là nhất quán pháp của Thế tôn.
(ngặt nỗi, TMH không tìm được nó ở bài kinh nào, mấy ngày gần đây, cả Trung Bộ Kinh, Trường Bộ Kinh, TMH đã dùng máy tìm sạch nhưng cũng không có)
----


Mong các đạo hữu phát tâm hoan hỷ khi đọc
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 692#p47692
Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Những gì là chúng sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

VN đọc kinh đến đây là hoàn toàn ko hiểu, vẫn còn phải tu tập nhiều, nghĩ rằng giải đáp "chúng sanh là gì" cũng nằm trong những đoạn trích này. (Cho dù VN hoàn toàn ko hiểu =)) , chỉ lờ mờ cảm thấy như vậy).
Cảm ơn đạo hữu, đoạn Kinh đó nếu suy tư cũng biết được chúng sanh gồm những gì. tangbong


Mong các đạo hữu phát tâm hoan hỷ khi đọc
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 692#p47692
biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Những gì là chúng sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

tangbong bt xin góp ý

Chúng sanh là tât cả những loài hữu tình, có tâm thức qua lại trong cõi luân hồi.
Chúng sanh được tạo ra do nghiệp (do có tâm nên có tác ý tạo nghiệp), nói chung là do nhân quả (nhân duyên) & nghiệp báo.

Loài vô tình như cây cỏ địa đại vật chất….không phải là chúng sanh, vì chúng hiện hữu do nhân duyên mà không phải do nghiệp.

bt cũng không nhớ Kinh nào nói về loài hữu tình, nhưng hai quyển Luận dưới đây có nói về vấn đề này. Xin giới thiệu với đạo hữu Thongminhhon. Tuy vậy cũng vẫn chưa giúp ích được cho vấn đề của đạo hữu !!!

1) Tiểu Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận - Kimura Taiken - Việt dịch HT.Thích Quảng Độ - Chương 3 - Thế Giới Quan Phật Giáo - Tiết 3: Hữu Tình Thế Gian.
2) Nguyên Thủy Phật Giáo Tư Tưởng Luận - Kimura Taiken - Việt dịch HT. Thích Quảng Độ - Chương 2 - Hữu Tình Luận Đại Cương.

kính,bt


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Những gì là chúng sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Chỉ là cái định nghĩa thôi, các DH bàn luận cũng sôi nổi thật. ;)


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Những gì là chúng sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

biển tâm đã viết:tangbong bt xin góp ý

Chúng sanh là tât cả những loài hữu tình, có tâm thức qua lại trong cõi luân hồi.
Chúng sanh được tạo ra do nghiệp (do có tâm nên có tác ý tạo nghiệp), nói chung là do nhân quả (nhân duyên) & nghiệp báo.

Loài vô tình như cây cỏ địa đại vật chất….không phải là chúng sanh, vì chúng hiện hữu do nhân duyên mà không phải do nghiệp.

bt cũng không nhớ Kinh nào nói về loài hữu tình, nhưng hai quyển Luận dưới đây có nói về vấn đề này. Xin giới thiệu với đạo hữu Thongminhhon. Tuy vậy cũng vẫn chưa giúp ích được cho vấn đề của đạo hữu !!!

1) Tiểu Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận - Kimura Taiken - Việt dịch HT.Thích Quảng Độ - Chương 3 - Thế Giới Quan Phật Giáo - Tiết 3: Hữu Tình Thế Gian.
2) Nguyên Thủy Phật Giáo Tư Tưởng Luận - Kimura Taiken - Việt dịch HT. Thích Quảng Độ - Chương 2 - Hữu Tình Luận Đại Cương.

kính,bt
Cảm ơn đạo hữu Biển tâm, hầu hết những gì đạo hữu nói TMH suy tư và thọ trì. Đạo hữu là bậc thừa tự pháp của Thế tôn. tangbong kinhle

Xin cảm ơn tất cả các đạo hữu đã tham gia thảo luận, dù tri kiến có sai khác, nhưng TMH vẫn cảm nhận được từ tâm giúp đỡ của các đạo hữu. TMH không khẳng định rằng những gì TMH là chân lý, ngoài ra là hư dối. Sau này, chúng ta có dịp tham kiến lại sẽ nhận thức rõ hơn. Khi thảo luận, nếu nhận được câu hỏi hợp lý nào, mà chúng ta không trả lời chân chánh được, có lẽ đó là lúc nên quán lại : do duyên gì tôi hiểu như vậy? do duyên gì tôi có thể hiểu khác như vậy? Làm ngược lại, không phải là hộ trì chân lý.

Vì TMH là người đã khởi chủ đề, TMH xin có trách nhiệm với các đạo hữu vào xem:
Về vấn đề chúng sanh là gì, TMH không phải nhắm ở định nghĩa, nghi vấn nằm ở "vi khuẩn có là chúng sanh không?" vì TMH đang và sẽ giết nhiều vi khuẩn. Việc hiểu chúng sanh qua tìm lại bài kinh, mong có tư liệu để suy tư, nhằm giải quyết vấn đề chánh nghiệp, chánh mạng. Chính vì có nhiều đạo hữu đưa luận giải sai khác nên TMH cùng các đạo hữu ấy làm rõ.

Chúng sanh ?
Do duyên gì có chúng sanh? do duyên hữu
do duyên gì có hữu? do duyên thủ.
...
do duyên gì có hành?
do vô minh
Vòng nhân duyên sẽ khác đôi chút với nhiều loại chúng sanh khác (vì 12 nhân duyên là Thế tôn thuyết chủ yếu cho người), phần quan trọng là do ái, thủ, vô minh mà sanh hữu.

Nói gọn hơn: chúng sanh sanh theo 4 kiểu: hóa sanh, thấp sanh, thai sanh, noãn sanh.
- Hóa sanh: không cha mẹ, xuất hiện tự hư không. Phần lớn chúng sanh cõi trời, địa ngục, là hóa sanh. Một số quan điểm coi bướm, ong, ếch cũng là hóa sanh.
- Thai sanh: có cha mẹ, tạo ra bào thai, chúng sanh nương bào thai mà ra. Nhiều loài thú, người là thai sanh. (trong kinh Trung bộ có nói nhiều về thai sanh và làm sao có chúng sanh từ thai, TMH sẽ tìm bổ sung sau)
- Noãn sanh: do nương trứng mà ra. Nhiều loài chim, rắn, rùa là noãn sanh.
- Thấp sanh: do nương nơi ẩm thấp mà ra. Nhiều loài côn trùng, dế là thấp sanh.
Tuy vậy, mỗi loài còn có thể có cả 4 hình thức sanh trên, như người cũng có cả hóa sanh, trứng sanh, thai sanh, thấp sanh (Kinh Đại Bát Niết Bàn - Phẩm Bồ tát Sư tử Hống), hay loài Rồng cũng có cả 4 (Kinh Tương Ưng), ....

Sát sanh = hại mạng chúng sanh : là có tội, là phạm giới vì chúng sanh mong được an lành, thoát khổ, hành động sát sanh đi ngược lại mục đích trên.

Chính vì vậy, cứu sanh = cứu mạng chúng sanh: là thiện nghiệp, là điều được người trí tán thán, khuyến tấn.

Về vấn đề vi khuẩn, từ khi lập topic, TMH không ngừng suy tư mỗi đêm, và đã tìm ra phần nào câu trả lời, đủ để hành động. Việc nói ra ở đây TMH không cảm thấy lợi ích, nếu đạo hữu nào sau này gặp phải trường hợp như TMH, hữu duyên đọc topic này, chúng ta sẽ đàm luận tiếp.
Xin cảm ơn tất cả các đạo hữu.
kinhle tangbong


Mong các đạo hữu phát tâm hoan hỷ khi đọc
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 692#p47692
thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Những gì là chúng sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

Thongminhhon đã viết:Cảm ơn đạo hữu đã dẫn Kinh, nhưng đó không phải là câu trả lời
Tôi đã trích Kinh ra rồi ĐH còn chưa bằng lòng nữa à :)
Thongminhhon đã viết:Đạo hữu đã suy tư Kinh này bao lâu mà hiểu lầm thế
Lầm chổ nào ĐH :)
Thongminhhon đã viết:các thứ danh hiệu,các thứ tri kiến: chúng sanh ở cõi vô sắc, đừng nghĩ rằng cái nhà, vui buồn, sáng tối là chúng sanh nhé.các thứ dục lạc, các thứ ý hành, các thứ oai nghi, các thứ y phục, các thứ ăn uống: chúng sanh cõi dục, đừng nghĩ rằng ăn uống là chúng sanh nhé.
Nghĩ nó là chúng sanh có sao không ĐH :)
Thongminhhon đã viết:Nếu từ đoạn Kinh này mà đạo hữu nảy sinh suy nghĩ rằng tất cả đều là chúng sanh thì đã hiểu sai ý Kinh. (xin xem lại pháp hữu vi)
Tôi xem rồi. ĐH để ý TTT ở phần trên có tô đậm thêm chữ "nữa" đó. Vấn đề này từ từ tìm hiểu sau vì đang bàn đến chúng sanh mà :)
Thongminhhon đã viết:Tại sao không đặt câu hỏi với kết luận cạn cợt của mình: cục đá là chúng sanh à? không khí là chúng sanh à? móng tay là chúng sanh à? vô minh là chúng sanh à?
thanhtinhtam trong tâm ít có thắc mắc lắm! :)
Thongminhhon đã viết:(ngặt nỗi, TMH không tìm được nó ở bài kinh nào, mấy ngày gần đây, cả Trung Bộ Kinh, Trường Bộ Kinh, TMH đã dùng máy tìm sạch nhưng cũng không có)
ĐH tìm đi TTT đợi xem nha :)


Vọng ngã
Bài viết: 148
Ngày: 22/09/11 07:40
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Những gì là chúng sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Vọng ngã »

Vọng Ngã xin nhiều chuyện chen vào tranh cãi rộn ràng một tí.

Cũng cái kiểu vô duyên là chợt nhớ đến một câu chuyện mình đã đọc ở đâu đó, rồi thì lùng kiếm mà post lên, nếu lỡ mà chẳng có liên quan gì thì cũng chẳng ai bắt bẻ gì mình được đâu nhé. =))

Sư Tử Tuyết Bờm Xanh (Nguyễn Tường Bách )
Cái nhìn xấu ác

Có một người rút vào rừng núi miền Đông Tây tạng để thực hành phép tu viễn ly. Người Tây tạng gọi phép tu đó là Chod(23); có nghĩa là “cắt đứt” vì mục đích của phép này là cắt đứt mọi tư tưởng quán chiếu sai lầm, thứ tư tưởng chỉ làm che đậy thể tánh trong sáng của tâm thức.

Buổi sáng, người đó rời lều kiếm một tảng đá để thực hành thiền định thì người em gái mang lại một hũ sữa chua và thực phẩm cho ông. Người em đợi đến buổi tối mà ông ta chưa về nên đặt bình sữa lại dưới bàn thờ và trở về nhà.

Lúc ông tu sỹ nọ về tới túp lều thì trời đã tối và không thấy gì cả. Sau bàn thờ chỉ có một ngọn đèn mỡ tí hon, chiếu một cài gì tròn tròn ông chưa bao giờ thấy.

“Đó là con mắt của một con ma”, ông bỗng sợ hãi, nhưng cũng lúc đó ông định thần nói: "Không, tất cả mọi sắc thể đều là Không và không có thực”. Ông cẩn thận tháo túi đeo vai và đập lên con mắt, đồng thời lòng tự nhủ kẻ tu phép viễn ly không sợ bất cứ điều gì ở thế giới này hay thế giới khác.

Bình sữa nghiêng một bên và sữa chua văng tung toé mọi phía. Sắc trắng của sữa chập chờn trong ánh sáng mờ mờ như hàng trăm con mắt ma quỉ. Người đó sợ hãi đập loạn xạ, con mắt ma bây giờ đã dính lên túi sách và lan ra khắp nơi. Người tu sỹ bỗng nhớ chỉ còn cách “cắt đứt”. Chỉ một thoáng, ông tách lìa ra khỏi tâm thức đang bị vô minh che phủ, ở đây hiện hành sự sợ hãi và nhận ngay ra tay mình đầy sữa. Cái nhìn của chính ông đã thay đổi, hết lo sợ và thế giới cũng thay đổi theo. Ông cười to.

copy từ http://phatgiaovnn.com/upload1/modules. ... ew&id=2526

Và một câu rất kinh điển. Không, phải nói là hai câu

"Tâm dẫn đầu các pháp.
Tâm là chủ, tạo tác."

Sau khi nhìn lại thư mục của sách, tâm vọng đọng lại nổi lên, Vọng ngã lại nhớ đến một chuyện nữa cũng trong sách đó.
Sẵn copy luôn :))

Sư Tử Tuyết Bờm Xanh (Nguyễn Tường Bách )
Trừu, bò và dê xin quy y
Ngày xưa có một con trừu mập mạp, cùng với một con bò, một con dê và một số thú vật nuôi lấy thịt khác, đang ăn cỏ trong sân một tu viện. Đúng lúc đó thì tu viện có khách: một đoàn Lạt-ma ăn chay từ miền Nam đến nay và được tiếp đón niềm nở.

Sau đó, các vị khách nhận ra rằng trong tu viện này các vị tăng sĩ ăn thịt, như thế là không giữ đúng luật cấm sát sinh rồi. Cuối cùng hai bên tranh luận kịch liệt, từ giờ này qua giờ khác. Con trừu tò mò đứng nghe bên cửa sổ.

Môt lão lạt-ma chủ nhà vừa nêu ý kiến: “Vùng miền Bắc lạnh lẽo này không trồng trọt gì được, chúng tôi sẽ chịu chết đói nếu chỉ sống bằng cây cỏ. Đúng là Đức Phật không cho ta giết hại, nhưng nay chúng tôi chỉ ăn thịt thôi”. Lạt-ma của phe kia liền đáp: “nhưng các vị cũng thấy rằng nếu không giết động vật thì thịt đâu mà ăn!”.

Vị Lạt-ma ăn thịt phản đối: “Thế thì các vị mang áo quần giày dép cũng bằng lông thú này. Đó là không kể các vị mặc quần áo sang trọng bằng tơ lụa, trang hoàng bàn thờ cũng bằng tơ lụa. Bộ tơ lụa không phải là nước mắt của hàng trăm kén tằm hay sao? Rồi các tràng hạt bằng ngà voi của các vị, bao nhiêu voi chết cho đủ để các vị làm tràng hạt?”.

Lý luận này buộc các vị Lạt-ma ăn chay phải chịu thua. Phấn khởi, các vị ăn thịt nói tiếp: “Các vị hãy nghĩ đến vô số côn trùng phải mất mạng dưới lưỡi cày bừa. Hay lúc tưới tiêu, hay lúc gặt hái, để cho chúng ta vài can gạo hay ít hoa quả. Nên thà hi sinh mạng sống của con vật duy nhất để duy trì đời sống của nhiều sinh vật còn hơn là để hàng triệu tỉ sinh linh khác chết vì một miếng bánh mì?”.

Con trừu nghe đến đây lấy làm lo ngại. Tất nhiên nó không hiểu hết toàn bộ cuộc tranh cãi này, nhưng tâm lo sợ của nó làm bật lên tiếng kêu be be. Ngoài tiếng trừu kêu, con bò con dê cũng chạy lại và đứng dưới cửa sổ nghe ngóng.

Một Lạt-ma nói: “Nỗi đau khổ của loài hữu tình thật vô biên…… Phần lớn người ta không ai hiểu được tâm thức thú vật khi chúng bị giết để ăn thịt. Nhưng con người phải chịu mọi hậu quả nó gây ra, dù nó không hiểu hết những gì nó làm”. Đến đây thì một Lạt-ma trẻ tuổi đến bên cửa sổ, lẩm nhẩm: “Con xin qui y Phật, con xin qui y Pháp, con xin qui y Tăng”. Các con vật đã nghe câu chuyện này nhiều quá và cảm thấy phần nào yên tâm với lời này. Các con bò, trừu, dê tự nhủ: “con xin qui y với kẻ nào không sát hại con”. Chúng đã nghe nhiều lời thề nguyện và bộ óc đơn giản của chúng thấm nhuần đôi chút

Sau đó các vị tăng ăn chay ra đi. Vị tăng trẻ tuổi nọ bước ra sân, nhưng các con vật bây giờ không sợ sệt gì cả. Bên cạnh vị tăng đó có ông con trai nhà nông đi cùng là người chuyên giết thịt, thế nhưng các con vật đó không lo lắng gì.

Vị Lạt-ma lầm bầm: “Án ma ni, bát mê hồng”, mắt nhìn đàn thú dò xét. Nghe sáu tiếng này, các con vật lấy làm yên dạ vì đó là thần chú đại bi, đó là một tư tưởng vĩ đại, xuyên suốt mọi thứ.

Con trừu tự nhủ: “Cầu cho các vị an lạc, nhờ các vị mà ta được qui y Tăng, qui y với các đệ tử của Phật”. Bỗng nhiên vị tăng tuổi trẻ nọ đi thẳng vào con trừu và quay người đi. Tên đồ tể liền chụp con trừu, cột bốn chân, lôi đi làm thịt.

Con bò và dê hoảng hồn. Chúng bắt đầu nghi ngờ vị Lạt-ma miệng tụng "Án ma ni, bát mê hồng”, chúng bắt đầu nghi ngờ Pháp Phật. Sau một lúc, con bò nghĩ lại, tự nhủ: “Tên trừu có lẽ quá hấp dẫn vì bộ lông và thịt ngon của nó. Nó cũng đâu xứng đáng được qui y Tăng. Chắc vì thế mà vị Lạt-ma nọ phải hi sinh nó. Còn ta nay chắc không nỗi nào, ta đã giúp các vị cày cấy năm này qua năm khác. Ta không qui y Tăng đâu, trong Tăng cũng có đồ tể. Ta qui y Pháp, giáo Pháp của đức Phật”.

Hồi sau, vị Lạt-ma nọ lại ra sân, lần này ông chỉ thẳng vào con bò, miệng niệm chú đại bi không ngớt. Con bò bị kéo đi làm thịt, kêu la thảm thiết. Con dê bắt đầu suy nghĩ vè số phận của mình, về giáo pháp do các vị đang trao truyền .

“May thay, ta là kẻ hoàn toàn vô dụng. Sữa của ta thì cạn, da ta đầy sẹo, thịt ta đắng, đầy gân…… Kẻ nào vô dụng, kẻ đó may mắn. Ta xin qui y Phật, Ngài là người cứu độ tất cả chúng sinh, không phân biệt hữu dụng hay vô dụng”.

Lạt-ma nọ lại ra sân và lần này tới phiên con dê. Trong nhà làm thịt, ba con vật kêu la thảm thiết làm một con dơi phải tỉnh giấc ngủ. Dơi treo mình trên sàn nhà, nhìn xuống đất đầy máu thịt và tự nhủ một cách tỉnh giác: “Phật tính có sẵn trong ta là cái duy nhất cần qui y”.

Sau đó dơi nhắm mắt ngủ tiếp.

http://phatgiaovnn.com/upload1/modules. ... ew&id=2543

Đây chỉ là phương tiện thôi nhé. Vả lại chỉ là VN tự nhiên nhớ đến thôi. Đừng để ý với lý luận của mấy ông tăng Tây Tạng về vụ ăn thịt đó. Cái đó là "mô tuýp" đi theo hướng cực đoan để phá mê thôi, kiểu như"con chó không có Phật tánh " ý mà. Đừng chất vấn VN về những chuyện ấy nhé.

Những truyện này với chủ đề của ĐH hơi đi lòng vòng. Nhưng vì Vọng ngã ít học, nên chỉ nhớ được có bấy nhiêu.
À, còn một chuyện nữa, may ra gần hơn chăng. chuyện về vị tỳ keo mù giẫm chết rất nhiều côn trùng trong tích truyện cho ngay 2 câu Pháp cú đầu tiên
http://www.quangduc.com/kinhdien/231phapcu-tich01.html

Kính,
VN


Namo tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.20 khách