Bản ngã và lòng tự trọng khác nhau ra sao?

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

colombo
Bài viết: 27
Ngày: 11/09/11 08:18
Giới tính: Nam

Bản ngã và lòng tự trọng khác nhau ra sao?

Bài viết chưa xem gửi bởi colombo »

Tôi học Phật có rất nhiều thắc mắc, nay xin được chỉ dạy:

1. Nghe nói học Phật phải quên đi bản ngã! Và như tôi thấy lòng tự trọng của con người thì cũng do ta quá đề cao bản ngã của mình, có phải vậy không? Cũng như ta cố gắng học, rồi lúc đi làm cố làm tốt, để không bị la rầy, để được mọi người nể phục, đó cũng vì ta quá đánh giá cao tự ngã, lòng tự trọng. Vậy, có phải đề cao lòng tự trọng và cố gắng trong cuộc sống thì ta đang càng làm bản ngã của mình tăng thêm không?

2. Ví dụ tôi học Phật nên sống tốt và thành đạt, rồi Tu Học là phụ hay tôi nên thiểu dục tri túc, xem nhẹ lòng tự trọng vì dù sao nó cũng là mộng huyễn bào ảnh?

3. Một người thành đạt và làm từ thiện nhiều, nhưng tu tập ít và một người khác Từ Thiện ít, nhưng tu tập nhiều và thành tựu, trong hai loại người này ai sẽ có công đức, phước đức lớn hơn?

Kính mong chỉ dạy! kinhle


Sunyanitya
Bài viết: 31
Ngày: 06/08/11 07:37
Giới tính: Nam

Re: Bản ngã và lòng tự trọng khác nhau ra sao?

Bài viết chưa xem gửi bởi Sunyanitya »

Mình ngu muội, nhưng cũng có tìm hiểu 1 chút về lòng tự trọng theo Tâm lý học, nên cũng mạo muội trả lời thử : ^__^

1. Lòng tự trọng cũng là 1 loại với sĩ diện , đại loại thế tại ko bik có nên giải thích mí từ tâm lý học ra ko, nhưng lòng tự trọng chủ yếu hướng con người đạt đến những kết quả có lợi cho mình và cho người một cách cao thượng và chính nghĩa. Tuy nhiên, vì theo triết lý Phật, thì những giá trị, những hình tướng hiện nay mà ta cho là tốt, là phải, là cần đạt lấy, chẳng qua chỉ là hư ảo, là huyễn hoặc và giả tạm mà thôi. Vì thế, với sĩ diện, ng ta làm những điều ko nên để đoạt cái lợi cho mình, và với lòng tự trọng, ng ta làm những điều mà họ cho rằng nên và đúng để lấy cái mà họ cho là lợi mình lợi người, nhưng theo lý Phật thì tất cả đều là hư ảo hết.

Và vì chúng ta càng chấp vào những giá trị giả tạm đó, dù là xấu hay tốt, thì chúng ta cũng sẽ bị chúng làm dao động, lưu luyến, ham muốn, và dù lòng tự trọng có mang đến những giây phút vui vẻ, nhưng đó chỉ là tham ái mà thôi, cho nên cũng là không nên.

2. Lòng tự trọng ko nhất thiết là mộng huyễn bào ảnh, quan trọng là vì động cơ gì, nếu lòng tự trọng phát ra để hỗ trợ cho việc tu tập giải thoát , thì tuy nó cũng là một loại vọng tưởng, nhưng là vọng tưởng áp chế mọi vọng tưởng, vì thế như vậy là nó tốt. Tuy nhiên, lòng tự trọng phát ra ủng hộ cho việc mưu cầu những giá trị giả tạm, ham muốn những điều hư ảo thì nó có thể chỉ khiến ta lún sâu vào khổ nhiều hơn thôi.

Học Phật là nên sống tốt, cũng phải Tu học, vì sống tốt, khá giả là để nuôi cái thân tứ đại này, cái thân nó phải là phương tiện tốt thì mới dễ dàng Tu học được. Giống như trong Chính Trị nói : anh có thể có lý tưởng xấu hoặc có lý tưởng tốt, nhưng trước hết anh phải sống đã. Nếu bạn không có đủ minh mẫn, không có đủ điều kiện tiếp xúc với Phật lý, không có sức khỏe tốt thì làm sao bạn Tu tập cho tốt được.

3. Một người tu tập nhiều và đạt thành tựu, ắt hẳn họ cũng sẽ phát triển lòng từ bi của chính mình, vì thế, họ cũng sẽ có nhiều động cơ để cứu giúp người khác trong khả năng của họ, và việc thiện đó xuất phát từ Tâm bồ đề của họ, nên lại càng giúp họ tinh tấn hơn.

Còn một người ít tu tập, tuy họ hành thiện nhiều, cứ giả như họ xuất phát từ tâm từ, nhưng lúc đó họ chỉ tạo ra nhân lành và sẽ gặt quả lành thôi, chứ không phải cầu giải thoát sinh tử. Và họ sẽ tiếp tục trầm luân trong Luân Hồi sinh tử, có chăng là họ sẽ gặt được nhiều quả tốt hơn, nhưng vẫn không phải là giải thoát.

Vì vậy, Khi tu tập tức ta sẽ phải hành thiện, nhưng để giải thoát, còn ko tu tập , dù ta hành thiện mà không để giải thoát thì cũng không giải thoát được .

Vài lời ngu muội ! ^__^


Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Bản ngã và lòng tự trọng khác nhau ra sao?

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Lòng tự trọng là con người biết yêu quý bản thân mình, biết tự mình xem xét việc đó có lợi, có hại cho mình và mọi người hay không! Lòng tự trọng là lòng tốt, vì biết quý chính mình nên không làm điều tội lỗi, và luôn bảo vệ cái "tôi" tránh bị xâm phạm và nhiễu hại. Lòng tự trọng cũng không đụng chạm đến người khác!

Còn bản ngã là con người tự đề cao mình lên, tự mình xem mình trên hết, xem thường mọi người. Không quan tâm việc đó đúng hay sai, chỉ cần có lợi cho mình là làm. Không quan tâm người xung quanh. Bảo vệ "cái tôi" rất ghê ghớm; rất hay tự ái!

A Di Đà Phật!


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
colombo
Bài viết: 27
Ngày: 11/09/11 08:18
Giới tính: Nam

Re: Bản ngã và lòng tự trọng khác nhau ra sao?

Bài viết chưa xem gửi bởi colombo »

Xin cảm ơn 2 Đạo hữu! kinhle

Nhưng:
+ Đạo Hữu Sunny: Vậy ta nên sống có tự trọng? Tôi ví dụ quý vị thường tranh cãi trong Diễn đàn cũng vì lòng tự trọng [bản ngã] và tranh cãi, bảo vệ quan điểm của mình, ai xả bỏ được mới thực tốt?
Lòng tự trọng là con người biết yêu quý bản thân mình, biết tự mình xem xét việc đó có lợi, có hại cho mình và mọi người hay không!
Nếu yêu quý bản thân mình thì ta cũng đang chấp có bản thân mình và yêu quý nó? Nếu càng tự trọng cao ta sẽ luôn cố gắng làm mọi việc để giữ lòng tự trọng. Như vậy cũng đề cao bản ngã và xa rời Chánh pháp, có phải vậy không?

Xin hỏi Quý Đạo Hữu thêm:

+ Vậy Quý Thầy khất sĩ cũng đang xa rời tự trọng [sự đề cao bản thân] để chấp nhận đi khất thực [xin ăn] điều đó càng quên đi bản thân mình thì quên dần bản ngã và gần với Đạo hơn? Có đúng vậy không?


Sunyanitya
Bài viết: 31
Ngày: 06/08/11 07:37
Giới tính: Nam

Re: Bản ngã và lòng tự trọng khác nhau ra sao?

Bài viết chưa xem gửi bởi Sunyanitya »

Trước tiên chúng ta nói sơ qua về tâm lý học 1 chút để DH có thể hiểu thêm về Lòng tự trọng (các mod thông cảm, vì phải làm rõ cái này, để có thể đi qua phần Phật lý ^__^ ) :

Trong con ng chúng ta có 3 phần :
1. Bản năng : tức là những phần ham muốn đơn thuần, đói ăn, khát uống, mệt ngủ, nguy hiểm thì né tránh. Hãy xem đây như 1 con Quỷ
2. Bản ngã : Là cái muốn khẳng định bản thân, muốn đc công nhận, đc tôn trọng, đc chú ý, đc hơn người v.v... Hãy ví nó như 1 con Người
3. Siêu ngã : Là cái hướng về cái đúng thực sự , cái chân lý, cái đạo lý mà nó cho rằng đúng thực sự, có thể ko vì bản thân, chỉ cần điều gì đúng là theo. Hãy ví nó như 1 Thiên Thần

Bi giờ, 1 con người sẽ tùy vào sự kiểm soát của 3 tên này mà hình thành bản chất của họ:

Con Quỷ lúc nào cũng ham muốn cho bản thân, nó là tất cả những gì tội lỗi và trụy lạc nhất.
Thiên Thần thì ngược lại, nó luôn vươn tới những điều đúng đắn nhất, chính nghĩa nhất.

Còn phần Con Người thì còn tùy, tên này ko quan tâm 2 tên kia, hắn chỉ muốn hắn đc ng ta cho là Đúng, hoặc đc cảm thấy mình là quan trọng, cảm thấy giá trị của hắn đc nâng cao. Nói chung hắn chỉ quan tâm đến bản thân mình thui. Cho nên, nếu ai trong 2 kẻ kia làm thỏa mãn ước muốn của hắn thì hắn sẽ theo kẻ đó. Tuy nhiên, phần Người sẽ kiểm soát phần Quỷ, để ko vì những ham muốn quá đáng của Quỷ mà Người bị ng ta coi thường. Nhưng nếu Quỷ thỏa mãn đc phần Người thì phần Người cũng sẽ theo.

Còn phần Thiên Thần, ng này sẽ cố kiểm soát 2 tên kia, ko cho chúng làm bậy, và việc kiểm soát này hình thành nên lòng Tự Trọng của con người. Nếu việc kiểm soát này làm tốt, thì lòng tự trọng của người đó càng cao, còn nếu làm ko tốt, để 2 tên kia lộng hành thì ng đó có thể kém tự trọng, hoặc thậm chí là tồi tệ và xấu xa.

Xét theo lý Phật mà nói :

Thì Chân Lý vẫn sẽ là Chân Lý , và lý Phật là Chân Lý Giải Thoát, và đó là điều đúng đắn. Vì thế, nếu một người có lòng tự trọng cao, khi họ tìm thấy được Chân Lý ở Phật, họ sẽ vươn tới, và hành động theo Chân Lý đó. Còn nếu họ không hiểu được Chân Lý của Phật, thì họ vẫn sống theo cái Chân Lý của riêng họ. Có thể nó đúng, có thể ko, tuy nhiên với họ đó là điều thực sự đúng, và thậm chí họ có thể hy sinh bản thân vì Chân Lý của mình.

Vì vậy, trả lời phần đầu của DH colombo , thì chúng ta dù theo Phật hay ko theo Phật, chúng ta vẫn nên sống có lòng tự trọng, vì nó hướng ta tới những điều tốt, những Chân Lý mà ta tin theo, và với Phật tử, đó chính là Tam Bảo.

Tuy nhiên, ở phần hỏi thêm của DH mình trả lời như sau:

Giả sử 1 người có Siêu Ngã yếu, và bản chất của ng đó là dựa trên Bản Ngã. Và tên này sẽ làm tất cả những gì mà "hắn cho rằng hắn đúng" hoặc "được người khác đánh giá cao" (chứ ko phải là đúng thực sự). Điều này dẫn đến những hành vi phức tạp hơn.

Ví dụ như cố làm giàu để người khác nể trọng . Ví dụ như làm từ thiện để người ta biết ơn ,và cho rằng mình là người tốt. Ví dụ như học hỏi nhiều điều, để khoe mẽ tài năng, để hạ thấp người kém tài hơn nhằm nâng cao giá trị bản thân. Cũng như tỏ ra đạo mạo, xuất thế, thông thái để thiên hạ nể vì....

Những hành vi này khó phân biệt với những hành vi vì Lòng tự trọng thực sự. Đôi khi nó ẩn tàng rất sâu kín trong lòng ta, nhưng cũng nhiều khi nó hiện rõ rành rành.

Những dấu hiệu phân biệt ra sao thì mình xin ko đề cập ở đây, sợ rằng đi xa tiêu chí diễn đàn. Xin quay lại vấn đề :

Việc 1 vị Tu hành có những cách tu ra sao, với động cơ là gì thì khó mà biết được. Suy cho cùng vẫn ở chữ Tâm. Nếu một người làm việc gì cũng với một cái Tâm từ bi hỷ xả , không vị kỷ, mà vì cái lợi cho đại chúng, có ích cho chính mình và tha nhân, không cần báo đáp, không cần rùm beng, không cần ai biết tiếng, không cần ai khen ngợi, và kiên trì tinh tấn vì Chân Lý của mình, thì đó là một vị Tu hành đích thực.

Còn một người làm điều gì cũng với cái Tâm ích kỷ, mong chú ý, cần báo đáp, tính toán chi ly, sẵn sàng phùng mang đấu tới cùng vì bị kẻ khác sỉ vả hoặc xem thường , thì đó là một người đạo đức giả thôi.

Vài lời ngu muội ! ^__^

ps: Thực sự, khi mình viết cái này, thì trong động cơ muốn chia sẻ kiến thức, mún giải đáp cho DH , nhưng trong sâu thẳm, mình vẫn nhận ra rằng mình vẫn còn cái tâm vị kỷ, muốn chứng tỏ bản thân. Và đó là cách mà tham ái len lỏi vào những hành động của chúng ta. Nó núp trong từng kẽ hở nhỏ bé nhất. Hix


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Bản ngã và lòng tự trọng khác nhau ra sao?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
quý vị thường tranh cãi trong Diễn đàn cũng vì lòng tự trọng [bản ngã] và tranh cãi
cụm từ "tự trọng" nếu diễn dịch theo phật pháp thì đó là "tàm" và "quý", tức là sự biết xấu hổ về những gì bất thiện; cho nên "tự trọng" là một yếu tố cần thiết cho thiện pháp

còn sự chấp vào (sự có) cái ngã của mình, đó gọi là "ngã kiến"

tranh cãi để làm sáng tỏ thì cũng nên, nhưng dùng các thủ đoạn khác trong tranh cãi thì quả là không còn lòng "tự trọng"

:)


colombo
Bài viết: 27
Ngày: 11/09/11 08:18
Giới tính: Nam

Re: Bản ngã và lòng tự trọng khác nhau ra sao?

Bài viết chưa xem gửi bởi colombo »

Cảm ơn tất cả ĐH, Vậy hằng ngày ta cố gắng học tập và làm việc (để có tiền, để mọi người kính nể, để được sếp khen, để tăng chức...) đó là vì lòng tự trọng! Đúng không ạ?

Nếu vậy, vì lòng tự trọng đó [tự nhận là ta] mà ta luân hồi chìm đắm mãi. =P~


Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Bản ngã và lòng tự trọng khác nhau ra sao?

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

colombo đã viết:Cảm ơn tất cả ĐH, Vậy hằng ngày ta cố gắng học tập và làm việc (để có tiền, để mọi người kính nể, để được sếp khen, để tăng chức...) đó là vì lòng tự trọng! Đúng không ạ?

Nếu vậy, vì lòng tự trọng đó [tự nhận là ta] mà ta luân hồi chìm đắm mãi. =P~
Đã là Phật tử thì phảỉ hiểu, lòng tự trọng lo cho bản thân của người Phật tử là như thế nào ? Không phải kiếm tiền, được thăng cấp, được nể như đạo hữu nói, mà là người Phật tử phải cố gắng tu tập để giải thoát mình và, lo cho mìnhm trước là như vậy. Chứ không phải tự trọng của thế gian; của thế gian thì tự trọng khác, người Phật tử tự trọng khác!


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Bản ngã và lòng tự trọng khác nhau ra sao?

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

tangbong Biết hổ thẹn về điều bất thiện (tàm, quý) là một yếu tố cần thiết cho thiện pháp (đạo hữu Hlich viết) là đang đi trên con đường tâm linh hướng thượng & con đường này ngày càng ngắn lại.

Học và làm để được tiền, khen thưởng, tăng chức vv...vv....là đang bước trên đường rất dài có trăm hoa đua nở của gió đời, con đường này không có đoạn cuối.

Cả hai con đường đều đang có cái Ngã đang đi.

kính,bt


colombo
Bài viết: 27
Ngày: 11/09/11 08:18
Giới tính: Nam

Re: Bản ngã và lòng tự trọng khác nhau ra sao?

Bài viết chưa xem gửi bởi colombo »

biển tâm đã viết:tangbong Biết hổ thẹn về điều bất thiện (tàm, quý) là một yếu tố cần thiết cho thiện pháp (đạo hữu Hlich viết) là đang đi trên con đường tâm linh hướng thượng & con đường này ngày càng ngắn lại.

Học và làm để được tiền, khen thưởng, tăng chức vv...vv....là đang bước trên đường rất dài có trăm hoa đua nở của gió đời, con đường này không có đoạn cuối.

Cả hai con đường đều đang có cái Ngã đang đi.

kính,bt
Vậy phải làm sao?
Học và làm để được tiền, khen thưởng, tăng chức ....là đang bước trên con đường dài, không có đoạn cuối. Vậy là không làm để được tiền, khen, thưởng hay sao ạ? ~x(

Cách sống của ĐH Biển Tâm như thế nào?
Colombo đang phân vân 2 cách sống như thế này:

1. Cố gắng làm thật nhiều tiền, làm giàu, thành đạt để lo cho gia đình, cha mẹ, làm từ thiện, ấn tống kinh sách ... dĩ nhiên, nếu như vậy thì sẽ hạn chế việc chuyên tu cho đến đích của bản thân. Việc Tu học không đảm bảo.

2. Thiểu dục tri túc, chỉ làm đủ nuôi thân xác này và tu tập tới đích, quyết một đời giải thoát. [Đảm bảo, quyết định việc tu học].

Xin hỏi nên theo cách sống nào?
Xin Quý ĐH cho ý kiến. kinhle , cách nào tốt hơn. kinhle


Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Bản ngã và lòng tự trọng khác nhau ra sao?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

colombo đã viết:Tôi học Phật có rất nhiều thắc mắc, nay xin được chỉ dạy:

1. Nghe nói học Phật phải quên đi bản ngã! Và như tôi thấy lòng tự trọng của con người thì cũng do ta quá đề cao bản ngã của mình, có phải vậy không? Cũng như ta cố gắng học, rồi lúc đi làm cố làm tốt, để không bị la rầy, để được mọi người nể phục, đó cũng vì ta quá đánh giá cao tự ngã, lòng tự trọng. Vậy, có phải đề cao lòng tự trọng và cố gắng trong cuộc sống thì ta đang càng làm bản ngã của mình tăng thêm không?

2. Ví dụ tôi học Phật nên sống tốt và thành đạt, rồi Tu Học là phụ hay tôi nên thiểu dục tri túc, xem nhẹ lòng tự trọng vì dù sao nó cũng là mộng huyễn bào ảnh?

3. Một người thành đạt và làm từ thiện nhiều, nhưng tu tập ít và một người khác Từ Thiện ít, nhưng tu tập nhiều và thành tựu, trong hai loại người này ai sẽ có công đức, phước đức lớn hơn?

Kính mong chỉ dạy! kinhle
Đạo hữu đặt câu hỏi rất hay tangbong tangbong tangbong và cũng đã nhìn ra được đích đến.
Lòng tự trọng nó chỉ có ích cho cuộc sống thế gian theo kiểu làm tốt trách nhiệm của mình, với người tu mong cầu giải thoát lòng tự trọng không dính dáng.
Như tên đã gợi ý tự trọng là tôn trọng tự thân. Chính vì vậy, có cái thân để tôn trọng, và việc làm để củng cố lòng tự trọng là việc làm gom góp những giá trị cho 1 cái thân, những việc làm ấy là tập, là uẩn , là khổ, là vị ngã.
Cố gắng hướng lòng tự trọng theo cái thiện, cũng được nhưng không thoát khỏi gượng ép. Vì bản chất của lòng tự trọng là do vô minh.
TMH xin được lấy ví dụ, với người trí, nhờ ví dụ, họ sẽ hiểu

Lòng tự trong do tham:
Một người quan trọng đến một cuộc họp, vì nhiều người đến sớm nên hết ghế cho người quan trọng. Vì tự trọng, ông yêu cầu ban tổ chức kiểm tra người nào không quan trọng cho ra phía sau ngồi, dù điều đó sẽ làm rối cuộc họp.
Lòng tự trọng do sân:
Một vị giáo sư, được mời đến dự một hội nghị. Nhưng thư mời thì nhếch nhát, lại mời ngay ngày hôm tổ chức hội nghị. Ông cảm thấy bị xúc phạm, bị xem thường, tức giận. Vì lòng tự trọng, ông ấy sẽ không đến, dù cho hội nghị có lợi ích đến đâu.
Ở đây, lòng tự trọng có thể núp bóng dưới cái tên không khả ái: tự ái.
Lòng tự trọng do si:
Một người có vị thế, thanh liêm, nhưng nghèo khó. Hàng xóm người đó, với tâm từ, thấy hoàn cảnh khốn khó, đem gạo cho ông ta. Nhìn vị trí của mình, ông nghĩ rằng không thể nhận bố thí, dù rằng người bố thí là khả ái, không vụ lợi.
Hay rộng rãi hơn, khi nghĩ rằng mình nên làm gì để có tự trọng, suy nghĩ sau khởi lên: "ta đang ở vị trí nào của xã hội? những hành động sắp làm có được chị tôn trọng, anh tôn trọng, hàng xóm tôn trọng...?" Chính vị vậy, xã hội thế nào, người đó như vậy, điều gì nhiều người cho là chân lý, người đó cho là chân lý. Nếu nhiều người vô minh, người đó chẳng thể hết vô minh.

Những gì gắn với tham sân si là khổ, là nên tìm hiểu nguyên nhân sinh, diệt và con đường diệt.
Ở đây, vì tự trọng gắn liền với ngã, không gì tốt hơn quán chiếu 12 nhân duyên. Nhận ra, mỗi một hành động nếu vì để được ngợi khen, được tôn trọng là lúc nên giảm bớt, xa lìa. Xa lìa không hẳn phải xa lìa hành động, mà xa lìa động cơ (nội tâm) vị ngã dẫn đến hành động.
Ví dụ: khi đạo hữu nói
Cũng như ta cố gắng học, rồi lúc đi làm cố làm tốt, để không bị la rầy, để được mọi người nể phục,
hãy hướng đến suy nghĩ
Cũng như ta cố gắng học, rồi lúc đi làm cố làm tốt,
để không có sự la rầy, không có sự sân, không có sự đau khổ.
Colombo đang phân vân 2 cách sống như thế này:

1. Cố gắng làm thật nhiều tiền, làm giàu, thành đạt để lo cho gia đình, cha mẹ, làm từ thiện, ấn tống kinh sách ... dĩ nhiên, nếu như vậy thì sẽ hạn chế việc chuyên tu cho đến đích của bản thân. Việc Tu học không đảm bảo.

2. Thiểu dục tri túc, chỉ làm đủ nuôi thân xác này và tu tập tới đích, quyết một đời giải thoát. [Đảm bảo, quyết định việc tu học].
Nếu căn bản đã đủ, với TMH thì cách thứ 2 là đáng tán thán, đáng kính trọng.
Còn cách thứ 1, sẽ phù hợp cho người chịu nhiều mối ràng buộc, nếu thay đổi cuộc sống sẽ xáo trộn, người chung quanh không hoan hỷ, không thoải mái, đặc biệt là cha mẹ. Tu mà làm cha mẹ khổ não, đau lòng thì phải đổi phương pháp.
Vài lời tầm thường xin chia sẻ với đạo hữu . tangbong tangbong tangbong


Mong các đạo hữu phát tâm hoan hỷ khi đọc
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 692#p47692
biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Bản ngã và lòng tự trọng khác nhau ra sao?

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

Đạo hữu Colombo đã viết : Vậy phải làm sao?
Học và làm để được tiền, khen thưởng, tăng chức ....là đang bước trên con đường dài, không có đoạn cuối. Vậy là không làm để được tiền, khen, thưởng hay sao ạ? ~x(

Cách sống của ĐH Biển Tâm như thế nào?
Colombo đang phân vân 2 cách sống như thế này:

1. Cố gắng làm thật nhiều tiền, làm giàu, thành đạt để lo cho gia đình, cha mẹ, làm từ thiện, ấn tống kinh sách ... dĩ nhiên, nếu như vậy thì sẽ hạn chế việc chuyên tu cho đến đích của bản thân. Việc Tu học không đảm bảo.

2. Thiểu dục tri túc, chỉ làm đủ nuôi thân xác này và tu tập tới đích, quyết một đời giải thoát. [Đảm bảo, quyết định việc tu học].

Xin hỏi nên theo cách sống nào?
Xin Quý ĐH cho ý kiến. kinhle , cách nào tốt hơn.


tangbong bt nghĩ tùy theo tâm nguyện mà chọn cách sống. Nếu còn nhiều nhân duyên ràng buộc thì tu phước nhiều hơn, nếu tâm nguyện chí thành giải thoát thì tu tuệ nhiều hơn. Mà ngẩm lại cũng do nơi mình, bên ngoài có ảnh hưởng đến mình thật, nhưng mình cũng có tự do ý chí để ảnh hưởng lại bên ngoài.
bt thì đã chọn cách sống như thứ 2.

kính,bt


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.29 khách