Xúc tiến Bảo tàng Phật giáo tại trung tâm TPHCM

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Xúc tiến Bảo tàng Phật giáo tại trung tâm TPHCM

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Đề xuất thuê đất tại trung tâm TPHCM xúc tiến Bảo tàng Phật giáo VN
25/10/2011 09:51Minh Thạnh
Kích thước chữ:

Lịch sử và văn hóa Phật giáo Việt Nam là một phần quan trọng của lịch sử và văn hóa dân tộc. Vì vậy, việc cần có một bảo tàng Phật giáo Việt Nam ở trung tâm thủ đô và trung tâm các thành phố lớn trong cả nước là điều hết sức cần thiết.

Ngoài yêu cầu về mặt khoa học, lưu giữ và giới thiệu các tác phẩm lịch sử, văn hóa và tín ngưỡng có giá trị của Phật giáo Việt Nam, giáo dục truyền thống lịch sử 2000 năm Phật giáo Việt Nam đến Phật tử, công chúng rộng rãi, đặc biệt là giới trẻ; một bảo tàng lịch sử Phật giáo Việt Nam tại địa điểm trung tâm các thành phố lớn còn có ý nghĩa chính trị, văn hóa hết sức quan trọng. Đó là:

1. Khẳng định Phật giáo là tôn giáo truyền thống của dân tộc Việt Nam, gắn bó với sự phát triển của dân tộc Việt Nam trong suốt 2000 năm lịch sử ở mọi mặt: trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc, trong đời sống văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng của dân tộc, góp phần tạo nên giá trị tinh thần quý báu của dân tộc, tiếp tục gắn bó và đồng hành cùng dân tộc…

2. Giới thiệu nội dung kể trên với bạn bè, khách du lịch quốc tế. Như vậy, ngoài bảo tồn các giá trị, hiện vật lịch sử, bảo tàng văn hóa Phật giáo Việt Nam còn có nhiệm vụ phục vụ công tác phát triển hoạt động du lịch của đất nước, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, ngoài nhiệm vụ phát triển sự nghiệp bảo tàng nói chung.

Tuy nhiên, điều rất tiếc, hiện nay, ở TPHCM, tại khu trung tâm thương mại và du lịch thành phố (trên mặt tiền các trục đường chính như Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Đồng Khởi, Hai Bà Trưng…) không còn một ngôi chùa lớn nào cả. Việc tạo lập một ngôi chùa mới trên mặt tiền những tuyến đường vàng này là điều không thể, vì ngoài giá trị giá đất cao, khả năng tìm cách mua lại quyền sử dụng mặt bằng đất ở khu vực này cũng là điều vô cùng khó khăn, mà có thể nói là hầu như không thể thực hiện được.

Điều đó, không có nghĩa là Phật giáo Việt Nam chúng ta đành buông xuôi, thúc thủ. Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay, với ưu thế của mình trong quan hệ hết sức tốt đẹp với chính quyền từ trung ương đến các địa phương, hoàn toàn có thể nghĩ đến khả năng hướng đến việc xây dựng Bảo tàng Phật giáo Việt Nam bằng nhiều phương pháp khác nhau.

Tại nhiều trung tâm thành phố lớn đã có nhiều bảo tàng chuyên đề về các danh nhân lịch sử, bảo tàng chuyên về dân tộc (chẳng hạn, bảo tàng về dân tộc Chăm ở Đà Nẵng), mà lại chưa có bảo tàng về lịch sử và văn hóa Phật giáo Việt Nam, thì thật là điều rất đáng tiếc.

Ý tưởng chúng tôi là trong khi chờ đợi nhân duyên tạo lập một ngôi chùa lớn ở trung tâm TPHCM, mà một phần mặt bằng có thể dùng làm bảo tàng lịch sử và văn hóa Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Việt Nam có thể nghĩ đến những hình thức quá độ, bước đầu có thể là một phòng triển lãm chẳng hạn, tại khu trung tâm TPHCM.

Ý tưởng của chúng tôi là Phật giáo Việt Nam chúng ta có thể đề xuất với Ủy ban Nhân dân TPHCM xin thuê đất tạm thời trên công viên 23/9, gần nơi đang dựng tạm rạp xiếc, để từ đó xây dựng một phòng bảo tàng, giới thiệu lịch sử và văn hóa Phật giáo.

Tương tự với rạp xiếc, nhà bảo tàng lịch sử và văn hóa Phật giáo chỉ là một công trình tạm trên mảnh đất trung tâm thành phố trước đây được dự định xây cao ốc, nhưng vì chưa thực hiện được, mà nay đã tạm trở thành một công viên, đông đảo khách du lịch nước ngoài.

Công trình tạm dùng để làm một nhà bảo tàng lịch sử và văn hóa Phật giáo mà chúng tôi đề xuất là một ngôi chùa gỗ, làm bằng nhà rường, dạng lắp ghép tạm thời, có thể tháo chuyển vị trí dễ dàng khi cần.

Khu công viên 23 tháng 9 được gọi là khu phố Tây, nơi có rất nhiều khách du lịch nước ngoài. Việc có một ngôi nhà rường dùng làm bảo tàng tạm thời về lịch sử và văn hóa Phật giáo Việt Nam chắc chắn có nhiều đóng góp tích cực cho sinh hoạt văn hóa, du lịch của thành phố.

Tự thân ngôi nhà rường gỗ dùng làm bảo tàng tạm thời đã có vai trò giới thiệu kiến trúc cổ Việt Nam đến bạn bè quốc tế, tự thân chỉ ngôi nhà rường đã là một hiện vật bảo tổn có tính chất văn hóa.

Ngoài một chính điện nhỏ thờ Phật, để giới thiệu không gian thờ tự của Phật giáo Việt Nam, diện tích còn lại sẽ vừa là một bảo tàng triển lãm các cổ vật Phật giáo, vừa là một phòng thông tin du lịch chùa Việt, phục vụ quần thể du lịch phố Tây ngay bên cạnh.

Vì đây là một nhà rường cổ, tháo lắp dễ dàng, nên chùa gỗ dạng nhà rường chỉ là công trình tạm, không gây khó khăn về thủ tục. Khi nhà nước cần di dời để lấy đất xây dựng, nhà rường có thể dễ dàng tháo rời để chuyển đi, với kiến trúc được giữ nguyên vẹn, có thể dễ dàng dựng lại ở nơi khác. Bảo tàng Phật giáo Việt Nam hoạt động tại Công viên 23 tháng 9 được ngày nào thì tốt ngày đó.

Trong thời gian hiện tại, bảo tàng lịch sử và văn hóa Phật giáo bằng nhà rường vừa tận dụng được bãi đất trống chưa xây dựng, vừa có tác dụng là một công trình tạm giới thiệu kiến trúc cổ, mỹ thuật cổ, vừa có tác dụng về mặt văn hóa, bảo tàng.

Trong trường hợp ngay cả có khó khăn về khái niệm “nhà”, dù nhà rường chỉ là một công trình tạm thời, tháo lắp, thì Phật giáo Việt Nam chúng ta có thể chỉ xin thuê đất lắp ghép một “phong đình” tức dạng nhà rường lắp ghép không có cửa (đơn giản hơn cả nhà tiền chế hay nhà container kim loại). Lúc đó, thay vì trưng bày cổ vật thực sự, có thể chỉ trưng bày bản sao chép các cổ vật, hình ảnh… Tuy không hẳn là một bảo tàng tạm thời, nhưng dù sao cũng có thể góp phần nhất định vào hoạt động văn hóa, bảo tàng, phục vụ du lịch, giới thiệu truyền thống dân tộc.

Đây là lợi ích chung cho Phật giáo Việt Nam lẫn TPHCM và cả nước về nhiều mặt: văn hóa, giáo dục và quảng bá truyền thống, thúc đẩy hoạt động du lịch, và không khó để giải quyết vì là công trình tạm thời, lắp ghép. Vì vậy, kính mong lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cụ thể Ban Văn hóa Trung ương và Thành hội Phật giáo TPHCM, sớm nghiên cứu, xem xét đề xuất với cơ quan chức năng.

http://www.phattuvietnam.net/


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Xúc tiến Bảo tàng Phật giáo tại trung tâm TPHCM

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

2011-10-27 23:08:19
Tới thành phố biển Vũng tàu, qua cầu Cỏ may nhìn bên tay trái là tháp chuông nhà thờ Cửa Lấp với Thập giá vươn cao, dọc đường 30/4 với 4 nhà thờ TCG đồ sộ, tượng chúa Giê su cao vời vợi trên đỉnh núi có thể nhìn thấy từ rất xa. Đứng ở khu trung tâm thương mại ta có thể nhìn thấy thánh giá trên tháp chuông nhà thờ đường Trần Bình Trọng đang xây dựng mới...nói chung "Chúa ở khắp mọi nơi" Còn các ngôi chùa Phật giáo nhỏ bé, xa khu trung tâm hoặc khó nhận ra khi đến gần. Các TNPT nghĩ gì, TCG là tôn giáo đa số tại Vũng tàu chăng ? Hiện tại thì không phải vậy, nhưng với đà này thì có thể lắm chứ ? Các vị có thể lên núi xây am, xây cốc tịnh tu được nữa chăng. Thật đáng suy nghĩ và rất buồn.

Toi Mai 2011-10-27 18:54:25
Tôi rất đồng ý đề nghị xác đáng của Đ/H Minh Thạnh khi mướn đất để xây VIỆN BẢO TÀNG PG tại Khu Công Viên 23 tháng 9.
Tại sao :Lịch sử đã chứng minh rằng Phật Giáo Viêt Nam trong thời Thực dân Pháp thống trị bị thiệt thòi nhiều bằng cách Pháp phá hủy bao nhiêu chùa chiền Khải Tường,Kim Cương v..v vì TD Pháp chỉ muốn lợi dụng bành trướng "Văn minh xa lạ"vào VN.
Nay với đề nghị này chúng ta cần xúc tiến và nếu ai đề nghị nên di dời ra xa TP là chúng ta bị mắc tội với Lịch sủ PGVN vì PG Hàn Quốc trong thời kỳ Nhật chiếm đóng và chiến tranh Nam-Bắc Triều Tiên các sư lên núi ẩn tu nên nay Tin Lành,TCG mới bành trướng cầm quyền làm khó dễ PG dưới thời TT Lee Mjung Pak và Kim Dea Chung.
Với đề nghị này PGTPHCM chỉ xây giống như TT Liễu Quán ngoài Huế nhằm giới thiệu những sinh hoạt VHPGVN gồm cổ vật,thư tịch,kinh điển cho tất cả cùng biết và cùng tìm hiểu sự đồng hành của PG và quần chúng VN dã qua và hôm nay


KHÔI 2011-10-27 15:52:33
Nghĩ mà chán cho Phật giáo xứ mình. Lúc bị giặc đô hộ thì bị xóa sổ chùa ở trung tâm. Giờ thì tính lui về ngoại thành. Hết ông Minh Mẫn tính dời Phật đản về ngoại thành(đọc SÀI GÒN MÙA SEN), thì TT cũng muốn mở bảo tàng ở ngoại thành. Tôn giáo khác ngày càng lấn sân vào trung tâm thành phố. Còn những người mang tiếng là phật tử chỉ muốn bàn lui, lùi về ngoại thành. Thiệt chán hết sức.
ChánhKhai 2011-10-27 12:32:23
Nam Mô A Di Đà Phật

Tôi thấy tác giả Minh Thạnh đề xuất lập bảo tàng ở khu trung tâm thành phố là hợp lý do khu vực này hầu như không còn ngồi chùa cổ nào tồn tại,có chăng là chùa trong hẻm như chùa An Lạc Phường Phạm Ngũ LãoQ1 được xây dựng sau này.

Nói như bạn T.T thì lập bảo tàng ở khu ngoại thành thì tôi thấy rất ít nơi làm như vậy.Ngay cả Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh với không gian chật hẹp UBND TP còn không di dời và Đại trùng tu thành nhiều tầng vì nó thuận tiện cho khách du lịch từ sang cả đến dạng ba lô tham quan,do khu vực bảo tàng gần nhà hành khách sạn nhà nghĩ...

Mục đích của việc đề xuất tạo dựng Bảo tàng Phật giáo tại khu trung tâm Sài Gòn của Phật tử Minh Thạnh cũng nhằm nhắc nhở và khẳng định về sự tự chủ độc lập của dân tộc ta không còn lệ thuộc vào Phương Tây.Thực dân Pháp xây đô thị thì ưu tiên xây dựng nhà thờ ở khu trung tâm . Còn Đế Quốc Mỹ thì xây nhà thờ Tin Lành ở các khu đất mặt tiền -ngả ba ngả tư...Còn hôm nay đất nước ta thống nhất gần 40 năm ,GHPG Việt Nam tròn 30 năm không lẽ chúng ta chỉ lo xây chùa ở ngoại ô mà quên đi việc Dồn sức cho Đại sự khôi phục các chùa tại khu trung tâm thành phố là việc cần phải làm ngay .Đó cũng là làm sống lại hình ảnh Phật giáo tại khu vực trung tâm ở các đô thị Việt Nam mà cha ông tổ tiên ta đã thực hiện cùng với việc xây thành Gia Định,Thăng Long -Hà Nội.

Vì đã có các ý kiến bạn đọc cho biết là số đông người nước ngoài bảo là ở Việt Nam tôn giáo chính là Thiên Chúa .Cũng phải thôi vì những lễ hội Phật giáo chỉ còn thực hiện ,hiện diện ở xa khu trung tâm thành phố( chùa Vĩnh Nghiêm là chùa lớn của thành phố cũng cách trung tâm Sài Gòn cũng khoảng 3 km) .

Còn các lễ hội du nhập từ Phương tây thì hiện diện khắp trung tâm Sài Gòn,tiêu biểu nhất là LỄ NÔ EN.

Cuối cùng tôi tin rằng nếu GHPG mà cụ thể là Thành hội PG Thành phố Hồ Chí Minh xin phép được thì chắc chắn việc xây dựng -kinh phí ...sẽ được sự đồng tình trợ lực đầy nhiệt tâm của hàng Phật tử thành phố nói riêng và cả nước nói chung.
Trân trọng kính chào
Nam Mô bổn Sư Thích Ca mâu NI Phật.


T.T 2011-10-27 08:33:38
Không có một lời đề nghị nào là lập bảo tàng ở "không gian rừng núi" cả. Tôi chỉ đề nghị là "không xa trung tâm thành phố lắm" vd. như Củ Chi, Hóc Môn vì ở các nơi này đất đai còn tương đối không cao như ở trung tâm, không gian mở, rộng rãi thoáng mát như ở Chùa Hoằng Pháp chẳng hạn và còn nhiều chứng tích lịch sử khác, tiện việc kết hợp tham quan và khả năng tài chính nữa chứ!. Đâu có ai bàn lên rừng núi gì đâu?
ChánhKhai 2011-10-26 22:57:13
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật!
Kính chào Quý Chư Tôn Đức Tăng Ni Phật tử ,độc giả kính mến!
Thật là một ý kiến quá hay,tôi tán thành cả hai tay!Tôi không đồng ý với bạn T.T cho là chùa phải cần không gian rừng núi thế thì một ngày nào đó Phật giáo Việt Nam sẽ như Phật Giáo Hàn Quốc thì nguy lắm.

Tôi nghĩ với bảo tàng Phật giáo này chúng ta sẽ giới thiệu cho bạn bè thế giới và người dân về lịch sử văn hóa ,các danh Tăng Ni yêu nước qua các thời kỳ ...Đặc biệt ở đó ngoài việc thiết lập Chánh Điện mang nét Phật giáo Nam bộ thì hằng tuần hay vào các dịp Lễ hội của Phật giáo ta có thể lập Đàn tràng hay tổ chức các Pháp Hội Cầu Quốc THới An Dân Mưa thuận gió hòa của các tông phái Phật giáo hiện diện trên đất nước ta :PG Cổ TRuyền,Nam Tông ,Khất Sỹ,Kim Cang Thừa...

Tôi nhớ có lần đọc một bài báo viết về du lịch thì có lời tâm sự của một Hướng dẫn viên du lịch là hiện nay rất khó khăn khi khách Ngoại quốc muốn được xem chùa Phật giáo hành lễ như thế nào vì các chùa không có thời kinh sáng thứ bảy hay chủ nhật.Hoặc nếu có thì tụng quá sớm và khu vực chư Tăng thì luôn cách biệt với Phật tử và bị che bởi bàn thờ phụ rất to .Nếu nhìn từ ngoài vào thì chỉ thấy Phật tử mà không thấy chư Tăng Ni hành lễ?

Vì thế nếu PG chúng ta thuê được khu đất này và tạo dựng Bảo tàng -Chánh điện thì đó là hạnh phúc cho Phật tử Sài Gòn nói riêng và cả nước nói chung .Khi đó tôi nghĩ Trung Tâm Sài Gòn sẽ đẹp hơn và mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam hơn.Như bạn đọc thứ ba phản hồi là mong Khôi phục Chùa Khải Tường tại trung tâm Sài Gòn cũng như chùa Báo Thiên -Hà Nội thì đó là ước muốn của hàng triệu Tăng NI Phật tử Việt Nam ta .

Sáng nay tôi đang giảng bài bất ngờ các em học sinh lại thì thầm ,biết là sắp đến ngày lễ Hallowing-một lễ hội của Phương Tây du nhập vào nước ta vài năm gần đây.Ngược lại các em không hề biết hôm nay 30/9 âl là Ngày Vía Phật Dược Sư cũng như lễ Phật Đản thì các em cũng mù tịt ngày luôn-buồn thật???

Tối thì tôi rất vui khi dự Pháp hội Phật Dược Sư của chùa Viên Giác -Q Tân Bình thật trang nghiêm -linh thiêng .Đặc biệt Thầy trụ trì không để chúng tôi đứng ngồi dự lễ một cách thụ động như các lễ hội Phật giáo khác mà cho chúng tôi được chủ động tham gia Pháp hội qua việc mỗi Phật tử tham dự được phát một miếng nhỏ vỏ cây thơm mùi quế rồi lần lượt tự tay đốt diệt TRừ Ma Chướng...thật cảm động và linh thiêng quá khi đèn điện tắt hết đàn tràng đông Phật Tử mà rất trật tự(khoảng năm hay sáu trăm Phật tử).Con cám ơn thầy cũng như Đại thí chủ của chùa đã cho chúng con biết thế nào là nghi lễ Phật giáo -Pháp hội mừng Vía Phật Dược Sư mà trong cuộc đời đây là Lần Đầu tiên con được tham gia .Về còn được Quý thầy phát lộc chùa nước suối và bánh chưng chay vui vui và an lành quá làm con bớt căng thẳng khi ngành Giáo dục đang vào Mùa Hội Thi Giáo viên Dạy tốt cấp trường -Quận -thành phố....

Cuối cùng tôi rất tha thiết mong ý kiến của chú Minh Thạnh sớm thành hiện thực.

Nam Mô Hộ Pháp Chư tôn Bồ tát
Trân trọng kính chào Quý Vị


kbc 2011-10-26 22:30:31
Ý tưởng hay nhưng bị vướng ở bước "đầu tiên"
bạn đọc 2011-10-26 10:08:46
Chùa chiền, thiền viện, tịnh xá, học viện PG nói chung mỗi công trình đều có chức năng và nơi lập dựng khác nhau, nhưng đều có chung một mục đích là hoằng pháp. Ở đâu không phải là nhân gian?


2011-10-25 22:56:51
Với hạnh nguyện CHÚNG SINH VÔ BIÊN THỆ NGUYỆN ĐỘ, thì các phương tiện hoằng Pháp phải được phổ cập trong nhân gian. Không thể lui vào núi rừng để yên tịnh mà tu cho bản thân mình được, mà phải hòa mình vào xã hội mà cứu độ chúng sinh. Đó là hạnh nguyện Bồ Tát vậy. Cầu nguyện phục dựng được ngôi chùa Khải Tường giữa trung tâm Tp. HCM.
T.T 2011-10-25 20:43:05
Muốn xây dựng một bảo tàng Phật giáo, trước hết cần có không gian "Phật giáo". Đó là nơi tương đối yên tỉnh, không gian mở, nhiều cây xanh,thuận đường giao thông và không cách quá xa trung tâm thành phố. Trung tâm thành phố là không gian thích hợp cho việc mua sắm, giải trí, có giá trị cao, và quá nhộn nhịp, tuy nhiên không thích hợp để lập bảo tàng PG.


TranQuang 2011-10-25 15:36:36
Đã từ lâu Tăng Ni và Phật tử trẻ ước muốn GHPG VN có một Bảo tàng Phật giáo VN, điều mà Phật giáo các nước lân cận đã có từ lâu, như Lào, Thái Lan, Campuchia, v.v... Cái khó với Giáo Hội là không phải kinh phí, mà là sự quan tâm chưa đúng mức của chư vị lãnh đạo.
Kính mong chư tôn đức lãnh đạo cần quan tâm và thực hiện. V8n hóa PGVN có một lịch sử lâu dài và tốt đẹp, niềm tự hào cho Phật tử và dân tộc.


http://beta.phattuvietnam.net/diendan/16771.html


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Xúc tiến Bảo tàng Phật giáo tại trung tâm TPHCM

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Minh Thạnh nỏi rằng:
Tuy nhiên, điều rất tiếc, hiện nay, ở TPHCM, tại khu trung tâm thương mại và du lịch thành phố (trên mặt tiền các trục đường chính như Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Đồng Khởi, Hai Bà Trưng…) không còn một ngôi chùa lớn nào cả. Việc tạo lập một ngôi chùa mới trên mặt tiền những tuyến đường vàng này là điều không thể, vì ngoài giá trị giá đất cao, khả năng tìm cách mua lại quyền sử dụng mặt bằng đất ở khu vực này cũng là điều vô cùng khó khăn, mà có thể nói là hầu như không thể thực hiện được
Và đề nghị:
Khu công viên 23 tháng 9 được gọi là khu phố Tây, nơi có rất nhiều khách du lịch nước ngoài. Việc có một ngôi nhà rường dùng làm bảo tàng tạm thời về lịch sử và văn hóa Phật giáo Việt Nam chắc chắn có nhiều đóng góp tích cực cho sinh hoạt văn hóa, du lịch của thành phố
Tuy nhiên tôi thấy rằng trên khu vực mà Minh Thạnh nói tức các trục đường
trên mặt tiền các trục đường chính như Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Đồng Khởi, Hai Bà Trưng…
có một kiến trúc mà nếu sử dụng để làm Bảo Tàng Phật Giáo VN thì rất thich hợp, đấy là tòa nhà trước đây là tòa sứ của Trung Hoa Dân Quốc/ Đài Loan nằm trên đường Hai Bà Trưng, với hình dáng thật phù hợp cho một bảo tàng, sau năm 1975 đã từng làm trụ sở của Sở Nông Nghiệp hay Ngư Nghiệp gì đấy. Nay nếu nhu cầu như Minh Thạnh đề nghị, nếu Trung Ương GHPGVN, hay Thành Hội PGVN tp HCM có thể thương lượng với chính quyền TP để có được cơ sở ấy để làm nhà Bảo Tàng của PG VN thì thật vô cùng tiện lợi, vì nếu một cơ sở như thế mà để làm trụ sở một cơ quan chính quyền thì thật là không thích hợp vì bề ngoài nhìn vào thì cứ tưởng là một đền chùa gì đấy, từ kiến trúc đến màu sắc.

Mô Phật, cầu mong Phật sự này được thành tựu!


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.14 khách