kẻ ngu hay cãi

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

kẻ ngu hay cãi

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

Một thuở nọ, đức Phật đang ở trong vườn Kỳ-Thọ Cấp-Cô-Ðộc, thành Xá-Vệ, giảng pháp cho đồ đệ nghe. Thính chúng trong pháp hội nầy gồm hàng tại gia, xuất gia đủ cả tứ chúng, và vua quan, đại thần, tể tướng, bá quan, vạn dân, hơn tám vạn người.


Gần đến giờ ngọ, các thầy tỳ-kheo phân thành từng đoàn bưng bình bát vào thành Xá-Vệ khất thực. Trên đường đi vào thành, trời còn sớm, chưa đến giờ ngọ, các thầy tỳ-kheo mới bàn với nhau rằng: "Trời hãy còn sớm, nếu chúng ta vào thành khất thực e rằng các tín chủ chưa chuẩn bị kịp thức ăn cúng dường. Tốt hơn, để tránh sự phiền lòng vội vã của người tín chủ có thể khởi tâm không được hoan hỷ trọn vẹn, thì chi bằng chúng ta cùng nhau tạm thời đi vào giáo đường của đạo Bà-la-môn nghỉ chân một lát, đồng thời cũng để nghe họ giảng đạo ra sao, rồi sau đó đi vào thành khất thực thì có lẽ hợp thời hơn".


Nghe vậy, đa số đều đồng ý kéo nhau vào giáo đường Bà-la-môn. Các thầy tỳ-kheo lễ phép chào hỏi xong, mỗi người kiếm chỗ ngồi nghe theo các đạo trưởng Bà-la-môn và đồ chúng của họ luận đạo
Các thầy Bà-la-môn bàn cãi đạo lý với nhau, ai cũng tranh phần đúng, ai cũng nói mình có lý, ai cũng nói ý kiến của mình là hợp với chân lý hơn, đáng để thực hành. Các thầy Bà-la-môn luận cãi nhau mỗi lúc một sôi nổi không còn giữ được thái độ bình tĩnh nữa, đưa đến những lời thề thốt văng tục, và tiếp theo đó là chân tay gậy gộc, cuối cùng trận đấu khẩu luận đạo của họ biến thành trận ẩu đả hỗn loạn.
Các thầy tỳ-kheo thấy vậy cùng nhau đứng dậy lặng lẽ bỏ đi để vào thành khất thực. Ðến giờ ngọ, các thầy tỳ-kheo đều trở về tịnh xá thọ trai.

Sau khi thọ trai xong, tăng chúng vây quanh Phật và đem những việc đã nghe thấy ở giáo đường Bà-la-môn vừa rồi, bạch lên đức Phật: "Bạch đức Thế-Tôn! Những người đạo Bà-la-môn họ vì tìm chân lý mà biện luận tranh cãi nặng lời, đến nỗi dùng tới dao gậy đả thương nhau. Như thế thì chừng nào họ mới đạt được chân lý? Cúi xin đức Thế-Tôn từ bi chỉ dạy để cho chúng con được rõ".

Ðức Phật mỉm cười hiền hòa đáp:

"Nầy các con! Tất cả đều do si mê mà ra. Không phải các người Bà-la-môn kia chỉ ngu dốt sân hận ở một đời nầy đâu! Mà ta nhớ từ thuở quá khứ xa xưa, trong một kiếp nọ, cũng ở cõi Ta-bà nầy, có một nhà vua sùng tín đạo Phật. Ngày ngày ngoài việc triều chính ra, nhà vua còn chuyên cần nghiên cứu thông hiểu nghĩa lý kinh Phật, thực hành lời Phật dạy.

Trái lại đình thần dân chúng trong nước không nhiệt tâm hâm mộ Phật Pháp, không thông hiểu đạo lý của chư Phật
Xem một vài trang kinh sách Phật, rồi họ tưởng là đủ thông hiểu lời chư Phật dạy. Họ tỏ ra khinh mạn tự cao tự mãn. Vì vậy, tâm trí hiểu biết của họ đối với giáo nghĩa của chư Phật chẳng khác nào như bọt nước trong biển cả, như ngôi sao đối với ánh trăng, như miệng chum đối với quãng trời bao la cao rộng, như ếch ngồi đáy giếng, như hồ ao nhỏ bé đối với đại dương. Lại có lắm kẻ còn tin theo giáo thuyết tà ma ngoại đạo.
Ðể cho quần thần dân chúng tỉnh ngộ, hâm mộ nghiên cứu giáo lý Phật-Ðà, nhà vua truyền lệnh tìm hết những người mù trong nước từ thuở còn lọt lòng, tập trung lại tại một nơi trong hoàng cung.

Sau hơn ba tháng trời, những người mù khắp nơi trong nước, được đưa về triều. Nhà vua lại truyền lệnh các quan trong triều và dân chúng cả nước phải tụ tập ở quảng trường trước cửa ngọ môn hoàng thành để chánh kiến cảnh thí nghiệm hy hữu. Ðồng thời nhà vua cũng ra lệnh cho quan quản tượng dắt voi ra để cho những người mù rờ và cho họ tự do phát biểu ý kiến theo sự hiểu biết của họ. Còn nhà vua thì đích thân chủ tọa cuộc thí nghiệm nầy.

Những người mù được dắt đến vây quanh, để họ tùy thích rờ mó voi một hồi lâu, rồi xem họ phát biểu sự hiểu biết của mình. Người rờ trúng chân voi, thì nói voi giống như cái quạt. Kẻ rời trúng vành lỗ tai, thì nói voi như cái rổ. Người rờ trúng đuôi, thì nói voi giống như cái chổi. Kẻ rờ trúng bụng voi, thì nói voi giống như trống chầu. Kẻ rờ trúng hông voi, thì nói voi giống như bức tường. Người rờ trúng lưng voi, thì nói voi như mặt bàn. Kẻ rờ trúng ngà voi, thì nói voi giống như cái kèn. Rồi cả bọn họ cãi nhau ôn ào để tranh phần đúng về mình.

Thấy bọn mù tranh cãi về sự hiểu biết của mình đối với voi, mỗi lúc một ồn náo. Không ai chịu thua ai, họ quờ quạng muốn đánh nhau. Thấy cảnh tượng như vậy, không nén được lòng, nhà vua bật cười to ha hả và phán với thần dân rằng: "Các quan văn võ triều thần và dân chúng cả nước đối với Phật Pháp hiểu biết chẳng khác nào như những kẻ mù kia hiểu biết về con voi". Rồi nhà vua ngâm lớn kệ rằng:

Thần dân cả nước khác chi mù
Phật Pháp hiển bày cứ vẫn ngu
Chẳng hiểu, chẳng tin, chẳng nghiên cứu
Nghông nghênh khoe mép, tưởng đặc thù.

Ngâm xong bài kệ, nhà vua hướng về thần dân giảng nói lớn rằng: "Ở đời có những kẻ chỉ mới học năm ba quyển sách, hiểu biết nông cạn như vài bụm cát trong bãi biển mà cứ tưởng mình thâm hiểu kinh điển diệu lý cao siêu, rồi vênh váo tự đắc, khua môi múa mép, tự cho ta đây là hơn cả. Những kẻ đó chẳng khác nào những kẻ mù rờ voi kia vậy". Nói xong, nhà vua đứng dậy thành kính chấp tay ngước mặt lên trời đọc lời đại nguyện:

Chúng sanh vô biên, thệ độ hết,
Phiền não vô tận, thệ đoạn sạch,
Pháp môn vô lượng, thệ nguyện học,
Phật đạo vô thượng, thệ nguyện thành.

Ðức Phật thuật câu chuyện trên xong, để giải đáp thắc mắc của các tỳ-kheo kia, Ngài hướng về đại chúng mà nói rằng: "Những người Bà-la-môn tranh cãi ẩu đả trong giáo đường của họ, mà các con vừa thấy đó, tiền kiếp của họ chính là bọn người mù rờ voi ở thời quá khứ. Họ ngu dốt không chịu tìm minh sư học đạo, không chịu thân gần thiện-tri-thức để học hỏi kinh điển, nghiên tầm nghĩa lý chơn chánh, chuyên tâm tu niệm, mà cứ tranh cãi hơn thua, nên mãi đắm chìm trong ngu dốt. Còn vị vua ở thời quá khứ đó, chính là tiền thân của Như-Lai ta đây vậy".

(LƯỢC TRUYỆN TIỀN THÂN ĐỨC PHẬT)


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Re: kẻ ngu hay cãi

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

Niệm Phật Tứ Ðại Yếu Quyết

Bốn yếu quyết lớn của việc niệm Phật là:

1. Chẳng tham tịnh cảnh.

2. Chẳng tham cứu câu “người niệm Phật là ai?”

3. Chẳng trừ vọng tưởng

4. Chẳng cầu nhất tâm.


Chỉ cốt chí thành khẩn thiết, mỗi ngày hạn định số câu niệm Phật nhiều ít, niệm cho đến chết thì nhất định sẽ vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. Phải chí thành, khẩn thiết mới có thể báo đáp ân sáu phương chư Phật đã khuyên lơn, khen ngợi, hộ niệm; báo đáp ơn đức Bổn Sư Thích Ca thuyết pháp trong đời ác, báo ân Phật A Di Ðà đại nguyện phổ độ.


Nói “chẳng cầu nhất tâm” ắt sẽ có kẻ nghi ngờ: “Nhất tâm bất loạn là giáo thuyết dạy trong kinh Di Ðà. Tán tâm niệm Phật là điều bị tổ sư quở trách, sao lại bảo là lấy chánh làm tà, lấy sai làm đúng?”

Xin đáp: “Ðáng tiếc là ông chưa thường niệm Phật lâu ngày. Nếu thường niệm Phật lâu ngày thì ắt sẽ biết là nhất tâm bất loạn quyết định là do tán tâm niệm Phật mà thành, lẽ đâu lại coi là chuyện tầm thường! Nếu đã chẳng tán tâm niệm Phật từ trước thì làm sao thành tựu nổi nhất tâm? Nếu ai quả thực có thể thường tán tâm niệm Phật lâu ngày chẳng lui sụt thì sẽ tự nhiên thành tựu nhất tâm.


Tán tâm niệm Phật với số câu nhất định mà còn chẳng chịu thực hành thì sao mà thành tựu nổi nhất tâm bất loạn cho được! Tu học như vậy thì khác gì cây không rễ lại muốn tươi tốt, chim không cánh lại muốn bay được! Xin hãy suy nghĩ kỹ càng, xin hãy suy nghĩ kỹ lưỡng!


Tôi từng thấy nhiều vị thầy khác cứ đem chuyện Nhất Tâm Bất Loạn làm nản chí không ít kẻ học nhân, cứ bảo họ đời này nếu chẳng đạt được nhất tâm thì đừng mơ tưởng Tây Phương nữa. Ðó đều là vì thuyết pháp nhưng chẳng biết sự dễ, việc khó vậy! Tán tâm niệm Phật là dễ, nhất tâm là khó. Bỏ cái dễ lấy cái khó há chẳng phải là bàn xằng hay sao?


Chẳng trừ vọng tưởng là vì vọng tưởng chính là pháp thuộc về ý, bậc thánh nhân đã đạt quả vị còn khó trừ được, huống hồ là kẻ phàm phu làm sao có thể trừ được vọng tưởng ngay từ đầu nổi? Vì thế tôi có bài kệ như sau:


Cảm Phật ân sâu, niệm Phật danh

Chẳng cần diệu quán, chẳng tham Thiền

Mặc cho ý khởi bao tư tưởng

Thề lần xâu chuỗi, niệm liên miên


Ta nên biết rằng một pháp môn Trì Danh: xét về công năng thì chú trọng ở việc mang theo nghiệp chướng đi vãng sanh, xét về địa vị thì đặt nặng vấn đề vượt ra khỏi tam giới. Sáu phương chư Phật, Bổn Sư Thích Ca cùng cạn lời khuyên nên tin tưởng pháp môn Tịnh Ðộ chính là vì lẽ này, mà nói chung cũng là nhờ vào đại nguyện phổ độ của đức Di Ðà! Chúng sanh đời mạt chướng nặng tâm loạn muốn được ngay trong đời này thoát khổ mà lại bỏ pháp Trì Danh ghi số thì quyết sẽ không còn môn nào nữa!


Tôi từng thấy các vị sư khác khinh người niệm Phật, nói: “Lúc ngươi niệm Phật là có vọng tưởng, cho nên chắc chắn là vô dụng!”.

Tôi bèn hỏi ngay: “Ông chẳng niệm Phật thì có vọng tưởng hay không?”

Ðáp: “Không vọng tưởng”.

Tôi lại hỏi: “Nếu ông đã không có vọng tưởng thì không niệm Phật sẽ có ích gì không?”

Họ không đáp được. Tôi liền bảo:

“Ðối với người chẳng niệm Phật, nếu đã không có vọng tưởng thì niệm Phật thật chẳng có công dụng gì. Ví như trong đêm tối om, nếu không có vầng trăng sáng thì không có đám phù vân cũng chẳng hề gì!

Ðối với người niệm Phật còn có vọng tưởng thì niệm Phật thật sự có công dụng lớn. Ví như giữa ban ngày, do vầng thái dương rực rỡ nên dẫu có tầng tầng phù vân cũng chẳng ngăn trở được ánh mặt trời chiếu tỏa khắp nơi, khiến cho người trong khắp đại địa đều được thọ dụng.

“Tin sâu xa, nguyện khẩn thiết mà niệm Phật thì ngay trong lúc niệm Phật nếu như tâm có nhiều vọng tưởng thì đấy chính là Hạ Phẩm Hạ Sanh. Tuy là Hạ Phẩm Hạ Sanh nhưng cũng chẳng trở ngại chi chuyện được ở cùng một chỗ với các bậc thượng thiện nhân, cùng thọ hưởng pháp lạc”, đấy há chẳng phải là công dụng lớn lao hay sao?


Người nhiều vọng tưởng mà chịu ghi số niệm Phật thì nhất định là hạng tín nguyện kiên cố nên sẽ quyết định vãng sanh, đấy chính là đại nhân duyên “nhiều thiện căn, phước đức”. Kẻ không niệm Phật dẫu bảo là không có vọng tưởng, nhưng nào có phải là không vọng tưởng mà chính là suốt cả toàn thân đều là vọng tưởng mà chẳng tự biết đó thôi!


Tiếc là không ít người lầm lạc, chẳng lãnh hội nổi giáo nghĩa “nhất tâm bất loạn” của kinh Di Ðà nên lắm kẻ niệm Phật bị thối thất. Ý kinh dạy: Chỉ cốt một dạ trì danh, chẳng bị tham, sân, vọng tưởng nhiễu loạn thì đấy chính là Nhất Tâm Bất Loạn; chứ kinh chẳng dạy ta phải đoạn sạch vọng tưởng thì mới được gọi là Nhất Tâm Bất Loạn.

Nếu ai đã đoạn sạch vọng tưởng thì xét về địa vị, người ấy đã phải là bậc A La Hán. Từ ngàn xưa đến nay, các bậc đại tổ sư có mấy vị đã chứng đắc được như thế?


Phổ Hiền Bồ Tát dạy người phát nguyện: “Nguyện con lúc lâm chung, trừ sạch các chướng ngại”; đại sư Từ Vân dạy người phát nguyện: “Nguyện lúc mạng sắp dứt, tâm chẳng bị điên đảo”. Ðấy toàn là lúc bình thời niệm Phật chẳng hề cầu không vọng tưởng vậy. Nay sao ta lại chẳng chịu khuyên người khác trước hết hãy niệm Phật cho nhiều, lại cứ một bề bức bách người khác phải trừ sạch vọng tưởng trước đã? Nhận đầu là đuôi, điên đảo quá sức!


Kinh dạy: “Nếu ông chẳng thể niệm đức Phật kia thì hãy nên xưng A Di Ðà Phật. Chí tâm như thế khiến cho chẳng ngớt tiếng, hễ đầy đủ mười niệm thì liền được vãng sanh”. Nếu tâm chẳng thể niệm nổi (niệm ở đây là quán tưởng tịnh cảnh và Phật thân theo các pháp quán đã dạy trong Quán kinh) thì tâm ấy đã tán loạn đến cùng cực. Miệng xưng mười niệm mà vẫn được vãng sanh chính là mang theo nghiệp đi vãng sanh.

Bởi thế, ngài Tây Trai mới đề thơ như sau:


Hồn bay, tâm tán loạn

Nhờ Phật hiệu tội tiêu

Sen sáng mặt trời mọc.

Về Tây, ngự Cực Lạc


Kinh còn dạy: “Ðời Mạt Pháp ức ức người tu hành, nhưng hiếm có một ai đắc đạo. Chỉ có ai nhờ vào niệm Phật thì đều được độ thoát”.

“Ðịnh số niệm Phật, chẳng trừ vọng tưởng” giống như khi bị giặc cướp công thành, chỉ cốt bên trong giữ chắc không suy suyển thì giặc sẽ tự nhiên tan lui; chứ chẳng cần phải dạy người phải trừ tan giặc cướp trước! Nếu phải trừ giặc trước thì chỉ e do nội lực chẳng đủ nên còn bị mắc hại là đằng khác! Cũng giống như thế, người niệm Phật phải trừ vọng tưởng trước thì càng trừ, vọng tưởng càng nhiều.

Bởi vậy, người niệm Phật chẳng luận là tán loạn nhiều hay ít, chỉ cốt tin sâu, nguyện thiết sẽ quyết định vãng sanh!


http://www.niemphat.net/Luan/tudaiyeuqu ... uquyet.htm


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: kẻ ngu hay cãi

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Hai bài pháp này hay như vầy, mà không biết có ai đọc chưa? Chỉ thấy mình bác Laitutrang độc thoại với bác laitutrang vậy. kinhle


Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: kẻ ngu hay cãi

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

có pL đọc đây !laitutran247 thật là tuyệt! thâm ý....thâm ý !


Hình đại diện của người dùng
thichnhuantruong
Bài viết: 263
Ngày: 29/02/08 23:50
Giới tính: Nam
Nghề nghiệp: tu sĩ

Re: kẻ ngu hay cãi

Bài viết chưa xem gửi bởi thichnhuantruong »

1. Thường nên nói lời chính đáng và hợp lý.

2. Không nên biếng nhác, không nên giết hại mọi loài.

3. Nên tôn trọng luật pháp, không nên làm những điều trái pháp luật.

4. Nên tôn trọng các thầy Tỳ-kheo và các bậc tôn túc.

5. Niềm tin vững vàng, hiếu kính người trên.

6. Không nên kết giao với kẻ ác.

7. Nên siêng năng học hỏi, tận tụy giữ gìn và truyền bá phật pháp đến mọi người


trên đây là thất chủng pháp .nếu kẻ ngu mà biết được và thực hành những điều trên nữa thì hok còn là kẻ ngu nữa đâu .
phải hok chanhhientam,nhamPl
=)) =)) =)) =)) =)) =)) =)) =))


Cầu mong cho mình đủ khiêm tốn để lắng nghe người trên…
Biết dẹp tự ái để lắng nghe người dưới…
Đủ khôn ngoan để lắng nghe wá khứ…
Đủ cởi mở để lắng nghe tương lai …

Và đủ tự tin để lắng nghe chính mình…Cầu cho thế jới này mọi người đều có thể lắng nghe nhau.
Thích Nhuận Trượng

Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: kẻ ngu hay cãi

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

Dạ bớt ... thôi chứ chưa hết ạ .KÍNH


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: kẻ ngu hay cãi

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

tangbong tangbong tangbong


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.8 khách