Âm dương, Nam nữ

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

Âm dương, Nam nữ

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

Theo thường lệ, người tu phải tránh xa sắc dục, xem nữ sắc như rắn độc. Riêng người Á Ðông thấm nhuần truyền thống Nho Giáo, "Nam Nữ thọ thọ bất thân", nói đến chuyện nam nữ là điều tối kỵ. Người thường đã vậy, nói chi đến người tu. Nhưng oái ăm thay! Ở đời cái gì càng cấm người ta lại càng thích. Không thích được trước mặt thì thích sau lưng, điều này tiếng Pháp gọi là "fausse pudeur" tức là tiết hạnh giả, trước mặt thì bẽn lẽn ngượng ngùng nhưng sau lưng thì liếc mắt đưa tình, thầm thương trộm nhớ.
Tôi biết có vài Thầy rất ghét phái nữ, ghét ra mặt, nhưng chính mấy Thầy này lại là những người hoàn tục lấy vợ sớm hơn ai khác. Ở đời có câu: "ghét của nào, trời trao của đó". Nghe qua thấy ông Trời bất công, nhưng thật ra ưa ghét chỉ là sự xung đột mâu thuẫn của nội tâm. Những người hoàn tục đâu phải họ không muốn tu, họ là những người muốn tu và giữ giới nghiêm chỉnh hơn ai hết, nhưng họ chỉ giữ giới tướng mà không hiểu giới tánh. Họ không hiểu chính họ. Con người là một loại chúng sinh, tiếng Phạn là Sattva có nghĩa là loài hữu tình, có tình cảm. Và như vậy con người không phải là rô bô, bấm nút ưa là ưa, bấm nút ghét là ghét. Người tu ưa sống với lý trí hơn tình cảm vì cho tình cảm là ràng buộc, từ đó có quan niệm tu là phải cắt đứt tình cảm. Theo tôi nghĩ, con người cần phải dung hòa cả hai, lý trí và tình cảm. Nếu chỉ có lý trí mà không tình cảm thì trở thành lưu manh, xảo quyệt, ích kỷ, vô lương tâm. Chữ tâm, tiếng Tàu có nghĩa là tim (quả tim), trung tâm của tình cảm, người có tâm là người có tim, có lòng, biết thương yêu kẻ khác. Do đó chữ tâm đi đôi với tình cảm. Không nên lầm lẫn tâm (heart) với tâm ý hay ý thức (consciousness). Ý thức đi đôi với lý trí. Nếu chỉ có tình cảm mà thiếu lý trí thì dễ đa tình, dễ cười, dễ khóc. Ða tình ở đây nên hiểu là giàu tình cảm. Tới bây giờ chữ đa tình thường mang nghĩa xấu, do đó chúng ta không được đa tình!
Ban đầu đi tu, tôi cũng không hiểu rõ lý trí và tình cảm, chỉ biết tu là phải dẹp hết tình cảm, vùi đầu vào kinh sách để tìm chân lý. Càng cứng rắn, nhạt nhẽo chừng nào thì huynh đệ và Phật tử lại có vẻ nể khen là tu giỏi, tu khá! Mải mê chạy theo lý trí, thỏa mãn trí thức, thường xuyên quán chiếu để dập tắt tình cảm, lục dục nên sau một thời gian tôi không ngờ là quả tim mình đã trở thành khô héo. Trong Ðạo Phật có danh từ gọi là càn huệ, một loại trí huệ khô cằn. Nhiều người tu hay mắc bệnh này, Tam Tạng Kinh Ðiển rất thông nhưng cư xử lại thiếu tình người, chỉ biết sai khiến Phật tử, củng cố địa vị, danh vọng của mình.
Không phải tự nhiên mà tôi nhận ra được quả tim mình khô héo đâu. Phải có nguyên do và triệu chứng chứ! Số là trong lúc nhập thất ba năm, vào những buổi lễ, tôi thường làm lopeun hoặc oumzé, tức là chủ lễ, vì tôi tụng tiếng Tây Tạng nhanh hơn các bạn đồng tu. Ðây cũng là một vinh dự cho tôi, nhưng theo luật bù trừ thì trong cái lợi có sẵn mầm của cái hại, hoặc nói cách khác càng leo cao thì dễ té đau. Ðúng ra trong nhóm tu mười lăm người, mỗi người phải thay phiên nhau làm chủ lễ và xử dụng các nhạc khí như: radong, kyangling, gyaling, reulmo, v.v... nhưng đến các buổi lễ lớn với Sadhana dài như Mahakala, Dorjé Pamo, Dorjé Sempa thì tôi phải lãnh việc chủ lễ. Mỗi buổi lễ như thế kéo dài từ sáu đến tám tiếng đồng hồ. Sang năm thứ hai, tôi bắt đầu chán và mệt vì yếu hơi không thể dẫn chúng được nữa. Cùng lúc tôi hay bị tức thở và nhói nơi ngực. Sau cùng tôi đành phải bỏ luôn chức chủ lễ, tuy thế tôi vẫn bị khó thở giống như có một cục đá đè nơi ngực vậy. Tôi bị khổ sở trong mấy tháng trời, áp dụng đủ mọi cách hít thở Yoga phối hợp với Thiền tọa nhưng chỉ bớt chút ít thôi, vì hễ tụng lớn một chút lại bị tức thở hụt hơi ngay. Mãi sau này, khi ra thất tôi có dịp nghiên cứu thêm về tâm lý học, Ðông-Y và tu tập Yoga ở Trung Tâm Sivananda, tôi mới hiểu rõ phần nào căn bệnh của mình. Lúc đầu tôi đổ tại nghiệp, nghĩ chắc là mình tạo ác nên nay phải trả nghiệp tức ngực, khó thở, vì các Sư Tây Tạng tụng kinh suốt bảy, tám tiếng đồng hồ mà đâu có ai tức ngực khó thở.

Trong Y học dân tộc có câu : "Thông, tắc bất thống, thống, tắc bất thông."
Khí huyết lưu thông thì không có nơi nào bị bế tắc mà sinh ra bệnh. Nếu có bệnh tức là khí huyết không thông.

Theo Tây-Y, nguyên nhân gây ra bệnh là vi trùng. Cách chữa bệnh của họ là cho thuốc giết vi trùng. Nếu thử máu, chiếu điện không thấy triệu chứng bất thường thì đối với họ, bạn không có bệnh.

Theo Ðông-Y, nguyên nhân gây ra bệnh là sự mất thăng bằng âm dương trong cơ thể, khiến khí huyết không lưu thông, tĩnh mạch bế tắc, tạng phủ suy nhược. Từ đó vệ khí (khí bao bọc chung quanh người) yếu dần, vi trùng, vi khuẩn dễ xâm nhập. Vi trùng ở đâu chả có, nó đầy khắp trong không khí, khi cơ thể yếu, kháng trùng ít thì nó xâm nhập. Nếu so sánh thì quan niệm nguyên nhân gây ra bệnh của Ðông-Y vi tế hơn Tây-Y một bậc. Nhưng con người đâu phải chỉ có thể xác không thôi, còn có tinh thần nữa. Thất tình, lục dục quá nhiều cũng có thể gây ra bệnh, điều này Ðông-Y có nói tới.

Khi nói đến bệnh, người ta thường chia ra làm hai loại: thân bệnh và tâm bệnh, tới bây giờ các tôn giáo chỉ chú trọng chữa tâm bệnh thôi, còn thân bệnh để dành cho các bác sĩ và lương y. Trên lý thuyết phân chia như vậy có vẻ dễ giải quyết, nhưng thực tế đâu phải như thế. Thân và tâm đâu phải là hai thực thể cách biệt, thân tâm thẩm thấu vào nhau. Thân bệnh thì làm sao tâm vui cho được trừ khi bạn là người tu cao đã đạt đến trạng thái Bất động Ðịa. Và nếu tâm buồn thì thân cũng khó mà an. Do đó có những bệnh gọi là bệnh tâm thể (psychosomatique), do những cảm xúc (émotion) phát xuất từ tâm rồi truyền dần phát ra thành bệnh nơi thể xác. Ða số người tu, do dồn nén tình cảm, từ chối thể chất, nên dễ mắc bệnh này. Chính tôi là một bệnh nhân, bệnh tức ngực, khó thở của tôi cũng thuộc loại này. Quý Thầy bị bệnh tiểu đường, ung thư, các Sư Cô bị bệnh tử cung, phần lớn cũng do tâm thể dồn nén cảm xúc, từ chối không muốn biết đến thân thể của mình vì cho nó "bất tịnh". Tôi đã tụng Tâm Kinh Bát Nhã hàng ngày mà hình như hai chữ bất cấu, bất tịnh vẫn chưa in vào đầu tôi được chút nào, có lẽ vì cái ngã Ðại Ðức của tôi chỉ muốn mình là Thầy tu chân tịnh mà thôi.

Vì lầm cho Tu chỉ là Tu tâm, nên tôi đã làm ngơ đối với thể xác của mình,và như vậy tôi đâu có tu thân. Khi tâm tham khởi lên, tôi biết có tâm tham và tôi thiền quán để chữa cho tâm hết tham, đó là tôi chữa (tu) tâm khỏi bệnh tham. Nhưng khi đau bụng, nhức đầu, khó thở tôi đâu có biết đó là những dấu hiệu cầu cứu (S.O.S.) của thân, nó báo cho tôi hay là có những sự bất ổn bên trong, và tôi cứ làm ngơ tụng kinh, ngồi thiền, dùng ý chí khống chế thể xác. Ðương nhiên tôi có thể khống chế như vậy được vài lần, vài tháng, vài năm và tôi sẽ cảm tưởng rằng tôi làm chủ được thân thể mình, nhưng thực tế thì tôi là một kẻ ngu si đè nén cảm xúc, tạo ra nội kết. Ðến một ngày nào những nội kết này bộc phát ra thành bệnh. Như vậy bệnh là một tiếng chuông tỉnh thức, một thiền trượng gõ vào đầu thiền sinh mê ngủ hoặc đang chìm trong dòng ảo tưởng. Bệnh khổ đương nhiên là một nghiệp quả, nhưng đó là kết quả của sự vô minh. Tôi vô minh không biết tu thân,nên đã tạo nghiệp khiến cho thân phải bị bệnh.


Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

Re: Âm dương, Nam nữ

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

Trong quyển "Con đường chuyển hóa", Thầy Nhất Hạnh đã dùng đến danh từ "nội kết" rất hay. Tới bây giờ Phạn ngữ Samyojana được dịch là kiết sử, kiết là kết tụ lại thành một khối, sử là ràng buộc và sai sử. Khi nói đến kiết sử, ta thường liên tưởng đến mười phiền não gốc : tham, sân, si, mạn nghi, thân kiến, biên kiến v.v .... nhưng ta không ý thức được tính cách đúc tụ thành một khối của chúng. Chữ nội kết rất hợp với tâm lý học hiện đại, nó bao gồm tất cả những loại tình cảm đa dạng. Con người là loài hữu tình, nếu bảo tu là dứt hết tình cảm trở thành vô tình như cây như đá thì có khác gì bảo con người đừng làm người nữa. Từ tình cảm (sentiment) sinh ra cảm xúc (émotion), trong Ðạo Phật thường gán cảm xúc vào phiền não (émotion perturbatrice) và đa số thường có khuynh hướng đàn áp tiêu diệt cảm xúc. Ðây là điều không hợp khoa học. Cảm xúc là những năng lượng (énergie) rất mạnh không thể bị đè nén. Thí dụ một người bình thường có vẻ yếu ớt, nhưng khi cơn giận nổi lên, anh sẽ cảm thấy sức mình như tăng vọt lên gấp mấy lần. Với sức mạnh này anh có thể giúp ích hay làm hại kẻ khác tùy theo sự hiểu biết hoặc vô minh của anh.
"Con đường chuyển hoá" cũng bàn đến cách thức chuyển hoá nội kết rất có giá trị. Mật Giáo Tantra không chủ trương tiêu diệt phiền não mà ngược lại đón tiếp ân cần để chuyển hoá chúng.
Ngoài cách thức quản lý những cảm xúc, Tantra đặc biệt nhấn mạnh đến việc chuyển hoá năng lượng tính dục (énergie sexuelle). Ðây là một quan niệm khác hẳn với quan niệm tu là phải diệt dục của Hiển Giáo truyền thống. Hiển Giáo hình như chỉ chú trọng đến việc tu tâm tích đức, tiêu diệt phiền não để cõi lòng được thanh tịnh. Trong khi đó, Mật Giáo Tantra chú trọng đến tất cả khía cạch của năng lượng (énergie). Mùa đông ở Âu Mỹ trời lạnh, người ta thường dùng thức ăn có nhiệt tố cao (calorie), những thức ăn này chuyển thành nhiệt lượng giúp cơ thể chịu lạnh. Như vậy thức ăn tiềm chứa trong đó những năng lượng của sức nóng. Nhưng nếu gặp trời lạnh, ta cứ cầm trong tay mấy củ khoai hay cà rốt, mong cho nó sưởi ấm mình thì bạn nghĩ sao? Hay là ta phải ăn vào thì những năng lượng kia mới chuyển hóa thành nhiệt lượng giúp cơ thể ta ấm hơn lên. Tất cả sự vật mà ta quen gọi là lục trần (sắc, thanh, hương, vị xúc, pháp) đều có những năng lượng tiềm tàng của chúng. Nếu ta thông minh và biết cách xử dụng chuyển hóa chúng thì sự tu hành sẽ dễ đạt kết quả. Do đó Mật Giáo Tây Tạng chủ trương rằng Tantrayana (Mật Thừa) dẫn đến Phật quả nhanh hơn Sutrayana (Kinh Thừa).
Về màu sắc, các Sư Tây Tạng mặc màu đỏ chát (bordeaux) vì màu đỏ có khả năng kích thích năng lượng sinh tồn (énergie vitale) và nhiệt lượng giúp họ có sức chịu lạnh. Hơn nữa màu đỏ thuộc cực dương, xứ Tây Tạng rất lạnh thuộc cực âm, mặc màu đỏ ở xứ lạnh cũng là một cách quân bình âm dương. Trong bảy màu của ánh sáng mà mắt thường có thể thấy được, có ba màu thuộc dương : đỏ, cam, vàng, và bốn màu thuộc âm : xanh lá cây, xanh da trời, xanh nước biển, tím. Mỗi màu sắc đều có những năng lượng riêng của nó. Trong các Mạn Ðà La (Mandala) của Tây Tạng, nếu để ý bạn sẽ thấy nhiều màu sắc đủ loại được sắp xếp theo luật rung động của năng lượng (loi d'énergie vibratoire).

Các kinh chú Tây Tạng thường được tụng với giọng rất trầm khác với giọng bổng của người Việt. Vì giọng trầm có khả năng kích thích các luân xa (chakras) phía dưới cơ thể, nơi tiềm tàng năng lượng sinh tồn (énergie vitale) và năng lượng tính dục (énergie sexuelle).
Các hình Phật Tây Tạng thường được vẽ dưới trạng thái Yab-Yum. Yab có nghĩa là Cha, Yum là Mẹ. Yab-Yum có nghĩa là giao hợp, tương đương với nghĩa Yoga (union) là hợp nhất. Tới đây tôi nhớ lại một lần, các Lạt Ma Tây Tạng tặng cho thư viện Chùa Linh Sơn mấy tấm tranh Phật (thangka), trên đó có hình Phật Yab-Yum. Sư Cô tri tạng trông coi thư viện lúc bấy giờ không dám treo lên, vì Sư Cô nói với tôi rằng :"Hình Phật gì mà kỳ quá! Sao họ lại vẽ hình Phật ôm người nữ"? Nhưng hình Phật Yab-Yum chỉ là biểu tượng, Phật nam tượng trưng cho phương tiện thiện xảo (upaya), Phật nữ tượng trưng cho trí huệ (prajna). Sự hợp nhất giữa nam tính và nữ tính, hoặc âm dương, là chìa khóa căn bản của Tantra tối thượng (Anuttara Yoga Tantra).

Tantra nào cũng dẫn đến giải thoát, nhưng khác nhau ở phương tiện tu hành. Trong ba năm nhập thất, tôi được học nhiều về Anuttara Yoga Tantra. Anuttara, Hán Việt phiên âm là A Nậu Ða La có nghĩa là không gì cao hơn. Loại Tantra này xử dụng nhiều đến năng lượng cảm xúc (énergie émotionnelle) và năng lượng tính dục (énergie sexuelle). Khi nói đến tính dục thì phải nói đến âm tính và dương tính, hoặc nói cách khác là nữ tính và nam tính. Chữ tính ở đây không phải là tính tình mà là nguyên lý (principe). Vạn vật trong vũ trụ đều có thể xếp vào hai loại: âm và dương. Ở đây ta tìm thấy giáo lý của Ðạo Lão, bậc thánh nhân là người biết sống thuận với Trời Ðất, Trời thuộc dương, Ðất thuộc âm. Ta cũng thấy sự trùng hợp với y lý cổ truyền, người mạnh khỏe là người biết điều hoà quân bình âm dương trong cơ thể. Con người có hai loại: nam và nữ. Một ngày hai mươi bốn tiếng cũng có hai phần: ngày và đêm. Một cục nam châm cũng có hai đầu: cực dương và cực âm. Ðiện cũng có hai loại: điện âm và điện dương. Một hạt nguyên tử cũng có dương tử (proton) và âm tử tức điện tử (electron).


Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

Re: Âm dương, Nam nữ

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

Nói chung tất cả đều có thể xếp loại âm dương. Âm tính thì bị thu hút bởi dương tính và ngược lại dương tính cũng bị thu hút bởi âm tính. Khi trưởng thành, người nam thường đi tìm một người nữ để kết hôn. Người thường không để ý tại sao lại như vậy? Họ cho rằng đó là lẽ tự nhiên, Ông Trời sinh ra như thế thì cứ sống như thế, hơi đâu mà tìm hiểu làm chi cho mệt. Sự kết hôn nam nữ là việc đi tìm hạnh phúc trăm năm, vì người đàn ông là một nửa vòng tròn (bán cầu) đi tìm một nửa vòng tròn khác để kết hợp lại thành một vòng tròn. Khi vòng tròn được thành hình thì gọi là viên mãn, viên là tròn, mãn là đầy đủ. Viên mãn tức là hạnh phúc. Nhưng thực tế đâu phải đơn giản như vậy. Vấn đề thường xẩy ra là hai nửa vòng tròn kia không cùng kích thước. Một nửa quá lớn hoặc một nửa quá nhỏ. Và như vậy thì không có sự viên mãn, tức không có hạnh phúc. Trên phương diện tình cảm một người nam khi gặp một người nữ hợp nhãn, hợp ý, thì tưởng rằng hai người có thể sống chung hạnh phúc. Nhưng sau một thời gian, anh nhận ra mình đã tưởng lầm. Ðến đây thường có hai trường hợp: hoặc anh ta chịu sống trong đau khổ cố giữ hai bán cầu không cùng kích thước dính vào nhau, hoặc anh ly dị để tìm một nửa vòng tròn khác với hy vọng rằng nó sẽ cùng kích thước với nửa vòng tròn của anh. Nhiều khi gặp hên, hoặc do phước duyên đời trước, anh tìm được một nửa vòng tròn đúng kích thước, một người yêu lý tưởng, thuận vợ, thuận chồng, sống hạnh phúc cho đến đầu bạc răng long.

Người thường là như vậy, còn người tu thì sao? Người tu đâu có thể lấy vợ, lấy chồng được! Mà nếu thế thì âm dương mất quân bình, và người tu sẽ mãi mãi là một nửa vòng tròn cho đến hết đời. Nửa vòng tròn thì đâu gọi là viên mãn. Không viên mãn thì làm sao có hạnh phúc, có an lạc được! Nếu tu là để thiếu thốn, khao khát hạnh phúc thì tu làm chi cho khổ! Có người sẽ trả lời : tu là khổ bây giờ để có hạnh phúc mai sau. Nếu được như vậy thì tốt lắm, nhưng chỉ sợ không được như vậy thôi! Nếu tu mà có được hạnh phúc ngay bây giờ và luôn cả mai sau thì có tốt hơn không?
Thật ra người tu vẫn đi tìm một nửa vòng tròn khác để kết hợp lại thành một vòng tròn. Sự kết hợp này gọi là hợp nhất (nhập lại thành một) tiếng Phạn gọi là Yoga (union). Hành giả Ấn Giáo Yogi, tu tập Du Già (Yoga) để tìm sự hợp nhất với Brahma (Phạm thiên). Các tu sĩ Ðạo Thiên Chúa cũng đi tìm sự trở về với Thượng Ðế. Thiền Sư đi tìm sự trở về với bổn tánh hay Phật tánh. Người tu khôn khéo là người biết đi tìm nửa vòng tròn kia ngay nơi mình, không tìm kiếm bên ngoài. Ðó là lý do tại sao Thiền Sư không đi tìm Phật bên ngoài. Nhưng đâu phải người tu nào cũng biết như vậy. Vấn đề mà tôi muốn nói ở đây là sự giải quyết những năng lượng tính dục nơi người tu, nhất là cho những thanh thiếu niên xuất gia. Họ là những người ở lứa tuổi mà năng lượng tính dục đang phát triển mạnh nhất, khác với những người lớn tuổi đã có gia đình, vợ con rồi mới xuất gia. Năng lượng tính dục hay bất cứ năng lượng nào khác cũng cần được hiểu để xử dụng và chuyển hóa trong việc tu hành.
Tôi rất vui khi về Làng Hồng thấy Tăng Ni ở đó được quyền chơi đá banh, bóng chuyền. Ðó là những hình thức lành mạnh giúp cho những năng lượng trong cơ thể có cơ hội thoát tiết ra ngoài để quân bình hóa âm dương. Ở Việt Nam, quý Hoà Thượng hay Thượng Tọa cũng chơi thể thao, bóng bàn hoặc luyện võ như các Sư Chùa Thiếu Lâm trong phim Tàu, v.v...Ðó là những phương tiện thiện xảo (upaya) để quân bình hóa những năng lượng trong tâm hồn và thể xác. Nếu không có những cơ hội như vậy thì người tu sẽ phải đè nén tình cảm, đàn áp cảm xúc và từ từ đi đến chỗ sinh bệnh. Tệ hơn nữa là các vị quản chúng, chúng trưởng thường không có khái niệm về khoa học, sinh lý, tâm lý và y lý nên thay vì tìm phương cứu chữa, lại gieo vào đầu bệnh nhân mặc cảm tội lỗi: "Chắc con nghiệp nặng nên mới ra nông nỗi này" hoặc "Ðây là bệnh nghiệp, thôi con ráng trả", hoặc "ráng trì kinh Dược Sư đi sẽ khỏi", v.v...

Trở về giáo lý Tantra mà tôi được học, con người có hai thân: thân tứ đại thô kệch và thân vi tế. Trong thân vi tế có đến 84.000 kinh mạch nhưng quan trọng nhất là ba kinh chính: Tạng ngữ là Uma, Roma, Kyangma, Phạn ngữ là Sushumna, Pingala, Ida. Sushumna là kinh chính giữa chạy dọc theo xương sống từ trên đỉnh đầu xuống tới hậu môn. Ida và Pingala là hai kinh phụ bắt đầu từ hai lỗ mũi chạy lên đỉnh đầu rồi trở xuống quyện quanh Sushumna và giao nhau ở các luân xa (chakras). Ida là kinh bên trái màu trắng tượng trưng cho năng lực của mặt trăng thuộc âm. Pingala là kinh bên phải màu đỏ tượng trưng cho năng lực của mặt trời thuộc dương. Mục đích của hành giả Tantra là làm sao hít thở điều khiển đưa hai luồng khí âm dương nhật nguyệt từ Ida và Pingala xuống dưới hậu môn chạy trở vào kinh chính Sushumna, đánh thức luồng hỏa hầu Kundalini nằm ở luân xa thứ nhất (Muladhara). Kundalini là một năng lực vô cùng siêu phàm, nó sẽ chạy dọc theo kinh chính đi qua từng luân xa một để cuối cùng lên đến luân xa thứ bảy (Sahasrara) và từ đó nhập một với Thượng Ðế, Phạm Thiên, Phật hay Chúa... Khi đưa được hai luồng khí prana vào Sushumna, hành giả sẽ có cảm giác khoái lạc tương đương với sự giao hoan của nam nữ. Do đó hành giả Tantra không cần phải đi tìm một người nam hay nữ bên ngoài để giao hoan mà tìm cách giao hợp ngay trong thân mình hai tính âm dương nam nữ.
Người tu là người biết được nửa vòng tròn khiếm khuyết kia nằm sẵn tiềm tàng nơi mình và tìm cách làm nó phát hiện để cuối cùng chính mình trở thành một vòng tròn viên mãn.

Một người đàn ông mà nghĩ rằng mình phải là nam nhi chi chí, không được có nữ tính thì người đàn ông này dễ trở thành vũ phu, không biết thông cảm niềm đau nỗi khổ của vợ con.
Một người đàn bà hoàn toàn nữ tính, yếu đuối ủy mị, đa sầu đa cảm, không có được một chút cứng rắn của nam tính thì người đàn bà này sẽ dễ đau khổ vì tình, thường có khuynh hướng đi tìm một đấng "anh hùng" để nương tựa, và vô tình hay cố ý cam chịu cuộc đời "chồng chúa vợ tôi".
Tóm lại người tu hay nói chung là người muốn sống an vui hạnh phúc cần phải biết những nguyên lý âm dương nam nữ hầu giải tỏa và chuyển hoá những nội kết cảm xúc của mình.

Nếu tu chỉ là tu tâm mà thôi thì sự tu đó còn thiếu phân nửa. Ðối với tôi, tu là tu cả hai: tu thân lẫn tu tâm. Tinh thần và thể xác luôn đi đôi. Không thể có một tinh thần bạc nhược trong một thể xác tráng kiện hay tinh thần minh mẫn trong một thể xác bệnh hoạn.


Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

Ăn chay, ăn mặn

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

http://www.quangduc.com/coban/32daogi2. ... ng, Nam nữ
Trong một chuyến hành hương sang Ấn Ðộ, trên máy bay vào giờ ăn có vài vị Sư Nam Tông ăn thịt do chiêu đãi viên đưa tới. Thấy thế vài Phật tử Việt Nam xì xào với nhau: "Mấy ông Thầy này tu hành kiểu gì mà ăn mặn, không biết từ bi chỗ nào!".
Một dịp khác, có một Thầy Việt Nam đi cùng với Phật tử đến viếng thăm một trung tâm Phật Giáo Tây Tạng. Không biết Thầy này thơ thẩn làm sao mà lại đi ngang nhà bếp thấy họ đang xào nấu thịt bò, trở ra nói với Phật tử: "Trời ơi, ở đây họ ăn thịt!".

Quan niệm của đa số Phật tử Việt Nam là người tu hành không được ăn thịt, nếu ăn thịt thì không phải kẻ tu hành. Trong khi đó Phật tử các nước Nam Tông khi nhìn vào người tu hành Bắc Tông thì họ nói: "Tu hành gì mà lại ăn chiều, không giữ đúng giới luật của Phật". Khi thấy quý Thầy ăn chay, họ hỏi: "Bộ quý Thầy theo Ðề Bà Ðạt Ða hay sao?". Nếu không may, Thầy nào thành thật trả lời: "Truyền thống chúng tôi tu hành phải ăn chay" thì họ bẻ lại ngay: "Trâu ngựa kia ăn chay ăn cỏ, vậy chúng cũng tu hành sao?".
Người ăn chay thì hãnh diện cho mình tu thật. Còn người ăn mặn nhưng ngày ăn một bữa thì cho mình tu đúng lời Phật dạy.
Là du Tăng có dịp lang thang qua các Tu-Viện không phải truyền thống Việt Nam nên tôi thông cảm, không bênh bên nào cả. Tôi chỉ nói về kinh nghiệm cá nhân của mình để bạn đọc tùy ý lựa chọn.

Trước hết, trở về dòng lịch sử. Xưa kia đức Phật và chư Tăng đi khất thực, ai cho gì thì các ngài ăn cái đó, không đòi hỏi phân biệt chay mặn. Trong bộ Mahavagga có vài giới cấm Tỳ Kheo không được ăn thịt của một số loài vật như: voi, ngựa, sư tử, rắn và chó. Như thế có nghĩa là được quyền ăn những loại thịt khác. Khi đi khất thực, Tỳ Kheo được phép ăn năm thứ thịt, gọi là ngũ tịnh nhục:

1. Thịt ăn mà không thấy người giết.
2. Thịt ăn mà mình không nghe tiếng của con vật kêu la.
3. Thịt ăn mà mình không nghi người ta giết vì mình và cho mình ăn.
4. Thịt của con thú tự chết.
5. Thịt của con thú khác ăn còn dư.

Cũng cần thông cảm là khi đi xin ăn, một vị khất sĩ không thể nào đòi hỏi thí chủ phải cúng cho mình thứ này thứ kia theo khẩu vị và ý thích của mình được. Hơn nữa khi đi khất thực, nhiều khi phải đi đến những làng mạc xa xôi hẻo lánh nơi mà thí chủ đa số không phải là Phật tử.
Khi đi khất thực, ai cho gì mình ăn cái nấy, đây là một phương pháp tu hành rất hay, nó tập cho ta bỏ tánh ham ăn ngon, ăn nhiều, bỏ tánh đòi hỏi cao lương mỹ vị, tăng trưởng hạnh tri túc và tánh bình đẳng. Ðiển hình là Ðại Ðức Pindola Bharadvaja (Tân đầu Lô Phả La Ðọa) đã thản nhiên ăn ngón tay của một người cùi rụng rơi vào bình bát của ngài, khi người này cúng dường vật thực. Ở trường hợp này ta thấy việc ăn chay hay ăn mặn không còn là một vấn đề nữa. Ngoài ra trong giới Pratimoksha của Tỳ kheo, dù là 227 giới của Tiểu Thừa hay 250 giới của Ðại Thừa đều không có giới nào cấm ăn thịt cả. Do đó một Tỳ Kheo ăn thịt lạt hay thịt mặn, không thể bị xem là phạm giới được.

"Ăn mặn nói ngay, hơn ăn chay nói dối". Câu này không có nghĩa khuyên người nên ăn mặn mà cốt cảnh tỉnh người ăn chay. Vì có nhiều người ăn chay dễ dàng nên sinh lòng kiêu mạn, tự cho mình hơn người rồi khinh người ăn mặn. Hoặc có người mới bước vào Ðạo đã ăn chay trường ngay, cốt để người khác khen ngợi. Ăn chay như vậy là do lòng háo danh mà ra.
Tại sao Phật tử Ðại Thừa lại có giới ăn chay? Trong hai kinh Ðại Thừa: Lăng Già và Ðại Bát Niết Bàn, đức Phật dạy đệ tử không được ăn thịt cá. Ðại ý trình độ chư Tỳ Kheo lúc ban đầu còn thấp kém, chưa có thể lãnh thọ giáo pháp Ðại Thừa nên Phật nói pháp Tiểu Thừa, phương tiện cho các Thầy dùng ngũ tịnh nhục. Sau này trình độ các Thầy khá hơn, lãnh thọ được pháp Ðại Thừa nên Như Lai cấm tuyệt không cho ăn thịt cá nữa. Nếu còn ăn các thứ ấy thì còn phạm giới sát sinh, không trực tiếp thì cũng gián tiếp sát sinh, làm mất hạt giống từ bi. Sau nữa Ðại Thừa có kinh Phạm Võng nói về Bồ Tát giới: gồm 10 giới trọng và 48 giới khinh, trong đó giới khinh thứ 3 cấm ăn thịt. Bởi thế người nào thọ giới Bồ Tát phải trường trai.

Gần đây năm 1987, Thượng Tọa Ðức Niệm soạn dịch quyển Tại Gia Bồ Tát Giới, gồm 6 giới trọng và 28 giới khinh, trong đó không bắt phải trường trai nữa mà phải giữ ít nhất 6 ngày chay trong một tháng (giới khinh thứ 7).
Nếu ta thích ăn chay vì lòng từ bi hoặc giữ giới Bồ Tát thì ta cứ việc ăn chay, nhưng đừng nên chỉ trích coi thường người ăn mặn, vì họ cũng có lý của họ.
Ngoài ra vào thời đức Phật, Ðề Bà Ðạt Ða đã yêu cầu Phật ban hành thêm năm điều sau đây trong giới luật của hàng xuất gia:

1. Tỳ Kheo phải sống trọn đời trong rừng.
2. Tỳ Kheo phải sống đời du phương hành khất.
3. Tỳ Kheo phải đắp y Pamsakula (y may bằng những mảnh vải lượm ở đống rác hoặc nghĩa địa).
4. Tỳ Kheo phải sống dưới gốc cây.
5. Tỳ Kheo phải ăn chay suốt đời.

Với lòng từ bi và đức khoan dung, đức Phật tuyên bố rằng các đệ tử của ngài được tự do hành động về năm điều này, muốn áp dụng hay không cũng được. Ngài không bắt buộc phải theo chiều nào nhất định.

Vì lý do này nên khi thấy quý Thầy ăn chay, các Sư Nam Tông mới nói: "Bộ quý Thầy theo Ðề Bà Ðạt Ða hay sao?".

Nên biết ngày nay chỉ có chư Tăng Việt Nam, Trung Hoa và Ðại Hàn là còn truyền thống ăn chay, các nước khác đều ăn mặn. Nhất là Tây Tạng, không những ăn thịt mà lại ăn cả ba bữa nữa.

Trong giới Bồ Tát của Tây Tạng gồm 18 giới trọng và 64 giới khinh, không có giới nào cấm ăn thịt cả. Tôi đã thọ giới này với Ganden Tripa Rinpoché thứ 98 tại institut Vajrayogini trong dịp lễ Ðiểm Ðạo Yamantaka Tantra năm 1987. Cùng lúc ấy tôi cũng thọ giới Kim Cang Thừa gồm 14 giới trọng và 10 giới khinh. Trong 24 giới này cũng không có giới cấm ăn thịt. Bởi vậy chư Tăng và các Lạt Ma Tây Tạng ăn thịt như thường, nhất là thịt Yak (một loại bò núi rất to).
Một lần trong buổi thuyết pháp của Thrangou Rinpoché (một vị Lạt Ma cao cấp của phái Kagyupa), có người hỏi: "Tại sao các Sư Tây Tạng không ăn chay?". Thrangou Rinpoché trả lời:"Dân Tây Tạng giết một con Yak nuôi được 10 người trong một tháng, trong khi đó nếu rửa và nấu một bó cải làm chết biết bao côn trùng sâu bọ mà chỉ nuôi được một người trong một bữa. Vậy thì cái nào lợi và ai sát sinh nhiều hơn?".

Không biết bạn đọc có đồng ý không? Nhưng theo tôi câu trả lời của Thrangou Rinpoché cũng chỉ là một lối biện hộ cho người ăn thịt mà thôi. Ta có thể tranh luận mãi về vấn đề này, vì người ăn thịt sẽ có lý lẽ của người ăn thịt và người ăn chay cũng có lý lẽ của người ăn chay. Không ai chịu thua ai! Tu hành đâu phải để ăn thua đủ với nhau mà dành phần thắng về mình.
Như vậy ăn chay hay ăn mặn cái đó tùy ý bạn. Nhưng nếu là người muốn tu hành thì chắc bạn sẽ đồng ý với tôi rằng chúng ta ăn để sống chứ không phải sống để mà ăn. Ăn để nuôi thân, cho thân có sức khỏe để tu hành, hoặc nếu không tu thì cũng làm sao tránh khỏi bệnh tật, sống đời an vui.
Có câu "bệnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu xuất", có nghĩa là mọi căn bệnh đều vào từ miệng và mọi tai họa đều từ miệng mà ra. Con người có hai phần: thể xác và tinh thần. Người đời thường chỉ lo cho thể xác, còn người tu lo tinh thần. Có nhiều người tu ăn chay chỉ ăn rau luộc chấm nước tương vì cho rằng việc ăn uống không quan trọng, việc tu niệm quan trọng hơn. Sau một thời gian cơ thể thiếu sinh tố dinh dưỡng, bệnh hoạn đủ thứ, lúc đó liền đổ tại nghiệp. Tôi thấy cái đó đúng là tại nghiệp, nghiệp vô minh không biết ăn uống đúng với luật dưỡng sinh. Thân thể ví như chiếc bè để qua sông sinh tử đến bờ Niết Bàn. Muốn qua sông mà không săn sóc chiếc bè, để bè mục nát, chưa đến giữa dòng bè đã tan rã, như vậy có đến được bờ bên kia không?
Ăn chay là điều rất tốt nhưng nên ăn chay một cách thông minh. Những hành giả Yogi Ấn Ðộ ăn uống rất kỹ lưỡng. Họ chia thức ăn theo ba loại: tamasique, rajasique và sattvique.

Thức ăn tamasique là những loại có tính chất làm hại cơ thể tiêu hao nguyên lực và làm tâm trí hôn ám đần độn. Ðó là thức ăn thiu chua hoặc quá chín, thịt cá, hành tỏi, rượu, thuốc lá, thuốc phiện, đồ hộp, đồ đông lạnh, v.v... Ăn quá no cũng được xem là tamasique. Hành giả Yogi tuyệt đối tránh ăn những loại thức ăn này.
Rajasique là những loại kích thích cơ thể, tâm trí và cảm xúc. Nó kích thích luôn cả đam mê và làm mất tự chủ. Hành giả Yogi cố tránh những thứ này càng nhiều càng tốt. Ðó là trứng, cà phê, trà, đồ gia vị mạnh, quá chua, quá đắng, đường trắng, bột trắng, đồ hóa học, v.v... Ăn quá nhanh hoặc ăn nhiều thứ trộn lẫn cũng được xem là rajasique. Người tu thiền ăn những thứ này dễ bị loạn tưởng chi phối.
Sattvique là loại thức ăn bổ dưỡng cho cơ thể, đầy đủ sinh tố, dễ tiêu, giúp cho tâm trí bén nhạy, sáng suốt và vắng lặng. Ðây là thức ăn chính của hành giả Yogi, gồm ngũ cốc, hoa quả, rau cải tươi, bơ, sữa, fromage, đậu hạt, mật ong, nước trái cây, nước suối, v.v...
Người ăn chay nên ăn những thức ăn sattvique, nhưng cũng phải biết ăn theo thời tiết bốn mùa, tùy theo phong thổ và tạng âm dương.


Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Âm dương, Nam nữ

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

thichtambinh1985 đã viết:Nhiều người tu hay mắc bệnh này, Tam Tạng Kinh Ðiển rất thông nhưng cư xử lại thiếu tình người, chỉ biết sai khiến Phật tử, củng cố địa vị, danh vọng của mình.]
Cha cái THÔNG này chắc là TƯỞNG THÔNG. Nghĩa là chỉ THÔNG ở mấy cái mặt hình tướng nhỏ nhặt, còn phần thâm sâu thì ĐOÁN là chính, chứ không phải thông, mới có cớ sự đó. Nếu là kẻ đã THỰC THÔNG, thì không có mấy cái màng cư xử thiếu tình người đâu, củng cố đía vị ... Bởi nếu đúng là có trí tuệ, nhất định phải có từ bi, nhất định không có màng củng cố địa vị v.v...

Kinh Phật, phần THÂM SÂU đòi hỏi tâm phải ở một mức thanh tịnh nào đó mới thông được. Mình thấy thông là vì mình chưa đủ trình độ để thấy cái chỗ người ta chưa thông.

bận quá chưa đọc hết được. Từ từ sẽ tính tiếp.


Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Re: Âm dương, Nam nữ

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

thêm một người mượn pháp Phật làm ma dẩn lối


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Âm dương, Nam nữ

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Nhu Thuận đã viết:thêm một người mượn pháp Phật làm ma dẩn lối
Con hiẻu ý ông. Nhưng chắc ông nên viết thế này thì hơn :

Thêm một người mượn pháp Phật, lồng pháp ma vào dẫn lối.

Hi hi ... chứ Pháp Phật thì làm sao mà làm ma dẫn lối được. Chỉ là chêm thêm ba thứ không phải Phật pháp vào, nói là Phật Pháp rồi ... Thứ gì chêm vào mà ông nói là ma, sao không trích ra cho người ta đọc với. Dài quá con cũng ngán.


thientinh82
Bài viết: 231
Ngày: 29/11/07 07:26
Giới tính: Nam

Re: Âm dương, Nam nữ

Bài viết chưa xem gửi bởi thientinh82 »

Chanhientam đã viết:
Nhu Thuận đã viết:thêm một người mượn pháp Phật làm ma dẩn lối
Con hiẻu ý ông. Nhưng chắc ông nên viết thế này thì hơn :

Thêm một người mượn pháp Phật, lồng pháp ma vào dẫn lối.

Hi hi ... chứ Pháp Phật thì làm sao mà làm ma dẫn lối được. Chỉ là chêm thêm ba thứ không phải Phật pháp vào, nói là Phật Pháp rồi ... Thứ gì chêm vào mà ông nói là ma, sao không trích ra cho người ta đọc với. Dài quá con cũng ngán.
Đúng!
Phật pháp chân chính sao là ma dẫn lối được, chỉ có diễn bậy Phật pháp, "thêm mắm dặm muối" vô thành "thập cẩm" mới thành "ma dẫn lối" thôi.
Mà cũng có cùng câu hỏi của chanhientam, không hiểu Nhuthuan thấy gì từ bài viết này mà nói là "ma dẫn lối"? (Cùng lý do, dài quá đọc không nổi!)


Tri tri kiến kiến
Bổn vô kiến tri
Thường kiến thường tri
Chân tri chân kiến
---------
Nhất thừa Lục tự Đại pháp khai
Nhất niệm thâm tâm đáo Liên Đài
Phật quả, Phật nhân đồng thời hiển
Niệm niệm trực chỉ Diệu Như Lai
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Ăn chay, ăn mặn

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

tangbong
thichtambinh1985 đã viết:[url] Nếu ta thích ăn chay vì lòng từ bi hoặc giữ giới Bồ Tát thì ta cứ việc ăn chay, nhưng đừng nên chỉ trích coi thường người ăn mặn, vì họ cũng có lý của họ.[/color][/b]
Với Ht thì : Nếu ta thích ăn chay vì lòng từ bi hoặc giữ giới Bồ Tát thì ta cứ việc ăn chay, nhưng đừng nên chỉ trích coi thường người ăn mặn. Đúng! Vì cái tâm chỉ trích và coi thường đó là cái nhân đưa đến cái quả không tốt. Nó là biểu trưng của một cái "Ngã chay". Lục Tổ nói "Có ngã tội liền sanh". Chỉ vì thế mà ta không chỉ trích. Chứ không phải vì người ăn mặn có cái lý của họ.

tangbong Phần viết trên tuy diễn bày âm dương nam nữ v.v... phải hòa hợp, phải đầy đủ mới viên mãn v.v... Nhưng cuối cùng kết luận PHẢI TÌM NỬA BÊN KIA TRONG CHÍNH MÌNH" thi cũng được. Trên chỉ là nêu ra vấn đề để dẫn giải mà thôi.

Phương tiện thế nào thì không cần biết. Nhưng chỉ xin gút lại một điều :

Đạo Phật là đạo giải thoát. Tùy căn cơ chúng sinh mà phương tiện thành nhiều đường. Nhưng một khi đã mặc chiếc áo Tăng Ni, thì phải giữ giới của Tăng Ni. Cư sĩ có giới luật của cư sĩ. Không thể viện cớ đi tìm nửa bên kia của mình rồi ngoại tình, và cho đó là phương tiện. Với Tăng Ni, giới này lại càng nghiêm ngặt. Tăng mà nắm tay Ni ngồi trong quán ăn nhìn nhau tình tứ là việc rất bôi bác (đã từng gặp).

Cái trói buộc con người không giải thoát được chính là NGHIỆP TẬP, nói nôm na là thói quen. Tình cảm nam nữ từ tinh thần đến vật chất cũng là một thói quen được huân tập từ vô lượng kiếp. Vì thế khi bỏ nó, (hay muốn chuyển hóa nó) cũng giống như con nghiện cai thuốc mà thôi. Nói gì thì nói, lúc đầu cũng phải ngắt thuốc, chịu những đau khổ về thân. Thói quen bớt rồi thì mọi thứ sẽ dễ dàng.

Vì thế khi ta "không sử dụng nó" mà vấn đề bệnh hoạn xảy ra, thì biết là cái nghiệp đó của mình sâu dày. Nói nghiệp là đúng thôi, đâu phải nói tầm bậy.

Không biết ai thế nào, với Ht, Ht thấy một điều như vầy : Chỉ khi tâm hướng thượng, thì vấn đề tình dục mới giảm. Như những nhà bác học đam mê thạm cứu một vấn đề gì v.v... Bởi mình tập trung tha thiết với vấn đề kia thì vấn đề này giảm (chứ không nói hết). Nó chỉ hết khi mình soi thủng được cội gốc của nó mà thôi. Nói vậy không có nghĩa khi chưa soi thấu được cội nguồn của nó thì mình có quyền tới luôn. Nếu lực tỉnh giác mạnh, thì khi nó vừa sinh khởi, nhìn nó nó mất liền. Nói theo Luận Đại thừa khởi tín, là chân có lực, mà vọng không lực, thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn. tất cả đều do huân tập mà ra.

Nếu tâm không hương thượng được, thì dù có thể thao v.v... hay cái gì đi nữa, nó cũng vẫn sinh khởi "đày đọa" thiên hạ. Thành quan trọng vẫn là ở tâm.

Nhờ một cách nào đó để chuyển hóa tình dục thì tốt, nhưng quan trọng là hết bệnh rồi, có bỏ được phương cách đã dùng chuyển hóa đó không. Không thì cũng giống như mượn sì ke mà bỏ thuốc lá vậy. Khác gì kẻ tu tiên.

Thân không bệnh để tu thì cũng có cái tốt. Nhưng thân bệnh mà tu thì cũng có cái tốt. Thứ gì cũng có hai mặt của nó. Nhưng dù là thế nào, thì cũng cần nhớ tu là để phá chấp. Cái chính của người TU PHẬT không phải tu là để mạnh khoẻ, mà là tu để HẾT CHẤP. Còn làm thế nào để hết chấp thì tùy. Ai có trí tuệ đi đúng đường thì giải thoát sớm. Ai không trí tuệ đi sai đường thì cùng lắm là ở địa ngục thôi. Mỗi người đều tự phải nhận lãnh cái quả mà mình tự gầy dựng.


Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Re: Âm dương, Nam nữ

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

Con người ham hiểu biết và thích tranh luận, đó là điều hay đôi khi lại rất tai hại. Có những bài trước ThíchTambinh85 viết rất hay nhưng hình như... đã đọc rồi ở đâu đó... Cho đến bài này thì biết rằng tác giả nhìn đạo Phật qua một hay nhiều lăng kình của tri kiến từ thế gian, Đạo giáo, cho đến Mật tông. Nhưng cái thẫm sâu vào tư tưởng Phật Pháp, theo tôi, có lẻ hơi hời hợt, bề ngoài.

Trước hết là trạng thái Tâm sinh lý của cơ thễ con người.
thichtambinh1985 đã viết:Người thường là như vậy, còn người tu thì sao? Người tu đâu có thể lấy vợ, lấy chồng được! Mà nếu thế thì âm dương mất quân bình, và người tu sẽ mãi mãi là một nửa vòng tròn cho đến hết đời. Nửa vòng tròn thì đâu gọi là viên mãn. Không viên mãn thì làm sao có hạnh phúc, có an lạc được! Nếu tu là để thiếu thốn, khao khát hạnh phúc thì tu làm chi cho khổ!
.

Đúng là người tu thì cơ thễ có thễ mất quân bình âm dương, nhưng đó là cái nhìn thế gian, cái nhìn bên ngoài, còn thẫm sâu trong đó không phải là vậy. Vì dấn bước vào con đường Giải thoát đã nhận chân được sự lầm chấp về Thân ngũ uẩn, về thọ nghiệp (cã tốt và xấu) nên phải thọ Thân tứ đại như bây giờ. Sự mất quân bình âm dương chỉ là sự mất quân bình của thân nghiệp phải thọ. Và người Tu đang cầu giải thoát từ cái nhỏ là nghiệp của thân cho đến cái lớn là sự Chân lạc chứ không phải hạnh phúc hay an lạc của Phàm phu tưởng tượng ra.

Nhân Nghiệp về Thân quá sâu dày thì tới lúc quã chín phải lảnh lấy nghiệp. Không có cơ duyên với đạo thì phải trả nghiệp, chứ không có chuyện người Tu hành tiếc nuối vì phí tổn cả thời xuân xanh, hay vừa tu vừa khao khát hạnh phúc của thế thái nhân tình.

ThíchTamBình85 chớ suy diển bằng những thông tin từ nguồn Đạo giáo hay Mật tông mà nghĩ tưởng sai lầm, lôi kéo thêm nhiều người sơ cơ.

Bài luận trên rất nhiều lạc lối. mà không thễ trích dẩn hết được.


Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Re: Ăn chay, ăn mặn

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

thichtambinh1985 đã viết:Người đời thường chỉ lo cho thể xác, còn người tu lo tinh thần.
.

Câu này không hoàn toàn đúng!
thichtambinh1985 đã viết:Có nhiều người tu ăn chay chỉ ăn rau luộc chấm nước tương vì cho rằng việc ăn uống không quan trọng, việc tu niệm quan trọng hơn. Sau một thời gian cơ thể thiếu sinh tố dinh dưỡng, bệnh hoạn đủ thứ, lúc đó liền đổ tại nghiệp. Tôi thấy cái đó đúng là tại nghiệp, nghiệp vô minh không biết ăn uống đúng với luật dưỡng sinh. Thân thể ví như chiếc bè để qua sông sinh tử đến bờ Niết Bàn. Muốn qua sông mà không săn sóc chiếc bè, để bè mục nát, chưa đến giữa dòng bè đã tan rã, như vậy có đến được bờ bên kia không?


Người Giác Ngộ (thủy Giác) vẫn tu hành và ăn như việc bịnh phải uống thuốc. Ăn thịt là tạo nghiệp, nên không cớ gì dùng thịt mà nuối "bị thịt". Bậc chơn tu, trong không gì chứng đắc, ngoài không gì sở cầu, làm tất cả thiện nghiệp mà không cho là mình làm, chẳng tạo thêm nghiệp .

Cho nên, khuyên nhũ chúng sanh chớ nên tạo nghiệp, thì sẻ sớm dứt luân hồi là thiện nghiệp của bậc Chơn tu, Không bài xích việc người ăn mặn nhưng khuyên có thễ thì nên ăn chay, lần lựa cho đến khi hết nghiệp thì chơn tính tự hiện. Đó chân lạc thường hằng.

Như người dưới sình lầy mà còn phải vác nặng, thì muốn thoát khỏi bải sình lầy trước hết phải đặt gánh nặng xuống, sau đó, mới dần dần lựa thế mà kéo lên.

Còn dùng lời lẻ lý luận đễ biện minh cho nghiệp hành của mình là tự mình chuốc lấy nhân xấu, huống gì dùng lý luận đễ xui giục người khác như mình thì bao nhiệu người lầm chấp thì mình sẻ chịu bấy nhiêu lần nhân tội báo.


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Âm dương, Nam nữ

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Ht không đọc hết bài viết nên không biết có đoạn nào khuyên người ta ăn mặn không? Nếu khuyên người ta ăn mặn thì quả tình là không nên.

Nhưng nếu chỉ có một đoạn đó mà NT góp ý thì :)
Người ta chỉ khuyên ăn theo dưỡng sinh và khuyên nên chú trọng vào ăn uống một chút, đừng có bỏ mặc quá (như chỉ ăn tương rau khi chưa đủ sức làm việc đó), mà nên chú ý đến thân thể một chút (như ăn thêm tàu hủ v.v... chẳng hạn) thôi mà.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.12 khách