Chấp mê chưa ngộ

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Tân_Ẩn_Sĩ
Bài viết: 5
Ngày: 09/05/13 21:18
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TP.HCM

Chấp mê chưa ngộ

Bài viết chưa xem gửi bởi Tân_Ẩn_Sĩ »

A di đà phật!
Kính chào các thầy, các bậc chân tu.
Con lập topic này để mong được giải đáp những thắc mắc của mình. Thứ cho con vì con hiện không là một tăng ni phật tử, nhưng con rất quan tâm đến Phật giáo ta vì đã ăn sâu vào tâm khảm mỗi con người Việt Nam. Con là một người có kiến giải rất khác,nhưng không phải có người nói: người càng khôn tin vào tôn giáo thì sau khi đã giác ngộ sẽ càng tin tưởng hơn những người khác. Nay con mong được thỏa nổi lòng của mình.
Điều nữa con muốn nói là có thể con sẽ nói khá rành mạch những suy nghĩ của mình, nhưng thật tế thì con không hề ác ý, mong quý thầy bỏ lỗi. Và nhấn mạnh một lần là con không hề có bất kì ý đồ công kích gì ở đây cả. Cám ơn quý thầy.
Vấn đề đầu tiên con muốn hỏi là: Phật giáo nói không tàn hại sinh linh, vậy cỏ cây có phải là sinh linh hay không? Nếu có thì tại sao phải sống trên đời này (vì mỗi giây mỗi phút chúng ta tồn tại sẽ làm bao nhiêu sinh linh chết đi).
Vấn đề thứ 2: Nếu đã đắc đạo thì có thể lên một nơi hạnh phúc thì có nghịch lý không? Nếu đã đắc đạo thì đáng nhẽ ở đâu cũng hạnh phúc mới đúng.
Vấn đề thứ 3: Tại sao lại phải dâng hương, đức Phật cần hương sao và để làm gì?
Vấn đề thứ 4: Tại sao lại có chút thái độ phân biệt giữa các tôn giáo trong nội tại Phật giáo, nếu vạn pháp đều dẫn tới chánh pháp thì hà cớ gì phải so sánh nhau. Chẳng phải tất cả đều hướng tới cái thiện cái chân sao? Dù trong nội tâm nghĩ thế nào cũng không nên nói ra ngoài.
Tạm thời là vậy, mong các thầy giải đáp cho con. Con không ác ý, mong quý thầy hiểu cho.


Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Chấp mê chưa ngộ

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Tân_Ẩn_Sĩ đã viết:A di đà phật!
Kính chào các thầy, các bậc chân tu.
Con lập topic này để mong được giải đáp những thắc mắc của mình. Thứ cho con vì con hiện không là một tăng ni phật tử, nhưng con rất quan tâm đến Phật giáo ta vì đã ăn sâu vào tâm khảm mỗi con người Việt Nam. Con là một người có kiến giải rất khác,nhưng không phải có người nói: người càng khôn tin vào tôn giáo thì sau khi đã giác ngộ sẽ càng tin tưởng hơn những người khác. Nay con mong được thỏa nổi lòng của mình.
Điều nữa con muốn nói là có thể con sẽ nói khá rành mạch những suy nghĩ của mình, nhưng thật tế thì con không hề ác ý, mong quý thầy bỏ lỗi. Và nhấn mạnh một lần là con không hề có bất kì ý đồ công kích gì ở đây cả. Cám ơn quý thầy.
Vấn đề đầu tiên con muốn hỏi là: Phật giáo nói không tàn hại sinh linh, vậy cỏ cây có phải là sinh linh hay không? Nếu có thì tại sao phải sống trên đời này (vì mỗi giây mỗi phút chúng ta tồn tại sẽ làm bao nhiêu sinh linh chết đi).
Vấn đề thứ 2: Nếu đã đắc đạo thì có thể lên một nơi hạnh phúc thì có nghịch lý không? Nếu đã đắc đạo thì đáng nhẽ ở đâu cũng hạnh phúc mới đúng.
Vấn đề thứ 3: Tại sao lại phải dâng hương, đức Phật cần hương sao và để làm gì?
Vấn đề thứ 4: Tại sao lại có chút thái độ phân biệt giữa các tôn giáo trong nội tại Phật giáo, nếu vạn pháp đều dẫn tới chánh pháp thì hà cớ gì phải so sánh nhau. Chẳng phải tất cả đều hướng tới cái thiện cái chân sao? Dù trong nội tâm nghĩ thế nào cũng không nên nói ra ngoài.
Tạm thời là vậy, mong các thầy giải đáp cho con. Con không ác ý, mong quý thầy hiểu cho.
Không có gì phải ngại ngần cả, đạo hữu dám nói lên thắc mắc của chính mình là một điều đáng khen, như thế mới là người học Phật đúng đắn chứ. Thời buổi này mấy ai được như thế đâu, che dấu kiến thức hư hỏng của mình để sai lầm càng thêm nhiều là không nên, phải phát huy tinh thần Bi-Trí-Dũng.

Tôi xin trả lời các câu hỏi đạo hữu vừa nêu.

Vấn đề thứ nhất: cỏ cây không phải là sinh linh vì cỏ cây là loài không có tưởng, không có tri giác. Chỉ trừ một số loài cây bị quỷ thần dựa vào nên có hoạt động lạ hơn thôi. Còn vấn đề nếu là sinh linh mà có tồn tại để chúng ta làm chết chúng thì không phải vậy. Như vi khuẩn, mắt thường chúng ta đâu thấy được, hằng ngày sinh hoạt là chúng ta đã vô tình giết rất nhiều vi khuẩn rồi, nhất là tắm rửa. Tại sao chúng hiện hữu mà ta lại hiện hữu ? Vì chúng và ta cùng cộng nghiệp nên mới gặp nhau như thế, và biệt nghiệp từng loài nên ta lớn, chúng bé. Đó là do nhân quả tạo tác của từng chúng sanh mà thôi. Miễn cuộc sống của chúng ta đừng gây thêm phiền não cho mình và người là được.

Vấn đề thứ hai: nếu đã đắc đạo lên một nơi hạnh phúc thì nơi đó có lẽ là "Thiên Đàng" chăng ? Đạo Phật là đạo của giải thoát, đạo của hiện thực, không tìm kiếm cái gì xa xôi đâu. Hằng ngày chúng ta thực tập chánh niệm, trong từng cử chỉ, lời nói, lúc đi, đứng, nằm, ngồi thì chất liệu an lạc của sự tỉnh thức đã thực sự có mặt rồi. Đó là sự thật, đạo hữu có thể tìm hiểu áp dụng.

Giáo pháp của Đức Phật có bảy đặc tánh, trong đó có Hiện thân thọ chứng là có thể chứng nhập ngay tại giây phút hiện tại; đến để mà thấy là tự mình kinh nghiệm trực tiếp chứ không cần đến một cõi nào; tự mình có thể giác tri là tự mình có thể lãnh ngộ, thông hiểu. Trạng thái sơ Thiền gồm năm chi, có thể đạt được do ly dục. Trạng thái sơ Thiền cũng có hoan hỷ do ly dục, vậy người tu tập để giải thoát thì đương nhiên con đường đó sẽ có an lạc từ thô đến tế. An lạc ngay trong hiện tại.

Vấn đề đến cõi khác có lẽ ý đạo hữu muốn nói là Tây Phương Cực Lạc chăng ? Cõi đó có thể đới nghiệp vãng sanh. Nhưng hãy tìm hiểu cho thật kĩ nhé.

Vấn đề thứ ba: dâng hương chỉ là hình thức, không phải cho Phật dùng, cái bức tượng đó mà dùng hương thì Phật tử chạy cả rồi. Phải hiểu, dâng hương không phải là đốt nhang hay trầm hương rồi để trước tượng Phật cho Phật dùng là ta có phước. Không phải như thế, hương tức là mùi thơm của người đạo đức, là người có phạm hạnh, dâng hương là để chúng ta nhắc nhở phải sống có đạo đức, tu trì năm giới, noi theo gương của Đức Thế Tôn. Bài kệ dâng hương như sau:

Giới hương, định hương dữ huệ hương
Giải thoát, giải thoát tri kiến hương
Quang minh vân đài biến pháp giới
Cúng dường thập phương Vô Thượng Tôn (có nhiều dị bản).

Ở bài kệ trên, là năm thứ hương cần để tu tập giải thoát, còn gọi là ngũ phần pháp thân hương. Còn về ý nghĩa, đạo hữu có thể tìm trên mạng.

Vấn đề thứ tư: ý đạo hữu là Phật giáo phân biệt các Tôn giáo khác ? Nhưng chính các Tôn giáo khác cũng phân biệt đạo Phật ấy chứ. Có nhiều người nghĩ rằng tất cả Tôn giáo đều hướng tới Chân-Thiện-Mỹ thì theo Tôn giáo nào cũng được. Đó là sai lầm, đánh đồng các Tôn giáo mà không có chút lý trí quán xét. Nếu Tôn giáo nào cũng thế thì làm sao có chiến tranh ? Làm sao có những cuộc chinh chiến đẫm máu "Tử vì đạo", làm sao Phật giáo lại tàn lụi ở Ấn Độ vì Hồi giáo ? Đạo Phật không phải là Tôn giáo với giáo điều và thần linh, đạo Phật là đạo của Từ Bi, của giải thoát. Đạo hữu hãy nghiên cứu thêm nhiều kinh sách Phật giáo để có cái nhìn sâu sắc hơn về đạo Phật, lúc đó đạo hữu mới biết con đường nào là chân chánh nhất. Và đúng vậy, dù trong nội tâm nghĩ thế nào cũng không nên nói ra. Tôi chỉ chia sẻ thôi.

Chúc đạo hữu an lạc, đạt được nhiều bước tiến mới trên con đường tìm đạo giải thoát.


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Tân_Ẩn_Sĩ
Bài viết: 5
Ngày: 09/05/13 21:18
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TP.HCM

Re: Chấp mê chưa ngộ

Bài viết chưa xem gửi bởi Tân_Ẩn_Sĩ »

Nhờ mod xóa dùm.
Sửa lần cuối bởi Tân_Ẩn_Sĩ vào ngày 10/05/13 06:04 với 1 lần sửa.


Tân_Ẩn_Sĩ
Bài viết: 5
Ngày: 09/05/13 21:18
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TP.HCM

Re: Chấp mê chưa ngộ

Bài viết chưa xem gửi bởi Tân_Ẩn_Sĩ »

Cám ơn thầy Lâm nhiều, con thấy tự tin hơn rồi.

Vậy con xin vào những vấn đề chính:

1. Phật, quỷ, thần sao lại mang hình dáng con người? Sao trong tam thiên thế giới con người lại nhiều như vậy? Tại sao sống được làm người lại là phúc phận? Con người hà đức gì, sao không là một sinh thể khác càng hoàn mỹ hơn, hay "trí tưởng tượng" chỉ có thể dừng tại đó, dừng lại tại cái hành tinh này, vậy hà đức gì đàm chuyện thế cùng giới, đàm chuyện vũ cùng trụ.

2. Thuyết luân hồi. Con thấy thật không công bằng. Khi ta sinh ra lại phải mang nghiệp chướng của kiếp trước. Kiếp trước ta là ai quan trọng đến vậy sao? Ta kiếp trước - một người ta không hề quen biết, ta không thể tiếp xúc hay tuơng tác với nó, ta bất lực trước hành động nó đã làm - để lại nghiệp cho ta trả. Xem một người như vậy như chính bản thân mình, một người "ích kỷ" như con không thể chấp nhận được. Nếu đã quên hết mọi quá khứ thì hà tất phải lãnh thêm cái nghiệp đó nữa.
(Con nghĩ nếu xét theo "sòng phẳng" thì dễ hiểu hơn rồi, con nghĩ là :"Tất cả vốn hư vô, con người sinh ra đã là một cái nợ, cuộc đời ta đại diện cho cái số +- trong cái nợ đó. Nhưng ta chết (trở về với hư vô) thì cái số +- đó bỏ đâu, thảnh ra phải có thêm một kiếp khác", và đó chỉ là cái lý do để con miễn cưỡng tin thuyết luân hồi)

3. Như đã nói ở trên, việc dâng huơng. Thầy đã nói dâng huơng thật chất là tu tâm. Và con thấy, hình như chỉ các thầy mới nghĩ như vậy, bao nhiêu tín đồ hành huơng mỗi năm, bao nhiêu huơng khói bay vờn vũ nhiêu đấy năm thì có bao nhiêu làn huơng thật chất tu tâm. Nó đã trở thành một lãng phí. Nếu các thầy không thể chính xác truyền tải thông điệp đó xuống tín đồ thì con nghĩ nên dẹp việc dâng huơng đi, chỉ trong nội bộ chùa thôi. Thiết nghĩ Phật giáo ta thừa sức tự cung tự cấp, không cần thiết phải mượn số tiền đó của mọi người mà khiến cho cửa chùa vấy bẩn, khiến cho Phật học trở nên không trong sáng. (đây chỉ nên xem như là một đề nghị )

Con không chúc thầy (thầy có lẽ không cần chúc nữa rồi).


hochoi
Bài viết: 102
Ngày: 24/04/10 01:50
Giới tính: Nam

Re: Chấp mê chưa ngộ

Bài viết chưa xem gửi bởi hochoi »

ngoài ý nghĩa thầy Lâm vừa nói. Mình có vài ý kiến sau:

Vấn đề 2: Ở đâu cũng hạnh phúc chính là nói đến nơi hp vậy, mà nơi đó ko cần phải đi đâu xa.

Vấn đề 3: Việc dâng hương còn là một ý nghĩa phương tiện của giới. Ví dụ trong nhà cha mẹ cũng chẳng cần ly nước, hay lời chào hỏi của con. Tuy nhiên, đó lại là giới để con cái trở thành người tốt: biết rõ cội nguổn, trên kính dưới nhưỡng, giữ Đạo gia đinh. Việc dâng hương cũng thế.
Vấn đề 4: Nhận xét các Đạo đều hướng đến sự tốt đẹp là một nhận xét trong mắt Huệ. Nju mỗi chúng cũng thấy như vậy thì rõ là mỗi chúng ta có mắt Huệ. Cũng như Phật nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, người trong Đạo dễ hiểu điều này, nhưng đôi khi còn ngập ngừng không dám nhận. Tất cả là vì nhiều chướng duyên ràng buột cho mỗi người, mỗi chúng sinh, mỗi Đạo riêng vậy.


hochoi
Bài viết: 102
Ngày: 24/04/10 01:50
Giới tính: Nam

Re: Chấp mê chưa ngộ

Bài viết chưa xem gửi bởi hochoi »

1. Bạn ko thấy mình đang hưởng thụ đầy đủ hơn các loài khác rất nhiều sao. Chúng ta có 5 giác quan thụ hưởng, có suy nghĩ, tư duy, để khôn khéo để tận dụng các giác quan đó, và duy trì sự hưởng thụ đó mà các loài khác hiếm có. Giống như việc kiếm tiền trong c/s vậy bạn ạ. Nếu bạn có tiền thì cơ hôi bạn trở nên giàu có dễ hơn rất nhiều. Nju bạn có phước Đức như thế, ở thời này bạn lại được Phật pháp dạy bảo để duy trì bồi dưỡng cái phước đức đó. Ở các loài khác việc hưởng thụ còn ko có nữa huống chi là học được Phật Pháp. Nhà Phật vì cơ hội làm người như việc con rùa mù giữa biển 1000 năm nổi lên 1 lần, ngoi lên trúng và có 1 khúc gỗ mục cũng trôi trên đại dương. Nói như thế mới thấy loại người Phúc Phận thế nào.

Việc mang hình dáng các loài chỉ là tham muốn nhất thời của mỗi chúng sanh. Chẳng hạn nếu 1 người đắm đuối với 1 điều gì đó, việc tái sinh có thể sẽ dẫn tới ~ cảnh giới thấp hơn như: các loài súc sinh... Kinh Phật mà ta tiếp nhận là danh cho con người. Muốn con người nhận ra chính mình, nên nói ví dụ là dùng từ "con người" thì sẽ dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu có loài nào khác chẳng hạn như 1 sinh vật nào đó có thể tiến hóa hơn con người, chẳng hạn như suy nghĩ nhanh hơn, có thể kéo dài tuổi thọ, có đầu óc tiên bộ hơn con người thì cũng vậy thôi. Vì vẫn là 1 cảnh giới nhất thời cũng như con người không khác, nên nói con người còn là một danh từ đại diện chứ ko nhất thiết chỉ "loài người" như hiện nay.

2. Nghiệp chướng ý nói cái quả xấu mà mình phải nhận do cái nhân lâu xa trước đó. Nhà Phật thì ko gọi cụ thể là thuyết luân hồi, mà có dạy về nhân quả. Mỗi khi chúng ta chết đi thực chất là tạm thời thân xác mà chúng ta bám vào tan rã, vì do chấp trước chúng ta cố tìm mật thân xác khác, hoặc một cảnh giới khác mà bám vậy, chúng ta lăn lộn trong những u mê về tinh thân, đau khổ về thân xác, trong bào thai.. và do trí nhớ chúng ta mau quên chứ thật sự chúng ta không hoàn toàn bị hủy diệt. Vậy làm sao mà tránh khỏi nhận quả chúng ta gây ra. Thực tế, có nhưng người có tu hay lúc qua đời ko bị nhiều ác duyên vẫn có thể nhớ về quá khứ trước đó. Vậy họ ko được nhận ~ những quả từ những nhân họ đã gieo trồng từ trước sao.

3. Như ý nghĩa thêm giải thích ở vấn để 3, chỉ do phần lớn chúng ta ko hiểu chiện nên nhiều điều bất cập vậy.


Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Chấp mê chưa ngộ

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Tân_Ẩn_Sĩ đã viết:Cám ơn thầy Lâm nhiều, con thấy tự tin hơn rồi.

Vậy con xin vào những vấn đề chính:

1. Phật, quỷ, thần sao lại mang hình dáng con người? Sao trong tam thiên thế giới con người lại nhiều như vậy? Tại sao sống được làm người lại là phúc phận? Con người hà đức gì, sao không là một sinh thể khác càng hoàn mỹ hơn, hay "trí tưởng tượng" chỉ có thể dừng tại đó, dừng lại tại cái hành tinh này, vậy hà đức gì đàm chuyện thế cùng giới, đàm chuyện vũ cùng trụ.

2. Thuyết luân hồi. Con thấy thật không công bằng. Khi ta sinh ra lại phải mang nghiệp chướng của kiếp trước. Kiếp trước ta là ai quan trọng đến vậy sao? Ta kiếp trước - một người ta không hề quen biết, ta không thể tiếp xúc hay tuơng tác với nó, ta bất lực trước hành động nó đã làm - để lại nghiệp cho ta trả. Xem một người như vậy như chính bản thân mình, một người "ích kỷ" như con không thể chấp nhận được. Nếu đã quên hết mọi quá khứ thì hà tất phải lãnh thêm cái nghiệp đó nữa.
(Con nghĩ nếu xét theo "sòng phẳng" thì dễ hiểu hơn rồi, con nghĩ là :"Tất cả vốn hư vô, con người sinh ra đã là một cái nợ, cuộc đời ta đại diện cho cái số +- trong cái nợ đó. Nhưng ta chết (trở về với hư vô) thì cái số +- đó bỏ đâu, thảnh ra phải có thêm một kiếp khác", và đó chỉ là cái lý do để con miễn cưỡng tin thuyết luân hồi)

3. Như đã nói ở trên, việc dâng huơng. Thầy đã nói dâng huơng thật chất là tu tâm. Và con thấy, hình như chỉ các thầy mới nghĩ như vậy, bao nhiêu tín đồ hành huơng mỗi năm, bao nhiêu huơng khói bay vờn vũ nhiêu đấy năm thì có bao nhiêu làn huơng thật chất tu tâm. Nó đã trở thành một lãng phí. Nếu các thầy không thể chính xác truyền tải thông điệp đó xuống tín đồ thì con nghĩ nên dẹp việc dâng huơng đi, chỉ trong nội bộ chùa thôi. Thiết nghĩ Phật giáo ta thừa sức tự cung tự cấp, không cần thiết phải mượn số tiền đó của mọi người mà khiến cho cửa chùa vấy bẩn, khiến cho Phật học trở nên không trong sáng. (đây chỉ nên xem như là một đề nghị )

Con không chúc thầy (thầy có lẽ không cần chúc nữa rồi).
Tôi chỉ là một cư sĩ tại gia bình thường thôi, không phải thầy đâu ạ. Nhưng muốn xưng hô sao cũng được.

À, trước khi trả lời các câu hỏi của đạo hữu, tôi có lời nhắn nhủ thế này. Là người tìm hiểu Phật pháp, một rừng kinh điển vô cùng phong phú và đa dạng, cho nên đạo hữu tự mình tìm hiểu là chính. Đạo hữu có thể tìm đọc tác phẩm BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT của Hòa thượng Thích Thanh Từ và PHẬT HỌC PHỔ THÔNG của cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa. Tự mình trang bị kiến thức cho mình thì trên đường đạo cũng có một chút tư lương không sợ lầm đường, lạc lối.

Tôi sẽ trả lời một số câu quan trọng, còn các câu còn lại các đạo hữu khác có thể trả lời hoặc đạo hữu có thể tự tìm hiểu.

Câu 1: Phật có tam thân (Pháp thân là thể thường trụ bất biến, Báo thân là thân do công đức tu tập tạo thành, Ứng thân là thân hóa hiện để độ chúng sanh), như vậy tùy theo cõi của chúng sanh mà Phật hóa độ nên hiện ra thân giống chúng sanh cõi đó.

Con người trong thế giới này nhiều cũng do tâm tạo, một niệm khởi là một chúng sanh, biết bao niệm khởi lên trong tâm người thì có bao nhiêu đó chúng sanh cần được độ. Nên có câu thệ: chúng sanh vô biên thệ nguyện độ.

Có câu: thân người khó được, Phật pháp khó nghe. Đạo hữu thử hình dung Trái Đất chúng ta có khoảng 6 tỉ dân, ngoài ra còn có hàng ngàn loài khác nhau, trong mỗi loài còn có hàng ngàn cá thể. Tính riêng loài kiến, số lượng có thể lên đến hàng chục tỉ, còn có hàng tỉ tỉ vi khuẩn nữa. Như vậy làm người là có phúc đức chứ còn gì nữa, làm người được nhờ giữ 5 giới tại gia, lại còn có đầu óc suy nghĩ nên có thể tu tập giải thoát. Cho nên được làm người phải nỗ lực tu tập.

Câu 2: đạo hữu hãy nhớ rõ câu "gieo nhân nào thì gặt quả nấy". Do chúng ta gieo nhân xấu nên gặt quả xấu. Chúng ta không nhớ chuyện kiếp trước là do chúng ta không có trí tuệ, không có Túc Mạng Thông nên không biết kiếp trước ta là ai. Thật ra luân hồi theo 6 ngả là do tâm của ta tạo chứ thân thể chỉ là duyên hợp mà thôi, tâm tạo Thiên Đàng, tâm tạo Địa Ngục. Vậy luân hồi là do hành động lúc chúng ta còn sống xa rời đạo, không giải thoát được sinh tử và vòng vây của nghiệp nên phải luân hồi.

Nghiệp ai tạo thì người đó nhận, đương nhiên là phải có sự liên thông từ đời trước mà do ta không thấy. Nghiệp có thể chuyển, không hẳn là phải nhận hết (trừ định nghiệp). Như tinh thần tự lực tu tập chuyển hóa được Phật khéo nói trong kinh Pháp Hoa, chúng ta nắm giữ số mệnh của mình.

Câu 3: việc này đang được nhiều Tăng sĩ của ta hết lòng cố sức truyền đạt Chánh Kiến, chỉ là vấn đề phương pháp và thời gian thôi. Đi đầu là Thượng tọa Thích Nhật Từ, có rất nhiều sáng kiến cho bộ mặt mới của Phật giáo Việt Nam. Nhưng quan trọng là mỗi Phật tử - cá nhân trong tập thể, phải cố gắng làm theo lời Phật dạy, nỗ lực tu tập tự thân, đem Chánh Pháp truyền đạt cho người có duyên, thực tập theo tinh thần Bi-Trí-Dũng.

Một vài chia sẻ.


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Chấp mê chưa ngộ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"Tân_Ẩn_Sĩ"]
Vấn đề đầu tiên con muốn hỏi là: Phật giáo nói không tàn hại sinh linh, vậy cỏ cây có phải là sinh linh hay không? Nếu có thì tại sao phải sống trên đời này (vì mỗi giây mỗi phút chúng ta tồn tại sẽ làm bao nhiêu sinh linh chết đi).


Có thân người vì có nghiệp làm người, có nghiệp người vì gieo cái nhân người ở đời trước bằng những ý nghĩ và hành động. Cũng thế với những con bướm, kiến, voi, ngựa, gà vịt v.v... Nhân nào thì quả nấy, đâu cớ gì lại hỏi tại sao phải sống trên đời nầy.

Còn trong vòng sanh tử, và sống ở thế giới tương đối thì còn lệ thuộc vào nhân quả. Luân hồi là một đường thẳng vô thủy vô chung, nhưng ở một giai đoạn nào trên đường đó mà GIÁC NGỘ TỰ TÁNH thì thoát được luân hồi sanh tử, không còn bị ràng buộc bởi nhân quả nữa vì đã tỉnh giấc mơ.

Vấn đề thứ 2: Nếu đã đắc đạo thì có thể lên một nơi hạnh phúc thì có nghịch lý không? Nếu đã đắc đạo thì đáng nhẽ ở đâu cũng hạnh phúc mới đúng.


Không có chứng, cũng không có đắc. Nếu chấp có chứng có đắc thì không thể nào giác ngộ giải thoát nỏi được. Cái tâm vô sở trụ thì mới giải thoát, an vui, hạnh phúc thật sự, đó gọi là Niết Bàn. Mà Niết Bàn không phải là một nơi chốn nào. Chẳng qua chỉ là một trạng thái hoàn toàn giải thoát, an lạc, sáng suốt. Đó cũng chỉ là miễn cưỡng nói thôi.

Vấn đề thứ 3: Tại sao lại phải dâng hương, đức Phật cần hương sao và để làm gì?


xin trích một đoạn trong Thiếu Thất Lục Sơn để trả lời câu hỏi nầy:

"Nói đốt hương cũng chẳng phải là thứ hương có hình tướng của thế gian, mà là hương chánh pháp vô vi, khi xông lên thì các nghiệp xấu ác, vô minh đều tiêu hết.

Hương chánh pháp có năm loại:

Một là hương giới, có thể làm dứt các điều ác, tu các điều thiện.
Hai là hương định, tin sâu pháp Đại thừa, lòng không thối chuyển.
Ba là hương huệ: lúc nào cũng thường tự mình quán xét thân tâm.
Bốn là hương giải thoát: có thể dứt trừ hết thảy sự trói buộc của sự mê mờ, tăm tối.
Năm là hương giải thoát tri kiến: thường quán chiếu sáng suốt, thấu đạt tất cả không ngăn ngại.

Năm thứ hương như vậy là cao quý hơn hết, thế gian không có gì so sánh được

Vào thời Phật tại thế, dạy các vị đệ tử dùng lửa trí huệ mà đốt lên các loại hương quý vô giá ấy để cúng dường chư Phật mười phương. Chúng sanh ngày nay không hiểu rõ ý nghĩa chân thật của Như Lai, chỉ dùng thứ lửa bên ngoài để đốt loại hương trầm của thế tục, xông loại hương vật chất ngăn ngại ấy để mong cầu được phước báo, làm sao có thể được?"



Vấn đề thứ 4: Tại sao lại có chút thái độ phân biệt giữa các tôn giáo trong nội tại Phật giáo, nếu vạn pháp đều dẫn tới chánh pháp thì hà cớ gì phải so sánh nhau. Chẳng phải tất cả đều hướng tới cái thiện cái chân sao? Dù trong nội tâm nghĩ thế nào cũng không nên nói ra ngoài.



1. Phật giáo không phải là tôn giáo, bởi định nghĩa của tôn giáo là chấp có một vị thần hay nhiều vị thần, rồi tôn sùng họ. Phật giáo không phải vậy.

2. Không phải tôn giáo nào cũng dẫn tới giác ngộ giải thoát, chỉ có Phật Giáo thôi.

3. Phải định nghĩa "Thiện" bởi mỗi tôn giáo có cách nhìn khác nhau về thiện. Như có tôn giáo người ta giết súc vật để cúng tế thần linh. Họ cho việc làm đó là thiện. Nhưng ngược lại các tôn giáo khác thì cho đó là ác.

4. Chấp làm ác cũng không được, chấp làm thiện cũng không được, bởi tạo nhân thiện ác thì chịu quả thiện ác khổ vui trong vòng luân hồi như nhau, đâu có giải thoát. Phật Pháp dạy chúng ta cách giác ngộ giải thoát cho nên vượt trội các tôn giáo khác. Đối với người căn cơ thấp thì phật giáo chỉ dạy họ bỏ ác làm thiện để đời sau do nhờ nhân lành làm thiện mà được cái quả vui. Nhưng đó chỉ là cách tạm thời, đâu thể giác ngộ giải thoát thật sự được. Mục đích chính của Phật ra đời không phải chỉ dạy thế thôi, mà chính là giúp chúng sanh phá chấp trước để giác ngộ giải thoát.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Tân_Ẩn_Sĩ
Bài viết: 5
Ngày: 09/05/13 21:18
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TP.HCM

Re: Chấp mê chưa ngộ

Bài viết chưa xem gửi bởi Tân_Ẩn_Sĩ »

Cám ơn các đạo hữu đã hồi âm (xin cho tôi được phép nhận mình là đồng đạo).

I. Đầu tiên, hình như các đạo hữu đã hiểu sai ý tôi. Ý tôi là hình dáng của Phật, ma là người. Điều đó không phải đã giới hạn tầm nhìn của chúng ta ở Trái Đất nhỏ bé này sao? Chúng ta đang sống ở ngày hôm nay, chúng ta không thể chối cãi là thế giới của là cả một vũ trụ bao la chứ không phải là một phiến thiên địa chỉ có "thiên" và "địa".

Và tôi muốn khẳng định lần nửa là chúng ta đang lý giải những điều chúng ta nói như thế nào, tôi đang quan niệm duy lý (thanh minh: tôi hoàn toàn khẳng định sự đúng đắn của việc tu tâm dẫn đến an bình trong tâm thức).

Trở lại vấn đề, ý tôi là sẽ có hai trường hợp:

1.1 Chúng ta chấp nhận rằng chỉ có sự sống trên hành tinh này. Và con người là sinh vật cấp cao nhất, đầy đủ tình cảm, văn minh để đại diện cho các nhân vật trong kinh sách.

1.2 Có hằng hà sa số sinh linh trên khắp vũ trụ và các vũ trụ khác như trong thuyết tam thiên thế giới. Vậy con người có còn đúng là sinh thể cao cấp nhất không, biết đâu còn có những giống loài văn minh hơn chúng ta, những loài có tư duy và tình cảm, có tri thức và hiểu biết, có những phương pháp tu tập đúng đắn hơn chúng ta.

2. Phật giáo xuất phát từ con người. Nên thần, ma, Phật có hình dáng con người.

Nhận xét:

Nếu quan niệm theo 1.1 thì coi như hết, nó chỉ nghịch lý với việc có nhiều thế giới có con người và chỉ ra rằng đó chỉ là hư cấu.

Nếu quan niệm theo 1.2 và 2 thì lại phản bác tầm phổ quát của Phật giáo trong vũ trụ.

*Con nhắc để bày tỏ sự bất mãn của mình khi thấy các cuộc giảng kinh hay được nói một cách tự hào về sự phổ quát của Phật học trong vũ trụ bao la này. Hình dáng của chúa trời trong thiên chúa giáo cũng là con người, hay "người ngoài hành tinh", đó là thành quả của sự kiêu ngạo của con người, Phật học con nghĩ không cần sự kiêu ngạo ấy (nó đi ngược với bản chất đúng không ạ?)*

II. Thế giới tịnh độ của Phật A-di-đà là nơi con người được giải thoát, vậy giải thoát khỏi cái gì kia? Nơi con người được hạnh phúc sao, khi mà ở đâu ta cũng thấy hạnh phúc? Xin giải nghĩ cho con từ giải thoát, nếu đánh đồng với một thứ thì con nghĩ giải thoát là về với hư vô.

Không nên xem con như một người học đạo, hãy xem con như một người bình xét khó tánh. Xét sự việc theo 2 hướng đối lập sẽ khiến ta dễ hiểu về nó hơn. Con vì thỏa hiếu kì cũng đành nhập cái vai xấu.


chuchuyen
Bài viết: 49
Ngày: 08/04/10 00:24
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đồng Nai

Re: Chấp mê chưa ngộ

Bài viết chưa xem gửi bởi chuchuyen »

1/ Phật và bồ tát khi muốn độ 1 loài chúng sinh nào đó thì sẽ thị hiện thành loài chúng sinh đó để độ họ ( cái đó trong phật pháp gọi là Ðồng sự nhiếp )

2/ Tại sao đức Phật lại chọn cõi người để thị hiện vì trong lục đạo luân hồi chỉ có cõi người là hiện đủ cảnh giới của 5 đạo còn lại .Vì thế trong kinh điển lấy con người làm đại diện cho lục đạo

3/ còn ông hỏi thế nào là giải thoát tức là ngộ được chưa từng bị trói buộc thì là giải thoát , chứ ko phải bị trói rồi bây giờ cởi trói thì mới là giải thoát . Còn ông nói là về với hư vô là Đoạn Kiến ngoại đạo


Ông nếu chỉ vì hiếu kỳ mà hỏi sẽ ko bao giờ hiểu được vì Đức Phật đã nói : Pháp của ta là tới để mà thấy chứ không phải để mà nói suông


"Chúng sanh, tức phi chúng sanh,thị danh chúng sanh".

- Kinh Kim Cang -

Lục Tổ : Nay ta gượng nói ra, khiến ngươi bỏ tà kiến, chớ chấp theo lời nói, mới cho biết ít phần”.
Tân_Ẩn_Sĩ
Bài viết: 5
Ngày: 09/05/13 21:18
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TP.HCM

Re: Chấp mê chưa ngộ

Bài viết chưa xem gửi bởi Tân_Ẩn_Sĩ »

chuchuyen đã viết: Ông nếu chỉ vì hiếu kỳ mà hỏi sẽ ko bao giờ hiểu được vì Đức Phật đã nói : Pháp của ta là tới để mà thấy chứ không phải để mà nói suông
Sự đời rối loạn, tất cả tại tâm. Tâm ta là vô thì tất cả vô, tâm ta hữu thì tất cả hữu. Như mây bay nước chảy, hoa nở hoa tàn, sự thành sự bại, nếu ta vui thì ta thấy chúng nó vui, ta buồn thì ta thấy chúng nó buồn. Vậy liệu có gì thật sự là vui, thật sự là buồn? Cuộc đời là một cơn mộng nhưng không phải mộng, cuộc sống của mỗi con người là một sự "tồn tại".

Chúng ta sống vì cái gì? Hay chúng ta truy cầu cái gì?

Hai câu hỏi có cùng một kết quả nhưng ở hai phương diện khác nhau. Một thì muốn cho còn một thì muốn nhận. Cho và nhận, thiện và ác, tốt và xấu, đúng và sai, Phật và ma, ta và quỷ,... Khác nhau sao? Nếu ông cho là khác thì chúng khác, nếu ông cho là giống thì chúng giống. Tôi hỏi các ông, trên đời này ai là lớn nhất?

Bản thân ông là lớn nhất.

Ông là niệm duy nhất của thế giới này. Tất cả xung quanh ông là vật chất, là tinh thần nhưng không là niệm. Chúng ảnh hưởng nhưng không quyết định đến ông. Chính ông là người quyết định chính mình.

Nếu vũ trụ này là một vũ trụ lớn thì ông chính là một vũ trụ nhỏ. Ông học Phật, ông tu tâm, ông thiền, ông cầu nguyện, ông tập yoga, ông ăn chay, ông đọc sách, ông tập võ, ông ăn học, ông làm việc, ông sống,... chính là ông đang làm cho vũ trụ nhỏ của mình vận động. Nó là mạng sống của ông, là chính ông, là tất cả của ông.

Ông hoàn toàn có thể xem nhẹ tất cả mọi thứ vì ông có quyền đó. Tất cả các thứ tu tập, vận động dù là chánh pháp, là tả pháp cũng chỉ là hướng để ông đi trong cái cuộc đời này. Ai phán định cho ông nó là đúng là sai?

Không ai cả. Quan trọng là ông nghĩ thế nào thôi. Ông muốn gì từ nó. Nó là ích kỉ, nhưng ích kỉ từ chính ông có thể phổ quát mọi con đường trên cái thế giới này. Nói theo toán học thì nó là một tập số lớn nhất, chứa toàn bộ các số thuộc các tập khác như tập sô đúng, tập số sai, tập thiện, tập ác.

Có nghĩa là ông muốn thế nào thì nó là thế ấy, sự đúng sai của nó hoàn toàn không liên quan. Ví dụ: ông giúp đỡ cho mọi người trên thế giới tốt đẹp này, ông muốn tàn sát toàn bộ nhân loại trên cái hành tinh rác rưởi này,...

Nói dài dòng để chỉ ra rằng: "ông là tồn tại duy nhất trên đời này mà ông có thể quyết định sự vận động của nó, điều ông muốn là bản chất của bản chất của bản chất của triết học, thần học, đạo học trên cõi đời này".

Vậy ông muốn gì?


Ông muốn cái thứ quái quỷ gì? Đó là bản chất thật sự của câu hỏi đầy thơ mộng "Tại sao tôi sống?". Dẹp bỏ hết tất cả những thứ trần tục hay thơ mộng, da diết hay sâu sắc, đúng hay sai qua hết một bên đi. Rõ ràng là ông muốn làm cái quái gì trên cái cõi đời này?

Ông muốn hạnh phúc hay đau khổ? Hết, chọn lựa của ông chỉ dao động nhiêu đó thôi. Đừng đề cập hạnh phúc của kẻ khác ở đây, hạnh phúc của kẻ khác chỉ là thứ ảnh hưởng làm dao động hạnh phúc của ông thôi. Ví dụ như ông thấy không hạnh phúc khi người khác không hạnh phúc, hạnh phúc của kẻ khác sẽ chẳng có lấy một sơi lông ý nghĩa khi ông không quan tâm đến nó.

Và cũng chẳng cần hỏi nữa đó cũng biết đó là hạnh phúc đúng không?

Câu trả lời cho câu hỏi muôn thuở mà tỷ tỷ con người nuối tiếc đắn đo cản đời không phải là mưu cầu hạnh phúc sao?

Một bậc chân tu mưu cầu hạnh phúc bằng cách khắc khổ chay tịnh, niệm tụng kinh lý, bầu bạn với hương khói Phật tổ làm vui.

Một kẻ sát nhân lấy việc giết người để thỏa vui thú biến thái của mình.

Các ông có dám dừng lại và suy nghĩ về thú vui của mình không? Đừng có sa đà vào những thứ khác, bỏ qua tất cả và dừng lại xem? Ông thấy gì?

Một mảnh trống không.

Phù phiếm, ông mưu cầu cái quái gì trong khi ông vốn chẳng cần phải kiếm gì cả. Tất cả hiện hữu khi ông cho nó hiện hữu, chúng nó có khác gì một mảnh hư không đâu. Vui thú hay đau khổ chẳng quả chỉ là một niệm của ông thôi. Tội tình không khi chạy đôn chạy đáo muôn dặm hình trình vì một niệm.

Tôi muốn giữ hạnh phúc nên tôi mới tu tập.

Đúng, ông phải làm một cái gì đó để ông quên đi những niệm khác, để chấp nhất cái niệm mình đang hạnh phúc của mình. Tu tập là vậy phải không? Để tôi nói, bọn tội phạm tâm thần cũng y như vậy đấy. Vì cái sự yếu đuối buộc phải tìm một nơi tựa mà tôn giáo ra đời; các nhà khoa học cực đoan khăng khăng bỏ qua thành quả nghiên cứu của các tôn giáo; các học thuyết, các phép tu tập, tu tâm, thiền, yoga,... ra đời.

Các ông cũng chỉ vì mưu cầu một sự chấp nhất, gọi là chấp niệm.


...

Ông sống, ông học tập, ông tu hay ông làm gì cũng được, miễn tâm tưởng ông có chấp niệm ông hạnh phúc thì ông sẽ hạnh phúc thế thôi.

Những tôn giáo phủ màu sắc huyền bí, những học thuyết rối rắm minh mông,... có khác gì nhau khi ta lột bỏ vẻ ngoài của nó.

Hãy sống như ông muốn sống.

Đừng bi lụy vì những hậu quả của nó, tâm tưởng hạnh phúc luôn hướng tới cái thiện.

(Đó cũng là lý do tôi đến diễn đàn này, chắc các bạn hiểu vì sao)


hoasenmaimai
Bài viết: 659
Ngày: 02/03/13 05:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ben tre

Re: Chấp mê chưa ngộ

Bài viết chưa xem gửi bởi hoasenmaimai »

Vậy ông Tân Ẩn Sĩ vào diễn đàn này là cầu giác ngộ hay cầu mê lầm ? , xin nói ngắn gọn cho mọi người dễ hiểu đi .
Tui cảm thấy ông không làm chủ ý mình , vì viết bài rồi xóa .


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.5 khách