Trống rỗng

Học làm Phật - học làm người, có những niềm vui, nổi buồn không biết gởi gắm và chia sẻ cùng ai mời vào đây.

Điều hành viên: quang_tam3, binh

Nguyễn Tiếp
Bài viết: 29
Ngày: 10/04/14 16:00
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Ninh Bình

Trống rỗng

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyễn Tiếp »

Con muốn theo con đường tu đạo phật, mà chẳng biết nên bắt đầu từ đâu. Trong tâm cảm thấy thật khổ sở.
Nam Mô A Di Đà Phật
:(


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Trống rỗng

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Bạn có thể miêu tả hiện trạng của bạn, những điều bạn đang muốn làm, mọi người sẽ giúp bạn. Hãy viết càng nhiều càng cụ thể càng tốt bạn nhé!


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Trống rỗng

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Bắt đầu từ câu "Nam Mô A Di Đà Phật" trong mỗi bài viết của bạn là tốt nhất. Đã biết niệm Phật rồi thì tìm những sách nói về Tịnh Độ mà học và hành theo. Và điều cần nhất là phải đến chùa thọ quy y Tam Bảo và ngũ giới cho danh thuận chánh ngôn và học lý nhân quả để biết việc thiện ác và quả báo của nó.

Mới bắt đầu tu và học Phật chỉ có bấy nhiêu điều căn bản đó thôi.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Nguyễn Tiếp
Bài viết: 29
Ngày: 10/04/14 16:00
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Ninh Bình

Re: Trống rỗng

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyễn Tiếp »

BATKHONG1985 đã viết:Bạn có thể miêu tả hiện trạng của bạn, những điều bạn đang muốn làm, mọi người sẽ giúp bạn. Hãy viết càng nhiều càng cụ thể càng tốt bạn nhé!
A Di Đà Phật!
Con cũng ko biết phải nói ra như nào nữa, đầu óc con kiệt kuệ không thể suy nghĩ thấu đáo được gì.
1 cái gì đó mông lung, khó bày tỏ.
Con hiện đang tu tại gia, không biết việc tu nên bắt đầu ra sao, con trì tụng kinh phật nhưng cũng chỉ biết thành tâm mà tụng chứ không biết phải diễn thuyết theo nghi thức trì tụng như thế nào!
Sao mà khó nói quá :(.


Nguyễn Tiếp
Bài viết: 29
Ngày: 10/04/14 16:00
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Ninh Bình

Re: Trống rỗng

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyễn Tiếp »

battinh đã viết:Bắt đầu từ câu "Nam Mô A Di Đà Phật" trong mỗi bài viết của bạn là tốt nhất. Đã biết niệm Phật rồi thì tìm những sách nói về Tịnh Độ mà học và hành theo. Và điều cần nhất là phải đến chùa thọ quy y Tam Bảo và ngũ giới cho danh thuận chánh ngôn và học lý nhân quả để biết việc thiện ác và quả báo của nó.

Mới bắt đầu tu và học Phật chỉ có bấy nhiêu điều căn bản đó thôi.
Cảm tạ tiền bối đã chỉ bảo.
Cảm phiền tiền bối có thể nói chi tiết hơn được không?
Chúc các tiền bối, đạo hữu thành tựu viên mãn!
A Di Đà Phật!
Quy y tam bảo là thế nào ạ?


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Trống rỗng

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Tam Bảo là:

- Phật bảo, là đấng giác ngộ, là ngôi quý báu thứ nhất.
- Pháp bảo là những lời dạy của đức Phật do ngài tự ngộ và nói ra, là ngôi quý báu thứ hai.
- Tăng bảo là các vị Tăng, Ni xuất gia tu hành, thuyết kinh, giảng pháp Phật cho chính mình tự tu và các Phật tử tu theo, là ngôi quý báu thứ ba.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Nguyễn Tiếp
Bài viết: 29
Ngày: 10/04/14 16:00
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Ninh Bình

Re: Trống rỗng

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyễn Tiếp »

battinh đã viết:Tam Bảo là:

- Phật bảo, là đấng giác ngộ, là ngôi quý báu thứ nhất.
- Pháp bảo là những lời dạy của đức Phật do ngài tự ngộ và nói ra, là ngôi quý báu thứ hai.
- Tăng bảo là các vị Tăng, Ni xuất gia tu hành, thuyết kinh, giảng pháp Phật cho chính mình tự tu và các Phật tử tu theo, là ngôi quý báu thứ ba.
Cảm tạ tiền bối đã chỉ giáo!
Quy y tam bảo có phải là ta đến chùa xuất gia không ạ? Tu đạo phật có nhất thiết phải xuất gia không ạ?
Kính mong tiền bối chỉ dạy!
Chúc toàn thể đh an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật!


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Trống rỗng

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Quy y Tam Bảo là quay về nương tựa ba ngôi quý báu là Phật, Pháp, Tăng của cả hai hàng xuất gia và tại gia, chứ không phải quy y Tam Bảo là xuất gia đi tu, mà Phật tử ở nhà cũng tu được vậy (như bạn đã nói tu tại gia).

Trước đã nói về quy y Tam Bảo, nay xin nói rõ về nghĩa Tam Bảo. Tam Bảo có ba bực.

1. Đồng thể Tam Bảo:
  1. Đồng thể Phật bảo là nói tự tánh sáng suốt của tâm chơn như.
  2. Đồng thể Pháp bảo là nói đức dụng chân chánh của tâm chơn như.
  3. Đồng thể Tăng bảo là nói bản thể thanh tịnh của tâm chơn như.
2. Xuất thế gian Tam Bảo:
  1. Xuất thế gian Phật bảo là chỉ đức Thích Ca Mâu Ni và tất cả chư Phật đã hoàn toàn giải thoát.
  2. Xuất thế gian Pháp bảo là chỉ chánh pháp thực hành để tiêu diệt các sự phiền não như pháp Tứ Đế, Thập Nhị Nhân Duyên, Lục Độ, Thất Bồ Đề phần...
  3. Xuất thế gian Tăng bảo là chỉ cho các bậc A la hán, Duyên giác, Bồ tát đã chứng quả vô sanh.
3. Thế gian trụ trì Tam Bảo:
  1. Thế gian trụ trì Phật bảo là chỉ về Phật cốt, Phật tượng, hình ảnh Phật...
  2. Thế gian trụ trì Pháp bảo là chỉ về Tam Tạng: Kinh, Luật, Luận.
  3. Thế gian trụ trì Tăng bảo là chỉ các bực Tỳ kheo chơn chánh, đạo đức trang nghiệm, giới hạnh trong sạch.
Hiểu được nghĩa quy y Tam Bảo rồi, nếu có cơ hội thuận tiện đến chùa xin Thầy truyền thể thức quy y và thọ giới. Xong rồi nghiên cứu kinh điển tùy theo căn cơ của mình, từ thấp đến cao...

Tôi chỉ hướng dẫn bấy nhiêu thôi, phần còn lại thuộc về tâm linh, bạn phải tự mình tu và thực hành để giác ngộ...


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Nguyễn Tiếp
Bài viết: 29
Ngày: 10/04/14 16:00
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Ninh Bình

Re: Trống rỗng

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyễn Tiếp »

battinh đã viết:Quy y Tam Bảo là quay về nương tựa ba ngôi quý báu là Phật, Pháp, Tăng của cả hai hàng xuất gia và tại gia, chứ không phải quy y Tam Bảo là xuất gia đi tu, mà Phật tử ở nhà cũng tu được vậy (như bạn đã nói tu tại gia).

Trước đã nói về quy y Tam Bảo, nay xin nói rõ về nghĩa Tam Bảo. Tam Bảo có ba bực.

1. Đồng thể Tam Bảo:
  1. Đồng thể Phật bảo là nói tự tánh sáng suốt của tâm chơn như.
  2. Đồng thể Pháp bảo là nói đức dụng chân chánh của tâm chơn như.
  3. Đồng thể Tăng bảo là nói bản thể thanh tịnh của tâm chơn như.
2. Xuất thế gian Tam Bảo:
  1. Xuất thế gian Phật bảo là chỉ đức Thích Ca Mâu Ni và tất cả chư Phật đã hoàn toàn giải thoát.
  2. Xuất thế gian Pháp bảo là chỉ chánh pháp thực hành để tiêu diệt các sự phiền não như pháp Tứ Đế, Thập Nhị Nhân Duyên, Lục Độ, Thất Bồ Đề phần...
  3. Xuất thế gian Tăng bảo là chỉ cho các bậc A la hán, Duyên giác, Bồ tát đã chứng quả vô sanh.
3. Thế gian trụ trì Tam Bảo:
  1. Thế gian trụ trì Phật bảo là chỉ về Phật cốt, Phật tượng, hình ảnh Phật...
  2. Thế gian trụ trì Pháp bảo là chỉ về Tam Tạng: Kinh, Luật, Luận.
  3. Thế gian trụ trì Tăng bảo là chỉ các bực Tỳ kheo chơn chánh, đạo đức trang nghiệm, giới hạnh trong sạch.
Hiểu được nghĩa quy y Tam Bảo rồi, nếu có cơ hội thuận tiện đến chùa xin Thầy truyền thể thức quy y và thọ giới. Xong rồi nghiên cứu kinh điển tùy theo căn cơ của mình, từ thấp đến cao...

Tôi chỉ hướng dẫn bấy nhiêu thôi, phần còn lại thuộc về tâm linh, bạn phải tự mình tu và thực hành để giác ngộ...
xin cảm tạ công ơn tiền bối đã chỉ dạy! Con chúc tiền bối thành tựu viên mãn!
(xưng con với tiền bối vì con biết tiền bối cũng cao tuổi rồi mặc dù tiền bối không ghi thật danh tánh và tuổi tác., nên cũng dễ gây trường hợp đạo hữu trẻ ko biết mà hỗn với người, hihi)
chúc tiền bối sống an lạc, tâm luôn thanh tịnh!


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Trống rỗng

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Đạo Phật chủ trương bình đẳng, không phân biệt giai cấp, giàu nghèo, nữ nam, già trẻ, vì mỗi người đều có trình độ giác ngộ (Phật tánh) như nhau.

Thêm nữa khi tu học và giao tiếp với mọi người, nên dụng chữ "Nhẫn" trong hạnh Nhẫn Nhục của Lục Độ Ba la mật, là đệ nhất hạnh, có công năng dứt trừ ngã, nhơn, nghĩa là dứt trừ ý niệm phân biệt chủ khách, mình người. Dứt được ngã chấp thì sẽ chịu đựng dễ dàng tất cả nghịch cảnh, khổ đau trong đời. Nhẫn Nhục là không biết mình đang chịu khổ, người tạo khổ và vấn đề khổ. Chữ Khổ này là pháp đầu tiên Phật dạy và hiện tại, bây giờ, ở đây hay mọi nơi cũng vẫn còn là "cái ách" mà mọi người phải mang trên cổ. :D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Nguyễn Tiếp
Bài viết: 29
Ngày: 10/04/14 16:00
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Ninh Bình

Re: Trống rỗng

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyễn Tiếp »

battinh đã viết:Đạo Phật chủ trương bình đẳng, không phân biệt giai cấp, giàu nghèo, nữ nam, già trẻ, vì mỗi người đều có trình độ giác ngộ (Phật tánh) như nhau.

Thêm nữa khi tu học và giao tiếp với mọi người, nên dụng chữ "Nhẫn" trong hạnh Nhẫn Nhục của Lục Độ Ba la mật, là đệ nhất hạnh, có công năng dứt trừ ngã, nhơn, nghĩa là dứt trừ ý niệm phân biệt chủ khách, mình người. Dứt được ngã chấp thì sẽ chịu đựng dễ dàng tất cả nghịch cảnh, khổ đau trong đời. Nhẫn Nhục là không biết mình đang chịu khổ, người tạo khổ và vấn đề khổ. Chữ Khổ này là pháp đầu tiên Phật dạy và hiện tại, bây giờ, ở đây hay mọi nơi cũng vẫn còn là "cái ách" mà mọi người phải mang trên cổ. :D
lời tiếp dẫn của tiền bối thật vô cùng đáng qúy! Con xin ghi nhớ!
Chuttc tiền bối thành tựu viên mãn!


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.18 khách