[Trao đổi] - Về Công Phu và Giấc Ngủ....

Học làm Phật - học làm người, có những niềm vui, nổi buồn không biết gởi gắm và chia sẻ cùng ai mời vào đây.

Điều hành viên: quang_tam3, binh

Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: [Trao đổi] - Về Công Phu và Giấc Ngủ....

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

biển tâm đã viết: kính chào đạo hữu Pucaquynhnga22,

bt có vài ý chia xẻ.
1) tìm xem nhân từ đâu ? Nghiệp quá khứ, ái dục hay vật thực của hiện tại ?
do nghiệp quá khứ thì cần hành đạo tinh tấn & tỉnh giác hơn.
do ái dục thì cần giữ Giới & tỉnh giác kiểm soát sáu căn thường xuyên.
do vật thưc thì cần hiểu rõ hai loại vật thực Danh & Sắc đang nuôi thân mạng, vì Tâm sinh Sắc chứ sắc không sinh tâm.
2) & 3) giấc ngủ từ 23 giờ đến 05 giờ sáng là thời gian tốt nhất cho sức khỏe.
4) nhiều vị thiền sư .
5) lệ thuộc vào có hay không hành thiền.
6) quan sát cái „không thể cố gắng“ thì đồng thời buông bỏ cái „chỉ muốn dừng“ – đó là Để Vượt Qua.

bt
Quan sát cái không thể cố gắng, ./..,.,

Dạ, Qn cảm ơn cô Biển Tâm nhiều nghe, >:D<


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: [Trao đổi] - Về Công Phu và Giấc Ngủ....

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

pucaquynhnga22 đã viết:
biển tâm đã viết: kính chào đạo hữu Pucaquynhnga22,

bt có vài ý chia xẻ.
1) tìm xem nhân từ đâu ? Nghiệp quá khứ, ái dục hay vật thực của hiện tại ?
do nghiệp quá khứ thì cần hành đạo tinh tấn & tỉnh giác hơn.
do ái dục thì cần giữ Giới & tỉnh giác kiểm soát sáu căn thường xuyên.
do vật thưc thì cần hiểu rõ hai loại vật thực Danh & Sắc đang nuôi thân mạng, vì Tâm sinh Sắc chứ sắc không sinh tâm.
2) & 3) giấc ngủ từ 23 giờ đến 05 giờ sáng là thời gian tốt nhất cho sức khỏe.
4) nhiều vị thiền sư .
5) lệ thuộc vào có hay không hành thiền.
6) quan sát cái „không thể cố gắng“ thì đồng thời buông bỏ cái „chỉ muốn dừng“ – đó là Để Vượt Qua.

bt
Quan sát cái không thể cố gắng, ./..,.,

Dạ, Qn cảm ơn cô Biển Tâm nhiều nghe, >:D<
- Quỳnh Nga tu theo pháp môn Tịnh Độ (Bắc Truyền) mà cô biển tâm lại dùng thuật ngữ Phật giáo Nam Truyền, thảo nào Quỳnh Nga không hiểu được! :D

Theo ngu tôi hiểu "Quán sát cái không thể cố gắng", tức là ý nói về cái tâm lườì biếng, dã dượi, và "buông bỏ cái chỉ muốn dừng" là tâm phóng dật...!?

Lâu lắm dễ chừng hơn một năm mới thấy cô biển tâm dừng chân, ghé mắt vào đọc và ban cho biện pháp khắc phục "hôn trầm" (buồn ngủ) trong khi công phu! tangbong tangbong tangbong


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: [Trao đổi] - Về Công Phu và Giấc Ngủ....

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

pucaquynhnga22 đã viết:Cho QN hỏi cà nhà: #-o

P/s: Hôm nay ngủ dậy mệt mỏi, uể oải, tự nhiên thấy giấc ngủ tốn nhiều thời gian trong cuộc đời ghê, nên mạn phép hỏi... ./..,., >:D<
Chú Hỉ xin chào cô QN, hôm nay ngủ dậy có còn thấy mệt mỏi, uể oải nữa không? :) Nếu còn thì chú Hỉ sẽ bàn thêm và nói rõ vì sao!
Ai thường mất ngủ thì có rất nhiều vấn đề trong đó. Ăn quá ít, hay ăn quá nó; bận rộn trong đời sống hoặc không bận rộn cũng điều có sự ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Mỗi khi ngủ không đủ giấc, thì sức khỏe sẽ yếu kém. Điều này ai cũng biết. Cho đến người tu hiểu đạo cũng khó mà đối trị với cái dục này (Tiền, tài, tình, ăn và ngủ... )

Và sự ngủ nghĩ của con người đã chiếm 1/3 để nuôi sự sống, 1/3 làm việc để nuôi dưỡng thân mạng, còn 1/3 để tu tâm dưỡng tánh,,, có thể là không đủ thời gian cho chúng ta để tán gẩu nói phiếm đâu. Nếu hiểu giấc ngủ là một việc mà loài người khó cưởng lại. Hi hi. Bây giờ Chú Hỉ đăng nguyên si bài luận của Thích Quảng Tánh nói về giấc ngủ của Đức Phật còn hiện tiền cho mọi người tham khảo nhé, rồi mới viết tiếp.

*** Bài luận ***

Ai cũng biết ham mê ngủ nghỉ là không tốt. Nhưng nếu không ngủ được lại là một đại họa. Ngủ ngon và đủ giấc giúp phục hồi sức khỏe, trí óc minh mẫn, tinh thần sảng khoái, cuộc sống tươi vui hơn. Thế nhưng đời sống hiện đại đã khiến những giấc ngủ ngon ngày càng trở nên xa xỉ, đối với không ít người, đó là niềm mơ ước xa vời. Có lẽ vì thế mà trước lúc đi ngủ người ta thường chúc ngủ ngon, rồi sau khi thức dậy, điều quan tâm đầu tiên cũng là ngủ có ngon giấc.
Trong pháp thoại dưới đây, Thế Tôn cho biết Ngài thường ngủ rất ngon. Điều đáng nói là những điều kiện hỗ trợ cho giấc ngủ của Ngài như phòng ốc, chăn màn, chiếu gối… đôi khi lại rất sơ sài, thậm chí có đêm đông phải nằm dưới gốc cây trụi lá. Hẳn Thế Tôn có bí quyết của riêng mình nên mới ngủ ngon trong bất cứ hoàn cảnh nào.

“Một thời Phật ở bên cạnh đền thờ A-la-tỳ. Bấy giờ trời rất lạnh lẽo, cây cối trơ trụi.

Khi ấy, con của trưởng giả Thủ-a-la-bà ra khỏi thành ấy, đi dọc theo bên ngoài, dần đến chỗ Thế Tôn, đến rồi cúi lạy và ngồi xuống một bên. Con trưởng giả bạch Thế Tôn:

- Chẳng rõ hôm rồi Ngài ngủ ngon chăng?

Thế Tôn đáp:

- Đúng vậy, chàng trai. Ta ngủ ngon lắm.

Con của trưởng giả bạch Phật:

- Nay là ngày rất lạnh, vạn vật trơ trụi. Thế Tôn lại ngồi đệm cỏ, mặc y áo quá mỏng manh. Thế sao Thế Tôn nói: ‘Ta ngủ ngon lắm’.

Thế Tôn bảo:

- Chàng trai lắng nghe! Nay Ta hỏi lại, hãy theo đó mà trả lời! Ví như nhà trưởng giả chắc chắn, phòng nhà không có gió bụi. Trong nhà đó, có giường nệm, mền, mùng, chiếu, gối đầy đủ mọi thứ. Có bốn ngọc nữ nhan sắc đoan chánh, mặt như hoa đào, hiếm có ở đời, nhìn không chán mắt, đèn đốt sáng sủa. Vậy trưởng giả ấy có ngủ ngon được chăng?

Con của trưởng giả đáp:

- Đúng thế, Thế Tôn! Có giường nằm tốt thì ngủ rất ngon.

Thế Tôn bảo:

- Thế nào, chàng trai? Nếu người ngủ được ngon giấc rồi nổi dục ý. Do dục ý này có mất ngủ chăng?

Con của trưởng giả đáp:

- Đúng vậy, Thế Tôn! Nếu người kia dục ý nổi lên, liền không ngủ được.

Thế Tôn bảo:

- Như người kia dục ý mạnh. Nay Như Lai đã dứt hẳn không sót, không còn gốc rễ, chẳng còn hưng khởi nữa. Thế nào, chàng trai, nếu có tâm sân giận, ngu si nổi lên, há ngủ ngon được sao?

Chàng trai đáp:

- Không ngủ ngon được. Vì sao thế? Do tâm có ba độc vậy.

Thế Tôn bảo:

- Như Lai hôm nay không còn tâm này, dứt hẳn không sót, cũng không gốc rễ… nên Như Lai chóng được ngủ ngon”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm Thanh văn [lược],
VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.53)
Thì ra, các điều kiện vật chất bên ngoài chỉ hỗ trợ đắc lực cho giấc ngủ ngon mà thôi. Nhà cao, cửa rộng, chăn ấm, nệm êm… chỉ mới là điều kiện cần mà chưa đủ cho một giấc nồng không mộng mị. Không ít người sống trong nhung lụa mà vẫn trắng đêm, không tài nào chợp mắt. Theo Thế Tôn, điều quan trọng nhất cho một giấc ngủ ngon là thân khỏe, tâm an. Ba độc tham sân si trong tâm càng lắng dịu chừng nào thì dễ dàng có được giấc ngủ ngon chừng nấy.

Thế nên trong cuộc sống hàng ngày, từ bi hỷ xả phải luôn được trau dồi để thân tâm nhẹ nhàng thanh thản. Thiền buông thư, thiền chánh niệm, thiền hành là các liệu pháp giúp cho thân tâm an tịnh, dễ thành tựu giấc ngủ ngon. Người có giấc ngủ ngon (sâu) thực ra họ không cần ngủ nhiều mà vẫn thấy đầy đủ, sảng khoái vì thân tâm được nghỉ ngơi trọn vẹn. Một số người tu ngủ rất ít nhưng không có biểu hiện đói ngủ là nhờ họ có giấc ngủ thật ngon.

Ngủ ngon là một phẩm chất quan trọng của đời sống hạnh phúc. Học theo Thế Tôn, chúng ta hãy chuyển hóa tham dục, sân hận và si mê. Khi thức bình an, nhẹ nhàng thì chắc chắn khi ngủ cũng an bình. “Nguyện ngày an lành đêm an lành/Đêm ngày sáu thời đều an lành” thì chắc chắn chúng ta có được cuộc sống an vui và hạnh phúc.
Quảng Tánh


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: [Trao đổi] - Về Công Phu và Giấc Ngủ....

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Như ý Cát Tường đã viết:Người lớn tuổi ngủ ít thì không bị mất trí nhớ (Bà Ngoại của Cát Tường ngủ rất ít chỉ khoảng 5-6 tiếng/ngày, ngày uống 2 bịch sữa đậu nành nguyên chất chỉ ăn chay vào ngày rằm, ăn trái cây nhiều hơn ăn cơm, Ngoại trông gầy ốm nhưng da dẻ rất đẹp và Cát Tường đã đem về thuốc cho Ngoại uống để da mịn như em bé cho Ngoại vui cũng chỉ là vitamin thôi, tinh thần sáng suốt rất tin kính Bồ Tát Quán Thế Âm, còn múa võ được vì Ngoại có võ để phòng thân, còn đi làm vườn cho dù không cho Ngoại làm vì tám mươi mấy tuổi rồi.). Người thường thì ăn ngủ phải đủ mới khỏe, người tu thì ăn ngủ cũng ít lắm vẫn khỏe, Cát Tường có nghe Ni bảo các Sư Bà mỗi lần tịnh là không ăn uống, ngủ gì hết vậy mà lâu lâu trông thấy Sư Bà sao mà khỏe và tươi tắn rất đẹp.
Hi tangbong :) Người lớn tuổi ngủ ít thì không bị mất trí nhớ, Chú Hỉ thấy tùy người, :) Nghề của chú Hỉ là làm ca đêm mà, Nếu làm lâu năm sẽ mau già mà trí nhớ lại kém.
Nếu không thường tham khảo đọc báo, học Phật Pháp trên Internet, và giao lưu diễn đàn thì có lẽ giờ này chú Hỉ vào dưỡng lão mất thôi.

Làm việc thích hợp linh tinh hàng ngày như Bà Ngoại thì mới giữ gìn sức khỏe tốt hơn, kế đến là ăn uống phép dưỡng sinh. Nhưng ăn chay chỉ ngày rằm để đổi món cũng được :D có còn hơn không hé...CT
Bí quyết của Cát Tường khi đi xa để không ngủ tỉnh táo và khỏe trong khoảng 14 tiếng (Có thể thời gian lâu hơn cũng được là 1 tuần) trong ngày không ăn, chỉ uống mà không đi tiểu tiện vẫn giữ được nhan sắc tươi tắn và khỏe không bị say tàu, xe, máy bay là dùng nước + gừng nấu sôi cho chút ít đường (Cát Tường không dùng thuốc Tây vì thấy không có hiệu quả) và Cát Tường có niệm thầm Bồ Tát Quán Thế Âm suốt, chỉ là bí quyết riêng của Cát Tường còn áp dụng với người khác có được hiệu quả không thì Cát Tường không biết vì cũng cách nấu nước gừng hệt như vậy nhưng Mẹ của Cát Tường nấu cho Ngoại dùng thì Ngoại bảo sao ngọt quá không ngon chỉ Cát Tường nấu thì ai trong nhà uống cũng ngon và hết bệnh rất nhanh vì còn chữa bệnh khác nữa như trúng phong (Vì cô bé học trò bị trúng phong khi nhà bé ở xa nhà Cát Tường quá, đem vào bệnh viện không kịp nên Cát Tường làm nước gừng cho bé uống thì hết bệnh nghỉ trưa ở nhà Cát Tường xong chiều đi học về nhà bình thường, bé hết bệnh nhưng thật tội mẹ của bé lại bị sẩy thai vì nhà quá xa trường học khi đi đón bé.).

:) Chú Hỉ mà học bí quyết của cô CT đi đường 12, 14 tiếng không ăn,chỉ uống... chắc bây giờ chỉ còn cái da bọc xương. Lâu lâu một lần thì được. Bởi chú Hỉ là tài xế mà. Đừng giận chú Hỉ nhe. Chú xin lỗi trước. Dầu sao thì CT cũng có lòng thành muốn cho mọi người biết trong tình trạng ứng xử cho người ít thường đi xe cộ, bi quyết này chú Hỉ thấy cũng hay hay. =D> =D> =D>

Cát Tường chỉ dùng cho người thân trong nhà vì không phải là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề nhưng Cát Tường luôn nhớ tiến sĩ dạy bên bác sỹ đông y bảo là luôn nên có củ gừng trong nhà, những bệnh cúm không có thuốc chữa Cát Tường cũng chỉ biết kêu cả nhà uống nước chanh đường cả ngày và vui vẻ để tăng sức đề kháng để phòng ngừa bệnh thôi, những ngày nắng nóng uống nước chanh cũng khỏe và nhan sắc tươi tắn, da đẹp. Bí quyết ít ăn, ít ngủ vẫn khỏe đẹp của Cát Tường là vậy có niệm thầm Bồ Tát Quán Thế Âm nữa. Cát Tường chia sẻ thật lòng vậy thôi đừng vội tin Cát Tường nên đi hỏi bác sỹ có chứng chỉ hành nghề cách dùng thức uống như trên có đúng không thì mới áp dụng.
:)
Còn uống nước gừng cũng là diệu dược (thuộc hỏa) ngăn chặn tiểu tiện chống say nắng say xe, gừng có nhiều cách chế biến khi sử dụng, và gừng cũng có người hợp và không hợp, đó là những người... cafene? Uống trà, uống trà =P~ :)


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: [Trao đổi] - Về Công Phu và Giấc Ngủ....

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

Chú Hỉ đã viết: Chú Hỉ xin chào cô QN, hôm nay ngủ dậy có còn thấy mệt mỏi, uể oải nữa không? :) Nếu còn thì chú Hỉ sẽ bàn thêm và nói rõ vì sao!
Cảm ơn Chú,

À, chỉ là tự dưng hôm đó uể oải thôi, chứ bình thường thì không mệt lắm, dù Qn thức khuya cũng không mệt.

Thiệt ra, điều Qn thực sự muốn biết là: làm sao để ngủ ít mà vẫn đủ năng lượng, không uể oải, mệt mỏi, thiếu sức? ./..,., Nhưng qua các chia sẽ của các ĐH thì hình như vẫn là 6-8 tiếng là mới đủ. ./..,.,

Nếu tính ra đúng là 8 tiếng là 1/3 cuộc đời để ngủ rồi. ./..,.,

Qn thấy rất khâm phục mấy vị mà ngủ ít nhưng tràn trề năng lượng. caunguyen


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: [Trao đổi] - Về Công Phu và Giấc Ngủ....

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

Kính chào đạo hữu Battinh
Kính chào đạo hữu Pucaquynhnga 22

bt ít vào mạng, tuy nhiên thỉnh thoảng có ghé ngang thăm chốn cũ,
cám ơn đạo hữu Battinh đã giải thích cho QN, Pháp phương tiện thì tùy cách tu của người mà giải thích sao cũng có thể được.

bt nhìn 5 chữ „Làm Gì Để Vượt Qua?“ , nên chia xẻ phương tiện Để Vượt Qua, không lệ thuộc Nam Tông hay Tịnh Độ.
đạo hữu QN hỏi:
6. Khi công phu sẽ có 1 cái-ngưỡng mà ngay tại đó mình thực sự không thể cố gắng thêm, lúc đó chỉ muốn dừng. ĐH làm gì để vượt qua?

bt trả lời:
6) quan sát cái „không thể cố gắng“ thì đồng thời buông bỏ cái „chỉ muốn dừng“ – đó là Để Vượt Qua.

Tâm QN vừa ở chỗ công phu vẫn còn tịnh, nếu dùng tâm tịnh đó nhìn vào cái Không Thể Cố Gắng thì sẽ nhận ra Ta Không Thể Điều Khiển Được, Bất Toại Nguyện. - đó là Vượt Qua .

Người tu Nam Tông thường sẽ nhìn cái Chỉ Muốn Dừng.
kính chúc quí Đạo Hữu nhiều an lành.
bt


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: [Trao đổi] - Về Công Phu và Giấc Ngủ....

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

pucaquynhnga22 đã viết:
Thiệt ra, điều Qn thực sự muốn biết là: làm sao để ngủ ít mà vẫn đủ năng lượng, không uể oải, mệt mỏi, thiếu sức? ./..,., Nhưng qua các chia sẽ của các ĐH thì hình như vẫn là 6-8 tiếng là mới đủ. ./..,.,

Nếu tính ra đúng là 8 tiếng là 1/3 cuộc đời để ngủ rồi. ./..,.,

Qn thấy rất khâm phục mấy vị mà ngủ ít nhưng tràn trề năng lượng. caunguyen
[/quote]

nếu suốt đêm hành thiền hay niệm Phật thì sáng ra không mõi mệt QN ạ,
tuy nhiên về lâu dài thì phải thiền ngay trong đời sống, Niệm Phật có lẽ cũng cần thế, mà Niệm Phật có vẻ bất lợi hơn vì trong khi làm việc, nói chuyện không Niệm Phật được, phải không QN ?
thiền quen rồi thì chánh niệm tỉnh giác thường xuyên có mặt, tâm ít động tức ít phiền não, ít toan tính, suy nghĩ......vv....vv... thì đêm chì cần ngủ 3 đến 4 tiếng.

chúc QN luôn an lành trong Pháp Bảo.
bt


Như ý Cát Tường
Bài viết: 499
Ngày: 13/03/13 20:24
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Được cảm ơn: 1 time

Re: [Trao đổi] - Về Công Phu và Giấc Ngủ....

Bài viết chưa xem gửi bởi Như ý Cát Tường »

Mấy tuần trước Cát Tường có nghe Sư Tâm Tâm giảng pháp qua đĩa thấy an lắm tự nhiên cứ nhớ Cô Biển Tâm hihi... (Chùa Cát Tường hay đến có hai Ni làm công tác ở dưới điện Phật có Cát Tường lâu lâu xẹt vào phụ thành 3 người có tên gộp lại là Tâm An Hòa). Cát Tường cũng khâm phục mấy vị ngủ ít nhưng tràn trề năng lượng.

Chú Hỉ nói con đúng rồi, không phải người nào cũng dùng thuốc giống nhau tùy theo thể trạng và bệnh gì. Con đang gặp khó khăn về chuyện Bố con đang làm nũng với các con, làm gì cũng vui vẻ để có sức khỏe nên lúc về Ngoại con nói chuyện bình thường về những gì thấy trong vườn nhà Ngoại làm Ngoại cười nghiêng ngã vui lắm, dạo này thấy Ngoại trẻ đẹp hẳn ra khi con về Tp.HCM thì Ngoại nhớ quá nên gọi điện nói chuyện mỗi ngày cho Ngoại vui. Chú làm giếng nghe Ngoại đòi cho con trang sức mà con không chịu tại con không thích đeo trang sức mà thật ra chẳng muốn nhận tài sản gì hết chỉ về cho Ngoại vui và đã khuyên Ngoại buông và làm thừa kế cho Cậu rồi, Chú làm giếng nói vui Bà mua kim cương cho nó đi... cười quá trời luôn nhất là Cát Tường làm bà bán trái cây vì Ngoại bảo đi bán vườn nhà cây trái sum xuê trái bơ cứ rớt xuống vườn bịch bịch mà không đi bán bơ mà bán trái mọc dưới cây bơ. Con nghe Sư Tâm Tâm giảng pháp có kể câu chuyện ông bà sống trong viện dưỡng lão ở nước ngoài nghe mà xót xa quá.

Nói gì nói chứ Cát Tường đi đường xa về Tp.HCM nghỉ ngơi ăn ngủ quá chừng không khéo thành Lão Trư may quá có Hằng Nga lập topic này.


Sau các Phật diệt độ
Nếu người lòng lành dịu
Các chúng sanh như thế
Đều đã thành Phật đạo.
(Trích Kinh Pháp Hoa)
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: [Trao đổi] - Về Công Phu và Giấc Ngủ....

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

pucaquynhnga22 đã viết: Cảm ơn Chú,

À, chỉ là tự dưng hôm đó uể oải thôi, chứ bình thường thì không mệt lắm, dù Qn thức khuya cũng không mệt.

Thiệt ra, điều Qn thực sự muốn biết là: làm sao để ngủ ít mà vẫn đủ năng lượng, không uể oải, mệt mỏi, thiếu sức? ./..,., Nhưng qua các chia sẽ của các ĐH thì hình như vẫn là 6-8 tiếng là mới đủ. ./..,.,

Nếu tính ra đúng là 8 tiếng là 1/3 cuộc đời để ngủ rồi. ./..,.,

Qn thấy rất khâm phục mấy vị mà ngủ ít nhưng tràn trề năng lượng. caunguyen
Chú Hỉ xin chào cô QN,

Hi :) Nếu chúng ta quán tưởng đến bài luận của thầy Thích Quảng Tánh, thì việc ngồi/đi/đứng/thiền, hoặc niệm Phật thì chỉ là phương tiện, Chính gì có thiền, có niệm, nên mới làm giảm dần dần những y tưởng xấu trong tâm ta, Nhưng trong tích chuyện Ngài dạy, thì không có nói là dùng phương tiện.

Ngài đã giảng, nếu không còn ba độc và các chướng ngại của dục tức là ngủ ngon.

Do đó chúng ta liên tưởng đến những vị thiền sư ngủ 3 hay 4 tiếng là đủ, sự thật là các vị đó nằm trong thiền định (tâm trí họ rất sáng suốt.)
Còn chúng ta ngủ là bởi vì có con ma ngủ trong tâm nên phải tối thiểu cũng từ 6 tiếng/ngày. Chưa tính các giờ nghĩ trưa, ngủ nướng, hay bị các vấn đề của 4 dục khác hoành hành. Vì vậy bình quân làm thân con người phải mất đi 1/3 năng lượng cho con ma ngủ là như vậy.

Chú Hỉ cũng có một thời gian trải qua cảnh ngủ trong chánh pháp rồi. Nhưng chỉ giống như miếng màng tàu hủ, đụng tới là bể ngay. Vì không có thầy, học chưa đúng cội nguồn chánh Pháp. Bây giờ hễ nằm xuống là không biết trời trăng, mây nước (bà xã thường nói, ông ngủ giống như gà. Ngủ như vậy là ngủ bệnh, ngủ của tuổi già. Hoặc có người ngủ 3,4 tiếng cũng là bệnh.)

-

- Vấn đề thiền/niệm/trì/tụng, không phải ai... thiền hay niệm Phật điều thù thắng cả, mà phải tùy vào sức khỏe, tâm tánh, (nếu không có căn bản thực tập của bát chánh đạo thì con đường thanh trừ 3 độc chỉ là ngọn.)

- Nếu là người tại gia, trước phải rèn luyện cho mình 3 pháp: Chánh ngữ, chánh mạng và chánh nghiệp, theo sách báo viết thì chỉ có hai là chánh ngữ và chánh mạng, ít khi đề cập đến chánh nghiệp.
Xem các đường links này:Ngủ không ngon làm tăng nguy cơ mất trí nhớ (6/6)
10 căn bệnh thời đại do thiếu ngủ (24/5)
http://suckhoe.vnexpress.net/photo/tu-van/10-can-benh-thoi-dai-do-thieu-ngu-3222616.html#box_comment
Nguy hiểm từ việc thiếu ngủ (22/5)
Người mất ngủ chịu đau kém hơn bình thường (12/5)
Bài tập thở 60 giây giúp dễ ngủ (5/5)

*
qua các chia sẽ của các ĐH thì hình như vẫn là 6-8 tiếng là mới đủ. ./..,.,

Nếu tính ra đúng là 8 tiếng là 1/3 cuộc đời để ngủ rồi. ./..,.,
Vấn đề này không thể nào đo chính xác được.
Như baby mới sanh thì cần phải 12, 14 tiếng/ngày. Còn trong tháng,
Từ 3 tháng tuổi thì cũng từ 10 tới 12 tiếng/ngày. Cho tới 5 tuổi.

Khi vào lớp 1 tối thiểu phải 9 tiếng.

Từ 10 t tới 16 tuổi là tuổi ăn chơi. (Nếu ham chơi thì ngủ ít, mất sức. Có đưa thì 6, có đứa 7 hoặc 8 tiếng/ngày.)

Như vậy từ 17 cho tới 60 thì bị lệ thuộc vào gia đình và xã hội cho nên không ai giống ai là vậy.

Tạm thời như vậy đi, chừng nào cô QN / độc giả có vấn đề sức khỏe thì hỏi ngay Tiểu bồ tát CT sẽ giải đáp cho quí vị. Cố gắng nhe quí vị. ;;)

Thân ái.


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: [Trao đổi] - Về Công Phu và Giấc Ngủ....

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Tạm biệt chứng mất ngủ với... củ gừng

Theo y dược học hiện đại, gừng có tinh dầu 2% - 3%, chất nhựa 5%, chất béo 3% tinh bột và các chất cay như zingeron, shogaola. Gừng và tinh dầu chiết xuất từ gừng còn có tác dụng chữa chứng mất ngủ kinh niên.

Hình ảnh
Gừng còn có tác dụng chữa chứng mất ngủ kinh niên.


Bài thuốc 1:
Nguyên liệu:
- Gừng tươi: 1 củ to hay nhỏ tùy vào mức độ ăn cay của từng người.
- Đường phên: Lượng vừa đủ cho lượng nước 500ml

Cách làm:
Cho gừng vào nước lạnh (khoảng 500ml, cho 1 lần uống) đun sôi, sau khi nước sôi cho đường vào, tiếp tục đun nhỏ lửa khoảng 15 phút là được.



Hình ảnh


Nước gừng chữa chứng mất ngủ.
Uống vào buổi trưa hoặc buổi chiều để có tác dụng vào lúc đi ngủ.
Cách dùng:
*

Bài thuốc 2:

Nguyên liệu:
- Gừng tươi: 1 củ to hay nhỏ tùy vào mức độ ăn cay của từng người.
- Nước ấm: 500ml.
- Muối: Lượng vừa đủ.

Cách làm:
Giã nát gừng hòa vào nước ấm, cho thêm chút muối và khuấy đều.

Cách dùng:
Uống vào buổi trưa hoặc buổi chiều để có tác dụng vào lúc đi ngủ.

Lưu ý:
Ngày nào uống thì chế biến ngày ấy cho tươi mới là tốt nhất. Không cứ người mất ngủ mới uống được, người bình thường muốn ngủ ngon đều có thể uống.

Thời gian đầu khi mất ngủ trầm trọng, có thể uống khoảng 1 lít nước đường gừng hoặc muối gừng. Sau 1 thời gian khi bệnh đã chuyển, có thể giảm xuống uống 500ml rồi dần dần duy trì cách ngày uống 1 lần 500ml.
Ngoài ra, nếu có điều kiện, người bệnh nên áp dụng thêm một số biện pháp phụ trợ như ngồi thiền hoặc ngâm chân bằng nước gừng nóng hay muối nóng trước khi đi ngủ để có được giấc ngủ sâu và ngon. (links http://phunutoday.vn/suc-khoe/chua-mat- ... 48696.html
cafene cafene cafene
P.s
(Sưu tập từ báo Phunu today, khi dùng cảm thấy trong người không được khỏe, dẫn mất ngủ thường xuyên thì nên đi khám bác sĩ, bởi gừng chỉ hợp cho người này, mà không hợp cho người kia. Chú Hỉ :) )

-------------------------------------
Sử dụng gừng đúng cách
--------------------------------------
1. Không nên gọt vỏ: Nhiều người gọt vỏ khi ăn gừng mà không biết rằng vỏ gừng cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Vì vậy khi ăn gừng nên rửa sạch sau đó sử dụng theo mục đích.
2. Không nên ăn gừng trong thời gian dài: Những người mắc những bệnh dưới đây không nên ăn gừng liên tục: âm hư hỏa vượng, nhiệt trong, mắc các bệnh mụn nhọt, viêm phổi, phù thũng phổi, hạch phổi, viêm dạ dày, viêm gan, viêm thận, bệnh tiểu đường
3. Không dùng gừng cho người say nắng: Khi bị cảm lạnh uống nước gừng sẽ rất hiệu quả. Tuy nhiên, trái lại đối với những trường hợp cảm mạo thử nhiệt, cảm mạo phong nhiệt hoặc bị trúng nắng tuyệt đối không cho dùng gừng.
4. Không nên ăn gừng tươi đã bị dập: Chắc chắn nhiều người không biết rằng củ gừng tươi sau khi bị dập sẽ sinh ra một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu đàn sẽ biến thành ung thư gan, ung thư thực quản.(bài tham khảo, sưu tập)
=================

Chú Hỉ xin chào mọi người. :)
Công phu tu tập để có một giấc ngủ ngon, mà không bị ông thần mê ngủ dẫn... Trước hiểu cách dưỡng sinh để biết năng lượng của cơ thể và điều hòa tâm an tịnh. Sau là công phu tu tập ngủ nghĩ trong thiền định, như các vị thiền sư.

Chủ đề mở của QN hay lắm, xin hãy đặt thêm câu hỏi.
Về Nam Y thì củ gừng, sử dụng rất tốt cho sức khỏe, đúng như cô CT đã giới thiệu.

Thân ái.


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.28 khách