Một Mình Một Núi!

Học làm Phật - học làm người, có những niềm vui, nổi buồn không biết gởi gắm và chia sẻ cùng ai mời vào đây.

Điều hành viên: quang_tam3, binh

LuuHoan
Bài viết: 11
Ngày: 15/12/19 16:22
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

Re: Một Mình Một Núi!

Bài viết chưa xem gửi bởi LuuHoan »

ngày nay mọi người thường dành thời gian phần nhiều cho các nền tảng mạng xã hội di động hơn là website. Thật ra các chức năng hội, nhóm, tragng, ... trên các nền tảng phổ biến ấy cũng có không ít nơi giáo pháp của Như Lai được tăng nhân, cư sĩ rộng truyền, thảo luận. Mong là cái trống vắng này không khiến thiện hữu phiền muộn!
còn về "nói chuyện Phật Pháp" thì đối với pháp của Phật, chỗ được của chúng sinh nhất thời cũng chẳng đồng, tin rằng thiện hữu không vì vậy mà giảm đi chút nhiệt tình giao lưu ,chia sẻ, thảo luận, đóng góp với diễn đàn như hằng nhiều năm qua thiện hữu vẫn thường như vậy .

)


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Một Mình Một Núi!

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Phật Pháp thậm thâm vi diệu, chỗ sôi động làm duyên, chỗ chân thật thực hành mới là thâm nhập.
Người nói nhiều thì đôi khi lại là ít thực hành. Người thực hành thì đôi khi lại ít nói!

Đức Phật tuyên giáo pháp 49 năm nhưng Ngài lại bảo "Ta chẳng nói một lời". Cái chỗ ta chẳng nói một lời đó, chúng ta sẽ phải thảo luận thế nào đây?!

Nếu sựu thảo luận sôi động mà dẫn đến chia rẽ, tranh chấp lẩn nhau thì có lẽ chấm dứt là biện pháp tốt nhất.

Phật Pháp quí ở chỗ thực hành, một người khi đã chân thật thực hành Phật Pháp thì có hay không có diễn đàn này cũng không sao. Hoặc là ai ai cũng tự bảo nhau rằng biết nhiều Phật Pháp nhưng không có ai chịu tu thì cũng chẳng có nghĩa lý gì, gặp Phật Pháp rồi lại bỏ Phật!


sotam26
Bài viết: 631
Ngày: 30/01/09 02:14
Giới tính: Nam
Đến từ: NVM
Được cảm ơn: 3 time

Re: Một Mình Một Núi!

Bài viết chưa xem gửi bởi sotam26 »

BATKHONG1985 đã viết:Phật Pháp thậm thâm vi diệu, chỗ sôi động làm duyên, chỗ chân thật thực hành mới là thâm nhập.
Người nói nhiều thì đôi khi lại là ít thực hành. Người thực hành thì đôi khi lại ít nói!

Đức Phật tuyên giáo pháp 49 năm nhưng Ngài lại bảo "Ta chẳng nói một lời". Cái chỗ ta chẳng nói một lời đó, chúng ta sẽ phải thảo luận thế nào đây?!

Nếu sựu thảo luận sôi động mà dẫn đến chia rẽ, tranh chấp lẩn nhau thì có lẽ chấm dứt là biện pháp tốt nhất.

Phật Pháp quí ở chỗ thực hành, một người khi đã chân thật thực hành Phật Pháp thì có hay không có diễn đàn này cũng không sao. Hoặc là ai ai cũng tự bảo nhau rằng biết nhiều Phật Pháp nhưng không có ai chịu tu thì cũng chẳng có nghĩa lý gì, gặp Phật Pháp rồi lại bỏ Phật!
Kính!
h/h BATKHONG thân mến!
Đức Phật tuyên giáo pháp 49 năm nhưng Ngài lại bảo "Ta chẳng nói một lời".
Đoạn văn này st cũng đọc, nghe thấy rất nhiều !
nhưng!
Rất tiếc Không biết " Nó" nằm ở Kinh nào!?
mong"
h/h chỉ rõ !
Kính chúc h/h thân tâm thường tịnh.
Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


khuclunglinh
Bài viết: 58
Ngày: 05/01/18 16:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: USA

Re: Một Mình Một Núi!

Bài viết chưa xem gửi bởi khuclunglinh »

Kính bạn ST 1 ly trà [smile]:

À .. câu hỏi của bạn .. phải gặp đúng người --> mới trả lời được [smile]


--> ... bởi vì .. đệ nhất nghĩa đế của Phật Môn = là Vô Ngã, Vô Pháp ...

chúng ta để ý: chữ Pháp ---> là do 5 trần kia đọng lại --> hình thành Pháp Trần ... và do dòng chuyển động của Hành Uẩn: được quán sát rõ bằng hai đặc tính NĂNG và SỞ --> dẫn đến sự Tống Truyền, đưa ra và cất vô trong tạng thức của Thức Mạt Na

vì vậy ...Ly Tướng NĂNG và SỞ ... là nói tới lý tính tuyệt đối của Niết Bàn: bổn lai vô nhất vật

cho nên .. đức Phật nói rõ .. những lời mình nói, không phải là "THUYẾT PHÁP" .. vì nói tới THUYẾT PHÁP .. là người bình thường như chúng ta thường hay nghĩ: đó .. cách đó là PHÁP của PHẬT .. là chính tông ... là muôn đời là đúng .. trong khi Phật thuyết là "VÔ PHÁP" ...

với dòng tư tưởng và nhận thức như vậy .. thì bạn sẽ tìm ra "PHẬT NÓI 49 NĂM" mà không thuyết 1 lời nào trong tất cả các kinh ... kinh Nguyên Thủy của có .. Kinh Đại Thừa cũng có ..

Kinh Lăng Nghiêm .... lìa tướng năng sở --> phi năng tuyệt sở

Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh --> thị CHƯ PHÁP --> không tướng ... không không không không .. bất bất bất bất

Kinh Kim Cang: đây là 1 kinh tui cũng rất thích .. thì PHÁP KHÔNG = được nêu rõ là tướng vô sở trụ như là đoạn kinh mà Lục Tổ Huệ Năng giác ngộ ... phẩm 21 - Phi Thuyết Sở Thuyết .. thì đoạn kinh đó nói "lời Kinh Phật" = không phải là Thuyết Pháp .. vì ngài không thuyết pháp .. mà là Thuyết "VÔ PHÁP" --> đó là đặc tính của Niết Bàn

và cũng là --> "đường tới ĐỆ NHẤT NGHĨA ĐẾ" ... nói là ĐỆ NHẤT .. bởi vì .. ĐỆ NHẤT NGHĨA ĐẾ ... được liệt kê trong kinh Thắng Man là Diệt Đế [smile] mà không có phải là Đạo Đế, Khổ Đế và Tập Đế ..vì cả ba đế còn lại trong tứ đế .. đều có liên quan tới "tướng hữu vi" [smile]

bạn cứ theo đường này .. thì DÒ HẾT RA ĐƯỢC --> tất cả những đoạn kinh nói tới "KHÔNG NÓI 1 LỜI NÀO" ... [smile]

và cũng không khó kiếm lắm đâu [smile]

KLL


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Một Mình Một Núi!

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

sotam26 đã viết:
BATKHONG1985 đã viết:Phật Pháp thậm thâm vi diệu, chỗ sôi động làm duyên, chỗ chân thật thực hành mới là thâm nhập.
Người nói nhiều thì đôi khi lại là ít thực hành. Người thực hành thì đôi khi lại ít nói!

Đức Phật tuyên giáo pháp 49 năm nhưng Ngài lại bảo "Ta chẳng nói một lời". Cái chỗ ta chẳng nói một lời đó, chúng ta sẽ phải thảo luận thế nào đây?!

Nếu sựu thảo luận sôi động mà dẫn đến chia rẽ, tranh chấp lẩn nhau thì có lẽ chấm dứt là biện pháp tốt nhất.

Phật Pháp quí ở chỗ thực hành, một người khi đã chân thật thực hành Phật Pháp thì có hay không có diễn đàn này cũng không sao. Hoặc là ai ai cũng tự bảo nhau rằng biết nhiều Phật Pháp nhưng không có ai chịu tu thì cũng chẳng có nghĩa lý gì, gặp Phật Pháp rồi lại bỏ Phật!
Kính!
h/h BATKHONG thân mến!
Đức Phật tuyên giáo pháp 49 năm nhưng Ngài lại bảo "Ta chẳng nói một lời".
Đoạn văn này st cũng đọc, nghe thấy rất nhiều !
nhưng!
Rất tiếc Không biết " Nó" nằm ở Kinh nào!?
mong"
h/h chỉ rõ !
Kính chúc h/h thân tâm thường tịnh.
Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Thưa đạo hữu,nếu đã đủ đức tin sẽ không hỏi nó ở đâu.
Mọi lý luận đều là hữu vi, đều là trói buộc. Sự giải thoát của Phật đã triệt để về mọi mặt, không chịu sự trói buộc của văn tự hay bất kì hành động, tư tưởng nào cả!

Trong thế giới này hay mọi thế giới khác, trong thể xác này hay mọi thể xác khác, trong tâm thức này hay mọi tâm thức khác,....không chỗ nào là Ta cả! Do đó, đừng nên bám trụ trong các thứ ấy, tự nhiên đến chỗ các Như Lai.


khuclunglinh
Bài viết: 58
Ngày: 05/01/18 16:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: USA

Re: Một Mình Một Núi!

Bài viết chưa xem gửi bởi khuclunglinh »

kính ban BK một ly trà [smile]

thật ra ...vấn đề này không mấy thuộc về đức tin .... bởi vì TÍN --> GIẢI --> HÀNH --> CHỨNG [smile]

dù là có người nói mình biết để thực hành .. phải tin .. vẫn phải giải và hành và chứng [smile]

hiện tượng vạn pháp ... đều là duyên khởi ... pháp nhân duyên có rất nhiều ... nhưng đứng trên mặt lý học chỉ bắt nguồn từ 6 Đại Chủng = 6 "tụ chủng tử" ... là Địa Thủy Hỏa Phong Không và Căn ...

trong Duy Thức Tam Thập Tụng ... hay là Trung Quán Luận .. đều nói tới Lục Đại Chủng này ... và trong Lục Đại Chủng --> nếu mà Tìm NGÃ không phải là Nhân Duyên ... thì chỉ Đại Chủng Căn = là Thật NGã [smile]

do đó ... Pháp Ngã ... thì Ngã là tâm của Năng Duyên và Pháp là cái bị biết .. là cảnh của sở duyên ... cho nên ... không thuyết pháp ... không nói 1 lời --> là tại vì --> vạn pháp = VÔ NGÃ --> là 1 PHÁP ẤN [smile] ...

nghĩa là Pháp không phải là thật ngã .. không có thật ngã ở trong đó [smile]


do đó .. đức Phật suốt 49 năm giảng kinh không dạy chỉ dạy Nhân Quả = theo hữu vi .. mà dạy pháp nhân quả ở mức độ cao hơn ngài gọi là Đệ Nhất Nghĩa Đế --> tức là đi sâu ... sâu ... sâu hút .. sâu tút ... và hầm sâu của VÔ MINH ... tìm ra rõ nguồn gốc của MINH [smile]

--> tức là ... đi hoài ... đi hoài ...nhập KHÔNG MÔN .... cũng là 1 ĐẠI CHỦNG ... [smile]

tuy nhiên .. ĐẠI CHỦNG KHÔNG = cũng chưa phải là --> NGÃ [smile]

Đại Chủng Căn ... mới là ngã [smile]


Duy Thức Tam Thập Tụng có mí câu ...

Do giả thuyết ngã pháp
Hữu chủng chủng tướng chuyển
Bỉ y thức sở biến
Thử năng biến vi tam
Vị Dị thục, Tư lương
Cập Liễu biệt cảnh thức


nghĩa là "CÁI GIẢ" vốn không thật .. tùy theo duyên mà biến đổi chuyển tướng ... nhưng GỐC KHÔNG THẬT .. nên biến bao nhiêu ... cũng vẫn là không thật ...

là một đệ tử chân chính ... thì ngay chỗ "THẬT" mà học --> đó là con đường ---> NHẬP MÔN [smile]


KLL


LuuHoan
Bài viết: 11
Ngày: 15/12/19 16:22
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

Re: Một Mình Một Núi!

Bài viết chưa xem gửi bởi LuuHoan »

BATKHONG1985 đã viết:Phật Pháp thậm thâm vi diệu, chỗ sôi động làm duyên, chỗ chân thật thực hành mới là thâm nhập.
Người nói nhiều thì đôi khi lại là ít thực hành. Người thực hành thì đôi khi lại ít nói!

Đức Phật tuyên giáo pháp 49 năm nhưng Ngài lại bảo "Ta chẳng nói một lời". Cái chỗ ta chẳng nói một lời đó, chúng ta sẽ phải thảo luận thế nào đây?!

Nếu sựu thảo luận sôi động mà dẫn đến chia rẽ, tranh chấp lẩn nhau thì có lẽ chấm dứt là biện pháp tốt nhất.

Phật Pháp quí ở chỗ thực hành, một người khi đã chân thật thực hành Phật Pháp thì có hay không có diễn đàn này cũng không sao. Hoặc là ai ai cũng tự bảo nhau rằng biết nhiều Phật Pháp nhưng không có ai chịu tu thì cũng chẳng có nghĩa lý gì, gặp Phật Pháp rồi lại bỏ Phật!
Đàn có! Nhẽ nào lại không diễn cho được! :)
Tri thức nếu hiểu cái lý Phật chẳng nói một lời, tất lại càng hiểu tại sao Phật chẳng chẳng nói một lời. Xin thường từ bi chỉ dạy!
Tái bút: sotam26 thấy bớt trống vắng chưa?! )


khuclunglinh
Bài viết: 58
Ngày: 05/01/18 16:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: USA

Re: Một Mình Một Núi!

Bài viết chưa xem gửi bởi khuclunglinh »

ha ha [smile]

Thật ra cũng không khó hiểu gì mấy .. sau khi đã làm rõ nghĩa của từng danh từ thường được xài trong kinh điển ... giảm bớt những phạm vi trùng hợp mang tính cách rối ren 1 tí đi .. thì từ từ cũng hiểu được nghĩa của kinh điển ..

trong trường hợp này ... Phật đạo tu hành tại tâm .. tức tâm tức Phật .. trực tâm là đạo tràng bởi vì ... ngã là tâm của năng duyên .. pháp là cảnh của sở duyên .. cho nên .. cứ đi vào bên trong "Tạng Thức" làm rõ hết ý nghĩa tống truyền .. cái gì ra vô là xong [smile]

vì vậy đứng ở Lục Đại Chủng .. thì Kinh Lăng Nghiêm liệt kê .. Đại Chủng Căn = là Ngã ... còn 5 đại chủng còn lại: địa thủy hỏa phong ... và ngay cả Không cũng là --> không có Ngã ...

4 Đại Chủng kia .. có thể hòa hợp lẫn lộn tùy theo duyên mà tướng biến hiện .. nhưng tất cả đều phải qua KHÔNG MÔN --> cửa Không .. cho nên .. Thất Đại: địa thủy hỏa phong, không kiến thức --> đều hoàn NGUYÊN --> mà về tới chỗ "KHÔNG TỚI KHÔNG ĐI" = tức là tức tâm tức phật ... TRỰC TÂM ... chỉ đạo tràng bất động [smile]

vì lý do đó .. Phật không thuyết pháp như đã trình bày ở trên .. vì ngài không thuyết NĂNG DUYÊN và SỞ DUYÊN .. mà ngài thuyết là --> ĐỆ NHẤT NGHĨA ĐẾ

pháp duyên khởi thì trùng trùng .. nhìn vào Lục Đại Chủng thì có biết bao nhiêu .. nhưng con đường Chánh Đẳng Chánh Giác --> Trực Chỉ Chơn Tâm --> vẫn chỉ có một như là bao nhiêu kinh điển cũng trình bày:

Sắc tức --> thị KHÔNG

Không tức --> thị SẮC

kinh điển nói tới hai lối đi có thể đi vào: 1 là Tánh Không (không tánh) .. 2 là Như Lai Tạng [smile] .. nói đúng hơn là cả hai lối đi đểu đi qua cửa không .. nhung một lối là chuyên nhìn vào Tạng Thức .. vì chữ TẠNG có nghĩa là che giấu, phủ lấp, làm mờ đi "NHƯ LAI" .. cho nên Tạng Thức mới có tên là Như Lai Tạng .. [smile]

KLL


LuuHoan
Bài viết: 11
Ngày: 15/12/19 16:22
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

Re: !

Bài viết chưa xem gửi bởi LuuHoan »

khuclunglinh đã viết: [...]
pháp duyên khởi thì trùng trùng .. nhìn vào Lục Đại Chủng thì có biết bao nhiêu .. nhưng con đường Chánh Đẳng Chánh Giác --> Trực Chỉ Chơn Tâm --> vẫn chỉ có một như là bao nhiêu kinh điển cũng trình bày:
Sắc tức --> thị KHÔNG
Không tức --> thị SẮC
kinh điển nói tới hai lối đi có thể đi vào: 1 là Tánh Không (không tánh) .. 2 là Như Lai Tạng [smile] .. nói đúng hơn là cả hai lối đi đểu đi qua cửa không .. nhung một lối là chuyên nhìn vào Tạng Thức .. vì chữ TẠNG có nghĩa là che giấu, phủ lấp, làm mờ đi "NHƯ LAI" .. cho nên Tạng Thức mới có tên là Như Lai Tạng .. [smile]
Thiện hữu có kiến giải thật uyên bác.
Chỗ này mình có chút không rõ:
con đường chính đẳng chính giác, trực chỉ chân tâm chỉ có một. Kế đến lại nói đến hai lối có thể đi vào. Như vậy MỘT CON ĐƯỜNG và HAI LỐI ĐI VÀO mà thiện hữu đề cập ý chỉ là một nhưng cách diễn đạt khác(?); hay HAI LỐI ĐI VÀO là dẫn tới MỘT CON ĐƯỜNG(?), hay cần phải hiểu như thế nào cho đúng nghĩa chân thật?!

đó là thứ nhất.
hai là,
kinh điển nói tới hai lối đi có thể đi vào: 1 là Tánh Không (không tánh) .. 2 là Như Lai Tạng [smile] .. nói đúng hơn là cả hai lối đi đểu đi qua cửa không .. nhung một lối là chuyên nhìn vào Tạng Thức .. vì chữ TẠNG có nghĩa là che giấu, phủ lấp, làm mờ đi "NHƯ LAI" .. cho nên Tạng Thức mới có tên là Như Lai Tạng
lối còn lại thì như thế nào?!
Xin thiện hữu từ bi vì người sơ học mà chỉ bảo!


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Một Mình Một Núi!

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

khuclunglinh đã viết:kính ban BK một ly trà [smile]

thật ra ...vấn đề này không mấy thuộc về đức tin .... bởi vì TÍN --> GIẢI --> HÀNH --> CHỨNG [smile]

dù là có người nói mình biết để thực hành .. phải tin .. vẫn phải giải và hành và chứng [smile]

hiện tượng vạn pháp ... đều là duyên khởi ... pháp nhân duyên có rất nhiều ... nhưng đứng trên mặt lý học chỉ bắt nguồn từ 6 Đại Chủng = 6 "tụ chủng tử" ... là Địa Thủy Hỏa Phong Không và Căn ...

trong Duy Thức Tam Thập Tụng ... hay là Trung Quán Luận .. đều nói tới Lục Đại Chủng này ... và trong Lục Đại Chủng --> nếu mà Tìm NGÃ không phải là Nhân Duyên ... thì chỉ Đại Chủng Căn = là Thật NGã [smile]

do đó ... Pháp Ngã ... thì Ngã là tâm của Năng Duyên và Pháp là cái bị biết .. là cảnh của sở duyên ... cho nên ... không thuyết pháp ... không nói 1 lời --> là tại vì --> vạn pháp = VÔ NGÃ --> là 1 PHÁP ẤN [smile] ...

nghĩa là Pháp không phải là thật ngã .. không có thật ngã ở trong đó [smile]


do đó .. đức Phật suốt 49 năm giảng kinh không dạy chỉ dạy Nhân Quả = theo hữu vi .. mà dạy pháp nhân quả ở mức độ cao hơn ngài gọi là Đệ Nhất Nghĩa Đế --> tức là đi sâu ... sâu ... sâu hút .. sâu tút ... và hầm sâu của VÔ MINH ... tìm ra rõ nguồn gốc của MINH [smile]

--> tức là ... đi hoài ... đi hoài ...nhập KHÔNG MÔN .... cũng là 1 ĐẠI CHỦNG ... [smile]

tuy nhiên .. ĐẠI CHỦNG KHÔNG = cũng chưa phải là --> NGÃ [smile]

Đại Chủng Căn ... mới là ngã [smile]


Duy Thức Tam Thập Tụng có mí câu ...

Do giả thuyết ngã pháp
Hữu chủng chủng tướng chuyển
Bỉ y thức sở biến
Thử năng biến vi tam
Vị Dị thục, Tư lương
Cập Liễu biệt cảnh thức


nghĩa là "CÁI GIẢ" vốn không thật .. tùy theo duyên mà biến đổi chuyển tướng ... nhưng GỐC KHÔNG THẬT .. nên biến bao nhiêu ... cũng vẫn là không thật ...

là một đệ tử chân chính ... thì ngay chỗ "THẬT" mà học --> đó là con đường ---> NHẬP MÔN [smile]


KLL
Đức tin cũng có nhiều loại, loại có lời và loại vô lời. Trừ Phật ra thì được là thực chứng cái thật 100%, còn lại thì tùy theo mức độ, trong đó tin tưởng pháp mà Như Lai đã chứng mà người này không dựa trên lý luận văn tự, lòng tin như vậy là đức tin vô lời.
Sửa lần cuối bởi BATKHONG1985 vào ngày 08/03/20 00:37 với 2 lần sửa.


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Một Mình Một Núi!

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

LuuHoan đã viết:
BATKHONG1985 đã viết:Phật Pháp thậm thâm vi diệu, chỗ sôi động làm duyên, chỗ chân thật thực hành mới là thâm nhập.
Người nói nhiều thì đôi khi lại là ít thực hành. Người thực hành thì đôi khi lại ít nói!

Đức Phật tuyên giáo pháp 49 năm nhưng Ngài lại bảo "Ta chẳng nói một lời". Cái chỗ ta chẳng nói một lời đó, chúng ta sẽ phải thảo luận thế nào đây?!

Nếu sựu thảo luận sôi động mà dẫn đến chia rẽ, tranh chấp lẩn nhau thì có lẽ chấm dứt là biện pháp tốt nhất.

Phật Pháp quí ở chỗ thực hành, một người khi đã chân thật thực hành Phật Pháp thì có hay không có diễn đàn này cũng không sao. Hoặc là ai ai cũng tự bảo nhau rằng biết nhiều Phật Pháp nhưng không có ai chịu tu thì cũng chẳng có nghĩa lý gì, gặp Phật Pháp rồi lại bỏ Phật!
Đàn có! Nhẽ nào lại không diễn cho được! :)
Tri thức nếu hiểu cái lý Phật chẳng nói một lời, tất lại càng hiểu tại sao Phật chẳng chẳng nói một lời. Xin thường từ bi chỉ dạy!
Tái bút: sotam26 thấy bớt trống vắng chưa?! )
Đích thực không thể diễn tả được chỉ cá nhân mỗi người tự chứng tự hiểu. Cho nên mới nói mọi lời nói, hành động,... đều là phương tiện giả tạm dù là của vị đã giác ngộ. Hễ đưa tư tưởng và suy luận vào xác định chỗ thật thì đều là hỏng hết. Tuy là bặt hết văn tự nhưng nó hiện diện ngay nơi tất cả người, tất cả vật, tất cả chúng sanh nhưng không phải là đối tượng cho bất kì ai thăm dò, quan sát.

Những lời mà tui nói trên cũng chỉ là văn tự phương tiện mà thôi, chẳng diễn tả được nó!


khuclunglinh
Bài viết: 58
Ngày: 05/01/18 16:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: USA

Re: !

Bài viết chưa xem gửi bởi khuclunglinh »

Kính Banh LH 1 ly trà [smile]:

Chính Đẳng Chính Giác chỉ có 1 (smile .. sao mà có 2 được)


I. Nắm Giữ cái Bị Sanh --> rùi lại Nắm Giữ Cái Bị Sanh --> dẫn tới hiện tượng Sanh Tử Luân Hồi --> trầm luân tam giới


ở đời .. chúng ta gặp việc gì thì cũng dùng tri thức của mình để tư duy, để phân biệt .. để suy nghĩ --> thiện và ác, sống và chết .. sanh và tử ... thí dụ .. gần đây mí con virus nó hoành hành, người ta đi chợ, đi hội, đi làm, đi họp .. đểu ngó quanh nhình quẩn coi có ai bịnh không ... để mà tránh con virus

để làm gì ? ... thì là để tránh con vi khuẩn ... để tránh khỏi cái chết ...

- đó là lý nhân quả .. cái gì BỊ SANH .. dù là SẮC THỌ TƯỞNG HÀNH THỨC .. đều do duyên khởi .. có nguyên nhân để sanh, thì cũng có 1 khối đống nguyên nhân cho nó --> đi đời, tan rã ... --> CHẾT (đâu có phải chỉ đụng con virus đó là lý do duy nhất để chết đâu .. để pháp sở duyên bị tan rã đâu ? )

cho nên ... cái tâm mà chúng ta nắm giữ đó là cái tâm khiến chúng ta lo lắng, suy tư, phân biệt, tính toán, lo sợ .. và cái tâm đó --> hỏng phải là CÁI TÂM BÌNH ĐẲNG

lẽ đương nhiên, nếu ai nắm giữ cái tâm "BỊ SANH" --> thì cũng phải lo sợ có ngày nó BỊ TỬ ... cho nên đức Phật mới nói chính ngài cũng suy tư như chúng ta .. cũng bị trầm luân sinh tử như vậy, nên ngài mới cầu giải thoát:

Này các Tỷ-kheo, Ta cũng vậy, trước khi Giác Ngộ, khi chưa chứng Chánh Ðẳng Giác,

khi còn là Bồtát,

tự mình bị sanh --> lại tìm cầu cái bị sanh,

tự mình bị già --> lại tìm cầu cái bị già,

tự mình bị bệnh --> tự mình bị chết...

tự mình bị sầu" --> tự mình bị ô nhiễm lại tìm cầu cái bị ô nhiễm.
- Kinh Trung Bộ, Kinh Thánh Cầu

và tự mình cứ bị sanh, bị già, bị bịnh, bị chết --> lại cứ đi cầu những thứ bị sanh, bị già, bị bịnh, bị chết đó --> cho nên --> LANG THANG VÔ LƯỢNG KIẾP --> hỏng nơi nào là nhà [smile]

*** bạn nào muốn nghiên cứu ... tìm hiểu thì cứ đánh tên Kinh Trung Bộ trong search google, dùng word search/find kiếm kinh Thánh Cầu .. đọc thì cũng tự mình kiểm chứng được [smile]




II. Sự Tầm Cầu của Bậc Thánh --> Chánh Đẳng Chánh Giác --> 1 CON ĐƯỜNG để tới --> TRUNG ĐẠO

Rồi này các Tỷ-kheo,

Ta tự mình bị sanh, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị sanh, --> tìm cầu cái không
sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được cái không sanh, vô thượng an ổn
khỏi các khổ ách, Niết-bàn
;

tự mình bị già, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị già --> tìm cầu cái không
già, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; và đã chứng được cái không già, vô thượng an ổn khỏi
các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị bệnh,


sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị bệnh, tìm cầu cái không bệnh, --> vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được cái không bệnh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị chết,

sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị chết, ---> tìm cầu cái không chết, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được cái không chết, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách,

Niết-bàn; tự mình bị sầu, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị sầu, --> tìm cầu cái không sầu, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được cái vô sầu, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn;

tự mình bị ô nhiễm, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị ô nhiễm, --> tìm cầu
cái không bị ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được cái không ô nhiễm,
vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách, Niết-bàn. Và tri kiến khởi lên nơi Ta. Sự giải thoát của Ta không bị
dao động. Nay là đời sống cuối cùng của Ta, không còn sự tái sanh nữa.
- cũng kinh Thánh Cầu, Kinh Trung Bộ (sự tìm cầu của "BẬC THÁNH" ... smile)

cho nên ... đức Phật đi tìm cầu cái không sanh, không già, không bịnh, không chết, không nhiễm ô ... và ngài tìm ra cái "TÂM AN TRÚ, BÌNH ĐẲNG, BẤT TĂNG BẤT GIẢM BẤT CẤU BẤT TỊNH .. BẤT PHÂN BIỆT THIỆN ÁC" --> ở bên trong tất cả chủng loài ...

và vì cái TÂM đó là Chơn Tâm Thường Trú trong tất cả vạn vật hữu tình ..nên không phân biệt thiện ác .. sống chết, chánh tà .. nên gọi là TÂM TRUNG ... tìm cái tâm đó ở bên trong sự hiện hữu của vạn hữu gọi là CON ĐƯỜNG TRUNG CẦU

--> cái tên TRUNG ĐẠO [smile] --> bắt đầu là như vậy đó [smile]

cho nên .. AI CŨNG CÓ 1 CON ĐƯỜNG TRUNG ĐẠO --> TRUNG CẦU --> đi lên con đường đó .. để tìm cái không bị sanh, không bị già, không bị chết, không bị bịnh, không bị nhiễm ô

vì vậy ... nếu là phật tử chân chính thì chỉ có 1 CON ĐƯỜNG THÁNH CẦU đó thôi ... hỏng có đường nào khác --> TRUNG ĐẠO


III. Tìm Thấy Cái Không Bị Sanh, Không Bị Già, Không Bị Chết, Không Bị Ô Nhiễm rùi làm gì ?? --> Độ tất cả "CHÚNG SANH" TÂM --> Chánh Tông Đại Thừa [smile]

Kinh Kim Cang - Phẩm Đại Thừa Chánh Tông có 1 đoạn nói tới sau khi đức Phật tìm thấy "CÁI KHÔNG BỊ SANH, KHÔNG BỊ GIÀ, KHÔNG BỊ CHẾT, KHÔNG BỊ NHIỄM Ô" rùi ngài dùng CÁI ĐÓ để làm gì [smile]

Các vị Bồ-tát lớn nên như thế mà hàng phục tâm kia.

Có tất cả các loài chúng sanh hoặc loài sanh bằng trứng, hoặc loài sanh bằng thai, hoặc sanh chỗ ẩm ướt, hoặc hóa sanh, hoặc có hình sắc, hoặc không hình sắc, hoặc có tưởng, hoặc không tưởng, hoặc chẳng có tưởng chẳng không tưởng,

ta đều khiến vào Vô dư Niết-bàn mà được diệt độ đó.

Diệt độ như thế vô lượng, vô số, vô biên chúng sanh mà thật không có chúng sanh được diệt độ.

Vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề, nếu Bồ-tát còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả tức chẳng phải là Bồ-tát.
- Kinh Kim Cang, Phẩm Đại Thừa Chánh Tông

cho nên ... cái đó là Phật Quang tỏa sáng .. hòa quang đồng với tất cả vi trần .. với tất cả các chúng sanh tâm .. và đó là cũng là TƯỚNG LƯỠI RỘNG DÀI --> rộng khắp đủ TAM THIÊN ĐẠI THẾ GIỚI (tổng thể pháp giới .. smile )

ngọc lý bí thanh diễn diệu âm

cá trung mãn mục lộ thiền tâm

hà sa cảnh thị bồ đề đạo

nghĩ hướng Như Lai ... cách vạn tầm - Trí Huyền Thiền Sư


cái chơn tâm thường trú đó .. thường phát quang .. tỏa diễn diệu âm ... như là trong Kinh A Di Đà --> liệt kê các loại chim thường hót lên ....

- tứ diệu đế .. bát bồ đề phần .. chánh đạo tám ngành .. vv... [smile] --> vậy đó [smile]

*** AI tới được đó rùi .. thì cũng làm được vậy thôi [smile]



vì bài này dài .. nên tui chia thành hai phần ... phần sau sẽ nói tới... TRUNG ĐẠO tại sao lại thường có hai lối vào:

- 1 lối là Pháp Hành ... đi vào từ Tánh Không

- 1 lối là do Quán Chiếu .. đi vào từ "Như Lai Tạng"


À .. mà bạn đọc phần này coi bạn có gì thắc mắc trước cần làm rõ không đã [smile]

KLL


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.20 khách