Tham thiền!

Học làm Phật - học làm người, có những niềm vui, nổi buồn không biết gởi gắm và chia sẻ cùng ai mời vào đây.

Điều hành viên: quang_tam3, binh

naicon
Bài viết: 60
Ngày: 02/10/07 21:29

Re: Tham thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi naicon »

Chanhientam đã viết:Giải hay không không giải có sao đâu!
Phương tiện tùy nghi cứu độ người
Ăn thua đạo lực cùng duyên lực
Ta người cùng được niết bàn xưa

Giải hay không giải có sao đâu!
Phương tiện tùy nghi cứu độ người
Duyên lực đã không, đạo lực kém
Như sợi chỉ mành vắt trên chuông
Sau những bài than thở thấm thiết, không biết giờ này chị tui có đang là sợi chỉ mành không nữa? Vắt trên chuông dù gì cũng còn giữ được ... cái mạng, khỏi đứt đôi. :D


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Tham thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

naicon đã viết: Sau những bài than thở thấm thiết, không biết giờ này chị tui có đang là sợi chỉ mành không nữa? Vắt trên chuông dù gì cũng còn giữ được ... cái mạng, khỏi đứt đôi. :D
Mạng vẫn còn đây. Đứt được thì nói gì nữa! Chưa hết nghiệp muốn cho đứt cũng không được.


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tham thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Nghiệp chẳng dứt, cũng chẳng phải chưa từng mắc...!
Mạng vẫn còn cũng chưa từng có! :D


tỉnh thức
Bài viết: 39
Ngày: 27/09/08 23:45
Giới tính: Nam
Đến từ: Cantho

Re: Tham thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi tỉnh thức »

Mục Tham thiền nầy rất thú vị. Ma ha Bát Nhã ơi, cho TT hỏi thăm Huynh đang dụng tâm theo pháp môn nào vậy và Huynh có thể giải thích rỏ hơn về chổ 2 tâm mà H đã viết. Cám ơn!


Before and after there exist nothing
Why attachments?
Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tham thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

tỉnh thức đã viết:Mục Tham thiền nầy rất thú vị. Ma ha Bát Nhã ơi, cho TT hỏi thăm Huynh đang dụng tâm theo pháp môn nào vậy và Huynh có thể giải thích rỏ hơn về chổ 2 tâm mà H đã viết. Cám ơn!
Chỗ này MHBN xin trả lời. Phương Pháp của mình là "Trụ nơi vô trụ", nghe có vẻ còn vướng, nhưng thật ra chô này ngẫu nhiên MHNB đọc lại phần xả niệm thanh tịnh của Hòa Thượng Thanh Từ để đi thẳng vào chỗ diệt tận định của bậc chứng Vô Sanh. Thì MHBN đồng ý chô Hòa Thượng nói chỗ này.

Nghĩa là dùng ngay tâm giác biết của mình trụ thẳng vào thật thể vô sanh của Tánh Thể, cái này giống như phương pháp trụ tâm khác trong thiền chỉ quán, do tự thể vô sanh vốn thanh tịnh nên niệm trụ này sẽ dần thanh tịnh theo, từ đó chỉ giác biết vào tự thể nên niệm cũng vô sanh, nghĩa là đạt tới chỗ niệm vô phân biệt, hay căn bản trí (nghĩa là khi nhiếp định thì định này diệt tận các niệm phân biệt). Nhưng đến đây thì lại phát hiện ra là có một loại trí vốn xưa này không phân biệt, niệm không phân biệt này vốn tự trong sạch, mà khi khởi thức phân biệt bằng niệm không phân biệt này thì chính đó là hậu đắc trí, nên nó cũng là thức hay là trí cũng nó.

Nhưng thật ra nhiều người tu thiền nhiềp tâm trụ tâm để niệm không khởi các vọng tưởng, nghĩa là đạt tới chỗ vô phân biệt trí này (cũng chính là chỗ có thể nhận ra bản thể - kiến tánh), nhưng không thể nhận được bản tánh thanh tịnh này ( có lẽ do cái trí này không phân biệt nên cũng khong phân biệt được bản thể). Nên ngay chỗ này nhiều người tưởng là thật tánh thanh tịnh, nhưng thật ra chỉ là "ĐẦU XÀO TRĂM TRỰONG", do nằm ngày chô trí vô phân biệt - căn bản trí mà không nhận ra bản thể (mặc dầu căn bản trí không khác tự thể vô sanh của nó - nhưng lại vẫn chưa nhận ra được tự thể của nó - nghĩa là căn bản trí là trí dụng căn bản nhất với các niệm còn thật tánh vô sanh chính là tuớng của trí này, hay thể trí vô sanh này - hay gọi là căn bản vô minh cũng là chỗ này - do chưa nhận ra thật tánh). Thể theo lời vừa trình bày không lẽ bậc Alahan còn vô minh???!!! xin nói rõ hơn là các vị này đã sạch vô minh, vì các vị ấy đã chứng thật trí vô sanh, cũng chính là chứng luôn thật tánh vô sanh, nên mặc dầu các vị đó không nói gì về kiến tánh, nhưng lại đã chứng thật tánh ngay tự căn bản trí này. Thì theo MHBN không thể gọi Alahan chưa kiến tánh, cũng chẳng thể gọi là các vị đó đã kiến tánh được.

Thể nên trong Bắc Tông có thuyết là các Bậc Alahan chưa kiến tánh là vậy, chỉ 1 chút xíu thôi là nhận ra thật thể.

Nên phương Pháp của Lục Tổ rất rõ ràng: ngay các niệm vọng tưởng hãy nhận ra vô niệm của thật thể vô sanh lại dễ hơn là giữ các niệm tưởng không khởi (đọc lại giai thoại của Tổ & Ngài Ngọa Luân sẽ hiểu), nghĩa là trực nhận bản lai ngay khi khởi phân biệt lại dễ hơn là ngưng bặt các niệm, (dễ công phu sau này tiến thêm nhưng lại khó nhận ra tự tánh vô sanh).

Phương pháp của MHBN dùng niệm giác, rồi giác lại vào tự thể vô sanh của cái biết, và nếu càng sâu sẽ đi vào Diệt Tận Định, nhưng đến diệt Tận định rồi sao nữa, là xuất ra dụng lại các thức (trí) để khai thông các pháp (Đại Trí Tuệ), sau khi vượt qua Định Diệt Thọ tưởng này mà xuất ra trở lại người bình thưuờng thì sẽ có một trí tuệ siêu xuất (có thể suy nghĩ nhiều việc cùng thời điểm, hay khi người ta hỏi vấn đề gì thì tự tâm tuông chảy các pháp như suối, mà chẳng có niệm suy nghĩ nào cả...) (Nhưng cái này phải đắc nha chứ chỉ vài lần được như vậy thì chỉ mới xài được chút đỉnh "đồ đạt trong nhà" thôi - MHBN chỉ mới đến chỗ này vài lần - chưa chứng được chỗ này rốt ráo).

:(( , lúc đó cũng phải công nhận nghiệp chúng sanh 3 cõi mình tạo quá nặng khó có thể nào chứng đắc như bậc ngày xưa, nên MHBN tu thiền chứ vẫn tin tưởng mà dụng tâm cầu Tha Lực chư Phật, chứ không quan niệm Thiền là Tự Lực hoàn toàn (rẩt khó thời chứng đắc thời này lắm). :">


tỉnh thức
Bài viết: 39
Ngày: 27/09/08 23:45
Giới tính: Nam
Đến từ: Cantho

Re: Tham thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi tỉnh thức »

TT có đôi lời bàn thêm cùng MHBN.
1. Dùng ngay "tâm giác biết". Xin được nói rỏ thêm tâm giác biết là gì?, có thể cho thí dụ cụ thể.
2. Trụ thẳng vào "Thật thể vô sanh của tánh thể". Cái "thật thể vô sanh" nầy là do niềm tin hay suy luận mà biết hay do đã chứng biết.
3. Có vấn đề dùng từ dường như không ổn. Dùng cái nầy trụ vào cái kia, "trụ thẳng vào thật thể vô sanh của Tánh thể" = trụ vào 1 tướng nào đó, và nếu như vậy thì đó không phải là thật thể vô sanh. Nếu đã chứng biết "thực thể vô sanh" thì đâu cần phải trụ gì nửa, tạm dùng từ "sống với Ông Chủ" có vẻ ổn hơn (Ở đây TT chỉ dùng từ cho phù hợp với con đường của bạn).
4. Dù sao thì bạn cũng thấy được chổ khó của cách dùng từ nên đã ghi thêm " cái nầy giống như PP trụ tâm khác trong thiền chỉ quán"
5. Tiếp theo câu trên, các câu kế có quá nhiều thuật ngữ, mà có lẻ để diển đạt nhanh nên bạn không tiện chú thích rỏ. Nhân đây nếu có thể bạn làm rỏ thêm các ý sau :
6. "do tự thể vô sanh vốn thanh tịnh nên niệm trụ này sẽ dần thanh tịnh theo, từ đó chỉ giác biết vào tự thể nên niệm cũng vô sanh, nghĩa là đạt tới chỗ niệm vô phân biệt, hay căn bản trí (nghĩa là khi nhiếp định thì định này diệt tận các niệm phân biệt). " Ở đây TT hiểu là dùng :cái biết", biết các pháp đến đi. Các pháp ở đây là các cảm thọ thuộc thân hay thuộc tâm ý, các tư tưởng, các trang thái tâm như tham, sân, hận…; Do sự dính chấp đã huân tập trước nên nay các niệm tưởng tương tục. Sự phân biệt nhị nguyên khó tránh khỏi. Với sự giác tỉnh, hành giả không bị cuốn theo nên "vọng tưởng" thưa dần và tạm dừng. Có lẻ chổ nầy MHBN nói là "niệm trụ này sẽ dần thanh tịnh theo". Có phải như vậy không?
7. Hành giả sống với cái biết nầy giống như Ngài Huyền Giác nói : "tỉnh tỉnh lặng lặng phải…"Vững trú ở đây, định lực và tuệ lực dần dần tăng. Thiền tông ít phân chia các cấp độ thiền như Thiền NT nhưng rỏ ràng càng tu thì càng sáng. Sự biểu hiện của "càng sáng" ở chổ hành giả ít bị duyên theo cảnh, các pháp tự đến và tự đi như đứng trước biển nhìn sóng xao. Có lẻ ở đây bạn gọi là "đạt tới chỗ niệm vô phân biệt, hay căn bản trí".
8. Đến đây hành giả chợt nhận ra ngoài cái biết tri thức như biết đẹp/xấu, thiện/ác…còn có cái biết không phân biệt. Không phân biệt không phải là không biết mà chỉ không khởi thêm các tướng đối đải do sự dính chấp trước đây để sinh sứa phiền nảo. Cái biết nầy vốn có nhưng trước đây do chấp tâm, chấp cảnh nên hành giả không sống được với nó. Dụng tâm trong thiền bây giờ thoải mái hơn, dể dàng hơn. Dụng như không dụng.
Hành giả ứng dụng cái trí biết nầy trong thiền định mà cả trong đời thường, ở các mặt như suy nghỉ, lời nói, việc làm. Sự khởi dụng ở đây không còn bị chi phối bởi các trạng thái tâm lý tham, sân tiềm ẩn hay các định kiến trước đây. Chổ nầy có thể gọi là “ứng duyên tiếp vật mà lòng không động”. Mọi việc làm của chúng ta tự nhiên khế hợp với tự tánh, dụng công mà không dụng nên hằng dụng. Thiền sư Vĩnh-Gia Huyền-Giác nói:
Khéo khéo lúc dụng tâm
Khéo khéo không tâm dụng
Không tâm khéo khéo dụng
Thường dụng khéo khéo không.
9. Các đoạn sau có nhiều chổ TT cũng lạm bàn thêm đôi chút, dù không thật cần thiết lắm.
- “Nhưng thật ra nhiều người tu thiền nhiếp tâm trụ tâm để niệm không khởi các vọng tưởng, nghĩa là đạt tới chỗ vô phân biệt trí này….” Trụ tâm để niệm không khởi các vọng tưởng là 1 phương tiện dừng chỉ các lao xao của tâm, chỉ có tính nhất thời và vị vậy không thể gọi là “đạt tới chỗ vô phân biệt trí này”
- Các từ như “ đầu sào trăm trượng”, “căn bản vô minh” là những từ thường sử dụng trong pháp môn tham công án. Người tham đến được chổ nầy là đắc lực lắm rồi đó. Khối nghi đóng cứng, không gì có thể xen tạp vào, liên tục không ngừng, hành giả với tiềm năng giải thoát lớn lao sẽ có lúc phá vở nó thôi. Đây cũng là 1 pháp môn thù thắng.
- Còn việc “Bắc Tông có thuyết là các Bậc Alahan chưa kiến tánh là vậy” không nên bàn. Điều nầy hoặc là mình chỉ nói theo người khác hay do mình suy luận thôi. Chỉ Phật mới biết Phật , A la hán mới biết A la hán. Mình nên nổ lực theo con đường phù hợp đã chọn. Hành giả của bất cứ tôn giáo nào, dòng phái nào, dù con đường khác nhau nhưng biểu hiện được tình thương vô lượng, vì hạnh phúc của mình và mọi người đều đáng trân trọng.

Rất dè dặt bàn thêm dù chưa đầy đủ. Trong tinh thần học hỏi,nếu không phải nhờ bạn chỉ giáo thêm.
Đa tạ.
TT


Before and after there exist nothing
Why attachments?
ChiLan
Bài viết: 140
Ngày: 18/09/08 07:38
Giới tính: Nữ
Đến từ: AmPhu

Re: Tham thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi ChiLan »

Còn 50% chơi luôn !


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Tham thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Ma Ha Bát Nhã đã viết
Nghĩa là dùng ngay tâm giác biết của mình trụ thẳng vào thật thể vô sanh của Tánh Thể
có 2 cái vướng.
1) "Dùng tâm giác biết" là có tác ý, còn là phạm vi của ý thức, không thể vuơn tới trí được.
2) Nếu đã biết chỗ " Thật thể vô sanh của tánh thể " thì đã chứng rồi, còn gì phải trụ hay không trụ

MHBN đừng nghĩ là tôi làm khó. Đây chỉ là tranh luận để làm sáng tỏ sự việc mà thôi.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Tham thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Ma Ha Bát Nhã đã viết:Thể theo lời vừa trình bày không lẽ bậc Alahan còn vô minh???!!! xin nói rõ hơn là các vị này đã sạch vô minh, vì các vị ấy đã chứng thật trí vô sanh, cũng chính là chứng luôn thật tánh vô sanh, nên mặc dầu các vị đó không nói gì về kiến tánh, nhưng lại đã chứng thật tánh ngay tự căn bản trí này. Thì theo MHBN không thể gọi Alahan chưa kiến tánh, cũng chẳng thể gọi là các vị đó đã kiến tánh được.
Thể nên trong Bắc Tông có thuyết là các Bậc Alahan chưa kiến tánh là vậy, chỉ 1 chút xíu thôi là nhận ra thật thể.
Nói riêng với Mhbn : Cảnh giới của La hán và ngay cả Độc giác Phật được liệt vào cảnh giới của thức ấm, trong phần ngũ ấm ma của kinh Lăng Nghiêm. Điều này cho thấy, hàng quả vị rốt ráo của hàng Nhị thừa vẫn còn trong vòng thức ấm. Vì thế cái định của chư vị gọi là Diệt Thọ Tưởng định : Định và thọ thanh tịnh rồi (tức phần hành ấm tương đối ổn) nhưng thức ấm thì chưa không. Muốn rõ nên nghiên cứu thêm Thành Duy thức luận và luận Đại thừa khởi tín. Phân tích rất rõ, La hán còn vướng cái gì ... Chư vị chưa kiến tánh đâu, tức chưa thấy được thật thể vô sanh dù đã vô sanh.

Từ phần đầu cho đến chỗ này Ht đồng ý với cách hành trì của MHBN. còn từ phần này trở về sau thì ... chưa đọc, không có ý kiến. Tu như thế là tu thẳng vào cửa bất nhị... Khó đó, không dễ đâu ... :)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Tham thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

>Định và thọ thanh tịnh rồi (tức phần hành ấm tương đối ổn) nhưng thức ấm thì chưa.

với diệt thọ tưởng định thì thọ tưởng không khởi và do đó thức không khởi; việc này có thanh tịnh hành ấm (a lại da thức) phần nào nhưng không hoàn toàn

nguồn: Dan Lusthaus. Buddhist Phenomenology: A Philosophical Investigation of Yogacara Buddhism and the Ch'eng Wei-shih Lun

trong cuốn này tác giả đặc biệt dành một chương nói về diệt thọ tưởng định và cái nhìn của duy thức, như mình hiểu ở trên

:)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Tham thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

>"Dùng tâm giác biết" là có tác ý, còn là phạm vi của ý thức, không thể vuơn tới trí được.

nói chung mọi hành động đều có tác ý, chẳng hạn vói tay lấy cây viết; không có tác ý thì chắc là bất động thôi

các bậc giác ngộ tuy tác ý nhưng không tạo nghiệp, còn phàm phu như mình thì tác ý và đồng thời tạo nghiệp

:)


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Tham thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Hôm nay mới có thì giờ đọc bài của Tỉnh Thức ... Bài viết phân tích rõ ràng và dùng từ khéo, ít gây ngộ nhận cho thiên hạ.

CHT nghĩ MHBN nói "trụ vào thật thể vô sanh" v.v... nhiều thứ như thế, chẳng qua là chỉ muốn nói đến động tác CHỈ hay dùng trong nhà thiền mà thôi. Dùng từ như thế chính MHBN cũng nói "Có vướng" v.v... nhưng có lẽ MHBN không biết dùng cái gì cho đơn giản hơn. Đó là cái nhìn của Ht đối với bài viết của MH :

"Tâm thể vốn ly niệm", giờ muôn về lại chỗ tâm thể đó thì tâm mình cũng phải ly niệm. Cách ly niệm của MHBN là trụ vào chỗ không phân biệt. Tức khi tâm vừa khởi niệm phân biệt thì giác biết lập tức.

Nói Trụ thì biết là vẫn còn dụng công, vẫn còn tác ý ... cho đến khi thuần thục thì đi dần vào vô công dụng. (Việc này không có gì lạ, vì tâm thanh tịnh là nền tảng của tất cả mọi thứ. Hàng phục được vọng tâm thì tâm thanh tịnh hiện tiền. Đừng sợ dụng công hay tác ý thì không vào được. Lúc đầu phải có sự tác ý dụng công, luận Đại thừa Khởi Tin mới lập Trí Thủy giác và nói về 4 tướng : là cách hàng phục tâm đi từ thô đến tế).

Tu như vậy là tu thẳng vào cửa bất nhị, cũng gọi là nhất hạnh tam muội. HT nghĩ MH nói nhiều thế, chẳng qua chỉ là muốn diễn đạt một chỗ đơn giản vậy thôi.

Nếu đã có một sự đột phá nào đó thì việc tu như thế không phải khó. Chỉ cần tỉnh là xong. Nhưng nếu chưa có một sự đột phá nào hết, thì giai đoạn đó là một giai đoạn cực kỳ khó khăn và khủng hoảng. Không có ý chí và không có căn nghiệp đời trước thì khó mà vượt qua. Vì đó là chỗ tu rất thẳng tắt, rất khó khăn. Bởi dòng vọng niệm liên tục sanh khởi. Nó có cái LỰC của nó. Một khi mình giác biết thì cũng giống như mình chận ngang dòng nước đang chảu mạnh. Mình phải chịu nhiều áp lực từ việc tu như vậy. Chịu được thì trời trong trăng sáng. Không chịu được thì ... bệnh hay bỏ cuộc. Đây là lý do nhiều người không vào được pháp môn "Biết vọng" và cho pháp môn đó không dẫn đến cứu cánh là vậy.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.17 khách