Tham thiền!

Học làm Phật - học làm người, có những niềm vui, nổi buồn không biết gởi gắm và chia sẻ cùng ai mời vào đây.

Điều hành viên: quang_tam3, binh

nhao minh
Bài viết: 54
Ngày: 30/06/08 17:39
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Re: Tham thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi nhao minh »

tỉnh thức,
Do 1 pháp môn mà đặt tên như thế nầy. Do một pháp môn mà đặt tên thế khác. Cái tên chỉ là 1 khái niệm để nhận hiểu thôi.
Cái gì xuất hiện trong tôi - là tôi
Tham xuất hiện trong tôi - tôi là tham.
Tâm tham điều khiển tôi làm nhiều việc - tôi đang bị tâm tham làm chủ.
Tôi thậm chí còn không nhận biết tôi đang tham, nhưng người khác tinh ý qua lời nói và hành động của tôi và nói : tôi là thằng tham. Tôi đang mê.
Tôi biết tâm tham đang xuất hiện trong tôi nhưng không vượt qua được nên gây khổ cho mình và người. Ở đây gọi là "biết mà cố phạm". Tôi không làm chủ được chính mình. Tôi là phàm phu, và 1 đôi khi "quá đổi phàm phu".

Xin được học tập kinhle


CÙNG TỬ TẦM CHÂU
_____()_____
nhao minh
Bài viết: 54
Ngày: 30/06/08 17:39
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Re: Tham thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi nhao minh »

Pháp môn "Miệng nam mô, trong bụng một bồ dao găm." !!!

............................................................................

Tại sao ? Tai sao .... đến đây rồi khựng lại .
Các bạn cho mình THAM với .
...
mình đang tham "MỘT BỒ DAO GĂM ..."
...
Miệng nam mô, trong bụng một bồ dao găm !!!

Mình đang nói về mình đây !

Câu này tiếng Hoa là “笑里藏刀” (Tiếu lý tàng đao), câu tiếng Việt tương đương còn có thể dịch là “Tiếng cười giấu dao găm”.

Dù dịch như thế nào thì chúng ta cũng đã quen với phiến nghĩa dùng để chỉ người khác !

Còn mình thì hiểu như thế này :

Tiếng cười trong nam mô là cái hóm hỉnh trong nụ cười thiền.

Dao găm chưa đủ, phải là dao mổ dùng để giải phẩu mới sắc bén hơn kia ! Là cả bồ dao giải phẩu trong suy nghĩ của mình, đều hướng về chính mình cả !

Khi đọc một câu thiền thoại, ngoài nụ cười hóm hỉnh, hài hước sẵn có trong câu thiền thoại, chúng ta cần phải mổ sẻ, phân tích tỉ mỉ, cặn kẽ để hiểu thấu đáo quý Ngài đã khổ tâm dạy chúng ta giác ngộ điều gì ? Đâu là thời – cơ – lý ? Và mình học được điều gì trong đó ? Phải sống với nó ra sao ? Đi từng bước tin – giải – hành – chứng, ứng dụng ngay vào đời sống.

Nếu trong tâm chúng ta không có bồ dao mổ đó thì thiền thoại vẫn hoàn thiền thoại, mỉm cười một tiếng rồi văng bỏ mất tâm lão bà của các vị Tổ, điều này thật bất nhẫn !

Đó ! Pháp môn “Tiếng cười giấu dao găm” của mình đó !

Miệng tụng nam mô,
Trong tâm luôn mổ sẻ …

Mình cùng thiền quán nhé. ~x(


CÙNG TỬ TẦM CHÂU
_____()_____
Hình đại diện của người dùng
phuctuong
Bài viết: 64
Ngày: 19/01/10 08:40
Giới tính: Nam
Đến từ: cõi hư vô

Re: Tham thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi phuctuong »

Nói đến Thiền thì : 1 là khó có thể dùng lời để diễn bày hết, 2 là mức thiền của mỗi người khác nhau nên thật khó giải bày bằng lời nói, ba là người chưa chứng được cảnh thiền nào thì ... thật chẳng biết nói sao !
(đó là theo cá nhân tôi thôi), tôi vốn chưa được thầy kèm hay chỉ bảo chỉ là do cái trí vô sư của mình thôi, tôi tập ngồi thiền chỉ 1 thời gian rất ngắn , khi vừa phát hiện đến "mất mình" tôi đâm lo, hoảng !!! thời gian sau tôi tìm băng giảng của HT Thanh Từ, nghe giảng rồi hiểu thì mình đã "đánh mất 1 cơ hội". Bây giờ thì tập lại và vẫn chưa tìm lại được cái " lo sợ" sợ mất mình!


Ta phải chiến thắng kẻ thù cuối cùng của ta ... chính là ta !
Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tham thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Chào bạn phuctuong!

Cái gì có cảm giác thay đổi tức là chẳng thật, bởi có sanh tất có diệt khi nào bạn nhận ra được "cái gì" xưa nay nó không mất nơi mình thì đso chính là đạo, còn những cảm giác khi được khi mất chưa phải là chỗ "vô sanh" đâu.

Cái không mất ấy, từ khi chưa ngộ đến khi ngộ khế ứng dược lời kinh Phật Tổ dẫn nhập vẫn không mất thì mới bước chân vào "Thiền". Nghĩa là cái chẳng mất ấy nó là thường, thường làm gì có mất đi hay được sanh ra.

Thân!


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Tham thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

chào mừng Ma Ha Bát Nhã, một thiền giả, đã trở lại diễn đàn.
Mong bạn đóng góp nhiều cho diễn đàn.
Cảm ơn nhiều.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
nhao minh
Bài viết: 54
Ngày: 30/06/08 17:39
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Re: Tham thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi nhao minh »

Cái gì có cảm giác thay đổi tức là chẳng thật, bởi có sanh tất có diệt khi nào bạn nhận ra được "cái gì" xưa nay nó không mất nơi mình thì đso chính là đạo, còn những cảm giác khi được khi mất chưa phải là chỗ "vô sanh" đâu.
tangbong tangbong tangbong kinhle
Vô thường thị thường, cảm giác được có sanh có diệt là thấy được vô thường, cái không mất của mình là chân như, như lâu ngày không tìm nó nên bị bám bụi, tưởng mất nhưng còn.
Cảm giác là vọng, cảm giác khi được khi mất càng vọng hơn, nên chắc chắn không phải là chỗ "vô sanh", càng không phải là chỗ "vô vô sanh".
Còn "Đạo", chuyện lớn quá, bất khả thuyết, với mình thì không phải không thể nói, mà là không biết nói gì.
kinhle


CÙNG TỬ TẦM CHÂU
_____()_____
Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tham thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Do thấy được chỗ bất khả thuyết mà thuyết đó là chơn thuyết.
Cảm giác được mất tuy là vô thường, nhưng biết được chơn thường ngay vô thường, thì dùng vô thường trở thành 37 phẩm trợ đạo thành tựu báo thân.
Tại sao? Bởi chơn thường vốn thường sanh ra vô thường mà dụng được.
Đó gọi là chẳng thủ chẳng xả, chẳng ly chẳng chấp. Mà đạt được đạo.
Đạo tuy hiểu là cao, nhưng dùng được vô thường ngay chơn thường thì đạo chỗ nào mà lìa, tâm chỗ nào chẳng là chơn.

Kính!


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Tham thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

:-? #-o ./..,., ~x(


Hình đại diện của người dùng
phuctuong
Bài viết: 64
Ngày: 19/01/10 08:40
Giới tính: Nam
Đến từ: cõi hư vô

Re: Tham thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi phuctuong »

Ý kiến các bạn đồng tu cao hơn tôi hiểu, riêng về phần cá nhân tôi hiểu nếu tập tu thiền đến khi mà biết mất mình là giai đoạn đầu tiên tạm thời định được tâm, lúc đó nhà Thiền ví như là khách ra về hết chỉ còn chủ nhà nhưng trường hợp như tôi là thiếu vị thầy chỉ bảo nên vừa tới đó thì thấy rỗng rang sợ mất mình mà thực ra đó lại chính là mình !!! theo lời dạy của HT Thanh Từ giảng thì tôi tự xét thấy mình thuộc loại vô minh nhiều lớp !


Ta phải chiến thắng kẻ thù cuối cùng của ta ... chính là ta !
Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tham thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Kính chào bạn phuctuong!

Những điều bạn nói, mình có gặp qua nhiều người cũng có cảm giác như vậy! Khi hỏi ra thì đó là cảm giác của Tập thiền gây ra trong quá trình công phu thiền định. Đó là cảm giác của tưởng ấm hình thành. Tại sao có cảm giác này?

Vì khi bạn thấy gì tìm cho mình câu hỏi để tìm lại cái vô sanh là gì? Tức là có nghi tình để tự hỏi, đến khi tâm thức được giả tỏa khi đầy đủ nhân duyên thì sẽ tự hiểu câu hỏi đó mà khế ứng mọi điều kinh điển.

Còn người đạt trạng thái như bạn thì trãi qua quá trình suy tưởng về một thể không vô tận nào ấy trong tâm trí, liên tục và thường xuyên với suy tưởng ấy, khi bạn nhập vào định thì cái suy tưởng thể không đó hoạt động mạnh mẽ, tạo một cảm giác rỗng không vô tận, nhưng không lâu, nó chỉ hình thành trong thiền định, còn khi bạn xả thiền hay làm việc gì đó sẽ bị mất đi.

Nói rõ hơn là cảm giác của bạn lại do hình thành trong suy tưởng, chứ không phải được đi tìm một cái thể không mà tâm chưa hiểu chưa biết (nghĩa là đi tìm mà không cso suy tưởng về nó như thế nào - không định trước hay tưởng tượng một cái gì đó mà đạt tới - như vậy mới gọi là khán thoại đâu - trường hợp bạn có thể là thoại vĩ - nghĩa là hỏi trong sự định hình trong tưởng tượng một cái gì đó sẽ đạt tới - trường hợp này là tìm một cái thể không rõng lặng nào đó - giống như câu "một mình trên đỉnh Tỳ Lô").

Đó là cảm giác tưởng ấm , thật sự nó chẳng có lâu, cũng chẳng khế nhâp hết ý nghĩa kinh điển bao nhiêu. Xin hỏi ngay chỗ bạn hiểu đó khế ứng được hầu như tất cả công án, kinh bát nhã, Kim Cang, Lăng Nghiêm... Hết chăng? Hay vẫn có nhiều điều bạn chưa hiểu kinh đó nói gì? So với cái chô mình đạt được khế ứng mấy phần?
Chào bạn!


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tham thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Thật ra cái suy tưởng này tưởng là vô ích, nhưng xét lại nếu đắc định thì có chuyển thành năng lực của thần thông rất mạnh mẻ.
Nhưng cái năng lực này chưa cần, khi mà bổn lai vô nhất vật chưa ngộ ra được trong cuộc sống đời thường này.
Cái khó nhất là tìm được cái bổn lai vô nhất vật ngay cuộc sống thông thường ai cũng có, không phải do tu tập mà đạt thì tự khắc hiểu.
Còn qua tu tập công phu đắc định đạt được e còn phải khảo hạch lại, bởi có những cái biến hiện do đắc định thần thông tạo ra.
Cho nên người đắc thần thông rất khó kiến tánh, khó nhận ra bản lai, bởi khi họ khởi tâm tìm về bổn lai thì tự tâm ấy sẽ lấy ấn tích suy tưởng mạnh nhất để tạo ra cảm giác y như kinh mô tả, nhưng chỉ trong đó mà thôi, chứ toàn bộ giáo lý kinh điển vẫn chưa thông suốt hết so với người kiến tánh trong cuộc sống hằng ngày không qua công phu tu tập.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tham thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Được đến Chổ Rỗng Không mà chấp vào đó thì vẫn là còn trong vọng tưởng vì đó Si Định.

Chánh Định là lúc nào Tâm cũng rỗng sáng thường biết nếu chỉ lúc trong định mới được rỗng rang mà ra định thì mất thì đó là cái định của phàm phu trong sanh tử.

Được Tâm Không Mà Biết Tâm Không Thì Cái Không Đó Là Bị Biết Và Cái Tâm Biết Không Là Hay Biết như vậy đều còn là còn trong 2 bên đối đãi. Còn đối đãi là còn sanh diệt cho nên đạt đến không định vẫn phải tiến lên.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.19 khách