Tham thiền!

Học làm Phật - học làm người, có những niềm vui, nổi buồn không biết gởi gắm và chia sẻ cùng ai mời vào đây.

Điều hành viên: quang_tam3, binh

Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Tham thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

hlich đã viết:tangbong >"Dùng tâm giác biết" là có tác ý, còn là phạm vi của ý thức, không thể vươn tới trí được. :)
Trong luận Đại thừa khởi tín, trong phần nói về Ý NGHĨA CỦA SỰ HUÂN TẬP ở tập II, có phân ra làm 2 loại là HUÂN TẬP KHỞI VỌNG PHÁP CHẲNG DỨT và HUÂN TẬP KHỞI TỊNH PHÁP CHẲNG DỨT.

1. HUÂN TẬP KHỞI NHIỄM PHÁP CHẲNG DỨT là nói về quá trình nhiễm ô.

2. HUÂN TẬP KHỞI TỊNH PHÁP CHẲNG DỨT là nói về quá trình hoàn tịnh. Trong đây lại phân thành 2 là : VỌNG TÂM HUÂN TẬP và CHÂN NHƯ HUÂN TẬP.

VỌNG TÂM HUÂN TẬP : Đây là phần mà phàm phu, nhị thừa và Bồ tát chưa đăng địa đều phải nương vào sự tác ý (dụng công) của ý và ý thức mà tu ... cho đến khi chứng được thật thể chân như.

Thành đừng sợ tác ý tu hành thì không vương tới trí. Ý thức khi còn mê thì "tội vi khôi" nhưng khi tỉnh thì "công vi thủ". Đừng chê ý thức. Không có nó không tu hành được đâu. Khi thành Phật thì ý thức chính là Diệu quan sát trí ...


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tham thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

binh đã viết:Ma Ha Bát Nhã đã viết
Nghĩa là dùng ngay tâm giác biết của mình trụ thẳng vào thật thể vô sanh của Tánh Thể
có 2 cái vướng.
1) "Dùng tâm giác biết" là có tác ý, còn là phạm vi của ý thức, không thể vuơn tới trí được.
2) Nếu đã biết chỗ " Thật thể vô sanh của tánh thể " thì đã chứng rồi, còn gì phải trụ hay không trụ

MHBN đừng nghĩ là tôi làm khó. Đây chỉ là tranh luận để làm sáng tỏ sự việc mà thôi.
1. Theo MHBN hiểu, dùng tâm giác biết là tác ý, nhưng đây là thanh tịnh tác ý, nghĩa là ý này khi biết rõ thật thể của chính ý, hay biết rõ thật thể của tâm phân biệt vốn chẳng phân biệt, hay tác ý tức chẳng phải tác ý, hay đã dùng ý mà ở ngay chỗ rõ thật thể của ý, thì theo MHBN gọi là thanh tịnh tác ý, hay gọi là phân biệt chẳng phải ý cũng là chỗ này. Nghĩa là thức thì phân biệt nhưng thể của thức vốn chẳng phân biệt. KHi Giác biết rõ tính chất bất nhị của thức & thật tánh của thức, thì nó không là thức mà là trí.

Có nghĩa phàm phu dùng thức để phân biệt như chẳng rõ biết thật thể của thức vốn là không phân biệt, nên hay cuốn vào vọng thức phân biệt, còn người trực nhận bổn tâm thì nhận luôn cả hai huyền là thức là tự dụng phân biệt rõ ràng ngay tự thể của thức là chẳng phân biệt.


2. Còn chỗ " Thật thể vô sanh của tánh thể " thì gọi là chứng cũng nó hay ngộ cũng nó, nhưng chứng này vẫn còn giới hạn của thức, (nghĩa là vẫn còn dùng thức để tìm tự thể để giác chỗ tự thể thanh tịnh), chứ không thật sự "vào nhà", nghĩa là chưa thực sự từ thật thể để rõ biết phân biệt, mà thường nhận thấy chính tự thể đó phát khởi các ý niệm. Nên chô này còn phải ngộ ra chỗ bước "vào nhà", bước "vào nhà" rồi còn phải biết "dùng đồ trong nhà", "nghĩa là các ý niệm chưa sanh khởi biết rõ thiện ác, biết lấy biết bỏ, khi đã khởi thì trưởng dưỡng phát huy thành trí tuệ & công hạnh.". Khi biết dùng đồ, thì tiếp đó phải dùng thật nhuần nhuyễn để phát huy lực dụng (nghĩa là đại dụng). Thì khi ấy có thể mở các khiếu chưa mở được nơi thân tâm... Chứng như thật tất cả các pháp. Biết rõ các lậu hoặc nơi thân tâm. Quan trọng nhất là nhận biết tường tận các lậu hoặc, chính điều này mới thực sự giải trừ các rò rỉ nơi tâm, để không thối chuyển.

Theo MHBN tới chỗ này rồi, thì hành giả phải biết đường đi tiếp (ngộ được bổn tâm). LỤc Tổ có bảo "chưa ngộ thầy độ ngộ rồi tự độ" thoeo MH hiểu là chỗ này.


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tham thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Chanhientam đã viết:
hlich đã viết:tangbong >"Dùng tâm giác biết" là có tác ý, còn là phạm vi của ý thức, không thể vươn tới trí được. :)
Trong luận Đại thừa khởi tín, trong phần nói về Ý NGHĨA CỦA SỰ HUÂN TẬP ở tập II, có phân ra làm 2 loại là HUÂN TẬP KHỞI VỌNG PHÁP CHẲNG DỨT và HUÂN TẬP KHỞI TỊNH PHÁP CHẲNG DỨT.

1. HUÂN TẬP KHỞI NHIỄM PHÁP CHẲNG DỨT là nói về quá trình nhiễm ô.

2. HUÂN TẬP KHỞI TỊNH PHÁP CHẲNG DỨT là nói về quá trình hoàn tịnh. Trong đây lại phân thành 2 là : VỌNG TÂM HUÂN TẬP và CHÂN NHƯ HUÂN TẬP.

VỌNG TÂM HUÂN TẬP : Đây là phần mà phàm phu, nhị thừa và Bồ tát chưa đăng địa đều phải nương vào sự tác ý (dụng công) của ý và ý thức mà tu ... cho đến khi chứng được thật thể chân như.

Thành đừng sợ tác ý tu hành thì không vương tới trí. Ý thức khi còn mê thì "tội vi khôi" nhưng khi tỉnh thì "công vi thủ". Đừng chê ý thức. Không có nó không tu hành được đâu. Khi thành Phật thì ý thức chính là Diệu quan sát trí ...
Bà chị nói ra chỗ nào thằng cảm thấy bà chị ... quá hay!!! Tuy thằng em này không được trí tuệ thông sâu, cũng chẳng được chữ nghĩa hay tốt, nhưng bà chị càng nói thằng em như nhẹ bớt phần giải trình... he he... Có bà chị chỉ điểm thêm thằng em này càng kính phục. Càng muốn trao đổi cùng các đạo hữu khác. He He... :x :x


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Tham thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

theo duy thức tác ý là một trong năm tâm sở biến hành, nó luôn có mặt; còn ý thức là thức thứ sáu, không luôn có mặt; cho nên không thể nói tác ý thuộc phạm vi ý thức

đây là định nghĩa của tác ý trong "Luận Thành Duy Thức"

Tác ý, có bản chất là cảnh giác tâm; chức năng là dẫn tâm hướng đến đối tượng. Nghĩa là, nó cảnh giác chủng tử của tâm cần được phát khởi, hướng dẫn nó nhắm đến cảnh; đó gọi là tác ý.

các bậc giác ngộ có cảnh giới của họ, tức là cũng có tác ý vì không có tác ý thì không có cảnh

:)


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tham thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

hlich đã viết:tangbong

theo duy thức tác ý là một trong năm tâm sở biến hành, nó luôn có mặt; còn ý thức là thức thứ sáu, không luôn có mặt; cho nên không thể nói tác ý thuộc phạm vi ý thức

đây là định nghĩa của tác ý trong "Luận Thành Duy Thức"

Tác ý, có bản chất là cảnh giác tâm; chức năng là dẫn tâm hướng đến đối tượng. Nghĩa là, nó cảnh giác chủng tử của tâm cần được phát khởi, hướng dẫn nó nhắm đến cảnh; đó gọi là tác ý.

các bậc giác ngộ có cảnh giới của họ, tức là cũng có tác ý vì không có tác ý thì không có cảnh

:)
Vậy cái này nghĩa là giác?! Tác ý là giác?

Nhưng giác này lại kèm thức phân biệt, theo MH gọi nó là ý thức là đúng hơn, còn thức là bản chất của nó là phân biệt, trong chỗ đối thoại của Huyền Giác, Lục Tổ có hỏi "ông được ý vô sanh", theo MHBN nghĩ đó là tổ dò hỏi "xem ông có bước vào nhà chưa??", nghĩ là chưa bước vào nhà thì vẫn còn dùng ý để giác biết.

Ngay chỗ Lục Tổ hỏi: "Cái gì biết không động?" ; đã dò hỏi xem HG đã vào nhà chưa, nếu chưa" vào nhà" vẫn dùng sự giác của ý thức để giác tự thể.
HG đáp lại: “Ngài tự phân biệt.” ; rõ ràng HG đã thấy chỗ này, nếu đã vào nhà thì không còn phân biệt việc biết động hay không động (nghĩa là dùng ý thức bên ngoài cửa để phân biệt tự thể không động, nghĩa là còn giác để biết cái không động của tự thể).
Tổ bảo: “Ngươi đạt ý vô sinh rất sâu!”; rõ ràng Tổ ép HG đi ra ngoài chỗ tự thể, nên mới gọi ông còn giác biết bằng ý về tự thể vô sanh.
Sư thưa: “Vô sinh há có ý sao?”; Nếu thực trong nhà, sống bình thường ngay tự thể thì làm gì còn phải dùng ý để giác biết tự thể vô sanh. Trừ khi còn ngoài nhà.
Tổ hỏi: “Không có ý, cái gì biết phân biệt?” ;Tổ mới dò hỏi thêm là ông này ở trong nhà có dùng đồ được chưa?
Sư thưa: “Phân biệt cũng không phải ý.”; HG nói ở trong nhà đã dùng đồ được rồi, không còn phải bên ngoài nhà để còn dùng ý giác biết tự thể vô sanh.
Tổ khen: “Lành thay! Lành thay!; Tổ mới tán thán.”

Nên chỗ của ĐH Tỉnh Thức có nói Thiền Sống với ông chủ, thật ra là chưa vào nhà, nếu là vào nhà thì không còn sông với ông chủ, mà đã là "ông chủ" rồi. Vì thế sông với ông chủ là công phu giác biết về ông chủ, nghĩa là tất cả mọi động tác giác biết đến ông chủ (giác biết về tự thể) đều ra chưa vào nhà.

MỤc đích sau cùng là phải vào nhà làm "ông chủ" kia, chứ không còn phải "sống với ông chủ".



Trích trên Wikipedia tích Huyền Giác & Lục Tổ đối thoại!

"Sư họ Đới, quê ở Vĩnh Gia, Ôn Châu. Sư xuất gia từ nhỏ và sớm tham học Đại tạng kinh, tinh thâm Chỉ-Quán. Nhân xem kinh Duy-ma-cật sở thuyết, Sư hoát nhiên liễu ngộ. Môn đệ của Lục tổ Huệ Năng là Thiền sư Huyền Sách thấy Sư đàm luận lời lẽ thích hợp với chư Tổ bèn khuyên Sư đến Lục tổ để được ấn chứng chỗ sở đắc. Trận Pháp chiến sau đây giữa Sư và Tổ đã đi vào lịch sử của Thiền tông:

Sư cùng Huyền Sách đến Tào Khê tham vấn Tổ. Đến nơi, Sư tay cầm tích trượng, vai mang bình bát đi nhiễu Tổ ba vòng. Tổ hỏi: “Phàm Sa-môn phải đủ ba ngàn uy nghi tám muôn tế hạnh, Đại đức là người phương nào đến mà sinh đại ngã mạn như vậy?”
Sư thưa: “Sinh tử là việc lớn, Vô thường quá mau.”
Tổ bảo: “Sao không ngay nơi đó thể nhận cái vô sinh, liễu chẳng mau ư?”
Sư thưa: “Thể tức vô sinh, liễu vốn không mau.”
Tổ khen: “Đúng thế! Đúng thế!”
Đại chúng nghe vậy đều ngạc nhiên. Sư bây giờ mới đầy đủ trang nghiêm lễ bái Tổ. Lát sau, Sư cáo từ, Tổ bảo: “Trở về mau quá!”
Sư thưa: “Vốn tự không động thì đâu có mau.”
Tổ hỏi: “Cái gì biết không động?”
Sư thưa: “Ngài tự phân biệt.”
Tổ bảo: “Ngươi đạt ý vô sinh rất sâu!”
Sư thưa: “Vô sinh há có ý sao?”
Tổ hỏi: “Không có ý, cái gì biết phân biệt?”
Sư thưa: “Phân biệt cũng không phải ý.”
Tổ khen: “Lành thay! Lành thay!”
Sư lưu lại một đêm hỏi thêm đạo lí và sau đó cùng Huyền Sách xuống núi. Thời nhân gọi Sư là “Giác giả một đêm”, Nhất túc giác (zh. 一宿覺).
Sư sau trụ trì ở Ôn Giang, học chúng đến tấp nập. Đời Đường, niên hiệu Tiên Thiên thứ hai, ngày 17 tháng 10, Sư ngồi vui vẻ thị tịch, thọ 49 tuổi. Vua sắc phong là Vô Tướng Đại sư, tháp hiệu Tịnh Quang.

"


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Tham thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

>Vậy cái này nghĩa là giác?! Tác ý là giác?

trong duy thức không có tâm sở "giác", tuy nhiên có hai tâm sở biệt cảnh, biệt cảnh khác với biến hành, là niệm và tuệ, có thể gần với giác

đây cũng là vấn đề trong các thảo luận, mỗi người có các định nghĩa khác nhau cho cùng một từ

trở lại với tác ý, tác ý theo định nghĩa của duy thức mà nói nôm na ra thì là "để ý"; phàm là ai thì cũng phải "để ý", phải không? chẳng hạn chuyện vói tay lấy cây viết, biết bao nhiêu là sát na tác ý với cây viết trong một cử động đơn giản

với mình phân biệt không là vấn đề, vấn đề là sự chấp vào phân biệt?

MH dậy sớm hay thức khuya vậy?

:)


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tham thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

hlich đã viết:tangbong

>Vậy cái này nghĩa là giác?! Tác ý là giác?

trong duy thức không có tâm sở "giác", tuy nhiên có hai tâm sở biệt cảnh, biệt cảnh khác với biến hành, là niệm và tuệ, có thể gần với giác

đây cũng là vấn đề trong các thảo luận, mỗi người có các định nghĩa khác nhau cho cùng một từ

trở lại với tác ý, tác ý theo định nghĩa của duy thức mà nói nôm na ra thì là "để ý"; phàm là ai thì cũng phải "để ý", phải không? chẳng hạn chuyện vói tay lấy cây viết, biết bao nhiêu là sát na tác ý với cây viết trong một cử động đơn giản

với mình phân biệt không là vấn đề, vấn đề là sự chấp vào phân biệt?

MH dậy sớm hay thức khuya vậy?

:)
:)) Đúng vậy "để ý", đồng nghĩa là tác ý vậy, vẫn dùng ý để quan sát một đối tượng nào đó, thế tác ý vẫn gọi là "giác biết" đến thật thể của nó, mà chính điều này thường người ta gọi là "Thiền Ông Chủ", nhưng MHBN nhận thấy thiền ông chủ tuy là bước đầu công phu tu tập nhưng, thật sự chưa là ông chủ, mà mới chỉ là người kề cận và sống với ông chủ, khi xưa lúc chưa nhận ra thưc tánh nơi mình, thì vẫn sống như ông chủ, nhưng ông chủ này không nhận mình làm ông chủ nên quá nghèo... KHi nhận ra được mình có ông chủ thì sống với ông chủ, nhưng sống với ông chủ mà chưa phải làm ông chủ (vẫn còn giác biết thật thể không động), khi nào trở thành ông chủ thật sự mới mới có thể giàu thật sự (nghĩa là sống lại như ngày xưa không khác, nhưng phải biết xài đồ, chứ đừng để mình nghèo như xưa).


Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: Tham thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

Chỗ này trong kinh nói "Bồ Tát thì bị cái giác ngại" KÍNH ! tangbong


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Tham thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

>thế tác ý vẫn gọi là "giác biết" đến thật thể của nó

theo định nghĩa của duy thức ở trên thì tác ý hướng tâm đến cảnh thôi, còn tâm có giác biết cảnh hay không là chuyện khác

cũng như lần đầu thấy cái chi lạ, mình để ý đến nó mà có biết nó đâu

còn cái thực tế viên thành (thực thể) mà MH nói đến thì mình thực sự không biết, nhưng cũng đồng ý rằng nó không thể được trực nhận như là một đối tượng vì nó vô tướng?

:)


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tham thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

hlich đã viết:tangbong

>thế tác ý vẫn gọi là "giác biết" đến thật thể của nó

theo định nghĩa của duy thức ở trên thì tác ý hướng tâm đến cảnh thôi, còn tâm có giác biết cảnh hay không là chuyện khác

cũng như lần đầu thấy cái chi lạ, mình để ý đến nó mà có biết nó đâu

còn cái thực tế viên thành (thực thể) mà MH nói đến thì mình thực sự không biết, nhưng cũng đồng ý rằng nó không thể được trực nhận như là một đối tượng vì nó vô tướng?

:)
Thì như vậy Tổ mới gọi là "kiến tánh", nếu chưa nhận ra "thực thể "thì vẫn chưa gọi là "kiến tánh", Tổ dùng ngôn từ rất chính xác, phải gọi là "kiến tánh" mới chính xác, nếu bảo "tánh không thể kiến" thật ra chưa nhận ra thực tánh. tangbong


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Tham thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

hlich đã viết:tangbong >"Dùng tâm giác biết" là có tác ý, còn là phạm vi của ý thức, không thể vuơn tới trí được.
hlich đã viết: theo duy thức tác ý là một trong năm tâm sở biến hành, nó luôn có mặt; còn ý thức là thức thứ sáu, không luôn có mặt; cho nên không thể nói tác ý thuộc phạm vi ý thức
Hai câu này có phải là từ một chủ nhân ra không? Xin lỗi không biết tôi có trích lộn không?

Tự mình phát biểu rồi tự mình sửa sai của mình hả?


Tễu
Bài viết: 278
Ngày: 25/01/08 23:09

Re: Tham thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi Tễu »

tangbong
Kính các Đạo Hữu.
Tễu đọc Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật (GIÁO HỘ PHẬT GIÁO VIỆT NAM - Dịch Giả: H.T Thích Trí Tinh) Đến
PHẨM BIẾN HỌC (Trang:203- Tập III)Chợt có cảm hứng nay Kính trình Chư Đạo Hữu:

Đại Trí Huệ Phật dậy trao ,
Chánh Biến Tri phải luôn theo chẳng dừng .
Biết khắp chẳng cần canh chừng ,
Khi Vật ẩn nấp đội sừng mang lông ,
Chánh Trí tự tỏ soi lòng ,
Biết rõ huyễn ảo mới hòng dễ buông ,
Còn như đè nén lấp chôn ,
Nó lẩn, nó nấp, nó luồn trong hang .
Gặp duyên mưa gió thời trang ,
Nó mọc, nó kéo: La làng chẳng xong.
Chánh Tri đâu ở Tây, Đông,
Tĩnh lặng mà xét trong lòng thử coi:
-Chuyện nhỏ như Kiến hóa Voi !?
Giấu cả Đất, Trời: Hạt Cải tí ti !?
Mà buông chẳng được :Tham đi !
Tham cho hết cỡ...Hì...Hì : Hết tham.
Tất cả: Đâu Vàng chẳng Vàng !?
Muốn ăn, muốn ngủ...muốn mang: Tùy mình .

(Thôi Chào...Tễu lại học Kinh...)

Tễu: Kính


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.18 khách