Trang 1 trên 1

Nổi sân!

Đã gửi: 30/10/08 22:49
gửi bởi Ma Ha Bát Nhã
Thật tình làm người mà ai chẳng nổi sân! Có cái sân không biết gì cả có cái sân ngấm ngầm trong lòng chờ đến mấy ngày mới phát. Nói chung có muôn phần nỏi sân, chuyện lớn chuyện nhỏ đều nổi sân, cứ như vậy chẳng buông tha ai cả. Cứ đeo chúng ta hết suốt kiếp, đời này qua đời khác.
Khi nổi sân tâm tướng chẳng lấy được bình tỉnh, nó cứ như thế tuông ra các hỉ nộ ái ố, làm tâm trí chẳng được tỉnh táo. Thần khí đảo ngược, "cục tức" cứ thế dâng lên, nghẹo nơi cổ họng, rất khó chịu khó thở, bước đi không vững, thân thể rung rẩy. Lúc đó muốn cải cọ đập phá, chẳng biết lựa lời... Bao nhiêu oan trái cũng do cái sân này tạo ra. Cứ để nó tích tu dần sẽ tạo nên tâm độc ác (vì đó là tập khí nổi sân, tập khí này tạo ra từ các đời), cơ thể tâm thức chúng ta luôn tạo sự đề kháng trước các biếng cố của cơn sân, lâu ngày nó tích tu dần mà tạo nên tâm vô cảm, tâm độc ác, mà khi ta tạo tác ác nghiệp mà cũng trở nên vô cảm với việc đó. Ngay cả khi tạo ác nghiệp đó, mà cảm thấy vô cảm, lạnh lùng.
Chưa kẻ lúc già yếu lại thêm bệnh huyết áp tim mạch...
Thế nên tôi cứ suy nghĩ về điều này làm sao sự sân này không tàn phá thân tâm chúng ta, làm sao cái sân không khởi, hay khi khởi là biết được nó sắp khởi, nếu làm được như vậy, năng lực sống chúng ta càng mạnh hơn, đầy đủ hơn, tại sao các vị Bồ Tát luôn hành được Bồ Tát Đạo, luôn hành được Nhẫn Vô Sanh, vì họ đã trưởng dưỡng năng lực sống vô tận. Còn chúng ta lại tàn phá năng lực sống này bằng chính niệm sân, cứ như thế bạn mất dần năng lực sống mà như thế sẽ không bao giờ tự chủ được thân tâm. Đã không tự chủ được thân tâm, thì khi gặp duyên sự chẳng hay chẳng đúng, thì cải cọ , đánh đập, cứ thế trổ ra. Mất dần hòa khí mất dần công đức, tạo thêm duyên nghiệp khổ não.
Tạo sao giới trẻ thường dễ bị xúc sự chi phối, vì đó là đặc tính của giới trẻ là dễ hấp thu, dễ tạo tác, nhanh chóng tiếp nhận, nhanh nhại suy nghĩ hiểu biết, nhưng lại không biết tự chủ năng lực sống này, thế rất dễ đánh nhau, cải cọ, quậy phá... hơn người lớn tuổi. Người lớn tuổi thì họ ít tiếp thu, mà thường sống bằng sự chiệm nghiệm những gì đã tiếp tu thời trẻ tuổi, xem xét lại các phản ứng, đồng thời kiểm sóat được năng lực sống này hơn lớp trẻ, nhưng bù lại là khó tiếp thu được các duyên sự tốt để trí tuệ phát khởi, nên các vị lớn tuổi cũng dễ rơi vào tình trạng bảo thủ, duy lý.

Nên tu là phải kiểm soát năng lực sống này trọn vẹn (kiểm soát các lậu hoặc). Nghĩa là điều tiết năng lực tiếp thu (thọ), đồng thời tăng cường sự chiêm nghiệm giám sát tư duy hành động (hành thức).
Theo mình có 3 cách để giải quyết:

1. Điều tiết năng lực tiếp thu, thường thì giới trẻ có khả năng tiếp thu rất mạnh, sự thọ này hoạt động rất mạnh, nhưng lại không có đầy đủ năng lực xử lý thông tin để biến nó thành năng lực chiêm nghiệm (tư duy điều độ), nên khi gặp duyên tiếp nhận các thông tin quá mạnh (xúc sự phản cảm), liền phản ứng bằng việc nóng giân, khó chịu. Vì thế Thiền tông có chánh niệm đó là cách điều tiết thông tin từ thọ, từ đó ta tiếp nhận rõ gàng liền lạc, nhẹ nhàng và chọc lọc. Thì khi xử lý thông tin (chánh tư duy) là không bị khởi sự nóng giân, do không bị sức ép luồng thông tin từ thọ quá mạnh. Vì thế cái tâm nóng giận khó xuất hiện. Nghĩa là xử lý thông tin từ thọ điều độ sẽ không bị tình trạng "quá tải xử lý". Mà điều này tư tánh vốn đã có, đó là tính chẳng bị nhiễm trần (chạy theo vật), nên chúng ta thường xuyên giác tỉnh tâm trí, làm chủ tâm trí, chẳng cuốn theo vật, đó là ta sống với thuột tính chẳng theo vật của tự tánh (dù họ không hiểu gì về tự tánh cả), còn gọi là chánh niệm tỉnh giác. Phương pháp này áp dụng cho người sơ tu định lực ít ỏi (nghĩa là phòng thủ từ xa). Cũng áp dung cho người sơ tu để nâng dần sức định & trí tuệ

2. Ta sẳn có năng lực chiệm nghiệm (quan sát được tư duy tình cảm, thường người lớn tuổi có dc cái này, nhưng lại kém về năng lực tiếp thu), cái này nó giúp gia trì định lực, nhưng lại do yếu về thọ (năng lực tiếp thu), nên giống như cái máy mà không có sản phẩm sản xuất (do nguồn cung cấp bị hạn hẹp), nên các vị lớn tuổi thường sống bằng sự yên tỉnh, nhưng khó tiếp thu khó có trí tuệ, như lại gặp xúc sự họ lại rất tỉnh táo, và xử lí rất ổn thỏa (vì họ có năng lực chiệm nghiêm) - nhưng đôi khi quá mạnh vẫn nổi sân thôi. Các vị đó muốn trí tuệ minh mẫn, phải tăng cường lượng thông tin đầu vào tức là giải quyết thọ. Rồi thử nâng dần mức độ xử lý năng lục chiêm nghiệm (tư duy), nếu duy trì và kiểm soát năng lực thọ & năng lực chiêm nghiệm thì sẽ giải quyết được thành công bài toán khắc phục tâm nổi sân này. Phương pháp này thường áp dụng cho các vị có định lực rất cao, họ cho tiếp nhận thông tin thổi mái, và hóa giả bằng sức định này nhanh chóng mà chuyển thành công đức. Trong nhà thiền là làm chủ các tâm, hay gọi là thiền ông chủ.

3. Khắc phục bằng lòng từ bi thương yêu, nếu bạn có đủ năng lục lòng từ mẫn bạn sẽ hóa giải nhanh chóng, cá tâm này, tình thương càng lớn đồng nghĩa định lưc của bạn cũng rất lớn. Cách này nói chung chỉ hàng Bồ Tát Phật mới làm nổi, vì thông thường người bình thường khó phát tình thương trọn vẹn đồng đều!

Đây chỉ là thiển ý ít ỏi, anh em xem qua chơi thôi, có chi chưa đúng xin cứ góp ý. :D :D tangbong tangbong