Làm sao biết đã kiến tánh?

Học làm Phật - học làm người, có những niềm vui, nổi buồn không biết gởi gắm và chia sẻ cùng ai mời vào đây.

Điều hành viên: quang_tam3, binh

Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Làm sao biết đã kiến tánh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Nhị Nguyên đã viết: Thưa bạn việc thấy tánh là việc khởi đầu thôi bạn, đừng cho quan trọng, vì kiến tánh mới chỉ khởi đầu ...
.
1. Khởi đầu nhưng không có cái đầu này thì không có cái bảo nhậm sau.
2. Với tâm vọng động hiện nay của chúng sanh, liệu có thể chứng được "một niệm thanh tịnh không do buộc niệm" không? Ngài Hoàng Bá nói "không phải một phen xương lạnh buốt, hoa mai đâu dễ ngửi mùi hương".
Chỉ với hai yếu tố trên, với Ht thì Ht thấy việc khởi đầu đó rất là quan trọng. Không đủ căn khí tối thượng, không dễ gì chứng được cái niệm đó.

Nhị Nguyên đã viết: Tính chất của tánh (nói chung là tự thể cái biết của mình):

- biết Động cũng không mất thanh tịnh (xem cái gì không động nơi cái biết của mình?).
- Vẫn nơi 06 căn mà hiển lộ (thường dễ trực nhận qua mắt hay tai), không mất, tính chất này không theo vật (bạn nhớ "tiếng chuông Phật khai thị cho ngài Anan trong kinh lăng nghiêm không?" hay "cái véo mũi đau điếng mà không bay đi" trong công án thiền không?).
- Tướng của tánh chính là tướng không của cái biết.
- Cùng khắp, không giới hạn trong không gian, thời gian.

- cái xưa này không mất nới tâm (lúc nhỏ vẫn là nó - lớn lên vẫn là nó).
Nhưng thấy tánh chớ chấp vào nó vì còn phải biết là "bước vào nhà" vẫn phải mở tâm pháp để dùng đồ, nếu ai chấp vào tánh mà bỏ dụng tâm thì loạt vào chấp không mà bị đọa làm "chồn". :D
Thấy tánh phải là một lần trực nhận, không phải tìm nơi tìm hiểu học hỏi hay tu hành đến lúc nào đó mà dần dần kiến tánh.
Chỗ này thì Ht có chỗ đồng cảm, nhất là hai câu in đậm đó. Nhưng nếu Nhị Nguyên đã kiến tánh thì không nói là "tướng không của cái biết" mà sẽ nói khác đi một chút. Một chút quyết định giữa ngôn từ và chỗ trực chứng.


Nhị Nguyên
Bài viết: 41
Ngày: 06/10/07 05:00

Re: Làm sao biết đã kiến tánh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhị Nguyên »

Mã: Chọn hết

[quote="Chanhientam"][quote="Nhị Nguyên"]
Thưa bạn việc thấy tánh là việc khởi đầu thôi bạn, đừng cho quan trọng, vì kiến tánh mới chỉ khởi đầu ... [/quote].
1. Khởi đầu nhưng không có cái đầu này thì không có cái bảo nhậm sau. 
2. Với tâm vọng động hiện nay của chúng sanh, liệu có thể chứng được "một niệm thanh tịnh không do buộc niệm" không? Ngài Hoàng Bá nói "không phải một phen xương lạnh buốt, hoa mai đâu dễ ngửi mùi hương". 
Chỉ với hai yếu tố trên, với Ht thì Ht thấy việc khởi đầu đó rất là quan trọng. Không đủ căn khí tối thượng, không dễ gì chứng được cái niệm đó. 
Dạ chỗ này NN nói không quan trọng là để người thấy tánh ít chấp vào nó (nếu không sẽ dậm chân hoài ngay chỗ cửa vào này), thực ra cửa vào này vô cùng quan trọng để quyết định đoạn đường kế tiếp.

Mã: Chọn hết

[quote="Nhị Nguyên"]
Tính chất của tánh (nói chung là tự thể cái biết của mình):

- biết Động cũng không mất thanh tịnh (xem cái gì không động nơi cái biết của mình?).
- Vẫn nơi 06 căn mà hiển lộ (thường dễ trực nhận qua mắt hay tai), không mất, tính chất này không theo vật (bạn nhớ "tiếng chuông Phật khai thị cho ngài Anan trong kinh lăng nghiêm không?" hay "cái véo mũi đau điếng mà không bay đi" trong công án thiền không?).
- [b]Tướng của tánh chính là tướng không của cái biết.
- Cùng khắp, không giới hạn trong không gian, thời gian.[/b]
- cái xưa này không mất nới tâm (lúc nhỏ vẫn là nó - lớn lên vẫn là nó).
Nhưng thấy tánh chớ chấp vào nó vì còn phải biết là "bước vào nhà" vẫn phải mở tâm pháp để dùng đồ, nếu ai chấp vào tánh mà bỏ dụng tâm thì loạt vào chấp không mà bị đọa làm "chồn". :D 
Thấy tánh phải là một lần trực nhận, không phải tìm nơi tìm hiểu học hỏi hay tu hành đến lúc nào đó mà dần dần kiến tánh.
[/quote]
Chỗ này thì Ht có chỗ đồng cảm, nhất là hai câu in đậm đó. Nhưng nếu Nhị Nguyên đã kiến tánh thì không nói là "tướng không của cái biết" mà sẽ nói khác đi một chút. Một chút quyết định giữa ngôn từ và chỗ trực chứng.[/quote]
Dạ chỗ NN nói:"tướng không" là hơi sai ngôn ngữ mà phải gọi là "không tướng của biết" hay gọi là "vô tướng của tâm", hay "vô tướng của pháp" mới đúng, có lẽ quên đi mà gõ nhầm chỗ này.


Phi Xứ

Re: Làm sao biết đã kiến tánh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Phi Xứ »

Nếu có quên, biết quên, thấy quên, nghĩ là quên tức là Nhị Nguyên chỉ lấy cái thường tình thế gian đem chép lại cho đại chúng coi mà thôi ! :D :D :D .

Vậy thì trong bụng chưa có gì hết ???

Ngôn ngữ chỉ là giả lập thế gian, vượt qua ngôn ngữ thì còn cái gì ???


Nhị Nguyên
Bài viết: 41
Ngày: 06/10/07 05:00

Re: Làm sao biết đã kiến tánh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhị Nguyên »

Mã: Chọn hết

[quote="Phi Xứ"]Nếu có quên, biết quên, thấy quên, nghĩ là quên tức là Nhị Nguyên chỉ lấy cái thường tình thế gian đem chép lại cho đại chúng coi mà thôi !  :D   :D   :D .

Vậy thì trong bụng chưa  có gì hết ???

Ngôn ngữ chỉ là giả lập thế gian, vượt qua ngôn ngữ thì còn cái gì ???[/quote]
Hì hì ...ngôn ngữ cũng là dụng tự tánh, vượt ngoài ngôn ngữ là cách nói để chỉ tánh, không nên chấp vào đó, nhận ra tánh xong rồi vẫn dùng nói, nghĩ bình thường, chỗ này bạn Phí Xứ nói ra vẫn là chẳng có gì, vẫn theo học hỏi hiểu biết. Vượt ngôn ngữ chính là vượt qua chỗ dụng của tâm mà mà nhận tự thể tự tánh, thấy rồi thì thể dụng không hai, nghĩa là nói, nghĩ vẫn là chỗ dụng của tự tánh, chỗ này khác với nói, nghĩ của người chưa thấy tánh, vì lời nói của người chưa thấy tánh chỉ là chỗ sanh diệt của dụng mà không biết tự tánh (vọng tưởng), còn người thấy tánh thì nói, nghĩ điều là diệu dụng mà tự tánh lưu xuất (chơn trí). Dù nói, nghĩ vẫn không mất sự thanh tịnh tự tánh. Đó là sự giống và khác nhau của người thấy tánh & người chưa thấy tánh.

Giống là điều dùng sự dụng của tâm.
Khác là người không thấy tánh chạy theo sự sanh diệt của dụng (vọng tưởng) niên điên đảo. Còn người thấy tánh vẫn dùng diệu dụng đó (bây giờ được gọi là trí) từ sự thanh tịnh tự tánh lưu xuất.

Thân!


Phi Xu

Re: Làm sao biết đã kiến tánh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Phi Xu »

Như vậy chưa kiến tánh !


Nhị Nguyên
Bài viết: 41
Ngày: 06/10/07 05:00

Re: Làm sao biết đã kiến tánh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhị Nguyên »

Phi Xu đã viết:Như vậy chưa kiến tánh !
Thế theo Phi Xứ Kiến Tánh phải như thế nào? :D


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Làm sao biết đã kiến tánh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

kinhle kinhle kinhle
Ừ ! tiếp đi! Nói hay hỏi cũng hay. Không chê ông nào được.


Nhị Nguyên
Bài viết: 41
Ngày: 06/10/07 05:00

Re: Làm sao biết đã kiến tánh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhị Nguyên »

Phi Xứ đã viết:Nếu có quên, biết quên, thấy quên, nghĩ là quên tức là Nhị Nguyên chỉ lấy cái thường tình thế gian đem chép lại cho đại chúng coi mà thôi ! :D :D :D .

Vậy thì trong bụng chưa có gì hết ???

Ngôn ngữ chỉ là giả lập thế gian, vượt qua ngôn ngữ thì còn cái gì ???
Quên có 2 dạng quên:

1. Quên của phàm phu: đây là quên kiến thức học hỏi hiểu biết, đó là sự quên trí não phân biết vọng tưởng. Cái quên này là quên của nghiệp.

2. Quên của người bảo nhậm tự tánh: quên này là quên tâm sở, ngã sở, quên đi vọng tưởng, mà chuyển thức thành trí. Cái quên này là cái quên giải thoát.

Đừng lầm lẩn việc quên là cho đó là quên kiến thức hiểu biết hay quên trong quá trình bảo nhậm tự tánh.


Khách

Re: Làm sao biết đã kiến tánh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Khách »

Kiến tánh là thế nào ?

Tánh vô tướng _ Chẳng nói Kiến Tánh, củng chẳng nói không Tánh. Phật vì hạng tiểu thừa nên nói có Tánh, có chơn Tâm, Tổ Sư Thiền, thì dạy :'các ông đã bị lừa gạt."

Nay, Nhị nguyên đem chuyện này nói như thật có !

????


Nhị Nguyên!

Re: Làm sao biết đã kiến tánh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhị Nguyên! »

Khách đã viết:Kiến tánh là thế nào ?

Tánh vô tướng _ Chẳng nói Kiến Tánh, củng chẳng nói không Tánh. Phật vì hạng tiểu thừa nên nói có Tánh, có chơn Tâm, Tổ Sư Thiền, thì dạy :'các ông đã bị lừa gạt."

Nay, Nhị nguyên đem chuyện này nói như thật có !

????
Cái gì thật? Kiến tánh à? Tánh không tướng không Pháp không Tâm lấy gì kiến? Tánh tại dụng mà biết kiến, chứ kiến là gì? "Kiến" là kiến như tánh không sai khác, Tổ Sư Thiền hay "trực chỉ chơn tâm kiến tánh thành Phật" không phải giả lập mà chỉ thẳng, Thiền là nói thẳng nói chỗ như như tánh không , chẳng lập cho cái gì gọi là giả hay thật nơi đây.

Nói Thật hay Giả cho việc kiến tánh là Pháp Nhị Nguyên tiểu thừa, mà chỗ này không luận được theo cái gì mà lập ra là giả hay thật. Nói giả hay thật là chỗ nhị nguyên đối đãi. nếu nói lập giả để chỉ tánh là pháp Tiểu Thừa.


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Làm sao biết đã kiến tánh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Khách đã viết:Kiến tánh là thế nào ?
Tánh vô tướng _ Chẳng nói Kiến Tánh, củng chẳng nói không Tánh. Phật vì hạng tiểu thừa nên nói có Tánh, có chơn Tâm, Tổ Sư Thiền, thì dạy :'các ông đã bị lừa gạt." Nay, Nhị nguyên đem chuyện này nói như thật có ! ????
Xin hỏi ông Tổ sư thiền nào nói câu đó? Không biết ai bị lừa thế nào, nhưng Ht thấy Khách là kẻ ... bị lừa đầu tiên. =(( Hi hi ...
Người chưa bao giờ ăn đường thì khi nghe nói đường ngọt, nhất quyết sẽ nói không có đường. Người chưa trực tiếp ăn chính đường, chỉ mới nếm qua nước chanh muối thì khi nói đường ngọt, không thể khẳng định một câu chính xác là đường ngọt, mà có chút lẫn lộn : Ngọt hay hơi ngã mặn v.v...? Đơn giản vậy thôi.

Thôi qua vấn đề khác. Nhị nguyên ơi! có người hỏi Ht, khi ngồi thiền anh ta bị mất cái biết thì sao? Chuyện khó tin. Có phải anh ta bị vọng tưởng khi ngồi thiền không?


NN!

Re: Làm sao biết đã kiến tánh?

Bài viết chưa xem gửi bởi NN! »

Chanhientam đã viết:
Khách đã viết:Kiến tánh là thế nào ?
Tánh vô tướng _ Chẳng nói Kiến Tánh, củng chẳng nói không Tánh. Phật vì hạng tiểu thừa nên nói có Tánh, có chơn Tâm, Tổ Sư Thiền, thì dạy :'các ông đã bị lừa gạt." Nay, Nhị nguyên đem chuyện này nói như thật có ! ????
Xin hỏi ông Tổ sư thiền nào nói câu đó? Không biết ai bị lừa thế nào, nhưng Ht thấy Khách là kẻ ... bị lừa đầu tiên. =(( Hi hi ...
Người chưa bao giờ ăn đường thì khi nghe nói đường ngọt, nhất quyết sẽ nói không có đường. Người chưa trực tiếp ăn chính đường, chỉ mới nếm qua nước chanh muối thì khi nói đường ngọt, không thể khẳng định một câu chính xác là đường ngọt, mà có chút lẫn lộn : Ngọt hay hơi ngã mặn v.v...? Đơn giản vậy thôi.

Thôi qua vấn đề khác. Nhị nguyên ơi! có người hỏi Ht, khi ngồi thiền anh ta bị mất cái biết thì sao? Chuyện khó tin. Có phải anh ta bị vọng tưởng khi ngồi thiền không?
Xin hỏi lại vị đó mất cái biết đó lâu không? Mất rồi có lại hay không? Nếu mất luôn coi chừng rơi vào hôn trầm.

NN ngày trước ngồi thiền, (đã thấy cái không động của biết rồi). NN thử trụ tâm tại không động này (vì thiền nguyên thủy là trụ tâm tại vi trí nào đó), lúc đó mới thấy thôi, nên NN suy nghĩ "Nếu mất hơi thở, hay không còn chỗ trụ thì sẽ không trụ được nữa?", NN nghĩ chỉ có cái không đọng của tánh mới không mất thế rồi NN trụ vào đó. Lúc này chưa bước được vào nhà nên còn dùng tâm trụ.

Trụ này dùng tâm trụ, khi trụ như thế khi đạt định, thì bắt đầu vào định của tứ không thiền, Tầng Không Thiền thứ tư chỉ là sự mái niệm tưởng rất nhỏ nhỏ đến mức là hầu như không thấy, bắt đầu sau đó là quên nhưng chỉ trong tíc tắc, rồi bước vào một trí siêu việt, trí này nhanh nhạy đến độ chi cần nhích nhẹ vấn đề chi là tự nó thông luôn vấn đề đó, thử đề khởi 3 -4 vấn đề thì tự nó thông suốt cùng một lúc. Lúc đó NN sợ quá sao vào định mà không kiểm soát được suy nghĩ để nói chạy mà chạy rất nhanh, NN nói chẳng lẽ vọng của mình như vậy, nên thôi xả thiền đi ra, thì trí đó từ từ chậm lại như bình thường.
Nhưng sau này NN đọc kinh luận thì mới biết đó là trí bát nhã, dùng để đả thông các chấp hoặc nơi tâm mà phá bỏ dần chấp chước. Mà dần tiến đến chứng vô ngã. Nhưng sau này NN ngồi thiền thì không dùng pháp trụ đó nữa mà quán sát tâm mình trong "ngôi nhà này".
Thứ nhất cái không biết đó không được định sâu thì rơi vào hôn trầm, thứ hai nếu định sâu thì theo NN là bước vào tầng bậc của Diệt Thọ Tưởng Định (nhưng vào được như vậy chứ chưa thuần quen nên không thể bảo là chứng Diệt Tận Định), mà chỗ này rõ biết vi diệu không máy niệm thô như bình thường. Nói là nhập vào diệt tận định mà cho chỉ có một tầng định thôi thì cũng không phải vì định này rất nhiều tầng trong đó.

Nếu quên lâu nên xem xét lại có sự rõ biết cực kỳ vi tế không, nếu rõ biết vi tế này là đã vào diệt tận định, còn không có mà quên luôn không biết gì là chưa vào định sâu nên rơi vào hôn trầm.

Có thể vị này trụ tâm quá sâu vào thể tánh, buột tâm luôn vào thể không cho khởi niệm rõ biết, tánh có 2 mặt của nó, nếu trụ chấp vào nó sâu quá thì dần vào định, nhưng có mặt trái nếu thiên mạnh về nó mà không khởi dụng trí niệm, tất sẽ rơi vào chấp thể không mà mất niệm đi.

Cũng nên nhớ Tổ ngày xưa nói: là không đoạn diệt tư tưởng, vì thể & dụng vốn là không hai, nên dụng vẫn dùng bình thường, nếu chấp thể mà bỏ dụng coi chừng lọt vô chấp không, phải viên dung giữa thể & dụng để thấy thể & dụng không khác nhau.
Cũng có thể là vị đó trụ quá mạnh vào tánh thể & hành trì hàng ngày không cho khởi niệm (bỏ dụng), vì cho niệm là vọng tưởng.
Nhưng thật ra do thể dụng không khác nhau nên, vọng tưởng ngày xưa sợ hãi cho nó là điên đảo, nhưng thấy tánh rồi vọng đã được gọi là trí do không lìa thể vẫn gọi là trí.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.9 khách