Làm sao biết đã kiến tánh?

Học làm Phật - học làm người, có những niềm vui, nổi buồn không biết gởi gắm và chia sẻ cùng ai mời vào đây.

Điều hành viên: quang_tam3, binh

Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Làm sao biết đã kiến tánh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

;)

Sadhu, sadhu...lành thay lời ĐH TQH


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
phuctuong
Bài viết: 64
Ngày: 19/01/10 08:40
Giới tính: Nam
Đến từ: cõi hư vô

Re: Làm sao biết đã kiến tánh?

Bài viết chưa xem gửi bởi phuctuong »

Theo như tôi hiểu 2 chữ "kiến tánh" cũng là 1 từ ngữ tạm dùng không chỉ mức độ chính xác của sự việc thế nào. (chỉ có người thật sự đã kiến tánh mới biết thôi) Không thể lấy cái suy lường của phàm phu mà luận được.
Về lý theo tôi hiểu trong kinh Kim Cang thì khi mình dấy niệm rằng mình đã kiến tánh thì vẫn chưa kiến tánh, có lẽ chẳng có từ để nói đâu, vì có nói ra là có mắc kẹt! mà kẹt thì chứng tỏ là chưa đạt tới đó. Các từ ngữ nói ra được chỉ là tạm dùng để chỉ cho người muốn tìm cầu chân lý, không có từ chỉ chính xác! Ví như các vị giảng sư vẫn ví ngón tay chỉ mặt trăng trong kinh Lăng Nghiêm, nương vào ngón tay để nhìn thấy mặt trăng thôi ! từ ngón tay đến mặt trăng thì xa gần là tùy khả năng mỗi người.


Ta phải chiến thắng kẻ thù cuối cùng của ta ... chính là ta !
tietphuochung
Bài viết: 378
Ngày: 07/03/10 01:27
Giới tính: Nam
Đến từ: tiengiang vietnam

Re: Làm sao biết đã kiến tánh?

Bài viết chưa xem gửi bởi tietphuochung »

>:D< Tánh không khởi biết thấy, trước tướng kiếm bồ đề.
Tình còn một niệm ngộ, nào thoát khỏi xưa mê.
Tánh ta nguồn tỏa sáng , soi quấy luống lạc loài.
Không đặng vào nhà Tổ, hai nẻo ấy chắc lầm sai.
trích PBĐK do MINH TRỰC THIỀN SƯ dịch giảng


TÂM THẤY THẬT TƯỚNG
MINH CHÂU HIỆN NHÃN TIỀN
THẤY NGHE VÔ NGẠI
VÔ NGẠI ĐẠI THẦN THÔNG
TUỲ DUYÊN DIỄN PHÁP
PHỔ ĐỘ CHÚNG HỮU TÌNH
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Làm sao biết đã kiến tánh?

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Phá 1 phẩm vô minh chứng một phần pháp thân ngay cả dẳng giác bố tát vẫn còn 1 phẩm sanh tướng vô minh chưa phá , vô minh tức là vọng tưởng, chừng nào bạn không khởi tâm động niệm nữa thì biết mình kiến tánh hoặc phá 1 phẩm vô minh cũng được ,đó là phần chứng phật, cần phải có người nào tu hành đẳng cấp trên bạn như người nào kiến tánh hoặc là đức như lai
bạn nên hiểu Đức như lai nói ta đã thành vô thượng chánh đẳng chánh giác nhưng mà không khởi tâm không dộng niệm mà nói đó chính là:

Tùy chúng sanh tâm ứng sở tri lượng
chúng sanh có cảm phật bồ tát có ứng

Lục tổ huệ năng đã kiến tánh địa vị như phật thích ca mâu ni nhưng thân phận khác nhau đó chính là câu:
Nên dùng thân nào để độ liền hiện thân đó


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Làm sao biết đã kiến tánh?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Khi ngủ say mê không nằm mơ (ngủ rất ngon thẳng giấc) thì có khởi Tâm động niệm không??


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Làm sao biết đã kiến tánh?

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Ngũ chẳng phải cảnh giới kiến tánh chẳng lẽ ngũ ngon là không vọng tưởng sao người ngủ ngon thử tỉnh dậy coi người đó lục căn tiếp xúc với cảnh giới lục trần có khởi tâm có động niệm không bạn. Vì vậy đức như lai dạy:


Lúc bấy giờ, Di Lặc Bồ Tát bèn bạch Phật rằng:

- Bạch đức Thế Tôn! Thế nào gọi là lỗi lầm của ngủ nghê?)

(Nếu lúc Bồ Tát quán sát sẽ phát khởi tinh tấn, chẳng sanh nhiệt não)

(Phật nói:

- Này Di Lặc! Sơ nghiệp Bồ Tát hãy nên quán sát ngủ nghê có hai mươi lỗi, nếu lúc quán sát sẽ khiến cho Bồ Tát phát khởi tinh tấn, thỏa ý không mệt)



(Này Di Lặc! Thế nào gọi là hai mươi lỗi của ham thích ngủ nghỉ?)

(Một là lười nhác biếng trễ)

(Hai là thân thể nặng nề)

(Ba là vẻ mặt tiều tụy)



(Bốn là, tăng thêm các bệnh tật)

(Năm là hỏa giới suy kém)



(Sáu là ăn không tiêu)



(Bảy là thân thể sanh ghẻ chốc)



(Tám là chẳng siêng tu tập)

(Chín là tăng trưởng ngu si)



(Mười là trí huệ yếu hèn)

(Mười một là da dẻ tối dơ)



(Mười hai là phi nhân chẳng kính)



(Mười ba là hành vi ngu độn)



(Mười bốn là phiền não trói buộc)

(Mười lăm là tùy miên che tâm)



(Mười sáu là chẳng ưa pháp lành)



(Mười bảy là bạch pháp hao tổn)



(Mười tám là làm hạnh hèn kém)



(Mười chín là ghét hiềm tinh tấn)



(Hai mươi là bị người khác khinh rẻ)



(Di Lặc! Đây là hai mươi lỗi của Bồ Tát ham thích ngủ nghỉ)



(Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn lại nói kệ rằng:

- Thân nặng, thiếu oai nghi,

Biếng nhác, thiếu năng lực,

Dung mạo chẳng tươi tắn,

Là lỗi thích ngủ nghê)

(Kẻ ấy thường bệnh khổ)



Phong hoàng chất chứa nhiều)
(Tứ đại trái nghịch nhau)

(Ăn uống chẳng tiêu hóa,

Thân thể chẳng tươi nhuận,

Tiếng rè, chẳng rõ ràng,

Là lỗi thích ngủ nhiều)

(Thân mình sanh ghẻ chốc,

Ngày đêm thường mê mờ,

Trùng lắm dịp sanh trưởng,

Là lỗi thích ngủ nghỉ)

(Tinh tấn bị lui sụt,

Thiếu thốn các của báu,
Lắm mộng, không giác ngộ,
Là lỗi thích ngủ nghỉ)

(Lưới si thường tăng trưởng)



(Vui chấp vào các kiến)



(Lừng lẫy khó chữa trị)

(Trí huệ bị tổn giảm,

Ngu si càng tăng trưởng)

(Chí ý thường kém hèn,

Là lỗi thích ngủ nghỉ)

Kẻ ấy trụ lan-nhã,

Thường ôm lòng giải đãi,

Phi nhân thừa dịp hại,

Là lỗi thích ngủ nghỉ)



(Mờ mịt mất chánh niệm)

(Đọc tụng chẳng thông suốt)



(Thuyết pháp thường quên mất,

Là lỗi thích ngủ nghỉ)

(Do si khởi mê hoặc,

Trụ ở trong phiền não,

Tâm gã chẳng yên vui,

Là lỗi thích ngủ nghỉ)



(Công đức đều tổn giảm,

Thường sanh lòng buồn hối,

Các phiền não tăng trưởng,

Là lỗi thích ngủ nghỉ)



(Xa lìa các bạn lành,

Cũng chẳng cầu chánh pháp,

Thường làm chuyện phi pháp,

Là lỗi thích ngủ nghỉ)



Chẳng vui cầu pháp lạc,

Tổn giảm các công đức,

Xa lìa các pháp lành,

Là lỗi thích ngủ nghỉ)

(Kẻ ấy tâm khiếp nhược,

Luôn luôn ít vui mừng,

Chi phần hay yếu gầy,

Là lỗi thích ngủ nghỉ)

(Tự biết mình giải đãi,

Ganh ghét người tinh tấn,

Thích nói lỗi kẻ ấy,

Là lỗi thích ngủ nghỉ)



(Kẻ trí rõ lỗi ấy,

Thường rời thói ngủ nghỉ)



(Kẻ ngu tăng lưới kiến)



(Không lợi, tổn công đức,

Bậc trí thường tinh tấn,

Siêng tu đạo thanh tịnh)

(Lìa khổ được yên vui,

Được chư Phật khen ngợi)



(Các kỹ nghệ thế gian,

Cùng tài khéo xuất thế,

Đều do sức tinh tấn,

Bậc trí nên tu tập!)

(Nếu ai hướng Bồ Đề,

Biết rõ lỗi ngủ nghỉ,

An trụ sức tinh tấn,

Giác ngộ sanh hổ thẹn,

Vì thế, những bậc trí,

Thường sanh lòng tinh tấn,

Bỏ lìa thói ngủ nghỉ,

Thủ hộ giống Bồ Đề)



Lúc bấy giờ, Di Lặc Bồ Tát bèn bạch Phật rằng:

- Hy hữu thay đức Thế Tôn! Tham đắm ngủ nghỉ bèn có vô lượng lỗi lầm như thế. Nếu kẻ nào nghe thấy, chẳng sanh tâm buồn hối, chán lìa, phát khởi tinh tấn, nên biết kẻ ấy hết sức ngu si)



(Nếu có Bồ Tát có chí mong cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, nghe nói cú nghĩa chân thật, công đức lợi ích như thế mà đối với các thiện pháp bèn sanh giải đãi, chẳng khởi tinh tấn, trụ Bồ Đề phần thì chẳng có lẽ ấy)








Trích từ kinh phát khởi bồ tát thù thắng chí nhạo



Xin trích dòng giảng kinh để trả lời thêm câu hỏi:http://www.tangthuphathoc.com/gianggiai ... gn/1.1.htm
Ngày nào chúng ta thành Phật, liền nhận thấy sơn hà đại địa, hết thảy cỏ cây, vi trần thảy đều thành Phật cả, đó là hiện tượng thành Phật. Nếu ngày nào tự thấy mình thành Phật, thấy người khác vẫn chưa thành Phật, thì nói thật ra, quý vị đang nằm mộng, quý vị khởi vọng tưởng, chắc chắn chẳng phải là thành Phật


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Làm sao biết đã kiến tánh?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

VO_HUU_BAT_KHONG606 đã viết:Khi ngủ say mê không nằm mơ (ngủ rất ngon thẳng giấc) thì có khởi Tâm động niệm không??
Ngủ Mê Không Biết Là Si.

Không Dấy Niệm Mà Không Tỉnh Sáng Đây Là Si.

Tâm Vọng Có 3 Loại

Khởi Niệm Thiện

Khởi Niệm Ác

Niệm Vô Ký = Không Khởi Niệm Thiện Ác Mà Tâm Không Tỉnh Sáng

Thiền Của Ngoại Đạo Thuộc Về Loại Này Đó Là Kềm Tâm Không Để Dấy Niệm. Trong Kinh Phật Gọi Là Lấy Đá Đè Cỏ.




Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
sagatama
Bài viết: 22
Ngày: 07/07/10 03:48
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: Làm sao biết đã kiến tánh?

Bài viết chưa xem gửi bởi sagatama »

Chào các bạn , Chào DH VO_HUU_BAT_KHONG606 .
bạn thân , đúng ra thời bạn tỏ rỏ : KHI TỬ CÓ KHỞI TÂM ĐỘNG NIỆM KHÔNG ?
xin lổi vì dụng phương tiện . trong tôi luôn kính bạn . Kính


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Làm sao biết đã kiến tánh?

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Xin trích dòng giảng kinh để trả lời thêm câu hỏi:http://www.tangthuphathoc.com/gianggiai ... gn/1.1.htm
Ngày nào chúng ta thành Phật, liền nhận thấy sơn hà đại địa, hết thảy cỏ cây, vi trần thảy đều thành Phật cả, đó là hiện tượng thành Phật. Nếu ngày nào tự thấy mình thành Phật, thấy người khác vẫn chưa thành Phật, thì nói thật ra, quý vị đang nằm mộng, quý vị khởi vọng tưởng, chắc chắn chẳng phải là thành Phật


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
mytutru
Bài viết: 901
Ngày: 27/03/08 21:55
Giới tính: Nữ

Re: Làm sao biết đã kiến tánh?

Bài viết chưa xem gửi bởi mytutru »

kinhle kinhle kinhle


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Làm sao biết đã kiến tánh?

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

tangbong


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Làm sao biết đã kiến tánh?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Xin trích dòng giảng kinh để trả lời thêm câu hỏi:http://www.tangthuphathoc.com/gianggiai ... gn/1.1.htm
Ngày nào chúng ta thành Phật, liền nhận thấy sơn hà đại địa, hết thảy cỏ cây, vi trần thảy đều thành Phật cả, đó là hiện tượng thành Phật. Nếu ngày nào tự thấy mình thành Phật, thấy người khác vẫn chưa thành Phật, thì nói thật ra, quý vị đang nằm mộng, quý vị khởi vọng tưởng, chắc chắn chẳng phải là thành Phật
Phật Nói Thấy Tất Cả Chúng Sanh Đều Có Nhân Thành Phật Chứ Phật Không Nói Là Chúng Sanh Đã Là Phật..

Khi Đức Phật Thành Đạo Ngài Nói: Ta Là Phật Đã Thành Còn Chúng Sanh Là Phật Sẽ Thành.

Kinh Đại Bát Niết Bàn Đức Phật Nói Tất Cả Chúng Sanh Có Phật Tánh Nhưng Chưa Phải Là Phật.

Nếu Thành Phật Rồi Thấy Tất Cả Chúng Sanh Đều Là Phật Thì Chẳng Lẽ Đức Phật A Di Đà Dạy Cho Phật Niệm Phật Để Vãng Sanh Hay Sao?



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.17 khách