Buông Xả

Học làm Phật - học làm người, có những niềm vui, nổi buồn không biết gởi gắm và chia sẻ cùng ai mời vào đây.

Điều hành viên: quang_tam3, binh

lamphuongbao
Bài viết: 28
Ngày: 04/03/08 19:39

Buông Xả

Bài viết chưa xem gửi bởi lamphuongbao »

Kính chào đại chúng!
Mình có vài điều muốn thưa cùng đại chúng.
Nói về buông xả.vậy phải buông như thế nào?
Với cái tâm phân biệt chấp trước,kiêu căng ngạo mạn, tham đắm thì buông xả là buông làm sao
Mình buông nhưng sao trong lòng vẫn cứ bám chặt lấy.
Kính mong đại chúng từ bi chỉ dạy
A Di Đà Phật


Ngu Ngu Muội
Minh Thiện
Bài viết: 156
Ngày: 10/03/08 03:27

Re: Buông Xả

Bài viết chưa xem gửi bởi Minh Thiện »

-Kính bác lamphuongbao Minh thiện có một "tiểu sảo" trình bác nghiên cứu và góp ý:
Xin bỏ đi chuyện dỡ,
Chỉ học những gì hay.
Nhìn ngay->lỳ nhân quả,
Nhận ra Bồ Tát thị hiện cho ta,
Để ta tự nhủ mình:
-Mình mà nghĩ linh tinh
là không phải Phât Tử.
Minh Thiện:Kính chào.


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Buông Xả

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Kính chào lamphuongbao...

Chuyện buông xả không phải dễ làm, khó lắm....
Buông xả cái này thì cầm cái kia, cố gắng buông cái này thì lấy nắm cái khác...

À, dct biết một cách này hay lắm... tuyệt đối dễ dàng, an ổn, lành thành tựu nhanh chóng nữa...

Nắm bắt là cái vọng phân biệt vọng tưởng chấp trước và được thể hiện qua khẩu và ý ...
Thôi thì .. đạo hữu thử cố gắng NIỆM PHẬT thử xem .... dct nhất định rằng sẽ có được thành tựu ngay....

Không buông xả được tức là THAM nặng, tham nắm cái này, giữ cái kia... Nếu chúng ta thành tâm mà niệm Phật, tâm không ngó ngàng đến chúng nữa thì tự nhiên chúng không còn dính vào đầu chúng ta nữa, chúng sẽ rơi rụng từ từ, mỗi khi muốn cái gì đó khao khát, thì liền nghĩ ngay đến danh hiệu phật mà niệm, tưởng ngay đến phật nơi tâm mình mà niệm thì làm gì có chuyện tham sân si ... hiện khởi nữa..
Phương pháp này rất hay, rất thực tế, có thể hành trì bất cứ nơi nào và lúc nào....

Dct lúc xưa thường bị mất ngủ, .... cứ trong một tuần là mất ngủ một hai ngày (hình như cơ thể nó không chịu đi ngủ hay sao á)... Sau đó dct miệng cũng niệm những cũng không ngủ được. Sau đó mới thực sự nhận ra một điều là, tuy miệng có niệm nhưng tâm không hề nghĩ tưởng đến Phật mà để cho tâm ý chạy tứ lung tung hết cả cho nên buông lơi ... theo cái sự suy nghĩ đó cho nên vẫn không ngủ được. Sau đó dct mới tưởng đến hai vị tăng hiện hình kề bên lỗ tai dct ... Vị thứ nhất niệm một câu Phật hiệu, liền ngưng, vị thứ hai liền niệm, sau vị thứ 2 niệm xong thì vị thứ nhất liền niệm. dct cột ý của mình vào 2 vị tăng đó ... Cho nên ... đối với dct ... việc mất ngủ ... từ đây xin vĩnh biệt nhà ngươi ....

Đạo hữu thử thực hành thử xem..
Còn việc lợi ích của việc niệm Phật thì ... tạm thời chưa nói đến... thật vô cùng kì diệu nhiệm mầu.

Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
lamphuongbao
Bài viết: 28
Ngày: 04/03/08 19:39

Re: Buông Xả

Bài viết chưa xem gửi bởi lamphuongbao »

Cảm ơn Đại Chúng Mình sẽ thực hành theo lời chỉ dạy của đại chúng
A Di Đà Phật


Ngu Ngu Muội
Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: Buông Xả

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

PL thấy cách của dct87 hay à ! chưa được biết phần sau nhưng qua những bài của dct87 và qua bài viết trên dct87 có nói " THẬT VÔ CÙNG KỲ DIỆU NHIỆM MẦU " ! theo PL hãy cẩn thận ! KÍNH


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Buông Xả

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

A Di Đà Phật...

"Hãy cẩn thận !" ???

Niệm Tham Sân Si thì cần phải cẩn thận là đúng...

Còn niệm Phật mà phải cẩn thận thì dct chưa được hiểu rõ???
Mong PL trình bày cho dct được hiểu ???
Có điều gì không ổn nếu hành giả niệm Phật.

A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: Buông Xả

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

cái này PL chỉ góp ý thôi ,theo PL niệm Phật khác niệm danh hiệu Phật ;khi hành trì chúng ta phải cẩn thận ở chỗ : nếu dủng tướng để thấy ta ,dùng âm thanh để cầu ta người đó hành tà đạo quyết không thể thấy NHƯ LAI !PL chỉ trên tinh thần nhắc nhở nhau thôi ,không có ý gì hết .KÍNH


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Buông Xả

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

A Di Đà Phật...

dct nhận thức được điều PL muốn nói ...

Niệm Phật bao gồm niệm danh hiệu Phật, sao PL lại cho là niệm Phật khác niệm danh hiệu Phật?
nếu dùng tướng để thấy ta ,dùng âm thanh để cầu ta người đó hành tà đạo quyết không thể thấy NHƯ LAI !
.

A Di Đà Phật...

dct rất hiểu và cảm nhận được ý của PL, nhưng dct có ý kiến thế này.

Câu kinh văn:

"Nhược dĩ sắc kiến ngã,
Dĩ âm thanh cầu ngã,
Thị nhơn hành tà đạo,
Bất năng kiến Như Lai. " (kinh Kim Cang)

trên... Phật dạy cho Tôn Giả Tu Bồ Đề (người thượng căn lợi trí, nhất định có thể thâm nhập vào bí tạng của Như Lai).

Chúng ta hãy tạm dừng từ từ khoan nói đến chuyện thấy Như Lai.

dct xin được post lại ý của PL:

"niệm danh hiệu Phật = dùng âm thanh để cầu ta người đó hành tà đạo quyết không thể thấy NHƯ LAI !"

Nếu đạo hữu hiểu như vậy thì không đúng rồi...
Cái hiểu trên không phải nó tự thông nhau mà là nó tự đóng hộp riêng ra từng khối rắn (cứng) khác nhau để rồi không thể hòa lẫn dung hợp áo nghĩa của Phật, ngược lại những va chạm của tri thức đóng hộp riêng biệt kia sẽ làm sức mẻ có thể dẫn đến mâu thuẩn trầm trọng hoặc có thể thiêu rụi Chánh Pháp.

Lời kinh:
".... Hoặc có chúng sanh tạo tội ngũ nghịch thập ác, làm đủ các việc chẳng lành; kẻ ngu ấy do nghiệp ác đáng lẽ phải bị đọa vào ác đạo, trải qua nhiều kiếp chịu khổ vô cùng. Nhưng khi lâm chung, người này nhờ gặp thiện tri thức dùng nhiều cách an ủi, nói phép mầu cho nghe, lại dạy bảo tưởng niệm Phật. Đương nhơn tuy nghe lời dạy, song vì sự khổ bức ách, không yên rảnh để quán tưởng đức Vô Lượng Thọ Như Lai. Thấy thế, thiện hừu lại bảo: "Nếu ông không thể tưởng đức Phật kia, thì nên chí thành xưng "Nam Mô A Di Đà Phật" tiếng tăm liên tiếp không dứt cho đủ mười niệm."
Hành giả vâng lời. Và do nhờ xưng danh hiệu Phật nên mỗi mỗi niệm trừ được tội trong tám mươi ức kiếp sanh tử. Khi mạng chung, người ấy thấy hoa sen vàng rực rỡ như vầng nhật hiện ra trước mặt. Trong khoảng một niệm, liền được vãng sanh về thế giới Cực Lạc....

Đọc đến đây dct cảm mình dường như được an ủi phần nào... dct mong rằng mình sẽ được có phần nếu gặp được thiện tri kề cận lúc lâm chung...

À, quay lại vấn đề...

Trong kinh không có sự mâu thuẩn giữa câu

Niệm danh hiệu Phật = Dùng âm thanh cầu Ta.

Ta = Như Lai, Tự Tánh Phật.

Điều dct muốn nhấn mạnh ở bài trên không phải là có thể cầu Như Lai trong một đời ở Ta Bà này nổi, điều đó khó có thể xảy ra.

Phương pháp trên là Phật dạy trong kinh Quán Vô Lượng Thọ. Nếu đem văn kinh của Kim Cang mà đặt vào trường hợp ... người sắp lâm chung thì họ không những không tiếp nhận, ngược lại phỉ báng thì chúng ta lại mang tội.

Niệm danh hiệu Phật là một phương cách rất hay và rất xảo diệu, nó nằm trong Pháp Quán Thứ 16 là phép Quán sau cùng "Trì danh niệm Phật". Những phép Quán khác thì chúng ta tự mình làm công đức hồi hướng vãng sanh. Nhưng đặc biệt phép Quán thứ 16 lại vừa dễ dàng lại còn thế thế tiêu diệt tội đến 80 ức kiếp. Đây là một phương tiện đại từ đại bi thiện xảo của chư Phật.

Kinh Kim Cang không phải ai đọc ai cũng có thể hiểu, người ta thường nói, nếu ngộ được một kinh thì tất cả kinh đều ngộ. Nếu chúng ta học Phật thấy kinh này hơi... ngược ngạo với kinh kia thì đây quyết định là tà kiến... hành giả ấy cũng không thể thấy được Như Lai.

Trong kinh Kim Cang Phật cũng dạy Phật không bao giờ vọng ngữ. Chúng ta đặt trường hợp không đúng, không thích hợp với căn cơ, lại đặt sai vấn đề thì Phật bị chúng tố cáo là vọng ngữ rồi.

Xưng danh niệm Phật (niệm ra tiếng) hoặc trì danh niệm Phật (giữ gìn câu Phật hiệu) đều có thể được cả, đó là lời cổ Thánh và chư Phật đều dạy. Chư đạo hữu không cần phải sợ "cẩn thận". Niệm tà tri tà kiến thì chúng ta lại ưa thích tích cực, Niệm Phật thì lại nghi ngờ... như vậy chúng ta có cảm thấy tội lỗi không???

Các bậc đại đức, đại sư có nói pháp môn niệm Phật là pháp môn "dị hành đạo", là pháp môn đặc biệt khác với vô lượng pháp môn kia. Nếu nó đã là khác với pháp môn kia thì không thể so sánh được nó với những pháp môn kia được.

Kinh Lăng nghiêm Phật cũng có dạy, "lục tặc" là gốc của sanh tử, "lục tặc" cũng chính là gốc của Niết Bàn:
Ngài Đại Thế Chí khi được Phật hỏi đến liền cùng với 52 vị bồ tát đứng dậy nêu lên sự tu tập chứng đắc của mình, Ngài dạy phương pháp niệm Phật là "tịnh niệm tiếp nối". Tịnh niệm là cấp cao, chúng ta không dễ gì làm nổi, vậy thì trì danh niệm Phật vậy... trì danh, xưng danh niệm Phật chính là bước đầu của Tịnh niệm.

Kinh còn dạy:

Ý căn, lưỡi căn, tai căn...đặc biết lại được 1200 công đức, hơn hẳn mắt căn và mũi căn và thân chỉ có 800 công đức.

Phật dạy A Nan! bảo kêu tên ông A Nan chính là kêu chúng ta hãy chú ý:

"A Nan ! Ông muốn ngược dòng sanh tử hãy xét sáu căn ông hiện thọ dụng. Cái nào hợp, cái nào ly, căn nào sâu, căn nào cạn, căn nào viên thông, căn nào không viên thông. Nếu khai ngộ được một căn viên thông thì đảo ngược tất cả dòng nghiệp vô thỉ. Đối với hiệu quả tu hành, bấy giờ một ngày bằng một kiếp."

Chúng ta hãy nghĩ xem, xưng danh hiệu Phật là lưỡi, vừa xưng danh hiệu tự mình được nghe là tai, nghe xong ý bị cột chặt tưởng niệm mà không gián đoạn.

Xưng danh niệm phật là phương pháp chọn lấy những công đức cao nhất trong 6 căn.

Xưng niệm danh hiệu Phật chính là bước đầu tiên để "năng kiến Như Lai". Vì sao?

Vì:
"Hiện tiền tương lai
Nhất định kiến Phật".
Kiến Phật đồng nghĩa với thấy Như Lai.

Dct rất hiểu ý của đạo hữu PL, lo lắng sợ cho hành giả dùng (xưng) âm thanh mà cầu thì không thể thấy Như Lai, nhưng không sao, hiện chúng ta không thể thấy Như Lai một đời này đâu, chúng ta khoan hãy cầu Như Lai đã, hãy tự mình tìm pháp môn tu hành để có thể vượt tam giới, vượt cái sanh tử trước đã, còn sanh tử thì còn trầm luân khỗ mãi.

Không những dùng tướng, âm thâm, mà là dùng ý để tưởng, dùng tay để cảm nhận, hoặc dùng mũi để ngưỡi, (6 giác quan), cũng không thể thấy Như Lai. Vì Như Lai không phải là vật chất, không phải là cái mà chúng ta có thể cảm nhận được. Nhưng Phật thì chúng ta có thể cảm nhận được qua sắc, thanh, hương, vị, xúc. Hành giả tu xưng niệm danh hiệu Phật mục đến để Phật đến rước, nếu chúng ta không dùng âm thanh, không dùng, ý tưởng, không dùng tâm niệm thì phật sẽ không thể đến... Vì Phật A Di Đà cũng là tướng, không phải là Như Lai, cái mà ta đang muốn "kiến".

Kiến Như Lai trong kinh Kim Cang là tự lực hành giả mà kiến Như Lai.
Pháp môn này là Xưng niệmPhật hiệu, tự lực cầu tha lực mà giúp đỡ kiến Như Lai.

Vì nó nương nhờ tha lực như vậy nên nó mới là "nan tín chi pháp".
Vì nương nhờ tha lực nên nó đặc biệt không giống những pháp môn khác, tuy khác hoàn toàn lối đi, nhưng lại chung quy về mục đích "kiến Như Lai".

cái này dct cũng chỉ góp ý thôi. Có gì không đúng xin xá tội cho.
A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: Buông Xả

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

PL đồng ý với dct87 ,pháp môn niệm danh hiệu Phật là thù thắng ,nhưng khi được nhất tâm rồi chúng ta cần chuyển nhất tâm đó qua quán chiếu tâm ,xem xét lúc niệm danh hiệu Phật trạng thái tâm của hành giả như thế nào ,khi đối duyên niệm khởi sinh trạng thái tâm như thế nào ,do đâu có trạng thái tâm đó ,nguyên do sâu xa của nó ở chỗ nào ,theo thiển ý của PL thì đây là cách để có trí tuệ ,mà có trí tuệ mới có thể kiến NHƯ LAI ,dct87 đừng để ý nghĩ là khó trong tâm phải tin chắc là đươc ! có như vậy dct87 mới chứng minh cho mọi người thấy được tính thù thắng của pháp môn này !PL tin chắc dct87 làm được ! còn việc PL nhắc nhở cẩn thận thì theo PL bất cứ pháp môn nào cũng phải như vậy thôi !đây là chuyện sinh tử mà đâu phải chuyện đùa ! mõi người chúng ta phải chịu trách nhiệm với chính chúng ta ,phải tự lo liệu ,không ai giúp ta được !Phật cũng chỉ là bậc đạo sư ,chỉ đường cho chúng ta đi mà thôi !KÍNH


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Buông Xả

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

A Di Đà Phật....

Kính nhampl,
Đạo hữu nói đúng, chuyện sanh tử thì cần phải giải quyết sớm, không phải là chuyện đùa, nếu chúng ta không niệm phật cầu vãng sanh, ngược lại đi nghi ngờ "xưng danh hiệu phật" để thấy Như Lai thì có lẽ hơi quá sớm, xưng niệm danh hiệu Phật chính là niệm Phật. Không phải
"theo PL niệm Phật khác niệm danh hiệu Phật "

như đạo hữu đã nói...
.....

Xưng niệm danh hiệu Phật là điều Phật dạy trong Quán kinh, không cần phải nghi ngờ đấng đo suy nghĩ gì cả, chẳng lẻ ......... chúng ta:
theo PL hãy cẩn thận
Pháp của tất cả chư Phật dạy, bồ tát dạy mà chúng ta phải nghi ngờ sao???

nhưng khi được nhất tâm rồi chúng ta cần chuyển nhất tâm đó qua quán chiếu tâm ,xem xét lúc niệm danh hiệu Phật trạng thái tâm của hành giả như thế nào
Chuyện này chúng ta là người chưa tu chứng đến nhất tâm thì chúng ta khoan hãy bàn đến, chủ yếu là có thể định tâm lại một chỗ được chưa, có thể đạt đến sự nhất tâm thì chẳng phải là dễ, đạt đến cái nhất tâm đó rồi thì người chưa được nhất tâm như chúng ta cũng không thể chỉ rõ cho người đã nhất tâm được.

Cũng như ở bài trên dct có trình bày phương pháp trì danh hiệu Phật từ Quán Kinh, chúng ta phàm phu ngu muội, tập khí thì đầy ấp, định tâm còn không được, huống chi là nhất tâm bất loạn. Chúng ta đứng bên bờ chưa Nhất Tâm đã lo cho người được Nhất Tâm phải quán chiếu rồi. Nhưng cái lo lắng đó chẳng có được lợi ích gì, ngược lại còn tăng thêm sự mâu thuẫn. Tại sao? Nếu họ đã nhất tâm rồi thì câu trích dẫn mà đạo hữu lấy trong kinh Kim Cang "dĩ âm thanh cầu ngã" không còn có giá trị cho người Nhất Tâm nữa.

dct đứng bên bờ chưa nhất tâm, cùng khuyên những người chưa được nhất tâm hãy nên TRÌ DANH NIỆM PHẬT là phương cách tốt nhất, còn chuyện "dĩ âm thanh cầu ngã" thì hãy tính sao? Tại sao? vì cái "dĩ âm thanh cầu ngã" là của các bậc tự tu tự chứng. Đã là tự tu tự chứng mà đi cầu bên ngoài thì sẽ chẳng bao giờ thấy Như Lai. Còn chúng ta là người tu niệm Phật, là tự lực một phần, nương nhờ tha lực trăm vạn phần...Đây là Pháp môn đại thừa trong đại thừa viên đốn, là pháp môn liễu nghĩa trong tất cả pháp môn liễu nghĩa, làm gì có mâu thuẫn với bộ kinh nào được chứ. Cho nên nó hoàn toàn không nằm trong phạm vi "Dĩ Âm Thanh Cầu Ngã", mà chính nó đã bao hàm cả kinh Kim Cang.
chúng ta cần chuyển nhất tâm đó qua quán chiếu tâm ....theo thiển ý của PL thì đây là cách để có trí tuệ ,mà có trí tuệ mới có thể kiến NHƯ LAI
Nhất tâm thì có 2:

1 là sự, 2 là lý. Của bản của Lý nhất tâm là dựa trên sự tu hành của Sự nhất tâm. Sự nhất tâm bất loạn thì đã là khó rồi, nên Lý chúng ta không thể nói tới, từ Sự sẽ đạt đến Lý, tại sao? Vì nó là "Tự Đắc Tâm Khai" mà. Khai là khai mở trí tuệ, chính cái trí tuệ đó sẽ cho chúng ta thấy Như Lai. Nếu chúng ta không hạ thủ trên Sự trước, ngược lại phải lo tính làm sao cái Lý nhất tâm đó làm thế nào để kiến Như Lai thì quá vội sớm . Căn bản đã là không có chỗ đứng thì làm sao có thể bước thêm bước nữa.

dct87 đừng để ý nghĩ là khó trong tâm phải tin chắc là đươc ! có như vậy dct87 mới chứng minh cho mọi người thấy được tính thù thắng của pháp môn này !PL tin chắc dct87 làm được !
dct nguyện hy vọng mình có thể làm được, và tin chắc rằng tất cả ai ai cũng đều có thể làm được...
Làm được là sao? Là có chuyện thành tâm xưng niệm danh hiệu Phật hay không ??? Nếu có, nếu chịu làm thì nhất định sẽ đạt được Sự nhất tâm, từ Sự rồi đến Lý, Sự và Lý dung nhau không chướng ngại, Sự thành tự cho Lý, Lý viên mãn cho Sự thì đã kiến được Như Lai.
còn việc PL nhắc nhở cẩn thận thì theo PL bất cứ pháp môn nào cũng phải như vậy thôi !đây là chuyện sinh tử mà đâu phải chuyện đùa !
Đạo hữu nói đúng lắm. Bất cứ pháp môn nào, Phật cũng đều dạy phải cẩn thận chớ tin vội lầm.
Nhưng mà không sao đâu. Pháp môn xưng niệm danh hiệu Phật được xác định bằng lời vàng ngọc chắc thật của tất cả Vô Lượng Chư Phật mười phương đều nói, tại vì nó thâu tóm tất cả, trên độ Đẳng Giác Bồ Tát, dưới độ chúng sanh tất cả đều BÌNH ĐẲNG THÀNH PHẬT, cho nên sự nghi ngờ đối với pháp môn niệm Phật là không đúng. Tại sao không đúng?

Việc so sánh pháp môn Tịnh Độ này với 84000 pháp môn kia, cũng như vô lượng pháp môn khác trong mười phương thì Pháp môn niệm Phật dường như nằm ngoài chỗ đứng, nhưng chúng ta hãy đọc tất cả muôn kinh luận thử xem, tất cả hầu như đều quy thú vào pháp môn này cả.

Tổ có dạy: Nếu chư Phật mười phương bỏ pháp môn NIỆM PHẬT thì dưới không thể độ chúng sanh, Bồ Tát nếu không tu học pháp môn NIỆM PHẬT thì trên không thể thành cứu cánh viên mãn Phật.

Cho thấy vô lượng pháp môn khác tuy học, nhưng có chúng sanh liễu nghĩa, có chúng sanh không liễu nghĩa, nên chúng ta có thể nghi ngờ và cẩn thận đối với việc chọn lựa pháp môn. Nhưng pháp môn này được tất cả chư Phật đều nói thì chúng ta sao có thể sanh tâm nghi ngờ. Trong Quán Kinh dạy "thâm tín nhân quả" nằm trong Đại Thừa Bồ Tát. Bồ tát còn phải tin nữa thì sao chúng ta lại nghi ngờ mà đề phòng. Xưng niệm danh hiệu phật thì không cần phải đề phòng cẩn thận gì cả. Nếu đề phòng, nếu lo lắng sợ sệt thì cái tâm thái vừa niệm vừa nghi ngờ, vừa sợ sệt như vậy thì không thể vãng sanh, ngược lại tự mình không thể thành tựu quay lại trách móc phật bồ tát.

Không cần đề phòng, không cần phải sợ, xưng niệm A Di Đà Phật là xưng niệm tất cả chư Phật, một câu Phật hiệu vang lên với thành tâm liền ngay cảm ứng đến tất cả chư Phật mười phương. Họ đều đến hộ niệm đề huề cho hành giả từ phàm phu mà bước lên bậc thang của Thánh giả giải thoát.

Ngài Đại Thế Chí nói rất rõ ràng, sự tu tập đời quá khư của Ngài lúc còn nhân địa...

"...Pháp tu nhân địa của con là chuyên tâm niệm Phật, chứng nhập pháp Vô Sanh Nhẫn..."

Chuyên tâm nghĩa là cột tâm vào một câu Phật hiệu, xưng niệm danh hiệu Phật là chuyên tâm, là pháp môn căn bản tu hành của Ngài Đại Thế Chí khi còn là phàm phu. Ngài là chuyên tu, chuyên niệm danh hiệu Phật, còn chúng ta thì không chuyên niệm, vì sao? vì xen tạp, xen tạp thứ gì ? lo sợ, nghi ngờ, lúng túng... Đây toàn là xen tạp, xen tạp thì không thể thành tựu, dù một mảy may xen tạp, chỉ có thể tạo một chút thiện duyên để đó, phải đời sau kiếp sau hoặc vô lượng kiếp sao mới có cơ may gặp lại mà tu hành tiếp... Thời gian dài nếm mùi luân hồi đau khổ đó đã quá đủ cho sự nghi ngờ pháp quán thứ 16 trong kinh Vô Lượng Thọ.
Phật hỏi về chứng đắc viên thông, con không lựa chọn, đều nhiếp lục căn, tịnh niệm kế tiếp, được vào Tam Ma Địa, đó là thù thắng nhất.
Ngài Đại Thế Chí được Phật hỏi thì liền ngay đó không lựa chọn gì cả, mà tự mình điều nhiếp các căn lại, tương kế mà niệm Phật. Chúng ta thì đã đọc qua rất nhiều bộ kinh, cho nên trong cái tri kiến của chúng ta có những căn bản phật pháp cột chặt một chỗ (chỗ có cái biết thì chướng ngại), khi có một pháp môn nào đó được phô diễn ra thì cái tri kiến đó rà qua một lượt như một máy scan, nếu dung thông thì chấp nhận, nếu dư một chút, hoặc thiếu một chút thì nghi ngờ. Bồ Tát thì ..."con không lựa chọn".... Không lựa chọn ở đây là một trí tuệ cứu cánh đứng đằng sau của sự không lựa chọn. Không lựa chọn ở đây không có nghĩa là sự chọn lựa cẩu thả, đó là một trí tuệ bé nhỏ trình diễn được lưu xuất từ Tự Tánh hiển bày.

Vì nghi ngờ pháp môn xưng niệm danh hiệu Phật cho nên bị chướng ngại không thể được nhất tâm, còn lý nhất tâm thì chẳng cần nói thêm nữa. Căn bản pháp môn niệm Phật trong 16 pháp Quán đều dựa trển 3 căn bản tín hạnh nguyện. Không tín thì không làm, hoặc làm thì thì sẽ khó thành tựu. Không tín thì trên căn bản có thể nói là không thể thành tựu, vì Ngài Phổ Hiền nơi kinh Hoa Nghiêm có dạy "TÍNH vi công đức mẫu". Muốn có công đức, muốn có thành tựu, trước tiên phải TÍN cái đã, rồi thực hành áp dụng liền sau đó. Chúng ta đã thực hành chưa? đã áp dụng chưa? Nếu đã là có thì xin chúc mừng, ta đã kiến Như Lai. Còn nếu lưỡng lự nghi ngờ chưa làm thì một tí công đức giải thoát cũng chẳng có .... huống chi "kiến Như Lai".
mõi người chúng ta phải chịu trách nhiệm với chính chúng ta ,phải tự lo liệu ,không ai giúp ta được !Phật cũng chỉ là bậc đạo sư ,chỉ đường cho chúng ta đi mà thôi !KÍNH
Kính đạo hữu...
Nếu chúng ta là một đứa bé đi ngang qua khu rừng sâu thẩm thì rất sợ thú dữ tấn công hoặc giết hại, nếu chúng ta có đến hàng trăm vạn lực sĩ tay đều cầm binh khí đi theo thì chúng ta đứng giữa họ thì có còn sợ gì nữa không?

Chúng ta là người tu niệm Phật nên khác với những người tu các pháp môn khác...
Các pháp khác thì khác chính là:
không ai giúp ta được !Phật cũng chỉ là bậc đạo sư ,chỉ đường cho chúng ta đi mà thôi
Vì thế đi lầm đường là sự sai lầm của ta, không thể trách Phật được.

Còn chúng ta là người tu niệm Phật, xưng niệm danh hiệu Phật thì không những chúng ta đi đúng hướng, đúng đường lối giải thoát, lại còn được chư Phật ủng hộ ngày đêm không gián đoạn, hết báo thân lại được Vua trong các Phật (A Di Đà Phật) đến rước ta đi làm Phật nữa ....

Vậy là từ lúc sơ phát tâm niệm phật cho đến thành Phật thì tất cả chư Phật cả thảy đều đứng ngồi sát bên cạnh dìu dắt giúp đỡ chúng ta từng li từng tí trên con đường giải thoát, cho dù chúng ta thành Đẳng Giác bồ tát, Phật cũng đứng ngồi bên cạnh mà chỉ bảo cho thành tựu viên mãn quả vị Phật. Vậy thì có rời Phật nữa bước bao giờ sao lại nói "không ai giúp được" ???

Thời Mạt Pháp này, chúng ta như những con cá Hồi đuối sức bơi ngược dòng chảy mệt mỏi ồn xuôi ngược của thế gian, chúng ta tự mình không làm chủ sanh tử nữa nên chúng ta liền nhớ Phật, niệm Phật, cao tiếng xưng danh hiệu Phật, thì nỡ nào Phật Bồ tát từ trên cao nhìn xuống mà lại làm ngơ đứng đó để chúng ta đuối sức mà không giơ cánh tay cứu vớt chúng ta sao?

Cho thấy tất cả pháp môn thì chúng ta phải đắng đo suy nghĩ lựa chọn cho đoàng hoàng để tự mình không hại lấy mình. Ví như nơi kinh (kinh gì dct quên mất tiu rồi) dành cho người tự lực tu hành, như một khúc gỗ từ sông trôi ra biển, trên con đường dài thậm thượt đó nếu không bị vướng vào điểm dừng nào thì mới co thể chảy ra biển Trí Tuệ Như Lai. Nếu tự khúc gỗ đó không chịu đựng được dòng nước, lại gặp các chướng duyên đôi bờ thì khó có thể chảy ra biển lớn, có khi lại phải kẹt một gốc nào đó thì không thể ra biển được...

Cho nên đạo hữu nhampl nói đúng, pháp môn tự lực thì :
...phải tự lo liệu ,không ai giúp ta được !Phật cũng chỉ là bậc đạo sư ,chỉ đường cho chúng ta đi mà thôi !KÍNH
Còn Pháp môn này là Chư Phật dìu dắt chúng sanh đi từng bước chân từng bước chân cho đến ngày thành Phật.

Vậy chúng ta có còn nghi ngờ gì pháp môn thù thắng này nữa không???
Có nên lo lắng sợ sệt nữa không?

Đây là ý kiến của dct, có gì sai, mong chỉ dạy xá tội cho.

A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Buông Xả

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

DCT87 nói rất hay.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Buông Xả

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

dct xin cám ơn nhampl và đạo hữu binh.
A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.14 khách