Sao vậy nhỉ ?

Học làm Phật - học làm người, có những niềm vui, nổi buồn không biết gởi gắm và chia sẻ cùng ai mời vào đây.

Điều hành viên: quang_tam3, binh

Hình đại diện của người dùng
TuDragon76
Bài viết: 354
Ngày: 28/09/11 00:16
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh

Sao vậy nhỉ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi TuDragon76 »

Khi làm việc trong cơ quan, có đôi lúc rảnh rỗi, tôi lấy cây bút bi và cố gắng để làm sao cho nó đứng trên đuôi của nó. Việc đó rất khó vì tiết diện đuôi của nó rất nhỏ và không phù hợp để cho cây bút dựa trên đó mà đứng

Khi tôi chăm chú làm, cố gắng cần mẫn thì chẳng bao giờ làm được. Nhưng khi tôi làm 1 cách lơ đãng, chẳng quan tâm đến việc được hay không thì lại làm được !

Sao vậy nhỉ ?

Vâng, 1 câu tự hỏi của 1 kẻ rỗi hơi, mong các bác hoan hỷ bỏ qua :D

Nam Mô A Di Đà Phật !


Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát Ma Ha Tát
Con nguyện được tâm thanh tịnh, thân không bệnh khổ và vãng sanh về nơi Cực Lạc Quốc Độ !
Vọng ngã
Bài viết: 148
Ngày: 22/09/11 07:40
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Sao vậy nhỉ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Vọng ngã »

cố gắng
- Dây đàn quá căng
làm 1 cách lơ đãng, chẳng quan tâm đến việc được hay không
- chùng dây đàn xuống, khiến cho dây căng vừâ phải.
-> Dây đàn ko quá căng cũng ko quá chùng, vừâ phải thì sẽ đàn được bản nhạc.
1 câu trả lời củâ một kẻ cũng rỗi hơi, mong các bác bỏ qua. :)


Namo tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa
Hình đại diện của người dùng
TuDragon76
Bài viết: 354
Ngày: 28/09/11 00:16
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh

Re: Sao vậy nhỉ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi TuDragon76 »

tangbong tangbong tangbong


Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát Ma Ha Tát
Con nguyện được tâm thanh tịnh, thân không bệnh khổ và vãng sanh về nơi Cực Lạc Quốc Độ !
Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: Sao vậy nhỉ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

Cái này giống tu Thiền nè ĐH. :D

Giống một người cả đời tham thiền, suy nghĩ mãi mà chẳng giải được công án hay không thể ngộ được mặc dù họ muốn ngộ. Vậy mà bỗng dưng một nhân duyên vô tình nào đó hoặc nhờ Sư phụ [đánh,đập, gõ... gì đó] không tác ý muốn ngộ mà lại "hoát nhiên đại ngộ". :D

Cái này trong đời cũng thường vậy! Giống như lúc ta cố tình tìm gì đó thì tìm hổng ra, mà tự nhiên chẳng tác ý muốn tìm, chẳng cần đến thì nó hiện lù lù trước mắt vậy đó.

QN thấy chuyện vầy là do:
+ Lúc mà cố ý, muốn "nó phải đứng" thì mình lúc đó mình rất căng thẳng và chú tâm => Đã căng thẳng thì thiếu sáng suốt => Thiếu sáng suốt thì hành động cũng không chính xác => hành động không chính xác thì cây bút sẽ không đứng thẳng được.
+ Do bữa giờ cũng đã tập khá nhuần nhuyễn rồi, nên giờ đủ độ nhuần nhuyễn thì... tự nhiên làm được thôi.

Mà nói dung "hoát nhiên đại ngộ", "tìm được vật mất tích", "làm được cây bút đứng" cũng nhờ nhân duyên + sự huân tập, rèn luyện. :D cafene

Tự nhiên chủ đề của ĐH khiến QN liên tưởng vụ tu tập Thiền nè, Tịnh nè. Ví dụ tu Tịnh mà "tâm mong cầu muốn nhất tâm" thì sẽ chẳng thể nhất tâm. Cái này thiệt là các Tổ, Quý Thầy cũng có dạy, biết đâu có liên quan gì đó. :D cafene


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Sao vậy nhỉ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Đúng là Tổ Sư thiền. tangbong :D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
TuDragon76
Bài viết: 354
Ngày: 28/09/11 00:16
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh

Re: Sao vậy nhỉ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi TuDragon76 »

Cám ơn các bác đã chia sẻ tangbong Những lời sau đây tôi nói không hề nhắm đến bất cứ bác nào trên đây cũng như bác nào trên diễn đàn này. Mong hoan hỷ đừng ngộ nhận ! kinhle

Dạ, không dám nói đến chữ Ngộ. Thấy ta ngộ tức là ta chưa ngộ hoặc là ta chưa ngộ đủ. Như đám thầy bói mù sờ voi, ông nào cũng đúng mà chẳng có ông nào đúng ;)

Ví như ta nghe nói hành Bồ Tát đạo là phải như vầy như vầy... Ta cắm đầu làm theo mà không biết là Ngũ Giới ta đã giữ đủ không, Thập Thiện ta đã làm đủ chưa, Trung Đạo ta có giữ được không, thậm chí biết Bát Khổ nhưng có hiểu thấu đáo nó ? Không biết là muốn hành Bồ Tát đạo là phải hành tốt cả Thanh Văn, Giác Duyên. Thân và tâm vẫn còn là chúng sanh, mở miệng ra là "Bồ Tát phải là như thế này, Bồ tát phải là như thế kia...". Cơ khổ ! Như là em bé tiểu học thỏ thẻ với cha mẹ "Lớn lên con sẽ là Thủ Tướng, con sẽ làm thế này... con sẽ làm thế kia...". Thậm chí thân chưa rời thuyền mà đã lo đạp thuyền vì nghe nói "Lên bờ là phải bỏ thuyền lại", trước sau cũng bỏ, bỏ quách bây giờ cho rồi ! :-SS

Nghe Tổ đã chứng ngộ rồi nói thế này... thế này... Chẳng hiểu đó là Tổ dạy cho cá nhân tuỳ duyên sắp ngộ, xem đó là duyên của mình, hí ha hí hửng "trước giờ Kinh sách sai rồi ! Phải hiểu như thế này... thế này..." :-SS Uổng công Đức Thế Tôn nói ra 84000 pháp môn cho tuỳ căn cơ, tuỳ duyên mà tu tập

Chữ tuỳ duyên biến mất trước hết chăng ? Mạt Pháp là đây chăng ?

Tự nhiên khùng khùng, nói ra những lời nhảm nhí, mong các bác hoan hỷ góp ý !

Nam Mô A Di Đà Phật !


Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát Ma Ha Tát
Con nguyện được tâm thanh tịnh, thân không bệnh khổ và vãng sanh về nơi Cực Lạc Quốc Độ !
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Sao vậy nhỉ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Dạ, không dám nói đến chữ Ngộ. Thấy ta ngộ tức là ta chưa ngộ hoặc là ta chưa ngộ đủ. Như đám thầy bói mù sờ voi, ông nào cũng đúng mà chẳng có ông nào đúng
Lấy chữ giàu thế vào thành :

Dạ, không dám nói đến chữ Giàu. Thấy ta giàu tức là ta chưa giàu hoặc là ta chưa giàu đủ. Như đám nhà giàu khoe của, ông nào cũng giàu mà chẳng có ông nào giàu.
Tự nhiên khùng khùng, nói ra những lời nhảm nhí, mong các bác hoan hỷ góp ý !
Nhờ................., nói ra những lời nhảm nhí, tôi mới hoan hỷ góp ý !
Như vậy mới học thêm một tí ! tangbong


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Hình đại diện của người dùng
TuDragon76
Bài viết: 354
Ngày: 28/09/11 00:16
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh

Re: Sao vậy nhỉ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi TuDragon76 »

Trái dâu thứ ba

Hình ảnh

Lúc khởi đầu ta có một trái dâu, và lẽ dĩ nhiên trái dâu này tự nó nằm rất vững vàng. Rồi ta có trái dâu thứ hai, ta cố gắng đem đặt nó lên trên trái dâu thứ nhất. Tuy hơi khó khăn một chút, vì ta không sử dụng một vật gì khác để gắn chúng lại với nhau, nhưng việc ấy cũng có thể được.

Và rồi ta có một trái dâu thứ ba, ta cũng cố gắng đem đặt nó lên trên trái dâu thứ nhì. Việc ấy không phải là dễ nếu không muốn nói là không thể được. Trong lúc cố gắng đặt trái dâu thứ ba ấy lên, nhiều khi ta lại vô tình làm rơi cả trái dâu thứ hai xuống nữa.

Nhưng đối với những người tin vào một cuộc đời bất diệt, họ lại nghĩ rằng sẽ có lúc trái dâu thứ ba ấy nằm yên trên trái dâu thứ hai! Và rồi một ngày nào đó, sau khi đã cố gắng hàng triệu lần, kinh nghiệm bao nhiêu đớn đau, họ sẽ tỉnh dậy và nhìn lại thấy mình đã năm, sáu mươi tuổi, và trái dâu thứ ba ấy vẫn không thể nằm trên trái dâu thứ hai được. Tôi gọi đó là một sự tuyệt vọng. Và điều rất đáng buồn là khi ta nhìn lại cuộc đời mình và thấy không có được bao nhiêu chuyện để mừng vui.

Trong cuộc đời, đa số chúng ta thường cố gắng thu thập sao cho được thật nhiều, từ những mối liên hệ với người thân trong gia đình, bạn bè, cho đến sự thực tập, những ảnh hưởng, tiền bạc, vật chất... Đáng lẽ chúng ta phải ý thức rằng chỉ cần đạt được 10% những gì mình muốn thôi, cũng đáng để cho ta vui sướng rồi. Nhưng đa số chúng ta chỉ hài lòng khi nào đặt được trái dâu thứ ba nằm trên trái dâu thứ hai mà thôi! Điều đáng tiếc là trong xã hội ngày nay có biết bao nhiêu sách vở, phim ảnh nói về sự thành công của trái dâu thứ ba ấy, khiến chúng ta tin rằng rồi một ngày nào đó nó cũng sẽ xảy đến cho mình.

Và trên con đường tu tập cũng vậy, tôi thường nói với các học trò rằng sự giác ngộ phải là mục tiêu của mình. Nhưng mặc dù giác ngộ là nền tảng của sự tu tập, là một thiền sinh ta phải biết đừng mong cầu hay tìm kiếm một kết quả nào hết. Việc ấy lẽ dĩ nhiên không phải dễ. Nhưng khi ta mong cầu kết quả, dầu là trong sự thực tập hay bất cứ một công việc nào khác, là ta đang bị vướng mắc, điều đó sẽ trở thành một chướng ngại cho ta. Như tâm kinh Bát-nhã có nhắc nhở: “Không có trí, cũng không có đắc, vì không có gì là sở đắc.”

Điều ấy cũng có nghĩa là giác ngộ không phải là kết quả của sự tu tập. Khi ta có ý niệm rằng giác ngộ là “kết quả” của sự tu tập, điều đó sẽ trở thành một chướng ngại. Đó là một bài học lớn. Thật ra giác ngộ chính là sự cởi bỏ hết mọi thành đạt, mọi nút buộc trong ta. Ví dụ như trong kinh có nói đến Thập địa, dasabhumi, mười địa vị tu chứng của một vị Bồ Tát. Khi ta đạt đến địa vị thứ hai, điều đó không có nghĩa gì khác hơn là ta đã tháo gở được nút buộc của địa vị thứ nhất. Khi nào ta buông bỏ được địa vị thứ hai thì ta sẽ bước lên địa vị thứ ba. Và khi nào ta tháo mở được nút buộc của địa vị thứ mười, thì có lẽ đó được gọi là “giác ngộ.”

Giác ngộ không phải là một kết quả, mà nó chính là tự tánh chân thật của ta. Và vì vậy mà có gì để ta gọi là đạt được đâu, vì nó bao giờ cũng vẫn là của ta?

Nếu chúng ta làm việc gì cũng muốn hướng đến kết quả (result-oriented) thì thái độ ấy lại chính là một trở ngại lớn. Mà thật ra không những chỉ là một trở ngại, nó còn là một thỏi nam châm thu hút thêm nhiều chướng ngại khác nữa.

Trên con đường tu học, sự mong cầu sẽ làm lên men và tạo nên những sự mê mờ rất vi tế, cũng giống như một thứ rượu nho giữ cất lâu ngày, khiến ta không còn nhận thấy được những hạnh phúc đang có mặt trên con đường mình đang đi.

Theo: Đức Phật ở bên trong

Chuyển ngữ sang tiếng Việt: Nguyễn Duy Nhiên
Nguồn : http://www.thienvienphuocson.net/home/i ... &Itemid=88

Nam Mô A Di Đà Phật !


Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát Ma Ha Tát
Con nguyện được tâm thanh tịnh, thân không bệnh khổ và vãng sanh về nơi Cực Lạc Quốc Độ !
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.3 khách