Những Nụ Cười Thiền

Nụ cười bằng mười thang thuốc bổ, vừa đọc vừa cười ... Kính mời các bạn sưu tập, sáng tác những hình ảnh truyện cười bình luận thiền vị.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

TOẠI NGUYỆN
Quan Sơn(1) (Kansan) xuất gia khi vừa chín tuổi. Sư vốn thông minh học cả Phật giáo và Nho giáo. Hứng khởi qua một quyển sách đã đọc nên trong một thời gian Quan Sơn tận lực tu học Mật giáo ở Tây Nhật Bản. Sau đó Sư đến kinh đô Edo, nơi mà Sư đã nghiên cứu đại tạng kinh Phật giáo.

Sau gần hai mươi năm học hỏi, cuối cùng Quan Sơn đến gặp một Thiền sư. Rất thành thạo trong sự tu Phật, Quan Sơn thâm nhập lý thiền trong hai năm hành trì miên mật.

Sau đó, Quan Sơn được cử đến thay thế trụ trì một ngôi chùa ở Nam Nhật Bản. Đến nơi, Sư thấy rượu chè rất phổ biến ở vùng này đến nỗi chính chùa cũng có thói quen đãi khách bằng rượu như là một lữ điếm.

Vào ngày Quan Sơn chính thức kế vị làm trụ trì, Sư đập bể hết từ chiếc độc bình đựng rượu đến đồ gạt tàn thuốc, bàn phục vụ, khách đến được tiếp đãi với một tách trà đơn sơ.

Ba năm sau, Quan Sơn từ chức. Sư biến mất vào núi, treo một tấm bảng trên cửa lều, viết hai chữ mộc mạc: "Toại nguyện".

(1) Quan Sơn Huệ Huyền (1277-1360)
TIẾNG VỖ MỘT BÀN TAY
Khi Thái Nguyên(1) (Taigen) còn trẻ, Sư nghe đồn thiền sư Ẩn Sơn không những là một Phật tử đã chứng ngộ mà còn là một học giả rất thông thái về cổ sử Trung Hoa. Sư đi đến chỗ của Thiền sư tại vùng quê miền Trung nước Nhật. Thái Nguyên xin phép được học thiền với Ngài và cũng để được nghe Ngài giảng về lịch sử. Ẩn Sơn bảo Thái Nguyên: "Nếu anh có thể, nghe tiếng vỗ của một bàn tay, thì chỉ lúc ấy ta sẽ giảng lịch sử cho anh".

Thái Nguyên thật sự chấn động. Sự đắm mình vào thiền định cốt giải quyết sự bí ẩn của tiếng vỗ một bàn tay. Để dễ dàng chú tâm, đôi lúc Sư ngồi trong một bồn sâu, và đôi khi trèo lên núi sau am của mình ngồi trên một tảng đá. Thỉnh thoảng, Sư ngồi đến rạng đông không để ý rằng một đêm đã trôi qua.

Am của Thái Nguyên đang ở cách chỗ Ẩn Sơn nhiều dặm. Tuy nhiên hằng ngày Sư đều đến tham vấn, ngay cả khi đường đi bị ngập tuyết rất dày. Rất nhiều trường hợp Sư bị té nhào trên đường lún sâu vào tuyết, bị chết cóng và được dân làng cứu ra.

Sau đó Ẩn Sơn đổi đến một ngôi chùa khác, và Thái Nguyên theo Ngài đến đó để tiếp tục tu học. Một đêm, sau nhiều thử thách dưới tay vị Thầy, cuối cùng Thái Nguyên đại ngộ.

(1) Thái Nguyên Tư Nguyên (1768-1837)
hình9.jpg
hình9.jpg (124.14 KiB) Đã xem 1390 lần
NGƯỜI YÊU THIÊN NHIÊN
Trước kia có một lãnh chúa yêu hoa cúc cực độ. Ông ta đã trồng cúc toàn bộ khu vườn của mình và tốn biết bao thời gian và công phu để chăm sóc.

Đúng ra vị lãnh chúa đã lo chăm sóc hoa cúc còn hơn cả vợ và những hầu thiếp nữa. Nhiều gia nhân của ông đã bị phạt vì vô ý làm gãy một bông hoa. Tóm lại, sự yêu hoa cúc của lãnh chúa đã làm khốn khổ mọi người quanh ông.

Vào dịp nọ, có một gia nhân rủi ro làm gãy một bông hoa, lãnh chúa giận dữ tống giam ông. Phẫn uất vì sự trừng phạt này, anh gia nhân định mổ bụng phản đối theo truyền thống võ sĩ đạo.

Tình cờ, thiền sư Tiên Nhai(1) (Sengai) nghe được điều này và vội vàng can thiệp, ngăn anh gia nhân khỏi tự sát vì một việc như thế.

Không hài lòng với một biện pháp tạm thời Tiên Nhai muốn giải quyết tận gốc. Một đêm mưa, khi hoa cúc nở rộ, Tiên Nhai lẻn vào vườn lãnh chúa với một cái liềm và cắt trụi hết hoa.

Nghe tiếng động lạ từ khu vườn, vị lãnh chúa nhìn ra và thấy có ai ở đó. Ông hoảng hốt cầm kiếm chạy ào ra, ông muốn biết Tiên Nhai đang làm gì. Thiền sư điềm tĩnh trả lời:

- Ngay cả mớ cỏ dại này cuối cùng cũng trở nên giai cấp, nếu nó không bị cắt đi.

Bấy giờ, vị lãnh chúa nhận ra lỗi lầm. Như người chợt tỉnh mộng. Từ đó trở đi, ông không còn trồng cúc nữa.

(1) Tiên Nhai Nghĩa Phạm (1750-1837)


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

MỘT NGƯỜI HỒN NHIÊN
Yamamoto Yasuo là một học giả về cổ văn Nhật Bản và là một chuyên gia trong nghệ thuật thi ca tự nhiên. Thương tiếc cho sự xuống dốc của đế chế, ông viết một cuốn sách tựa đề "Sự thật của những vị Chúa" và tự sát để phản kháng.

Là một người giàu có trong xã hội, Yamamoto để lại năm đứa con sau khi chết, bốn trai và một gái. Con trai đầu của ông, là một chàng trai có tinh thần phóng khoáng, không muốn thừa hưởng sự giàu có của gia đình. Từ giã tất cả ông xuất gia học thiền, đổi tên thành Đại Ngu.

Năm hai mươi hai tuổi, vị tu sĩ trẻ đi du hành để tìm thầy. Tìm ra một Thiền sư chỉ dạy, Sư thâm nhập giáo lý trong vài năm tu tập tích cực.

Rồi, Sư lại lên đường tìm đến những Thiền sư khắp nơi để mong đạt được chứng ngộ cao hơn. Hơn hai mươi năm trôi qua, trước khi Sư trở về quê hương để cất một am nhỏ. Sư nghèo đến nỗi chỉ đắp một y bá nạp, ăn cháo suông và không có vật dụng nào trừ một bình bát mà Sư dùng vào mọi việc, từ nhồi bột đậu, nấu cháo cho đến rửa chân tay.

Vị Thiền sư này thích chơi với trẻ con. Bất cứ chỗ nào Sư đến, Sư tụ họp một nhóm tụi nhóc để đá banh hay chơi ú tim. Một lần nọ, khi Sư đang chơi trốn tìm, lũ trẻ bỏ về nhà, để lại Sư ở đó. Sư đứng nhắm tít mắt cho đến khi đêm xuống. Cuối cùng, có một người đến hỏi Sư đang làm gì. Sư trả lời đang chơi trốn tìm với lũ trẻ và đợi chúng tìm ra Sư. Sư không biết rằng chúng đang chơi khăm mình.

Có lần người ta hỏi Sư tại sao thích chơi với trẻ con. Sư đáp:

- Tôi thích tánh thành thật của chúng, chúng không có dối trá.

Là một nhà thư pháp nổi tiếng, người ta thường đến yêu cầu Sư viết, Sư thường từ chối nếu không thấy đúng thời.
Tuy nhiên, bất cứ khi nào trẻ con yêu cầu Sư viết việc gì, Sư luôn vui vẻ cầm bút.

Sư thường bảo mọi người:

- Có ba thứ mà tôi rất ghét: Thơ của thi sĩ, văn của văn sĩ và sự nấu ăn của người đầu bếp.
VIÊN ĐÁ ĐẦU TIÊN
Có lần, thiền sư Đại Liễu (Dairyo) được mời đến dự tiệc tại nhà một điền chủ giàu có. Nhiều tăng sĩ khác cũng có mặt. Một người trong gia đình này quyết định đùa các vị tăng một vố. Tăng khách được dọn món cá thịt mà tu sĩ bị cấm ăn.

Tất cả tăng chúng tại bữa tiệc đều cữ cá thịt trừ thiền sư Đại Liễu, Sư ăn sạch trơn, như thể không biết là món gì.

Một vị tăng lén kéo tay áo Thiền sư và nói:

- Đó là cá thịt!

Đại Liễu nhìn vào mắt vị tăng và vặn lại:

- Thế làm sao anh biết cái gì là cá thịt?
THẬT VÀ GIẢ
Tạng Pháp (Zòbò) chỉ theo đuổi con đường học thuật trước khi có người cho biết rằng đó không phải là con đường đi đến chân lý tối thượng. Rồi Sư đến với một Thiền sư và khán công án Không.

Tạng Pháp mất một thời gian dài để đạt ngộ. Cuối cùng Sư đạt đến chỗ hoàn toàn định tâm đến nỗi quên cả ăn ngủ.
Một đêm, khi Sư đang ngồi lặng lẽ, bất ngờ Sư ngủ thiếp đi vì quá mệt. Khi vị Thiền sư đánh để Sư thức dậy, lập tức Sư đạt ngộ.

Tạng Pháp lúc ấy hai mươi ba tuổi. Thầy của Sư nghiêm khắc và không ấn chứng dễ dàng. Tạng Pháp tiếp tục tinh tấn tu học thêm mười năm và cuối cùng hoàn tất việc lớn.

Là một vị Thầy có phong cách riêng, Tạng Pháp rất nhiệt tâm. Thờ ơ với những tập tục xã hội, Sư dành hết tâm lực để dạy thiền. Xót xa vì sự suy đồi của Thiền tông, Sư chỉ trích không úp mở những thiền sư giả mạo và những thiền sinh ngu dốt.

Tạng Pháp cũng không nhượng bộ trong lối giảng riêng của mình và không thừa nhận sự hiểu biết nông cạn. Nhiều hành giả đến viện của Sư, nhưng rất ít người vượt qua được sự thử thách.

Tạng Pháp qua đời lúc tròn sáu mươi tuổi vào năm 1840. Lúc lâm chung, Sư viết bài thơ cuối cùng:
  • Tạng Pháp lúc sáu mươi tuổi! Đây là tình trạng thực của ta:
    Nơi tám đám mây đang ngừng, ta tiểu tiện lên trời.
    Thật lạ lùng và cũng đáng thương, ta đã không giết tất cả những thiền sư giả mạo trên đời.
Sau khi Tạng Pháp mất, Nhật Hoàng đã ban hiệu Sư là thiền sư Tâm Cảnh Cô Chiếu.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

SỰ TÔN KÍNH
Bất Ngại (Fùgai) đã gặp hơn mười Thiền sư, nhưng Sư quá mãnh lợi và tự tại đến nỗi không ai sánh bằng. Cuối cùng, Sư gặp Nguyên Lão Sói đáng nể và đại ngộ dưới lời của Đại Thiền sư. Sau Sư lĩnh hội những giáo lý thâm sâu, Bất Ngại rời Nguyên Lão và ẩn mình để thuần thục tâm chứng ngộ của mình.

Một trong những người truyền thừa của Bất Ngại là Đan Sơn (Tanzan), một vị Thầy ưu tú trong thời cận đại. Đan Sơn cũng bén nhạy phi thường, và Sư đã gặp qua nhiều pháp sư ngày còn trẻ trước khi gặp ngài Bất Ngại.

Không như thầy Nguyên Lão trước đây của mình, thiền sư Bất Ngại niềm nở và lịch sự. Đan Sơn, trái lại, là một người thô bạo, bất thường như Sư ông Nguyên Lão của Sư. Khi Đan Sơn gặp Bất Ngại lần đầu, Sư cho vẻ quý phái dịu dàng của Thầy là dấu hiệu của sự yếu đuối và khinh bỉ Ngài. Thấy được điều này, Bất Ngại thình lình đưa ra một câu hỏi sắc sảo đến nỗi Đan Sơn toát mồ hôi toàn thân, hoàn toàn cứng họng. Bấy giờ Đan Sơn mới nhận ra tính ưu việt ngấm ngầm của Bất Ngại và trở thành môn đệ.

Có lần Đan Sơn trông thấy bức tranh cọp do Bất Ngại vẽ. Sư nhận xét: "Con cọp này giống một con mèo, tuy nhiên nó có vẻ uy nghi bất khả xâm phạm".
THĂM DÒ NGUỒN CỘI
Ngay khi còn nhỏ, Hổ Quan (Kokan) đã muốn tránh những ràng buộc rối rắm thế tục. Mới bảy tuổi, Sư đã bỏ nhà gia nhập tăng đoàn. Sư được xuất gia và thọ giới với đại thiền sư Đông Lãnh, học trò của Bạch Ẩn. Trong vài tháng, chú tiểu Hổ Quan đã có thể tụng đọc kinh điển, thơ thiền và ngữ lục của cổ nhân.

Khi Hổ Quan lên chín tuổi, thầy Sư cho Sư về thăm cha mẹ. Đi một mình qua triền núi, Hổ Quan trượt chân và rớt xuống con sông đang chảy qua thung lũng.

Cởi y ra, Hổ Quan đem phơi bên bờ sông, và ngồi trên một tảng đá, trần truồng đợi y khô, rồi Sư thiếp đi vì kiệt sức.

Một lúc sau, một tiều phu đi ngang qua thấy chú bé đang ngủ liền đánh thức dậy. Ông ta hỏi Hổ Quan:

- Chú là một du tăng phải không? Tại sao chú bị thế này?

Chú tiểu Hổ Quan kể lại mọi chuyện. Người tiều phu nói:

- Gần tối rồi! Chú không đến nơi trong ngày nay được đâu. Hãy quay về ngôi làng gần nhất ngay. Tôi sẽ hộ tống chú đến đó.

Hổ Quan cười nói:

- Nếu tôi sắp trở thành một người lớn, làm sao tôi có thể quay trở lại sau khi đã đến xa thế này?

Rồi Sư đứng dậy, mặc y và hiên ngang bước đi, cuối cùng đến nhà lúc nửa đêm. Cha mẹ Sư rất ngạc nhiên, nhưng họ đổi thái độ ngay, nhận xét: "Thầy con quả can đảm, dám để con đi một mình! Đáng khen con đã gan dạ dám đi".

Khi Hổ Quan hai mươi tuổi, Đông Lãnh gởi Sư đến gặp thiền sư Nga Sơn. Nga Sơn dạy Hổ Quan tham tiếng vỗ của một bàn tay. Hổ Quan khởi nghi tình mãnh liệt đến nỗi như thể đang mang một gánh nặng leo lên đồi dốc.

Lúc này là cuối đông, thời tiết lạnh buốt. Hổ Quan không có gì cả ngoài một cái y. Nga Sơn tội nghiệp Sư và yêu cầu một thí chủ cúng Sư bộ đồ ấm. Hổ Quan nhận vì lịch sự nhưng không mặc.

Hổ Quan cũng không biết đến nhiều địa điểm văn hóa ở miền Đông thủ đô, và từ chối những cuộc tham quan với những vị tăng khác. Sư nói:

- Tôi chưa biết rõ chính tôi. Rảnh đâu mà đi tham quan?

Rồi một hôm, khi đang đi kinh hành quanh sân thình lình Hổ Quan đại ngộ.

Khi Sư kể với Nga Sơn những gì mình đã ngộ, Lão sư đã thử Sư với nhiều công án. Thấy Hổ Quan vẫn còn vài chỗ kẹt. Nga Sơn nói:

- Dù anh đã được tâm rỗng rang, anh vẫn phải tham tận nguồn gốc tiếng vỗ của một bàn tay trong mọi chi tiết.

Sau đó, Hổ Quan tinh chuyên tu tập và tập trung hết năng lực. Có lần, Sư hỏi Nga Sơn, sau khi Thầy tịch Sư phải theo ai để hoàn thành việc lớn, và vị Lão sư đã giới thiệu thầy Ẩn Sơn. Hổ Quan sau đến Ẩn Sơn và tu học rất tinh cần.

Qua một thời gian dài, Sư đạt được mọi bí yếu của thiền và hoàn thành việc lớn. Ẩn Sơn ấn chứng cho Sư và cử Sư trông coi một tu viện. Ở đó Hổ Quan sống khổ hạnh và hàm dưỡng sự hành thiền của mình trong mười sáu năm.
Trong thời gian này, Sư thường trải qua nhiều lần tỉnh thức. Một lần, Sư đã thâm nhập sâu xa tận nguồn cội. Cuối cùng, Sư thấy được rằng thật vi diệu cao siêu, và Sư đã được sự giải thoát phi thường trong kinh nghiệm hằng ngày. Sau đó, Sư dạy người theo từng căn cơ và họ có nhiều lợi ích lớn.

Giống như Bạch Ẩn, Nga Sơn và những đại thiền sư khác, Hổ Quan từ chối vinh dự làm trụ trì tại một tu viện lớn, thích làm việc kín đáo riêng với những người học chân thành. Sư cũng hoàn trả một quà tặng bằng vàng của một lãnh chúa, bảo rằng Sư không hành thiền để mong đạt được bất cứ giải thưởng nào.

Một năm, những vùng ven biển Trung bộ bị mất mùa và nạn đói đến với nông dân. Hổ Quan chuẩn bị cháo để cứu đói những người xin ăn dọc đường. Nhiều người đã được thoát nạn.

Khi Hổ Quan sắp thị tịch, vị môn đệ lớn nhất của Sư xin một bài di kệ. Sư hét lên:

- Di kệ của ta tràn đầy vũ trụ! Tại sao lại bó buộc vào giấy bút?

Vị môn đệ thưa:

- Tuy thế, xin Thầy cứ để lại một bài khác, một lời về sự toàn mãn vĩ đại hơn cho hậu thế.
Hổ Quan bèn mỉm cười, viết:
  • Bảy mươi bốn năm
    Hết chạm Đông rồi chạm Tây
    Lời cuối ư?
    Suỵt! Suỵt!
Hổ Quan thường dạy người bằng cách giúp họ khám phá ra Cội nguồn tiếng vỗ một bàn tay. Sư là một vị Thiền sư nghiêm khắc và hiếm khi ấn chứng cho ai. Sư mất vào năm 1843, chỉ truyền được ít người kế tục sự nghiệp của mình.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

BA LOẠI TU SĨ
Nguyệt Am thường nói:

- Có ba loại tu sĩ. Trước tiên là những người dạy người khác. Thứ hai là những người giữ chùa. Thứ ba là phường giá áo túi cơm. Con cháu Tổ Sư phải hoàn toàn hiểu rõ về tông phái của mình và dạy người khác để huệ mạng của chư Phật được trường tồn. Nếu họ chỉ là những người giá áo túi cơm, họ là tội nhân của Phật pháp.
HÃY NHÌN VÀO TÂM
Giác Tâm(1) (Kakushin) đến Trung Hoa vào giữa thế kỷ XIII để học thiền. Ở đó, Sư gặp một Thiền sư nổi tiếng, Ngài hỏi Sư:

- Ông tên gì?

Giác Tâm trả lời tên mình.

Nhận rằng tên của Giác Tâm có nghĩa là Tâm tỉnh giác, vị thầy viết một bài kệ cho vị du tăng:
  • Tâm là Phật,
    Phật là tâm,
    Tâm và Phật
    Như như thường tại.
Về sau Giác Tâm trở lại Nhật, Thiên hoàng Kameyama nghe Sư hội thiền bèn mời dạy tại một ngôi đền của hoàng cung. Sau đó, Hoàng đế cũng mời Sư đến cung điện để hỏi về thiền.

Những bài pháp sâu xa, sự uyên bác, và tài hùng biện vô ngại gây ấn tượng mạnh cho Hoàng đế Kameyama vượt hẳn những gì mà ông đã được biết.

Nhận biết giá trị phi thường của Thiền Phật giáo, Hoàng đế đã biến cải cung vua thành một thiền viện.

Vị Hoàng đế tiếp theo, Go-Uta, cũng mời Giác Tâm đến một dinh thự đặc biệt thuộc hoàng tộc để dạy thiền. Sư nói:

- Chư Phật ngộ tâm, phàm phu mê tâm. Cội nguồn của tất cả chư Phật là một, lãnh vực của mê và ngộ có hai. Không dựa vào tha lực, ông có thể biết được nhờ bản tánh sẵn có. Nếu ông muốn đạt được quả Phật, phải nhìn vào tâm mình.

(1) Tâm Địa Giác Tâm (1207-1298)
KHÔNG BỊ PHÂN TÂM
Utame được một vị Thiền ni giác ngộ dạy cô cách quán thế nào để nhìn vào thân tâm của mình khi cô mới mười lăm tuổi.

Utame chú tâm thiền định suốt ngày đêm, không để ý đến bất cứ gì khác. Ngay cả khi cô soi gương trang điểm, cô vẫn nhìn vào bản tâm. Đôi khi, cô chăm chú đến nỗi quên mình đang làm gì và chỉ ngồi đó lặng thinh.

Bấy giờ cha mẹ cô, chẳng biết gì về thái độ lạ lùng của con gái, cho rằng cô đang muộn phiền vì sức khoẻ suy yếu hay đang suy nhược thần kinh. Họ cố gắng đưa cô đi xem hát và du ngoạn, nhưng Utame chẳng đam mê bất cứ giải trí nào.

Cuối cùng, một hôm công phu của cô đạt kết quả, tâm khai mở và cô đại ngộ.

Sau đó Utame lấy chồng và sanh được bốn con, hai trai và hai gái. Chồng cô không may bị vỡ nợ, vì thế Utame phải may vá để cứu vớt gia đình. Cô sống đến hơn bảy mươi tuổi, cuối cùng qua đời trong sự an tĩnh thư thái.
ĐÁNH KẺ KHOÁC LÁC
Là con cháu của một chiến sĩ nổi tiếng - Phật Nhai (Butsugai) mạnh bạo và can đảm. Mặc dù Sư gia nhập tăng đoàn khi mới mười hai tuổi, nhưng Phật Nhai rất giỏi về bắn cung, cưỡi ngựa và mọi môn võ nghệ truyền thống khác. Mạnh khủng khiếp, Sư có thể đấm thủng mọi vật. Có sức lực như thế nên Sư được gọi là Vị tăng với quả đấm mạnh mẽ (Mãnh Quyền).

Giữa thế kỷ XIX, Nhật Bản bị rung chuyển vì các cuộc nội loạn. Vào lúc ấy một nhóm võ sĩ mệnh danh Tinh Túy Mới đến Kyoto, mong tạo thế lực trong chính quyền mới. Loạn động và trụy lạc, nhóm võ sĩ này gây kinh hoàng cho thị dân.

Một hôm, Phật Nhai đang đi dọc theo đường phố trong Kyoto, bất chợt Sư đi ngang qua nơi nhóm Tinh Túy Mới đã chiếm đóng. Tiếng chạm của các thanh kiếm tre lôi kéo Phật Nhai đến bên cửa sổ nhìn vào.

Lập tức một vài võ sĩ bước ra, giận dữ cật vấn Phật Nhai đang làm gì đó. Sư xin lỗi, bảo rằng mình chỉ là một vị tăng vừa xuống núi. Họ định đem vị tăng này làm trò đùa, vì thế họ thách đấu với Sư. Họ nhấn mạnh: "Bất cứ ai dòm ngó chúng ta ở đây, phải biết một chút võ nghệ".

Phật Nhai không thể từ chối. Sư bước vào phòng tập với các võ sĩ, từng người một họ lấy kiếm tre đối mặt với vị tăng rách rưới.

Không tỏ ra một chút hoảng sợ nào, Phật Nhai lấy thiết trượng và đập nát từng thanh kiếm của mỗi đối phương. Chỉ cần vài phút, vị tăng sĩ đã đánh thắng mười hai người.

Bấy giờ, viên chỉ huy nhóm võ sĩ nhặt một cây giáo và bước tới. Ông ta bảo Phật Nhai:

- Anh rất tài tình đối với những kiếm sĩ trẻ này. Nhưng bây giờ đến lượt tôi, Kondò Isamu, sẽ đấu một trận với anh.

Phật Nhai lộ vẻ khiếp hãi. Phủ phục xuống đất với thái độ khiêm tốn tột bực, Sư nói:

- Kondò Isamu! Tôi đã được nghe danh Ngài! Người ta bảo Ngài là một thiên tài về võ thuật. Một du tăng như tôi khó có thể đương đầu với một người như Ngài. Xin cho tôi đi.

Hăng lên, vị võ sĩ không rút lại sự thách đấu của mình. Hắn ép Phật Nhai đến nỗi vị tăng không thể tránh trận đấu lâu hơn nữa, Sư lại cầm gậy sắt và đứng đối diện với viên chỉ huy.

Kondò bảo Phật Nhai:

- Anh cần một vũ khí. Hãy lấy thanh gươm tre, hay cây giáo gỗ, hay bất cứ vật gì anh muốn.

Phật Nhai trả lời:

- Là một tăng sĩ tôi không được phép cầm vũ khí. Cây gậy này được rồi!

Vị võ sĩ không chịu. Ông ta buộc Phật Nhai phải dùng vũ khí.

Rất nhanh trí, Thiền tăng đến bị của mình và lấy ra một cặp bình bát gỗ. Nắm mỗi bình bát một tay, Sư nói với viên chỉ huy:

- Được rồi, tới đi! Hãy gắng đâm tôi nếu có thể!

Sự xấc láo này làm viên chỉ huy tức điên lên. Ông ta quyết định sẽ hạ vị tăng với một mũi đâm mà thôi. Nắm chặt ngọn giáo, ông ta kiếm một chỗ hở trong lối phòng thủ khác thường của vị tăng.

Vị võ sĩ đứng bất động và không chớp mắt gần nửa giờ, không tìm được một lối tấn công. Rồi thì ông ta chắc rằng có một kẽ hở, thình lình ông lao mũi giáo với hết sức mạnh và lòng cuồng nộ, để đâm vỡ lồng ngực của vị tăng.

Tránh đòn tấn công một cách nhanh nhẹn, Phật Nhai chụp ngay ngọn giáo kẹp vào giữa hai cái bình bát, chắc chắn như một gọng kềm.

Cố hết sức, viên chỉ huy vẫn không thể giật ngọn giáo ra khỏi hai bình bát khất thực của vị tăng đang kẹp chặt. Ông ta hết kéo tới lại đẩy lui đủ hướng, đến khi ướt đẫm mồ hôi.

Sau một lúc lâu, Phật Nhai bất chợt thả ngọn giáo ra cùng với một tiếng thét inh tai. Vị chỉ huy té nhào ra sau, ngọn giáo bay xa đến hai mươi, ba mươi tấc sau ông ta.

Sợ hãi và xấu hổ, viên chỉ huy cúi mình trước Phật Nhai và nói:

- Tài nghệ của anh thật siêu việt, chiêu thức hơn hẳn tôi. Anh là ai?

Vị Thiền tăng trả lời:

- Tôi là một du tăng tên Phật Nhai.

Viên chỉ huy kêu lên:

- Thế thì anh là Vị tăng với cú đấm nổi tiếng?

Và bây giờ ông ta tiếp đãi vị địch thủ trước kia của mình một cách kính trọng tột bực.

Sau đó, tên tuổi Phật Nhai vang đến cố đô.

Khi Phật Nhai hoàn tất việc học thiền, Sư đến nơi vắng vẻ để thuần thục sự giác ngộ. Tuy nhiên, không bao lâu những người nghe danh Sư bắt đầu tụ tập rất đông quanh Sư để học cả thiền lẫn võ thuật.

Có một kiếm sĩ nổi tiếng đã gặp Phật Nhai một lần khi ông ta còn trẻ trong một cuộc hành trình đi học võ. Gặp Phật Nhai, anh chàng võ sĩ đạo kia xin được chỉ dạy.

Phật Nhai hỏi:

- Anh đến đây làm gì?

Chàng thanh niên trả lời:

- Con đến để chết dưới những cú đấm của Thầy.

Phật Nhai nhận thấy đây là một câu trả lời xuất sắc và cho vị kiếm sĩ trẻ ở lại một thời gian. Phật Nhai tặng cho anh ta một bài thơ rằng:
  • Ngay cả sức mạnh của một thần nhân vĩ đại
    Cũng chỉ là một lớp vải mùng mỏng manh.
Lấy hai câu thơ này làm đề mục quán chiếu, kiếm sĩ sau này, khi đã nổi tiếng khắp miền Tây Nhật Bản, đã kể lại rằng ông ta đạt được ý nghĩa uyên áo về cốt tủy tiềm tàng của Nhu thuật.

Phật Nhai nổi tiếng đến nỗi nhiều lãnh chúa lớn của miền Tây Nhật Bản mời Sư đến dinh thự của mình, cúng dường Sư những ngôi chùa đẹp nhất để Sư cư trú.

Phật Nhai từ chối tất cả, ở lại trong một ngôi chùa nghèo cho đến chết, mặc quần áo cũ và sống tri túc thiểu dục, không bao giờ tìm kiếm thứ gì khác.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

TÂM CỦA HIỀN NHÂN
Vào năm 1262, Hòjò Tokiyori, quan nhiếp chánh của Tướng quân đến gặp thiền sư Phổ Ninh (Funei). Ông ta tuyên bố:

- Gần đây tôi đã nhận ra rằng không có gì là vô thường và thường cả.

Thiền sư nói:

- Thiền học chỉ nhắm mục đích nhận biết bản tánh. Nếu anh nhận được bản tánh, anh sẽ hiểu mọi sự.

Vị quan hỏi:

- Xin dạy cho tôi một phương pháp.

Thiền sư trả lời:

- Không có hai đạo trên thế gian, hiền nhân không có hai tâm. Nếu anh biết tâm của hiền nhân, anh sẽ thấy rằng đó là bản tánh sẵn có, là cội nguồn của chính anh.
NGHỆ THUẬT CỦA NGHỆ THUẬT
Thiền sư Chuyết Ông (Tetsuò) nổi tiếng nhờ cây cọ vẽ đến nỗi người ta đến Sư chỉ để học vẽ. Sư thường nói với những học trò tương lai:

- Các anh phải nằm lòng câu này: Nếu anh muốn tránh lệ thuộc vào xã hội, thì đừng để lời khen tiếng chê làm quấy rầy tâm mình. Khi anh có thể đào luyện nghệ thuật của mình không rơi rớt chút trần tục nào trong hông ngực, rồi thì tâm và thuật sẽ tự nhiên chín muồi và cuối cùng các anh sẽ có thể đạt đến cái tinh túy. Đây là con đường từ chỗ tối đến chỗ sáng.

Một lần nọ, có một học giả Khổng giáo nổi tiếng và một chính khách đến thăm Chuyết Ông. Thấy Thiền sư đang vẽ tranh, vị học giả để ý rằng mọi cử động của tay Sư cùng với cây cọ phù hợp với những nguyên tắc cổ điển của thư pháp.

Khi ông phát biểu như thế, Thiền sư giải thích rằng:

- Nói về sự chính xác của tâm, thư pháp và hội họa là một. Khi tôi vẽ tranh, dù cho chỉ có một thân tre hay một chiếc lá trên cành bị sai nét, tuy không đáng kể tôi cũng xé hết và ném đi, rồi dẹp cọ qua một bên, ngồi yên lặng và thanh lọc tâm.
hinh10.jpg
hinh10.jpg (192.81 KiB) Đã xem 1359 lần
VĂN CHƯƠNG THIỀN
Khai Nham (Kaigan) tranh đấu vì có sự thờ ơ đối với nền văn học Phật giáo và Thiền tông ở giữa thế kỷ XIX. Nhiều người nghĩ rằng Sư chỉ là một học giả, không biết rằng Sư là một Thiền sư đã chứng ngộ.

Khai Nham trước tiên học kinh Phật với đại thiền sư Tiên Nhai. Sau đó Sư học Thiền định với Thanh Chuyết và Đàm Hải(1) (Tankai). Khai Nham hoàn tất việc học thiền với Đàm Hải và được công nhận làm người truyền thừa.

Vào lúc Khai Nham đi Kyoto để học tại những trường của các tông phái Phật giáo khác, bất an vì những gì thấy được, Khai Nham viết:
  • Tại chiếc cầu ở đại lộ thứ năm,
    Tôi quay đầu và nhìn,
    Đông, Tây, Nam, Bắc,
    Những vị tăng dốt nát quá nhiều.
Sau này, thiền sư Độc Viễn (Dòkuon) giải thích:

- Người đương thời đều nhận Khai Nham là người học rộng, và có trí nhớ cừ khôi. Và đó là sự thật.

Tuy nhiên Sư cũng có ba vị Thầy về thiền, và tìm ra những yếu lý thiền sâu xa nhất. Cuối cùng Sư được thiền sư Đàm Hải ấn chứng. Người đương thời nghĩ rằng Khai Nham là một vị Thầy về kinh điển Phật giáo, nhưng đó không phải là sự thật của Sư.

Khai Nham bị bận tâm về việc có nhiều người học thiền với trí tuệ cằn cỗi và ít người hiểu nguyên lý của kinh. Đó là lý do Sư tập trung vào sự thuyết pháp về văn chương thiền, để mở mang và chỉ dẫn những người học trẻ.
Sự chú ý của Khai Nham là tập trung vào việc cứu người ra khỏi thời kỳ suy đồi. Sư không có thì giờ để tâm vào những việc khác. Chính điều này khiến Sư thành bậc đại nhân.

(1) Đàm Hải Huyền Xương (1811-1898)
Sửa lần cuối bởi battinh vào ngày 28/02/15 13:18 với 1 lần sửa.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

NÉT ĐẸP
Thiền sư Chuyết Ông viết những lời sau đây trên tấm chắn của lò sưởi:

"Phải chính trực và trong sáng, biết rõ về những nguyên tắc của thiên nhiên, từ bi và hỷ xả với người khác, tránh tham lam, tự mãn. Thực hiện công việc hằng ngày một cách đúng đắn, không sai sót. Chăm sóc đồ vật mà không dính mắc.

Tránh những tình cảm dung tục được gọi là nét đẹp của người xưa. Chúng ta không tìm nét đẹp này nơi con người lịch sự ngày nay. Vì thế tôi đóng cửa và không tiếp khách.

Tôi không có tiếng tăm nhiều, cũng không mong tên tuổi được đề cao. Để sống như ý tôi muốn, tôi vờ bất tài chỉ muốn được đủ cái gì sẵn có tự nhiên. Tôi không có thầy. Người nào cố gắng học hỏi ở tôi là điên. Vì họ học cái điên của tôi mà không học tâm tôi".
CƯƠNG QUYẾT
Tuyết Đàm(1) (Settan) trở thành một tu sĩ khi mới lên mười. Một hôm Sư quyết định đi du phương, và xin phép vị Bổn sư nhưng bị từ chối.

Nhất quyết tìm đạo, Tuyết Đàm quyết định ra đi không nói với ai. Treo một tấm bảng: "Tôi sẽ không bao giờ bước vào cổng này nữa, trừ phi tôi đạt đạo" trên cổng chùa, rồi Sư bỏ đi.

Gia nhập hội chúng của thiền sư Đường Lâm(2) (Tòrin), Tuyết Đàm ngồi thiền suốt ngày đêm. Đường Lâm là một trong những vị thầy giác ngộ hiếm hoi còn lại trong thời ấy, và phương pháp của Sư cứng rắn và khó lường.

Một hôm, Tuyết Đàm quyết định không phí thì giờ nữa, Sư trèo lên nóc nhà, thề nếu không giác ngộ trong đêm ấy, sẽ không sống mà bước xuống.

Ngồi sâu trong thiền định suốt đêm, đến bình minh vẫn chưa ngộ. Đứng dậy trong chán nản, Sư bước qua chấn song, toan nhảy xuống tự vẫn. Thình lình, ngay khi sắp bước qua, Sư nghe tiếng gà gáy. Ngay lúc ấy, tâm Sư khai mở và Sư đại ngộ.

Chiến thắng trong niềm vui, Tuyết Đàm vội đến gặp Thầy. Khi thầy Đường Lâm thấy Sư, lập tức Ngài xác nhận: "Anh đã thấu triệt!"

(1) Tuyết Đàm Thiệu Phác (1812-1873)
(2) Đường Lâm Tông Thọ (?-1837)
THIỆN TÂM
Cư sĩ Sasaki Doppo học thiền với Nham Thạch (Ganseki). Sau đó, ông kể lại rằng ông đã hỏi thầy ông:

- Phật là gì?

Nham Thạch trả lời:

- Thiện tâm là Phật.

Vị cư sĩ thêm:

- Điều cơ bản nhất trong nhân loại là thiện tâm. Do đó tâm bình thường được gọi là đạo.

Ông cũng diễn tả ý này trong một bài thơ về Thần đạo:
  • Ô nhiễm là điều cấm kỵ
    Do tâm con người tạo tác
    Ai biết được tâm thánh thiện
    Thì chính họ sẽ thánh thiện.
Ông cũng viết:
  • Mặt trời, mắt của tôi
    Không gian, khuôn mặt tôi
    Hơi thở tôi, làn gió
    Núi và sông
    Hóa ra là tôi.
MỘT THI SĨ
Định Tông (Jòsò), một vị tăng học trò của thầy Ba Tiêu, nhà thơ hài cú nổi tiếng. Sự tu hành và chứng đạt của Sư thường được giữ bí mật, và Sư hầu như chỉ được biết như một nhà thơ.

Dòng võ sĩ, Định Tông đã kế thừa chức cận vệ cho một lãnh chúa. Là con trưởng, Sư được hưởng gia tài của cha, nhưng Sư đã nhường hết cho mẹ kế và thu xếp cho con trai của bà là em ghẻ của mình thừa hưởng gia nghiệp thay mình.

Vào thời Nhật Bản phong kiến, không thể giải quyết một cách tự ý như thế nên Sư đã làm cánh tay phải của mình bị thương một cách thận trọng, Định Tông từ bỏ chức vụ viện lẽ bất lực, khiến Sư không thể sử dụng kiếm. Không đủ sức khoẻ để làm một chiến sĩ, Sư không còn tư cách trở thành người chủ của một gia đình võ sĩ đạo.

Đó là cách mà nhà thơ Định Tông tự xa lìa việc thế gian để trở thành một Thiền sư. Sau cái chết của vị thầy Ba Tiêu, Sư ẩn tu trong một hang núi ba năm, ở đó Sư đã viết nguyên một bộ kinh Phật trên những hòn đá cuội, mỗi chữ Hán trên một viên đá, rồi xếp chồng lên thành một “đồi kinh đá”. Sư cũng viết một cuốn sách để khuyên cả tăng lẫn tục; dù chứa đựng những tư tưởng cao thượng nhưng Sư chỉ gọi là Sách của người lang thang (Lãng Tử Thư).

Để kỷ niệm lễ xuất gia của mình, Định Tông làm bài thơ này theo thể điệu Trung Hoa:
  • Đã mang ngôi nhà
    Trên lưng nhiều năm
    Một ốc sên biến thành một con sên
    Và bằng cách đó đạt được tự do.
    Trong ngôi nhà lửa,
    Nỗi sợ hãi lớn nhất
    Là nước miếng sẽ khô đi
    Bây giờ tìm cơn mưa pháp
    Hắn bước vào ngọn đồi đầy cây.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

CỰU TRỤ TRÌ
Có một lúc, Dũng Liên (Yùren) là trụ trì một ngôi chùa ở Edo (Tây Đô), thủ phủ của vị Tướng quân thứ ba. Sư rất phấn khích khi đọc Cao Tăng Truyện đến nỗi Sư quyết định bỏ chùa để hạ thủ công phu nhằm mở khai tâm thức.

Để lại một bức thư, tuyên bố mình bệnh và không thể gánh vác bổn phận một trụ trì, Dũng Liên bí mật du hành đến Kyoto, cố đô và là trung tâm văn hóa cổ truyền.

Cư ngụ nhiều nơi khác nhau trong vùng Kyoto, Dũng Liên không bao giờ tích chứa của cải suốt cuộc đời. Sáng và tối, Sư tụng kinh và làm thơ khi rảnh rỗi giữa những thời khóa tu tập.

Dũng Liên chẳng có được một tập thơ nào. Sư không có ý trau chuốt ngôn ngữ chỉ diễn tả tư tưởng của mình. Vì lý do này, thơ của Sư mang tính chân chất ngay thật khác hẳn mọi người.

Có một lần, Sư viết một bài thơ trên bức ảnh một người đẹp đang nhìn một cái đầu lâu:
  • Bây giờ chắc chắn
    Cô không cầm đến chiếc gương
    Mà cô đã thường soi ngắm
    Từ sáng đến chiều,
    Vì cái cô đang thấy
    Chính là bộ mặt chân thật của cô.
Sư viết nhiều bài thơ với những chữ đơn giản làm đề tựa, trong đó có bài:
  • Nhìn qua những cánh đồng
    Tôi thấy làn khói vô danh
    Lại bốc cao hôm nay
    Thân xác những ai sẽ là
    Củi đóm ngày mai?
Còn bài này là trên bức "Thiên nga bay qua mặt trăng":
  • Dù con thiên nga
    Cất cánh kêu vang
    Tim tôi dừng lại
    Trên trăng đêm thu.
Có lần, một tu sĩ đang sống trong một khu vực của chùa, vô ý gây hỏa hoạn.

Trong dịp này Dũng Liên viết:
  • Dùng cơ hội như thế để thử
    Tính bất biến tối hậu
    Của tâm thường hằng.
Theo thỉnh cầu của một người đi phục vụ một quý tộc. Dũng Liên viết:
  • Khi bạn gặp vận may
    Hãy nhớ nằm lòng rằng
    Thế gian là vô thường.
Đây là bài ca của Dũng Liên ca ngợi thần linh:
  • Dù tôi không có gì đòi hỏi
    Cho cái ngã đã được buông bỏ
    Xin để tôi cầu nguyện thần linh
    Một con đường cho trái tim tôi.
TÔN GIÁO NGUYÊN THỦY
Cao tăng Thông An (Tsù-an) xuất thân là một người dân thường. Sư là một người vô ngã, ngay thẳng và chân thật. Không chỉ học thiền, Sư còn rành tất cả nghệ thuật tao nhã như trà đạo, nhồi hương, cắm hoa...

Thông An cũng học về thuốc men. Dù thầy của Sư đã chuyên môn về dược thảo, nhưng Sư quyết định tự mình đi du lịch quanh xứ để xem xét và trắc nghiệm sự công hiệu của những dòng suối nóng khác nhau. Sư xác định hai nơi có nước rất đáng chú ý, nhưng lại ở vùng xa xôi, vì thế Sư triển khai một phương pháp chữa bệnh bằng nước thường mà vẫn cho những kết quả tương tự. Sư đã in công thức này và phân phát như một hoạt động từ thiện.

Sức mạnh tinh thần và thể chất của Thông An không bị hao mòn khi Sư già đi. Sư là một người vui vẻ và khoẻ khoắn. Có lần một phụ nữ trong vùng đau đã nhiều năm, bị một con ma ám. Trong thời gian đó, bất cứ khi nào có y sĩ đến, bà ta đều nổi điên và chửi bới, vì thế không có bác sĩ nào dám đến gần bà. Khi Thông An đến, dù đang ở trong phòng bệnh của mình, bà ta cũng nhận biết Sư có mặt lúc Sư đi qua ngưỡng cửa. Bà khiếp đảm vô cùng và quy phục một cách ngoan ngoãn cho Sư khám bệnh.

Thông An mất năm 1750 lúc tám mươi tuổi. Ngay đêm thị tịch, Sư bắt mạch mình và tuyên bố rằng đời sống của Sư sẽ kết thúc trước lúc ngày bắt đầu. Như đã dự tính, Sư thị tịch để lại đời sau bài di kệ này:
  • Tôn giáo nguyên thủy
    Đã có từ vô thủy
    Khi mắt tôi vĩnh viễn nhắm lại
    Bản tánh của tôi là chân không.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

ĐỐI TRỊ THIỀN BỆNH
Khi thiền sư Bạch Ẩn còn trẻ, như hầu hết mọi người, Sư đạt được tuệ giác từng phần trước khi được giải thoát hoàn toàn. Do đó, Sư quyết định hạ thủ miên mật để thấu triệt viên mãn.

Sau một tháng cố gắng căng thẳng, Bạch Ẩn đi đến tình trạng quên ăn quên ngủ. Cuối cùng tim và phổi của Sư bị nhiễm bệnh, tai Sư bị ù liên miên và lạnh cả đôi chân.

Trở nên yếu ớt và đau khổ vì lo âu và ảo giác, Bạch Ẩn hoảng sợ, Sư tìm thuốc trị nhưng vô ích. Cuối cùng có người kể cho Sư nghe về một người tên Bạch U Chân Nhân (Hakuyù), "Ẩn sĩ thanh tịnh", người sống trong một hang núi phía Đông Kyoto.

Người ta tin rằng Bạch U Chân Nhân đã hơn hai trăm tuổi. Bề ngoài ông tỏ vẻ ngu ngốc. Sống sâu trong núi, ông không thích khách khứa. Bất cứ khi nào có người đến tìm, ông đều bỏ chạy. Dân địa phương cho ông là một phù thủy. Ông là một chuyên gia về thiên văn và cũng thông thạo y lý rất sâu. Nếu có người thành thật thưa hỏi, đôi khi ông cũng nói vài điều, và luôn luôn được lợi ích lớn.

Bạch Ẩn khởi hành đi Kyoto để gặp Bạch U Chân Nhân vào mùa đông năm 1710. Đi sâu vào núi ở miền Đông ngoại ô của cố đô, Sư hỏi thăm đường nơi những tiều phu. Lội qua tuyết, đi dọc theo vách đá, sau nhiều gian nan, Sư đến một cái hang có bức màn tre treo trước cửa. Nhìn qua khe hở của bức màn, Bạch Ẩn thấy Bạch U Chân Nhân đang ngồi đó với đôi mắt nhắm. Tóc ông đen dài đến gối và một nước da hồng hào khoẻ mạnh. Trên bàn có ba cuốn sách của Khổng giáo, Lão giáo và kinh Phật. Không thấy vật dụng, giường chiếu nào cả. Bầu không khí thanh tịnh và siêu thoát hẳn cảnh giới loài người.

Rụt rè và nôn nóng, Bạch Ẩn kể cho ẩn sĩ về triệu chứng của mình và xin ông giúp đỡ. Thoạt đầu, Bạch U Chân Nhân giả vờ ngu si và xin lỗi, nhưng sự tha thiết nài nỉ của Bạch Ẩn khiến ông hồi lâu bèn đồng ý kiểm tra triệu chứng nguy hiểm đến tánh mạng của Sư.

Sau khi khám xong, ẩn sĩ chau mày nói: "Tự anh lo liệu lấy. Dụng công thái quá đã đưa đến triệu chứng nguy nan này. Ta sợ rằng không ai có thể cứu chữa anh được với cách xử lý thông thường như châm cứu, xông lá cây và cho uống thuốc. Anh đã bị tàn phế vì nội quán. Nếu anh không cố gắng tăng cường ảnh hưởng tích cực của nội quán, anh sẽ không bao giờ khỏi bệnh. Đây là ý nghĩa câu: Ai té xuống đất, phải nương đất mà đứng dậy".

Bạch Ẩn bảo rằng, sẽ từ bỏ thiền định vì phải trị bệnh. Bạch U Chân Nhân cười nói:

- Thiền định không có gì đặc biệt. Nói chung, thiền định là chánh định khi không có "thiền định". Thiền định quá nhiều là tà định. Anh đau vì thiền định quá nhiều. Bây giờ anh phải dùng Vô thiền định để tự chữa bệnh.

Rồi ẩn sĩ dạy Bạch Ẩn những phương pháp đúng đắn của thiền thuần túy, trích dẫn kinh Phật và sách Thiền. Ông cũng đề cập đến một kỹ thuật tuyệt diệu để chữa hết căng thẳng và mệt mỏi tâm thần mà ông đã tìm được trong một sách cổ. Bạch Ẩn bèn hỏi thăm chi tiết.

Bạch U Chân Nhân giải thích:

- Khi anh cảm thấy bệnh trong khi tu định, anh phải chấn chỉnh tâm để thực hiện sự quán tưởng sau đây. Tưởng tượng một trái banh bằng bơ mềm, nguyên chất, thơm ngát đặt trên đỉnh đầu. Hương thơm của nó làm khoan khoái cả đầu tận chân tơ kẻ tóc, rồi từ từ chảy xuống vai, ngực, phổi, gan, bao tử, ruột và xuống xương sống đến xương hông. Bấy giờ sự sung huyết trong ngực anh sẽ chảy xuống như nước, xuyên qua thân, xuống chân, đến lòng bàn chân, nơi nó sẽ ngừng lại.

Rồi tưởng tượng dòng nước còn lại thấm nhuần tích tụ và mọi dược phẩm thơm tho được pha trộn với nhau thành một món thuốc bổ ngấm vào thân từ vùng rún trở xuống.

Khi quán tưởng như thế, tất cả chỉ là hiện tượng của tâm, vì thế anh sẽ ngửi được một mùi thơm ngào ngạt và cảm nhận được một sự xúc chạm êm đềm và mềm mại trong thân anh. Thân và tâm anh sẽ hài hòa và thư thái. Sự tắc nghẽn biến mất, nội tạng của anh sẽ điều hòa, da dẻ anh sẽ trở nên bóng láng và anh sẽ được tăng thêm nhiều sức mạnh và khí lực.

Nếu anh tinh cần như thế, thể chất của anh sẽ khoẻ mạnh hơn và tinh thần phấn chấn hơn lên. Kết quả chậm hay mau là tùy thuộc hoàn toàn vào mức độ siêng năng của anh.

Trước đây, tôi bệnh rất nhiều, tệ hại hơn anh nữa. Dùng phương pháp này, tôi có thể chữa hầu hết những chứng bệnh kinh niên của tôi trong một tháng. Bây giờ tôi sống trong núi này không sợ lạnh và không lo đói. Tất cả đều nhờ sức mạnh của quán tưởng.

Bạch Ẩn từ giã, sau khi nhận những lời dạy này.

Sau ba năm thực hành, Sư lành bệnh. Không chỉ lành bệnh, Sư còn có thể thâm nhập nghi tình. Sư đạt đại định nhiều lần và có nhiều tuệ giác an lạc. Sư sống rất thọ nhờ mạnh khoẻ do hiệu quả của y thuật trị liệu học được từ nhà ẩn sĩ Bạch U Chân Nhân.
THIỀN TRONG ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY
Vạn An viết cho một viên chức chánh phủ:

- Mọi người trong mọi lãnh vực của đời sống có nhiều việc phải quan tâm. Làm sao họ có thể rỗi rảnh để tĩnh tọa suốt ngày trong tịch lặng? Ở đây có những thiền sư chủ trương tu tập lối tọa thiền này; họ dạy tìm chỗ hẻo lánh và yên tĩnh, tránh xa trung tâm dân cư, họ còn tuyên bố rằng: "Thiền định sâu xa không thể đạt được giữa công việc chuyên nghiệp, buôn bán và lao động". Như thế khiến người học dụng tâm lầm lẫn.

Người nghe lối nói này sẽ nghĩ thiền như cái gì khó làm và khó thực hành. Vì vậy họ từ bỏ hứng thú tu tập thiền, rời nguồn cội và cố thoát khỏi thực tế, lâu dần trở thành như những dân du mục tầm thường. Thật là đáng tiếc. Nếu họ có một ước nguyện sâu xa từ nguyên nhân nào đó trong quá khứ, họ sẽ đi đến chỗ thờ ơ với công việc và bỏ rơi những hoạt động xã hội để được lợi ích về đạo. Như một Cổ đức nói, nếu người ngày nay náo nức để chứng ngộ như náo nức ôm tình nhân thì không việc gì phải bận rộn về nghề nghiệp và chẳng cần nhà cửa lộng lẫy, họ sẽ không quên đạt sự tập trung liên lỉ để đại nghi tình hiển lộ.

Nhiều người cả thời xưa và nay đã ngộ đạo và kiến tánh trong hoạt động. Tất cả chúng sanh trong mọi lúc và mọi nơi đều là những biểu hiện của một tâm. Khi tâm bị khuấy động mọi sự nổi lên, khi tâm tịch lặng mọi sự yên tịnh. Khi tâm chưa sanh mọi vật không lỗi. Vì lý do này, dù cho ở nơi yên lặng và thanh tịnh, nằm sâu trong những rặng núi và ngồi thinh lặng để quán tịnh, bao lâu con đường của tâm viên ý mã chưa bị cắt đứt thì anh chỉ tổ phí thì giờ.

Tam Tổ Thiền tông nói:
  • Ngăn động mà cầu tịnh
    Hết ngăn lại động thêm.


    (Chỉ động quy chỉ
    Chỉ cánh di động)
Nếu anh cố gắng tìm kiếm chân như bằng cách dẹp bỏ những vọng tưởng bất chợt, anh sẽ làm tổn thương cái tâm sinh động của mình, làm tiêu hao tâm lực, và tự gây bệnh hoạn. Không những thế anh trở nên hoặc mê muội hoặc tán loạn và rơi vào hầm tối vô minh.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

KHÔNG CÓ VỎ TRẤU
Có lần thiền sư Tuyết Đàm được mời đến một tu viện nọ để giảng về thiền. Lãnh chúa vùng ấy đến dự buổi giảng, ngồi sau một tấm màn.

Khi Tuyết Đàm bắt đầu bài giảng, Sư đứng và thấy tấm màn. Sư quát lên: 'Anh bạn hỗn xược này là ai, sao lại nghe pháp sau một cái màn? Không có vỏ trấu trong bài giảng của tôi, vì thế không cần một cái sàng! Nếu không đem cái sàng này ra thì không có buổi nói chuyện hôm nay".

Mọi người đều xanh mặt. Vị lãnh chúa vô cùng bối rối. Xin lỗi Thiền sư, ông ta dời màn và ngồi đó nghe giảng với mọi người.
NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO
Tuyết Đàm có lần viết một bản qui chế cho những Thiền viện:

Một Cổ đức nói rằng: Học thiền đòi hỏi ba yếu tố. Một là có tín căn lớn. Hai là có nghi vấn lớn. Thứ ba là kiên định lớn. Nếu thiếu một yếu tố nào thì anh giống như ông kiềng mất một chân. Ở đây, tôi không có qui ước nào đặc biệt. Tôi chỉ yêu cầu các ông công nhận rõ ràng rằng - Mọi người có một bản tánh có thể nhận biết được, chân tánh ấy mọi người có thể thâm nhập, như thế thì quyết định của các ông sẽ được tiếp tục. Và có những câu nói khiến các ông khởi tham cứu. Nếu người ta nửa tỉnh nửa mê, họ không thể thành công thật sự về Thiền. Đó là điều bắt buộc phải cẩn thận và hết lòng.
hinh11.jpg
hinh11.jpg (154.85 KiB) Đã xem 1335 lần
QUỐC SƯ
Thánh Nhất(1) (Shòichi) qua Trung Hoa vào năm 1235, đã học yếu chỉ của thiền với một đại sư của thời đại. Sau Sư trở về Nhật Bản năm 1241, Sư bắt đầu dạy thiền ở vùng quê miền Nam. Vào năm 1243, Sư được quan cận thần nổi tiếng Fujiwara Michiie mời đến Kyoto. Sư tịch năm 1280, thọ bảy mươi tám tuổi.

Khi Thánh Nhất gặp Thiên hoàng Gosaga năm 1245, Sư tặng vua cuốn Tông Cảnh Lục(2), một trích yếu tuyệt vời về giáo lý của đạo Phật, do một thiền sư Trung Hoa nổi tiếng biên soạn vào thế kỷ X. Nhà vua thường đọc quyển này khi rảnh rỗi. Khi vua coi xong, ông viết vào lưng cuốn sách: "Đã nhận cuốn này từ tay thầy Thánh Nhất, bây giờ chúng ta thấy được bản tánh".

Khi viên cận thần Fujiwara Michiie yêu cầu Sư dạy thiền. Thánh Nhất nói: "Đây là vấn đề cần có ý chí và nghị lực, như thế ông mới làm chủ giữa mọi khác biệt".

(1) Thanh Nhất Quốc Sư tức Viên Nhĩ Biện Viên (1201-1280)
(2) Của Vĩnh Minh Diên Thọ (904-975)
HOA SEN TRONG BÙN
Torio Tokuan nói: "Đừng tự cao tự đại khi so sánh với người tầm thường. Những người tầm thường chỉ biết lên xuống trên đường danh lợi, không hành đạo hay theo đạo.

Họ chỉ đáng thương, không nên coi khinh hay bực bội. Đừng để khởi lên những tư tưởng phán xét so sánh mình với họ, đừng để ý cao hơn hay thấp hơn. Đây là thái độ cần thiết để vào đạo của bậc Hiền Thánh, Phật và Bồ tát. Do đó, chúng ta nên đặt mình vào vị trí của người dân thường, hòa mình vào sự tầm thường, mặc dù nguyện vọng của chúng ta là đi trên đường đạo, và tham cứu những kỳ diệu của đạo".


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

ĐẠI TỬ
Itachi Jitoku là một hiệp sĩ dưới quyền một lãnh chúa, khi ông xúc phạm vị quan cao cấp hơn, bằng những lời nói bộc trực. Hậu quả là ông bị cách chức và bị bắt giam.

Suốt mười ba năm, Jitoku ngồi trong một căn phòng, không thiết gì sự thiếu thốn của tình trạng bị giam cầm. Luật của lãnh chúa không cho phép tù nhân được đọc tài liệu nào trừ kinh Phật, vì vậy Jitoku mượn toàn bộ kinh điển và đọc hết, dùng thời gian ở tù để thấm nhuần biển Phật pháp.

Lâu sau, Jitoku được tha và được phục chức. Bấy giờ ông đã trên sáu mươi tuổi, ông đến yết kiến thiền sư Việt Khê(1) (Ekkei) để tăng thêm hiểu biết.

Ngay khi Jitoku bước vào cửa, Thiền sư nhảy chồm lên người và đấm ông.

Vị hiệp sĩ điên tiết. Từ trước đến giờ chưa hề có ai đánh ông ta, ngay cả cha ông. Ông đến thiền sư Độc Viễn, giận dữ tuyên bố ý định thách đấu với Việt Khê, một mất một còn.

Thấy vẻ nghiêm trọng của hiệp sĩ, thiền sư Độc Viễn mỉm cười và nói:

- Lão Việt Khê luôn luôn muốn dâng mình cho đạo. Dù ông giết Ngài, tôi chắc rằng Ngài không oán giận. Tuy nhiên, Ngài cố gắng chỉ để cứu ông. Ông không biết sức mạnh trong nắm đấm của Ngài! Nếu ông giết Ngài vì lý do không chính đáng thì đó là một vụ ám sát. Sao không lùi một bước để đạt ngộ? Tôi chắc rằng ông sẽ thấy Việt Khê tốt với ông như thế nào!

Cảm thấy được xoa dịu phần nào, Jitoku theo lời khuyên của Độc Viễn và về nhà thiền định. Suốt ba ngày đêm tập trung hết năng lực, cuối cùng ông đạt được sự Đại tử của thiền, trong đó những ngăn ngại của tự ngã đều tan biến.

Trở lại với Độc Viễn, Jitoku nói:

- Bây giờ tôi mới nhận ra Việt Khê đã tung ra những cú đấm. Nếu tôi để Ngài đấm đến chết, chắc chắn tôi đã đại ngộ!

(1) Việt Khê Thủ Khiêm (1800-1883)
THIỀN VÀ THẾ GIỚI
Khi thiền sư Nghi Sơn (Gisan) được Hoàng đế Nhật Bản ban hiệu vào năm 1855, Sư phúc đáp bằng những bài thơ này:
  • Nhân loại và luật pháp
    Tự cứu và cứu người
    Thiền định của tôi
    Là hiếu với nhà, trung với nước
    Không bao giờ mê muội trong công việc hằng ngày.
    Lợi ích của Phật pháp đối với quốc gia
    Không sát sanh và đời sống sẽ đủ
    Không nói dối và của cải sẽ dồi dào
    Tuyệt vời làm sao những lời dạy đạo đức
    Khiến cho quốc thái dân an.
    Bảo vệ quốc gia
    Việc xấu, đừng làm.
    Việc lành, hãy làm.
    Trên dưới hòa hợp,
    Tốt xấu chẳng tranh.
- HẾT-


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

Rất vui khi xem lại tất cả bài viết của mình vẫn còn "trơ gan cùng tuế nguyệt" với cái nick cũ là "battinh". tangbong >:P


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.14 khách