Những Nụ Cười Thiền

Nụ cười bằng mười thang thuốc bổ, vừa đọc vừa cười ... Kính mời các bạn sưu tập, sáng tác những hình ảnh truyện cười bình luận thiền vị.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

ĐỘC LẬP
Có lần thiền sư Thiên Quế được trịnh trọng mời làm tọa chủ dạy giáo lý cho một tu viện nọ. Sư từ chối nói:

- Sự suy đồi đã gia tăng trong thời gian dài; một khi nền tảng giáo pháp lung lay, làm sao có một người làm Đạo sư được? Đừng nói gì thêm nữa.

Người mang thư mời trả lời:

- Tăng chúng tại tu viện chỉ muốn nhờ Thầy vì lợi ích của đại giáo pháp. Ai bảo rằng đó là không chính thống?

Và ông ta nài nỉ Thiền sư bền bỉ đến nỗi cuối cùng Thiên Quế bằng lòng.

Tuy nhiên, năm sau Thiên Quế rút lui khỏi tu viện vì một biến cố nào đó. Sư nói trong một bài thơ:
  • Đến cũng tốt, đi cũng tốt
    Nước chảy mây trôi - một khất sĩ lẻ loi.
    Sao lại để người ta xỏ mũi?
    Tùy thuận ngoại duyên, hôm nay ta lại bỏ đi!
DI HUẤN
Một Lão bà chứng ngộ khi học với thiền sư Thiết Môn (Tetsumon). Sau đó, khi đại sư Bạch Ẩn đến vùng bà, Lão bà đến gặp Sư.

Để kiểm nghiệm bà, Bạch Ẩn hỏi bà về Tiếng vỗ một bàn tay. Lão bà lập tức trả lời bằng một bài thơ:
  • Thay vì nghe
    Tiếng vỗ một bàn tay
    Của Bạch Ẩn,
    Hãy vỗ cả hai tay
    Và đi làm việc!
Khi Lão bà bị bệnh sắp mất, con bà vây quanh xin vài lời di huấn. Bà mỉm cười và ngâm bài thơ:
  • Thế gian này
    Chỗ lời lẽ rốt cuộc không còn gì
    khác hơn là giọt sương trên lá
    Thì có gì
    để nói cho đời sau?
SỐNG VÀ CHẾT
Ngũ Tông (Goshù) đến thiền sư Duy Huệ và nói:

- Con đã học thiền nhiều năm, nhưng vẫn chưa thành tựu. Hãy vui lòng chỉ dạy cho con.

Duy Huệ nói:

- Không có bí quyết gì để học thiền, chỉ là vấn đề giải thoát sanh tử.

Ngũ Tông hỏi:

- Làm sao thoát khỏi sanh tử?

Cao giọng, Duy Huệ nói:

- Từng niệm tưởng trôi qua là sanh và tử!

Ngay lời này, Ngũ Tông tâm rỗng rang, cảm thấy như vừa đặt gánh nặng xuống.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

MỘT NGOẠI ĐẠO QUI CHÁNH
Vân Môn (Ummon) bắt đầu học Khổng thư và giáo điển khi ông mười bốn, mười lăm tuổi. Tuy nhiên, đến năm hai mươi hai tuổi, ông có một biến chuyển nội tâm. Ông suy gẫm: "Dù ta có đọc kinh sách hiển giáo hay mật giáo, có gì lợi lạc cho ta khi ở bên bờ sống chết".

Sau đó ông dẹp hết sách vở và từ bỏ con đường học giả.

Về sau Vân Môn đến gặp một Thiền sư, được dạy tham công án.

Vân Môn phản đối:

- Tôi không muốn tham công án. Chỉ cần tu đến một trạng thái chết hẳn, yên nghỉ hoàn toàn, thành tro nguội, tôi không nuôi dưỡng bất cứ nghi tình nào. Trong sinh hoạt thường nhật, cái gì đang tiếp tục vận hành? Nó có ở đấy? Hay không có? Bao lâu tôi còn thắc mắc như thế tất đủ rồi.

Thiền sư nói:

- Nếu anh tu như thế, anh sẽ trở thành một kẻ ngoại đạo.

Vân Môn vặn lại:

- Dù trở thành ngoại đạo, cũng đủ để đạt được bình an nội tâm.

Vân Môn tiếp tục nhất tâm thiền định suốt hai năm.

Một hôm khi ông đang gom củi trong rừng, Vân Môn cảm thấy toàn thế giới sụp đổ, kể cả chính mình. Lúc ấy, ông đạt được pháp lạc.

Sau này Vân Môn tự nghĩ: "Dù ta đạt được an lạc và hạnh phúc cho chính mình, đây cũng không có gì hơn kinh điển. Nhà Thiền truyền những gì mà cho là truyền riêng ngoài giáo?"

Rồi ông cố gắng nỗ lực thêm hai năm nữa, cuối cùng ông chứng nghiệm sức sống động của thiền. Bấy giờ tâm ông hoàn toàn giải thoát.

Khi Vân Môn sắp mất, ông nhắc nhở đệ tử như sau:

- Tôi có bốn điều muốn nói. Trước hết là cắt đứt tất cả mọi vọng duyên, để đặt tín tâm vào pháp tánh chân thật. Thứ hai là buông bỏ thân tâm, để thoát khỏi sống chết. Thứ ba là vượt qua cái tuyệt đối, để an thân lập mạng. Thứ tư là chuyển đá gánh đất, để duy trì tuệ mạng.

Di kệ của Vân Môn:
  • Lời cuối,
    Thắp sáng thiên đường
    và sáng soi mặt đất.
MỘT HIỀN NHÂN LẬP DỊ
Viên Thông (Entsù) là một hiền nhân lập dị của phái Thiền ít nổi tiếng - Hoàng Bá. Là một người kỳ quặc, ông muốn đi đâu thì đi, muốn làm gì thì làm. Ông sống một mình, không ở nơi nào nhất định. Khó mà biết được rõ ràng chính xác đời ông.

Có lần Viên Thông đến Kyoto để thăm một gia đình nọ. Trong lúc rộn ràng, vị Thiền sư ngớ ngẩn quên khuấy mình đang đi đâu. Không biết làm sao hơn, Sư bắt đầu gõ cửa từng nhà một, hỏi thăm:

- Đây có phải là nhà mà Viên Thông định đến thăm không?

Vào dịp khác, có người yêu cầu Viên Thông viết bài tựa cho một cuốn sách. Viên Thông đồng ý, nhưng ông viết cẩu thả, chữ xấu tới nỗi nhiều chỗ không đọc được. Người ta phải mang trở lại cho Viên Thông để hỏi xem Sư viết gì.
Thiền sư kiểm tra bài viết của mình, xem đi xem lại, rồi cuối cùng tuyên bố:

- Tôi cũng không đọc ra! Có một anh học trò của tôi đọc chữ viết của tôi hay lắm. Tốt hơn anh hãy đưa cho anh ta xem.
THIỀN SƯ UYÊN BÁC
Bản Quang(1) (Honkò) là một Thiền sư tài giỏi khác thường, ưu tú vượt bậïc, với một học vấn uyên bác và một trí nhớ cừ khôi. Thầy của Sư, thiền sư Chỉ Nguyệt(2) (Shigetsu) đã là một trong những đạo sư uyên bác nhất. Chính Bản Quang thường đi giảng thiền theo lời mời của những trung tâm Thiền khắp nước.

Trong những tác phẩm đồ sộ của Bản Quang có một bản chú giải những quyển thuộc bộ Chánh Pháp Nhãn Tạng nổi tiếng, một kiệt tác của đại thiền sư Đạo Nguyên thế kỷ XIII. Chánh Pháp Nhãn Tạng, một tác phẩm Phật giáo đầu tiên và lớn nhất được viết bằng tiếng Nhật, là một trong những tác phẩm khó nhất.

Khi Bản Quang viết chú giải về Chánh Pháp Nhãn Tạng, có một vị tăng đang đào sâu về lý luận học đến xin Sư giải thích kinh Thủ Lăng Nghiêm, một bộ kinh thâm áo nhất viết bằng tiếng Trung Hoa.

Lập tức Thiền sư đặt kinh Thủ Lăng Nghiêm bên trái bàn viết, bộ Chánh Pháp Nhãn Tạng bên phải, và một mảnh giấy ở giữa. Rồi Sư tiếp tục giảng Thủ Lăng Nghiêm đồng thời đọc Chánh Pháp Nhãn Tạng và viết bài chú giải, chú ý cả ba việc không lẫn lộn. Thấy thế ai cũng đều sững sờ kinh ngạc, và người ta bắt đầu đồn đại Bản Quang là thần thánh hiện thân.

(1) Hạc Đường Bản Quang (1710-1733)
(2) Chỉ Nguyệt Huệ Ấn (11689-1764)


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

CUỘC HÀNH TRÌNH DIỆU VỢI VỀ NHÀ
Tư chất khác thường của Đại Hưu(1) (Daikyù) được chứng tỏ ngay khi còn bé. Nhiều thầy ở mọi tông phái Phật giáo tìm để kết nạp chú làm đệ tử, nhưng cha mẹ chú không cho phép.

Tuy nhiên, Đại Hưu cuối cùng cũng xuất gia làm thiền sinh khi mới năm tuổi.

Khi Đại Hưu mười lăm tuổi, một hôm chú chợt nghe thầy mình nói chuyện với một người về cái mà ông gọi là Tình trạng trước khi cha mẹ sanh. Điều này làm Đại Hưu lạ lùng, và chú thường ngồi thiền bất cứ khi nào rảnh rỗi.
Sau đó, Đại Hưu đến gặp thiền sư Tạng Hải (Zòkai) ở Kyoto, để hỏi về tinh yếu của sự định tâm. Trên đường đến đó, chú để tâm vào chót mũi, vì thế chẳng thấy sự náo nhiệt và kèn trống của cố đô, khi đi ngang qua. Chú thâm nhập vào sự định tâm đến nỗi đâm sầm vào nhiều cỗ xe ngựa trên đường, đám phu xe la hét trong khi chú vẫn tiếp tục đi không để ý gì cả.

Gặp được Tạng Hải, Đại Hưu xin phép ở lại học thiền. Tạng Hải bằng lòng và giao Đại Hưu nhiệm vụ chăm sóc thuốc men cho Thầy. Lúc đó Đại Hưu mười tám tuổi.

Một hôm, Đại Hưu đi ném bã thuốc, chú đạt được định Vong thân khi đến bờ sông. Mặc dù mùa này cây phong trổ lá vàng đỏ như gấm thêu, chú cũng chẳng trông thấy. Đó là cao điểm của sự chú tâm của chú. Mọi người thường gọi chú là "Thị giả ngây ngô".

Năm hai mươi ba tuổi, Đại Hưu đến gặp Thiền sư nổi tiếng - Cổ Nguyệt và trình bày sở ngộ. Cổ Nguyệt nói:

- Kiến giải của anh rốt cuộc là của người ngoài cửa, hoàn toàn vô dụng với việc sanh tử. Hãy dồn hết tâm lực một cách dũng mãnh, một ngày nào đó tự nhiên anh sẽ đạt được nhất thể.

Rồi Cổ Nguyệt dạy Đại Hưu mười hai bài thơ của một Thiền sư Trung Hoa thuở xưa, và bảo chú theo đó tu tập thiền định đêm ngày.

Một ngày vào mùa hạ năm sau, khi Đại Hưu đang đem bình trà xuống nhà kho, thình lình chú thấy như thể đang đi trong không, tâm đông cứng như sắt. Khi chú dừng lại và đứng đó, một ngọn gió mát thổi đến ngực. Tiếp tục đi, chú tông vào cột và thình lình có tỉnh.

Đại Hưu đến thiền sư Cổ Nguyệt và nói:

- Hôm nay, cuối cùng con đã phá được vật ngại trong tâm.

Cổ Nguyệt mỉm cười.

Sau nhiều năm học thêm với Cổ Nguyệt, Đại Hưu nghĩ rằng chú đã hội thiền hoàn toàn. Tưởng rằng không còn ai ở bất cứ đâu có thể dạy mình thêm điều gì được nữa, Đại Hưu quyết định tìm một nơi ẩn dật để thuần thục sở ngộ.

Tuy nhiên, trong cuộc hành trình Đại Hưu tình cờ đọc một bài thơ của đại thiền sư Bạch Ẩn. Bài thơ phi thường đến nỗi Đại Hưu quyết định diện kiến Bạch Ẩn.

Khi Đại Hưu gặp Bạch Ẩn, chú nhận thấy ở Đại sư một nhân cách Thiền thật mạnh bạo. Đại Hưu liền xin phép tiếp tục học thiền với Bạch Ẩn.

Đã làm người tầm đạo dài lâu, Đại Hưu có một sổ tay ghi chép những thiền ngữ mà chú đã tâm đắc. Quyết định khởi công lại từ đầu dưới sự giáo dưỡng của Bạch Ẩn, chú đốt quyển sổ quý của mình. Lúc đó Đại Hưu hai mươi sáu tuổi.

Một hôm, Đại Hưu theo Bạch Ẩn đến thăm Vân Sơn (Unzan), một Thiền sư khác. Trong buổi chuyện trò, đề tài Bích Nham Lục được nêu lên. Vân Sơn hỏi Bạch Ẩn chọn bài thơ nào hay nhất. Bạch Ẩn nói tên bài thơ, và Vân Sơn đồng ý.

Đại Hưu ngồi nghe hai trưởng lão nói chuyện, vô cùng bối rối. Chính Sư đã học thiền hơn hai mươi năm vẫn chưa đủ sức biện rõ như các trưởng lão.

Trên đường về, Đại Hưu muốn thưa với Bạch Ẩn những gì mình nhận được, nhưng thấy khó trình bày. Theo Thầy dọc đường, Đại Hưu sấn tới nhiều lần, cố gắng làm Bạch Ẩn dừng lại để thưa chuyện. Nhận thấy Đại Hưu chín muồi để đạt ngộ, Bạch Ẩn cố tình phớt lờ và tiếp tục rảo bước.

Quá buồn nản, Đại Hưu đến ngồi dưới hiên nhà bên đường. Sau khi thiền định một lúc, Đại Hưu thình lình tỏ ngộ. Mở mắt ra Sư thấy Bạch Ẩn đã đi một đỗi xa.

Chạy về chùa, Đại Hưu trình bày kiến giải lên Bạch Ẩn. Lão sư ấn chứng cho Sư.

Không bao lâu, Đại Hưu rời Bạch Ẩn. Lúc lên đường, Sư hỏi Đại sư:

- Cái gì là cơ đệ nhất?

Bạch Ẩn đáp:

- A, B, C.

Đại Hưu hỏi:

- Cái gì là cơ thứ hai?

Bạch Ẩn đáp:

- M, N, O.

Đại Hưu cúi lạy và ra đi.

Phụ tá của Bạch Ẩn là thiền sư Đông Lãnh(2) (Tòrei), nghe chuyện này. Sau Sư nói với đệ tử mình:

- Gã Đại Hưu đó thật sự chưa thuần thục, hắn không hỏi về cơ thứ ba. Ta mong hắn có dịp đến đây để ta tháo chốt cho hắn.

Khi Đại Hưu hai mươi chín tuổi, Sư trở về săn sóc vị thầy đầu tiên bây giờ đã quá già.

Một đêm Đại Hưu ngồi đến khuya, chợt nghe tiếng chó tru, ngay lúc đó tâm Sư bừng mở, và Sư đại ngộ, buông sạch mọi kiến thức, quan điểm cũ của mình lập tức.

Ngày kế Sư đến gặp Thanh Sơn (Seizan), một vị thầy đã học lúc trước. Trước khi Đại Hưu mở lời, Thanh Sơn nói:

- Ta biết ông có khả năng chứng ngộ từ lâu. Ta đã đợi một thời gian dài để ông tự khai ngộ cho mình. Dường như phải đủ thời tiết nhân duyên mới được. Ta chẳng giấu giếm gì ông, bây giờ ta trao cho ông Chánh Pháp Nhãn Tạng.

Đại Hưu chỉ biết cúi lạy.

Tất nhiên Đại Hưu trở thành Thiền sư. Sư rất nghiêm minh. Sư hỏi đệ tử:

- Pháp thân hiển bày ngay trước mắt, tại sao các ông không thể đạt đến giải thoát?

Thật là đáng tiếc, vì không ai trong tăng chúng hiểu ý Sư.

Vào mùa xuân năm Sư sáu mươi chín tuổi, Sư lâm bệnh. Biết gần tịch, Sư trao cho đệ tử nối pháp chứng tín truyền thừa gồm pháp y tượng trưng cho sự tiếp truyền giới luật của Phật và tư liệu về hệ thống chánh truyền của các Tổ sư.

Khi bệnh đến hồi nghiêm trọng, đệ tử vây quanh xin lời di huấn.

Ngồi thẳng lên một cách uy vũ, Đại Hưu nét mặt hân hoan, nụ cười trên môi, Sư mở mắt, biết chắc mọi người đều thấy, và an nhiên thị tịch.

(1) Đại Hữu Huệ Phảng nối pháp Bạch Ẩn.
(2) Đông Lãnh Huệ Từ (1721-1792)
hình7.jpg
hình7.jpg (121.73 KiB) Đã xem 1072 lần


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

MỘT ÔNG PHẬT SAY
Túy Ông(1) (Suiwò) và Đông Lãnh là hai vị đệ tử phụ tá giỏi nhất của Bạch Ẩn. Túy Ông năng lực mạnh bạo, Đông Lãnh tinh tế nhu nhuyến. Nhiều vị sau này của Bạch Ẩn thật sự được rèn luyện nhờ một hay cả hai vị thầy trẻ này.

Lần đầu tiên gặp Bạch Ẩn, Túy Ông đã ba mươi tuổi; trước đó không biết Sư sống thế nào. đại sư Bạch Ẩn thấy Sư là một người xuất cách và đã thúc đẩy Sư giác ngộ, bằng một lối dạy nghiêm khắc.

Túy Ông theo học với Bạch Ẩn hai mươi năm, nhưng sống cách Thầy mười dặm và không bao giờ đến chùa trừ khi có buổi giảng. Những cuộc tham vấn bí mật của Sư với Thầy luôn luôn vào đêm khuya, vì thế không ai thấy Túy Ông đến hay đi. Vào những ngày giảng, Sư ra đi ngay khi vừa chấm dứt. Khó mà biết Túy Ông là đệ tử của Bạch Ẩn.

Con người Túy Ông vốn kỳ đặc. Thích rượu, Sư không để ý những chuyện vặt vãnh, và thường nói năng hành động vượt ngoài quy luật ràng buộc thông thường. Sư ít ngồi thiền và đọc kinh. Sư ít ở đâu cố định, chỉ nằm xoải ra ngủ bất cứ nơi nào có thể. Sư tự cho là may mắn nếu xoay được đủ rượu để say sưa. Sư thích đánh cờ tướng, vẽ và sống theo lối mình thích. Mọi người không thể đoan chắc Sư là một người sâu sắc kín đáo hay chỉ là một gã hời hợt.

Dù Túy Ông không cần sống trong chùa của ngài Bạch Ẩn, nhưng khi Đại sư lâm bệnh gần mất, Túy Ông trở về săn sóc Ngài. Sau khi Bạch Ẩn tịch, Túy Ông kế thừa ngôi chùa, nhưng không làm gì cả. Khi nào người ta đến học thiền, Túy Ông thường bảo họ đến Đông Lãnh. Mặc dù Sư từ chối giảng thiền nhưng luôn luôn có trên dưới bảy mươi hay tám mươi người học chung quanh.

Bấy giờ, Đại Hưu và Linh Nguyên (Reigen) là những Thiền sư cũng đã học với Bạch Ẩn, viết thư thúc giục Sư làm việc, mặc họ thúc đẩy, Túy Ông vẫn an nhiên bất động.

Bảy năm sau khi Bạch Ẩn qua đời, Đại Hưu, Linh Nguyên và Đông Lãnh cuối cùng đồng hướng về Túy Ông và nhấn mạnh rằng Sư là người chủ trì lễ kỵ đệ thất chu niên theo truyền thống do môn đệ tổ chức cho Bạch Ẩn.

Không từ chối được, Túy Ông nhân dịp đã giảng về Ngũ gia tông phái Thiền với hội chúng hơn hai trăm người.

Lúc này Túy Ông khoảng năm mươi tám tuổi. Giờ thì hàng ngũ đệ tử hơn một trăm người. Họ sống những chỗ riêng khắp xứ, và không đủ giờ cho Túy Ông gặp tất cả khi họ đến yết kiến Sư.

Túy Ông cũng được mời giảng ở các nơi khác, thính chúng từ ba trăm đến năm trăm người. Những năm sau lên bảy trăm hoặc tám trăm thính giả đến nghe Sư giảng những tác phẩm thiền.

Túy Ông thường bảo với mọi người:

- Cổ đức nói rằng Thà quá lơi lỏng còn hơn quá tinh tấn. Tôi không đồng ý, thà quá tinh tấn hơn quá lơi lỏng.

Sư thêm:

- Đừng yếu đuối và nương dựa. Người nào nỗ lực dụng công miên mật có thể thâm nhập trong một hay hai đêm.

Túy Ông cũng thường nói:

- Mọi nơi khác họ y theo giới luật, nghi thức của họ mang tính cách mẫu mực. Ở đây chúng ta có những con mắt voi và mũi khỉ, không có tóc trên ống chân, có ích gì cho cuộc sống đời thường bằng cách đọc kinh?

Nói về tông phái của Bạch Ẩn - Vị lão sư của mình - Túy Ông nói:

- Chỉ một người nắm hết cốt tủy từ cửa Bạch Ẩn là Đông Lãnh. Chỉ một người thấu triệt tận nguồn lời dạy của Ngài là Đại Hưu.

Túy Ông cũng nói:

- Ngay cả những thiền tăng du phương tự do khắp đất nước không ngăn ngại cũng tự cảm thấy bối rối khi gặp Bạch Ẩn. Tại sao thế? Vì bụi gai mọc thẳng đến trời, dây gai che phủ hết đất, nên họ không thể tiến hay lùi. Do đó họ buông cờ liệng trống cởi giáp đầu hàng. Không một ai thuộc những môn đình thiền khác có những bụi gai này. Đó là lý do tại sao những vị tăng bước thẳng qua mặt họ, và họ bất lực không thể gài bẫy một ai cả. Tôi cho rằng như thế cũng đúng thôi.

Khi Túy Ông sắp tịch, môn đệ hỏi về di kệ. Túy Ông mắng họ. Khi họ lặp lại lời thỉnh cầu, ông cầm bút viết:
  • Tôi đã lừa Phật, gạt Tổ
    Suốt bảy mươi ba năm
    Nếu là lời cuối cùng thì
    Cái gì? cái gì?
    Hét!
Nhắm mắt lại Sư thị tịch.

(1) Túy Ông Nguyên Lư (1716-1780)


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

VỊ THẦY NHU NHUYẾN
Đông Lãnh đầu tiên học thiền với Thiền sư Cổ Nguyệt. Sau đó Sư trải qua sự giáo dưỡng nghiêm khắc nơi Bạch Ẩn.

Được chuẩn bị tốt khi học với Cổ Nguyệt, Đông Lãnh sớm đạt ngộ dưới sự dạy dỗ của Bạch Ẩn. Trong vài năm Sư đã thâm đạt tâm giáo của Bạch Ẩn.

Chẳng may do nỗ lực quá cấp bách, Đông Lãnh suy sụp sức khoẻ và đau gần chết. Tìm không ra thuốc trị bệnh, Đông Lãnh tự nghĩ: "Cho dù ta đã tìm ra nguồn cội và phương pháp tu thiền, điều ấy có tốt đẹp gì nếu ta chết?"

Vì thế Sư viết một cuốn sách tên Thiền Vô Tận Đăng. Dâng lên Bạch Ẩn, Sư nói:

- Nếu có điều gì đáng giá trong sách này con mong được chuyển đến hậu sanh, tuy nhiên nếu là một đống lếu láo, con sẽ ném vào lửa ngay.

Bạch Ẩn xem xong nói:

- Đây là thuốc khai nhãn cho đời sau.

Rồi Đông Lãnh rời Bạch Ẩn, đến Kyoto nơi ông đã sống an tĩnh, dưỡng bệnh, sẵn sàng chấp nhận bất cứ gì xảy ra dù có chết hay sống.

Một hôm, trong khi đang chú tâm, thình lình Đông Lãnh thấy rõ kinh nghiệm đời tu của Bạch Ẩn. Từ đó Sư bình phục một cách tự nhiên. Tràn ngập niềm vui, Đông Lãnh viết thư kể lại cho Bạch Ẩn. Đại sư gọi Sư về và chọn là người nối pháp.

Sau khi bình phục, Đông Lãnh cùng với Bạch Ẩn soạn thảo giáo trình cho tông môn. Hầu hết công việc thẩm định tỉ mỉ trong chương trình giảng dạy hiển nhiên do Đông Lãnh viết. Cuối đời Bạch Ẩn, Đông Lãnh khi sức lực đã suy giảm vẫn cố gắng làm việc để sách tấn môn đệ. Nhiều người trong hàng môn đệ sau cùng của Bạch Ẩn còn thô thiển trong sự thể nghiệm; và trong đó những người kiệt xuất là những người đã được Đông Lãnh tác thành.
ĐẠO PHẬT TRONG ĐỜI NÀY
Có lần thiền sư Đông Lãnh thuyết pháp ở Saga, trên những rặng núi ngoại ô Kyoto. Trời vào cuối đông, khí hậu lạnh lẽo đến nỗi mọi người trong hội chúng đều cảm thấy rất khó chịu.

Đông Lãnh quở:

- Ai sợ lạnh thì nên hoàn tục ngay đi! Làm sao các ngươi có thể học thiền? Tại sao không tìm thiền ngay chính tâm mình? Cá sống trong nước mà không biết có nước, chúng sanh đang ở trong đạo nhưng không biết có đạo.

Trong hội chúng có một người là học nhân đầu tiên của phong trào Tâm học tên NaKaZaWa Dòni - người sau này thành lập hội Tâm học ở Đông Nhật Bản - nghe những lời thiền sư Đông Lãnh nói, ông thình lình chứng ngộ: "Lời khai thị có nghĩa là không đặt tâm vào ngoại cảnh", sau đó ông giải thích thêm: "Đây có nghĩa là chứng đạt Phật đạo ngay trong thân này".
SỰ ẤN CHỨNG VỘI VÃ
Long Tế (Ryòzai) trước tiên học thiền với Cổ Nguyệt. Sau đó theo Bạch Ẩn, và dưới sự dạy dỗ của Ngài, Sư đạt ngộ.

Khi Long Tế đến, Bạch Ẩn vừa thấy đã biết ngay Sư có tài trí khác thường. Long Tế ở với Bạch Ẩn nhiều năm, cuối cùng được công nhận như một Thiền sư. Vì thế, Long Tế trở thành vị thầy đầu tiên trong nhiều thầy đã tu tập với đại thiền sư Bạch Ẩn.

Tuy nhiên, sau đó Bạch Ẩn bảo mọi người:

- Ta ấn chứng cho Long Tế quá sớm. Vì thế bây giờ ông không được thông thạo chín chắn. Nếu ta đợi ba năm nữa trước khi cho phép ông ta giảng dạy thì không ai trên đời đủ sức chỉ trích ông ta được.

Có người hỏi Bạch Ẩn tại sao ấn chứng cho Long Tế quá sớm. Đại sư nói với lòng ân hận:

- Lúc đó ta nghĩ rằng khó mà kiếm ra một con người như thế. Ta không thấy rằng đã ấn chứng quá sớm.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

VIỆC LỚN
Nga Sơn(1) (Gasan) đi du phương lúc mới mười sáu tuổi. Vào một thiền viện, trong ba tháng công phu, Sư đạt vài lần tâm chứng ngộ. Sau đó, Sư đi từ thầy này đến thầy khác, học với hơn ba mươi thiền sư. Không ai giúp được gì cho Sư, vì thế Sư trở về với Bổn sư là Nguyệt Thuyền.

Nguyệt Thuyền công nhận sự tinh thâm của Nga Sơn và gợi ý Sư đừng lang thang nữa.

Lúc ấy Nga Sơn cũng tự tin rằng Sư đã hội thiền.

Bấy giờ, Nga Sơn thỉnh thoảng đi ngang qua pháp hội của Bạch Ẩn nhưng Sư không muốn gặp vị thầy nổi tiếng.

Tuy nhiên, một hôm Sư nghĩ lại: "Ta đã gặp bao nhiêu thầy khắp nơi, không ai có thể chỉ dạy cho ta. Bạch Ẩn là người duy nhất mà ta chưa biết pháp tu".

Nghĩ như thế nên Sư muốn gặp Bạch Ẩn. Sư kể dự định của mình cho Nguyệt Thuyền, và vị Bổn sư nói:

- Tại sao ngươi cần phải gặp Bạch Ẩn?

Nga Sơn lại nghĩ là đúng và ở lại. Một năm trôi qua, Nga Sơn chợt nghe Bạch Ẩn được mời đến giảng về Bích Nham Lục tại thủ đô Edo. Bấy giờ Sư nghĩ: "Bao lâu ta chưa gặp vị Lão sư này, ta chưa thật sự là một đại nhân".

Mặc dù Nguyệt Thuyền cố gắng ngăn Sư một lần nữa, Nga Sơn quyết định ra đi. Sư đến thẳng Edo để gặp Bạch Ẩn.
Khi Nga Sơn trình kiến giải, Bạch Ẩn quát: "Từ tên ba hoa nào ngươi đến đây để lừa ta bằng hơi thở hôi hám quá thế?" Và Sư đuổi Nga Sơn ra.

Nhưng Nga Sơn không bỏ cuộc. Sau khi bị ném ra ngoài ba lần, Sư vẫn cho rằng mình đã chứng ngộ thực sự, và Bạch Ẩn chỉ cố tình thử dìm Sư xuống.

Rồi một đêm khi những bài giảng sắp kết thúc. Nga Sơn ngẫm nghĩ: "Thực sự Bạch Ẩn là một đại sư lớn nhất đất nước. Tại sao ông lại phủ nhận người một cách độc đoán như thế? Hẳn phải có vấn đề".

Nga Sơn đi sám hối Bạch Ẩn về sự vô lễ và xin được chỉ dạy. Bạch Ẩn nói:

- Ông chưa thuần thục. Hết một đời ông chỉ chứa một bụng Thiền ngoài da. Dù ông có nói thiền trôi chảy, nó cũng không cứu được ông khi ông đến bờ mé sanh tử. Nếu ông muốn đời sống hằng ngày của ông được viên mãn, ông phải nghe tiếng vỗ của một bàn tay.

Về sau, Nga Sơn bảo môn đệ mình:

- Tôi đã phí gần hai mươi năm du hành khắp mọi miền, học với hơn ba mươi đạo sư. Tôi mãnh lợi đến nỗi không thầy nào có thể đương đầu với tôi. Cuối cùng tôi đến lão Bạch Ẩn và bị tống ra ngoài ba lần, tôi khám phá ra rằng khả năng thường dùng của tôi vô dụng trong việc này. Rồi tôi trở thành một đồ đệ chân thành.

Vào lúc đó, ai trên thế gian này có thể đánh ngã tôi ngoài Bạch Ẩn? Tôi không quý trọng Ngài về đức hạnh vĩ đại hay danh tiếng lừng vang. Tôi không quý trọng sự nhận thức siêu việt của Ngài hay trí tuệ uyên áo của Ngài đối với những công án khó thấu của cổ nhân. Tôi không thấy tầm quan trọng đối với những bài giảng lưu loát hay những lời bình vô úy của Ngài. Tôi không thấy giá trị trên sĩ số môn đồ của Ngài. Tôi chỉ nể phục Ngài ở chỗ trong khi tất cả những thiền sư khác trong nước không thể làm gì được tôi. Bằng những biện pháp nghiêm khắc Bạch Ẩn đã đẩy dồn tôi đến chỗ bế tắc, cuối cùng khiến tôi hoàn tất việc lớn.

Hẳn nhiên, việc này không dễ chút nào. Tôi theo Bạch Ẩn chỉ bốn năm, Ngài đã già và đôi khi quá mệt để cho phép tham vấn. Kết cuộc tôi tìm đến thầy Đông Lãnh và học giáo pháp tối thượng. Nếu Đông Lãnh không ở đó, tôi không bao giờ có khả năng tiến hành những chi tiết cuối cùng.

(1) Nga Sơn Từ Diệu (1727-1797)
hình8.jpg
hình8.jpg (129.69 KiB) Đã xem 1047 lần


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

BIỆN PHÁP CỨNG RẮN
Duy Toản (Izu) học thiền với Bạch Ẩn một thời gian dài. Y như thầy mình, Duy Toản thừa kế biện pháp nghiêm khắc của vị thầy nổi tiếng, có khi còn cứng rắn hơn. Mỗi lần tiếp ai hỏi về thiền, Sư đều đặt một lưỡi kiếm tuốt trần cạnh chỗ ngồi. Nếu họ do dự hay ưa tranh luận, Sư vung kiếm đuổi ra.
HỌC "LÀM SAO ĐỂ HỌC"
Tuế Tông (Teishù) bản tánh lanh lợi khác thường, và học thức uyên bác của Sư bao gồm cả nội điển lẫn ngoại điển. Sư chỉ không hiểu nổi kinh Dịch.

Mong muốn việc học của mình được mỹ mãn, Tuế Tông lên đường đến kinh đô Edo (bây giờ là Tokyo) để hỏi những nhà nho học lão thành về kinh Dịch. Dọc đường Sư đi ngang qua chùa của thiền sư Bạch Ẩn, là một trong những đạo sư nổi tiếng của đất nước, Tuế Tông quyết định tìm chỗ trọ ở đó và gặp Ngài.

Khi gặp mặt, Bạch Ẩn hỏi:

- Ông đi đâu?

Tuế Tông đáp:

- Đến Edo.

Bạch Ẩn hỏi:

- Để làm gì?

Tuế Tông nói:

- Tôi không hiểu nguyên lý của kinh Dịch, vì thế tôi muốn nghe những học giả ở kinh đô giảng giải.

Bạch Ẩn nói:

- Kinh Dịch có thể khó hiểu nếu không có khả năng thấy tánh. Tại sao ông không ở đây một lúc và cố gắng để kiến tánh? Nếu ông nhận ra bản tâm, ta sẽ giải thích Kinh dịch cho ông.

Tuế Tông trả lời:

- Tôi sẽ vâng lời Thầy.

Và Sư ở lại đó với Bạch Ẩn để chuyên chú tu tập. Khi thời gian chín muồi, Sư dứt bặt khối nghi và ngay đó chứng ngộ.
MỘT LỖI LẦM
Siêu Đạo (Chòdò) học thiền với thầy Cổ Nguyệt(1) (Kogetsu) và tham công án Không.

Vào lúc đó, thiền phái của Bạch Ẩn đang hưng thạnh, người học khắp nơi đua nhau đến Đại sư.

Siêu Đạo muốn đi tranh luận với Bạch Ẩn, nhưng Cổ Nguyệt khuyên đừng đi. Siêu Đạo không nghe, vì thế Cổ Nguyệt nói: "Nếu anh nhất định đi để tôi viết thư giới thiệu". Rồi Siêu Đạo đi đến chỗ Bạch Ẩn, đem theo thư giới thiệu của Cổ Nguyệt.

Siêu Đạo đến chùa Bạch Ẩn ngay khi Ngài sắp đi tắm. Tiến thẳng vào, Siêu Đạo trình bày kiến giải của mình. Bạch Ẩn nói: "Ông đã theo lối này, nếu không có việc gì tất ông không đến đây, nhưng bây giờ hãy kiếm một chỗ nghỉ".

Siêu Đạo nghĩ rằng Bạch Ẩn đã chứng nhận Sư.

Khi Bạch Ẩn xuất hiện từ nhà tắm, Siêu Đạo trịnh trọng đến gặp Ngài, trình lá thơ giới thiệu của Cổ Nguyệt.

Mở thơ ra Bạch Ẩn thấy một hàng chữ đơn giản: "Chàng thanh niên này không phải không có một vài hiểu biết, nhưng hắn là một người hẹp lượng. Xin giải quyết thích đáng với hắn".

Bạch Ẩn lập tức mắng Siêu Đạo:

- Ông có tư cách bần tiện và một khả năng thấp kém. Ích lợi gì với việc hoàn thành việc lớn?

Dự kiến của mình bị sụp đổ, Siêu Đạo lập tức mất trí và không hồi phục được. Sư trở về quê nhà, cất một thiền thất nhỏ và tự hành thiền.

Trong những thiền viện, có truyền thống tiến hành một thiền kỳ đặc biệt gọi là tuần tiếp tâm Lạp bát vào tuần đầu tiên của tháng chạp, kỷ niệm ngày Phật Thành Đạo. Siêu Đạo thường cho những tu sĩ nhỏ và những con mèo vào thiền thất của mình trong dịp này, và bắt chúng ngồi. Lũ mèo vùng chạy, Siêu Đạo bắt chúng lại và đánh phạt về tội phạm quy luật.

Bạch Ẩn thường hối tiếc: "Tôi đã dạy nhiều người, nhưng tôi đã lầm lẫn trong hai trường hợp, đó là Siêu Đạo và một người khác".

(1) Cổ Nguyệt Thiền Tài (1667-1751)


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

NÓI VÀ NGHE
Nguyệt Am(1) (Gettan) thường nói với đồ chúng của Sư rằng: "Khi anh có miệng để nói thì anh không có tai để nghe. Khi anh có tai nghe thì anh không có miệng nói, hãy suy nghĩ cẩn thận về điều này".

(1) Nguyệt Am Tông Quang (1326-1389)
GIỜ THỨ MƯỜI MỘT
Trường Sa (Chòsha) thường đến tham gia khóa tu thiền hằng năm với thiền sư Bạch Ẩn nhưng chưa bao giờ chứng đạt.
Rồi thì có một năm Bạch Ẩn bảo với ông lúc kết thúc khóa tu: "Ông đến đây hằng năm giống như con ngỗng lội xuống nước khi trời lạnh. Ông đã làm một cuộc hành trình dài một cách vô bổ, không được một chút công phu nào. Tôi không tưởng tượng ông đã tốn bao nhiêu đôi giày cỏ cho chuyện này. Tôi không dùng những người lười biếng như ông ở quanh đây, vì thế đừng đến đây nữa".

Bị chấn động sâu xa Trường Sa tự nghĩ: "Tôi không phải là người sao? Nếu không đạt ngộ lần này tôi sẽ không sống và trở về nữa. Tôi sẽ chú tâm thiền định đến lúc chết".

Tự đặt một kỳ hạn bảy ngày, Trường Sa đến ngồi trong một cái lều bằng lưới cá bên bờ biển.

Nhưng sau bảy ngày ngồi thiền không ăn ngủ, Trường Sa vẫn hoang mang bất định, không còn gì để làm trừ việc nhào xuống biển.

Cởi giày ra theo truyền thống của nghi thức tự tử, Trường Sa đứng giữa những con sóng. Ngay lúc đó trông thấy mặt biển lung linh và mặt trời mọc hòa thành một vùng sáng chói lọi đỏ thắm, lập tức tâm ông hoàn toàn rỗng suốt và đại ngộ.
THẠCH Y
Không ai biết tên thật của Thiền sư, họ gọi Sư là Thạch Y Tăng. Sư sống một mình bên cạnh chùa của Bạch Ẩn và thỉnh thoảng cũng đến gặp Đại sư.

Một con người cô độc, Sư nghèo đến nỗi không có cả y. Vào những đêm giá lạnh, Sư thường đi quanh lều mình, vác một tảng đá cho đến khi ấm lên. Vì thế dân làng gọi Sư là "Vị Tăng có y bằng đá".

Về sau Sư biến mất, không ai biết Sư chết ở đâu, nhưng tảng đá Sư thường vác còn nằm ở trước cửa lều.
CÓ TỪ KHÔNG
Một lần trong hành trình, thiền sư Thiền Quang (Zenkò) chợt thấy một ngôi chùa bị hư hỏng và nghĩ rằng cần phải tu bổ lại.

Hoàn toàn tay trắng, Thiền Quang viết một thông báo lớn rằng: "Tháng này, vào ngày... Thiền sư du hành - Thiền Quang sẽ thực hiện một vụ tự thiêu. Những ai muốn cúng dường tiền củi hãy đến xem".

Bấy giờ, Thiền Quang dán chỉ thị này khắp nơi. Lập tức dân chúng xôn xao, và tiền cúng dường bắt đầu tuôn vào.
Vào ngày đã hẹn, dân chúng chen nhau đến chùa, chờ đợi châm lửa. Thiền Quang ngồi trên giàn củi, chuẩn bị để tự hy sinh. Sư ra hiệu đòi nhiên liệu để mồi.

Bấy giờ Thiền Quang nhập định. Một lúc lâu, thình lình Sư nhìn lên trời và cúi đầu chào. Rồi Sư gọi đám đông, bảo rằng: "Lắng nghe, lắng nghe! Có những tiếng nói trong những đám mây! Ngay khi ta sắp nhập diệt, chư Thánh đều nói: Còn quá sớm để ngươi nghĩ đến việc rời bỏ thế gian ô trược! Hãy chịu đựng thế giới này một lúc nữa, và ở lại đây để cứu độ chúng sanh. Vì thế ta không thể tiến hành tự thiêu ngày hôm nay".

Rồi Sư đem tiền được cúng dường để tu sửa ngôi chùa hư hỏng.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

PHẬT PHÁP VÀ THẾ GIAN
Khi Satsume mười sáu tuổi, cô tự nghĩ: "Dù ta không đẹp lắm, nhưng may mắn có được thân thể khoẻ mạnh, chắc chắn ta sẽ sớm có một tấm chồng, và hy vọng được một chàng đẹp trai".

Cô bắt đầu viếng đền thờ nọ để cầu nguyện và cô cũng bắt đầu đọc tụng một bài kinh đặc biệt ngày và đêm. Ngay cả khi may vá giặt giũ, lời kinh cũng không ngớt trên môi cô.

Sau nhiều ngày tụng đọc liên tục, Satsume thình lình giải ngộ. Một dịp nọ, cha cô nhìn vào phòng cô và thấy cô đang ngồi chễm chệ trên chồng kinh Phật. Ông hoảng sợ, nghĩ rằng có thể cô đã điên, ông nhẹ nhàng khiển trách cô:

- Con ngồi trên kinh quý là nghĩa lý gì? Chắc chắn con sẽ bị chân lý trừng phạt.

Satsume trả lời:

- Kinh quý khác với mông con thế nào?

Cha cô nghĩ việc này càng kỳ quái hơn. Ông đi kể với thiền sư Bạch Ẩn. Bạch Ẩn nói:

- Tôi có một cách để giúp.

Ngài viết một bài thơ ngắn trao cho ông ta và nói:

- Dán bài này lên tường nhà, chỗ mà cô ta chắc chắn sẽ thấy.

Bài thơ nói:
  • Nghe tiếng quạ vô thanh
    Trong bóng tối đêm thâu
    Chợt thấy nhớ bóng hình
    Cha mẹ trước khi sanh.
Ông ta đem bài thơ về nhà và làm theo lời Bạch Ẩn. Khi cô trông thấy, Satsume nói:

- Đây là bài viết tay của thầy Bạch Ẩn. Vì chỉ có Bạch Ẩn mới hiểu điều này!

Cha cô nghĩ rằng việc này lạ quá. Và kể cho Bạch Ẩn. Ngài nói:

- Hãy dẫn Satsume đến đây, ta sẽ thử cô ấy.

Vì vậy Satsume và cha cùng đến viếng Bạch Ẩn. Thiền sư hỏi thiếu nữ rất cặn kẽ, và Satsume trả lời lưu loát.
Bạch Ẩn trao cho cô hai câu công án. Satsume bắt đầu tham cứu, Bạch Ẩn chỉ nói:

- Hãy tập trung tâm vào công án.

Qua nhiều ngày, Satsume trải qua những cấp độ của công án. Cuối cùng Bạch Ẩn dạy cô cái cao hơn, nhưng Satsume phản đối và không chấp nhận. Thiền sư liền đẩy cô ra cửa.

Satsume bị đuổi nhiều lần như thế. Nửa năm trôi qua, cô thấu đạt cái cao hơn và thông suốt những giai thoại khó thấu của cổ nhân. Cô trở thành một Thiền sư dù vẫn ở tuổi thiếu nữ.

Ngay lúc này, cha của Satsume bắt đầu tìm một người chồng thích hợp cho cô.

Đầu tiên cô từ chối và không muốn kết hôn, nhưng Bạch Ẩn gọi cô đến và nói:

- Con đã thấy được lẽ thật của sự giác ngộ, vậy tại sao con từ chối lẽ thật của trần tục? Cái gì hơn? Hôn nhân là bổn phận quan trọng của đàn ông và đàn bà. Tốt hơn con cứ vâng lời cha con.

Vì thế Satsume lấy chồng.

Sau khi Satsume qua đời, Túy Ông người kế thừa Bạch Ẩn, bảo với đệ tử mình:

- Khi Tiên sư còn sống có nhiều cư sĩ nữ đạt ngộ. Trong số đó có bà Satsume, người đã vượt mức cả sự chứng đạt của Thiền tăng.

Khi Satsume về già, bà rất đau buồn về cái chết của một cháu gái. Ông nhà bên cạnh trách bà:

- Tại sao bà lại đau buồn bi thảm như thế? Nếu người ta nghe được, họ sẽ ngạc nhiên sao bà có thể hành động như thế, sau khi đã học với thiền sư Bạch Ẩn và đạt được cốt tủy. Xin buông bỏ nó ngay.

Satsume nhìn ông già một cách giận dữ và vặn lại:

- Ông biết gì, lão trọc? Tiếng than khóc của tôi tốt hơn nhang khói, đèn, hoa cho cháu tôi.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

TÂM TỊNH - QUỐC ĐỘ TỊNH
Một lần, có một bà nọ không ai biết tên đến dự một buổi giảng của ngài Bạch Ẩn. Thiền sư nói trong khi thuyết giảng rằng: "Tâm tịnh thì cõi nước thanh tịnh, đức Phật trong mỗi chúng sanh: Một khi đức Phật xuất hiện, mọi vật trên thế gian đều chiếu ánh quang minh. Nếu ai muốn nhận được điều này, phải phản quan tự kỷ, đến chỗ nhất tâm bất loạn. Vì tâm tịnh tức độ tịnh, thì làm sao để trang nghiêm Tịnh độ? Vì Phật vốn sẵn trong mỗi chúng sanh thì tướng tốt và vẻ đẹp của Phật là gì?"

Nghe xong, người đàn bà nghĩ: "Điều đó không quá khó". Trở về nhà bà bắt đầu quán chiếu suốt ngày đêm, đeo đuổi mãi trong tâm dù ngủ hay thức.

Rồi một hôm, khi đang rửa nồi, bà thình lình tỏ ngộ. Ném nồi qua một bên, bà đến gặp Bạch Ẩn. Bà nói:

- Tôi bỗng gặp đức Phật trong thân tôi. Mọi vật rạng ngời ánh sáng. Thật kỳ diệu! Kỳ diệu!

Bà sung sướng vui mừng nhảy nhót.

Bạch Ẩn nói:

- Bà nói như thế, nhưng còn cái hầm phân thì sao? Nó có chiếu sáng không?

Bà ta bước lên và đấm Bạch Ẩn, nói:

- Ông già này chưa ngộ.

Bạch Ẩn gầm lên cười.
BÌNH MINH CỦA CHÂN LÝ
Nguyên Lão (Genrò) du hành khắp Nhật Bản để tham vấn những Thiền sư từ khi ông mười chín tuổi. Cuối cùng, Sư tự nghĩ: "Những vị thầy mọi nơi đều giống nhau, họ hướng dẫn một cách ngẫu hứng. Họ không đáng tin cậy. Nếu ở lại trong một hội chúng ta sẽ phí thì giờ với những việc tầm phào. Tốt hơn ta nên độc cư một nơi vắng vẻ để nỗ lực thiền định".

Một buổi chiều khi đang ngắm hoàng hôn, Nguyên Lão tự than: "Ta đã dành hết năm năm để hành thiền ngày đêm rồi. Nếu ta dành hết thời gian như thế thì đến khi nào ta mới đạt đạo?"

Rồi, Nguyên Lão ngồi trên một tảng đá và chìm sâu vào thiền định. Chẳng ngộ, Sư ngồi đó suốt đêm, không hay biết trời đã rạng đông. Nguyên Lão thình lình nghe tiếng chuông chùa xa. Ngay lúc đó, tâm Sư khai mở và đại ngộ.

Lúc đó Sư vừa hai mươi bốn tuổi, Nguyên Lão làm một bài thơ ứng khẩu vào dịp vui mừng này:
  • Bình minh, đáp ứng tiếng chuông chùa, vũ trụ bừng mở.
    Vầng mặt trời sáng chói, đến từ phương đông vĩ đại.
    Nguyên lý này là gì, tôi không biết.
    Bất giác hàm tôi đầy ứ trận bão cười.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

HẠNG CHIẾN SĨ NÀO!
Thanh Chuyết (Seisetsu) là một người rất khác thường ngay khi còn bé. Sư xuất gia và trở thành một tu sĩ lúc còn là một đứa trẻ.

Có lần vị lãnh chúa của vùng đến thăm vị tọa chủ ngôi chùa trên đường đến thủ đô. Sau một lúc chuyện vãn, vị Thầy gọi chú tiểu Thanh Chuyết và bảo đấm lưng cho lãnh chúa, để ông bớt mệt vì cuộc hành trình. Lãnh chúa hứa với chú tiểu là sẽ cho chú một chiếc y khi ông từ thủ đô trở về, vào năm tới.

Khi từ thủ đô trở về, ông dừng lại để gặp Thiền sư một lần nữa trước khi về lâu đài của mình. Vị thầy lần này cũng sai Thanh Chuyết đấm lưng cho lãnh chúa và chú hỏi về chiếc y.

Lãnh chúa nói:

- Tôi quên mất rồi!

Chú tiểu kêu lên:

- Đây là hạng chiến sĩ nào, người mà nói một đàng làm một nẻo?

Rồi chú đập lên đầu lãnh chúa và bước ra. Tư cách khác thường của chú bé đã gây ấn tượng sâu xa nơi vị lãnh chúa và ông bảo với Thiền sư nên chăm sóc chú cho tốt.

Sau này Thanh Chuyết học với Nguyệt Thuyền và Nga Sơn, và trở thành một trong những Thiền sư đáng nể của đất nước.

Có lần Thanh Chuyết đang coi sóc việc trùng tu một phần của thiền viện nơi Sư đang giảng dạy, một thương gia giàu có nọ đem đến một trăm lượng vàng để cúng việc trùng tu. Thanh Chuyết nhận và không nói một lời.

Ngày kế, thương gia trở lại thăm Sư. Ông lưu ý Sư :

- Tôi cúng một số vàng không lớn lắm, nhưng là món quà tặng đắt giá quá sức tôi. Dù vậy, Ngài không nói được một lời cảm ơn. Tại sao thế?

Thanh Chuyết nạt:

- Ta đang trồng ruộng phước cho ông, sao ta lại phải cám ơn ông?

Thương gia rất bối rối. Ông xin lỗi và cám ơn Sư.
MẶT SẮT
Phật Thông (Buttsu) và Nguyên Lão nổi tiếng khắp Nhật Bản là hai Thiền sư nghiêm khắc nhất trong nước. Họ rất tàn nhẫn trong lối uốn nắn người học đến nỗi được gọi là Nguyên Lão Sói và Phật Thông Cọp.

Không ai biết Phật Thông quê quán ở đâu và tên cúng cơm của Sư là gì. Có người nói Sư vốn là một chiến sĩ vùng Đông Nhật Bản. Sư học thiền một thời gian dài và cuối cùng thành tựu việc lớn. Trong bài thơ chứng ngộ, Sư viết:
  • Việc này ấp ủ trong tâm tôi mười tám năm,
    Biết bao lần tôi đã được nội lực.
    Mà vẫn chưa thể ngủ yên?
    Một gọi, một dạ, và sự sáng tỏ đã viên mãn.
    Tôi mửa hết một bụng thiền mà tôi đã học trước đây.
Phật Thông là một người mặt sắt, nghiêm khắc và lạnh lùng. Sư huấn luyện thiền sinh một cách thô bạo, không cho phép có một chút tình cảm thường tình nào. Nhiều thiền sinh đến với Sư đã không chịu nổi và bỏ đi.

Giữa đêm thị tịch, Phật Thông nhìn quanh và nói:

- Ta sẽ đi bây giờ chăng?

Rồi qua đời khi đang ngồi thiền, như thể Sư đã ngủ say.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

THÂM NHẬP THIỀN
Khi Ẩn Sơn(1) (Inzan) được chín tuổi, một Thiền sư nhìn Sư và thấy ngay Sư không phải tầm thường. Thiền sư đến nhà thuyết phục cha mẹ cho Sư đi tu.

Cha mẹ Sư bị thuyết phục dễ dàng. Họ nói: "Nó không bao giờ thuộc thế gian này" - khi cho phép cậu bé xuất gia tu thiền.

Khi Ẩn Sơn mười sáu tuổi, Sư rời chùa để tìm một vị thầy hướng dẫn Sư đến chỗ giác ngộ và giải thoát tối hậu. Trước hết, Sư theo ngài Bàn Quốc (Bankoku), người đã dạy phương pháp lạ đời của đại sư Bàn Khuê cho một hội chúng đông đảo. Ba năm sau, Sư đến Nguyệt Thuyền - người được ghi nhận có lối dạy khắt khe.

Khi Ẩn Sơn đến chỗ Nguyệt Thuyền, Sư được vị quản chúng cho hay rằng không còn phòng cho người học nữa. Vị này gợi ý, Ẩn Sơn vẫn còn trẻ và sẽ có thì giờ hành thiền sâu xa sau này, bây giờ tốt hơn Sư phải đi nơi khác để theo đuổi con đường học thuật.

Nhưng Ẩn Sơn quyết định tu thiền với thầy Nguyệt Thuyền. Sư cầu xin trong bảy ngày, khóc lóc liên lỉ đến nỗi cuối cùng chảy máu mắt. Thấy sự chân thành và cương quyết của Ẩn Sơn, vị quản chúng kể cho Nguyệt Thuyền, và được Ngài bằng lòng cho vị du tăng trẻ được yết kiến.

Thiền sư Nguyệt Thuyền hỏi Ẩn Sơn:

- Anh nhất quyết đòi được phép ở đây. Anh muốn làm gì?

Ẩn Sơn trả lời:

- Con ở đây chỉ vì vấn đề việc lớn sống chết, vô thường chóng đến.

Nguyệt Thuyền vặn lại:

- Đây là nơi không có việc lớn nào sống và không có việc lớn nào chết. Làm sao có thể coi như sống qua mau và chết đến chóng?

Ẩn Sơn nói:

- Chính sự thoát khỏi sống chết này là điều con đang muốn biết. Xin thương xót con.

Nguyệt Thuyền nói:

- Anh còn trẻ, chỉ là một đứa bé. Nếu anh thật sự muốn hành thiền, anh cũng có thể tấn tới.

Rồi Ẩn Sơn nhập chúng, tu học cả ngày đêm không chểnh mảng.

Hai năm sau, vào tuổi hai mươi mốt, Ẩn Sơn tham dự khóa thiền tập thể đầu tiên tập trung tu mãnh liệt, Sư cảm nhận mình đã nhận ra một cái gì và đến trình với Nguyệt Thuyền.

Vị Thầy thấy cái đó đối với Ẩn Sơn chưa đạt và đưa ra một câu hỏi: "Ta không hỏi về nói hay nín, hãy đáp cho ta một câu".

Ẩn Sơn cố gắng nói một câu gì đó. Nguyệt Thuyền lưu ý Sư:

- Cuối cùng anh lại rơi vào tri giải.

Và đuổi Sư ra. Ẩn Sơn trở về thiền đường trong tâm trạng sững sờ và không làm gì cả, chỉ sụt sùi khóc lóc suốt ngày đêm. Mọi người cười Sư và gọi Sư là đồ điên.

Rồi một đêm giữa lúc thiền định, Ẩn Sơn thình lình thấu rõ ý nghĩa của câu: "Không có việc lớn nào sống và không có việc lớn nào chết", Sư đi trình với Nguyệt Thuyền.

Nguyệt Thuyền phê bình:

- Anh đúng đó, nhưng lưu ý rằng đây chỉ là một đường phụ tạm thời. Đừng nghĩ rằng đã đủ. Nếu anh tiếp tục dụng công và không dừng nghỉ, ngày nào đó anh sẽ được an thân lập mạng.

Vào mùa xuân năm Sư hai mươi sáu tuổi, Ẩn Sơn rời Nguyệt Thuyền và du hành với vài người bạn đến thăm những bậc Thiền sư kỳ cựu ở Kyoto và Tây Nhật Bản.

Ẩn Sơn gặp những bậc Lão sư và tham vấn để kiểm chứng kiến giải về thiền của Sư. Các vị Thầy đều khâm phục Sư và đối xử tử tế với Sư. Không ai thử thách Sư thêm nữa, vì thế Ẩn Sơn nghĩ rằng chẳng còn bậc giác ngộ nào nữa trong cả nước.

Rồi Ẩn Sơn rời khỏi đó. Đến trung tâm Nhật Bản, Sư đến gặp một Thiền sư sống ở đó. Vị thầy này bổ nhiệm Ẩn Sơn trụ trì một ngôi chùa địa phương.

Bấy giờ ngôi chùa không có thí chủ và chẳng ruộng vườn. Ẩn Sơn sống an phận trong cơ cực, ở đó hơn mười năm.

Tuy nhiên, một hôm có một du tăng đến chùa với những tin tức về thiền sư Nga Sơn, một vị thừa kế dòng thiền Bạch Ẩn, là người được xem như có con mắt trí tuệ đứng đầu cả nước.

Ngay ngày hôm ấy, Ẩn Sơn khoác bị đến Edo, nơi Nga Sơn đang giảng Bích Nham Lục với thính chúng hơn sáu trăm người.

Ẩn Sơn đến nơi, gặp Nga Sơn ngay. Đại sư đưa tay ra và hỏi:

- Tại sao cái này gọi là cánh tay?

Trước khi Ẩn Sơn có thể trả lời, Nga Sơn lại giơ chân lên nói:

- Cái này sao gọi là chân?

Khi Ẩn Sơn cố gắng đưa ra một lời bình, đại sư Nga Sơn vỗ tay và gầm lên cười.

Ngày hôm sau, Sư lại đến gặp Nga Sơn. Đại sư bảo Sư:

- Người tu thiền ngày nay tham cứu những công án khó thấu của cổ nhân một cách sơ sài, qua loa, không hề làm một việc gì đúng đắn. Họ bình tụng các công án, hoặc trích dẫn, hoặc viết thêm những câu niêm, hoặc chú giải, tất cả bọn họ sao chép trên miệng, nói năng tùy hứng. Vì thế, nhiều người trong bọn họ đánh mất tinh thần của đạo sau khi họ trở thành trụ trì. Dù rằng họ không gặp phải phiền hà, nhưng không ai trong bọn họ có thể thật sự là thầy. Thật đáng thương. Nếu anh thật sự muốn hành thiền, hãy buông hết mọi điều anh đã học và đạt được đến nay và hết lòng dụng công đến đạt ngộ.

Rồi Nga Sơn bảo Ẩn Sơn tham một công án bậc cao tương ưng với vấn đề cụ thể của Sư.

Ẩn Sơn rút lui đến một đền thờ địa phương để thiền định, không bước ra ngoài trừ hai bữa cháo cơm vào buổi sáng và trưa. Sau nhiều ngày như thế, thình lình một sáng Sư nhận được ý nghĩa của công án.

Vội vàng trở về gặp Nga Sơn trình kiến giải và Đại sư hài lòng. Sau đó, được gặp Nga Sơn mỗi ngày Ẩn Sơn tham cứu những tắc công án bí hiểm nhất và đạt được yếu chỉ của thiền. Lúc ấy Sư ba mươi chín tuổi.

Sau đó, Ẩn Sơn trở thành một Đại thiền sư đúng nghĩa, danh tiếng Sư vang dội khắp nơi. Sư có nhiều đệ tử kiệt xuất và để lại một di sản tinh thần phong phú. Sau khi Sư viên tịch vào lúc sáu mươi bốn tuổi, nhà vua đã ban cho Sư tên thụy là thiền sư Chân Đăng Quốc Quang.

(1) Ẩn Sơn Duy Diễm (1751-1814)


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.19 khách