Những Nụ Cười Thiền

Nụ cười bằng mười thang thuốc bổ, vừa đọc vừa cười ... Kính mời các bạn sưu tập, sáng tác những hình ảnh truyện cười bình luận thiền vị.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

THỰC TẠI TỐI HẬU
Thiền sư Thái Ngu (Taigu) được mời trụ trì một ngôi chùa. Một phụ nữ có con vừa chết đến xin vị trụ trì mới cử hành lễ mai táng.

Bà ta thưa với Thiền sư:

- Con sẽ rất sung sướng được Thầy rủ lòng thương, xin cho con biết con của con đã đi đến đâu?

Thái Ngu không đáp được. Người đàn bà bỏ đi trong tiếng khóc nức nở. Thiền sư tự nhủ: "Ta tưởng rằng ta đã chứng ngộ. Câu hỏi của bà này khiến ta biết rằng mình không biết gì về thực tại tối hậu, vậy làm trụ trì trong một ngôi chùa để làm gì?"

Rồi Thái Ngu trả lại chùa và lên đường tìm hiểu sâu hơn về thiền.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

CAN ĐẢM
Một lãnh chúa nọ học thiền với ngài Bàn Khuê, ông ta trẻ trung và hâm mộ kiếm thuật. Một hôm, ông ta định thử lòng can đảm của Sư nên thình lình tấn công Sư bằng một mũi giáo khi Sư đang tĩnh tọa. Thiền sư bình tĩnh gạt mũi giáo bằng xâu chuỗi của mình, rồi bảo lãnh chúa:

- Kiếm thuật của ngươi còn non nớt, tâm ngươi động trước rồi.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

ĐỪNG LO LẮNG
Ngài Vô Học Tổ Nguyên(1) (Mugaku Sogen) là một trong những vị khai sáng thiền Nhật Bản. Sinh tại Trung Hoa, Sư ngộ lần đầu vào năm mười hai tuổi, khi nghe một bài thơ thiền lúc cùng cha đi thăm một ngôi chùa quê:
  • Bóng trúc quét thềm,
    trần chẳng động.
    Trăng chìm đáy biển,
    nước không xao.


    (Trúc ảnh tảo giai trần bất động
    Nguyệt xuyên hải để thủy vô ngân).
Khi quân Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn chiếm Nam Trung Hoa vào năm 1275, Tổ Nguyên chạy giặc. Nhưng khi nơi Sư ẩn náu cũng bị xâm chiếm năm sau thì Sư không chạy nữa.

Khi lính Mông Cổ tràn vào tu viện các vị tăng Trung Hoa và những người công quả bỏ trốn như chuột chạy vào hang. Chúng kéo đến chỗ Thiền sư đang ngồi một mình trong tăng đường và dí kiếm vào cổ Ngài. Hoàn toàn thản nhiên Tổ Nguyên bình tĩnh ngâm một bài thơ:
  • Trời đất không đâu chỗ cắm dùi,
    Là không không hết ông và tôi
    Vui thay ba thước gươm Nguyên xuống
    Cắt ngọn gió xuân giữa chớp lòe.


    (Càn khôn vô địa trác cô cung
    Thả hỉ nhân không pháp diệc không
    Trân trọng Đại Nguyên tam xích kiếm
    Điện quang ảnh lý trảm xuân phong).
Cảm động trước lòng vô úy của Thiền sư, lính Mông Cổ rút gươm lại và bỏ đi.

Năm 1280, Tổ Nguyên được Hòjò Tokimune, quan nhiếp chính của Tướng quân, mời đến Nhật Bản. Năm sau khi Tokimune đến thăm Thiền sư vào mùa xuân, Tổ Nguyên viết cho quan nhiếp chính ba chữ: "Đừng lo lắng".

Khi Tokimune đòi giải thích. Thiền sư nói:

- Giữa xuân - hạ, miền Nam Nhật Bản bị biến động nhưng không lâu, vì thế Ngài không nên lo lắng.

Theo diễn tiến, một đoàn quân xâm lăng Mông Cổ tấn công Nam Nhật Bản ngay mùa thu này, đúng như Thiền sư đã nói. Và như lời tiên tri, quân xâm lăng bị đánh đuổi và hòa bình lập lại nhanh chóng.

(1) Vô Học Tổ Nguyên (1226-1286)


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

CHIẾN THẮNG KHÔNG CỐ GẮNG
Con đường Chiến thắng không cố gắng là một trường phái kiếm thuật do một chiến sĩ tên Tsukahara Bokuden thành lập. Một câu chuyện nổi tiếng về ông ta điển hình cho danh xưng và phương pháp thuộc trường phái ông.

Có lần trong cuộc hành trình đến Đông Nhật Bản, Bokuden đi ngang qua một vịnh trên chiếc thuyền nhỏ với năm hay sáu hành khách khác.

Lênh đênh trên sóng nước, tất cả hành khách ngồi yên lặng chỉ trừ một người to lớn đang oang oang khoe khoang về sức mạnh vô địch của y trong kiếm thuật.

Lúc đầu, Bokuden cố gắng ngủ, không thèm đếm xỉa đến tên gian ác ấy. Tuy nhiên hồi lâu, sự khoe khoang của hắn ta làm Bokuden mệt mỏi, ông đến bên hắn và nói:

- Được rồi! Chúng tôi đã nghe một lô chuyện anh kể, phải không? Điều mà tôi không hiểu là những chuyện vớ vẩn về võ thuật. Chính tôi đã tập võ từ trẻ, học đúng bài bản qui định, nhưng đến bây giờ tôi chưa hề nghĩ phải cố gắng đánh ai. Tất cả việc tôi đã làm là làm thế nào để tránh thua bất cứ ai.

Nghe xong, gã khoe khoang hỏi:

- Anh theo trường phái nào?

Bokuden trả lời:

- Chiến thắng không cố gắng, hay Con đường không thua.

Gã đàn ông vặn lại:

- Nếu Chiến thắng không cố gắng, sao anh lại đeo kiếm?

Bokuden trả lời:

- Hai kiếm Dĩ tâm truyền tâm bẻ gãy lòng tự đại và cắt đứt mầm mống vọng tưởng.

Nghe như thế, gã ác độc thách đấu với Bokuden, hắn nói:

- Vậy nếu chúng ta đánh nhau, anh cũng sẽ thắng không cố gắng chứ?

Bokuden đáp:

- Trường hợp này, dù kiếm của tâm ta là phóng hoạt kiếm nhưng khi đối thủ là một người xấu, nó trở thành đoạt mệnh kiếm.

Gã tự phụ không nhịn nổi cơn giận bốc lên. Hắn ra lệnh người lái thuyền cập bến lập tức để hắn và Bokuden so gươm.

Bokuden đưa mắt ngầm ra hiệu cho người lái thuyền, rồi nói với tên khoác lác:

- Bờ này là một bến nhộn nhịp quá chật chội để ra tay. Ta sẽ chỉ cho anh Con đường chiến thắng không cố gắng bằng cách không thua ở đằng kia, nơi mũi nhọn nhô ra biển trên đảo đó. Mặc dù ta chắc rằng mọi người khác đang vội đi, nếu anh năn nỉ quá, chúng ta đành phải đấu thôi.

Rồi người lái thuyền chèo đến bờ, và gã tàn ác nhảy lên bờ, rút thanh trường kiếm ra.

Hắn gầm lên:

- Đến đây! Đến đây! Ta sẽ chẻ mặt ngươi ra làm hai!

Vẫn ở trên thuyền, Bokuden trả lời:

- Đợi một phút. Con đường Chiến thắng không cố gắng đòi hỏi người ta tâm phải bình tĩnh.

Vừa nói, Bokuden vừa tháo kiếm khỏi thắt lưng và trao cho người lái thuyền để đổi lấy mái chèo của ông ta.

Lúc đó có vẻ như Bokuden đang chèo thuyền lên bờ, rồi bất ngờ ông đẩy mái chèo về hướng ngược lại và xô thuyền xuống nước. Thấy thế tên tàn ác quát to:

- Tại sao ngươi không lên bờ này?

Bokuden cười nói:

- Tại sao à? Nếu ngươi phàn nàn thì bơi ra đây, và ta sẽ cho ngươi một bài học về con đường. Đây là con đường của Chiến thắng không cố gắng.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

MỘT ẨN TĂNG
Thiền sư Thái Ngu sống một thời gian ẩn sâu trong những ngọn núi nằm ở ngoại ô phía Bắc Kyoto. Ngài đã làm hai bài thơ kỷ niệm nơi này:
  • Không còn phố thị nhiễu phiền
    Không còn bình phẩm chê khen quấy rầy,
    Mùa thu ta quét lá bay,
    Xuân nghe chim hót ngàn cây tưng bừng.

    Xuân đến với nhân gian
    Trong tình thương mênh mang
    Mỗi một bông hoa nở
    Là một Phật hiện thân
    Ngạc nhiên thay! Tuyết đọng
    Đã hoàn toàn biến tan
    Muôn hình bày muôn mặt,
    Hòa hợp thành một thân.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

XÂY CẤT MỘT NGÔI CHÙA
Khi thiền sư Thái Ngu đến thủ đô Edo giữa thế kỷ XVII, chính tướng quân Tokugawa Iemitsu, bày tỏ lòng mong muốn được tiếp kiến Thiền sư. Thái Ngu biến mất ngay đêm được mời đến gặp Tướng quân, không ai nghe đến tên ông khoảng mười năm.

Một thu kia, Thái Ngu đến tắm ở một suối nước nóng thuộc một vùng nọ, cốt để trị bệnh phong thấp. Đường đi xuyên qua xứ Tuyết, Thiền sư làm khách trong gia đình Phật tử thuần thành - suốt mùa đông.

Tình cờ, Thiền sư nổi tiếng - Ngu Đường(1) (Gudò), bạn cũ của Thái Ngu, cũng đến thăm chính nhà ấy.

Khi vị lãnh chúa của vùng ấy nghe hai vị Đại trưởng lão thiền này có mặt trong lãnh địa của mình, ông mời họ đến dinh để bàn luận giáo pháp. Bị phong thấp và tê bại cả hai chân, Thái Ngu thường ngồi trên một tấm đệm dày. Khi Sư và Ngu Đường được đưa đến phòng tiếp khách của dinh viên lãnh chúa, cả hai ngạc nhiên khi chính vị lãnh chúa này đã đặt một đệm dày trên chỗ ngồi của Thái Ngu, thấy Sư bệnh yếu nên săn sóc Sư hết lòng.

Ngu Đường nhận xét:

- Lãnh chúa, ông rất lanh lợi, nhưng tôi e rằng ông sẽ không sống lâu.

Thái Ngu đỏ mặt nói:

- Anh bạn già Ngu Đường này không biết tốt xấu, định đoạt cho người một cách tùy tiện. Anh chàng trẻ tuổi non nớt này mà biết gì!

Lãnh chúa ca ngợi Thái Ngu, nói:

- Vị ấy thật xứng đáng là một bậc thầy.

Kết quả cuộc gặp gỡ này, lãnh chúa xây một ngôi chùa và Thái Ngu là vị thầy đầu tiên ở đó.

(1) Ngu Đường Đông Thật (1579-1661)


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

LỜI DẠY THIỀN
Một hôm, một lãnh chúa hỏi thiền sư Thái Ngu:

- Người ta bảo Bích Nham Lục là đệ nhất thiền thư. Có đúng không?

Thái Ngu nói:

- Đúng vậy.

Lãnh chúa yêu cầu:

- Vui lòng giải thích một vài tắc trong sách đó.

Thái Ngu nói:

- Ta sợ anh sẽ không hiểu.

Nhưng lãnh chúa nằng nặc đòi, cuối cùng Thái Ngu lớn tiếng trích tắc thứ nhất:

- Quách nhiên vô thánh!

Lãnh chúa nói:

- Tôi không hiểu.

Thái Ngu nói:

- Rốt cuộc anh không hiểu được.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

MỘT ĐẠO SƯ RA ĐI
Thiền sư sáng chói - Bàn Khuê đã mất trong một ngôi chùa làng vào thập niên cuối thế kỷ XVII. Vào phút cuối, môn đệ xin Sư cho một di kệ, theo thông lệ nhà thiền ngày xưa.

Sư nói:

- Ta đã sống bảy mươi ba năm trên đời này, đã dành bốn mươi bốn năm dạy thiền để tháo đinh gỡ chốt cho người khác. Tất cả những gì ta đã chỉ ra cho các ngươi trong hơn nửa đời người là di kệ của ta. Không có di kệ nào khác để viết ra. Tại sao ta phải bắt chước mọi người khác và phải tuyên bố trên giường chết?

Nói xong, đại thiền sư Bàn Khuê ngồi ngay ngắn thị tịch.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

NGỌN ĐÈN LẺ LOI
Sonome là một nữ thi sĩ nổi tiếng, và là một người am hiểu Phật pháp sâu xa. Có một lần, cô viết cho thiền sư Vân Quang (Unkò): "Tìm ra không có gì là thực hay hư chính là nguồn cội của đại đạo. Mọi người đều biết điều này - dù rằng tôi có thể được xem như ngã mạn để nói như thế - tôi không nghĩ đây là việc đặc biệt. Bất ngờ vào được nguồn tâm rồi thì liễu vẫn xanh, hoa vẫn đỏ. Tất cả đều như, tôi dành thì giờ để đọc và làm thơ. Nếu việc này vô ích, thì những trang kinh cũng vô ích. Tôi không thích những gì bốc mùi tôn giáo, và việc làm hằng ngày của tôi là cầu nguyện, làm thơ và hát ca. Nếu tôi lên thiên đường thì tốt, nếu tôi xuống địa ngục cũng tốt luôn".
  • Một mình, tôi nhớ lại,
    Không tìm tâm,
    Ngọn đèn xanh đã thắp sáng
    Ngọn đèn lòng lẻ loi của tôi.
    Dù trong ồn ào hay lặng lẽ,
    Tôi có một tấm gương sáng:
    Nó nhận biết rõ ràng
    Những tâm trong sạch giữa phàm nhân.
    Nó không phải là một vật hiện hữu,
    Mà bất cứ ai cũng thấy biết
    Cũng không phải nó không hiện hữu:
    Đó là ngọn đèn của chân lý.
Khi Sonome sắp tịch, cô chào từ giã thế gian bằng bài thơ:
  • Bầu trời trăng thu
    Hơi ấm chúa xuân
    Mơ ư? Thực ư?
    Nam mô Vô Lượng Quang Phật.
hình4.jpg
hình4.jpg (149.73 KiB) Đã xem 1220 lần


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

ĐẸP HƠN NHỮNG BÔNG HOA
Một mùa xuân, nhà thơ hài cú Ba Tiêu(1) (Bashò) quyết định đi ngắm hoa ở một nơi nổi tiếng đẹp.

Trên đường đi, ông nghe đồn về một cô gái quê nghèo nổi tiếng hiếu hạnh với cha mẹ. Tò mò, Ba Tiêu đến gặp cô gái. Khi gặp, ông cho cô tất cả tiền mang theo. Rồi trở về nhà, không ngắm hoa nữa.

Ông nói:

- Năm nay tôi đã thấy một việc làm đẹp hơn những đóa hoa.

(1) Ba Tiêu Tùng Vỹ (1644-1694)


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

SỰ TRUYỀN ĐẠT
Một lần, khi thiền sư Bàn Khuê sắp rời ngôi chùa ở thủ đô, nơi Sư đến dạy đôi lần; một nhà quý tộc đến yêu cầu Sư hoãn chuyến đi. Một lãnh chúa có một câu hỏi và muốn gặp Thiền sư với tư cách cá nhân vào ngày mai để giải quyết. Bàn Khuê đồng ý và ở lại.

Tuy nhiên ngày hôm sau, vị quý tộc lại đến. Báo tin rằng lần này vị lãnh chúa phải lo vài công việc cấp bách và không thể đến gặp Sư. Vị lãnh chúa có yêu cầu vị quý tộc thay mặt chuyển câu hỏi đến Bàn Khuê, rồi tường trình câu trả lời của Thiền sư lại cho ông ta nghe.

Khi nghe vị quý tộc trình bày, Bàn Khuê nói:

- Thiền khó mà trao truyền ngay cả khi vấn đáp trực tiếp, huống gì truyền qua người khác.

Thiền sư không nói gì thêm. Tiu nghỉu, vị quý tộc lui đi.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

THẬT
Thiền sư Thiên Quế thường nhắc nhở đệ tử:

- Các ông phải chân thật trong mọi việc. Không có gì chân thật trong đời mà không chân thật trong Phật pháp, và không có gì không chân thật trong Phật pháp lại chân thật trong đời.

Sư cũng nói:

- Thấy bằng mắt, nghe bằng tai. Không có gì trên đời ẩn dấu, các ông muốn ta nói gì nữa?


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.13 khách