Những Nụ Cười Thiền

Nụ cười bằng mười thang thuốc bổ, vừa đọc vừa cười ... Kính mời các bạn sưu tập, sáng tác những hình ảnh truyện cười bình luận thiền vị.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

MỘT VỊ PHẬT - Y
Tomomura Yùshòshi - Bạn của những cây thông sanh tại Nagasaki, thời đó là bến cảng duy nhất mở cho thương nhân ngoại quốc tại Nhật Bản. Nghe đồn Yùshòshi là con của một thương gia Trung Hoa và một kỹ nữ bản xứ.

Khi ông làm y sĩ, mỗi lần bị hỏi về thân thế, Yùshòshi viết đơn giản rằng ông là con trai của một kỹ nữ ở Nagasaki. Mọi người ca tụng cá tính trung thực và mạnh mẽ của ông.

Theo lời học trò ông viết lại, Yùshòshi đã không quan tâm đến thanh danh hay lợi lạc, nhưng ông thích điều thiện và khinh miệt điều xấu. Lưu tâm đến Phật giáo và tự nhiên quy hướng về Phật pháp, điều ông đặc biệt ưa thích là cứu nhân độ thế. Với mục đích này, ông học cả y thuật đạo Lão và tâm lý học Phật giáo từ những hành giả Trung Hoa, và rồi ông thiền định ngày đêm trong suốt ba năm đến khi ông giải ngộ.

Yùshòshi chữa bệnh theo nhu cầu, với những kết quả khác thường. Ông khám bệnh lần đầu tiên tại Kyoto trước năm ba mươi tuổi và đã là khách danh dự của những lãnh chúa khắp nơi. Người ta cũng bảo ông được người sáng lập và các trưởng lão phái Hoàng Bá, một trường phái thiền Trung Hoa mới du nhập Nhật Bản, ca ngợi.

Yùshòshi cũng rành bói toán, xem địa lý, chiêm tinh. Người ta bảo rằng ông dạy những môn này cho học trò tùy khả năng của họ.

Một trong những cá tính khác thường của Yùshòshi là ông nói ngay những gì ông nghĩ khi bàn cãi với các y sĩ khác, dù là bạn hay người lạ. Nếu thấy họ lầm, ông giải thích tại sao ông nghĩ thế, nói thẳng với họ ngay không chút do dự. Nếu ông nghe ai có việc gì sai lầm, ông sẽ công khai tranh luận. Chính ông nói rằng ông làm vậy để giúp người khác. Trong mọi trường hợp, kết cuộc vài y sĩ cho ông là điên, những người khác lại cho ông thẳng thắn. Vài người ca ngợi ông, kẻ khác báng bổ ông.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

HỔ THẸN VÀ LƯƠNG TÂM(1)
Một cô gái trong làng có mang. Người cha nghiêm khắc của cô ta ép buộc cô nói tên người yêu, và cuối cùng nghĩ rằng phải nói thế nào để thoát khỏi trừng phạt, cô bèn nói với cha:

- Đó là thiền sư Bạch Ẩn.

Người cha không thốt thêm một lời, nhưng khi đứa bé ra đời, ông lập tức bế đến và quăng xuống cho Ngài:

- Hình như đây là con ông.

Và ông ta nhục mạ Ngài tới tấp đoạn cười khinh bỉ vào sự nhục nhã này. Thiền sư Bạch Ẩn chỉ nói:

- Ồ! Thế à!

Và ẵm đứa bé lên tay.

Sau đó, trong những ngày mưa gió và những đêm bão bùng, Ngài đi xin sữa ở nhà hàng xóm. Đi đâu ông cũng mang đứa bé, bọc nó trong tay áo tả tơi của mình. Trước đây được xem như vị Phật sống, tôn kính như Thích Ca Mâu Ni, nay Ngài bị hạ bệ thật sự. Nhiều môn đệ từng lũ lượt kéo đến Ngài, nay trở lại chống đối rời bỏ Ngài. Vị thầy vẫn không nói một lời. Trong lúc ấy, người mẹ đứa bé thấy rằng không thể chịu đựng nỗi khổ phải xa con, và hơn nữa bắt đầu sợ hãi hậu quả đến kiếp sau về việc mình đã làm. Bà ta thú nhận tên người cha đứa bé. Cha của bà gắt gao trong quan niệm về đức hạnh, giận điên lên vì sợ. Ông đi gấp đến Bạch Ẩn, cúi mình xuống van xin tha lỗi. Lần này Thiền sư cũng chỉ nói:

- Thế à!

Và trao đứa bé cho ông ta.

Đến lúc sự thật được biết đến, danh tiếng của Ngài càng cao gấp trăm lần hơn trước.

(1) Cũng một câu chuyện những dịch giả chọn nội dung trong quyển Bạch Ẩn Thiền Định Ca của Hạnh Huệ và Thuần Bạch dịch.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

THIỀN TRONG HÀNH ĐỘNG
Thiền sư Vạn An (Man-an) viết cho một đệ tử cư sĩ học thiền:

- Nếu ông muốn mau chóng tinh thông mọi chân lý và làm chủ mọi biến cố, không gì tốt hơn là tập trung tâm ý trong mọi hoạt động. Đó là lý do tại sao người ta nói rằng môn đệ Huyền học hành đạo nên ngồi giữa thế gian vật chất.

Tam Tổ nói:
  • Dục thú nhất thừa
    Vật ố lục trần.
Điều này không có nghĩa là ông buông lung theo lục trần, mà là phải giữ chánh niệm liên tục, không thủ cũng không xả lục trần trong cuộc sống hằng ngày, giống như một con vịt lội xuống nước không ướt một cái lông nào cả.

Ngược lại nếu ông ghét lục trần và muốn tránh nó, ông sẽ rơi vào khuynh hướng thoát ly và không bao giờ hoàn thành Phật đạo. Nếu ông nhận rõ bản tánh, chính lục trần là thiền định, tham dục chính là nhất thừa, và mọi vật là biểu hiện của chân lý. Bước vào đại định không phân biệt động tịnh, thân và tâm cả hai đều giải thoát và khinh an.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Muốn hướng đến Nhất thừa
Thì đừng ghét lục trần.

(GHI CHÚ: Lục trần là sắc, thanh, huơng, vị, xúc, pháp)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

binh đã viết:Muốn hướng đến Nhất thừa
Thì đừng ghét lục trần.

(GHI CHÚ: Lục trần là sắc, thanh, huơng, vị, xúc, pháp)
Cũng không ly ngũ dục (Tài, sắc, danh, thực, thụy.)
Mà cũng không bỏ bát phong (Hỉ nộ ái ố...)

Thành viên thấy vậy chớ đừng hiểu lầm ''Tu là diệt đi, bỏ đi...v.v.''
Sư thật tu là chuyển nghiệp thức, từ tà thức ra chánh thức, từ ý ác chuyển thành ý thiện, từ việc làm đen ra trắng..Hihi.


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

CÔNG ĐỨC ẨN - QUẢ BÁO HIỂN
Thiền sư Bạch Ẩn thường kể chuyện khi Sư còn là một thiền sinh trẻ tuổi, du hành khắp nơi để tham vấn các Thiền sư và khán công án không, một công án mà thiền sinh nương vào làm tịnh hóa tâm vọng tưởng để có dịp lãnh hội chân lý.

Vào một dịp Bạch Ẩn cùng du hành với hai vị tăng khác. Một người nhờ Bạch Ẩn mang hộ hành lý, vì ông bệnh nên yếu và mệt.

Chàng trẻ tuổi Bạch Ẩn sẵn sàng giúp đỡ, không thấy nặng nề vì tâm chìm sâu vào công án không.

Nhận thấy Bạch Ẩn trẻ và nhiệt tình, vị tăng kia cũng quyết định trút gánh nặng của mình. Than đau như người thứ nhất, ông ta cũng nhờ Bạch Ẩn mang giùm hành lý.

Trong tinh thần phục vụ của Phật giáo, Bạch Ẩn vác cả hành lý thứ ba và tiếp tục hành trình; đắm mình vào không miệt mài hơn bao giờ hết.

Cuối cùng, ba tăng sĩ đến một địa điểm chỉ còn có thể đi bằng thuyền, vì vậy họ lên phà tại một bến gần nhất. Lúc này Bạch Ẩn hoàn toàn kiệt sức, Sư gục xuống và ngủ ngon lành.

Khi thức dậy, vị hành giả trẻ tuổi chẳng biết mình ở đâu. Họ đã đến bến, nhưng Sư chẳng nhớ gì về chuyến đi. Ngửi phải một mùi hôi thối, Sư nhìn quanh thấy mọi người mặt mũi tái xanh và bê bết vì nôn mửa. Và họ đang nhìn Sư một cách lạ lùng.

Té ra chiếc phà đã chạy vào một cơn bão bất ngờ trên đường đi và đã bị chòng chành dữ dội đến nỗi mọi người, kể cả thuyền trưởng, đều bị say sóng không gượng được.

Chỉ có thiền sinh trẻ Bạch Ẩn, kiệt sức vì mang hành lý cho hai bạn đồng hành đến nỗi ngủ ngon lành ngay trong cơn bão, không bị ảnh hưởng gì cả.

Thiền sư Bạch Ẩn thuật lại, đây là kinh nghiệm đầu tiên của Sư cho thấy rằng nguyên tắc "Đức hạnh ẩn dấu sẽ được phần thưởng hiển nhiên" là một chân lý.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

LÀM TRỐNG ĐỊA NGỤC
Một hiệp sĩ dưới quyền một lãnh chúa đến thăm thiền sư Bạch Ẩn.

Thiền sư hỏi:

- Anh đã làm gì?

Hiệp sĩ nói:

- Con thường thích nghe giáo pháp. Con đã nhuốm bệnh vì điều này.

Bạch Ẩn hỏi:

- Bệnh anh ra sao?

Hiệp sĩ nói:

- Trước hết con gặp một Thiền sư và tham cứu tâm. Rồi con gặp một luật sư Chân ngôn và học Mật giáo. Con càng nghi ngờ và mờ mịt về hai phái này. Trong khi quán tưởng chữ A, thình lình nổi lên trong tâm con hình ảnh địa ngục. Khi con cố gắng buông bỏ cảnh tượng này nhờ vào tham cứu bản tâm, thì hai cách quán tưởng choảng nhau làm tâm con nhiễu loạn. Khi ngủ con thấy ác mộng, và khi thức thì điêu đứng vì niệm tưởng.

Bạch Ẩn chắc lưỡi và nói:

- Anh có biết cái sợ địa ngục là cái gì không?

Hiệp sĩ nói:

- Cái thấy không! Con mắc bệnh này.

Bạch Ẩn quát mắng hiệp sĩ không thôi, và nói:

- Mi là thằng đểu nhỏ! Một hiệp sĩ là người trung thành với chủ đến nỗi không tránh nước hay lửa, và dấn thân vào gươm giáo không run rẩy hay chớp mắt. Sao mi có thể sợ cái thấy không? Ngay bây giờ, hãy rơi xuống từng địa ngục một và hãy loại bỏ nó.

Hiệp sĩ than phiền:

- Làm sao một vị thầy có thể buộc người rơi vào con đường dữ ác thế?

Bạch Ẩn cười nói:

- Những địa ngục ta rơi vào đến tám mươi bốn ngàn lận! Xem! Có nơi nào ta không rơi vào đâu.

Cuối cùng, hiểu được ý chỉ của vị Thầy, hiệp sĩ vui mừng khôn xiết.
hình5.jpg
hình5.jpg (85.64 KiB) Đã xem 1079 lần


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

TÔN GIÁO HẰNG NGÀY
Một trong những đại lãnh chúa miền Tây Nhật Bản đến thăm thiền sư Bạch Ẩn và xin chỉ dạy. Tình cờ, một dân làng đem vài cái bánh hạt kê đến Thiền sư ngay lúc ấy. Bạch Ẩn lập tức lấy bánh đưa cho lãnh chúa.

Quen ăn ngon, lãnh chúa chưa bao giờ ăn kê. Ông không thể ăn những cái bánh tầm thường của người đàn bà quê mùa.

Thấy vậy, Bạch Ẩn mắng vị lãnh chúa rằng:

- Cố gắng ăn nó đi, anh sẽ biết sự khốn cùng của thường dân. Lời dạy của tôi chỉ có vậy.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

TƯƠNG QUAN XÃ HỘI
Nhật Bản cuối thời phong kiến, hàng hóa tiêu dùng có luật lệ qui định tỉ mỉ, phân biệt tùy theo giai cấp xã hội. Lúc ấy, trong vùng của thiền sư Bạch Ẩn có một thương gia giàu có rất bảo thủ, luật lệ gia đình của ông cấm người làm mang dù. Hậu quả đơn giản là những người làm của ông ta thường gởi dù ở nhà bạn bè, rồi sẽ lấy dùng khi ra ngoài nếu cần thiết. Một hôm, tình cờ một người tớ gái của nhà thương gia ấy lấy cây dù mới mua đem đến thiền sư Bạch Ẩn nhờ viết dùm tên cô ta lên đó. Cô đến chùa và được thị giả đồng ý đem dù cùng với lời yêu cầu của cô chuyển đến Sư. Ông cũng giải thích cho sư Bạch Ẩn sự tình trong gia đình của thương gia.

Nghe xong mọi chuyện, Bạch Ẩn nhặt cọ lên và viết trên chiếc dù giấy: "Dù mưa hay giông, tôi cũng không cãi lời chủ tôi".

Người tớ gái sung sướng. Vì thất học, cô không đọc được những gì Sư viết. Cô đinh ninh nó là tên cô, như cô đã đòi hỏi. Rồi một ngày mưa, cô tớ gái xin phép ra ngoài mua đồ. Trên đường đi, cầm dù che mưa, cô thấy mọi người đang nhìn mình cười khúc khích. Không biết việc gì xảy ra, một đỗi sau cô hỏi vài người, chỉ để được đọc những gì thật sự được viết trên dù mình.

Giận dữ, cô đến Bạch Ẩn yêu cầu bắt đền dù cho cô. Thay vào đó, Thiền sư mời cô vào nhà và nói chuyện với cô về cách phục vụ chủ nhân.

Rồi Bạch Ẩn đến gặp chính thương gia. Sư nói với người nhà giàu:

- Một người làm cũng là con của một người nào đó, ông biết chứ?

Ông này cảm động vì lòng từ bi của Đại sư nên thay đổi luật lệ nhà mình.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

MƯA ĐÊM
Trước khi vào núi sống, thiền sư Lan Long (Ranryo) đã du hành bốn phương, không phân biệt chốn triều đình hay nơi dân dã, thành thị hay thôn quê, chẳng tránh cả trà đình và tửu quán.

Khi có người hỏi Sư tại sao làm thế, Thiền sư nói:

- Đạo của tôi là ngay đó, ngay nơi tôi có mặt không có một kẽ hở nào.

Sau, Lan Long vào núi, Sư cất một lều nhỏ và sống đời khổ hạnh tiếp tục hành thiền.

Yêu thích mưa đêm một cách đặc biệt, Lan Long đốt trầm ngồi suốt một đêm mưa cho đến bình minh. Dân ở sơn thôn không biết tên Sư, thường gọi Sư là Dạ Vũ Tăng. Điều này làm Sư thích thú, và bắt đầu lấy Dạ Vũ làm bút hiệu.

Có lần một vị khách hỏi Lan Long về sự liên hệ giữa công đức tọa thiền với pháp tu niệm Phật của Tịnh độ thông thường, niệm hồng danh Phật Vô Lượng Quang (A Di Đà). Lan Long trả lời bằng bài thơ:
  • Tọa thiền và niệm Phật
    Giống như hai ngọn núi;
    Thượng căn và hạ căn
    Chia cắt một thế giới độc nhất.
    Khi đến nơi, tất cả như nhau đều thấy
    mặt trăng trên đỉnh núi.
    Chỉ đáng thương cho ai không có niềm tin
    Và chịu khổ trong khi leo núi.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

CÁNH CỬA CỦA TÌNH THƯƠNG
Jimon là con gái của một hiệp sĩ. Mẹ cô chết lúc cô mười một tuổi, và cha cô cũng qua đời vài năm sau đó, khi cô mười lăm tuổi. Đến năm mười tám tuổi, cô cạo đầu thành ni cô.

Jimon giàu lòng bi mẫn, làm bất cứ việc gì có thể được để giúp người khi cần. Một đêm đông, trong cơn bão tuyết khốc liệt, hai trẻ ăn mày xuất hiện trước cửa nhà cô. Chúng lạnh run đến nỗi cô lập tức cởi chiếc áo khoác ngoài cho chúng.

Vào dịp đó, cô làm một bài thơ:
  • Cảnh bi đát của người cô độc,
    Khổ làm sao, những tay áo này
    Quá nhỏ hẹp để che chở
    Họ ngoài trời đêm!
Một đêm đông khác, một tên trộm vào lều cô kiếm tiền hay vài thứ gì giá trị. Jimon thức dậy, điềm tĩnh nói:

- Anh bạn nghèo! Tưởng tượng anh phải băng qua bao ruộng đồng núi non để đến đây trong một đêm lạnh như thế này! Đợi một chút, và tôi sẽ giúp cho anh ấm.

Nói xong, Jimon nấu cháo cho tên trộm, bảo hắn ngồi bên bếp lửa. Rồi khi hắn ăn, cô bắt đầu gợi chuyện. Cô nói:

- Tôi đã từ bỏ thế gian, vì thế tôi không có gì đáng giá. Nhưng anh có thể lấy bất cứ gì anh muốn. Tuy nhiên, có vài việc tôi muốn trao đổi với anh. Tôi nhìn thấy anh và dường như theo tôi, anh có thể sống một đời đàng hoàng, làm việc gì đó hay buôn bán theo ý anh muốn. Và giờ đây anh đang ở trong tình trạng bất hạnh, không chỉ chính anh bị mang tiếng mà cả gia đình anh cũng bị mang tiếng nữa. Điều đó không đáng xấu hổ ư?

Tôi muốn anh đổi thái độ và từ bỏ nghề trộm cắp. Hãy lấy tất cả mọi vật trong lều tôi, đổi lấy tiền và bắt đầu một công việc thích hợp. Tâm anh sẽ dễ chịu hơn nhiều!

Xúc động sâu xa, tên trộm trẻ cám ơn và không lấy gì cả.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

THIẾT LẬP MỘT ĐẠO TRÀNG
Suốt mười năm sau khi giác ngộ, Nguyệt Thuyền(1) (Gessen) là một tọa chủ của một tu viện nổi tiếng. Về sau, Sư rời tu viện và sống ẩn dật ở một nơi không ai biết Sư là ai.

Hòa lẫn với dân làng, Nguyệt Thuyền thường dạy những trẻ ở đó tập đọc, viết và làm toán, dần dần hướng dẫn Phật pháp cho chúng một cách gián tiếp.

Cuối cùng những thiền giả khắp nơi đến tìm Sư. Rốt cuộc, mọi kho lúa và chuồng bò trong khu ẩn cư của Sư đều được học trò và đệ tử của đại thiền sư Nguyệt Thuyền thuê làm nhà trọ.

(1) Nguyệt Thuyền Thiền Huệ (1702-1781).


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.12 khách