Những Nụ Cười Thiền

Nụ cười bằng mười thang thuốc bổ, vừa đọc vừa cười ... Kính mời các bạn sưu tập, sáng tác những hình ảnh truyện cười bình luận thiền vị.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

TÂM VÀ TÁNH
Ishida Baigan là một nhà sáng lập hội Tâm học Shingaku, một hoạt động cư sĩ chịu ảnh hưởng thiền Phật giáo. Người ta đồn rằng, cho đến năm ông năm mươi tuổi vẻ cau có thường hiện trên mặt Baigan bất cứ khi nào bị phiền lòng. Tuy nhiên, sau tuổi năm mươi, ông không còn biểu lộ dấu hiệu nào về hạnh phúc hay bất mãn. Khi ông đến tuổi sáu mươi. Ông nói: "Bây giờ tôi đã được an lạc". Có lần người ta hỏi ông:

- Tâm với tánh có khác nhau không?

Baigan trả lời:

- Tâm gồm cả hai tánh và ý, cả động và tịnh, thể và dụng. Tánh là thể, là tịnh; tâm là dụng, là động. Dùng chữ tánh để nói về tâm; trong một lối nào đó cũng giống với tánh, thể của tâm là vô niệm cho đến khi nó bị quấy nhiễu, tánh cũng vô niệm. Tâm là lãnh vực của năng lực, tánh là lãnh vực của bản thể. Như mặt trăng phản chiếu ngay trong một giọt sương nhỏ bé, lý tánh hiện diện bên trong mọi vật, mặc dù không thể thấy.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

SÂN GIẬN
Có lần một người đến thiền sư Bàn Khuê và thú nhận rằng ông đã được sanh ra với tính khí cộc cằn, nóng nảy, không sao điều khiển được dù đã cố gắng kềm chế.

Thiền sư nói:

- Anh được sanh với một vật thú vị nhỉ! Ngay bây giờ anh có nóng nảy không? Nếu có, chỉ cho tôi, tôi sẽ chữa cho!

Người đó nói:

- Ngay lúc này con không có. Nó tới bất chợt, khi có chuyện xảy ra.

Thiền sư nói:

- Trường hợp đó, sự nóng nảy của anh không phải là một cái gì bẩm sinh trong anh.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

TỌA THIỀN
Có người hỏi đại sư Bàn Khuê về tọa thiền. Sư trả lời:

- Hòa nhập với trí tuệ bất khả tư nghì sẵn có trong mọi người trước khi bị dính mắc vào tư tưởng và nhận thức, được gọi là thiền; thoát khỏi mọi đối tượng bên ngoài (ngoại cảnh), gọi là tọa. Dù anh nhắm mắt và ngồi, đó không phải tọa thiền; chỉ khi tọa thiền hòa hợp vào diệu trí mới được coi như có giá trị.

Mọi điên đảo là do dính mắc vào vòng lẩn quẩn của mê vọng vì sử dụng tư tưởng. Khi tư tưởng sân hận xuất hiện, anh trở thành một tên A Tu La, sự tham ái làm anh thành súc sanh, sự bám víu vào đồ vật làm anh thành quỷ đói. Nếu anh chết mà không từ bỏ những thứ này, anh luân hồi mãi, mang mọi lốt chúng sanh, trôi lăn trong dòng sanh tử.

Nếu anh buông bỏ vọng tưởng, không điên đảo, vì thế sẽ không tạo nhân, không có quả, không có luân hồi. Bao lâu anh còn nuôi vọng tưởng, khi anh gieo niệm thiện thì có nhân và quả tốt, và khi anh gieo niệm bất thiện thì có nhân và quả xấu. Khi anh buông bỏ vọng tưởng và hòa hợp vào diệu trí thời không có nhân và quả của sanh tử.

Khi tôi nói như thế, dường như là Không kiến, nhưng không phải vậy. Lý do tôi nói rằng đây không phải hư vô, vì khi tôi nói vậy mỗi người các anh đều nghe. Ngay dù cho anh không nghĩ về cái nghe, vì căn bản trí có sẵn trong mọi người là thực sự rõ biết nên anh có thể nghe một cách rõ rệt. Khi anh chạm vào lửa hay nước, anh biết nó nóng hay lạnh, chưa có ai "học" để cảm nhận nóng hay lạnh.

Đây là việc vượt ngoài tư tưởng, ngay cả khi không có tư tưởng cũng không thể gọi là hư vô. Cái diệu trí có sẵn này hiểu biết mọi sự mà không dính mắc vào những ý niệm nhị nguyên về hữu và vô, như một tấm gương trong phản chiếu ảnh tượng rõ ràng. Thế thì vọng tưởng nào cần thiết cho nó đâu? Có vọng tưởng bởi vì có điên đảo. Khi anh đạt đến vô phân biệt trí, anh nhận biết sự vật trước khi có vọng tưởng, vì vậy kết cuộc không có điên đảo. Đó là lý do tại sao vô phân biệt trí là đáng giá.

Vì thế, tọa thiền với diệu trí vô tác là tâm hạnh cao nhất.

tangbong tangbong tangbong


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

CON ĐƯỜNG ĐẾN ĐẠO
Tông Giới đã ở trong hội chúng của thiền sư Đại Hữu (Daiyù) suốt một năm. Vào một đêm ông chợt tỉnh khi xả thiền. Đến gặp thầy, ông trình kiến giải. Đại Hữu nói:

- Ông đã tới cửa, nhưng chưa vào nhà.

Tông Giới hỏi:

- Sao thầy lại nói thế?

Đại Hữu dẫn kinh: "Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm". Và hỏi Tông Giới:

- "Nhi sanh kỳ tâm" nghĩa là gì?

Tông Giới trả lời:

- Khi ta tìm tâm, không thể tìm ra nó.

Đại Hữu nói:

- Rốt cuộc anh chưa thấu triệt.

Tông Giới vặn lại:

- Con không chấp nhận khởi nghi.

Cao giọng, Đại Hữu nói:

- Không, không! Nếu anh thật sự muốn chứng đạo, anh phải một phen đại tử, chỉ như thế anh mới có thể đại ngộ.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

GIẢI THOÁT
Ohashi, một cô gái điếm vốn là con một thuộc hạ của tướng quân. Cha cô bán cô làm gái điếm sau khi ông mất địa vị và bị sa sút cùng cực.

Ohashi rất quyến rũ, thông minh, và giỏi văn chương, nghệ thuật. Nhờ vào tài năng của mình, cô trở thành một kỹ nữ nổi tiếng trong xóm đèn hồng ở Kyoto.

Không chấp nhận nổi sự bất hạnh rơi xuống đời mình, Ohashi lạc vào cơn chán nản không cứu chữa nổi và bắt đầu mòn mỏi. Một hôm, một người khách để ý tình trạng của cô và hỏi cô chán nản điều gì. Ohashi kể cho ông ta mọi việc đã xảy đến, người khách nói:

- Cô bệnh là phải! Muốn chữa lành phải tốn một ngàn lượng vàng ròng! Tuy nhiên, có một lối thoát khỏi nó, nhưng tôi sợ cô không tin!

Ohashi nài nỉ:

- Nếu ông nói thật, sao tôi lại có thể ngờ? Xin làm ơn dạy tôi!

Người khách giải thích cho Ohashi:

- Trong toàn thân cô, không có gì không do tri giác mà hoạt động. Tri giác có một ông chủ. Bất cứ làm việc gì, ngay cả khi vội vã, hãy nhìn ông chủ bên trong. Cái gì thấy? Cái gì nghe? Nếu cô quán chiếu một cách siêng năng không lơi lỏng, Phật tánh sẵn có của cô sẽ thình lình xuất hiện. Khi cô đạt đến tình trạng này, cô sẽ thấy nó là con đường tắt để giải thoát khỏi cảnh giới của đau khổ.

Ghi vào lòng, Ohashi âm thầm tu quán. Cuối cùng cô đạt sự chú tâm miên mật.

Rồi một đêm, giông bão kinh khiếp sấm sét khốc liệt đến độ hơn hai mươi nơi bị sét đánh. Thường sợ sấm sét, Ohashi thu mình dưới mền cùng với người tớ gái. Thình lình Ohashi nhớ lại bài học thiền. Dẹp cơn sợ qua một bên, cô ngồi vùng dậy. Bất ngờ một lằn sét đánh vào sân. Sức ép hất cô té ngửa và ngộp thở. Khi cô thở lại được, Ohashi nhận thấy tri giác của mình bằng cách nào đó khác hơn thường lệ và cô cảm thấy vui khôn tả.

Sau đó, Ohashi được tự do khỏi nhà chứa, khi có một người chuộc cô ra và cưới cô.

Rồi cô tìm gặp thiền sư Bạch Ẩn và dùng phần còn lại của cuộc đời để tỏ ngộ thật thâm sâu.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

MỘT THỨC TỈNH
Tuyệt Chân (Zeshin) sống ẩn cư nhiều năm trong ngọn Cất Dã sơn, ngoại ô cố đô Kyoto. Ở đó, Sư chỉ tọa thiền, cho đến một hôm tâm khai mở và Sư quên hết mọi sở tri.

Trong ngôi chùa bên cạnh, có một vị sư già thuộc thiền Tào Động. Tuyệt Chân tìm đến và trình sở ngộ của mình mong được ấn chứng. Sư nói:

- Thầy Bàn Khuê là đạo sư của thời đại. Hãy đến học với Thầy.

Vì vậy, Tuyệt Chân đến ngay chùa Địa Tạng phía Đông Kyoto, nơi Bàn Khuê đang ở. Tuy nhiên, lúc đó Đại sư đang nhập thất và không tiếp khách. Mặc dù vậy, Tuyệt Chân vẫn đến chùa mỗi ngày và ngồi trước cổng suốt ngày, đến đêm mới về phố. Sư làm thế suốt mười ba ngày.

Cuối cùng, người chủ quán trọ nơi Tuyệt Chân ở hỏi Sư đang làm gì. Tuyệt Chân kể mọi sự. Cố gắng giúp đỡ, người chủ trọ chỉ Sư đến thầy Độc Tánh (Dokushò) gần Saga.

Tuyệt Chân đến gặp Độc Tánh và trình cho Sư chỗ hiểu của mình. Độc Tánh nói đơn giản: "Nên giữ nó". Tuyệt Chân trở về ngọn Cất Dã sơn ngay ngày hôm ấy.

Nhiều tháng sau, Tuyệt Chân lại cố gắng đi gặp Bàn Khuê, vị thầy của thời đại, một lần nữa. Trên đường đến chùa Địa Tạng, Sư nghe Bàn Khuê đã đi Edo, thủ phủ của những Tướng quân, và thuyết giảng tại chùa Quang Lâm.

Cuối cùng khi Tuyệt Chân đến, Bàn Khuê cho gặp ngay. Tuyệt Chân trình kiến giải xong Bàn Khuê nói:

- Còn cứu cánh tối hậu?

Tuyệt Chân ngập ngừng, cố gắng nghĩ vài lời để nói, nhưng bí lối.

Điều này xảy ra ba lần. Cuối cùng Tuyệt Chân hỏi:

- Có cứu cánh tối hậu ư?

Thiền sư Bàn Khuê nói:

- Anh không biết làm sao dùng nó.

Tuyệt Chân lại bí, không nói được lời nào. Tương tự như thế, Tuyệt Chân cũng trải qua ba lần trước khi Tuyệt
Chân hỏi tiếp:

- Làm sao dùng nó?

Ngay lúc đó, một tiếng chim hót ngoài sân, Bàn Khuê nói:

- Anh nghe tiếng chim khi nó hót.

Ngay đó, tâm Tuyệt Chân chợt rỗng rang. Sư lạy Bàn Khuê ba lạy.

Bàn Khuê nói:

- Sau này đừng nói rỗng.

Mãn hạ, Bàn Khuê trở về trung tâm dạy chính của Sư ở Tây Nhật Bản, Tuyệt Chân đi theo.

Sau nhiều ngày, Thiền sư gặp những vị khách tăng mới. Mỗi ngày Tuyệt Chân đến trước Thiền sư với những người mới đến khác, nhưng Bàn Khuê không ngó ngàng đến Sư. Ba ngày liên tiếp như thế, Tuyệt Chân cố tình chường mặt ra cho Thầy thấy, và Bàn Khuê chẳng thèm nói gì đến Sư.

Khi đám đông đã giải tán hết, cuối cùng Bàn Khuê mới nói với Tuyệt Chân:

- Anh may mắn đấy! Nếu anh không gặp ta, anh đã trở thành một tên khoe khoang khoác lác.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

VẪN SỐNG
Hồng Xuyên(1) (Kòsen) học thiền với thầy Liễu Tiên (Ryôten), cố gắng tham công án không. Liễu Tiên nhắc nhở Sư:

- Thiền định mãnh liệt phải như người câm nằm mơ. Anh quá lanh lợi đối với việc học thiền.

Không nản lòng, Hồng Xuyên tự kích khởi những cố gắng lớn hơn.

Một đêm, khi ngồi ngắm mưa rơi, một chú tiểu lớn tiếng gọi Sư. Hồng Xuyên trả lời, rồi đột nhiên Sư có tỉnh.

Sau đó, Hồng Xuyên đến học với thiền sư Bạch Thuần (Hakujun). Một hôm Thiền sư nêu một câu kinh nổi tiếng: "Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm". Rồi hỏi Hồng Xuyên:

- Cái gì là tâm?

Hồng Xuyên đáp:

- Đừng trụ vào bất cứ vật gì!!!

Bạch Thuần đấm Sư sáu, bảy cái và nói:

- Đồ ngu! Anh vẫn không biết nghĩa của chữ "nhi sanh".

Ngay lúc đó, Hồng Xuyên chứng ngộ.

(1) Hồng Xuyên Tông Ôn (1816-1892)
hình6.jpg
hình6.jpg (212.05 KiB) Đã xem 1139 lần


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

SỰ ĐAU KHỔ VÀ LÒNG BẤT TÍN KHÔNG LỢI LẠC
Có lần thiền sư Bàn Khuê nói với một nhóm người:

- Lần đầu tiên khi tôi khao khát đi tìm giác ngộ, vì tôi đã không tìm được một vị thầy đạt đạo nên tôi thực hành tất cả mọi khổ hạnh, hành hạ thân xác một cách uổng phí.

Có lúc tôi cắt đứt mọi liên hệ với người và sống một mình. Có lúc tôi làm một khung rào bằng giấy và ngồi trong đó, hay treo màn che và ngồi trong phòng tối, tư thế kiết già không ngả lưng, cho đến lúc đùi bị loét và nhiễm trùng, đóng sẹo không lành.

Rồi khi được nghe có vị thầy ở một vùng nào đó, tôi đến ngay để gặp. Sau nhiều năm như vậy, ít có nơi nào ở Nhật Bản mà bước chân tôi chưa đặt đến.

Tất cả điều này thật ra vì tôi không gặp một vị thầy giác ngộ. Một ngày nọ, tâm tôi khai mở, lần đầu tiên tôi mới nhận ra những năm tôi đã chịu cực nhọc và đau đớn vô ích như thế nào, và tôi đạt được bình an.

Bây giờ, tôi nói cho tất cả quý vị làm thế nào để đạt được viên mãn trong đời sống hiện tại mà không phí sức mình, nhưng quý vị lại không chịu tin. Đấy là bởi vì quý vị không thực sự chân thiết.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

LỜI THÚ NHẬN CỦA MỘT THIỀN SƯ
Duy Huệ (Yui-e), một trưởng lão tông Tào Động, đến thiền sư Bàn Khuê và nói:

- Tôi phát tâm khi vừa mười bảy hay mười tám tuổi. Suốt ba mươi năm, tôi ngồi mãi không nằm, chú tâm chánh niệm, nhưng tôi nhận thấy tư tưởng mải lang thang và vọng niệm khó xóa bỏ. Những năm gần đây tâm trí tôi mới trở nên trong sáng và tôi đã đạt được bình an. Trong quá khứ, Ngài đã tu thế nào?

Bàn Khuê trả lời:

- Tôi cũng vất vả với vọng tưởng nổi lên khi tôi còn trẻ, nhưng thình lình tôi nhận ra tông môn chúng ta là tông môn của con mắt giác ngộ. Và không ai có thể giúp người khác nếu chưa mở được mắt trí tuệ.

Lúc đầu, tôi đã vượt qua những mắc mứu tạp nhạp và dốc hết sức mình vào chỉ một việc chứng đạt trí tuệ. Vì lý do này tôi biết được người khác thực sự có sáng tâm hay không.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

TÂM VÀ NGỰA CƯỠI
Có lần thiền sư Bàn Khuê đã ngồi thiền nhiều đêm dưới một giá treo cổ trong một khu vực hành hình, để thử tâm mình. Sau đó, Sư nằm trên bờ đê bao quanh một bãi quây ngựa.

Tình cờ có một chiến sĩ đang đánh ngựa trong bãi. Thấy thế, Bàn Khuê quát to:

- Ê! Anh nghĩ anh đang làm gì đấy?

Chiến sĩ nghe tiếng quát của Thiền sư nhưng không thèm để ý. Quất ngựa, anh ta phi nước đại qua mặt Bàn Khuê.
Thầy quát lần nữa:

- Ê! Anh nghĩ anh đang làm gì đấy?

Ba lần như thế, chiến sĩ ngừng lại và xuống ngựa. Đến gần Thiền sư, bấy giờ anh ta mới thấy rằng Bàn Khuê không phải là người thường. Chiến sĩ nói:

- Thầy vừa hét tôi. Thầy có điều gì muốn nói chăng?

Bàn Khuê nói:

- Thay vì đánh con ngựa chứng của anh, tốt hơn tại sao không tự đánh mình và luyện tâm cho chân chánh.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

NGHIÊM TRÌ GIỚI LUẬT
Viên Thụy (Ensui) là một vị Thầy hiếm có. Sư không bao giờ biểu lộ sự giận dữ trên nét mặt và rất ít nói. Sư không bao giờ nằm ngủ và cũng hiếm khi ăn. Không hề có một tham dục về vật chất lẫn tình cảm xảy ra trong đời Sư.

Một hôm thiền sư Vạn Sơn(1) (Manzan), thầy của Sư gọi Sư và rầy một mách:

- Nhịn đói và không nằm đang ngăn chận khả năng đạt đạo của ông. Tinh tấn và thiền định đang làm giảm huệ mạng của ông. Tại sao không hoàn toàn thong dong, hồn nhiên trôi chảy theo dòng, làm một người trong sáng tự tại không tính toán so đo hay gò ép.

Cúi mình với lòng biết ơn, Viên Thụy nuốt lệ lui ra. Sau đó, Sư tự cố gắng hơn nữa, dụng công cần khổ. Một hôm tâm Sư khai mở, và Sư đạt chỗ dứt nghi.

Cuối đời, Viên Thụy trở về quê và xây một tu viện ở đó, thệ nguyện từ đây không bao giờ bước ra ngoài xã hội. Những người quen biết cũ viết thơ Sư không trả lời, những thiền giả gõ cửa Sư vẫn không mở. Viên Thụy tịch năm 1736, lúc bảy mươi tuổi. Một môn nhân của Sư thuật lại:

- Thầy nhịn đói và không nằm suốt đời, tiếp tục khổ hạnh đến phút chết, đắp đại y và ngồi thị tịch trên ghế. Ngay sau khi Thầy tịch, thân Thầy vẫn thẳng, tư thế tọa thiền vẫn còn nguyên.

(1) Vạn Sơn Đạo Bạch (1636-1714)


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

HẠT GIỐNG THIỀN
Một hôm thiền sư Tưởng Sơn (Shòsan) nói với một người:

- Ông nọ là một đại hành giả. Ông ta bảo rằng ông sẽ không chết vì bệnh tật, mà muốn chết êm đềm như thể đang đi dạo loanh quanh.

Một học trò trong nhóm nói:

- Ngay khi ông ta nghĩ lối đó, ông ta không phải là người hành thiền.

Thiền sư nói:

- Cho dù như thế, ông ta vẫn là người có hạt giống hành thiền tốt.
LỜI CUỐI
Khi Thiên Quế nằm trên giường chết, hội chúng của Sư vây quanh khóc than. Thiền sư nhìn khắp và nói:

- Khi đức Phật sắp nhập diệt, bao quanh Ngài là Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di, tất cả kêu khóc buồn khổ. Phật quở rằng: "Nếu các ngươi thật sự hiểu Tứ thánh đế, tại sao lại khóc?" Hôm nay, tôi không khiển trách quý vị than khóc bởi vì quý vị không thoát khỏi sự gắn bó ràng buộc với giáo pháp. Quý vị không ngạc nhiên tại sao tôi nói thế chứ? Tất cả đời tôi đã duy trì thiền Phật giáo và làm việc hết lòng vì mọi người nhưng tính khí con người là ngạo mạn nên sự giáo dưỡng để chuyển hóa họ rất khó, ít người có được niềm tin. Tưởng tượng rằng tương lai sẽ không có Đạo sư giảng dạy chánh pháp, bất giác tôi khóc.

Mọi vật do duyên hợp cuối cùng tự tánh vốn rỗng không. Điều này dễ nói mà khó lĩnh hội. Tôi sợ quý vị có thể hiểu lầm, nhưng khi quý vị hiểu thật sự, quý vị là những người thừa kế giáo pháp của Phật, đền ơn Phật Tổ. Hãy duy trì nguyên tắc này, phụng sự cho người khác và tiếp nối mãi mãi. Nếu ai không có mặt ở đây có đến tìm tôi sau này, hãy nói với họ tôi nói điều này trên giường chết, vừa khóc vừa nói.
SỰ SUY TÀN VÀ PHỤC HƯNG THIỀN TÔNG
Bạch Ẩn, Đại thiền sư đã phục hưng tông Lâm Tế vào thế kỷ XVIII, theo học với nhiều thầy. Tuy nhiên, thiền sư Chánh Thọ Lão Ông(1) (Shòjù Rojin) mới là người khai mở chân thiền một cách sâu rộng cho Sư.

Chánh Thọ thường nói:

- Thiền môn của chúng ta bị suy tàn vào đời Tống (960-1278) và mai một hẳn vào đời Minh (1368-1644). Dù còn lại vài vị có hiệu năng được truyền thừa đến Nhật Bản, nhưng Thiền tông vẫn mờ nhạt như sao ban ngày. Tình thế này thật đáng tiếc.

Chánh Thọ cũng nói:

- Ngày nay khắp nơi chỉ có những người bắt chước vô hồn học đòi làm những cột chỉ đường, "những thiền sư" không có nhãn kiến giải thoát. Người như thế dù nằm mộng cũng không hề thấy cái được bậc giác ngộ trao truyền.

Sau này, khi đã chứng ngộ, Bạch Ẩn bảo mọi người:

- Khi tôi nghe những lời phê phán của Chánh Thọ Lão Ông, tôi tự hỏi tại sao Ngài căm phẫn về những trung tâm thiền đương thời như thế, với những tu viện gia tăng và nhiều thầy nổi tiếng xuất hiện. Về sau, khi tôi đã hành khước khắp nơi và thấy một số "đạo sư" song tôi không gặp được một vị thầy thật sự nào có trí tuệ. Chỉ lúc đó tôi mới nhận ra đạo của Chánh Thọ Lão Ông siêu vượt quá xa những trung tâm thiền khác biết bao.

(1) Tức Đạo Cảnh Huệ Đoan (1642-1721)


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.8 khách