Những Nụ Cười Thiền

Nụ cười bằng mười thang thuốc bổ, vừa đọc vừa cười ... Kính mời các bạn sưu tập, sáng tác những hình ảnh truyện cười bình luận thiền vị.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

bìa.jpg
bìa.jpg (129.97 KiB) Đã xem 2225 lần
NHỮNG NỤ CƯỜI THIỀN
(ZEN ANTICS)
A Hundred Stories of Enlightenment

Dịch từ Nhật ngữ sang Anh ngữ:
Thomas Cleary
Dịch từ Anh ngữ sang Việt ngữ:
Viên Chiếu

Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh
1999

LỜI MỞ
"Những nụ cười thiền" là tập sách nhỏ phỏng dịch theo "Zen Antics" cũng là một bản dịch tiếng Anh của tác giả Thomas Cleary. Tây phương sưu tập Thiền của Đông phương, và bây giờ người Đông phương đọc lại của người Tây phương. Đó là quá trình tập sách này.

Một trăm câu chuyện về tỉnh thức (A Hundreds Stories of Enlightenment) - một ghi chú phía dưới tựa sách báo hiệu như thế. Thiền có nghĩa là tỉnh thức trong mọi tình huống. Vào những lúc bất ngờ nhất, hoặc là trong cung cách đối xử bình thường, Thiền sư vẫn có cách giải quyết khinh khoái, nhẹ nhàng.

Xin mở tập sách này như thể tình cờ chúng ta có mặt.

    • Thiền viện Viên Chiếu
      Cuối năm 1999


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

CỔNG CHÙA
Ngày xưa, có một trưởng giả tên Hei-zayemon. Ông cố gắng thực hiện những công đức - theo lời dạy của Tiên Thánh - suốt đời mình.

Một người sốt sắng và chăm chỉ, Hei-zayemon thường đem tài sản xài rộng rãi vào những việc từ thiện, bố thí và lợi ích.

Nhiều trẻ gia đình nghèo khó được quan tâm giúp đỡ, và cá nhân ông đã từng cống hiến tiền bạc xây cất nhiều cầu cống đường sá trong vùng để dân chúng thuận tiện qua lại.

Khi ông chết, Hei-zayemon di chúc rằng tài sản của ông để lại phải được dùng để làm những việc từ thiện tiếp tục nhiều thế hệ, và con cháu ông tôn trọng điều này. Một hôm, người ta bảo rằng có một sa môn xuất hiện trước cửa nhà ông. Dường như vị tu sĩ này đã nghe việc bố thí vô vị lợi của trưởng giả đặc biệt hơn các người giàu có cùng thời, và ông đến để xin tiền xây một cổng chùa.

Nhà từ thiện cười vào mặt sa môn và bảo:

- Tôi giúp mọi người vì tôi không chịu nổi khi thấy họ đau khổ. Còn ngôi chùa mà không có cổng có gì tệ hại đâu?


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

battinh đã viết:
CỔNG CHÙA
Ngày xưa, có một trưởng giả tên Hei-zayemon. Ông cố gắng thực hiện những công đức - theo lời dạy của Tiên Thánh - suốt đời mình.

Một người sốt sắng và chăm chỉ, Hei-zayemon thường đem tài sản xài rộng rãi vào những việc từ thiện, bố thí và lợi ích.

Nhiều trẻ gia đình nghèo khó được quan tâm giúp đỡ, và cá nhân ông đã từng cống hiến tiền bạc xây cất nhiều cầu cống đường sá trong vùng để dân chúng thuận tiện qua lại.

Khi ông chết, Hei-zayemon di chúc rằng tài sản của ông để lại phải được dùng để làm những việc từ thiện tiếp tục nhiều thế hệ, và con cháu ông tôn trọng điều này. Một hôm, người ta bảo rằng có một sa môn xuất hiện trước cửa nhà ông. Dường như vị tu sĩ này đã nghe việc bố thí vô vị lợi của trưởng giả đặc biệt hơn các người giàu có cùng thời, và ông đến để xin tiền xây một cổng chùa.

Nhà từ thiện cười vào mặt sa môn và bảo:

- Tôi giúp mọi người vì tôi không chịu nổi khi thấy họ đau khổ. Còn ngôi chùa mà không có cổng có gì tệ hại đâu?
Chào Bác Battinh dạo này có khỏe không, mà ít nói năng chỉ làm việc cho thư viện hoài...Hi hi riết rồi không biết có cần...?!

Chọc hay phá cũng đừng buồn nhe. Bác có thể giải thích lý do gì ông trưởng giả không cho tiền vị sa môn kia đó không. Chớ cúng dường cho vị sa môn phước phải lớn hơn nghèo khổ chớ ?


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

tangbong tangbong tangbong
Sửa lần cuối bởi battinh vào ngày 04/12/14 04:12 với 2 lần sửa.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

battinh đã viết: Chuyện giải thích vì sao....? Tôi cũng không muốn nói, xin chép câu tục ngữ này để trả lời. Chú hiểu sao tùy ý!
  • Dẫu xây chín đợt phù đồ
    Không bằng làm phúc cứu cho một người
    (nghèo khổ). tangbong
Hề hề, tục ngữ là lý của tục ngữ quá đúng rồi.

Còn kinh Tứ thập nhị chương chẳng lẽ sai?
Chương 11:
"Cho một trăm người ác ăn không bằng cho một người thiện ăn.
Cho một ngàn người thiện ăn không bằng cho một người thọ ngũ giới ăn.
Cho một vạn người thọ ngũ giới ăn không bằng cho một vị Tu Ðà Hoàn ăn.

Cho một mười vạn vị Tu Ðà Hoàn ăn không bằng cho một vị Tư Ðà Hàm ăn.
Cho một ngàn vạn vị Tư Ðà Hám ăn không bằng cho một vị A Na Hàm ăn.
Cho một ức vị A Na Hàm ăn không bằng cho một vị A La Hán ăn.

Cho mười ức vị A La Hán ăn không bằng cho một vị Bích Chi Phật ăn.
Cho một trăm ức vị Bích Chi Phật ăn không bằng cho một vị Phật ba đời ăn (Tam Thế Phật).
Cho một ngàn ức vị Phật ba đời ăn không bằng cho một vị Vô niệm, Vô trụ, Vô tu, Vô chứng ăn".

Chú Hỉ chỉ hỏi tại sao ông nhà giàu đó kẹo với vị Sa môn đó thôi.

Ừ hé, cũng đúng Bác muốn làm ông từ, ông Bụt giữ kinh mà. Cũng có lý.

Chớ chép sách thiền mà không có lời giải thì ai hiểu, mang tội chết :) /:) I-)


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Chú Hỉ đã viết: Chớ chép sách thiền mà không có lời giải thì ai hiểu, mang tội chết :) /:) I-)
Tặng chú Hỉ bài thơ:

  • Công án thiền như bài toán đố
    Ngộ tánh, tự tìm ra đáp số
    Ỷ lại vào lời giải của thầy
    Như người mù suốt đời mê tối!
tangbong tangbong tangbong
Sửa lần cuối bởi battinh vào ngày 04/12/14 07:31 với 2 lần sửa.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

VỊ THẦY CỦA MỘT THƯỢNG TỌA
Ngày xửa ngày xưa, có một Thượng tọa của một phái thiền nọ, người bảo trợ cho thầy không ai khác hơn là vị lãnh chúa. Vì đến thủ đô thăm vị lãnh chúa tại tư dinh nên vị Thượng tọa đã du hành kiểu cách sang trọng với một đoàn tùy tùng đông đảo và khá rùm beng.

Có một việc xảy ra trong cuộc hành trình này là những kỵ sĩ muốn mua một vài đôi giày tại một trạm mà đoàn xe dừng nghỉ. Một ông già được gọi đến theo sự giới thiệu của những phu phen bản xứ. Họ bảo rằng ông ta làm giày cỏ rất tốt.

Rồi thì, khi ông già đem mấy đôi giày mới đến, vị Thượng tọa thấy ông qua cửa kiệu và cơ hồ muốn xỉu. Ông thợ giày già đó không ai khác hơn là Đông Thủy (Tòsui), một Thiền sư lừng danh, người đã từng là thầy của chính Thượng tọa nhiều năm trước đây, và sau đó đã biến mất khỏi chùa một cách bí ẩn.

Thượng tọa nhào ra khỏi kiệu xúc động và bối rối, cúi lạy ông già hết sức cung kính.

Thầy Đông Thủy ân cần với Thượng tọa và kể chuyện ngày xưa. Khi đoàn lên đường, vị thầy bảo Thượng tọa:

- Đừng để mình đắm nhiễm trong sự kết giao với quý tộc.
hình1.jpg
hình1.jpg (212.99 KiB) Đã xem 2140 lần


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

battinh đã viết:
Chú Hỉ đã viết:
Chú Hỉ chỉ hỏi tại sao ông nhà giàu đó kẹo với vị Sa môn đó thôi.

Ừ hé, cũng đúng Bác muốn làm ông từ, ông Bụt giữ kinh mà. Cũng có lý.

Chớ chép sách thiền mà không có lời giải thì ai hiểu, mang tội chết :) /:) I-)
Đây là những câu chuyện "tỉnh thức" của những người trong cuộc. Chú dùng quan niệm tội, phước, đúng, sai để hiểu thì "trật lất". Như trong phần mở đầu, sách đã có chép: "Thiền có nghĩa là tỉnh thức trong mọi tình huống. Vào những lúc bất ngờ nhất, hoặc là trong cung cách đối xử bình thường, Thiền sư vẫn có cách giải quyết khinh khoái, nhẹ nhàng".

Không phải ông nhà giàu đó "kẹo" với vị sa môn, mà là ông nghĩ rất thực tế. Như thế này:

Người nghèo không có nhà để ở, không có áo để mặc, không có cơm để ăn v.v..., trong khi đó:

Vị sa môn tuy đã ly gia cắt ái mà vẫn còn hơn những người nghèo, nào là: có chùa để ở, có áo để mặc (tuy có ba y), có cơm để ăn v.v... Thì việc cúng dường theo đề nghị của ông sa môn: "Cất cổng chùa" là một việc phí phạm không đáng, chùa không có cổng thì cũng vẫn là chùa, có gì tệ hại đâu! :D . Đó là không luận về phước báu như trong kinh nói.
Xem kỷ là tại Bác đưa ra hai câu tục ngữ về tội, phước trước, nên mới có phước đức bố thí trong kinh bốn mươi hai chương. :)

Còn đọc truyện thiền để tỉnh thức cho tâm trí tư duy mạnh lên thì Bác viết vậy đúng rồi.
Ông nhà giàu không phải không biết cách bố thí trong kinh dạy mà trong truyện thì vị Sa-môn kêu gọi cúng dường để cất cổng chùa.
(ý nghĩa cất cổng chùa có rất nhiều cách hiểu của ông nhà giàu. Ai hiểu sau thì hiểu, nhưng vị Sa-môn thì có thể hiểu lầm, còn sự tiêu cực trong đó.)

====================
Nhưng tích truyện: VỊ THẦY CỦA MỘT THƯỢNG TỌA thật tình đầu hàng không hiểu ý, Bác hãy giải tiếp nhe.

Hoặc chép bài khác có lời giải kèm theo, thì tốt hơn là để ai hiểu sao thì hiểu. Lở độc giả, thành viên (Chú Hỉ) nghĩ bậy thì ai chịu hậu quả? :)


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

TÂM TRONG SẠCH
Một số hành khất đau đớn vì bệnh cùi đã tìm đến chúng hội của thiền sư Bàn Khuê(1) (Bankei), một vị thầy có tấm lòng quảng đại với hết thảy chúng sanh. Bàn Khuê nhận họ vào tăng chúng, và khi truyền giới cho họ, Sư đích thân gội đầu và cạo tóc cho họ.

Tình cờ có một nhà quý tộc chứng kiến, ông là đại diện của một lãnh chúa, người dốc lòng tin Bàn Khuê và đã xây cất một ngôi chùa trên lãnh địa của mình, ở đó Sư hướng dẫn tín đồ và giảng dạy quần chúng.

Ghê tởm trước cảnh một Thiền sư cạo đầu cho hạng người không thể đụng tới, nhà quý tộc vội vàng mang một chậu nước đến cho Bàn Khuê rửa tay.

Nhưng Sư từ chối, nói:

- Sự ghê tởm của ông còn bẩn hơn những vết thương của họ.

(1) Bàn Khuê Vĩnh Trác (1622-1693)


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

ÔNG LÃO BÁN TRÀ
Một thời nọ, có một ông lão thường bán nước trà rong ở vùng ngoại ô xinh đẹp của Kyoto, cố đô của Nhật Bản.

Mùa xuân ông tìm đến những nơi có hoa đẹp nhất, và vào mùa thu ông tìm đến vùng có tàng cây tốt, bày bộ đồ trà, đặt ghế ngồi để đón những khách du ngoạn ngắm cảnh.

Giới nghệ sĩ Kyoto đều thích và thường tụ tập quanh bàn trà của ông. Chẳng bao lâu danh tiếng lão bán trà được biết nhiều ở thủ đô.

Ít ai biết rằng ông lão là một Thiền sư ẩn dật. Học thiền từ khi còn trẻ, ông đã viếng nhiều vị thầy Phật giáo ở khắp nơi. Luôn luôn di chuyển, ông không có của cải sở hữu, hoàn toàn hiến dâng cho việc học Phật.

Sau khi ngộ thiền, ông nguyện tu học không ngừng nghỉ và tự thanh lọc để tránh lạc bước khỏi con đường hướng đến triệt ngộ do sự nắm giữ quyền hành khi chưa thuần thục.

Khi đã đi hành khước khắp nơi, ông trở về quê giúp đỡ thầy Bổn sư. Khi Bổn sư mất, ông chỉ định một trong các đệ tử trụ trì tu viện. Còn ông biến mất và đến Kyoto, vĩnh viễn bỏ những hoạt động Phật sự. Lúc ấy, ông nói: "Người ta sống đúng hay không, đó là vấn đề của tâm, không phải hình thức bề ngoài. Tôi không muốn lợi dụng chiếc áo thầy tu để sống nhờ vào sự bố thí của người khác".

Và ông bắt đầu bán trà sinh sống. Ông thường nói đùa với mọi người:

- Tôi nghèo nên không thể mua thịt, tôi cũng già nên không thể cưới vợ. Sinh sống bằng cách bán trà thích hợp với tôi.

Cuối cùng, ông đốt hết bộ đồ trà và quy ẩn. Rồi sau, ông chết tại một túp lều vào năm 1763, khi tám mươi chín tuổi.

Khi bày hàng, ông lão thường treo biển thế này: "Giá trà bạn có thể trả cho tôi bao nhiêu cũng được, từ một trăm cân vàng đến nửa xu. Bạn có thể uống tự do nếu muốn, ngoài ra tôi không còn giá nào hời hơn cho bạn".

Khi đốt đồ đạc lần cuối và từ biệt, ông nhắn nhủ hành trang của ông:

"Ta luôn luôn cô đơn và nghèo khó, không một mảnh đất, cũng không một cây cuốc. Ngươi đã giúp ta hằng bao năm, cùng theo ta xuân đến lên non và thu về vượt suối, bán trà dưới những cội thông và trong bóng mát lùm tre. Nhờ thế, ta không thiếu tiền ăn và đã kéo dài đến tám mươi năm.

Nhưng bây giờ ta đã già đến nỗi không còn sức để dùng ngươi thêm nữa. Ẩn thân vào ngôi sao Bắc Đẩu, ta sắp chấm dứt đời mình. E rằng ngươi bị nhục dưới những bàn tay trần tục sau này, ta ban cho ngươi Hỏa quang tam muội, bây giờ hãy hóa thân giữa ngọn lửa hồng. Làm sao chúng ta có thể diễn tả sự chuyển hóa này? Khi kiếp hỏa cháy rụi, mọi vật đều hoại; nhưng núi xanh vẫn còn mãi trong mây trắng. Giờ, ta xin giao phó ngươi cho thần lửa".


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

TIẾT KIỆM
Tông Giới (Sòkai) nghèo cho đến nỗi chẳng có áo quần, chỉ độc một chiếc y mặc quanh năm suốt tháng.

Một ngày hè, Tông Giới giặt y và treo lên cây phơi. Trong lúc đợi y khô, Sư đến ngồi trần truồng trong nghĩa địa sau chùa.

Tình cờ, lãnh chúa vùng ấy đi viếng mộ cha mình trong chính nghĩa địa này vào ngay ngày hôm ấy. Khỏi cần phải nói, ông đã bật ngửa lùi lại khi nhìn thấy một tu sĩ trần truồng ngồi đó giữa những ngôi mộ.

Khi lãnh chúa hỏi Sư đang làm gì, Tông Giới ngay thật giải thích tình cảnh mình. Xúc động vì sự chân thật của Sư, lãnh chúa may cho Sư một bộ quần áo.

Về sau, khi Tông Giới trở thành Thiền sư, lãnh chúa trở thành học trò Ngài.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

THIỀN TRONG VIỆC CAI TRỊ
Một hôm, vị tổng đốc vùng nọ hỏi thiền sư Tưởng Sơn (Shòsan) về cốt tủy của đạo Phật.

Thiền sư bảo ông:

- Nó là điều cốt yếu cho ông để trông nom toàn vùng, hoàn hảo trọn vẹn. Ông không thể làm được điều này nếu ông yếu đuối. Hãy xem xét thấu đáo mọi tình huống, và định đoạt công việc bằng lòng tốt và tình thương yêu.

Rồi thì, tiến thêm một bước, ông phải phân biệt rõ ràng tính tình của dân chúng và hiểu biết họ. Nói chung, nếu một người lãnh đạo có tâm địa hẹp hòi và không thể phân biệt tính tình của dân chúng, ông sẽ gặp nhiều chống đối. Rồi tính khí của ông bộc lộ ra và chống lại tính khí của những người khác. Như thế có ngu xuẩn không?


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.25 khách