Thiền Thoại

Nụ cười bằng mười thang thuốc bổ, vừa đọc vừa cười ... Kính mời các bạn sưu tập, sáng tác những hình ảnh truyện cười bình luận thiền vị.
Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Thiền Thoại

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

Thiền Thoại giữa Hoà Thượng Quảng Khâm và Đại Pháp Sư Tuyên Hóa



Hoà Thượng Quảng Khâm và Đại Pháp Sư Tuyên Hóa (hình chụp năm 1981)

 

Ghi chú của Chủ bút: Dân Quốc năm 63 tháng Giêng ngày 14 Âm lịch (năm 1974),Tuyên Hóa trưởng lão đến Thừa Thiên Thiền Tự viếng thăm Quảng Công thượng nhân. Cuộc đối thoại của lão hòa thượng Quảng Công thượng nhân và đại pháp sư Tuyên Hóa trưởng lão đã được ghi lại.



Lão hòa thượng: Tọa là nghĩa gì?

Đại pháp sư: Không có ý nghĩa!

Lão hòa thượng: Không có ý nghĩa, có phải giống như một cục đá không?

Đại pháp sư: Có ý nghĩa cũng là cục đá. Không nên trụ vào đâu để sanh cái tâm như vậy. Vì thế không ý nghĩa, không phải trí cũng chẳng có gì để chứng đắc. (ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm , cố vô ý tư, vô trí diệc vô đắc!)

Lão hòa thượng: Không nên tiếc thân thể!

Đại pháp sư: Bởi vì không ta, người, chúng sanh, thọ mạng. Phàm những gì có hình tướng, đều là giả. Bằng như thấy mọi tướng chẳng phải tướng, tức là thấy Phật – Như Lai; sở dĩ ta thấy Phật (Như-Lai) như đến không có chỗ đến, cũng chẳng có chỗ để đi, nên không thể đi.

Lão hòa thượng: Bồ Tát nói như thế, nhưng chúng ta vẫn còn nhục thể.

Đại pháp sư: Không chấp trước tức là Bồ Tát.

Lão hòa thượng: Chấp trước cũng là Bồ Tát.

Đại pháp sư: Mọi thứ đều là huyễn hóa, mọi hành động việc làm đều vô sự

Lão hòa thượng: Nhưng người nói là ai?

Đại pháp sư: Người nào nói là người đó nói, người nào ăn cơm là ngươi đó ăn cơm!

Lão hòa thượng: Ăn không no, tâm không nguyện!

Đại pháp sư: Ăn không no, bỡi không ăn; ăn thì phải ăn cho no!

Lão hòa thượng: Người tham đó là ai?

Đại pháp sư: Người nào tham tức là người đó tham, người tham cũng là Phật!

Lão hòa thượng: Người nói có lý!

Đại pháp sư: Nếu người vô lý, tôi ở tại Mỹ quốc, người Mỹ cũng không phục tùng tôi!

 

(Vấn đáp đến đây, Độ Luân đại pháp sư hướng về chúng đệ tử quốc tịch Mỹ chỉ dạy)

Đại pháp sư hướng về môn đồ nói: Các ngươi có câu hỏi gì có thể thưa thỉnh cùng lão hòa thượng!

Môn đồ gật đầu đáp: Chúng con chưa nghĩ ra câu gì để thưa hỏi!

Lão hòa thượng liền hướng về các môn đồ người Mỹ nói: Các người không cần dùng miệng hỏi, chỉ cần dùng mắt nhìn cũng hiểu được!

Đại pháp sư: Không cần dùng mắt nhìn cũng có thể biết được, tôi ở Mỹ quốc khi chưa đến đây, đã biết trước, ông là một vị lão tu hành.

Lão hòa thượng: Không phải đâu! Không phải đâu! Tôi luôn luôn có cảm giác là cái vỏ giả tạm nầy vẫn không tự tại.

Đại pháp sư: Tự tại hay không tự tại cũng đừng bao giờ để ý đến nó!

Lão hòa thượng: Không để ý đến nó cũng là đau khổ!

Đại pháp sư: Nên không trụ vào đâu mà sanh tâm này! (Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm!) Ông phải giữ gìn thân thể (sức khỏe)!

Lão hòa thượng: Có giữ gìn cũng không giữ gìn đựơc a!

Đại pháp sư: Không giữ gìn cũng được giữ gìn!

Lão hòa thượng: Không chỗ trụ !

Đại pháp sư: Giữ gìn đó cũng là không chỗ trụ ! (Cố dã thị vô sở trụ!)

 

Phụ chú của Ban Phiên Dịch Việt Ngữ VPTT:

Thiền thoại giữa hai Đại Sư ở đây là hình thức nhà Thiền gọi là "cơ phong vấn đáp", hai Đai Sư đều an trụ trong "giới, định, huệ", thường trụ trong cảnh giới "như như bất động, liễu liễu thường minh", "vô ngã, nhân, chúng sanh, thọ mạng tưóng", nên chỉ người trong cuộc mới hiểu trọn vẹn được. Biết rằng tìm cách giải thích là đã xa "chân thật nghĩa" muôn dặm, nhưng chúng tôi mạo muội phụ chú đôi lời để các Phật tử chưa quen thuộc với "cơ phong vấn đáp" nếm được đôi chút pháp vị.

 

Ghi chú của Chủ bút: Dân Quốc năm 63 tháng Giêng ngày 14 Âm lịch 1974), Tuyên Hóa trưởng lão đến Thừa Thiên Thiền Tự viếng thăm Quảng Công thượng nhân. Cuộc đối thoại của lão hòa thượng Quảng Công thượng nhân và đại pháp sư Tuyên Hóa trưởng lão đã được ghi lại.

Lão hòa thượng: Tọa là nghĩa gì?

Đại pháp sư: Không có ý nghĩa!

Lão hòa thượng: Không có ý nghĩa, có phải giống như một cục đá không?

Đại pháp sư: Có ý nghĩa cũng là cục đá. Không nên trụ vào đâu để sanh cái tâm như vậy. Vì thế không ý nghĩa, không phải trí cũng chẳng có gì để chứng đắc. (ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm , cố vô ý tư, vô trí diệc vô đắc!)

Xin mạn phép trình bài sự hiểu biết như sau.:

Ngồi, hay ngồi thiền, ý nghĩa nó là sao? Hòa Thượng Tuyên Hóa đáp: "Không nghĩa." Lão Hoà Thượng Quảng Khâm hỏi gạn thêm: "Nếu như không có nghĩa thì ngồi như vậy chẳng khác cục đá." Cái nhìn của Ngài Tuyên Hóa không bị vướng mắc bởi danh từ hoặc hình tưóng. Cho nên gọi đó là cục đá cũng được, hay cục gạch hay cục đất… thế nào cũng được cả, everything is OK. Nơi đây Ngài dùng trí tuệ Kim Cang để phá chấp về hình tướng, danh tự. Ngài nhắc chúng ta nhớ qua câu kệ trong Kinh Kim Cang “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, tức là “không trụ vào đâu để sanh khởi cái tâm như vậy”.

Vì thế không ý nghĩa. Không phải trí cũng chẳng có gì để chứng đắc (cố vô ý tư, vô trí diệc vô đắc). Câu này là để làm sáng tỏ thêm cái ý Bát Nhã Ba La Mật vừa nói trên. Ngài dùng nó để chỉ thẳng vào “Chơn Tâm”, vào Phật tánh của chúng ta. Cái “Chơn Tâm” đó vốn không có cách nào để hình dung, không có từ ngữ nào để diển đạt được, cũng chẳng làm sao mà chứng đắc (= cố vô ý tư, vô trí diệc vô đắc). Trong Kinh Kim Cang, Phật hỏi Tu Bồ Đề: Ý Ông nghĩ sao, Như Lai có đắc A-Nậu-Đa-La-Tam-Miệu-Tam-Bồ-Đề không? Tu Bồ Đề đáp: Không có, và Phật xác nhận là đúng như vậy. Đây chính là ý trên: vô trí diệc vô đắc.



Lão hòa thượng: Không nên tiếc thân thể!

Đại pháp sư: Bởi vì không ta, người, chúng sanh, thọ mạng. Phàm những gì có hình tướng, đều là giả. Bằng như thấy mọi tướng chẳng phải tướng, tức là thấy Phật – Như Lai; sở dĩ ta thấy Phật (Như-Lai) như đến không có chỗ đến, cũng chẳng có chỗ để đi, nên không thể đi.

Chúng sanh ai cũng quý trọng cái thân tứ đại này, nhưng đối với các vị tổ sư, cao tăng thì khác. Các ngài không còn sự phân biệt giữa “Ta”, “Người”, “Chúng sanh”, “Mạng sống”, mà đối với các ngài, tất cả đều là huyễn. Hòa Thượng Tuyên Hóa nhắc đến Kinh Kim Cang một lần nữa để làm sáng tỏ ý trên:

"Phàm sở hửu tướng, giai thị hư vọng, Nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến Như Lai."

Phàm cái gì có hình tướng đều là giả dối cả. Đã là giả dối thì cần chi phải “tiếc giữ thân thể”. Hiểu rỏ như thế tức thì sẽ thấy đức Như Lai. Vậy đức Phật đó hình dáng ra sao? Có phải là vị Phật với 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp? Như Lai, (The Thus Come One), “Như” là như thật, “Lai” là đến được chánh giác, đến như thế đó. Thế đó tức là thế nào, là sao? Nơi đây người tu đạo phải tự mình tìm câu trả lời vậy.



Lão hòa thượng: Bồ Tát nói như thế, nhưng chúng ta vẫn còn nhục thể.

Đại pháp sư: Không chấp trước tức là Bồ Tát.

Lão hòa thượng: Chấp trước cũng là Bồ Tát.

Đại pháp sư: Mọi thứ đều là huyễn hóa, mọi hành động việc làm đều vô sự

Lúc trưóc có nêu ra vấn đề làm thế nào để gặp Phật, để thấy đức Như Lai (sở ngã kiến Như Lai). Thì đây chính là câu khai thị của hai vị đại sư. Hai Ngài chỉ dạy hành giả phải biết xử dụng gươm Bát Nhã cùng trí tuệ Kim Cang, để chém đứt mọi sự chấp trước, quét tất cả pháp, lìa tất cả tướng, không trụ vào đâu cả. Vì vậy mới nói: “Không chấp tức là Bồ Tát”. “Chấp mới phải là Bồ Tát”. Hòa Thượng chỉ dạy thêm: “Tất cả đều là huyễn hóa”. Việc đến thì làm. Làm xong thì quên. Không chấp vào đâu, cũng không cho là có được công đức gì. Như thế gọi là “sở hành vô sự”.



Lão hòa thượng: Nhưng người nói là ai?

Đại pháp sư: Người nào nói là người đó nói, người nào ăn cơm là ngươi đó ăn cơm!

Phần trên là bàn về chơn lý nhiệm mầu của thật tướng. Lão Hòa Thượng gạn hỏi: "Người nói là ai, ai là người đang tạo nghiệp?" Hoà Thượng Tuyên Hóa xác nhận người nào tạo nghiệp, chính người ấy thọ nghiệp, không ai khác cả (= Người nào ăn cơm là chính người đó ăn cơm). Lý nhân quả không hề sai trật, nhân nào thì quả đó. Cho nên ngàn vạn lần chúng ta phải cẩn thận, đừng nên lạc vào lưới “không”, bài bác lý nhân quả.



Lão hòa thượng: Ăn không no, tâm không nguyện!

Thời mạt pháp chúng sanh ưa chuộng hư danh và hình thức bề ngoài, chứ không thật tâm tu hành, cũng không phát nguyện rộng sâu.



Đại pháp sư: Ăn không no, bỡi không ăn; ăn thì phải ăn cho no!

Theo thiển ý: Trên đây hai Ngài không phải bàn chuyện ăn cơm uống nước mà chú trọng đến sự tu cho chắc, phát nguyện cho sâu. Khi tu thì phải “Đại Hạnh”, “Đại Nguyện”, tu cho đến nơi đến chốn. Chẵng nên tu chút ít rồi cho là đủ, chẳng nên dừng bước nơi quả vị tiểu thừa mà cần phát tâm đại thừa, trên cầu Phật đạo, dưới độ chúng sanh. Đó chính là “ăn thì phải ăn cho no vậy”.

 

Lão hòa thượng: Người tham đó là ai?

Đại pháp sư nói: Người nào tham tức là người đó tham, người tham cũng là Phật!

Phần trên Hòa Thượng nói về nhân quả của thiện nghiệp, ai làm lành thì chính người đó sẽ gặp lành, quả báo không hề sai trật (= người nào ăn là chính người đó ăn). Cũng như nơi đây nói về người tạo ác nghiệp, như nghiệp tham (tham lam), là một trong tam độc tham sân si, thì chính họ sẽ gánh chịu ác báo. Do vì lòng từ bi vô lượng, nên chư vị tổ sư đã nhiều phen nhắc nhở, chớ nên ngã mạn sanh tà kiến, phỉ báng thuyết nhân quả.

Tuy vậy, cho dù có tạo ác nghiệp, những chúng sanh kia cũng vẩn có thể thành Phật, cũng không đánh mất “Như Lai Tạng”, và cái “Chơn Tâm” của họ cũng vẩn thường hằng như thế đó, không sanh không diệt, không sạch không dơ, không tăng không giảm.



Lão hòa thượng: Người nói có lý!

Đại pháp sư: Nếu người vô lý, tôi ở tại Mỹ quốc, người Mỹ cũng không phục tùng tôi!

(Vấn đáp đến đây, Độ Luân đại pháp sư hướng về chúng đệ tử quốc tịch Mỹ chỉ dạy)

Đại pháp sư hướng về môn đồ nói: Các ngươi có câu hỏi gì có thể thưa thỉnh cùng lão hòa thượng!

Môn đồ gật đầu đáp: Chúng con chưa nghĩ ra câu gì để thưa hỏi!

Lão hòa thượng liền hướng về các môn đồ người Mỹ nói: Các người không cần dùng miệng hỏi, chỉ cần dùng mắt nhìn cũng hiểu được!

Lão Hoà Thượng chỉ dạy: Thiền thì không cần nói nhiều, hay hỏi han dài giòng. Chỉ nên dụng công tu tập là tốt nhất. Khi xưa đức Thế Tôn đưa cành hoa lên và Ngài Ca Diếp hiểu ý mỉm cười và đắc tâm ấn. Đó là ý trên “khỏi phải hỏi miệng, chỉ dùng mắt nhìn xem thì biết”.



Đại pháp sư: Không cần dùng mắt nhìn cũng có thể biết được, tôi ở Mỹ quốc khi chưa đến đây, đã biết trước, ông là một vị lão tu hành.

Lão hòa thượng: Không phải đâu! Không phải đâu! Tôi luôn luôn có cảm giác là cái vỏ giả tạm nầy vẫn không tự tại.

Đại pháp sư nói: Tự tại hay không tự tại cũng đừng bao giờ để ý đến nó!

Lão hòa thượng: Không để ý đến nó cũng là đau khổ!

Đại pháp sư nói: Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm! Ông phải giữ gìn thân thể (sức khỏe)!

Hoà Thượng Tuyên Hóa tán thán là dù ở xa bên Mỹ quốc, Ngài vẩn biết Lão Hòa Thượng là bậc chơn tu, thế nhưng Lão Hòa Thượng khiêm tốn không nhận: “Không phải, Không phải đâu”. Ngài không dám tự mãn mà luôn soi xét và kiễm điểm mình. Ngài quán chiếu thân này là túi da thúi thật nhiều phiền hà, tuổi già sức yêú chẳng có gì là tự tại cả. Thế nhưng chúng sanh ai cũng cần đến cái thân này để tu hành, giống như qua sông phải cần đến ghe thuyền. Vì dùng thân làm phương tiện, nên cũng phải chú ý đến sức khỏe. Đó là lời khuyên của Hòa Thượng Tuyên Hóa.



Lão hòa thượng: Có giữ gìn cũng không giữ gìn đựơc!

Thân này vốn do nhân duyên hợp thành, căn bản nó là không thật, cho nên làm sao tồn tại mãi được.



Đại pháp sư: Không giữ gìn cũng được giữ gìn!

Cho dù là thật hay không thật, có hay không có, hành giả cũng đừng nên chấp vào nó, đừng an trụ vào đâu để sanh khởi vọng tâm, mà hãy xem tất cả như mộng, huyển, bọt, bóng, như sương, như điện chớp. Chớ nên khởi tâm phân biệt. Vì vậy mà nói: “Không chấp là Bồ Tát; Chấp mới phải là Bồ Tát. Có lo cũng chẳng lo xong; Không lo cũng cần phải lo”.



Lão hòa thượng nói: Không chỗ trụ !

Đại pháp sư nói: Giữ gìn đó cũng là không chỗ trụ ! (Cố dã thị vô sở trụ!)

http://www.dharmasite.net/ThienThoai.htm


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.21 khách