...NÚI VẪN LÀ NÚI!SÔNG VẪN LÀ SÔNG !???

Nụ cười bằng mười thang thuốc bổ, vừa đọc vừa cười ... Kính mời các bạn sưu tập, sáng tác những hình ảnh truyện cười bình luận thiền vị.
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: ...NÚI VẪN LÀ NÚI!SÔNG VẪN LÀ SÔNG !???

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

battinh đã viết:
Thánh_Tri đã viết:
Không phải, vì những người trên viết sai, nên tôi cố tình viết lại. Do không tu nên không hiểu đó thôi.

Tôi tra ra câu nói đó là của Thiền Sư Thanh Nguyên Duy Tín trong Truyền Đăng Lục, quyển 22.

Thiền Sư Thanh Nguyên Duy Tín nói:

"Lão tăng, 30 năm trước khi chưa học thiền thấy núi là núi, nước là nước.
Sau nhân theo thiện tri thức chỉ cho chỗ vào thì thấy núi chẳng phải núi, nước chẳng phải nước. Rồi nay đã thể nhập chốn yên vui tịch tĩnh thì thấy núi chỉ là núi, nước chỉ là nước."
Núi nghiêng mình bên sông,
Sông lấp lánh dáng núi.

Đó là chỗ vào thấy núi chẳng phải núi, nước chẳng phải là nước.
:D
Thiện hữu battinh àh tangbong ...chớ a dua theo...
Đồng Nát quý mến thiện hữu nên nói thật lòng đó, đừng giận Đồng Nát nghe! kinhle


chanhkien
Bài viết: 38
Ngày: 27/02/12 03:28
Giới tính: Nam
Đến từ: usa

Re: ...NÚI VẪN LÀ NÚI!SÔNG VẪN LÀ SÔNG !???

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhkien »

tangbong
Sửa lần cuối bởi chanhkien vào ngày 09/07/12 01:13 với 3 lần sửa.


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: ...NÚI VẪN LÀ NÚI!SÔNG VẪN LÀ SÔNG !???

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

chanhkien đã viết:Núi Sôngái dục mà...Sao lại nói thấy hay không thấy?...Quý vị nên nhớ các pháp do dục sanh cũng do dục diệt.

Pháp giải thoát chính là đây!
Không phải pháp nào cũng do dục sanh.
Pháp khổ do dục sanh.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: ...NÚI VẪN LÀ NÚI!SÔNG VẪN LÀ SÔNG !???

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Đồng Nát đã viết:
battinh đã viết:
Thánh_Tri đã viết:
Không phải, vì những người trên viết sai, nên tôi cố tình viết lại. Do không tu nên không hiểu đó thôi.

Tôi tra ra câu nói đó là của Thiền Sư Thanh Nguyên Duy Tín trong Truyền Đăng Lục, quyển 22.

Thiền Sư Thanh Nguyên Duy Tín nói:

"Lão tăng, 30 năm trước khi chưa học thiền thấy núi là núi, nước là nước.
Sau nhân theo thiện tri thức chỉ cho chỗ vào thì thấy núi chẳng phải núi, nước chẳng phải nước. Rồi nay đã thể nhập chốn yên vui tịch tĩnh thì thấy núi chỉ là núi, nước chỉ là nước."
Núi nghiêng mình bên sông,
Sông lấp lánh dáng núi.

Đó là chỗ vào thấy núi chẳng phải núi, nước chẳng phải là nước.
:D
Thiện hữu battinh àh tangbong ...chớ a dua theo...
Đồng Nát quý mến thiện hữu nên nói thật lòng đó, đừng giận Đồng Nát nghe! kinhle
Xin bác đọc lại cho kỹ những chữ tôi tô đậm trong hai câu thơ nhé bác. Tôi không a dua theo bác Thánh trí, mà tôi có quyền nói lên chỗ hiểu biết của tôi, dù cho đó là sai đối với bác hay với người khác. Nếu có sai thì xin bác chỉ dạy cho tường tận.

Chỗ hiểu của tôi như vầy:

- "nghiêng mình" và lấp lánh dáng" (do tôi viết ra để chứng minh) là những ý niệm ảo về một ngọn núi và con sông. Ngọn núi to lớn (thật) đứng bên cạnh một con sông rộng (thật), nhìn vào nước ta thấy ngọn núi như nghiêng mình lấp lánh trong nước (ảo) mà cho đó là thật mà quên đi núi và sông vẫn là thực tại trước mắt ta. Nói là quên mình chấp bóng là thật, như thấy bóng mình trên tường thì cho đó là mình. Như vậy là khi vào học đạo, chúng ta để cho những ý niệm, vọng tưởng dẫn dắt mình, rồi cho đó là thật thì chẳng phải đúng với câu: "núi chẳng phải núi, nước chẳng phải nước" hay sao?

Còn cái thấy của bác thế nào, xin nói ra cho mọi người rõ. tangbong

Kính.
Sửa lần cuối bởi battinh vào ngày 22/06/12 06:31 với 1 lần sửa.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
chanhkien
Bài viết: 38
Ngày: 27/02/12 03:28
Giới tính: Nam
Đến từ: usa

Re: ...NÚI VẪN LÀ NÚI!SÔNG VẪN LÀ SÔNG !???

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhkien »

tangbong
Sửa lần cuối bởi chanhkien vào ngày 09/07/12 01:13 với 4 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: ...NÚI VẪN LÀ NÚI!SÔNG VẪN LÀ SÔNG !???

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"dieungo"]
Vậy cái biết không thấy núi ấy có phải vọng niệm không?
Hiện tại tôi đem cái giai đoạn đang tham thiền không thấy núi sông đó ra mà nói bằng lời thì tức là niệm hư vọng rồi. Nhưng không nói thì không ai biết.

Nhưng ngay khi đang tham thiền không thấy núi sông đó thì không có một ý niệm thấy hay không thấy nào, chính vì vậy mà nói là tâm cảnh đều quên. Người đến chỗ đó thì không còn biết mình là ai, không còn thấy cảnh bên ngoài bên trong, không còn biết mình ở đâu, và làm gì, tất cả đều không biết, thì lấy gì mà biết "không thấy núi không thấy sông", chính ngay không biết gì mới tạm gọi là "không thấy núi không thấy sông", chỉ ngây ngây ngơ ngơ tợ như người mất trí vậy. Nhưng đó là người có công phu miên mật, nghi tình dầy đặc, sắp bùn vỡ để kiến tánh rồi.

Ngay lúc đó dù ĐH có hỏi họ "Cái biết không thấy núi ấy có phải vọng niệm không?", thì họ cũng không trả lời được, bởi nghi tình thành khối, và chẳng còn thấy nghe hay biết theo vọng thức của người thế tục nữa.

Khi nào nghi tình bùn vở họ kiến tánh minh tâm rồi, thì thấy nghe hay biết nhưng không còn của vọng thức nữa mà là của tự tánh chân tâm. Cho nên cái thấy nghe hay biết đó khác với người thường, tức là thấy nghe hay biết mà không còn phân biệt, chỉ thấy trung trực với thực tại của vạn vật. Tức là bằng cái thấy "như thị".

Dĩ nhiên hiện tại tôi còn nói như thế là tôi còn chưa đến mức đó, bởi công phu còn gián đoạn. Vì thế mới nói là ở mức đầu của giai đoạn 2. Còn người đến mức tâm cảnh đều quên không biết mình là ai, làm gì, ở đâu là người đã đến mức cuối cùng của giai đoạn 2, sắp vào giai đoạn 3 (ngộ đạo).


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: ...NÚI VẪN LÀ NÚI!SÔNG VẪN LÀ SÔNG !???

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Kính mời bác Đồng Nát vào đọc những "niệm hư vọng" của bác Thánh Tri, rồi so sánh với "niệm hư vọng" của tôi có chỗ nào gọi là "a dua" không!?

Buồn chết đi được! :((


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: ...NÚI VẪN LÀ NÚI!SÔNG VẪN LÀ SÔNG !???

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

Chào ĐH ThanhTri
Người đến chỗ đó thì không còn biết mình là ai, không còn thấy cảnh bên ngoài bên trong, không còn biết mình ở đâu, và làm gì, tất cả đều không biết, thì lấy gì mà biết
Thật nguy rồi ĐH, ThanhTri nên nghiên cứu kỹ đoạn này:
Một hôm, ngài Huệ Khả bạch với Tổ Đạt-ma: "Bạch Hòa thượng, tâm con không an, xin Hòa thượng dạy con pháp an tâm. " Tổ Đạt-ma bảo: "Đem tâm ra ta an cho. " Ngài Huệ Khả tìm lại tâm mình, tìm mãi không được, bèn thưa: "Bạch Hòa thượng, con tìm tâm không được. " Tổ bảo: "Ta đã an tâm cho ngươi rồi! "
Tổ Huệ Khả nhận được yếu chỉ đó rồi, Ngài tu một thời gian và trình với Tổ Đạt-ma: "Hiện con đã dứt hết các duyên. " Tổ Đạt-ma bảo: "Coi chừng rơi vào không. " Ngài Huệ Khả thưa: "Rõ ràng thường biết, làm sao không được. " Tổ Đạt-ma liền ấn chứng cho Huệ Khả.
ĐH đang rơi vào cái không vậy.

Tự tánh như mặt nước
Luôn phản chiếu trời mây
Tánh thức như con sóng
làm méo mó mây trời
Tổ Huệ Năng nói:"Nếu ông đến đây vì cầu pháp, thì hãy đứng yên lặng, ta sẽ nói cho. " Thượng tọa Minh đứng yên lặng giây lâu, Tổ bảo: "Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, cái gì là Bản lai diện mục của Thượng tọa Minh? "
Sửa lần cuối bởi dieungo vào ngày 22/06/12 08:03 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: ...NÚI VẪN LÀ NÚI!SÔNG VẪN LÀ SÔNG !???

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Thật ra núi sông này đồng nghĩa bài thơ Tô Đông Pha "Sóng Chiết Giang". Chỗ thấy trước và sau về núi sông đều không khác nhau, tương đương với câu "Không ngờ chúng sanh xưa hay đã là Phật"... Chỉ có đi thật sâu vào mới hiểu còn giải thích bên ngoài vô phương hiểu...


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: ...NÚI VẪN LÀ NÚI!SÔNG VẪN LÀ SÔNG !???

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

dieungo đã viết:Chào ĐH ThanhTri
Người đến chỗ đó thì không còn biết mình là ai, không còn thấy cảnh bên ngoài bên trong, không còn biết mình ở đâu, và làm gì, tất cả đều không biết, thì lấy gì mà biết
Thật nguy rồi ĐH, ThanhTri nên nghiên cứu kỹ đoạn này:
Một hôm, ngài Huệ Khả bạch với Tổ Đạt-ma: "Bạch Hòa thượng, tâm con không an, xin Hòa thượng dạy con pháp an tâm. " Tổ Đạt-ma bảo: "Đem tâm ra ta an cho. " Ngài Huệ Khả tìm lại tâm mình, tìm mãi không được, bèn thưa: "Bạch Hòa thượng, con tìm tâm không được. " Tổ bảo: "Ta đã an tâm cho ngươi rồi! "
Tổ Huệ Khả nhận được yếu chỉ đó rồi, Ngài tu một thời gian và trình với Tổ Đạt-ma: "Hiện con đã dứt hết các duyên. " Tổ Đạt-ma bảo: "Coi chừng rơi vào không. " Ngài Huệ Khả thưa: "Rõ ràng thường biết, làm sao không được. " Tổ Đạt-ma liền ấn chứng cho Huệ Khả.
ĐH đang rơi vào cái không vậy.

Tự tánh như mặt nước
Luôn phản chiếu trời mây
Tánh thức như con sóng
làm méo mó mây trời
Đôi khi tự tu không có tri thiện tri thức chỉ dẫn, thì phải nhập không như thế sau đó mới thoát ra lấy dụng (cái biết) để chứng tiếp phần sau.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: ...NÚI VẪN LÀ NÚI!SÔNG VẪN LÀ SÔNG !???

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

dieungo đã viết:Chào ĐH ThanhTri
Người đến chỗ đó thì không còn biết mình là ai, không còn thấy cảnh bên ngoài bên trong, không còn biết mình ở đâu, và làm gì, tất cả đều không biết, thì lấy gì mà biết
Thật nguy rồi ĐH, ThanhTri nên nghiên cứu kỹ đoạn này:
Một hôm, ngài Huệ Khả bạch với Tổ Đạt-ma: "Bạch Hòa thượng, tâm con không an, xin Hòa thượng dạy con pháp an tâm. " Tổ Đạt-ma bảo: "Đem tâm ra ta an cho. " Ngài Huệ Khả tìm lại tâm mình, tìm mãi không được, bèn thưa: "Bạch Hòa thượng, con tìm tâm không được. " Tổ bảo: "Ta đã an tâm cho ngươi rồi! "
Tổ Huệ Khả nhận được yếu chỉ đó rồi, Ngài tu một thời gian và trình với Tổ Đạt-ma: "Hiện con đã dứt hết các duyên. " Tổ Đạt-ma bảo: "Coi chừng rơi vào không. " Ngài Huệ Khả thưa: "Rõ ràng thường biết, làm sao không được. " Tổ Đạt-ma liền ấn chứng cho Huệ Khả.
ĐH đang rơi vào cái không vậy.

Tự tánh như mặt nước
Luôn phản chiếu trời mây
Tánh thức như con sóng
làm méo mó mây trời
Tổ Huệ Năng nói:"Nếu ông đến đây vì cầu pháp, thì hãy đứng yên lặng, ta sẽ nói cho. " Thượng tọa Minh đứng yên lặng giây lâu, Tổ bảo: "Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, cái gì là Bản lai diện mục của Thượng tọa Minh? "
Đến đó mới là giai đoạn 2, thành ra chưa giác ngộ. Cho nên tổ nói "Vô Tâm còn cách một bờ ao". Do vậy phải phá vỡ chỗ đó thì mới đến gian đoạn 3 tức là minh tâm kiến tánh. Ai bảo chỉ ở giai đoạn 2 mãi đâu? Nhưng đến đó thì không phải là việc dễ dàng. Huống chi là đến được với giai đoạn 3 ư?

Người tham thiền phải trải qua 3 giai đoạn nầy mới được. Ai cũng phải thế, hễ chọn đi đường nầy là phải thế. Phật cũng thế, tổ cũng thế, mình cũng phải thế. Bởi không có đường khác để đi.

Ai đi đường nầy rồi cũng phải tới chỗ "vô tâm" ấy. Đến vô tâm mới vượt vô tâm để đến với chân tâm tự tánh. Do vậy nói "Vô Tâm là Cửa của Giải Thoát". Muốn giải thoát phải vào của Vô Tâm nầy, mở ra và đi tới mới giải thoát.

Thiền Sư Đại Huệ nói đúng: "Bậc sĩ phu trí thức trong cuộc sống, suốt đời suy lường tính toán, vừa nghe thiện tri thức thuyết pháp vô sở đắc trong tâm liền nghi hoặc, e sợ lọt vào KHÔNG. Diệu Hỷ (Đại Huệ) mỗi khi gặp thấy thì hỏi họ rằng: "Kẻ e sợ lọt vào KHÔNG này liệu có thể không như nó được chăng?" Người đời thường trăm phần trăm mịt mù không rõ vì hàng ngày cứ đem suy nghĩ tính toán làm nhà cửa, chợt nghe nói không có chỗ để suy nghĩ thì cảm thấy hoang mang mịt mù, chẳng có chỗ dựa. Không biết ngay nơi chẳng có chỗ dựa đó tức là chỗ an thân lập mạng của chính mình.

Còn có một số người mới vừa nghe thiện tri thức kể việc này, lại đem tâm ý thức so sánh suy lường rằng: Nếu như thế chẳng phải lọt vào "không" sao? Đối với những người này, Diệu Hỷ bất đắc dĩ nói với họ: "Ông chưa từng được "không" lấy gì để sợ, như đi ghe chưa chìm đã vội nhảy xuống nước". Thấy họ chưa hiểu nên tôi không tiếc khẩu nghiệp nói dài dòng thêm: "Cái sợ lọt vào không đó còn có "không" được chăng?"

Nghĩa "không" là hiển bày sự dụng: Mắt ông nếu chẳng không thì lấy gì để thấy sắc, tai ông nếu chẳng không thì lấy gì để nghe tiếng, mũi ông nếu chẳng không thì lấy gì để ngửi, lưỡi ông nếu chẳng không thì lấy gì để nếm, thân ông nếu chẳng không thì lấy gì để cảm giác, ý ông nếu chẳng không thì lấy gì để phân biệt vạn pháp?"



Tổ Hoàng Bá nói: "Nói cúng dường mười phương chư Phật không bằng cúng dường một đạo nhân vô tâm. Tại sao? Kẻ vô tâm là vô tất cả tâm, chẳng phải tuyệt không. Cái bản thể như như bên trong như gỗ đá chẳng lay chẳng động, bên ngoài như hư không chẳng nghẽn chẳng ngại, vô năng sở, vô phương sở, vô tướng mạo, vô đắc thất. Kẻ tu chẳng dám vào pháp này, e sợ đọa vào rỗng không chẳng chỗ đứng chân,nên cảm thấy khó, rồi lui sụt. Trái lại đều rộng cầu tri kiến, cho nên kẻ cầu tri kiến thì rất nhiều, kẻ ngộ đạo thì rất ít."


Thôi phải thực hành mới hiểu lời tôi nói. Nếu không thì như ông nói gà bà nói vịt vậy thôi. Bởi tâm mình hay bám dính, nói một lời liền dính một lời để rồi suy diễn thêm lời khác, rồi lại nói lời khác liền bám vào lời khác để suy diễn thêm về lời khác nữa. Biết bao giờ mới ngừng nghĩ! Biết bao giờ mới nhận ra. Do vậy nói "Đi một ly là xa ngàn dậm". Học giáo môn phải cẩn thận điều nầy. "Y kinh giải nghĩa tam thế phật oan".

Thôi hãy yên nghĩ đi.

An vui nhé.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: ...NÚI VẪN LÀ NÚI!SÔNG VẪN LÀ SÔNG !???

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Nhưng ngay khi đang tham thiền không thấy núi sông đó thì không có một ý niệm thấy hay không thấy nào, chính vì vậy mà nói là tâm cảnh đều quên. Người đến chỗ đó thì không còn biết mình là ai, không còn thấy cảnh bên ngoài bên trong, không còn biết mình ở đâu, và làm gì, tất cả đều không biết, thì lấy gì mà biết "không thấy núi không thấy sông", chính ngay không biết gì mới tạm gọi là "không thấy núi không thấy sông", chỉ ngây ngây ngơ ngơ tợ như người mất trí vậy.
Trên đây là tam thiền vô tưởng, không phải tổ sư thiền, đ/h Thánh_Tri hãy đối chiếu
và xem lại các phần tô đậm và gạch đích ở trên và ở dưới.
(năm 78, kn đã từng tu tập qua loại thiền này, và đã kinh nghiệm qua)
"Lão tăng, 30 năm trước khi chưa học thiền thấy núi là núi, nước là nước.
Sau nhân theo thiện tri thức chỉ cho chỗ vào thì thấy núi chẳng phải núi, nước chẳng phải nước. Rồi nay đã thể nhập chốn yên vui tịch tĩnh thì thấy núi chỉ là núi, nước chỉ là nước."
Tổ Đạt-ma bảo: "Coi chừng rơi vào không. " Ngài Huệ Khả thưa: "Rõ ràng thường biết, làm sao không được. " Tổ Đạt-ma liền ấn chứng cho Huệ Khả.
Người, vật và cảnh thấy giống như nhau không khác biệt, chỉ khác biệt ở chổ bất động, chuyển động và di động, đ/h có thể không tin lời của kn, đ/h nên tìm hỏi lại các chư vị đã từng thực nghiệm và thực chứng qua, nhờ giải thích kỷ sẽ hiểu rõ.

KN đã từng tu tập sai, kn không nỡ thấy có người hiểu sai mà làm ngơ như không thấy,
nếu có gì vô tình mạo phạm, hay làm cho đ/h phiền hà, xin đ/h Thánh_Tri vui lòng bỏ qua cho. tangbong


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.17 khách