Thiền đăng!!!!????

Nụ cười bằng mười thang thuốc bổ, vừa đọc vừa cười ... Kính mời các bạn sưu tập, sáng tác những hình ảnh truyện cười bình luận thiền vị.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Lễ Khánh Thành Trung Tâm Tu Học Thiện Đức

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

LễkhánhthànhTTTD (34).JPG
LễkhánhthànhTTTD (34).JPG (159.79 KiB) Đã xem 1429 lần
LễkhánhthànhTTTD (36).JPG
LễkhánhthànhTTTD (36).JPG (152.9 KiB) Đã xem 1430 lần
LễkhánhthànhTTTD (40).JPG
LễkhánhthànhTTTD (40).JPG (156.29 KiB) Đã xem 1429 lần
LễkhánhthànhTTTD (42).JPG
LễkhánhthànhTTTD (42).JPG (151.69 KiB) Đã xem 1431 lần
Tụng chú Đại Bi, kinh hành trong ngôi chánh điện.
Lễ an vị hai tôn tượng và khánh thành Trung Tâm Tu Học Thiện Đức kết thúc. Đại chúng thọ trai và nghỉ ngơi.

Hai giờ chiều bắt đầu nghi thức lạy Hồng Danh Sám Hối và niệm Phật kinh hành trong ngôi chánh điện.
LễkhánhthànhTTTD (52).JPG
LễkhánhthànhTTTD (52).JPG (174.41 KiB) Đã xem 1432 lần
Đại Đức Thích Hằng Đạt đang thuyết pháp.
LễkhánhthànhTTTD (55).JPG
LễkhánhthànhTTTD (55).JPG (172.97 KiB) Đã xem 1432 lần
Ngồi thiền.
LễkhánhthànhTTTD (66).JPG
LễkhánhthànhTTTD (66).JPG (145.2 KiB) Đã xem 1427 lần
LễkhánhthànhTTTD (69).JPG
LễkhánhthànhTTTD (69).JPG (122.17 KiB) Đã xem 1429 lần
LễkhánhthànhTTTD (70).JPG
LễkhánhthànhTTTD (70).JPG (141.51 KiB) Đã xem 1425 lần
Niệm hồng danh "Nam Mô A Di Đà Phật" và kinh hành trong ngôi chánh điện.
LễkhánhthànhTTTD (76).JPG
LễkhánhthànhTTTD (76).JPG (124.77 KiB) Đã xem 1427 lần
Đại Đức Thích Hằng Đạt đang giải đáp các câu hỏi của các Phật Tử.
Buổi lễ kết thúc vào lúc 5 giờ chiều cùng ngày.
LễkhánhthànhTTTD (60).JPG
LễkhánhthànhTTTD (60).JPG (189.85 KiB) Đã xem 1421 lần


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Hòa Thượng Viên Minh tại Trung Tâm Thiện Đức

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Hòa Thượng Viên Minh thuyết pháp tại Trung Tâm Thiện Đức
Thật là phước duyên lớn được cung thỉnh Sư Trưởng Tổ Đình Bửu Long, Hòa Thượng Viên Minh, ban cho hội chúng các thời thuyết giảng tại Trung Tâm Thiện Đức nhân dịp Hòa Thượng sang Hoa Kỳ và lần đầu tiên ghé thăm thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

Hòa thượng Viên Minh đã đến thuyết pháp tại Trung Tâm Thiện Đức ba ngày, từ thứ sáu đến chủ nhật:

Thứ sáu, ngày 22 tháng 5 năm 2015:
  • - Từ 7:00PM đến 9:00PM
    - Đề tài thuyết giảng: Thiền trong đời sống.
Thứ bảy, ngày 23 tháng 5 năm 2015:
  • - Từ 3:00PM đến 5:00PM
    - Đề tài thuyết giảng: Trở lại với chính mình.
Chủ nhật, ngày 24 tháng 5 năm 2015:
  • - Từ 9:00AM đến 12:00PM
    - Thuyết giảng và thọ trai.
Hình ảnh buổi thuyết pháp của Hòa Thượng Viên Minh, tại Trung Tâm Thiện Đức, chiều ngày 23 tháng 5 năm 2015:
TT.ThiệnĐức.JPG
TT.ThiệnĐức.JPG (241.41 KiB) Đã xem 1399 lần
Mặt tiền Trung Tâm Thiện Đức.
HT. ViênMinh (1).JPG
HT. ViênMinh (1).JPG (151.43 KiB) Đã xem 1400 lần
Tượng Phật Thích Ca và Bồ tát Quán Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn trong chánh điện.
HT. ViênMinh (2).JPG
HT. ViênMinh (2).JPG (203.29 KiB) Đã xem 1398 lần
HT. ViênMinh (3).JPG
HT. ViênMinh (3).JPG (154.74 KiB) Đã xem 1398 lần
Đại chúng lần lượt vào chánh điện để nghe Hòa thượng Viên Minh thuyết pháp.
HT. ViênMinh (4).JPG
HT. ViênMinh (4).JPG (151 KiB) Đã xem 1402 lần
Đại chúng nghiêm chỉnh tiếp đón Hòa Thượng Viên Minh vào chánh điện.
HT. ViênMinh (5).JPG
HT. ViênMinh (5).JPG (151.27 KiB) Đã xem 1399 lần
Hòa thượng Viên Minh an tọa tại bàn thuyết pháp sau khi chào đại chúng.
HT. ViênMinh (6).JPG
HT. ViênMinh (6).JPG (164.94 KiB) Đã xem 1400 lần
Cư sĩ Nguyễn Duy Nhiên, tại Trung Tâm Sinh Thức đang giới thiệu Hòa thượng Viên Minh với đại chúng.
HT. ViênMinh (7).JPG
HT. ViênMinh (7).JPG (134.47 KiB) Đã xem 1398 lần
HT. ViênMinh (8).JPG
HT. ViênMinh (8).JPG (157.64 KiB) Đã xem 1400 lần
Hòa thượng Viên Minh đang thuyết pháp và giải đáp các câu hỏi về Phật pháp của các Phật Tử.
Buổi thuyết pháp chấm dứt lức 6 giờ chiều cùng ngày.

Cũng trong tuần này, Trung Tâm Thiện Đức cũng được vinh hạnh đón tiếp Hòa Thượng Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh) đến thuyết pháp vào các ngày thứ hai và thứ ba (18-19 tháng 5 năm 2015) từ 7 giờ đến 9 giờ tối. Tôi không tham dự được vì quá xa nơi tôi cư ngụ và trời tối bất tiện trong việc đi và về.

Chủ nhật ngày mai, tôi cũng sẽ đến Trung Tâm Thiện Đức để nghe Hòa Thượng Viên Minh thuyết pháp lần cuối cùng trước khi Hòa Thượng rời Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn đến nơi khác trên đường hoằng pháp của Hòa Thượng tại nước ngoài.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Hòa Thượng Viên Minh tại Trung Tâm Thiện Đức

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Hình ảnh Hòa Thượng Viên Minh thuyết pháp và trả lời các câu hỏi của Phật Tử tại Trung Tâm Thiện Đức ngày chủ nhật 24 tháng 5 năm 2015:
khóatu24-5-2015 (3).JPG
khóatu24-5-2015 (3).JPG (131.77 KiB) Đã xem 1380 lần
Cư sĩ Nguyễn Duy Nhiên giới thiệu và hướng dẫn cách đặt câu hỏi cho các Phật Tử.
khóatu24-5-2015 (4).JPG
khóatu24-5-2015 (4).JPG (163.32 KiB) Đã xem 1379 lần
khóatu24-5-2015 (5).JPG
khóatu24-5-2015 (5).JPG (147.27 KiB) Đã xem 1378 lần
Đại chúng đang ngồi nghe Hòa Thượng trả lời các câu hỏi của Phật Tử.
khóatu24-5-2015 (6).JPG
khóatu24-5-2015 (6).JPG (150.73 KiB) Đã xem 1382 lần
Hòa Thượng Viên Minh đang đọc câu hỏi của Phật Tử.
khóatu24-5-2015 (7).JPG
khóatu24-5-2015 (7).JPG (132.43 KiB) Đã xem 1381 lần
Cô Tâm Diệu Phú thay mặt đại chúng tác bạch lên Hòa Thượng những cảm tưởng về khóa tu và cúng dường.
khóatu24-5-2015 (11).JPG
khóatu24-5-2015 (11).JPG (148.42 KiB) Đã xem 1383 lần
Hòa Thượng Viên Minh đang nghe lời tác bạch của cô Tâm Diệu Phú.
khóatu24-5-2015 (12).JPG
khóatu24-5-2015 (12).JPG (166.65 KiB) Đã xem 1349 lần
Buổi lễ bế mạc lúc 12 giờ 30 trưa ngày 24-5-2015 sau khi thọ trai và chụp hình lưu niệm.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thiền đăng!!!!????

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Tháng sáu 2015
Tháng sáu 2015
LịchPhật&Bồtát (6).JPG (215.29 KiB) Đã xem 1342 lần


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thiền đăng!!!!????

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Tháng Bảy 2015
Tháng Bảy 2015
LịchPhật&Bồtát (7).JPG (253.16 KiB) Đã xem 1286 lần


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Giai Thoại Chốn Am Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

(Trích đăng: "Giai Thoại Chốn Am Thiền", tác giả Phổ Hòa, Nha Tuyên Úy Phật Giáo ấn hành, năm 1967, chùa Giác Hoàng tái bản, năm 2001, trang 29-33))
TÂM TƯ HAI CHỤC BÁNH DẦY
Chùa Quán Sứ, nơi đầu tiên phát động phong trào chấn hưng Phật giáo, bởi ngay từ năm 1934, một số nhân sĩ có nhận định cần phát huy tinh thần dân tộc qua đức tin cổ truyền, nên thành lập hội Phật Giáo Việt Nam để đào tạo Tăng tài và đưa giáo lý Phật vào văn học giới.

Công nghiệp xiễn dương đạo pháp của Hội Việt Nam Phật Giáo đã làm thức tỉnh nhân quần qua những lần luân lưu thuyết pháp tại các Chi Hội các thôn xã, và nhất là đã xuất bản tờ Đuốc Tuệ, một cơ quan ngôn luận và truyền bá Phật giáo có ảnh hưởng không nhỏ thời bấy giờ.

Ngoài những công việc khai tràng, thuyết pháp, ấn hành báo chí kinh sách, mục phiêu chính của hội Việt Nam Phật Giáo là đào tạo Tăng tài để tiếp nối mệnh mạch thiền gia và phát huy đạo pháp tương lai. Người ta đã thấy phát xuất các vị Tăng đạo hạnh và có học vấn như: Trí Hải, Tố Liên, Tuệ Chiếu, Thái Hòa, Vĩnh Tường v.v... đã từng một phen hưng long Tam Bảo.

Nhưng với những hoạt động Phật sự đương thời, các bậc hữu tâm vẫn chưa lấy làm toại ý nên đã gây dựng mầm non thế hệ, và năm 1944 đã thành lập một trường Đại Học Phật Học tại chùa Quán Sứ qui tụ một số thanh niên Tăng mà nay đều có thành tích tranh đấu cho đạo pháp như: Trí Quang, Tâm Châu, Tâm Giác, Thanh Kiểm v.v..., đắp nền cho Giáo Hội Phật Giáo Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất hiện tại.

Điều đáng kể chuyện cống hiến độc giả là trong số thanh niên Tăng Sinh viên Đại Học gồm mười ba vị, có một nhà Sư thông minh nhưng bướng bỉnh, văn thơ khoáng đạt hơn người đã làm Hòa thượng Trí Độ, Giám Đốc Viện Đại Học phải phì cười và ban cho một tước hiệu là Tổ Dầy, câu chuyện như sau:

Nhân một buổi Sinh viên quây quần trong buổi học tối (vì Sinh viên Tăng đều phải theo chế độ nội trú), Đại Đức Phổ Tuệ hứng chí viết lên bảng một bài thơ chữ Nho:
  • Tham lợi đồ danh mãn thế gian
    Bất như phá nạp đạo nhân nhàn
    Lung kê hữu thực thang oa cận
    Giã hạc vô lương thiên địa khoan
    Phú quí bách niên nan bảo thủ
    Luân hồi lục đạo dị tuần hoàn
    Khuyến quan tảo cấp tu hành sự
    Nhất thất nhân thân tái phục nan.
Bài thơ được viết lên bảng với nét chữ thảo rồng bay phượng múa, ai xem qua cũng phải tắm tắc ngợi khen.

Chợt một vị Sinh viên Tăng đi chơi về đưa ra một gói bánh dầy, nói là cúng dường buổi tối cho vui buổi học. Các Sinh viên Tăng kiểm điểm nhau thấy còn thiếu một vị đi chơi chưa về, mà tính tình vị này, ai ai cũng biết, sức học khá nhưng có vẻ hơi kiêu, nên quyết định là sẽ chia phần đầy đủ, còn lại chia xuống cho Tịnh nhân, không cần chờ đợi.

Nhưng, chợt tiếng cười rộ phát ra nơi cửa ra vào, vị Sinh viên Tăng trẻ tuổi cũng vừa về, vừa cười vừa nói:

- Quí vị định thụ hưởng bánh dầy, không cho đệ chung hưởng thì còn đâu là "Lục hòa" trong đạo?

Đại đức Thanh Vượng, người có nhã ý cúng bánh dầy, vốn biết tài vị Sinh viên Tăng nọ, liền nói giỡn:

- Ấy! Tiểu đệ cúng dàng chư Tăng, nhưng vì Hòa thượng Giám đốc muốn thử tài sinh viên xem mấy tháng nay học hành ra sao, nên ngài có ra một bài thơ viết trên bảng kia và bắt tất cả Sinh viên Tăng phải họa lại, ai họa được trước thì hưởng cả hai chục bánh dầy, mà ai không họa được thì phải nhịn! Hiện chư Tăng đang ngồi nghĩ thơ cả đấy, tôn huynh thử tỏ tài xem!

Vị Sinh viên Tăng vừa về không nói không rằng, ngồi xuống hý hoáy làm bài. Khoảng một giờ sau, trong khi các người thì học bài, người thì viết lại bài luận buổi sáng, vị Sinh viên Tăng thông thốc cầm tờ giấy viết viết, xóa xóa xuống phòng Giám Đốc.

- Bạch Hòa thượng! Con họa thơ xong rồi ạ!

Hòa thượng Trí Độ vô cùng ngạc nhiên, nhưng cũng hoan hỷ gọi vào. Sau khi hỏi qua tự sự mới hay là một chuyện thử tài nhau chơi, nhưng ngài vẫn yên lặng để nghe vị Sinh viên Tăng nọ đọc bài thơ họa với đầu đề: "Xúc cảm hoài ngâm" như sau:
  • Dĩ phú nam thân sinh thử gian
    Phân thân thế sự mạc cô nhàn
    Trì tam xích kiếm sơn hà thái
    Liễu ngũ đình tâm vũ trụ khoan
    Quốc biến anh hùng nan tự thủ
    Dân an tu sĩ đắc vô hoàn
    Tri thời, đạt thế phương toàn thiện
    Diệu ngộ tam thừa vị tất nan.
Đọc xong bài thơ Hòa thượng cười bảo:

- Họa vận được đấy, nhưng ngày nay người ta thích thơ Nôm hơn là thơ chữ, Bác phải dịch ra mới trúng giải được.

Vị Sinh viên Tăng vâng lời ngồi ngay trong tư phòng Hòa thượng Giám đốc và dịch thơ. Khoảng nửa giờ sau lại xin đọc. Hòa thượng thấy là người mẫn tiệp, sau khi nghe xong một lượt ngài trịnh trọng mặc áo lên trường học và bảo Sinh viên Tăng nọ ngâm lại cả bài thơ họa lại cùng bài dịch cho toàn thể đều nghe.

Thoạt nghe thơ chữ, ai nấy vỗ tay khen, Sinh viên Tăng nọ lại ngâm bài thơ Nôm dịch y nguyên bản:
  • Ta đã sinh ra đứng cõi đời
    Cuộc đời rối hẹ chớ mần ngơi!
    Tay vung lưỡi thép yên non nước
    Miếng khấn câu kinh cứu giống nòi
    Nước loạn anh hùng khôn lẩn mặt
    Dân an tu sĩ mới bền ngôi
    Biết thời, biết thế đôi đường vẹn
    Bước tới Liên đài cũng dễ thôi!
Ngâm xong, Hòa thượng Giám Đốc tuyên bố trao cả dĩa bánh dầy thưởng cho vị Sinh viên Tăng nọ và bảo:

- Thơ tuy tạm được, nhưng e rồi đây thành công chẳng phải còn ở trong giới nhà chùa, mà phải làm việc tại gia. Tuy nhiên Cư sĩ hay Tăng cốt nhất xiễn dương đạo pháp cũng là đắc quả, rồi ngài hoan hỷ vừa cười vừa nói:

- Cuộc họa thơ hôm nay cũng là một nhân duyên quí hóa, vì đã có người ngỏ tâm tư xuất khẩu thành thơ chỉ vì hai chục bánh dầy, nên ta đặt tên cho Đại đức là Tổ Dầy.

Mọi người đều cười rộ, chung vui trong bữa nước tối, và ai nấy đều ngợi khen trí tài minh mẫn của người bạn thiền môn, nhưng không khỏi nghĩ ngợi về câu tiên đoán của bậc Thiền Tăng liễu đạo.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Giai Thoại Chốn Am Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

(Trích sách đã dẫn, trang 51-59))
TỪ THÚ TIÊU DAO ĐẾN CHUYỆN "CHÚNG SANH NẶNG NGHIỆP"
Đường tu vốn phải "trụ tâm nhất xứ" nghĩa là trước hết cần phải buộc tâm mình váo một nơi, do đó mới có những pháp môn niệm Phật luân quán, niệm Phật quán tưởng, sổ tức, ngồi thiền v.v... cốt ý để cho hành giả lắng lòng mà thấy đạo.

Cũng vì thế mà qui củ trong chốn am thiền hết sức khắt khe, hãy nghe sáng sáng tinh sương, các vị tu hành đọc bài Cảnh Sách "Tịnh Nghiệp Đường" ta mới thấy được ý chí khuyến tu của các bậc Tổ Sư:
  • "Dục tu Tịnh Độ, tu thanh tam nghiệp, tam nghiệp ký khiết, Tịnh Độ khả thành, tam nghiệp bất thuần. Tịnh Độ vô nhân. Cố ư nhị lục thời trung, cần sách thân, khẩu, ý nghiệp:
    • - Thân cần tắc tọa thiền, lễ bái.
      - Khẩu cần tắc phúng tụng mặc ngôn.
      - Ý cần tắc tịnh niệm tương kế.
    Như thị: trú dạ lục thời tố khứ tức Tịnh Độ hiện tiền, tam muội khả biện hỹ.

    Lục thời chi ngoại, bất đắc ngôn đàm, tiếp đối vãng lai, tương khán dĩ phê tịnh nghiệp công phu, như hữu vi thử qui ước giả, Đường chủ cử phạt tam gián bất tòng giả nhiêu tha xuất đường, đông khứ, tây khứ
    ".
Thế có nghĩa: "Những ai muốn tu về pháp môn Tịnh Độ (tức là pháp môn niệm Phật để cầu vãng sanh sang nước Cực Lạc) thì phải làm thế nào tự mình lắng trong ba nghiệp, bởi ba nghiệp có lắng trong thì việc cầu sang Tịnh Độ mới thành tựu được, nếu ba nghiệp không tập luyện thuần thục, không lắng trong được thì làm sao gây được cái nhân "Tịnh Độ". Cho nên trong mười hai giờ, nghĩa là từng khóa, từng khóa qui định suốt cả ngày đêm phải chăm chỉ cảnh tỉnh sách lệ ba nghiệp: thân, miệng, ý, phải thực hiện bằng được:
  • - Thân chăm chỉ tức là phải chăm chỉ ngồi thiền, lễ bái.
    - Khẩu chăm chỉ thì thường tụng kinh hay ngậm miệng nín thinh.
    - Ý chăm chỉ thì phải lâm râm niệm Phật luôn.
Cứ như thế, ngày đêm không bỏ thì Tịnh Độ hiện ra trước mắt và pháp môn chánh định thấy được rõ ràng.

Ngoài ra, trong ngày (lục thời) chẳng nên chuyện trò tiếp xúc với ai, bởi những sự kiện như thế xét ra là đã bỏ mất công phu tịnh niệm. Ví bằng những ai trái với qui ước đã qui định, thì vị chủ chùa sẽ trách phạt và một khi ba lần can ngăn không được mà vẫn còn cứ lăng nhăng thì lập tức đuổi ra khỏi chùa đi đâu mặc ý
".

Ấy đại loại phép tu trong thiền gia khó khăn là thế, cho nên các bậc tu hành ít khi có thì giờ để mà "trông hoa hay chờ trăng" mà ngỏ tâm tình trong vòng thi hứng.

Tuy nhiên, đôi khi có khai thì có gia, nghĩa là có mở phải có đóng hay ngược lại có đóng tất nhiên có mở, khách mới tu hành cần nên "trụ tâm nhất xứ" nhưng người hiểu đạo là phải khoát nhiên giải ngộ hiểu thú tiêu dao để phát tâm Bồ đề cứu độ quần sanh, đó mới là cứu cánh của lối tu Đại thừa".

Tại Quảng Bá, có một Sư Bác nọ rất chăm tụng kinh, niệm Phật nhưng phải cái tật không bỏ được, đó là thú than mây khóc gió, mà như trên đã nói, đó là một điều tối kỵ đối với bậc mới tu.

Các bậc "Sư giả nhân chi mô phạm" thường khắt khe đối với các hàng đệ tử không phải là tư hiềm cá nhân, mà thực ra chỉ muốn cho "học trò" mình phải là "đạo hạnh khả tiêu" chớ như thơ văn trác tuyệt mà thiếu hạnh thì cũng như trong kinh đã dạy "Quảng văn bác vấn nan độ" nghĩa là học rộng hiểu nhiều mà ngã mạn thì "độ" làm sao được!!!

Cũng vì thế mà thú tiêu dao trong tâm tư Sư Bác nọ được ghi lại qua lời thơ mộc mạc nhưng có vẻ phiêu dật, khoát nhiên:
Mai đây khoác áo ra đi
Cuộc đời hỏi có còn gì nữa không?
Bồng tang thỏa chí tang bồng
Cho tâm siêu thoát, cho lòng thanh tao
Nhìn ra đất thấp, trời cao
Mình ta ở giữa tiêu dao tháng ngày
Lúc buồn, trông áng mây bay
Khi vui, đùa với cỏ cây núi rừng
Khi gió mát, khi trăng trong
Khi vin cành quế, ngắt bông hoa cười
Xuân về dốc túi thơ chơi
Đùa cùng non nước, ghẹo người tài hoa
Hạ sang tìm chốn an cư
Vui câu niệm Phật Nam Mô Di Đà
Nguyện cầu đức Phật Thích Ca
Chư vị Bồ tát cùng là Thánh Tăng
Độ cho hết thảy chúng sanh
Thoát vòng danh lợi cạnh tranh khốn hèn
Sanh, già, bệnh, chết khổ duyên
Vui vầy Cực Lạc đạo huyền cảm thông
Thu sang chắp gánh tang bồng
Vui câu sắc sắc, không không thường còn
Rồi mây, rồi nước, rồi non
Còn mây, còn nước ta còn dong chơi!!!
Người tu hành mà thích mây nước dong chơi, nên một ngày kia bài thơ được lọt đến tay Sư Cụ trụ trì, người liền gọi lên mà ban lời giáo huấn, nhất là những câu thơ bay bướm:
Khi gió mát, khi tăng trong
Khi vin cành quế, ngắt bông hoa cười...
Nó đầy vẻ lẳng lơ ong bướm "nan dung" đối với một kẻ mới vào làng Tu, vì vậy Sư Cụ trụ trì truyền đưa Sư Bác qua Hòa Giai để tập làm công tác xã hội.

Thế là Sư Bác được phen dốc túi thơ chơi mà chứng cảnh khổ duyên Sanh, Già, Bệnh, Chết.

Như ai cũng biết tháng ba năm Ất Dậu tại thủ đô Hà Nội, người chết đầy đường chẳng có ai chôn, và cũng vì thế, chư Tăng tổ chức những đoàn "phổ độ", nhất là Sư Cụ Thanh Huy chùa Hòa Giai đã nhờ được Sư Bác giúp sức và sự trợ duyên của các hàng thiện tín mà hàng ngày đã nhặt xác chết đói rải rác trong khắp các nẻo đường Hà Nội để đưa về Nghĩa trang Hợp Thiện, một số khác cứu trợ những người còn đang ngoắc ngoải đưa về trại Giáp Bát.

Công tác từ thiện này đòi hỏi người tu hành một tấm lòng vị tha tích cực và vô úy, nghĩa là người chấp sự phải không chút gì ghê tởm và sợ hãi, ngoài ra người đi nhặt xác chết đói phải có một tâm niệm vững vàng để có dịp hộ niệm cho các vong hồn hoạnh nghiệp mau sanh Tịnh Độ.

Có còn đau khổ nào hơn khi nhà Sư vừa lêch thếch ôm bó chiếu đặt lên chiếc xe bò với hai người kéo, thì bên kia đường một người nằm gục đầu nhỏ rãi, sắc mặt thâm lại không còn chút máu, vì cái đói kinh hồn đã khiến thân người khô đét lại.

Nhà Sư trịnh trọng nâng cái đầu và một người phu phụ nâng hai chân đặt cái xác lên xe để vừa đi vừa tụng niệm, cách khoảng chục thước, một người đàn bà ẻo lả, mắt nhìn yếu ớt ngồi gục bên hè, thoáng trông chiếc xe bò với nhà Sư, mắt sáng hẳn lên, giơ tay khẳng khiu cố vẫy, nhà Sư lại gần đưa cho một chiếc bánh chưng nhưng người đói lắc đầu thều thào qua hơi thở: "Sư Ông bá thí cho con manh chiếu! Chôn cho con!" Nhà Sư vô cùng cảm động và cố an ủi:

- Chưa sao đâu! Hãy cố ăn chút ít đi, Mô Phật! Tôi cho đi tìm cháo, cố ăn đi rồi sẽ tỉnh lại và để xe sau sẽ đưa người xuống Giáp bát trú ngụ tạm thời!

Người đói thốt lên: "Không đâu! Không đâu! Sư Ông cho con lên xe cho con được siêu sinh!!!" tiếp theo câu nói là tiếng nấc cụt, người đói nghẻo đầu xuống rồi thở ra.

Nhà Sư đứng lặng yên, lim dim cặp mắt như cầu nguyện tiễn dưa một người vừa thoát ly cảnh khổ trong cõi Ta Bà. Một phút qua đi, công tác nhặt xác chết đói tiến hành đều đặn và mỗi ngày khoảng năm xe, mỗi xe khoảng chín, mười người, cứ thế, cứ thế, ngày nhặt xác, đêm đến lâm râm tụng niệm cầu siêu, cái thú tiêu dao của nhà Sư đã trở thành công tác cứu sinh độ tử, và không cần học nhiều mà tấm lòng Bồ Đề mở rộng, các kinh điển khó khăn chỉ cần xem qua là thuộc, bởi chính là cơ duyên ứng dụng "cứu độ" sinh linh.

Suốt ba tháng hạ năm Ất Dậu (1945) nhà Sư hốt nhiên "an cư" trong cảnh nhặt xác chết đói và lo việc chôn cất hàng trăm cô hồn hoạnh tử. Những bản kinh tụng trú dạ lục thời bắt buộc phải hành trì là chú vãng sanh và bản tâm: Đà La Ni Vô Ngại.

Mùa "chết đói" đã chấm dứt với bao nhiêu tang tóc đau thương của đất nước, nhà Sư rời cảnh Hòa Gai để về Hưng Ký nương bóng cùng Giải Ngạn Pháp sư, nhưng không lúc nào quên cái thú tiêu dao "độ tử", nên nguồn thơ lai láng, nhà Sư lại nặn được mươi hàng tử vận ngâm nga:
  • Đi Nhặt Xác Chết Đói Cảm Tác

    Thấy người đói chết cỏng còng queo
    Nghĩ kiếp nhân sinh chán phẽo phèo
    Cái mạng bần hàn ti tí tị
    Chút tình lân mẫn tẻo tèo teo
    Còn đam trần lụy vương vương vít
    Vẫn mãi phồn hoa vắt vắt veo
    Phật, Pháp vô cùng vô lượng độ
    Chúng sanh nặng nghiệp sống leo hoeo.
Viết thiên hồi ký hơn hai mươi năm về trước mục đích ghi lại tâm trạng người tu trước nỗi điêu linh trần thế, từ thú tiêu dao cửa Phật, phiêu diêu trong cảnh đất thấp trời cao, trong áng mây bay, khi gió mát, khi trăng trong, nhưng trước thảm họa xâm lăng tạo đoan một thời "cơ hàn" cực độ khiến bao nhiêu mạng hàm oan "đói chết" phải chăng là vì nặng nghiệp?

Tâm tư người tu hành không có gì hơn là mong cầu cho khắp thảy chúng sanh cùng hưởng nếp sống thanh bình. Tạo đoan những cảnh cơ hàn chết chóc là đã gây một nghiệp cảm sâu nặng cho hiện kiếp cũng như mãi mãi... luân lưu biết kiếp nào ngừng.

Bao giờ hết cảnh trầm luân khổ ải? Phải chăng cảnh trần luân khổ ải mới là cái nhân tu cùa hàng tu sĩ và khi người tu sĩ đã biết phát tâm Bồ Đề, trước thú tiêu dao đi vào thực tế cứu sinh độ tử thì đó mới là quan niệm thực tu mà khi ấy mới vượt qua bức tường "trụ tâm nhứt xứ" để tiến sâu vào con đường vô ngại, làm tất cả những việc phải làm đối với thế nhân.
    • Kỷ niệm mùa hạ năm Ất Dậu


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Giai Thoại Chốn Am Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

(Trích sách đã dẫn, trang 59-67))
TRỔ TÀI SUÝT BỊ CHỮ "TAI" NÓ MẦN...
Ai đọc chuyện Kiều khi thấy câu: "Chữ tài liền với chữ tai một vần" thì chỉ cho rằng cụ Tiên Điền khéo sắp đặt câu văn cho hứng thú, vả chuyện Kiều rất có giá trị văn chương nhưng tiểu thuyết hóa thành ra một số có quan niệm: Nàng Kiều tài hoa, sắc nước hương trời mà nhiều vất vả, tai nạn nên phải:
  • Sắn bìm chút phận cỏn con
    Khuôn viên có biết vuông tròn cho chăng?
Rồi đến:
  • Bấy chầy gió táp, mưa sa
    Mấy trăng cũng khuyết, mấy hoa cũng tàn
    Còn chi là cái hồng nhan
    Đã xong thân thế mà toan nỗi nào?
Cũng chỉ là áng văn chương đặt ra mà thôi.

Nhưng câu chuyện sau đây lại là chuyện thật, một nhà Sư chỉ vì muốn trổ tài mà suýt mắc vòng "tai nạn" nghĩa là tý tỳ tỷ nữa thì phải "phá giới".

Nguyên nhân câu chuyện như sau: Một ngày nọ tại chùa Vè, tục gọi là Ngái Vè thuộc hạt Thái Bình có đám làm chay "Tứ cửu" cho một nữ thiện tín con nhà khoa bảng trong thôn.

Đàn tràng thật linh đình, và suốt ngày có các bậc khoa giáp đến viếng, và chiều ở lại thụ trai để chờ xong tuần cắt kết nữa là sẽ tán đàn.

Trong khi khách khứa đang thụ trai thì thấy một nhà Sư còn trẻ, lê thê, lếch thếch, áo vá bạc màu, sừng sực đi vào.

Quan khách đều nhìn bằng một con mắt khinh khi chẳng khác gì nhìn mấy người hành khất không hơn không kém. Nhưng Sư Cụ trụ trì vừa nhác trong thấy đã tất tả chạy ra đón tiếp; vừa dắt tay trịnh trọng vừa giới thiệu với các quan viên:

- Thật là quí hóa! Thật là quí hóa! Có lẽ cụ Nhất cũng là có phúc duyên đây, nên mới có một Đại đức giáng lâm, ấy ngài tuy còn trẻ nhưng tinh thông khoa phạm, và nhất là văn chương thì nhất! Nhất như Tăng hàng Tỉnh đấy các Cụ ạ!

Các cụ khoa cử và quan viên hiện diện vốn kính trọng Sư Cụ về phần tuổi tác và đạo đức, chứ còn phần văn chương thì các cụ vẫn tự phụ là hơn.

Một cụ có vẻ ra điều ta biết đây liền nói:

- Sư Ông đó tôi có biết, văn chương cũng khá, nhưng đại khái thông Tam Tự kinh và tụng được kinh Dược Sư, Di Đà, Thủy Sám!

Mọi người đều cười rộ có vẻ khoái chí về câu nói móc khéo léo.

Vị Sư trẻ nhũn nhặn bước vào nhà Tổ, làm lễ xong, đúng theo Thiền môn làm lễ bạch Sư Cụ mọi duyên, vì có việc đi qua xin vào tá túc một đêm.

Sự Cụ hết sức hoan hỷ, mời ngồi ghế trên thụ trai.

Vị Sư trẻ nhất định từ chối và xin được thị giả nơi mâm các bác, nhưng Sư Cụ khăng khăng không chịu, mãi sau đành kéo ghế ngồi xéo một bên để hầu trai Sư Cụ.

Trong tiệc trai, Sư Cụ lại giới thiệu thêm một lần nữa với các bậc khoa cử quan viên và còn thêm là Sư Ông đây xuất khẩu thành chương, nếu cụ Nhất (Trai chủ) thỉnh cầu thì có thể Sư Ông sẽ làm ngay cho một bản điếu văn hay lắm!

Cụ Tú T. nói nửa nhỏ nửa to với cụ Cử P.:

- Văn thơ nhà chùa thì lại mấy câu vè chi gian chứ bộ điếu văn, văn sách, gối hạc thì làm sao nổi?

Vị Sư trẻ nghe tiếng, nhưng cứ lặng yên.

Các cụ hiện diện, nhất là Cụ Nhất có vẻ như hơi bực bội vì lời nói của Sư Cụ nên cũng đứng lên trịnh trọng và bạch:

- Bạch! Được Sư Cụ giới thiệu, xin Sư Ông trổ tài cho! Ở đây, cụ Cử, cụ Tú và các quan viên đây ai cũng đã cho một bài, nhưng chỉ là thơ đường luật, lục bát, lục bát gián thất cả. May có Sư Ông, xin cho một bài điếu văn tôi viếng cháu thì thật vô cùng quí hóa!

Với tính thanh niên, và thấy các quan viên như có vẻ khinh khi với giới nhà chùa, nên vị Sư trẻ nhận lời, và thêm:

- Điếu văn thì phải sao đúng cảnh, hợp tình mới hay, vậy xin cụ Nhất cho biết chi tiết sơ qua, chúng tôi lạm bày ý mọn.

Thế là cụ nhất kể lễ: Nào là con bé trước đây đã lấy chồng, vợ chồng nó về ăn ở nhà tôi, rồi cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt, chúng đánh nhau, thằng kia chém con này một nhát phải tù năm năm, giờ đây thằng kia được thả muốn nối lại duyên xưa mà cháu không chịu. Vừa đây có anh nọ đến hỏi, cháu đã bằng lòng thì bỗng dưng lăn ra chết. Tôi nghi là thằng nọ bùa bèn chi đây, nếu cúng cấp để nếu cháu có chi oan khuất thì bảo cho chúng tôi, để rửa oan cho cháu. Kết luận cụ Nhất giao hẹn: "Nhưng trai đàn của cháu chỉ còn tối nay nữa là xong, nếu Sư Ông làm được thì chỉ khoảng tám giờ tối thì phải có, bây giờ đã gần sáu giờ rồi!"

Sư Ông cương quyết vui vẻ nhận lời, xin phép Sư Cụ vào phòng vừa thụ trai vừa làm văn cho được yên tĩnh.

Sau một tiếng đồng hồ, đang lúc các cụ dục nhau sửa soạn tiếp tục trai đàn thì Sư Ông mở cửa ra và nói:

- Thưa các cụ, văn chương chúng tôi còn lỗ mỗ lắm, vả lại gấp quá tất rằng còn nhiều sơ sót, mong rằng cụ Cử, cụ Tú và các cụ quan viên hiện diện phủ chính cho.

Các cụ đều ngạc nhiên với sự làm văn nhanh chóng, nhưng vẫn tin là chẳng qua cũng bài văn vè hay tám câu chi gian, thất luật! Nhưng, Sư Ông đã đọc:
  • Hỡi vong hỡi! Nay tuần chung thất
    Nhìn cành phan phơ phất trước liên đài
    Chúng ta đây khôn xiết ngậm ngùi
    Tiếc vì nhớ thương ai sao mệnh bạc!!!
Than ôi!
  • Thân liễu hoa tàn hương nhạt
    Phận đào bèo dạt mây trôi.
Tưởng dây duyên chấp nối phải lứa vừa đôi, tình khắng khít yên vui đầu bạc.
Song sợi chỉ vụng se mối manh sai lạc, nỗi bi ai mai một tuổi xanh.
Trách Hóa công không khuôn xử cho minh, gieo nạn đói để chúng sanh cơ cực.
Buồn gia cảnh chẳng được bề sung túc, nên thân bần đành ký túc nhạc gia.
  • Bữa đói no nghĩ chồng vợ vui hòa
    Sự xô xát khiến phu thê có chuyện
    Chém một nhát thôi dứt tình quyến luyến
    Tù năm năm đành ngậm miệng ái ân.
Trót thác sinh xuống cõi hồng trần, chút nợ thế há nay lần mai lữa.
Nên trở lại về thờ cha mẹ, riêng thân mình chịu phận lẻ duyên loi.
  • Chữ nhân duyên tan hợp bởi trời
    Mà tình nghĩa pha phôi do mệnh.
Nghĩ cũng tưởng: Muốn lập lại cuộc đời cho hợp chữ: "tái lai xuân cảnh".
Nhưng buồn thay: Chưa nên chi sự thế đã than câu: "nhất vãng nan qui".
  • Bà ngùi ngùi thương cháu, châu lệ lâm li
    Bố đăm đăm mong con, sầu bi thảm đạm
    Dì khóc lóc muôn phần ai cảm
    Mẹ bâng khuâng ngao ngán nhớ con.
    Nào là anh, nào là em đau đớn trăm đường
    Đâu là chú, đâu là bác bi thương quá đổi
    Hồn nay nếu vấn vương quanh pháp hội
    Về nghe kinh sám tội siêu sinh
    Trượng chư Tăng tiếp dẫn vong linh
    Hồn về trước Phật đình thụ hiến
    Sau đây có mấy lời phả khuyến
    Hoặc hồn còn oan uổng nỗi chi.
Báo cho bà, cho cha mẹ, em em chú bác cô dì
Để rửa nỗi oan kia cho thanh tịnh.
Hoặc có kẻ chú nguyện khiến cho hồn đoạt mệnh
Hồn cũng nên trần cảnh cho hay

Hỡi hồn ơi! Nhìn quanh đây.
Nào cụ bảy mươi, cụ tám mươi
Trên dưới đều thương khóc tiếc thay:
"Hăm bốn cái xuân xanh nay thành giấc mộng!"
  • Than ôi!
    Thọ yểu nan đào sanh tử võng
    Thế tình bất miễn ái ân ba.
Tiếc thương thay một chiếc kim thoa
Sao sớm khuất để toàn gia ngao ngán
Chúng ta đây: Trước đàn tràng chúc cho hồn "minh tâm kiến tính"
Hướng về nơi Cực lạc cảnh an khương
Phù hộ cho toàn gia: tuổi thọ vô cương
Mà phúc lộc môn đường thê rạng rỡ.
  • Vắn tắt mấy lời
    Tỏ tình hồn rõ
    Cầu cho hồn hai chữ siêu sinh
    Âm dương cộng lạc thanh bình.
Sư Ông vừa đọc xong, cụ Cử P. thốt đứng lên và khen:

- Hay! Hay! Tài! Tài thật, cỡ này thì giá còn chữ Nho thì cứ phải vào hàng khoa bảng chữ rỡn!

Rồi cụ bắt đọc lại lượt nữa.

Cụ Tú cũng yêu cầu đọc lại. Thành thử bài văn điếu là để điếu người chết mà tất cả người sống cứ đua nhau yêu cầu đọc đi, đọc lại, đến nỗi trên chùa chuông trống đã dóng từng hồi mà phía dưới nhà Tổ vẫn nhộn nhịp về chuyện khen ngợi bài văn.

Nhất là cụ Nhất thì sung sướng quá. Cụ còn yêu cầu Sư Ông phải viết thành một bản sớ bằng chữ Nôm cho cụ đích thân đọc và xin lui lại khoa cúng vào mười giờ tối chờ viết cho xong bài điếu văn coi như lá sớ.

Có một tai họa hơn hết suýt thì vị Sư trẻ khốn đốn, đó là khi vừa cúng và đọc sớ xong, thốt nhiên cô con gái út của cụ Nhất bốc đồng và nói bô bô lời cô chị nhập vào, cảm ơn Sư Ông và thỉnh Sư Ông lên để lạy và cũng cho biết là nhờ trai đàn mà được đưa đi thác sinh. Nói xong cô em ngã ra, sùi bọt mép rồi khóc lên rưng rức.

Mọi người đều hoảng vía vực vội cô gái nọ về nhà. Nhưng sáng hôm sau, mới sáng ra cụ Nhất chạy vội ra chùa bạch Sư Cụ là cô gái nọ cứ nhất định đòi "làm bạn" với Sư Ông.

May thay! Vì hôm sau có việc phải đi sớm nên Sư Ông đã đi từ gà gáy.

Mãi hơn năm sau, Sư Ông mới trở lại nghe Sư Cụ kể chuyện mà phát giật mình, nhưng phúc sao cô kia cũng đã lấy chồng!


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

NGA MI, NHẠN MÔN QUAN, VÕ ĐANG

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

NGA MI, NHẠN MÔN QUAN, VÕ ĐANG
Nga Mi, Nhạn Môn Quan, Võ Đang vốn rất quen thuộc với tín đồ tiểu thuyết Kim Dung. Ngoài đời thật, đây là những địa danh nổi tiếng và có nhiều phong cảnh đẹp như tranh vẽ.
1. NGA MI
Ngami1.jpg
Ngami1.jpg (78.8 KiB) Đã xem 1184 lần
Núi Nga Mi còn gọi là "Đại quang Minh sơn" nằm ở Trung Nam tỉnh Tứ Xuyên, thuộc miền Tây Trung Quốc. Đỉnh cao nhất của Nga Mi sơn là Vạn Phật, nằm trên ngọn núi chính Kim Đỉnh với độ cao 3.099m.
Ngami2.jpg
Ngami2.jpg (119.05 KiB) Đã xem 1184 lần
Nga Mi cũng là ngọn núi có nhiều chùa miếu và là một trong Tứ đại Phật giáo danh sơn của Trung Hoa, bên cạnh núi Ngũ Đài, núi Cửu Hoa và núi Phổ Đà.
Ngami3.jpg
Ngami3.jpg (55.52 KiB) Đã xem 1183 lần
Nhắc đến Nga Mi, bạn sẽ nhớ ngay đến những nhân vật nổi tiếng trong bộ truyện Ỷ thiên Đồ long ký của nhà văn Kim Dung là Chu Chỉ Nhược, Diệt Tuyệt sư thái... Cũng theo bộ tiểu thuyết võ hiệp này, võ lâm Trung Nguyên có ba phái lớn là Thiếu Lâm, Võ Đang và Nga Mi. Sư tổ sáng lập ra võ phái Nga Mi là Quách Tường, con gái của Quách Tĩnh và Hoàng Dung, hai nhân vật trong bộ Anh hùng xạ điêu đã được ông sáng tác trước đó khá lâu.
Ngami4.jpg
Ngami4.jpg (57.6 KiB) Đã xem 1183 lần
Chùa Vạn Niên trên núi Nga Mi có kiến trúc mang đậm dấu ấn của Đạo giáo.
Ngami5.jpg
Ngami5.jpg (59.28 KiB) Đã xem 1182 lần
Trong chùa có bức tượng Phổ Hiền Bồ Tát cao 7,35m, nặng 62 tấn, được xem là bức tượng Phật cao nhất thế giới, được đúc bằng đồng mạ 20kg vàng bên ngoài và là điểm tham quan không thể bỏ qua khi đến Nga Mi.
Sửa lần cuối bởi battinh vào ngày 15/07/15 18:10 với 1 lần sửa.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: NGA MI, NHẠN MÔN QUAN, VÕ ĐANG

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Ngami6.jpg
Ngami6.jpg (29.72 KiB) Đã xem 1184 lần
Ngami7.jpg
Ngami7.jpg (54.55 KiB) Đã xem 1184 lần
Kim Đính hay còn gọi là Vạn Phật Đính, một trong những ngọn núi nổi tiếng của Nga Mi. Điểm độc đáo khi đến đây là du khách có thể nhìn thấy được bốn kỳ quan nổi tiếng của Nga Mi Sơn, gồm Nhật Xuất (mặt trời mọc), Vân Hải (biển mây), Phật Quang (hào quang của Phật) và Thánh Đăng (đèn Thánh).
Ngami8.jpg
Ngami8.jpg (25.06 KiB) Đã xem 1184 lần
Trong đó Thánh Đăng, hay còn gọi là Phật Đăng, là hiện tượng kỳ bí nhất: vào mỗi đêm tối không trăng, dưới địa danh "Xã thân nhai" thường xuất hiện hàng vạn chấm tròn sáng màu xanh lục nhấp nháy như những chòm sao dày đặc. Có nhiều lời giải thích khác nhau cho nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này: do lửa lân tinh, hoặc do một loại nấm phát sáng mọc dày đặc trên các thân cây...
Ngami9.jpg
Ngami9.jpg (122.11 KiB) Đã xem 1184 lần
Núi Nga Mi còn là nơi tập trung nhiều chủng loại sinh vật phong phú cùng hệ thảm thực vật Á nhiệt đới.
Ngami10.jpg
Ngami10.jpg (65.35 KiB) Đã xem 1184 lần
Hiện nay Núi Nga Mi có 242 loài thực vật cấp cao, 3.200 loài cây, trong đó có hơn 100 loài đặc thù chỉ có ở núi Nga Mi và hơn 2.300 loài động vật quý hiếm.
Ngami11.jpg
Ngami11.jpg (107.04 KiB) Đã xem 1184 lần
Chùa Báo Quốc nằm ở chân núi Nga Mi, trên lối vào Nga Mi sơn, đồng thời cũng là nơi diễn ra các hoạt động Phật giáo chính. Chùa này được xây dựng vào thời nhà Minh (cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17)còn có tên gọi là "Hội Tông đường". Đến thời vua Khang Hi nhà Thanh đổi tên thành "chùa Báo quốc". Chùa tọa trên diện tích 40.00m2, bao gồm Sơn môn, điện thờ Di Lặc, điện Đại Hùng, điện thờ Thất Phật, điện thờ Phổ Hiền và lầu chứa kinh văn nhà Phật.
Ngami12.jpg
Ngami12.jpg (91.34 KiB) Đã xem 1184 lần
Ngoài ra, khi đến thăm Nga Mi, du khách cũng nên đến tham quan bức tượng Đại Phật Lạc Sơn tạc trên vách núi lớn nhất thế giới, nằm ở ngọn Thế Loan, đối mặt với Nga Mi sơn. Đại Phật Lạc Sơn cao 71m và được chế tác trong 90 năm, kéo dài gần cả thế kỷ. Thân tượng Phật cao 59,98m, đầu cao 14,6m. Đỉnh đầu có 1.021 búi tóc và độc đáo nhất là phần móng tay của bức tượng, dù là bộ phận nhỏ nhất cũng đủ cho một người ngồi. Đại Phật Lạc Sơn cùng với Nga Mi Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1996.

(Còn tiếp)


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: NGA MI, NHẠN MÔN QUAN, VÕ ĐANG

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

2. NHẠN MÔN QUAN
Nhanmonquan1.jpg
Nhanmonquan1.jpg (99.82 KiB) Đã xem 1169 lần
Dưới ngòi bút của Kim Dung, Nhạn Môn quan trong bộ tiểu thuyết kiếm hiệp Thiên Long Bát Bộ đã trở thành vùng đất huyền thoại. Đây chính là nơi nhân vật Kiều Phong, một đại anh hùng võ công trác tuyệt, dùng chính sinh mạng của mình để đổi lấy sự bình yên cho nhân dân hai nước Tống - Liêu.
Nhanmonquan2.jpg
Nhanmonquan2.jpg (94.94 KiB) Đã xem 1169 lần
Đây cũng là nơi mà độc giả Thiên long Bát bộ đã phải nức nở trước tình yêu trắc trở của Kiều Phong, cũng như ám ảnh với cái kết buồn cho số phận của A Tử, một trong những nhân vật nữ được Kim Dung xây dựng rất thành công trong bộ tiểu thuyết này.
Nhanmonquan3.jpg
Nhanmonquan3.jpg (128.97 KiB) Đã xem 1169 lần
Nhạn Môn Quan nằm trên một thung lũng ở huyện Đại, cách thành phố Hân Châu, tỉnh Sơn Tây 20 km về phía Bắc và là cửa ải trọng yếu của Trường thành thời xưa.
Nhanmonquan4.jpg
Nhanmonquan4.jpg (71.53 KiB) Đã xem 1169 lần
Do nằm lọt thỏm giữa hai bờ vách núi dựng đứng với địa thế cực kỳ hiểm trở, mà vùng đất này được đặt tên là Nhạn Môn Quan, hàm ý chỉ có những con chim nhạn, chim én mới bay vượt qua được cửa ải hùng vĩ này.
Nhanmonquan5.jpg
Nhanmonquan5.jpg (89.44 KiB) Đã xem 1168 lần
Vào thời xưa, có rất nhiều cuộc chiến khốc liệt đã diễn ra ở Nhạn Môn Quan. Vì vậy, ngày nay khi đến với điểm du lịch này, du khách không chỉ thăm thú các danh lam thắng cảnh trong khu vực, mà còn được dịp tìm hiểu về lịch sử thăng trầm rất thú vị của vùng biên ải.
Nhanmonquan6.jpg
Nhanmonquan6.jpg (93.34 KiB) Đã xem 1169 lần
Hiện tại, cả ba cửa ải của Nhạn Môn Quan vẫn được bảo tồn tốt và địa danh này đã trở thành một di tích quân sự cổ quan trọng của tỉnh Sơn Tây.
Nhanmonquan7.jpg
Nhanmonquan7.jpg (103.43 KiB) Đã xem 1168 lần
Đồng thời, Nhạn Môn Quan cũng là một phần quan trọng của di sản văn hóa thế giới và còn được biết đến với tên gọi "Trung Hoa đệ nhất quan.

(Còn tiếp)


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: NGA MI, NHẠN MÔN QUAN, VÕ ĐANG

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

3. VÕ ĐANG
Vodang1.jpg
Vodang1.jpg (132.71 KiB) Đã xem 1163 lần
Trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký, sư tổ sáng lập ra phái võ Đang nằm trên ngọn núi cùng tên, là Trương Tam Phong hay còn gọi là Trương Quân Bảo. Nhân vật này cũng là người sáng tạo Thái Cực quyền và Thái Cực kiếm.
Vodang2.jpg
Vodang2.jpg (91.59 KiB) Đã xem 1163 lần
Tại đây, giữa vòng vây của các cao thủ võ lâm, Trương Tam Phong đã truyền thụ bí quyết Thái Cực quyền và Thái Cực kiếm cho Trương Vô Kỵ.
Vodang3.jpg
Vodang3.jpg (72.14 KiB) Đã xem 1163 lần
Ngoài ra, tín đồ tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung cũng đã rất quen thuộc với phái Võ Đang, vì đây là một trong ba môn phái lớn rất hay xuất hiện trong tiểu thuyết của ông, ngay từ bộ Anh hùng xạ điêu và Thần điêu hiệp lữ. Ngôi Cổ mộ của Tiểu Long Nữ cũng được Kim Dung mô tả có vị trí gần sát núi Võ Đang.
Vodang4.jpg
Vodang4.jpg (113.65 KiB) Đã xem 1164 lần
Ngoài đời thật, núi Võ Đang hay còn gọi là núi Thái Hòa, là một dãy núi nằm ở phía Nam thành phố Thập Yển, Tây Bắc của tỉnh Hồ Bắc với ngọn núi chính là Hải Bạt cao 1612m.
Vodang5.jpg
Vodang5.jpg (87.92 KiB) Đã xem 1164 lần
Phong cảnh nơi đây rất hùng vĩ nên thơ, là đất thánh của võ thuật Đạo giáo với phái Thái Cực quyền và Bát Quái chưởng được phát triển từ thế kỷ 13.
Vodang6.jpg
Vodang6.jpg (113.75 KiB) Đã xem 1163 lần
Đoạn đường dài 70km từ chân núi đến đỉnh núi Võ Đang có đến 32 đền thờ Đạo Giáo chủ yếu được xây dựng theo lối kiến trúc thời nhà Nguyên, Minh, Thanh. Đạo Giáo ở Võ Đang thịnh vượng nhất vào thời Minh. Ngọn núi xinh đẹp này cũng được công nhận là Di sản thế giới vào năm 1994.
Vodang7.jpg
Vodang7.jpg (89.09 KiB) Đã xem 1162 lần
Một kiến trúc độc đáo không thể bỏ qua khi đến thăm núi Võ Đang, đó là tòa Trúc Kim Điện làm bằng đồng mạ vàng nặng đến 405 tấn, được xây dựng từ năm 1416 trên đỉnh núi.
Vodang8.jpg
Vodang8.jpg (87.6 KiB) Đã xem 1162 lần
Với không gian hùng vĩ, u tịnh, Võ Đang thu hút du khách gần xa đến để không chỉ thưởng ngoạn mà còn là được đắm mình vào thiên nhiên trong lành, không gợn chút bụi trần.
Vodang9.jpg
Vodang9.jpg (130.12 KiB) Đã xem 1162 lần
Vodang10.jpg
Vodang10.jpg (118.77 KiB) Đã xem 1163 lần
Với những ai say mê thế giới thần tiên của tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung, tìm về Võ Đang là cuộc hành trình trải nghiệm lại thế giới nhân vật mà mình yêu thích qua hàng loạt bộ tiểu thuyết nổi tiếng có đề cập đến địa danh này như Ỷ thiên Đồ long ký, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữ...

Sưu tầm

(Bài viết và hình ảnh nhận từ nguồn: https://1.bp.blogspot.com trong hộp thư cá nhân.)


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.9 khách