Cách chữa bệnh ở chân hiệu quả nhanh nhất

Nấu các món ăn chay, thể dục dưỡng sinh, và sức khỏe theo nhãn quan của Phật giáo khoa học. Không gởi các bài thuốc đông y không có thử nghiệm lâm sàng khoa học vào đây. Diễn đàn tuyệt đối không khuyết khích các bạn trị bệnh theo google.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly

audible
Bài viết: 75
Ngày: 30/01/15 22:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: SAIGON

Cách chữa bệnh ở chân hiệu quả nhanh nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi audible »

CÁCH CHỮA BỆNH Ở CHÂN HIỆU QUẢ NHANH NHẤT

Khám phá ra nguyên nhân tất cả các bệnh ở chân bằng 4 máy áp huyết, tiểu đường, nhiệt kế, oxymetre và cách chữa hiệu qủa nhanh nhất.

I-Các loại bệnh ở chân :

Bệnh ở chân thông thường là thần kinh tọa, sưng chân gối, sưng háng, phù thủng, phình tĩnh mạch, mạch lươn, sưng đau mắt cá chân, sưng ngón chân, gút, teo bắp chân, cứng chân gối, co rút, tê đau nhức, tê liệt cứng hoặc tê liệt bại xuội, thận bệnh, gan bệnh, hoặc bệnh lở lói da chân do máu nhiệt có nhiều độc tố làm ra bệnh dị ứng, chàm, eczema, zona, herps, dời ăn…

II- Ý nghĩa số đo áp huyết ở chân :

Ở những bài trước, chúng ta đã biết tiêu chuẩn áp huyết ở tay theo tuổi :
95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60-120 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)
100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Còn áp huyết ở chân, số đầu cao hơn ở tay 10mmHg theo tiêu chuẩn tuổi.

Số thứ hai ở tay chỉ biên độ giao động co bóp tối đa, tối thiểu của van tim đóng mở, và độ giãn nở của động mạch khi máu bơm ra khỏi tim đo ở tay trái, của tĩnh mạch khi máu trở về tim đo ở tay phải, và khi máy bơm nhồi hai lần trở lên là trong ống dẫn mạch và mạch vành bị tắc nghẽn do cholesterol kết tủa vón thành cục nhỏ, nhưng khi thử mỡ tan trong máu thì không thấy được trường hợp này. Vì khi thử máu tìm mỡ trong tan trong máu không có do chúng ta kiêng ăn chất béo, còn mỡ vón cục kết tủa bám vào thành mạch tim và trôi lăn trong mạch máu giống như mỡ đã đóng cục trong ống dẫn nước ở bồn rửa chén tích lũy nhiều năm làm nghẹt ống thoát nước ở bồn rửa chén, khác với mỡ trôi trong nước khi rửa chén, vì hôm đó không ăn dầu mỡ thì không có.

Khi bị máy bơm nhồi thì không phải do máy hư, chúng ta phải để ý đến kết qủa khi đo ở tay trái hay tay phải có nhiều kết qủa khác biệt, có thể sau khi nhồi cho kết quả cao, có lúc nhồi cho kết quả bình thường, có khi nhồi cho kết qủa thấp, tây y có thể cho là rối loạn áp huyết, nhưng thật ra đây là trường hợp nguy hiểm mà bệnh nhân đã được báo trước bằng dấu hiệu tự nhiên có cơn đau nhói tim ngay giữa ngực nơi huyệt Chiên Trung, khi đi khám tây y, chúng ta khai ra bệnh nhói tim được làm scan, chụp khám không thấy có gì bất thường nên bỏ qua, rồi bỗng dưng chúng ta bị nhồi máu cơ tim do chất béo kết tủa vón cục bị kẹt trong ống động mạch vành, phải vào bệnh viện cấp cứu, mổ bỏ từ 2 đến 6 đoạn ống mạch bị tắc nghẽn do cholesterol kết tủa, thay vào đó bằng những đoạn ống mạch được cắt lấy từ đùi để thay thế một cách oan uổng, vỉ không chữa gốc, vẫn bị nghẹt trở lại.

Để ngăn ngừa trường hợp này, khi bị nhói tim thoáng qua, KCYĐ dùng kim thử tiểu đường châm nặn máu ở huyệt Chiên Trung, và huyệt Thương Dương kinh Đại Trường ở hai đầu ngón tay trỏ nặn máu, nhìn máu thấy đen đặc có váng mỡ, có khi nặn máu không ra, nhưng nặn bóp mạnh tự nhiên máu phun ra thành tia. Sau khi châm nặn máu xong, đo lại áp huyết có kết qủa thấy rõ là máy không còn bơm nhồi, và áp huyết tụt xuống thấp.

Những người có những bệnh tê đau ngón tay trỏ, các ngón tay cứng, đau cả cổ gáy vai, cánh tay trên ở một bên trái hay bên phải, chính là do nguyên nhân áp huyết bên tay đau bị cao hơn bên tay kia, thuộc thực chứng, chỉ cần châm nặn máu đầu ngón tay và huyệt Thương Dương và những điểm đau a-thị-huyệt sau cổ gáy vai, đo lại áp huyết thấy xuống trở lại bình thường thì bệnh đau tay vai và ngón tay sẽ khỏi.

Nhưng đặc biệt đối với chân, số thứ hai của máy đo áp huyết đối với chân không có nghĩa là van tim, mà có nghĩa ống dẫn máu, nếu bị co thắt hẹp lại, số tâm trương dưới 70, hay giãn phình to ra, số tâm trương lớn hơn 80, thì tiêu chuẩn giống với tiêu chuẩn tuổi ở tay.

Số thứ ba là nhịp đập của qủa tim trong 1 phút khi đo ở tay, nhưng ở chân không gọi là nhịp đập của tim, mà gọi là nhịp máu tuần hoàn của các ống mạch chân. Tiêu chuẩn bình thường giống như tiêu chuẩn tuổi ở tay, nhưng khi chân có bệnh, nhịp tuần hoàn khác nhau hoàn toàn, nhưng nó vẫn có giá trị để chẩn đoán bệnh hàn-nhiệt nóng lạnh. Khi nhịp thấp hơn 70 là hàn cao hơn 80 là nhiệt.

III-Cơ chế tuần hoàn máu ở chân :

Về cấu trúc hệ tuần hoàn máu ở chân, đường máu chạy xuống chân từ ống đại động mạch ở háng vùng huyệt Xung Môn chia làm nhiều nhánh kèm theo những dây thần kinh xuống chân xen kẽ trong bắp thịt và dọc ống xương, nhánh lớn sâu bên trong, nhánh nhỏ bên ngoài, nơi vùng bắp đùi non có ống động mạch cung cấp máu cho thần kinh tọa.
Đường máu đi lên gọi là tĩnh mạch đi từ dưới các ngón chân giao nhau với những ống động mạch làm thành nhiều nhánh lên, tập trung vào nhánh lớn lên háng tạo thành đại tĩnh mạch háng ở nơi vùng huyệt Xung Môn. Đặc biệt chỉ ở tĩnh mạch chân cách vài phân lại có một van nhỏ như phễu úp, đáy phễu hướng lên, nhờ chân cử động đi lại, các cơ bắp chân ép những tĩnh mạch này làm máu trong ống tĩnh mạch được bơm dẩy lên từng khoang, theo chiều lên về tim rồi van tĩnh mạch lại đóng lại, như vậy máu đen chỉ về tim mà không đi xuống chân được, khi máu đen theo tĩnh mạch bị bắp chân ép đẩy lên thì tự động máu đỏ trong động mạch được đi xuống đến tận cùng ngón chân.

Theo tài liệu của cơ quan Laboratoire orthopédique Medicus ở Montreal, Quebec, Canada
đã theo dõi áp huyết ở chân để tìm bệnh đã kết luận rằng :

Nếu áp huyểt ở chân cao hơn bình thường sẽ có những bệnh sau :

Cao hơn từ 15-20mmHg thì chân nặng, mỏi, có thể do đứng lâu, ngồi lâu, hay ở những người mang bầu.

Cao hơn từ 20-30mmHg là bị phình tĩnh mạch, sưng phù nhẹ do mang bầu, do tiền căn bệnh loãng xương.

Cao hơn từ 30-40mmHg là phình tĩnh mạch và sưng phù chân cấp độ 1,2, khi mang bầu nặng, hoặc do gẫy nứt xương chân, hay do phản ứng sau điều trị bệnh loãng xương, bệnh phình tĩnh mạch.

Cao hơn 40-50mmHg sưng phù phình tĩnh mạch nặng, mạch lươn, sưng hạch bạch huyết, bệnh nặng cấp độ 2,3.

Cao hơn 50-60mmHg do bệnh sưng hạch bạch huyết…

Đối với đàn ông hay đối với phụ nữ không mang bầu, nhưng do béo phì, uống nước nhiều bụng to nặng như mang bầu cũng bị những bệnh này giống như người mang bầu, nhưng tình trạng sẽ càng ngày càng nặng hơn bà bầu, vì bà bầu sau khi sanh đẻ thì bụng hết to nặng.

Đây là những nghiên cứu bệnh sưng phù chân phình tĩnh mạch, khác với những bệnh tắc ồng tĩnh mạch, tắc động mạch, hoặc thiếu máu cung cấp cho động mạch chân, các ống động mạch tĩnh mạch, dây thần kinh bị teo, làm teo bắp chân không có cơ bắp chân để ép tĩnh mạch cho máu về tim, đau thần kinh tọa, hẹp ống động mạch, tĩnh mạch, hoặc do hậu qủa của mổ xẻ ở lưng, ở chân đùi, hông háng, hay ở bụng dưới làm tắc nghẽn hay đứt dây thần kinh…,

Tôi đã thấy một trường hợp người chồng phải mua một chiếc xe ba bánh đề bà vợ ngồi duỗi chân khi di chuyển đến phòng mạch bác sĩ Văn Văn Của để châm cứu bệnh đau thần kinh tọa, nhìn mặt bệnh nhân từ xa thấy như lúc nào cũng cười mà không nói, khi bà ngồi trên băng ghế chờ, bà di chuyển mông để dời chỗ trên ghế rất khó khăn, nhìn kỹ thì không phải bà cười mà đang nhăn nhó đau dưới bàn toạ kéo dài xuống chân khi thayđổi vị thế ngồi.
Tôi hỏi người chồng nguyên nhân tại sao, ông cho biết bà bị cắt mổ bướu tử cung, vì có quen biết bác sĩ giải phẫu, nên bác sĩ tốt bụng nói rằng cần phải cắt bỏ sâu để khỏi bị di căn, nên hậu qủa làm chạm phải dây thần kinh tọa bị đứt nên thần kinh từ chân kéo dài lên mông bị co rút đau, châm cứu thì đỡ, đi châm cứu 2 năm rồi nhưng không khỏi được bệnh.

Áp huyết ở những trường hợp này là thấp ở chân bên bệnh, chân không bệnh bình thường.
Chân bệnh số thứ hai rất nhỏ, nhịp mạch đập thấp, chân lạnh.

IV-Những trường hợp chữa cụ thể, cách Vỗ Đập Chân :

Cách chữa tổng quát, ví như một bài thuốc chữa bệnh chung cho các bệnh ở chân là cách dùng hai bàn tay đập vỗ đều, lực vừa phải đủ để cơ bắp ép vào ống tĩnh mạch cho đóng van tĩnh mạch, chứ không vỗ qúa mạnh làm vỡ tĩnh mạch..

Cho bệnh nhân nằm trên bàn khám hay trên băng ghế dài hay trên giường. Đo áp huyết chân cho bệnh nhân trước, rồi gác một chân bên bệnh lên tường, thầy chữa dùng hai bàn tay vỗ đập hai bên mắt cá chân bệnh nhân ít nhất 9 lần, cứ vỗ đập từng đoạn ngắn 9 lần đi từ từ dần đến háng, ở đầu gối vỗ nhiều hơn, rồi lại vỗ đi ngược lên từ háng đến mắt cá chân. Sau khi vỗ đập chân xong đo lại áp huyết để kiểm chứng theo dõi sự thay đổi của áp huyết, chúng ta thấy cả 3 số lọt vào tiêu chuẩn, nhưng để ý số thứ hai lớn hơn tiêu chuẩn, có thể lên đến 120 có nghĩa chỉ tĩnh mạch đang phình to do van tĩnh mạch hở, thì nay kết qủa cho ra số thứ hai đã thấp xuống lọt vào tiêu chuẩn là van tĩnh mạch hết bị hở.

Phương pháp này hướng dẫn cho bệnh nhân tự làm nhiều lần ở nhà. Có thể đem bài tập này tập trong lớp vào lúc mọi người tập động công, sau bài Kéo Ép Gối Làm Mềm Bụng, mọi người nằm dơ thẳng một chân lên trời, chân trái trước, tự mình vừa hát vừa vỗ đập từ mắt cá chân xuống đùi háng ở câu hát one. two, three... một câu hát là vỗ xong một lần, hát câu 2 vỗ ngược lên, hát câu 3 vỗ xuống, câu 4 vỗ lên, liên tục hai lần bài hát one, two, three..., rồi đổi chân phải dơ thẳng lên để vỗ giống như chân trái. Bài này cũng chữa được bệnh chuột rút, vọp bẻ.

Phương pháp vỗ đập này cũng có thể áp dụng cho bệnh đau tay vai, bàn tay, ngón tay, khớp...do khí huyết không lưu thông lên xuống đều, do thiếu máu, do tắc nghẽn. Nhưng vì tĩnh mạch ở tay không có van tĩnh mạch, nên bảo bệnh nhân đưa thẳng tay lên khỏi đầu, thầy chữa vỗ đập từ bàn tay xuống cổ tay dần xuống cánh tay ngoài, cùi chỏ, cánh tay trong đến vai, xong bảo bệnh nhân bỏ xuôi tay xuống lại vỗ đập từ vai xuống dần đến bàn tay. Lập đi lập lại 3 lần, chúng ta sẽ thấy kết quả, nếu tê đau lạnh cứng bàn tay thì nay bàn tay mềm, ấm nóng, có mầu sắc hồng, ngược lại bàn tay đau sưng cứng đỏ, khó co duỗi thì nay bàn tay mềm, hết sưng cử động dễ dàng, có nghĩa là vừa chữa được thực chứng vừa chữa được hư chứng, áp huyết cao hay thấp, hàn hay nhiệt, tất cả đều trở lại bình thường.

Sau đó mới chữa chuyên môn cho từng loại bệnh ở chân như dưới đây.

1-Thần Kinh Tọa :

a-Tổng quát áp dụng bài Vỗ Đập Chân.

b-Về bệnh thần kinh tọa, vỗ đập thêm ở đùi trong nơi đùi non là động mạch đùi có ống động mạch và dây thần kinh tọa do bị tắc nghẽn dây thần kinh được dẫn từ đốt sống eo lưng, rồi bệnh nhân nằm úp, dùng hai bàn tay vỗ từ vùng Thận Du, Mệnh Môn ngang eo thắt lưng xuống vùng huyết Bát Liêu (vùng bàn tọa).
Dùng dầu bôi trơn vuốt bằng hai ngón tay cái giữa lưng một đường tử Mệnh Môn xuống Trường Cường, vuốt dọc hai bên cột sống đường dây thần kinh Hoa Đà Giáp Tích xuống Trường Cường.
Để ý khi thầy chữa đang vuốt có phát hiện ra điểm nào đau, điểm nào nổi cộm, hay điểm nào lõm, hay đoạn đốt xương nào lệch, ấn lại vào những điểm nghi ngờ ấy hỏi xem bệnh nhân có đau hay không, rồi hỏi xem bệnh nhân thấy đau điểm nào, những điểm bệnh nhân chỉ là những điểm thần kinh và cơ thịt, hay những khối mỡ dầy lên, tất cả những điểm đau này đều dùng kim thử tiểu đường châm nặn máu, có chỗ nặn không ra máu do nơi này bị tắc nghẽn máu không đến nuôi, hay do áp huyết thấp dưới tiêu chuẩn tuổi, nên không đủ máu tuần hoàn. Nếu áp huyết đủ, chỉ do tắc nghẽn tuần hoàn thì sau khi khí huyết được thông, thông thì bất thống, bệnh khỏi ngay, ngược lại áp huyết thấp không đủ máu, thì uống thuốc bổ máu Bổ Hư Thang là chính và bệnh nhân tự tập bài Vỗ Đập Chân một thời gian đủ khí huyết lưu thông mới khỏi hẳn được.

c-Nằm úp, thầy chữa đè một bàn tay lên lưng vùng Mệnh Môn Thận Du, bàn tay kia nắm cổ chân bệnh nhân, để dang đầu gối như hình con ếch, khi ép gối bệnh nhân cho gót chân chạm vào mông cho đụng vào nơi huyệt Trường Cường đồng thời ấn đè bàn tay ở lưng xuống, cùng lúc bảo bệnh nhân thổi hơi ra để gân cơ lưng chân đùi mềm, được giảm đau, cứ mỗi lần ép chân ấn đè lưng là bệnh nhân thổi ra, mỗi lần ấn đè thì bàn tay ở lưng di chuyển dần xuống xương khu, rồi đi dần dần ngược lên đến Can Du, lại đi dần dần xuống xương khu, mục đích dùng hơi thở bệnh nhân và bàn tay ấn đè lưng của mình để nắm chỉnh lại cột sống, giãn đĩa đệm bị chèn ép ở đốt xưong sống lưng làm tắc nghẽn thần kinh tọa. Ấn đè chân này xong, ấn đè chân kia.

d-Bệnh nhân nằm ngửa, tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mền Bụng 100 lần. Bệnh Thần Kinh Tọa không được áp dụng bài Nạp Khí Trung Tiêu, trừ khi đã khỏi bệnh.

e-Sau đó đứng lên đi lại hay ngồi xuống, hoặc cúi ngửa xem còn đau nơi nào thì châm nặn máu nơi đó tiếp, rồi tập bài Cúi Ngửa 4 Nhịp, Dậm Chân Phía Trước Phía Sau/Chachacha, Dịch Cân Kinh 4 Nhịp, bài Đá Chân, bài tập thăng bằng thả lỏng lắc đong đưa một chân ra phía trước phía sau, cần chân lắc ra phía sau nhiều hơn...Dặn bệnh nhân khi tập những bài này, hãy tìm những điển đau để châm nặn máu tiếp, sau đó dán miếng cao nóng 2cm vuông lên những điểm đau để làm ấm nơi đó cho khí huyết được lưu thông, giảm đau.
Dặn bệnh nhân về nhà tự tập những gì đã tập ở lớp.

2-Sưng đau gối, mắt cá chân :

a-Bài Vỗ Đập Chân.

b-Chú ý vỗ đầu gối hay mắt cá, tìm điểm đau châm nặn máu, các điểm đau này sẽ hiện ra khi bệnh nhân đứng xuống tập đi lại, hay tập ngồi xuống đứng lên, rồi chỉ ra điểm đau để châm nặn máu tiếp.

c-Bệnh nhân nằm úp, thầy chữa dùng ngón tay cái ấn đè day huyệt Ùy Trung khi bàn tay kia cầm cổ chân bệnh nhân để thẳng đứng một góc 90 độ, có nghĩa là bàn chân hướng thẳng lên trời, lắc qua trái qua phải cùng lúc ấn đề day huyệt Ủy Trung cho khớp gối tách ra mới có thể gấp gối vào mông được.

Có hai loại đau gối do cứng không gấp bẻ gối vào mông được, gót chân còn cách mông 1 gang tay, thầy chữa đứng sang bên hông cùng bên phía chân đang chữa, một ngón tay ấn đè huyệt Ân Môn, bàn tay kia cầm gót chân ấn vào mông từ từ bảo bệnh nhân thổi hơi ra làm mềm cơ và giảm đau, hoặc đứng ngược lại bên hông bên kia, đứng hơi cao để có thể luồn tay vào huyệt Xung Môn, nơi háng bên phía chân gối đau, dùng 5 ngón tay móc lên cùng lúc bàn tay kia ấn đề gót chân bệnh nhân khép gối cho gót chạm mông dễ dàng, khi gót chân đã chạm mông, thì bàn tay ở huyệt Xung Môn bỏ ra đặt lên lưng bệnh nhân vùng Mệnh Môn, vừa ấn gót chân vừa ấn lưng khi bệnh nhân thở ra, rồi giữ nguyên gối ép ở mông, bỏ bàn tay đặt ở lưng ra, dùng bàn tay vỗ đập từ lưng xuống dần đến đùi ngoài xuống đến đầu gối, và vỗ nhiều ở đầu gối, sau đó vừa vỗ đầu gối vừa ấn đè gót chân vào mông, đến khi bệnh nhân không đau đầu gối là khỏi bệnh.

Trường hợp chưa ép gối vào mông mà chân vô lực, mền nhũn, ép gối dễ dàng, là thuộc hư chứng, áp huyết chân thấp, thì cho đứng Hạc Tấn giúp khí huyết xuống chân, và bài Dịch Cân Kinh 4 Nhịp. Dậm Chân Phía Trước Phía Sau/Chachacha.

Nếu đầu gối mòn, khi đi bị đau khớp, do thiếu chất nhờn, dùng 5 đậu bắp rửa sạch, thái vát chéo thành miếng mỏng 1cm, bỏ vào tô, đổ nước ngâm một đêm cho ra nhựa, sáng hôm sau lấy nhựa Đậu Bắp này uống sống, mỗi ngày làm một lần trong 1 tuần để tạo chất nhờn cho các khớp, vừa chữa bệnh khô đau các khớp, vừa hạ tiểu đường trong máu.

d-Còn bệnh thực chứng, cho bệnh nhân tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng, rồi bài tập bước lên cầu thang thứ nhất, bước lên bước xuống theo bài hát one, teo, three...sau cùng đến bài Dịch Cân Kinh 4 Nhịp, nếu tập bài này phát hiện ra điểm đau a-thị-huyệt thì dùng kim thử tìểu đường châm nặn máu, rồi tập lại, có điểm đau mới di chuyển đi chỗ khác cũng châm nặn máu tiếp cho đến khi ngồi xuống đứng lên không đau.
Bí quyết muốn ngồi cho khỏi ngã té hay khỏi đau, thì cần phải kiễng gót chân cho cao lên ,lưng thẳng, mới từ từ hạ thẳng lưng ngồi xuống cho mông chạm gót chân mới khỏi bệnh dược.
Dặn bệnh nhân tự tập ở nhà những bài này mỗi ngày.

3-Sưng đau háng :

Do động mạch và tĩnh mạch ứ tắc khí huyết không thông bởi bụng to chặn đường máu lưu thông lên xuống nơi háng,

a-Tập bài tổng quát Vỗ Đập Chân.
b-Dùng hai ngón tay cái vuốt từ huyệt Huyết Hải lên Xung Môn ở háng 18 lần.
c-Bảo bệnh nhân tập bài Kéo Ép Gối thở Ra Làm Mềm Bụng 100 lần bên háng đau, cùng lúc nắm một bàn tay đè chặn lại nơi háng ở huyệt Xung Môn làn tan máu ứ, sau đó tập bài Nạp Khí Trung Tiêu..
Kiêng ăn no, kiêng uống nhiều nước 1 lần.

4-Phù thủng khí hay phù thủy thủng, phình tĩnh mạch, mạch lươn, sưng phù ống chân :

a-Chữa tổng quát bài Vỗ Đập Chân
b-Vuốt 6 đường kinh chân.
c- Châm nặn máu 5 đầu ngón chân
d-Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng
e-Ép gối, đưa gót chân vào mông cùng lúc ấn đè lưng khi bệnh nhân thở ra để giảm đau.
d-Nếu nhìn thấy mạch lươn, những ống tĩnh mạch hiện ra ngoài chân, dùng máy bấm kim tiểu đường châm nặn máu ở những giao điểm những mạch máu nhỏ mầu xanh đen, hoặc nơi nổi hạt cộm hay nơi bệnh nhân chỉ đau.
Tập bài Dịch Cân Kinh 4 Nhịp.
So sánh áp huyết trước khi và sau khi chữa.

5-Sưng đau mắt cá chân hay sưng đau ngón chân do té ngã trật chân :

a-Tập bài Vỗ Đập Chân chừa nơi mắt cá đang đau.
b-Chân nặn máu nơi sưng đau, mầu tím, mầu đỏ bầm nơi huyết tụ, nặn máu nơi những điểm đau.
c-Châm nặn máu thông 5 đường kinh.
d-Tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng
g-Đứng Hạc Tấn để tìm điểm đau nặn máu.
h-Tập Dậm Chân Phía Trướa Phía Sau/Chachacha và tập lên xuống một bậc thang tim điểm đau châm nặn máu tiếp.
i-Cuối cùng có thể Vỗ Đập Chân mà hết điểm đau thì khỏi, mặc dù đi chụp xương thấy nứt xương, mà khí huyết lưu thông không đau, thì tự nó đã đưa huyết thanh và vit.K cầm máu vết nứt, vết nứt xương tự lành.

Dặn bệnh nhân áp dụng ở nhà những bài tập này, và uống Bột Điền Thất thay trà 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 thìa cà phê, làm tan máu bầm thông khí huyết, giảm sưng đau.

6-Sưng ngón chân, bệnh gút :

a-Vỗ Đập Chân.
b-Châm nơi đau ở các ngón chân, nặn máu có nhìều biểu hiệu, máu không ra, ra máu bầm đen, ra máu đặc, ra mủ trắng, ra cục vôi lỏng, cứ nặn tiếp tục những chỗ đau, nặn xong, nắm các đầu ngón chân day xoay trái phải để thông khí huyết ra đầu ngón chân.
c-Vỗ Đập từ mắt cá chân xuống bàn chân ngón chân ở thế nằm đưa chân thẳng lên trời cho thông những ống tĩnh mạch để đưa máu đen về tim, lúc đó máu đỏ không xuống chân, rồi ở thế ngồi buông thõng chân, vỗ đập từ đầu gối xuống mắt cá, bàn chân, ngón chân để máu đỏ đi xuống, vỗ ngược lên cho máu đen về tim, khi máu đen về tim thì máu đỏ mới đi xuống. Làm nhiều lần.
c-Cho bệnh nhân tập bài Dậm Chân Phía Trước Phía Sau/Chachacha, nếu khi tập còn điểm đau châm nặn máu tiếp.
d-Dặn bệnh nhân uống nước cam, uống nhiều nước làm loãng máu, kiêng ăn thức ăn cay, đồ biển co nhiều chất vôi, kiêng coke, cà phê, đường.

7-Bắp chân co rút, gân co rút tê đau, hoặc cảm giác như kiến bò, không phải là đau thần kinh tọa.

a-Áp dụng bài Vỗ Đập Chân tổng quát.
b-Đo nhiệt độ nơi tê đau, vùng cảm giác kiến bò, so sánh nhiệt độ với những nơi không đau, sẽ thấy hai loại bệnh thực và hư, thực chứng có nhiệt độ cao hơn nơi khác, hư chứng nơi đó không đo được nhiệt độ, nếu áp huyết chân thấp mà áp huyết tay đủ thì do tắc nghẽn cục bộ bị tắc nơi động mạch háng do động mạch không đưa máu xuống chân hay do phình tĩnh mạch máu đen không về tim.

Nếu thời gian phình tĩnh mạch để lâu không chữa khỏi, máu đen không về tim được làm máu đỏ xuống chân bị ứ tắc, thì làm tim thiếu máu tuần hoàn, khiến nhịp tim đập nhanh, rồi van tim bị hở cũng gây ra trường hợp nhói tim, như vậy gốc bệnh không phải ở tim khi đi mổ tim, mà gốc bệnh ở chân giữ lại một lượng lớn máu ứ bị tắc nghẽn, nhất là ở những người mập phì bị bệnh tim hở van, môi thâm xệ vì nguyên nhân này. Những dấu hiệu tê chân, cảm giác như kiến bò, rồi đau ngón chân là nơi giao điểm động mạch tĩnh mạch.
Do động mạch tắc, máu đỏ không xuống khi bắp chân ép máu đen ở tĩnh mạch lên, như vậy chân từ từ không có máu nuôi, các ống máu teo nhỏ lại, mất cơ bắp chân gây đau.
Do phình tĩnh mạch, máu đen không di chuyển thì máu đò cũng không xuống chân được trở thành máu ứ làm độc gây nóng lở da chân, sung huyết, sưng phù chân, nếu ăn nhiều đường, máu tăng nồng độ làm mủm da tróc thịt hoại tử.
Do đó tập Vỗ Đập Chân nhiều, thiếu máu thì dùng thêm thuốc bổ máu để đủ máu đỏ xuống chân để các ống máu ở chân không bị teo rút làm đau. Máu đủ mà do tắc động mạch háng hay phình tĩnh mạch chỉ cần tập bài Vỗ Đập Chân ngày 10 lần trong 1 tuần bệnh bớt nhanh trông thấy, đo áp huyết trước và sau khi tập mỗi ngày để so sánh.

8-Tê liệt chân tay co cứng và tê liệt bại xuội.

Tê liệt cứng bởi áp huyết qúa cao làm đứt mạch máu não, tê liệt bại xuội chia hai loại, loại do uống thuốc chữa cao áp huyết đến nỗi áp huyết tụt thấp dưới 100 làm tắc máu lên nuôi não, loại thứ hai không phải là bệnh cao áp huyết mà là áp huyết thấp do cơ thể thiếu khí huyết chạy trong ống mạch và dây thần kinh gân cơ bị teo rút mất lực cử động. Kiểm chứng bằng cách cầm tay và chân bệnh nhân liệt bại xuội dơ lên dơ xuống vẫn cử động được nhưng bệnh nhân đau, một mình bệnh nhân thì không cử động được, đi không vững, chân yếu không nhấc đi hay đứng vững, tay không có sức cầm vật gì. Khác với liệt co cứng khớp, tay chân kéo ra co vào không được.

a-Cả hai bệnh tê liệt co cứng và bại xuội cũng áp dụng được bài Vỗ Đập Chân và Tay, nhưng cách chữa co cứng nếu biết cách chữa thì kết qủa nhanh hơn, còn chữa bại xuội liệt mềm lâu hơn vì phải mất thời gian dủng thuốc bổ máu, cho tăng khí lực và đủ máu phục hồi nuôi lại gân cơ, và thời gian tập luyện lâu hơn.

Bệnh tê liệt co cứng chỉ cần châm nặn máu giải những chỗ bế tắc, khai mở kinh mạch, làm mềm gân, châm nặn máu ở đầu ngón tay ngón chân để thông đường kinh.

b-Riêng chân co cứng, cho bệnh nhân ngồi trên giường, cần một người ấn đè đầu gối bên chân liệt ép sát xuống giường làm sao cho chân duỗi thẵng, rồi vỗ đập chân từ trên háng xuống mắt cá và bàn chân, rồi vỗ ngược lên, làm thông máu ứ do những ống tĩnh mạch ngưng chảy vì chân liệt đã không cử động để ép máu trong ống tĩnh mạch đưa máu đen về tim để có chỗ cho máu đỏ trong ống động mạch đi xuống. Cần phải vỗ nhiều lần cho máu lưu thông đầy đủ các ống động mạch tĩnh mạch và các dây thần kinh, giúp cho chân nhẹ không bị nặng nề, bệnh nhân có cảm giác chân nhẹ dễ đi.

c-Cho bệnh nhân nằm úp, cũng cần người giữ chân cho thẳng, vỗ đập từ lưng xuống chân, vỗ xuống, vỗ lên nhiều lần.

d-Áp dụng bài ép gối cho gót chân chạm mông, ấn huyệt Ủy Trung cho thông khớp gối, day mạnh 5 đầu ngón chân, cầm bàn chân bẻ ngược 5 ngón chân lên, rồi lại bẻ 5 ngón chân cụp xuống, tập bẻ lên bẻ xuống nhiều lần, để khi đi bàn chân không bị lết.

e-Cho bệnh nhân ngồi trên ghế, tập cho bệnh nhân đứng ngồi có người phụ giúp nâng hai bên nách, làm sao cho lưng đứng thẳng, nếu đứng thẳng được sẽ đi được.

f-Sau đó hai người đứng cạnh hai bên bệnh nhân, cầm tay nâng nách để đề phòng nâng nách khi muốn ngã, dắt đi từng bước ngắn từ từ, sau tinh thần bệnh nhân vững, chân lưng vững thì dắt đi bước dài. Kế tiếp chỉ cần một người dắt đi, đứng phía bên chân liệt.

g-Những buổi tập sau cũng Vỗ Đập Chân ở thế nằm ngửa, một người đỡ chân chỉ thẳng lên trời, một người vỗ đập cho máu tĩnh mạch về tim, rồi bệnh nhân ngồi cho chân gối thẳng có người ấn đè giữ cho gối sát xuống giường, vỗ đập chân tiếp cho thông động mạch, tĩnh mạch, rôi cho bệnh nhân ngồi buông thõng chân xuống vỗ đập tiếp.
Nằm úp ép gối cho gót chân chạm mông, nằm ngửa Kéo Gối Lên Ngực, tập ngồi ghế đứng lên ngồi xuống, rồi mới tập đi.

h-Tập đi lần này, thầy chữa đứng trước bệnh nhân cầm bàn tay bệnh nhân kéo nhẹ bệnh nhân đi bước dài, cần một người đi sát đằng sau lưng đề phòng bệnh nhân té ngã. Khi đã đi được chậm mà vững thì cho bệnh nhân đi một mình, cho bệnh nhân dùng hai tay vịn chiếc ghế dựa, dưới chân ghế có gắn bánh xe, hoặc đi vịn bàn, vịn tường, hay đi bằng khung tập đi có gắn bánh xe gọi là walker (tiếng Anh), hay marchette (tiếng Pháp).

Nếu bệnh nhân lưng thẳng chỉ bị một chân yếu không có sức như liệt mền, áp dụng phương pháp hai người đi ba chân, hay dùng dây đeo, hai người đeo dây vòng lên vai mình và luồn qua mông đùi bệnh nhân như một cái võng, dắt bệnh nhân đi, khi bệnh nhân bị khuỵu chân xuống thì đã có võng nâng người nên không thể té ngã được. Hai người đi bên cạnh vừa giữ eo lưng bệnh nhân, bàn tay kia mỗi người cầm một bên tay bệnh nhân, cứ để bệnh nhân tập bước đi từ từ.

Sau đó, cả hai loại bệnh tê liệt đã đi được một ít, thì cho tập đi lên đi xuống cầu thang có tay vịn, sẽ đi vững có kết qủa nhanh hơn đi đường bằng phẳng.

9-Bệnh ngoài da lở lói sưng đau nhức do máu có nhiều độc tố.

Cần uống Phan Tả Diệp mỗi ngày 5 viên trong 1 tuần, xay trái Khổ Qua bỏ hột, lấy nước rửa những chỗ ghẻ ngứa mụn, da lở loét, dời ăn, chàm, eczema, herps, zona, ghẻ, châm nặn máu độc, 3 lần mỗi ngày và gác chân lên tường Vỗ Đập Chân lên xuống nhiều lần, càng nhiều càng tốt làm chân đang sưng nóng đỏ đau sẽ trở lại nhiệt độ bình thường mau lành vết thương. Đo độ trước sau khi chữa để biết nhiệt độ trở lại bình thường không hàn không nhiệt.

V-Những thí dụ trong một vài ca chữa :

1-Một bà tây, giáo sư đại học âm nhạc 70 tuổi, mổ xương hông,

Trước khi chưa mổ, hai chân không bằng nhau, chân thấp chân cao, làm vẹo cột sống lưng làm tắc khí huyết xuống chân nên đi bị đau lưng hông. Sau khi mổ, cột sống lưng thẳng đi không bị lệch cột sống, hai chân dài bằng nhau, nhưng do vết mổ sâu ở sau mông chéo qua hông đã chạm thần kinh tọa, bệnh nhân lại bị đau thần kinh tọa, nên đứng lâu, ngồi lâu bị đau.

Tôi đo áp huyết chân không bệnh thì bình thường, 155/75mmHg mạch 75 còn chân bệnh có số đo áp huyết 140/65mmHg 65, tôi hỏi chân này là chân đang bệnh, bà bị đau ở đâu, bà chỉ đau từ lưng dưới mông đến đùi ngoài, khi mở ra xem, tôi thấy vết mổ có mầu tím đỏ, tôi dùng nhiệt kế đo nhiệt chung quanh và dọc vết mổ, chỉ có hai nơi đầu và cuối vết mổ 37.5-38.2 độ, các nơi chung quanh 36.2 –36.5độ. Tôi dùng kim thử tiểu đường châm nặn máu ra máu đen, đo lại nhiệt kế xuống 36.3 độ, tôi bảo bà đi xuống đất vận động đi lại xem còn đau không, thì bà thấy nhẹ chân, đi đứng dễ dàng, nhanh nhẹn hơn.

2-Một bà tây khoảng 50 tuổi, kêu đau nhức chân.

Tôi đo áp huyết hai chân, chân trái có số đo 141/92mmHg mạch 75, chân phải 136/82mmHg mạch 74, nếu so với áp huyết tiêu chuẩn thì bà bị phình tĩnh mạch ở hai chân nhưng chân bên trái nặng hơn, so với áp huyết tiêu chuẩn :
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

Tôi hỏi bà bị đau ở đâu, bà chỉ sau nhượng chân kéo xuống bắp chân bên trái. Khi vén quần lên mới thấy những tĩnh mạch bị giãn nhẹ nổi lên như màng lưới mầu xanh tím đen, nhưng có những đoạn có nổi cộm nhỏ như hạt gạo, tôi dùng máy thử tiểu đường châm nặn máu ra máu đen, thử luôn độ đường ở nơi nặn máu có độ đường thấp 5.4mmol/l là nơi đó bị hàn lạnh, không nên dùng kim không, mà phải bỏ qua máy bấm, vì như thế sẽ kim sẽ không châm sâu từ 2-3mm làm tổn thương sưng tĩnh mạch, còn nếu kim bỏ qua máy, chỉ châm kêu tách một cái, kim châm nông 1mm, sẽ không tổn thương làm sưng tắc tĩnh mạch, khi châm những chỗ mình thấy, và do bệnh nhân chỉ, là chữa ngọn, còn những tĩnh mạch nằm sâu bên trong bắp chân, do máy đo được, mình không thể châm được để chữa gốc, thì áp dụng bài tập sau :

Bảo bệnh nhân nằm ngửa gác một chân lên tường, mình dùng hai bàn tay vỗ dọc từ hai mắt cá chân phía trong phía ngoài, vỗ song song xuống dần dọc hai bên chân đùi xuống háng, rồi lại vỗ từ dưới háng đến mắt cá chân, từ mắt cá chân xuống háng, rồi bảo bệnh nhân tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng chỉ một bên chân, lúc đó mình dùng nắm tay chặn ở háng nơi huyệt Xung Môn để cho máu đen trong ống tĩnh mạch lên đại tĩnh mạch háng về tim. Sau đó đo áp huyết ở chân sẽ thấy hết bị phình tĩnh mạch, nó có số đo là 142/68mmHg mạch 72, như vậy van tĩnh mạch đã khép chặt lại không còn bị hở để máu đen không rơi trở lại ống chân nữa.
Bài tập về nhà là Dậm Chân Phía Trước Phiá Sau/Chachacha để bắp chân ép tĩnh mạch cho máu đen về tim.
Tình trạng phình tĩnh mạch, mạch lươn để lâu không chữa khỏi, máu đen không về tim được thì sinh ra biến chứng hở vam tim, khiến nhịp tim đập nhanh không do sốt nhiệt mà là bệnh của tim mạch.

3-Một ông tây 62 tuổi, bị bệnh sưng đỏ cứng bắp chân, lở da, chân to gấp rưỡi chân lành, đi cà nhắc do đau.

Đo áp huyết chân lành có số đo là 155/92mmHg mạch 78, số đo chân bệnh 185/110mmHg mạch 102 chứng tỏ chân này bị phình tĩnh mạch, mạch nhiệt, đo nhiệt kế chỗ bình thường 36.5 đến 36.9 độ, chỗ bệnh, nơi da đỏ đậm nhiệt kế chỉ 39 độ, nơi đỏ tím bầm 38 độ C trở lên, nơi da thâm đen chai cứng 37.2-37.5 độ. Đo nồng đô đường nơi chai cứng 8.0mmol/l, nơi nóng nhất 18.0mmol/l, những nơi đỏ 38.0 nồng độ đường 14.0-16.0 mmol/l., các ngón chân đo oximeter máy không chỉ vì sensor không bắt được máu chạy qua, châm nặn máu ở 6 tĩnh huyệt chân không ra máu. Đã chữa theo tây y bôi kem chống nhiễm trùng lở lói và uống trụ sinh 6 tháng càng ngày càng nặng.

Những thử nghiệm của KCYĐ cho thấy tuần hoàn máu xuống chân bị tắc, máu đen trong những ống tĩnh mạch bị hở van giãn nở làm máu đen không về tim khiến máu đỏ ứ tụ trong ống chân nơi mắt cá làm thoái hóa xương, theo tiêu chuẩn Laboratoire Meducus thuộc độ nặng cấp 2,3.

Do đó KCYĐ không chữa ngọn, mà chữa gốc, khuyên bệnh nhân mua loại vớ dầy, đàn hồi, để bóp chặt chân đùi giúp cho tĩnh mạch không bị phình giãn làm van tĩnh mạch hở thêm. Cho bệnh nhân gác chân lên tường, dùng hai bàn tay vỗ đập từ mắt cá chân xuống háng, rồi từ háng vỗ lên mắt cá nhiều lần, rồi cho bệnh nhân Kéo Gối dùng nắm tay của mình chặn ở háng cho máu đen về đại tĩnh mạch háng được chuyển về tim. Sau cùng châm nặn máu 5 đầu ngón chân, máu đỏ chảy ra đều 5 ngón, cho bệnh nhân tập bài Dậm Chân Phía Trước Phía Sau/Chachacnha, đo lại áp huyết sau khi tập có số đo 1160/95mmHg mạch 80. Dặn bệnh nhân về nhà tập tiếp nhiều lần trong ngày, tuần sau tái khám.

Tuần sau, bệnh nhân trở lại, một chân có đi vớ đặc biệt ép tĩnh mạch, chân bớt nóng, bớt sưng đau, đo áp huyết trước khi chữa 168/98mmHg mạch 90, sau khi chữa cũng như trên rồi đo lại bằng nhiệt kế đồng đều các nơi từ 36.8 đến 37.3 độ, độ đường nơi đỏ nhất 8.8mmol/l, thấp nhất 6.1mmol/l, đo oxymetre ở 5 đầu ngón chân có oxy 99, áp huyết sau khi chữa 158/88mmHg mạch 78. Ông cho biết vẫn tập bài gác chân lên tường Vỗ Đập Chân rất có hiệu qủa.

4-Những bệnh nhẹ trở thành nặng, biết bệnh nhân sẽ chết dần trong điều kiện không thể chữa.

Một người do uống nhiều thuốc chữa bệnh cao áp huyết, tiểu đường, cholesterol tuân thủ đúng theo cách chữa của tây y, khi áp huyết thấp cơ thể thiếu khí huyết, uống nhiều loại thuốc làm hại gan thận và hại da bị dị ứng, sau đó vẫn dùng thuốc nhưng đổi chế đô ăn gạo lức muối mè cho người bớt độc tố, xuống cân. Sau 5 năm cơ thể suy nhược, thiếu máu, áp huyết thấp, mất cơ bắp chân, nên khi đi hay cử động chân cũng không còn cơ bắp ép máu đen ở tĩnh mạch về tim, máu đỏ đi xuống cũng bị ứ đọng theo, từ từ chân phù nề, đi đứng yếu đuối hay bị ngã, từng ra vào nhà thương nhiều lần tìm không ra bệnh lại về, nhưng thuốc áp huyết vẫn được tây y cho uống, lần cuối cùng vào bệnh viện nằm theo dõi, người nóng sốt, đường trong máu tăng cao, nhịp tim nhanh, trong tình trạng yếu sức không cử đông, mắt nhắm hôn mê, không ăn nói nuốt được phải cho ăn sữa chuyền ống qua mũi.

Lúc thân nhân mời tôi đến bệnh viện, áp huyết trên máy chỉ giao động từ 108-115/65-54mmHg nhịp tim 123, bệnh nhân không cần trợ thở bằng máy oxy, sốt 41.5 độ, chân tay nóng, đường trong máu 24.0mmol/l.

Khi tây y chữa giảm sốt, hạ đường bình thường nhưng mạch vẫn chỉ 123, biểu đồ biên độ giao động hình Sin ngấn, không đều, có chỗ hình Sin kéo dài, có chỗ hình răng cưa, có chỗ kéo dài hình vuông, là nhịp tim loạn..

Theo KCYĐ van tim co thắt hẹp qúa, tâm trương 54, thiếu máu nên tim đập nhanh 123 lúc đó cơ thể hết nóng mà tay chân lạnh, để oxymetre ở tay có ngón tay giữa tâm bào và ngón cái phế chỉ 90-95, có ngón trỏ đại trường chỉ 70, là ruột không co bóp, còn ở các ngón chân oximeter không bắt được, bàn chân ngón chân lạnh, bắp chân teo, cơ thể đang chết dần từ chân.

Bệnh này không phải hôn mê do tai biến, vì khi cầm đầu gối bệnh nhân lay lắc thì bệnh nhân mở mắt, càng lay mạnh mắt càng mở to, nhưng không có thần, không có hồn để nhận biết người thân, không lắc chân thì mắt khép lại, như ngọn đèn dầu leo lét. Người thân nhờ tôi chữa cũng không thể chữa vì đổi ra áp huyết thật so với người khỏe bình thường có nhịp tim 80, thì do thiếu máu trầm trọng nhịp tim mới phải bơm nhanh 123, đã nhanh hơn 43 nhịp, áp huyết trên máy lúc đó ở nguyên số 108 đổi sang áp huyết thật thì 108 trừ đi 43, áp huyết thật bây giờ là 65/54mmHg mạch 80 là áp huyết báo chết vì cơ thể không còn đủ máu để phục hồi tế bào làm việc nữa. Muốn tế bào phục hồi phải tiếp nhiều bịch máu, bệnh viện cũng đã tiếp máu, nhưng không còn tỉnh để tập khí công tăng oxy để bảo quản máu, thì số máu đó cũng thiếu oxy trở thành máu chết.

Đó là lý do biết tình trạng bệnh mà không cứu được. Chỉ xin nêu trường hợp điển hình này để chúng ta biết cách tự theo dõi sức khỏe mình xem tình trạng khí huyết của mình còn đủ hay thiếu bằng cách thường xuyên đo áp huyết mỗi ngày ở hai tay, và chúng ta sẽ thấy máy đo áp huyết chính là một bác sĩ giỏi nhất có mặt trong gia đình mỗi ngày để nhờ vả khám định bệnh theo dõi sức khỏe cho mình hầu tránh phải vào bệnh viện cứu chữa khi đã qúa muộn mà bác sĩ cũng vẫn chưa tìm ra nguyên nhân bệnh.

( Trích tài liệu của cư sĩ Huệ Tâm Hải )


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.16 khách