Tu học làm sao biết đúng hay sai ?

Nội qui chuyên mục: không quảng cáo, không ngoài nội dung Phật Pháp. Đúng-sai nơi đây là việc hiểu biết cá nhân, không có giá trị cho Phật Pháp nói chung.

Điều hành viên: quang_tam3

Nội qui chuyên mục
Chuyên mục tự do đăng bài, Chiếu theo "Thanh tịnh thân khẩu ý, đó là lời Phật dạy" thành viên sử dụng từ lịch sự, cảm thông, tùy duyên, tránh xa sân si, hạn chế tạo ác nghiêp của thân, khẩu và ý. Bài viết trong chuyên mục này phải do bản thân của thành viên viết, nghiêm cấm copy hoặc tuyên truyền dùm người khác. Do đó, mọi vấn đề đúng - sai trong chuyên mục này chỉ là hiểu biết cá nhân, không có giá trị cho Phật Pháp nói chung.

1) Không dùng lời kém văn hóa: diễn đàn đã thiết lập nội quy này một phần giúp thành viên ngăn ngừa tạo nghiệp, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp cho Phật giáo. Khuyến khích dùng lời ái ngữ. Không được sử dụng các từ ngữ thô tục, chửi bới hoặc dùng lời miệt thị làm nhục thành viên khác, xúc phạm cá nhân...

2) Không quảng cáo: diễn đàn của chúng ta là phi lợi nhuận vật chất nên không chấp nhận bất kỳ một quảng cáo nào cho bất kỳ sản phẩm nào.

3) Không copy bài viết: đó là tình trạng copy các bài viết của cá nhân khác rồi đăng khắp nơi trong diễn đàn. Nội quy này khuyến khích mỗi người tự viết bài, nêu lên quan điểm ý kiến của cá nhân mình, tất nhiên được quyền trích dẫn các nguồn dữ liệu minh chứng cho lý luận của mình.

4) Không ngoài nội dung Phật Pháp: Vì đây là diễn đàn thuần túy Phật Pháp nên không bàn bất kỳ việc gì khác như chính trị, làm đẹp, văn hóa phẩm đồi trụy,... đều bị nghiêm cấm.

5) Thành viên vi phạm sẽ bị nhắc nhở 1,2 lần, lần 3 sẽ bị khóa nick.
nguyenviettri
Bài viết: 178
Ngày: 22/10/11 17:11
Giới tính: Nam

Re: Tu học làm sao biết đúng hay sai ?

Bài viết chưa xem gửi bởi nguyenviettri »

sotam26 đã viết:
Kính chư hiền hữu!
h/h trí thân mến!
Trong Kinh đã chỉ rõ : Muốn học Đạo! trước tiên phải giữ Tâm tỉnh lặng ! Muốn giữ Tâm tỉnh lặng thì Phải biết tiết chế " sự nói" ! chỉ nói những việc cần thiết , chỉ nói những việc có thật, chứ không phải ngồi đó rồi tưởng tượng nói ra ! nói những việc, điều mình chưa làm được ! hay có làm mà chưa biết kết quả là gì!!...........!!! Có nghĩa là Không Phóng Tâm!
Nay xét thấy h/h đi đâu cũng: nói ! lý!, luận!... Nhưng không ở trên một căn bản nào của Phật Pháp.
Nay h/h muốn nói với tôi ! và hỏi tôi có dám nói không!?
Xin trả lời rằng :
Gâte Gâte Para Gâte Parasham Gâte Bhuhi Soaha.
Kính chúc cả nhà thân tâm thường lạc.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.
...
20h06
DẠ! TRÍ CẢM ƠN BẠN SOTAM26 NHIỀU LẮM!

Hình như ai đó nói...người dạy ta là thầy ta! Dạ, những gì bạn nói trên không sai, cảm ơn bạn đã nhắc nhở mình, khuyên nhủ mình, mình xem bạn như là thầy của mình vậy! Nhưng mà một ngoại đạo như TRÍ ngay tức thời thì chưa thấu đáo cho lắm, thôi để mình từ từ nghiền ngẫm cho thông suốt ạ!

Ừ, mình dốt lắm, tiếng anh tiếng pháp gì đó lại càng dốt, bữa nào mình sang nhà bạn học một khóa nha.
Thiệt tình hổm rày mình qua đây, chỉ có mỗi bạn trò chuyện cùng mình, còn các bạn kia đi đâu hết rồi.
Thôi, sẳn đây nhắn tin cho hai ông bạn KHÁCH TRẦN VÀ TÂY PHƯƠNG TỊNH SỸ vào đây nói gì đi chứ!

Dạ! mình vẩn hỏi bạn lại câu ấy...bạn khỏe hông?


sotam26
Bài viết: 631
Ngày: 30/01/09 02:14
Giới tính: Nam
Đến từ: NVM
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tu học làm sao biết đúng hay sai ?

Bài viết chưa xem gửi bởi sotam26 »

Kính chư hiền hữu!
h/h Trí thân mến! Vâng tôi vẫn khỏe.
hôm nay st có đọc bài viết tạm biệt của h/h Trí! trên một diên đàn Phật giáo!
Đọc lời tâm tình của Trí + với những biểu hiện qua những bài viết, mới hiểu hết hoàn cảnh của h/h ấy! ( hoàn cảnh như thế nào xin chư hiền hữu ngầm hiểu) .Cũng may h/h ấy còn có một người vợ hiền khôn ngoan tuyệt vời, biết thương chồng ! biết " ....viết rồi tự xóa..."._ đúng như ông bà ta thường nói: Không ai hiểu chồng ( vợ) bằng vợ.
Kính mong chư h/h khi Trí trở lại diễn đàn ............hãy giúp đỡ!
Kính chúc cả nhà thân tâm thường lạc.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.


Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: Tu học làm sao biết đúng hay sai ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Con xin thành kính đảnh lễ và kinh mời Chú Battinh, Anh Sotam26..... Cùng toàn thể Chư Thiện Tri Thức gần xa cùng tham gia triển khai, đóng góp.....cho nội dung chủ đề này mỗi ngày thêm sâu, rộng.
TPTS xin thành kính đảnh lễ và tri ân toàn thể Quý Chư Vị.
Xin kính chúc toàn thể Quý Chư Vị Thân Tâm thường Tịnh.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
TPTS kính bái.


khach tran
Bài viết: 234
Ngày: 04/04/10 21:27
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam
Đã cảm ơn: 13 time

Re: Tu học làm sao biết đúng hay sai ?

Bài viết chưa xem gửi bởi khach tran »

Kính!
Chào TPTS
hh vẫn khỏe!
tôi lúc này về núi ở , chỉ có tết với về saigon ; hh lúc này tu học thế nào!
* Tu:
rất khó nói !
do vậy bây giờ mình phải thống nhất được từ " Tu"!
Chúc cả nhà thân tâm thường tịnh.
Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


Hình đại diện của người dùng
Đồng Thức
Bài viết: 4
Ngày: 17/02/21 06:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Được cảm ơn: 4 time

Re: Tu học làm sao biết đúng hay sai ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Thức »

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính Bác Khách Trần.
Em nhập đúng mật khẩu nhưng không hiểu sao không đăng nhập được. Em đành phải làm Nickname mới với Pháp Danh của mình.
Em cảm ơn Bác đã quan tâm đến việc tu học cùng sức khỏe của em.
Bác đã về Núi sống, vậy cuộc sống và sức khỏe của Bác chắc chắn đã rất thanh tịnh và hoan hỷ rồi, đúng không ạ?
Bác đề cập tới từ Tu rất thiết thực. Theo em Tu là tu Tâm dưỡng Tánh. Tức là nương theo những Chánh Pháp Nơi Cửa Phật. Trước học làm người. Sau đó khai triển nền tảng căn bản của một con người thực sự cao sâu và rộng ra theo tiến trình: Tại Gia, Xuất Gia và Xuất Thế Gian.
Tương ứng với những tầng công phu trong kinh Pháp Cú:
Không làm các việc Ác
Luôn làm các việc Lành
Giữ Tâm Ý thanh tịnh
Đó là lời Phật dạy
Thực tế hiện nay rất nhiều người học Phật tự rơi vào thảm trạng học và hành giáo pháp theo kiểu xây nhà từ nóc. Bởi vậy, em đã có dự định chia sẻ những trải nghiệm của bản thân. Với ngưỡng nguyện qua đó có thể giúp người hữu duyên đi sau, tự khắc phục nhược điểm này. Được vậy, họ sẽ tránh phải mất đi khá nhiều thời gian một cách rất oan uổng như bản thân em đã phải gánh chịu. Nhưng khi đó thấy chưa đủ duyên nên em đã dừng lại chủ đề Niệm Phật Giữa Đời Thường.
Nay thấy đã đến lúc cần nên thành kính mời Bác vào chủ đề này. Chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi những trải nghiệm thực tế của bản thân. Nhằm giúp những người sơ cơ mới bước vào học giáo pháp nơi cửa Phật, có thêm tham khảo thiết thực hơn. Qua đó mỗi người có đủ khả năng để thiết lập nền tảng căn bản cho cá nhân mình. Một khi đã đứng vững trên nền tảng căn bản của một con người thực sự. Bản thân mỗi người sẽ nhận thấy một cách rất rõ ràng và cụ thể: Đường về Cửa Phật. Mỗi người sẽ thấy Đạo Phật thực sự là một nền giáo dục cụ thể và thiết thực nhất. Là nền giáo dục căn bản và hoàn mỹ nhất giúp mỗi cá nhân tự hoàn thiện mình. Từ đó góp phần thúc đẩy sự tiến hóa của toàn xã hội. Trên nền tảng căn bản này, bằng sự nỗ lực của chính mình. Mỗi Hành Giả sẽ nhận thấy rất cụ thể rằng: Thực hành Chánh Pháp nơi Cửa Phật tới đâu. Thân, Tâm của mình cùng cuộc sống của bản thân và gia đình luôn đối mới và nâng cao tới đó. Nghĩa là Một khi thực sự tinh tiến thực hành Chánh Pháp nơi Cửa Phật.
Nhất định sẽ luôn luôn và mãi mãi tự khẳng định rằng:
mình đang tu học rất đúng.
Sẽ thấy rằng bản thân đang hoàn hỷ bước đi trên lộ trình mà Các Bậc Thánh Hiền đã đi qua.
Từ đó, chỉ có một hướng không ngừng thăng tiến mà thôi.
Người nào thấy mình tu học lúc được lúc không. Thậm chí cũng chẳng hề hay biết là: mình đang tu học đúng hay sai? có tiến bộ hay không? Người như vậy là chưa thấy được Chánh Pháp nơi Cửa Phật Bác ạ.
Em xin chí thành kính mời Bác mở rộng lòng từ bi, bớt chút thời gian. Cùng em triển khai chủ đề này tới khi viên mãn.
Em xin được thay mặt toàn thể Quý Đồng Tu hữu duyên đi sau. Xin được thành kính đảnh lễ và tri ân Bác trước nhé.
Bác có hỏi em tu học thế nào?
Với em lâu rồi...... Cuộc sống bình dị của Cư Sĩ tại gia chỉ đơn giản một điều duy nhất:
Đi giữa cuộc đời Đốn Luân Tận Phận. Một lòng chí thành, chí kính, thành toàn cho người hữu duyên thôi Bác ạ.
Chỉ có điều duyên tới đâu, mình tận tâm, tận lực, tận trí.... tới đó. Nên phần việc cần làm xong rồi tâm luôn thanh thản, bình an không vướng mắc.... Còn kết quả việc mình làm ra sao? Em ít để tâm. Bởi điều đó phụ thuộc vào Thiện Căn, Phước Đức, cùng Nhân Duyên của người được đón nhận việc mình làm.
Xuân mới TPTS xin chí thành đảnh lễ và kinh chúc Bác cùng gia đình cũng như toàn thể Quý Chư Vị Đồng Tu luôn mạnh khỏe, may mắn và bình an.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
TPTS kính bái


khach tran
Bài viết: 234
Ngày: 04/04/10 21:27
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam
Đã cảm ơn: 13 time

Re: Tu học làm sao biết đúng hay sai ?

Bài viết chưa xem gửi bởi khach tran »

Kính!
*Trân trọng mời h/hTPTS chia xẻ tiếp kinh nghiệm tu học của minh
* Trân trọng mời h/h quang tâm cùng tham gia hội luận
* Trân trọng mời chư hiền tham gia !
* xin chờ tôi ít hôm vì có một ít chuyện riêng
* khi lên núi tui sẽ thỉnh sp Siêu Nhật Quang chia xẻ cùng quí hữu
Kính chúc an lạc
Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
( trang web có lúc vào không được tai saigon)


Hình đại diện của người dùng
Đồng Thức
Bài viết: 4
Ngày: 17/02/21 06:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Được cảm ơn: 4 time

Re: Tu học làm sao biết đúng hay sai ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Thức »

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,
Con xin chí thành đảnh lễ Thầy Mộng Giác cùng toàn thể Ban Điều Hành Diễn Đàn. Trước khi đi vào phần nội dung chính. Con có một thỉnh cầu: kính xin Thầy cùng toàn thể Chư Vị trong Ban Điều Hành, mở lòng Từ Bi, cho phép Chú Tiểu trước Cổng Chùa, cũng như toàn thể những thành viên đã bị khóa Nick được phép trở lại Diẽn Đàn.
Kính Bác Khách Trần cùng toàn thể Quý Chư Vị Đồng tu. Với ngưỡng nguyện giúp những Quý Chư Vị Đồng Tu mới bước đầu tìm hiểu Phật Pháp có thêm nội dung để tham khảo. TPTS con xin mạnh dạn chia sẻ chút cảm nhận nông cạn của bản thân, xin thành kính được thỉnh cầu Bậc Thiện Tri Thức gần xa chỉ dạy.
Mỗi người chúng ta, có ai không một lần xoay lại tự hỏi lòng mình rằng: Mục đích chính của bản thân khi tới nhân Gian này là gì? cũng như làm thể nào ta có thể thực hiện được tốt nhất những điều đó?
Nếu có đi hỏi các Bậc Thiện Tri Thức, Chắc chắn các Ngài sẽ trả lời ta rằng: Học và thực sự thực hành những Di huấn của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni để lại, sẽ giúp mỗi người tự tìm được câu trả lời viên mãn nhất.
Vậy thì Đạo Phật ra sao? chỉ dạy con người ta như thế nào mà có thể giúp được chúng ta hiệu quả đến như vậy?
Chúng ta sẽ cùng nhau khám phá để tự tìm câu trả lời cho riêng mình.
Đúng vậy, Đạo Phật thực sự là Nền Giáo dục căn bản nhất, thiết thực nhất cho đời sống của con người trên Trái Đất này. Là con đường rốt ráo nhất mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dẫn đầu trên tiến trình tiến hóa Tâm Linh của nhân loại trên Hành Tinh này. Trước hết chúng ta cùng nhau tìm hiểu về khái niệm tổng quát Nơi Cửa Phật là: Tam Quy Y.
Tam là 3. Quy là Quy Trình, thứ tự.... của những Quy Luật Tự Nhiên. Y là Y Báo là Môi Trường S̉́ống của con người cùng muôn loài chúng sanh hữu tình. TPTS kính xin Quý Vị không nên khởi vọng tưởng với những nội dung khác rất xa với những gì bản thân đã thuộc lòng. Nội dung những gì TPTS viết hôm nay sẽ mới lạ với rất nhiều người. Như vậy mới là Đề Tài đáng cho chúng ta bỏ ra thời gian để cùng nhau thảo luận, đúng không Quý Chư Vi?
Quy trình này, thực chất là bài học đầu đời mà Tạo hóa đã trao cho mỗi chúng sanh hữu tình khi vừa mở mắt chào đời. Trước tiên, khi vừa lọt lòng Mẹ ta cất tiếng như hồi chuông đánh thức, báo hiệu cho toàn thể Công, Nhân Viên.... trong Cỗ Máy Ngũ Uẩn của mình là đã tới Nhân Gian và tất cả hãy bắt tay vào công việc của mình. Sau khi Trí điều khiển Căn mũi hít không khí để Cỗ Máy Ngũ Uẩn này khởi động. Trí ̣đã khởi sáng trong Thân thông qua Căn Mắt kết hợp với Ánh Sạ́ng bên ngoài giúp ta thấy được Không gian, cùng với những gì đã có sẵn trong đó đang chuyển động ra sao. Cứ vậy, Trí của ta thông qua các căn để làm việc: Mũi thì hít và đánh giá mùi vị của khí. Mắt thu Hình Ảnh. Tai thu Âm Thanh. Lưỡi phân biệt hương vị. Thân cảm nhận hơi ấm, độ ẩm của Môi Trường.....sau đó các bộ phận tiếp theo trong Cỗ Máy Ngũ Uẩn của mình tiếp tục phân tích, lý giải....những dữ liệu đã thu thập được đó, để có được Kết Quả là xây dựng lên một thế giới riêng cho chính mình.
Như vậy, ta nhận ra 3 điểm then chốt trong Quy Trình này là:
- Điểm then chốt đầu tiên làm chủ đạo cho hai phần còn lại chính là Trí. Trong thân của chúng sinh hữu tình là Trí. Không có điều này, mọi chúng sanh Hữu Tình không thể điều khiển và làm chủ cỗ máy được làm lên bằng Tứ Đại là Đất, Nước, Gió, Lửa. Nơi Không gian là Ánh Sáng. Không có Ánh sáng mọi hoạt đông bên trong nó sẽ ngừng trệ.
Nơi chúng sinh Vô Tình là Điện Năng. Không có Điện Năng, những chúng sanh Vô Tình như nhữ̃ng Cỗ máy do con người sáng chế ra cũng sẽ không hoạt động được....
- Điểm then chốt thứ hai là Không gian, Môi Trường sống với tất cả những gì chứa đựng trong Không gian, Môi trường sống này cùng với sự vận hành của chúng. Trong đó có bản thân mỗi chúng ta cùng sự tham gia của mình vào Không gian, Môi trường sống này.
- Cuối cùng là Kết quả - Thế giới riêng của mối người được hình thành ra sao sau mỗi lần tham gia vào sự vận hành từ Không gian, Môi Trường sống này.
Đây chính là 3 Quy Trình làm nền tảng căn bản để Cổ Thánh, Tiên, Hiền... khởi xướng ra Phương Pháp Thiền. Dùng Trí soi sáng 3 Quy Trình này khai Tuệ Giác. Tùy vào mức độ Tuệ giác được khai mở tới đâu, Thế giới nội tâm của Hành giả sẽ vững vàng tới đó - Nhà Phật gọi là Định Lực. Trên lộ trình tiến hóa của Nhân Loại Thế Hệ này, Đức Thích Ca Mâu Ni là Hành giả Thành công nhất. Đi tiên phong cắm ngọn cờ : Quy Y Tam Bảo. Tức Quy trình nảy sinh, vận hành.....của Thế giới Vật Chất trong Môi Trườnh sống này có 3 điều căn bản nhất, thiết thực nhất, Quý giá nhất chính là: Phật, Pháp và Tăng.
Tam Quy Y là Quy luật của Thế giới Vật chất được hình thành từ Môi trường sống này nhìn từ góc độ của chúng sanh Hữu tình. Một khi có thế giới vật chất cùng chúng sanh hữu tình nào xuất hiện trong môi trường sống này đều sẽ vận hành theo 3 quy trình này. Bất luận có loài Người hay không. Ba Quy Trình này vẫn luôn đã, đang và sẽ mãi vận hành như vậy. Khác chăng chỉ ở chỗ: trong muôn loài chúng sinh Hữu tình. Loài Người chúng ta đã tiến nhanh hơn, xa hơn... và đang dẫn đầu trên lộ trình tiến hóa Tâm Linh mà thôi. Nên Quy Y Tam Bảo là sản phẩm riêng, là thành tựu riêng của loài Người. Cụ thể ở đây là do Đức Giáo Chủ Thích Ca Mâu Ni của Đạo Phật khởi xướng lên.
Về phần nội dung của Quy Y Tam Bảo của Nhà Phật chắc hẳn quý Vị nào cũng thuộc lòng hết cả rồi. Xin cho TPTS miễn đề cập tới. TPTS chỉ hướng tới là bản thân mỗi người chúng ta nên hiểu Quy Y Tam Bảo ra sao cho thiết thực với chính mình. Khi mới học và muốn thực hành theo giáo Pháp Nơi Cửa Phật. Bản thân mỗi người cũng cần nên đơn giản hóa nội dung của Tam Bảo này. Chẳng hạn chúng ta cũng có thể hiểu một cách thiết thực như sau:
Chúng ta sống trong thế giới vật chất được hình thành theo nguyên lý Âm + Dương - Tức Nhị Nguyên. Nhất là chúng ta đang ở trong một thời đại mà Loài người, thay vì là Đấng Cứu thế. Mang khả năng ưu việt nhất, của loài chúng sinh hữu tình, có thành tựu vượt bậc nhất, trên lộ trình tiến hóa tâm linh. Ra mà yêu thương, che chở, đùm bọc....làm chỗ dựa, cho muôn loài chúng sinh hữu tình, thấp kém khác, cùng sinh ra trong môi trương sống nà̀y. Thì ngược lại chúng ta lại trở thành loài chúng sinh man rợ nhất, tàn ác nhất.... lấy sự sống của những chúng sanh thấp kém để thỏa mãn đời sống vật chất qua việc ăn uống.... Lấy mạng sống của đồng loại làm trò tiêu khiển thỏa mãn cảm giác tinh thần qua những mỹ từ chiến thắng, vinh quang.....
Từ bình diện này của thời đại chúng ta đang sống, Quy Y Tam Bảo Nơi Cửa Phật như hồi chuông vang lên tỉnh thức Nhân Loại rằng: Dừng lại... hãy dừng lại.... Biển khổ mênh mông ... Quay đầu là Bờ.
Để tiếng chuông này Nơi cửa Phật luôn mãi vang xa và đem lại những thành quả thiết thực nhất cho Nhân loại nói riêng và Môi Trường sống này nói chung. Không có cách nào khác là mỗi cá nhân, đặc biệt là những người con Phật hãy luôn tự cảnh tỉnh chính mình. Được vậy, bản thân chúng ta sẽ tự biết dừng lại. Nếu như ai cũng tự biết dừng lại.... những việc Ác. Những lò giết mổ sẽ ít dần tiếng la hét đầy hoảng loạn của những chúng sinh bậc thấp. Nhiều Quốc gia trên trái đất này sẽ bớt thêm cảnh đau thương, chết chóc bởi chiến tranh. Cả Thế Giới sẽ đỡ đi những thảm cảnh phải lập thêm la liệt những nhà lạnh dã chiến, chất đầy xác người chết vì dịch bệnh chờ hỏa thiêu.....
Và trên tất cả, chúng ta những người con Phật phải đi tiên phong giữa Nhân gian này thể hiện được hai từ: DỪNG LẠI.
Đó chính là Ý Nghĩa Quy Y Tam Bảo Thiết thực nhất của Người con Phật trong thời đại này.
TPTS xin thành kính mời toàn thể quý Chư Vị Đạo Hữu cùng tham gia thảo luận. Khi chúng ta thảo luận xong nội dung của Quy Y Tam Bảo. Chúng ta sẻ lần lượt triển khai tiếp đến Ngũ giới, Thập Thiện, Bát Chánh Đạo và 12 Nhân Duyên.
TPTS xin kính chúc toàn thể Quý Chư Vị Thân Tâm Thườnh Tịnh.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
TPTS kính bái.
Sửa lần cuối bởi Đồng Thức vào ngày 21/02/21 16:59 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Đồng Thức
Bài viết: 4
Ngày: 17/02/21 06:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Được cảm ơn: 4 time

Re: Tu học làm sao biết đúng hay sai ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Thức »

Đôi Lời Cùng Người Hữu Duyên

Nền tảng căn bản của Thể Giới Vật chất là: SINH, Già, Bệnh, Chết với muôn loài Hữu Tình và Thành, Trụ, Hoại, Không với Vật chất. Sau mỗi chu kỳ này khép lại, là một cột mốc đánh dấu sự thăng tiến hay thụt lùi, của mỗi Chúng sinh Hữu Tình, trên tiến trì̉nh tiến hóa Tâm Linh.
Trong lịch sử của Thế hệ nhân loại thời đại này. Đã có rất nhiều các Bậc Thánh, Hiền.... đạt được những thành tựu thiết thực, đã thăng tiến bản thân và để lại những kinh nghiệm cho nhữnh thế hệ theo sau làm tham khảo. Trong số họ, Đức Thích Ca Mâu Ni là người đã thành công nhất. Ngài đã khai triển được tới tận cùng của sự tiến hóa mà mỗi chúng sinh hữu tình. Đặc biệt là Loài Người cần vươn tới và thành tựu. Người đời sau học, hiểu và thực sự thực hành theo những chỉ dẫn mà Ngài để lại. Mỗi người trong chúng ta đều sẽ có cơ hội đi tới cái đích của Tiến Trình Tiến hóa Tâm Linh viên mãn như Ngài.
Để đạt được ước nguyện này, mỗi người trong chúng ta cần học cụ thể, hiểu rõ ràng những lời giáo huấn của Ngài. Từ đó tùy theo tình hình cụ thể của bản thân cũng như hoàn cảnh sống của mình khi đó. Để tìm ra những phương pháp phù hợp nhất rồi sau đó triệt để thực hành. Học và Hiểu tới đâu. Ta sẽ thực hành tới đó. Thực hành tới đâu, ta sẽ tự nhận thấy: thân tâm cùng với cách đối nhân xử thế của bản thân, bắt đầu đổi mới và ngày càng tốt đẹp hơn. Điều đó được thể hiện trước hết là: qua cuộc sống của chính gia đình nhỏ bé của mình. Kế đó lan tỏa dần ra ngoài xã hội.. Tất cả những người, tại những nơi có sự hiện diện của mình, ít nhiều sẽ tự cảm nhận được sự tiến bộ của bản thân ta.. Được vậy là ta đang học và hành đúng. Ngược lại sau thời gian dài học và thực hành theo lời Phật dạy. Nhưng bản thân cũng như những người thân luôn sống và tiếp xúc với mình. Tất cả đều không nhận thấy bản thân ta có chút đổi mới hay tiến bộ cụ thể nào...... vậy thì ta cần nên xem xét lại việc học tập của mình ngay. Tránh mất thời gian và công sức một cách oan uổng cho những gì không thiết thực.
Trước khi bước vào làm bất cứ việc gì từ nhỏ tới lớn. Điều quan trọng quyết định rất lớn tới sự thành công hay thất bại chính là: ta phải xác định một cách rõ ràng và thật cụ thể. Nền Tảng Căn Bản của vấn đề hay sự việc cần ta tiến hành giải quyết là gì? cụ thể ra sao?
Ở đây là Tiến Trình Tiến Hóa của bản thân. Tức là SỰ TIẾN HÓA CỦA CON NGƯỜI TA.
Để thực hiện điều này nên chúng ta Học và Hành theo lời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni để lại. Nhằm khai triển tới tận cùng tiến trình tiến hóa này.
Nghĩa là ta phải đứng thật vững chắc trên nền tảng căn bản của một con người thực sự. Từ đó áp dụng triển khai một cách cụ thể, thiết thực và phù hợp nhất những lời Phật dạy trong cuộc sống hàng ngày. Từ gia đình tới ngoài xã hội.
Vậy thì, đâu mới thực sự là Nền Tảng Căn Bản Của Con Người?
Cuộc đời của Con người cùng muôn loài chúng sinh cùng được sinh ra từ môi trường sống này. đều không ngoài hai từ SINH và SỐNG.
Trước hết là SINH. Nhờ có Cha Mẹ, là Môi Trường nhỏ. Tại Gia đình là Xã hội nhỏ. Sinh ta ra môi trường sống lớn, với xã hội lớn. Ta cũng như tất cả các loài chúng sinh được sinh ra từ môi trường sống này đều như vậy. Thiết lập mối liên hệ với Cội Nguồn. Lập thành Nền tảng Căn bản đầu tiên là: Đức Hiếu Sinh.
Đức hiếu Sinh này hàm chứa hai bài học căn bản định hướng cho sự thăng tiển của chính mình.
Bài học thứ nhất: Cha Mẹ là người tới trước, sinh ra ta là người tới sau. Cho ta khái niệm thời gian. Ngược về Cội Nguồn tới Vô Thủy. Tiến về Tương lai đến Vô Chung. Đây là Nền tảng để sau này chúng ta nương vào những chỉ dẫn của Đức Phật mà triển khai được tận cùng bài học này, thành tựu: TÚC MẠNG MINH. Tức là khả năng thấy rõ suốt Quá Khứ, Hiện Tại và Tương Lai.
Bài học thứ hai: Cha Mẹ là Bề Trên, Ta là kẻ dưới. Cho ta khái niệm Không gian theo chiều dọc. Cao tới tận cùng. Sâu đến vô biên. đây là nền tảng để sau này chúng ta áp dụng những kinh nghiệm của Đức Phật triển khai tới tận cùng bài học này, thành tựu THIÊN NHÃN MINH. Tức Khả năng thấy rõ suốt tất cả những gì hàm chứa trong Không Gian.
Để tiến tới cái đích tận cùng đó. Mỗi người chúng ta phải thực hành bài học đầu đời là: Tấm Lòng Thành với Cội Nguồn và Thái Độ Cung kính với Bề Trên. Bắt đầu từ Lớp 1 tức Gia đình nhỏ bé của mình. Với những người đầu tiên là Ông, Bà, cha, Mẹ.... Có được Lòng thành ta sẽ biết sống có trước, có sau, có trên, có dưới.... Tức là đã biết và xác định được phương hướng để đi từ gia đình ra ngoài xã hội. Giữa đởi mà sống được như vậy, cuộc sống của ta sẽ có được chữ: AN.
Từ thái độ Cung Kính với Ông Bà, Cha, Mẹ... Những vị Ân Sư đầu đời của ta mà áp dụng rộng ra ngoài Xã Hội. Bản thân ta sẽ học hỏi được rất nhiều từ người khác. Vì chỉ khi nào trong lòng ta thực sự tôn trọng và kính ngưỡng một ai đó. Ta mới thực sự mở lòng và tìm hiểu về họ. Từ đó ta mới thấy được những gì họ có. Bởi vậy, khi ta tôn trọng, kính ngưỡng người khác tới đâu. Bản thân ta sẽ có được cơ hội để học hỏi và sẽ thu về lợi ích khai mở tâm trí mình tới đó. Đây là Tinh Thần Tôn Sư Trọng Đạo.
Cả hai bài học đầu đời ngay trong lớp 1 là gia đình nhỏ của mình làm thành một chữ: HIẾU.
Khi ta bắt đầu sự SỐNG. Cũng chính là lúc ta bắt đầu mở mối liên hệ giữa ta với Cha Mẹ, tức KHông Gian theo bề ngang. Mỗi ngày ra mãi thêm xa.... Không gian theo bề ngang này rộng ra tới đâu, mối liên hệ tương tác của ta với Con Người và muôn loài chúng sinh được thiết lập rộng ra tới đó.. Khởi đầu từ anh, Chị, Em...những người bạn đang còn học chung trong cái lớp học gia Đình cùng ta. Nếu như Cha Mẹ sinh ra ta đại diện cho Môi trường sống. Thì Các Anh, Chị, Em...trong nhà đại diện cho muôn loài chúng sinh cùng được sinh ra từ một môi trường sống với ta. Tất cả Sự Sống của họ, luôn và mãi mãi...cần được tôn trọng và yêu thương một cách bình đẳng nhất. Đây chính là Chữ NGHĨA. Nền tảng căn bản để sau này, chúng ta dùng Thiền Định Nhà Phật khai triển tới tận cùng thành tựu LẬU TẬN MINH. Cái thấy biết rõ ràng thông suốt mọi sinh khởi cùng sự vận hành và biến mất của chúng trong Không gian.
Trong đời sống hiện tại. Khi bước ra ngoài xã hội với bất cứ ai, không phân biệt màu da, sắc tộc. Với bất cứ chúng sinh hữu tình nào. Không phân biệt chủng loài. Ta luôn sẵn sàng, mở lòng yêu thương, đùm bọc, che chở....cho họ. Tựa khi ta vẫn thường luôn sẵn sàng yêu thương, đùm bọc, che chở...cho những anh, Chị, Em...ruột thịt trong gia đình mình. Người sống được như vậy sẽ có thêm được chữ VUI.
Cuộc đời của một con người cũng như muôn loài Chúng Sinh khi sinh ra và sinh sống trong cùng một môi trường sống này đâu cần gì hơn ngoài hai chữ AN + VUI.
Đây chính là Nền Tảng Căn Bản của một con người thực sự. Cho dù có áp dụng phương pháp của bất kỳ Bậc Thánh Nhân nào để thăng tiến bản thân. Đều cũng chỉ là khai triển hai chữ HIẾU và NGHĨA này thêm Cao, Sâu và Rộng ra như có thể mà thôi.
Trên lộ trình tiến hóa của Nhân Loại, Đã xuất hiện rất nhiều Bậc Thánh nhân xuất chúng. Cuộc đời và sự nghiệp giáo dục của các Ngài luôn chú trọng vào việc làm sao giúp cho con người trên hành tinh này. Tất cả đều biết triển khai hai chữ Hiếu và nghĩa này thiết thực nhất. Mang lại an vui, hạnh phúc cho bản thân . Qua đó, mỗi cá nhân góp phần mình vào sự ổn định, phát triển và thăng tiến của toàn xã hội. Một người chỉ cần phẩn đấu làm sao có được sự an vui, hạnh phúc giữa đời thường. Những kinh nghiệm của các Bậc Thánh Hiền đi trước như: Á Đông có Ngài Khổng Tử. Trung Đông có Ngài Mohamed và Âu Mỹ có Chúa Giêsu.... Đây đều là những người đã có thành tự thực sự trong việc khai triển hai lĩnh vực HIẾU và NGHĨA rất sâu rộng. Người nào thực sự thực hành theo những chỉ dẫn của họ. Người đó, nhất định sẽ có được một cuộc sống thực sự an vui và hạnh phúc trong cuộc đời này.
Còn nếu bản thân một người ngưỡng nguyện có cơ hội để thăng tiến và đi tới tận cùng con đường tiến hóa. Người đó bắt buộc phải tu học theo kinh nghiệm của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Vì trong số những Thánh Nhân đó, chỉ có duy nhất Đức Thích Ca Mau Ni có được thành tựu vượt thời gian và không gian. Có được Trí Tuệ và trạng thái vượt khỏi mọi sức hút của các thế giới hữu hình. Nên không còn phải tái sinh trở lạ̣i....không còn đời kế tiếp. Bất cứ ai ngưỡng nguyện tương lai sẽ được giải thoát khỏi muôn kiếp, sinh tử luân hồi thì phải học, thực hành và sống theo những phương pháp của ngài. Được vậy con đường học làm Phật của chúng ta mới hy vọng sẽ thành tựu như trong lòng mỗi người luôn ngưỡng nguyện.

Như vậy, khi một người phát tâm học Phật. Đồng nghĩa một gia đình sẽ có một người con luôn hết lòng hiếu thảo và tôn kính Ông, Bà, Cha, Mẹ... cũng như có thêm một người luôn hết lòng tôn trọng, yêu thương, che chở, đùm bọc....những Anh, Chị, Em...trong gia đình. Lẽ dĩ nhiên từ đó Xã Hội Loài Người có thêm một Công Dân tốt. Môi trường này có thêm một Chúng Sinh Thiện Đức. Học Phật như vậy sẽ giúp nhân loại trên hành tinh này, có cơ hội biết và hiểu đúng bản chất thực sự của Đạo Phật. Đó thực sự là Nền giảo dục cụ thể nhất, thiết thực nhất, và cần thiết nhất cho Nhân Loại thời nay. Đồng thời từ nền tảng căn bản này của con người mà học và thực sự thực hành theo kinh Nghiệm của Đức Phật. Những Hành Giả Nơi Cửa Phật sẽ tự chứng nghiệm Đạo Phật là Một Nền giáo dục Cao siêu nhất, hoàn mỹ nhất mà Tiến Trình tiến hỏa của Nhân loại Thời Đại này đã vươn tầm đạt tới.
Tây Đức mùa xuân 2021
TPTS


Hình đại diện của người dùng
Đồng Thức
Bài viết: 4
Ngày: 17/02/21 06:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Được cảm ơn: 4 time

Re: Tu học làm sao biết đúng hay sai ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Thức »

Ngũ Giới

Nếu như Tam Quy Y là khái niệm tổng quát về Không gian. Nơi chứa đựng toàn bộ Thế Giới Vật chất luôn vận hành, chuyển động trong đó. Cùng với sự thay đổi từ những kết quả sau những tạo tác từ Con người. Thì Ngũ giới đề cập tới Luật chơi mà tất cả loài Người cần phải thuận theo để chung sống trong cùng một xã hội. Vậy thì 5 Giới hạn này ra sao? Mỗi chúng ta cần phải tìm hiểu và thông suốt. Từ đó chúng ta mới có thể cùng nhau xây dựng lên một xã hội ngày thêm Nhân bản văn minh và phồn thịnh.
Ngũ là 5. Giới là Giới hạn. Tức 5 giới hạn mà tất cả mọi Người cần tôn trọng và cùng nhau sống thuận theo chúng.
Thứ nhất là Sinh Mạng tức Đức Hiếu Sinh. Tất cả muôn loài chúng sinh hữu tình trong đó có con người chúng ta, đều được sinh ra và lớn lên từ Lòng Yêu Thương. Nên Sự Sống của tất cả muôn loài chúng sinh Hữu Tình cần được tôn trọng và yêu thương một cách bình đẳng nhất.
Thứ hai là Đời sống vật chất. Con người khi có sinh mạng thì cũng cần tới tất cả những nhu cầu về vật chất để nuôi sống và duy trì sự hoạt động của cơ thể. Mỗi người khi tới Nhân Gian này đều có Phước Phần riêng. Khi còn nhỏ phụ thuộc vào Gia Cảnh của mình. Khi lớn lên phụ thuộc hoàn toàn vào nỗ lực của bản thân. Do vậy bất cứ ai cũng chỉ nên sở hữu những gì thực sự thuộc về mình. NHƯ CƠ THỂ CỦA MỖI NGƯỜI CHỈ NÊN MANG THEO NHỮNG GÌ THUỘC VỀ NÓ. NGOÀI RA ĐỀU LÀ GÁNH NẶNG.
Thứ ba là Đời sống tinh thần. Mỗi người có một đời sống nội tâm riêng biệt. Từ đó xây dựng cho mình một gia đình độc lập với những người thân của mình.. Nên mỗi người càng quý trọng bản thân và gia đình nhỏ của mình bao nhiêu. Đồng nghĩa mỗi người cũng cần phải tôn trọng người khác cũng như mái ấm gia đình của họ bấy nhiêu.
Thứ 4 là Giá Trị đích thực của Sự thật. Con người sinh sống trong thế giới vật chất. Nên tất cả những gì thuộc về đời sống cả vật chất lẫn tinh thần chỉ có giá trị khi nó thực sự hiện hữu. Nên những nội dung từ những công cụ mà con người dùng để biểu đạt như lời nói, chữ viết.....tất cả chỉ thực sự có giá trị khi chúng diễn tả đúng sự thật của những gì đã hoặc đang xảy ra mà thôi.
Cuối cùng là giới hạn thứ 5. Con người muốn bản thân luôn thông suốt và sống thuận theo 4 quy luật tự nhiên ở trên thì cái trí của mình, luôn phải ở trong trạng thái sáng suốt nhất.
Dựa trên 5 phạm trù này của Quy luật tự nhiên. Trong nhà Phật đề ra 5 giới cấm:
1 - Không Sát Sanh: Mạng Sống của Chúng Sinh là Quan Trọng nhất. Nên Cướp đi Mạng Sống của chúng sinh khảc là Tội ác nghiêm trọng nhất. Người sống ngược lại Quy luật tự nhiên, vi phạm điều này. Hậu quả nhẹ thì luôn ốm đau bệnh tật. Nghiêm trọng có thế mất luôn tính mạng của mình.
2 - Không trộm cắp: Lấy vật chất của người khác là trái với Đạo Lý. Người sống ngược với Quy luật tự nhiên, vi phạm điều này nhẹ thì làm ăn gặp nhiều khó khăn, hay mất mát. Nặng có thể gặp những biến cố khiến tán gia bại sản...
3 - Không tà dâm: xâm phạm đời sống tinh thần của người khác là trái với Lễ Nghĩa. Người sống trái với quy luật tự nhiên, vi phạm điều này. Nhẹ thì tâm thần bất ổn, sức khoẻ tiêu hao. Nặng có thể hạnh phúc gia đình sẽ tan nát, đổ vỡ...
4 - Không nói dối: Lời nói không diễn tả đúng sự thật sẽ vô nghĩa và gây hiểu lầm cho người khác. Người sống trái quy luật tự nhiên vi phạm điều này. Bản thân sẽ đánh mất niềm tin với mọi người.
5 - Không dùng chất kích thích. Vì chất kích thích làm cái Trí của bản thân mất đi sự sáng suốt. Người vi phạm điều này sẽ không còn đủ khả năng sống theo 4 Quy luật tự nhiên như đã trình bày.
Như vậy cả 5 Giới cấm của Đạo Phật như một hồi chuông cảnh báo người đời: Dừng lại.... hãy dừng lại. Nếu mở 1 trong 5 cửa này, sẽ rơi vào Bể Khổ mênh mông. Hãy dừng lại.....Không Làm Các Việc Ác..... Quay đầu là Bờ.
Tới đây chúng ta nhận thấy: Quy Y Tam Bảo là triển khai chữ HIẾU. Còn ̀ giới hạn là sơ đồ hướng dẫn ta làm sao biết cách đi vào đời để thực hành chữ NGHĨA. Một người thực sự muốn Đốn Luân Tận Phận. Muốn một lòng tận tâm, tận lực, tận trí để triển khai chữ NGHĨA giữa cuộc đời. Hiển nhiên người đó sẽ không bao giờ vượt ra khỏi 5 Giới hạn của Quy Luật Tự Nhiên này. Tức bản thân cuộc sống thường ngày của họ luôn hết lòng yêu thương và tôn trọng sự sống của muôn loài. Luôn sẵn lòng dùng khả năng vật chất của mình để cưu mang, đùm bọc những chúng sinh khác trong cơn hoạn nạn. Luôn hết lòng chân thành vun đắp và tôn trọng tình cảm cũng như mái ấm hạnh phúc của những chúng sinh khác, Luôn sống cũng như nói lên tất cả những gì như sự thật vốn có của nó. Bởi bản thân họ luôn tỉnh thức trong cuộc sống của chính mình. Nên 5 Giới cấm tuy họ không để ý. Nhưng Phẩm Hạnh vẫn luôn viên tròn. Đây là giá trị có được nhờ luôn đứng vững trên nền tảng căn bản HIẾU và NGHĨA của một con người thực sự.
Nhưng tới đây chúng ta mới chỉ thấy hai từ Dừng Lại..... Vậy thì chúng ta triển khai chữ NGHĨA ra sao đây? đó chính là Nội dung hướng thiện trong Nhà Phật của 10 Điều Lành hay thường gọi là Thập Thỉện.
Tây Đức mùa xuân 2021
TPTS


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.23 khách