Hình tường sư tử Việt dưới thời lý - trần

Nội qui chuyên mục: không quảng cáo, không ngoài nội dung Phật Pháp. Đúng-sai nơi đây là việc hiểu biết cá nhân, không có giá trị cho Phật Pháp nói chung.

Điều hành viên: quang_tam3

Nội qui chuyên mục
Chuyên mục tự do đăng bài, Chiếu theo "Thanh tịnh thân khẩu ý, đó là lời Phật dạy" thành viên sử dụng từ lịch sự, cảm thông, tùy duyên, tránh xa sân si, hạn chế tạo ác nghiêp của thân, khẩu và ý. Bài viết trong chuyên mục này phải do bản thân của thành viên viết, nghiêm cấm copy hoặc tuyên truyền dùm người khác. Do đó, mọi vấn đề đúng - sai trong chuyên mục này chỉ là hiểu biết cá nhân, không có giá trị cho Phật Pháp nói chung.

1) Không dùng lời kém văn hóa: diễn đàn đã thiết lập nội quy này một phần giúp thành viên ngăn ngừa tạo nghiệp, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp cho Phật giáo. Khuyến khích dùng lời ái ngữ. Không được sử dụng các từ ngữ thô tục, chửi bới hoặc dùng lời miệt thị làm nhục thành viên khác, xúc phạm cá nhân...

2) Không quảng cáo: diễn đàn của chúng ta là phi lợi nhuận vật chất nên không chấp nhận bất kỳ một quảng cáo nào cho bất kỳ sản phẩm nào.

3) Không copy bài viết: đó là tình trạng copy các bài viết của cá nhân khác rồi đăng khắp nơi trong diễn đàn. Nội quy này khuyến khích mỗi người tự viết bài, nêu lên quan điểm ý kiến của cá nhân mình, tất nhiên được quyền trích dẫn các nguồn dữ liệu minh chứng cho lý luận của mình.

4) Không ngoài nội dung Phật Pháp: Vì đây là diễn đàn thuần túy Phật Pháp nên không bàn bất kỳ việc gì khác như chính trị, làm đẹp, văn hóa phẩm đồi trụy,... đều bị nghiêm cấm.

5) Thành viên vi phạm sẽ bị nhắc nhở 1,2 lần, lần 3 sẽ bị khóa nick.
sông hương
Bài viết: 2
Ngày: 03/12/14 18:57
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: đà nẵng

Hình tường sư tử Việt dưới thời lý - trần

Bài viết chưa xem gửi bởi sông hương »

Nước ta có 1 thời gian khá dài chịu sự chi phối của các vương triều trung quốc, tuy nhiên nền văn hóa vẫn đậm bản sắc dân tộc, mặc dù bị tiêm nhiểm không ít văn hóa ngoại lai nhưng văn hóa Việt vẫn không bị phai nhạt. Đặc biệt là trong lình vực mỹ thuật, nước ta có thể tự hào với những cái rất riêng của mình.
Hình ảnh
Một trong những lĩnh vực nghệ thuật xưa cổ nhất chính là điêu khắc đá, vào thời xa xưa của nước ta thì các tạo hình tượng đá chưa nhiều, đa phần dùng cho mục đích tâm linh, các loài linh thú xuất hiện nhiều là sư tử, rồng .v.v trong đó thì tượng sư tử được sử dụng rất nhiều, và sư tử thời lý - trần đã góp phần tạo nên cái riêng đó cho văn hóa nước ta, sau đây mình xin giới thiệu sự khác biệt trong tạo hình tượng sư tử đá Việt Nam và sư tử tàu:

Khác với vẻ ngoài dữ tợn của sư tử trung quốc, các tượng sư tử của Việt Nam có tạo hình khá hiền lành và gần gủi, đúng với bản chất bảo hộ người dùng hơn là tính tạo uy nghiêm của loại kia.

Biểu tượng sư tử ở Việt xuất hiện đi kèm phật giáo, và đặc biệt phát triển ở giai đoạn thời lý - trần, dưới 2 vương triều đó phật giáo có bước phát triển lớn nhất, sư tử được sử dụng nhiều và có 1 số đặc điểm nhận dạng sau:

+ Răng có số lượng lớn, nếu ở nước khác thì răng sư tử luôn được tạo hình nhọn – sắc là lởm chởm, thì ở nước ta lại rất bằng phẳng, thậm chí nếu nhìn kỹ, những chiếc răng lại có hoa văn ở bên trong.

+ Hình thể thiên về tính mỹ thuật, mềm mại và uyển chuyển, tạo tác không quá cơ bắp và lực lưỡng.

+ Bờm và đầu: bờm rất mỏng, ép sát vào cơ thể và được tạo hình một cách hoa mỹ, đôi lúc cũng được thấy dựng ngược lên như của rồng. Lông mày, tai, viền mép đều xuất hiện những hoa văn uốn lượn, mềm mại, có thể nói đến độ tinh tế hiếm thấy.

+ Đuôi: đuôi con sư tử Việt rất mềm mại, uyển chuyển, đều đặn chứ không theo khuynh hướng tua tủa và tạo hình giống ngọn lữa như đa phần ở các nước cùng khu vực


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.4 khách