PHÁP MÔN DUY NHẤT CỦA ĐỨC PHẬT ( TS. Thích Nhật Từ )

Nội qui chuyên mục: không quảng cáo, không ngoài nội dung Phật Pháp. Đúng-sai nơi đây là việc hiểu biết cá nhân, không có giá trị cho Phật Pháp nói chung.

Điều hành viên: quang_tam3

Nội qui chuyên mục
Chuyên mục tự do đăng bài, Chiếu theo "Thanh tịnh thân khẩu ý, đó là lời Phật dạy" thành viên sử dụng từ lịch sự, cảm thông, tùy duyên, tránh xa sân si, hạn chế tạo ác nghiêp của thân, khẩu và ý. Bài viết trong chuyên mục này phải do bản thân của thành viên viết, nghiêm cấm copy hoặc tuyên truyền dùm người khác. Do đó, mọi vấn đề đúng - sai trong chuyên mục này chỉ là hiểu biết cá nhân, không có giá trị cho Phật Pháp nói chung.

1) Không dùng lời kém văn hóa: diễn đàn đã thiết lập nội quy này một phần giúp thành viên ngăn ngừa tạo nghiệp, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp cho Phật giáo. Khuyến khích dùng lời ái ngữ. Không được sử dụng các từ ngữ thô tục, chửi bới hoặc dùng lời miệt thị làm nhục thành viên khác, xúc phạm cá nhân...

2) Không quảng cáo: diễn đàn của chúng ta là phi lợi nhuận vật chất nên không chấp nhận bất kỳ một quảng cáo nào cho bất kỳ sản phẩm nào.

3) Không copy bài viết: đó là tình trạng copy các bài viết của cá nhân khác rồi đăng khắp nơi trong diễn đàn. Nội quy này khuyến khích mỗi người tự viết bài, nêu lên quan điểm ý kiến của cá nhân mình, tất nhiên được quyền trích dẫn các nguồn dữ liệu minh chứng cho lý luận của mình.

4) Không ngoài nội dung Phật Pháp: Vì đây là diễn đàn thuần túy Phật Pháp nên không bàn bất kỳ việc gì khác như chính trị, làm đẹp, văn hóa phẩm đồi trụy,... đều bị nghiêm cấm.

5) Thành viên vi phạm sẽ bị nhắc nhở 1,2 lần, lần 3 sẽ bị khóa nick.
koa
Bài viết: 49
Ngày: 04/08/09 21:51
Giới tính: Nam
Đến từ: hanoicity

PHÁP MÔN DUY NHẤT CỦA ĐỨC PHẬT ( TS. Thích Nhật Từ )

Bài viết chưa xem gửi bởi koa »

Khái niệm “pháp môn” do các Tổ sư Trung Quốc (TQ) đặt ra, nghĩa đen của nó là “cánh cửa đi vào Phật pháp”. Người TQ đã dùng hình ảnh của một ngôi nhà có cửa cái và các cửa sổ. Thông thường, người ta có thói quen đi vào nhà bằng cửa chính chứ không ai chui qua cửa sổ. Bằng hình ảnh này, các vị lập tông nghĩ rằng: bài kinh tông chỉ (kinh pháp môn) được mình chọn lựa và truyền bá chính là cửa ngõ đi vào Phật pháp... phương pháp luận này đã làm cho nhiều người ngộ nhận rằng “ngoài bản kinh pháp môn, thì người tu học theo pháp môn không cần phải đọc và ứng dụng bất kì một bộ kinh nào khác”. Do vậy, trãi qua nhiều thế kỷ, người tu học theo hệ thống pháp môn chỉ tu tập một phần nào trong tổng thể những lời dạy của đức Phật mà thôi!
Khái niệm 84.000 Pháp môn là do Phật giáo TQ đặt ra, các vị lập tông TQ dựa vào con số 84.000 (vốn là biểu tượng mô tả về số lượng nhiều, không thể tính đếm được) trong Kinh Trường Bộ nói riêng và kinh tạng Pali nói chung đã hình thành ra 84.000 cửa ngõ đi vào Phật pháp.
Nhưng trên thực tế, khi phân tích về bản chất Pháp môn, TQ chỉ có 10 tông phái. Tiếp nhận 10 tông phái từ TQ, Nhật Bản tạo ra 14 tông phái, Tây Tạng có 4 tông phái. Gộp tất cả các tông phái có cùng khuynh hướng chung liên hệ đến Tịnh độ tông thì Nhật Bản cũng chỉ còn 10 tông phái, và các tông phái tại Nhật Bản, Nam – Bắc Triều Tiên, Việt Nam, Tây Tạng đều nằm trong 10 tông phái của Phật giáo TQ.
Như vậy, người TQ dùng khái niệm 84.000 pháp môn chỉ vì mục đích cho người ta thấy rằng là: “con đường tu tập theo đạo Phật là đa dạng, và mỗi người có thể chọn cho mình một pháp môn thích hợp với căn cơ”. Lý thuyết này nghe rất hấp dẫn, nhưng trên thực tế thì không phù hợp.
- Dựa vào Kinh Trung Bộ, Kinh Trường Bộ và bài Kinh Pháp Cú (bản Kinh gối đầu giường của Phật giáo gốc), đức Phật chỉ có thuyết giảng một pháp môn “duy nhất” là Tứ Thánh Đế. Tinh hoa của Tứ Thánh Đế là Bát Chánh Đạo. Vì vậy, có thể định danh "pháp môn duy nhất của đức Phật" là Tứ Thánh Đế hoặc gọn lại là Bát Chánh Đạo. Đó là cốt lỗi hành trì mà người thực tập có thể đạt được các thành quả bao gồm việc giải quyết nỗi khổ niềm đau, và hướng đến các kết quả trở thành Thánh.
- Chúng ta không thể tìm thấy pháp môn thứ 2 ngoài Tứ Thánh Đế trong kinh điển Phật dạy huống chi 84.000. Chúng tôi khẳng định: “nếu thật sự có 84.000 pháp môn thì đức Phật là người chúng ta không nên theo, vì như thế đức Phật bị chứng minh là người thiếu lập trường, tự mâu thuẫn; mà người tự mâu thuẫn nói theo triết học Phật giáo là vẫn còn vô minh, đã không thể nào có khuynh hướng bằng trí tuệ để giải quyết được các vấn nạn của kiếp người. Nếu 84.000 pháp môn là có thật thì khi đức Phật chủ trương pháp môn thứ 1 Ngài sẽ bị chứng minh là tự mâu thuẫn với 83.999 pháp môn còn lại. Một người tự mâu thuẫn 1 lần đã có thể bị tự phủ định rồi, huống hồ mâu thuẫn đến 84.000 lần”.
Cho nên, khi TQ lập ra 10 tông phái, để cho 10 tông phái này được chấp nhận thì họ phải dựng lên khái niệm 84.000 pháp môn. 10 pháp môn âu cũng là 1 con số rất nhỏ trong con số khổng lồ đó. Và bằng phương pháp lập pháp môn này, đạo Phật gốc mất dần, mất dần.
- Khi đạo Phật có mặt ở các châu lục và các quốc gia, Phật giáo Nam Truyền (tại Ấn Độ ảnh hưởng đến Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia) gần 26 thế kỷ truyền đạo vẫn tiếp tục trung thành với đức Phật gốc và khẳng định rất rõ chỉ có Tứ Thánh Đế là pháp môn duy nhất! Nhiều thế kỷ qua, người TQ, Việt Nam, Nhật Bản, Nam – Bắc Triều Tiên và Tây Tạng tu tập theo lời dạy của các tổ sư mà lẽ ra người tu học Phật phải tu tập và thực hành theo lời kinh Phật dạy.
- Mượn lăng kính các tổ sư để tiếp cận Phật giáo chỉ là phiến diện. Do dó, ai tu tập theo các pháp môn gần như đánh mất cơ hội để tiếp cận đạo Phật một cách có hệ thống và toàn diện.
Khi một chủ trương nào đó được tái lập đi lập lại qua các phương tiện truyền thông, qua giáo dục, qua sự truyền tụng của các vị Tăng sĩ thì cái đó mặc nhiên nâng lên thành chân lý. Cho nên, cái bị xem là phiến diện trở thành toàn diện, cái chưa phải là lời Phật dạy được nâng lên như lời Phật dạy. Hậu quả của cách truyền đạo này đã làm cho đạo Phật mất dần chỗ đứng. Hậu quả nghiêm trọng khác là truyền bá đạo Phật theo pháp môn tức là lấy 1~3 bài Kinh làm nền tảng như hiện nay làm đại đa số Phật tử nếu không tự học thêm, không đến các trường Phật học để nghe giảng, không đến các giảng đường để học Phật pháp sẽ bị mù chữ Phật pháp tập thể. Giống như một người nào đó suốt một kiếp người chỉ đọc một quyển sách vài trang thì làm sao đủ kiến thức về thế giới, về cuộc sống, sức khỏe, tuổi thọ, về ăn uống và nhiều phương diện khác. Nghĩa là gần như đóng bít cửa ngõ tri thức của mình với thế giới còn lại. Đó là một sai lầm rất nghiêm trọng mà phần lớn các Phật tử VN bị vướng kẹt do việc ảnh hưởng theo đạo Phật TQ.
***Do đó, khi chia sẽ đề tài này chúng tôi không hề có dụng ý đả pháp bất kì một tông phái nào, mà chỉ nhấn mạnh đến tâm nguyện làm thế nào để Phật tử VN, TQ và các nước tự xưng mình là đại thừa cần phải có cơ hội quay trở về với đức Phật gốc, không bị lệ thuộc vào bất kì một lăng kính của một Phật giáo nào.

P/S : Mình dùng tư tưởng thực tế cuộc sống hay giáo lý Nguyên Thủy để truyền đạt chánh pháp trong Box Bắc Truyền là không hợp thời . Nhân bài thuyết pháp của Tiến Sỉ Thích Nhật Từ cũng là một vị tu sĩ Bắc Truyền mình muốn gửi gắm phần nào mình muốn nói .


sotam26
Bài viết: 631
Ngày: 30/01/09 02:14
Giới tính: Nam
Đến từ: NVM
Được cảm ơn: 3 time

Re: PHÁP MÔN DUY NHẤT CỦA ĐỨC PHẬT ( TS. Thích Nhật Từ )

Bài viết chưa xem gửi bởi sotam26 »

koa đã viết:Khái niệm “pháp môn” do các Tổ sư Trung Quốc (TQ) đặt ra, nghĩa đen của nó là “cánh cửa đi vào Phật pháp”. Người TQ đã dùng hình ảnh của một ngôi nhà có cửa cái và các cửa sổ. Thông thường, người ta có thói quen đi vào nhà bằng cửa chính chứ không ai chui qua cửa sổ. Bằng hình ảnh này, các vị lập tông nghĩ rằng: bài kinh tông chỉ (kinh pháp môn) được mình chọn lựa và truyền bá chính là cửa ngõ đi vào Phật pháp... phương pháp luận này đã làm cho nhiều người ngộ nhận rằng “ngoài bản kinh pháp môn, thì người tu học theo pháp môn không cần phải đọc và ứng dụng bất kì một bộ kinh nào khác”. Do vậy, trãi qua nhiều thế kỷ, người tu học theo hệ thống pháp môn chỉ tu tập một phần nào trong tổng thể những lời dạy của đức Phật mà thôi!
Khái niệm 84.000 Pháp môn là do Phật giáo TQ đặt ra, các vị lập tông TQ dựa vào con số 84.000 (vốn là biểu tượng mô tả về số lượng nhiều, không thể tính đếm được) trong Kinh Trường Bộ nói riêng và kinh tạng Pali nói chung đã hình thành ra 84.000 cửa ngõ đi vào Phật pháp.
Nhưng trên thực tế, khi phân tích về bản chất Pháp môn, TQ chỉ có 10 tông phái. Tiếp nhận 10 tông phái từ TQ, Nhật Bản tạo ra 14 tông phái, Tây Tạng có 4 tông phái. Gộp tất cả các tông phái có cùng khuynh hướng chung liên hệ đến Tịnh độ tông thì Nhật Bản cũng chỉ còn 10 tông phái, và các tông phái tại Nhật Bản, Nam – Bắc Triều Tiên, Việt Nam, Tây Tạng đều nằm trong 10 tông phái của Phật giáo TQ.
Như vậy, người TQ dùng khái niệm 84.000 pháp môn chỉ vì mục đích cho người ta thấy rằng là: “con đường tu tập theo đạo Phật là đa dạng, và mỗi người có thể chọn cho mình một pháp môn thích hợp với căn cơ”. Lý thuyết này nghe rất hấp dẫn, nhưng trên thực tế thì không phù hợp.
- Dựa vào Kinh Trung Bộ, Kinh Trường Bộ và bài Kinh Pháp Cú (bản Kinh gối đầu giường của Phật giáo gốc), đức Phật chỉ có thuyết giảng một pháp môn “duy nhất” là Tứ Thánh Đế. Tinh hoa của Tứ Thánh Đế là Bát Chánh Đạo. Vì vậy, có thể định danh "pháp môn duy nhất của đức Phật" là Tứ Thánh Đế hoặc gọn lại là Bát Chánh Đạo. Đó là cốt lỗi hành trì mà người thực tập có thể đạt được các thành quả bao gồm việc giải quyết nỗi khổ niềm đau, và hướng đến các kết quả trở thành Thánh.
- Chúng ta không thể tìm thấy pháp môn thứ 2 ngoài Tứ Thánh Đế trong kinh điển Phật dạy huống chi 84.000. Chúng tôi khẳng định: “nếu thật sự có 84.000 pháp môn thì đức Phật là người chúng ta không nên theo, vì như thế đức Phật bị chứng minh là người thiếu lập trường, tự mâu thuẫn; mà người tự mâu thuẫn nói theo triết học Phật giáo là vẫn còn vô minh, đã không thể nào có khuynh hướng bằng trí tuệ để giải quyết được các vấn nạn của kiếp người. Nếu 84.000 pháp môn là có thật thì khi đức Phật chủ trương pháp môn thứ 1 Ngài sẽ bị chứng minh là tự mâu thuẫn với 83.999 pháp môn còn lại. Một người tự mâu thuẫn 1 lần đã có thể bị tự phủ định rồi, huống hồ mâu thuẫn đến 84.000 lần”.
Cho nên, khi TQ lập ra 10 tông phái, để cho 10 tông phái này được chấp nhận thì họ phải dựng lên khái niệm 84.000 pháp môn. 10 pháp môn âu cũng là 1 con số rất nhỏ trong con số khổng lồ đó. Và bằng phương pháp lập pháp môn này, đạo Phật gốc mất dần, mất dần.
- Khi đạo Phật có mặt ở các châu lục và các quốc gia, Phật giáo Nam Truyền (tại Ấn Độ ảnh hưởng đến Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia) gần 26 thế kỷ truyền đạo vẫn tiếp tục trung thành với đức Phật gốc và khẳng định rất rõ chỉ có Tứ Thánh Đế là pháp môn duy nhất! Nhiều thế kỷ qua, người TQ, Việt Nam, Nhật Bản, Nam – Bắc Triều Tiên và Tây Tạng tu tập theo lời dạy của các tổ sư mà lẽ ra người tu học Phật phải tu tập và thực hành theo lời kinh Phật dạy.
- Mượn lăng kính các tổ sư để tiếp cận Phật giáo chỉ là phiến diện. Do dó, ai tu tập theo các pháp môn gần như đánh mất cơ hội để tiếp cận đạo Phật một cách có hệ thống và toàn diện.
Khi một chủ trương nào đó được tái lập đi lập lại qua các phương tiện truyền thông, qua giáo dục, qua sự truyền tụng của các vị Tăng sĩ thì cái đó mặc nhiên nâng lên thành chân lý. Cho nên, cái bị xem là phiến diện trở thành toàn diện, cái chưa phải là lời Phật dạy được nâng lên như lời Phật dạy. Hậu quả của cách truyền đạo này đã làm cho đạo Phật mất dần chỗ đứng. Hậu quả nghiêm trọng khác là truyền bá đạo Phật theo pháp môn tức là lấy 1~3 bài Kinh làm nền tảng như hiện nay làm đại đa số Phật tử nếu không tự học thêm, không đến các trường Phật học để nghe giảng, không đến các giảng đường để học Phật pháp sẽ bị mù chữ Phật pháp tập thể. Giống như một người nào đó suốt một kiếp người chỉ đọc một quyển sách vài trang thì làm sao đủ kiến thức về thế giới, về cuộc sống, sức khỏe, tuổi thọ, về ăn uống và nhiều phương diện khác. Nghĩa là gần như đóng bít cửa ngõ tri thức của mình với thế giới còn lại. Đó là một sai lầm rất nghiêm trọng mà phần lớn các Phật tử VN bị vướng kẹt do việc ảnh hưởng theo đạo Phật TQ.
***Do đó, khi chia sẽ đề tài này chúng tôi không hề có dụng ý đả pháp bất kì một tông phái nào, mà chỉ nhấn mạnh đến tâm nguyện làm thế nào để Phật tử VN, TQ và các nước tự xưng mình là đại thừa cần phải có cơ hội quay trở về với đức Phật gốc, không bị lệ thuộc vào bất kì một lăng kính của một Phật giáo nào.

P/S : Mình dùng tư tưởng thực tế cuộc sống hay giáo lý Nguyên Thủy để truyền đạt chánh pháp trong Box Bắc Truyền là không hợp thời . Nhân bài thuyết pháp của Tiến Sỉ Thích Nhật Từ cũng là một vị tu sĩ Bắc Truyền mình muốn gửi gắm phần nào mình muốn nói .
Kính hiền hữu Koa!
Với Hành giả Thiền Tông là: Không có Bắc _Nam, và cũng không có một cái gì hết Ngoài trừ: một Niệm "Tham"
Hãy "Tham" đi!
Kính chúc hiền hữu thân tâm thường an lạc.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.


Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa
Bài viết: 260
Ngày: 06/05/13 02:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp.HCM

Re: PHÁP MÔN DUY NHẤT CỦA ĐỨC PHẬT ( TS. Thích Nhật Từ )

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa »

Koa ơi, Koa có biết TT.TNT thuyết bài pháp này ở đâu không ? Và Koa truyền bá có giống như TT. không ?
:-? :-? :-? #-o #-o #-o


hoasenmaimai
Bài viết: 659
Ngày: 02/03/13 05:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ben tre

Re: PHÁP MÔN DUY NHẤT CỦA ĐỨC PHẬT ( TS. Thích Nhật Từ )

Bài viết chưa xem gửi bởi hoasenmaimai »

Hình như thời nay đi đâu cũng gặp bậc thầy của tôn giáo vì luôn cho mình là đúng nhất , cái gì cũng sửa , sai đúng cũng sửa , nhưng cái tâm điểm là làm cho mình nổi tiếng vậy thôi , với phật tử thuần thành ông có nổi như núi cũng chẳng là gì .


Hùng
Bài viết: 53
Ngày: 25/11/14 01:44
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: PHÁP MÔN DUY NHẤT CỦA ĐỨC PHẬT ( TS. Thích Nhật Từ )

Bài viết chưa xem gửi bởi Hùng »

Thầy cũng chỉ muốn Đạo Phật không bị mất gốc thôi mà ĐH hoasenmaimai ạ. tangbong


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: PHÁP MÔN DUY NHẤT CỦA ĐỨC PHẬT ( TS. Thích Nhật Từ )

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Haizz! Đọc những chủ đề này thật là vô bổ. 8400 pháp môn hay là 1 pháp môn thì có ích gì đâu nếu chúng ta chưa thực tu tập.


hoasenmaimai
Bài viết: 659
Ngày: 02/03/13 05:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ben tre

Re: PHÁP MÔN DUY NHẤT CỦA ĐỨC PHẬT ( TS. Thích Nhật Từ )

Bài viết chưa xem gửi bởi hoasenmaimai »

Hùng đã viết:Thầy cũng chỉ muốn Đạo Phật không bị mất gốc thôi mà ĐH hoasenmaimai ạ. tangbong
Đạo Phật vốn không có gốc và ngọn , giống như bốn câu kệ nổi tiếng ngàn năm của Lục Tổ Huệ Năng , do đó với Người đã ngộ đạo " Đạo Phật như mới ngày hôm qua " .

Chỉ có tôn giáo mới cần gốc ngọn , mới cần thay đổi , mới cần hội nhập với xã hội , đó chính là Phật giáo , Phật giáo chỉ giúp con người gần với Đạo Phật , bởi vậy đừng bao giờ suy nghĩ Đạo Phật và Phật giáo là một .

Phật giáo có thể diệt vong nhưng Đạo Phật thì không bao giờ diệt vong , đó là lý do tại sao Đạo Phật và Phật giáo không phải là một , các Đức Phật sẽ lại ra đời nối tiếp nhau .

Không cần lấy và bỏ , không cần phân biệt đúng sai , cứ y như những gì đã có sẵn để hoằng pháp độ sanh , bởi vì trình độ của mỗi người không giống nhau , đừng ép buộc người khác theo ý mình .


hoasenmaimai
Bài viết: 659
Ngày: 02/03/13 05:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ben tre

Re: PHÁP MÔN DUY NHẤT CỦA ĐỨC PHẬT ( TS. Thích Nhật Từ )

Bài viết chưa xem gửi bởi hoasenmaimai »

Phần nhiều người tu học ngày nay đều tu theo kiểu truyền thống .


Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa
Bài viết: 260
Ngày: 06/05/13 02:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp.HCM

Re: PHÁP MÔN DUY NHẤT CỦA ĐỨC PHẬT ( TS. Thích Nhật Từ )

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa »

hoasenmaimai đã viết:Phần nhiều người tu học ngày nay đều tu theo kiểu truyền thống .
Theo hoasenmaimai thì tu kiểu truyền thống hiện nay là như thế nào ? :(


Hùng
Bài viết: 53
Ngày: 25/11/14 01:44
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: PHÁP MÔN DUY NHẤT CỦA ĐỨC PHẬT ( TS. Thích Nhật Từ )

Bài viết chưa xem gửi bởi Hùng »

hoasenmaimai đã viết:Không cần lấy và bỏ , không cần phân biệt đúng sai
Câu này là Ma nó xúi hoasenmaimai nói đấy! 8->


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: PHÁP MÔN DUY NHẤT CỦA ĐỨC PHẬT ( TS. Thích Nhật Từ )

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Chủ đề này chẳng qua là nói lên quan điểm của Thầy Thích Nhật Từ, đó là quan điểm riêng của Thầy ấy. Bởi vậy, không nên copy một ý tưởng riêng vào đây mà người ấy không có mặt, rồi tranh luận cải vả. Thiết nghĩ chủ đề này rất thích hợp cho việc dừng lại!


Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa
Bài viết: 260
Ngày: 06/05/13 02:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp.HCM

Re: PHÁP MÔN DUY NHẤT CỦA ĐỨC PHẬT ( TS. Thích Nhật Từ )

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa »

BATKHONG1985 đã viết:Chủ đề này chẳng qua là nói lên quan điểm của Thầy Thích Nhật Từ, đó là quan điểm riêng của Thầy ấy. Bởi vậy, không nên copy một ý tưởng riêng vào đây mà người ấy không có mặt, rồi tranh luận cải vả. Thiết nghĩ chủ đề này rất thích hợp cho việc dừng lại!
Chú Tiểu bắt đầu có thiện cảm với BatKhong1985 rồi tangbong tangbong tangbong

Chúng ta hay copy bài của 1 người khác vào đây tranh luận ./..,., ./..,., ./..,.,


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.18 khách