Đường Về Cửa Phật

Nội qui chuyên mục: không quảng cáo, không ngoài nội dung Phật Pháp. Đúng-sai nơi đây là việc hiểu biết cá nhân, không có giá trị cho Phật Pháp nói chung.

Điều hành viên: quang_tam3

Nội qui chuyên mục
Chuyên mục tự do đăng bài, Chiếu theo "Thanh tịnh thân khẩu ý, đó là lời Phật dạy" thành viên sử dụng từ lịch sự, cảm thông, tùy duyên, tránh xa sân si, hạn chế tạo ác nghiêp của thân, khẩu và ý. Bài viết trong chuyên mục này phải do bản thân của thành viên viết, nghiêm cấm copy hoặc tuyên truyền dùm người khác. Do đó, mọi vấn đề đúng - sai trong chuyên mục này chỉ là hiểu biết cá nhân, không có giá trị cho Phật Pháp nói chung.

1) Không dùng lời kém văn hóa: diễn đàn đã thiết lập nội quy này một phần giúp thành viên ngăn ngừa tạo nghiệp, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp cho Phật giáo. Khuyến khích dùng lời ái ngữ. Không được sử dụng các từ ngữ thô tục, chửi bới hoặc dùng lời miệt thị làm nhục thành viên khác, xúc phạm cá nhân...

2) Không quảng cáo: diễn đàn của chúng ta là phi lợi nhuận vật chất nên không chấp nhận bất kỳ một quảng cáo nào cho bất kỳ sản phẩm nào.

3) Không copy bài viết: đó là tình trạng copy các bài viết của cá nhân khác rồi đăng khắp nơi trong diễn đàn. Nội quy này khuyến khích mỗi người tự viết bài, nêu lên quan điểm ý kiến của cá nhân mình, tất nhiên được quyền trích dẫn các nguồn dữ liệu minh chứng cho lý luận của mình.

4) Không ngoài nội dung Phật Pháp: Vì đây là diễn đàn thuần túy Phật Pháp nên không bàn bất kỳ việc gì khác như chính trị, làm đẹp, văn hóa phẩm đồi trụy,... đều bị nghiêm cấm.

5) Thành viên vi phạm sẽ bị nhắc nhở 1,2 lần, lần 3 sẽ bị khóa nick.
Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Đường Về Cửa Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

A Di Đà Phật,
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 28/03/19 14:33 với 1 lần sửa.


Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa
Bài viết: 260
Ngày: 06/05/13 02:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp.HCM

Re: Đường Về Cửa Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa »

Đa tạ Tây Phương Tịnh Sỹ(TPTS) mở chủ đề này, Chú Tiểu cũng nhân đây xin trình bày cái biết, cái hiểu, cái thực hành để học hỏi cùng các vị.
Xoay quanh các vấn đề sau thì Chú Tiểu xin được nói trước về:
Đạo Phật - Nhân quả - Nghiệp Lực - Tứ hoằng Thệ Nguyện - Tu Hành - Tứ Vô Lượng Tâm - Hành Giả - Nhất Thừa - Giải Thoát.
Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ,
- Đối với Chú Tiểu (CT) thì niềm vui của người khác chính là niềm vui của Chú Tiểu. Khi CT nói Pháp cho người khác nghe thì thật chất cũng là cho chính mình nghe. Vì 5 điều lợi ích khi nghe Pháp đã in sâu vào trong tư tưởng của CT:
1. Nghe được Pháp chưa từng nghe.
2. Thấm nhuần các Pháp đã từng nghe.
3. Tâm an vui khi đang nghe Pháp.
4. Giải trừ các nghi vấn, thắc mắc.
5. Làm cho suy nghĩ đúng đắn.
- Tuỳ vào khả năng và nhận thức hiện tại mà chia sẽ, hướng dẫn cùng nhau. CT thích nhất là cùng người nói Pháp.
- Tuỳ vào đối tượng nói Pháp, vì rằng người ta không muốn nghe mà cứ nói thì CT coi ra rãnh dử.
- Có câu: "độ người không bằng tự độ". Ở đây CT thì cho rằng trước nhất bản thân phải có mức độ học hiểu hành nhất định rồi chia sẽ với mọi người thì sẽ gặp nhiều thuận duyên hơn. Cho nên câu nói này nếu dùng trong thảo luận ôn hoà sẽ tốt hơn là lấy câu này đi chỉ người khác.

Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn,
- Tham, sân, si cái gốc của đau khổ. CT dùng Phật pháp để lìa xa cái khổ đau cùng cực này.
- Hằng ngày trong từng việc làm, giao tiếp, học tập, đi làm... đều không rời Phật Pháp. Vì rằng trong Phật Pháp, nếu ta có sự học càng nhiều thì không có việc gì ở đời là ta không làm được.
- Chính vì Phật Pháp luôn xuất hiện trong tâm tư của CT nên khi gặp nghịch cảnh, mệt mỏi, chán nãn thì giây phút ấy cũng dể qua nhanh thông qua sự quán chiếu khổ đau đang gặp phải.
- Ví dụ như khi CT gặp một người chạy xe phóng nhanh trên đường. Trước đây thì thường nghĩ: tên này chạy tốc độ "bàn thờ", mắc gì chạy nhanh thế không biết, đụng xe cái rồi nằm rên la... Giờ thì không nghĩ xấu vậy nữa mà quán: "chắc người ta có chuyện gì gấp lắm mới phải nhanh vậy. Mai mốt bản thân mình có chuyện gì cần gấp thì ráng đi sớm để ra đường không phải chạy nhanh nguy hiểm vậy."

Pháp môn vô lượng thệ nguyện học,
- Đây là điều tâm đắc mà CT thường phổ biến rộng rải với mọi người.
- Vì kiến thức Phật Pháp vô cùng tận, học được càng nhiều thì càng an lạc, càng tốt cho Đường Về Xứ Phật của ta.
- Chính vì thế mà CT không theo bất cứ Pháp môn mà, mà là Pháp môn nào cũng theo, vì rằng tự thân thấy được có khả năng phân tích các vấn đề gặp phải trong kiến thức Phật Pháp, khi nào vấn đề không giải nỗi thì lại tìm các giảng sư dạy giúp cho.
- CT cho rằng nếu chỉ tu một pháp môn là sai lầm, sẽ sanh ra hệ luỵ là mù chữ Phật Pháp. Vì chỉ một pháp môn mà một pháp môn đó chẳng qua là được tách ra của hàng đệ tử Phật sau khi Phật nhập Niết bàn.
- Như được nghe rằng: có 20 tông phái chính yếu được tách ra từ 2 tông phái sau khi Phật nhập Niệt bàn. Thì 20 tông này được mỗi vị để tử Phật lập ra chứ nào phải do Phật tách ra đâu. Rồi vì sự học hiểu cá nhân của mỗi vị nữa nên Phật giáo đã bị phân chia như thế.
- Vậy rất nguy hiểm là khi người lập phái chủ trương, giáo lý họ truyền bá đi lệch cái gốc của Phật Pháp.
- Quan điểm cho rằng: "Tuỳ căn cơ mỗi người mà tu tập". Nghe qua thấy rất đúng, đúng không gì bàn nhưng xét lại thì đã không trọn vẹn nếu cứ lấy lý do: tại căn cơ như vậy nên học như vậy. Kiến thức Phật giáo không khác gì kiến thức xã hội. Càng học nhiều thì hiểu biết càng tăng trưởng là rất rõ ràng. Chỉ khi ta học lại cố chấp quan điểm, bảo thủ tư tưởng thì khi tiếp xúc vấn đề mới, hay vấn đề thấy sai khác với cái ta đang học dể sinh ra thất vọng, bực tức, khó chịu, lạc lỏng, lo lắng, sợ hải, hoang mang vì thời gian không chờ đợi ai.
- Tư tưởng dậm chân tại chổ: "Bao năm qua đã tu như vậy rồi giờ thấy sai khác thì thời gian đâu mà sửa đây, tôi già quá rồi không còn khả năng sửa đổi nữa". Đây cũng là tư tưởng của việc tu học cố chấp, của việc tu học không đúng cách...

Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.
- Đích đến cuối cùng của CT là phải đạt giải thoát trong kiếp này.
- Vì rằng thực hành theo lời Phật dạy chắc chắn sẽ được giống như Phật. Vì đức Phật, là Thái tử Tất Đạt Đa trước đó đã tự thân thực hành chứng đạo quả. Sau đó truyền dạy lại phương thức đó thì nếu ta làm sao thì sao không thể giải thoát được.
- Con đường về xứ Phật nói xa không xa nếu chịu thực hành, nói gần không gần nếu không chịu tiến tu học tập thêm mà chỉ biết có một như: chỉ biết niệm Phật, chỉ biết tụng kinh, chỉ biết làm từ thiện, chỉ biết nghe pháp, chỉ biết nói pháp, chỉ biết làm công quản, chỉ biết đi chùa, chỉ biết thắp nhang, chỉ biết lạy Phật... thì quả vị giải thoát, về đồng cư với chư Phật sẽ xa mà xa lắm.

Chú Tiểu xin có đôi lời tâm tư cùng các vị !

P/S TPTS đã lên tiếng 2 lần muốn cùng các vị khác học tập. Nhừng thật lạ khi cải nhau thì xuất hiện rất nhiều, khi cùng học tập thì lặn đâu hết trơn. Phải chăng cải nhau um sùm thì rất dể mà ôn hoà trò chuyện khuyến tu nhau thì rất khó ???


Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: Đường Về Cửa Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

A Di Đà Phật,
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 28/03/19 14:34 với 1 lần sửa.


Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Re: Đường Về Cửa Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

Xin chào đh Chú Tiểu, đh TPTS và các thiện tri thức,

Hai đạo hữu có những bài viết rất có ích cho bản thân mình và cho tất cả mọi người để cùng nhau học hỏi giáo Pháp, thật là vui mừng. Cầu chúc cho hai đạo hữu vững tâm với những gì mình đang làm và tiếp tục làm, có những chia sẻ bổ ích như vậy.

Thật tình trong hai bài viết của các đạo hữu Ng- Chiếu thấy cái nét chung về Phật pháp nhưng vẫn còn có những điểm chưa được thống nhất, vậy Ng-Chiếu muốn các đạo hữu làm rõ thêm vấn đề này một chút:

Đạo hữu Chú Tiểu viết:( phuơng thức của Chú tiểu là thọ tam quy, ngũ giới, hành thiện, thực hành tứ niệm xứ, bát chánh đạo, luôn quán chiếu thân tâm....)
Chú tiểu:

Đích đến cuối cùng của CT là phải đạt giải thoát trong kiếp này.
- Vì rằng thực hành theo lời Phật dạy chắc chắn sẽ được giống như Phật. Vì đức Phật, là Thái tử Tất Đạt Đa trước đó đã tự thân thực hành chứng đạo quả. Sau đó truyền dạy lại phương thức đó thì nếu ta làm sao thì sao không thể giải thoát được.
Con đạo TPTS hữu viết:
Tây Phuơng Tịnh Sĩ:

Chúng ta thị hiện trong cảnh giới Nhân sinh. Tựa như học sinh tiểu học đang học lớp 5 vậy.
Lớp 1: Địa Ngục
Lớp 2: Ngạ Quỷ
Lớp 3 Súc sanh
Lớp 4 A Tu La
Lớp 5 Người
Lớp 6 Trời
Lớp 7 A La Hán
Lớp 8 Bích Chi Phật
Lớp 9 Pháp Thân Đại Sỹ hành Bồ Tát Đạo
Lớp 10 chư Phật trong Thập Pháp Giới
Lớp 11 Chư Phật trong Nhất chân Pháp Giới
Lớp 12: Thành Phật vào Vô Thượng Niết Bàn.

Như vậy, chúng ta đang là học sinh lớp 5. Để trở thành học sinh lớp 5. Chúng ta đã tốt nghiệp kỳ thi Ngũ Giới.
Một học sinh vào ngồi giữa lớp 5. Tuyệt đối không dám hiên ngang, dõng dạc tuyên thệ, tự khẳng định mình THEO TINH THẦN CỦA ĐỨC PHẬT
Với hai ý kiến này Nguyên Chiếu thấy nó chưa thống nhất về mặt nguyên tắc : Đường về xứ Phật, Vậy hai đạo hữu có thể đưa ra một ý kiến chung về con đường về xứ Phật để Nguyên Chiếu và các đạo hữu nghe và học theo được không ?

Kính. tangbong


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Đường Về Cửa Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Tây Phương Tịnh Sỹ đã viết:
Chúng ta thị hiện trong cảnh giới Nhân sinh. Tựa như học sinh tiểu học đang học lớp 5 vậy.
Lớp 1: Địa Ngục
Lớp 2: Ngạ Quỷ
Lớp 3 Súc sanh
Lớp 4 A Tu La
Lớp 5 Người
Lớp 6 Trời
Lớp 7 A La Hán
Lớp 8 Bích Chi Phật
Lớp 9 Pháp Thân Đại Sỹ hành Bồ Tát Đạo
Lớp 10 chư Phật trong Thập Pháp Giới
Lớp 11 Chư Phật trong Nhất chân Pháp Giới
Lớp 12: Thành Phật vào Vô Thượng Niết Bàn.
Mười hai lớp học này, trừ các lớp 1 đến 4 thì chúng sanh trong các lớp này đang thọ khổ báo do chính mình tạo ra. Kỳ dư các lớp còn lại tứ lớp 5 đến lớp 11 thì nhất định phải có "Thầy" chỉ dạy để học trò học và hành theo.

Vậy Thầy ở đây là ai nhỉ!?

Trong kinh có nói: Khi đức Phật sắp nhập Niết Bàn, ngài A Nan có hỏi Phật, từ này chúng con không còn có thầy để chỉ dạy, vậy sau khi Thầy vào Niết Bàn, chúng con lấy ai làm Thầy để nương tựa? Đức Phật đáp phải lấy "Giới" làm thầy. Đường Về Cửa Phật của người Phật tử tại gia có hai bài học căn bản: Quy y Tam Bảo để nương tựa và Ngũ giới làm thầy.

Học trò từ lớp 5 đến lớp 11, có các vị Thầy liệt kê ở dưới:
  • Lớp 5 Người: Ngũ giới.
    Lớp 6 Trời: Thập thiện.
    Lớp 7 A La Hán: Tứ diệu đế.
    Lớp 8 Bích Chi Phật: Thập nhị Nhân duyên.
    Lớp 9 Pháp Thân Đại Sỹ hành Bồ Tát Đạo: Lục Độ và Tứ Vô lượng tâm.
    Lớp 10 chư Phật trong Thập Pháp Giới: Phật thừa.
    Lớp 11 Chư Phật trong Nhất chân Pháp Giới: Vô thượng thừa.

    Đấng Pháp vương vô thượng
    Ba cõi chẳng ai bằng
    Thầy dạy khắp trời người
    Cha lành chung bốn loài
    Quy y tròn một niệm
    Dứt sạch nghiệp ba ký
    Xưng dương cùng tán thán
    Ức kiếp không cùng tận
    .
Trong mắt người có ngươi mới tỏ
Sách (Pháp) không thầy nói ngỏ làm sao
Xưa nay chánh pháp truyền trao
Không thấy há dễ mặt nào nên thân!


tangbong tangbong tangbong
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: Đường Về Cửa Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

A Di Đà Phật,
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 28/03/19 14:34 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: Đường Về Cửa Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

A Di Đà Phật,
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 28/03/19 14:34 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: Đường Về Cửa Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

A Di Đà Phật,
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 28/03/19 14:35 với 1 lần sửa.


Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Re: Đường Về Cửa Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

Cám ơn đh TPTS đã chia sẻ,

Theo cách hiểu của Nguyên Chiếu thì đạo hữu rất thận trọng và tuân thủ của quá trình học Phật, chẳng hạn như muốn đến với đạo Phật thì phải thọ đủ tam quy, ngũ giới, muốn đến được cửa Phật thì phải hành thập thiện, tứ niệm xứ, muốn về đất Phật thì thực hành thập nhị nhân duyên.....

Như vậy thì theo đạo hữu nếu một người thọ tam quy ngũ giới, nhưng chỉ thực hành được 3 hoặc 4 giới, nếu như vậy họ có được gọi là người Phật tử không ? và họ có được phát biểu là đã theo tinh thần của Phật được không ?

Mong đạo hữu cùng các thiện tri thức thảo luận và góp ý.

Kính tangbong


Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa
Bài viết: 260
Ngày: 06/05/13 02:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp.HCM

Re: Đường Về Cửa Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa »

Nguyên Chiếu đã viết: Đạo hữu Chú Tiểu viết:( phuơng thức của Chú tiểu là thọ tam quy, ngũ giới, hành thiện, thực hành tứ niệm xứ, bát chánh đạo, luôn quán chiếu thân tâm....)
Chú tiểu:
Đích đến cuối cùng của CT là phải đạt giải thoát trong kiếp này.
- Vì rằng thực hành theo lời Phật dạy chắc chắn sẽ được giống như Phật. Vì đức Phật, là Thái tử Tất Đạt Đa trước đó đã tự thân thực hành chứng đạo quả. Sau đó truyền dạy lại phương thức đó thì nếu ta làm sao thì sao không thể giải thoát được.
Còn đạo TPTS hữu viết:
Tây Phuơng Tịnh Sĩ:
Chúng ta thị hiện trong cảnh giới Nhân sinh. Tựa như học sinh tiểu học đang học lớp 5 vậy.
Lớp 1: Địa Ngục. Lớp 2: Ngạ Quỷ. Lớp 3 Súc sanh. Lớp 4 A Tu La
Lớp 5 Người. Lớp 6 Trời. Lớp 7 A La Hán. Lớp 8 Bích Chi Phật. Lớp 9 Pháp Thân Đại Sỹ hành Bồ Tát Đạo. Lớp 10 chư Phật trong Thập Pháp Giới
Lớp 11 Chư Phật trong Nhất chân Pháp Giới. Lớp 12: Thành Phật vào Vô Thượng Niết Bàn.
Như vậy, chúng ta đang là học sinh lớp 5. Để trở thành học sinh lớp 5. Chúng ta đã tốt nghiệp kỳ thi Ngũ Giới.
Một học sinh vào ngồi giữa lớp 5. Tuyệt đối không dám hiên ngang, dõng dạc tuyên thệ, tự khẳng định mình THEO TINH THẦN CỦA ĐỨC PHẬT
Với hai ý kiến này Nguyên Chiếu thấy nó chưa thống nhất về mặt nguyên tắc : Đường về xứ Phật, Vậy hai đạo hữu có thể đưa ra một ý kiến chung về con đường về xứ Phật để Nguyên Chiếu và các đạo hữu nghe và học theo được không ?
Kính. tangbong
Chú Tiểu xin tâm tư:
- Nguyên Chiếu đã có thể vắn tắc quá trình học đạo của CT như thế thì thật sự CT rất mừng, mừng là vì có được 1 người bạn có quan tâm để ý cũng như cùng học đạo với mình, vì đoạn vắn tắt trên vô cùng xác thực.
- Chú Tiểu cho rằng một kiếp người có thể thành Phật. Còn TPTS thì có phân chia cấp bậc như trên thì hoàn toàn là thống nhất. Vì :
. Khi chúng ta tu tập thì không thể nào có thể nhảy vọt lên thẳng quả vị Phật vì rằng trong quá trình tu tập hoàn thành từ từ thì đã là thông qua các trường lớp cấp bậc rồi.
. CT định hướng 1 kiếp thành Phật là vì mục tiêu cần đạt đến là như thế và trong quá trình đưa đến quả vị này thì dĩ nhiên CT cũng phải trải qua các cấp bậc cụ thể để đưa đến mục tiệu sau cùng đó.
. Có thể nói ngắn gọn: CT ghi ra mục tiêu cuối cùng. TPTS ghi ra từng cấp bậc để mọi người phân định. Không khác gì lắm.
. Như một vụ việc Leo Núi. CT nói rằng: Đỉnh núi trên kia ta phải đến cho bằng được trong 1 giờ. TPTS sẽ nói: Để có thể leo tới đỉnh núi ta phải từ chân núi lên, rồi đến lưng chừng núi và rồi gần tới đỉnh núi và đặt chân trên đỉnh núi.
. Như vậy để phân định từng chi tiết xem ra thấy rất nhiều công đoạn. Còn CT thì cứ hướng theo mục đích cuối mà đi, rồi sẽ đi qua những đâu, làm những gì để được mục đích cuối đó thì trên đường đi tự thân đã biết rồi, đã trải qua hết rồi.
- Việc TPTS cho rằng :"Một học sinh vào ngồi giữa lớp 5. Tuyệt đối không dám hiên ngang, dõng dạc tuyên thệ, tự khẳng định mình THEO TINH THẦN CỦA ĐỨC PHẬT" đó là theo cách nghĩ của TPTS còn đối với CT thì sẽ không có ai tuyên thệ, khẳng định câu đó cả. Nếu ai khẳng định thế chỉ là quá tự mãn cũng như tự tin vào cái mình đang hướng đến mà thôi. Và việc họ tự xưng như thế cũng là chuyện của họ, nếu quan tâm thì quan tâm đến cái họ làm, họ chia sẽ là đủ lắm rồi. Từ đây ta sẽ thấy sự khẳng định đó có đúng như vậy hay không.

P/S CT biết rằng Bích Chi Phật hay gọi Độc Giác Phật, Duyên Giác Phật là một vị TỰ THÂN TU TẬP CHỨNG QUẢ không THÔNG QUA BẤT CỨ VỊ THẦY NÀO. Cho nên không hiểu sao lại được xếp vào các cấp bậc trên mà không phải hoàn toàn tách biệt ra.


Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa
Bài viết: 260
Ngày: 06/05/13 02:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp.HCM

Re: Đường Về Cửa Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa »

Tây Phương Tịnh Sỹ đã viết:TPTS kính mong Đạo Hữu cùng tất cả chư Thiện Tri Thức Thập Phương cùng nhau thảo luận, đi sâu vào những kinh nghiệm trợ giúp cho việc:
Làm sao mỗi chúng ta có thể sống một cách tự nhiên cùng Ngũ giưới. một cách rất viên tròn cùng Thập Thiện giữa đời sống thường ngày như đói thì ăn, khát thì uống vậy.
Chú Tiểu xin phân ưu với vấn đề này:
A Sống Tự Nhiên Cùng Ngũ Giới
- Giới luật là dùng để ràng buộc ta khi ta gặp phải một vấn đề nào đó trên đường tu tập. Ràng buộc ta là vì ta mới tu còn yếu lòng nhẹ dạ dể bị cám dổ trần gian lôi kéo nên khi ta đã phát nguyện chí thành hướng về Phật dạo thì lúc này ta sẽ tự khuyên mình nương theo giới luật. Ví dụ như ta có một gia đình, vợ ta hay chồng ta bị tại nạn gì đó làm xấu xí diện mạo, rồi thời gian dần trôi qua ta gặp được rất nhiều người diện mạo xinh tươi, nghe được nhiều lời khuyên của bạn bè gia đình bảo nên lấy một cô vợ khác cho xứng lứa vừa đôi, hoặc ngay chính vợ, chồng mình khuyên ta đi tìm đối tượng khác cho thích hợp. Thì nếu ta làm theo các lời khuyên đó thì ta đã phạm giới Tà Dâm. Vì rằng ta đã vì cái vẻ đẹp bên ngoài mà phủ phàng với người ta từng vui vẻ hạnh phúc trước kết hôn và khoảng thời gian chung sống một nhà. Nhưng chỉ cần ta là một Phật tử chân chính, ta nghĩ đến rằng nếu làm vậy ta đã phạm giới Tà dâm thì mặc nhiên ta sẽ không theo các lời khuyên bậy bạ trên mà một lòng một dạ cùng người ta đã chọn kết thành một gia đình. Thế là ta đã nhờ Giới luật mà giữ tâm tư không phạm sai lầm, rồi từ đó tu tập thêm để không còn phải khởi lên ý nghĩ "đứng núi này trông núi nọ".
- Thưa đạo hữu TPTS, để sống tự nhiên với Ngũ Giới đối với Tại Gia mà nói thì thật sự khó lắm, tuy khó nhưng vẫn có thể làm chỉ là ta có quyết tâm hay không mà thôi.
- Khó là vì ta còn bị phụ thuộc, chi phối bởi người xung quanh: bạn bè, gia đình, vợ chồng, con cái...
- CÓ LẺ ta sẽ có thể sống tự nhiên với ngũ giới khi không còn bị trói buộc bởi các cảnh trần, các sự việc của thế gian nếu ta có:
. Đủ tài chính để không phải phụ thuộc vào ai. Tài chính này để lo cho 4 cái khổ: ăn, mặc, ở, bệnh. Vì rằng còn tại gia sẽ không nhận được sự cúng dường thì khó lòng sinh tồn để tu tập.
. Ta có được sự quan tâm, chia sẽ nhất là sự ủng hộ nhiệt tình của người quanh ta. Ví dụ như: ta muốn ăn chay, ta không muốn nhậu, ta không muốn đi chơi du lịch, ta không muốn tu tập đông người, ta không muốn xem ca múa hát đờn kèn.... thì những người xung quanh ta sẽ không khó chịu phiền lòng vì ta đã không đi theo những điều trên cùng họ. Từ đó họ sẽ không coi ta như một "dị nhân" mà xa lánh. Đây là những điều bất tiện của người tại gia trên đường tu tập là vậy.
- Theo CT thì để có thể sống được tự nhiên với ngũ giới thì điều kiện tiên quyết là: Xuất gia chân chính.
- Nói thêm một khía cạnh sống tự nhiên với ngũ giới: như việc ăn. Khi đã sống tự nhiên với ngũ giới thì ăn thịt cũng không phạm giới nữa NẾU ta ăn theo kiểu TAM TỊNH NHỤC mà đức Phật dạy. Nhưng thời nay CT chưa thấy ai ăn kiểu này nữa cả. Có chăng chỉ là mượn từ ngữ để dùng chứ không phải đúng nghĩa của TAM TỊNH NHỤC.

B. Viên tròn cùng Thập Thiện giữa đời sống thường ngày
- Trong Thập Thiện (không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không nói thêu dệt, không nói lời ác, không nói lời phù phiếm, không tham ,không sân, không si) thì ngũ giới đã bao gồm rồi. Thế cho nên Viên tròn cùng Thập Thiện cũng là đồng nghĩa sống tự nhiên với ngũ giới, cách sống tương tự như trên vậy. Chỉ là trong Thập thiện thì bổ xung đầy đủ hơn cách sống thiện lành.

Quan trọng nhất vẫn sẽ là: Ta có quyết tâm đeo bám cách sống này hay không thôi. Ta có đủ hiểu biết để vuông tròn cách sống cao thượng này hay không thôi. Ta có nhận thức được rằng thế nào là ngũ giới, thế nào là thập thiện để nương theo mà sống hay không thôi. Vì rằng nếu hiểu không đúng thì dĩ nhiên làm cũng không đúng nhưng ta lại tưởng rằng ta đang làm rất đúng thì kết quả sẽ không như ý là bình thường, chỉ là xót xa đau lòng cho thời gian qua cũng như thời gian không còn nhiều để sửa lại cũng như ta không đủ lực để quay về.

CT đang cố gắng đi theo con đường này cho nên thực tại sống đủ, không đói còn khá giả hoàn toàn không :D . CT tâm đắc: "thà nghèo vật chất mà giàu tinh thần." Tuy nhiên suy nghĩ này chỉ là động viên an ủi vì rằng nếu ta biết kết hợp hài hoà và vững tin lời Phật dạy thì ta có thể cũng sẽ được như ông Cấp Cô Độc vậy, chắc chắn là thế...


Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa
Bài viết: 260
Ngày: 06/05/13 02:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp.HCM

Re: Đường Về Cửa Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa »

Nguyên Chiếu đã viết: Như vậy thì theo đạo hữu nếu một người thọ tam quy ngũ giới, nhưng chỉ thực hành được 3 hoặc 4 giới, nếu như vậy họ có được gọi là người Phật tử không ? và họ có được phát biểu là đã theo tinh thần của Phật được không ?
Mong đạo hữu cùng các thiện tri thức thảo luận và góp ý.
Kính tangbong
Chú Tiểu hiểu rằng:
- Để làm một Phật tử đúng nghĩa thì ta phải theo lời Phật dạy, mà Phật dạy thì rất nhiều điều, tuỳ vào khả năng nhận thức của ta mà theo được bao nhiêu thôi.
- Vậy cho nên nếu ta thực hành càng nhiều lời Phật dạy thì mức độ Phật tử của ta càng gần với Phật.
- Không thể cầu toàn thì mới cho rằng đó là Phật tử, đều là đang tu tập, mà Phật tử nghĩa là con Phật, danh xưng này sẽ níu kéo chúng ta khi chuẩn bị làm một việc gì đó theo chiều hướng thiện lành.
- Tại gia là Phật tử, xuất gia cũng là Phật tử. Tất cả đều sẽ là Phật tử nếu chịu thực hành theo lời Phật dạy.
- Như 5 giờ mà giữ đúng nghĩa 1 giới thôi thì bạn đã rất hạnh phúc rồi và chắc chắn 4 giới kia rồi bạn cũng sẽ đạt đến nếu chịu thực hành.
- Giữ giới được hiểu thêm thế này: giữ một giới, giải thoát một phần, giữ 2 giới, giải thoát 2 phần, giữ 250 giới tỳ kheo, giải thoát 250 phần, giữ trọn giới, giải thoát toàn phần. Vậy càng giữ được càng nhiều giới thì sự an lạc và ngày về đồng cư với chư Phật càng gần, rất gần.

Chúc tất cả tinh tấn hơn và dìu dắt nhau về đồng cư với chư Phật! Hết kiếp này xin hẹn kiếp sau ở trên đó nha các đạo hữu ;;) ;;) ;;)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.15 khách