Nói dối vì lợi lạc của người khác?

Nội qui chuyên mục: không quảng cáo, không ngoài nội dung Phật Pháp. Đúng-sai nơi đây là việc hiểu biết cá nhân, không có giá trị cho Phật Pháp nói chung.

Điều hành viên: quang_tam3

Nội qui chuyên mục
Chuyên mục tự do đăng bài, Chiếu theo "Thanh tịnh thân khẩu ý, đó là lời Phật dạy" thành viên sử dụng từ lịch sự, cảm thông, tùy duyên, tránh xa sân si, hạn chế tạo ác nghiêp của thân, khẩu và ý. Bài viết trong chuyên mục này phải do bản thân của thành viên viết, nghiêm cấm copy hoặc tuyên truyền dùm người khác. Do đó, mọi vấn đề đúng - sai trong chuyên mục này chỉ là hiểu biết cá nhân, không có giá trị cho Phật Pháp nói chung.

1) Không dùng lời kém văn hóa: diễn đàn đã thiết lập nội quy này một phần giúp thành viên ngăn ngừa tạo nghiệp, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp cho Phật giáo. Khuyến khích dùng lời ái ngữ. Không được sử dụng các từ ngữ thô tục, chửi bới hoặc dùng lời miệt thị làm nhục thành viên khác, xúc phạm cá nhân...

2) Không quảng cáo: diễn đàn của chúng ta là phi lợi nhuận vật chất nên không chấp nhận bất kỳ một quảng cáo nào cho bất kỳ sản phẩm nào.

3) Không copy bài viết: đó là tình trạng copy các bài viết của cá nhân khác rồi đăng khắp nơi trong diễn đàn. Nội quy này khuyến khích mỗi người tự viết bài, nêu lên quan điểm ý kiến của cá nhân mình, tất nhiên được quyền trích dẫn các nguồn dữ liệu minh chứng cho lý luận của mình.

4) Không ngoài nội dung Phật Pháp: Vì đây là diễn đàn thuần túy Phật Pháp nên không bàn bất kỳ việc gì khác như chính trị, làm đẹp, văn hóa phẩm đồi trụy,... đều bị nghiêm cấm.

5) Thành viên vi phạm sẽ bị nhắc nhở 1,2 lần, lần 3 sẽ bị khóa nick.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Nói dối vì lợi lạc của người khác?

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Thongminhhon đã viết:
Do vậy, với người tu cầu giải thoát, Đức Phật đã dặn phải tự nhủ: "Ta nhất quyết không nói láo, dù nói láo để mà chơi"
Trong Luật có ghi một trường hợp một vị đệ tử vì muốn tranh luận thắng ngoại đạo mà nói dối, vị ấy đã bị Thế Tôn chê trách. Với vị ấy, đàn áp ngoại đạo, xiển dương Phật Pháp là thiện, nhưng thiện hay không thì hãy nhìn tâm vị ấy khi nói, và Thế Tôn đã ra giới cấm nói dối.


Thời Đức Phật, có rất nhiều giới được quy định bởi các đạo đương thời, thậm chí khắc khổ hơn những giới luật mà chúng ta đang cố giữ, nhưng Đức Phật chỉ giữ lại những giới cần thiết, vì đó là nền tảng đế phát triển Định - Tuệ.
Quý đạo hữu kính, Thế Tôn đã dăn: "Hãy lấy giới luật làm thầy", vì có những trường hợp đứng trước các lựa chọn, chúng ta không đủ trí tuệ để chọn cho đúng, giới luật là thầy, là tiêu chuẩn hành động, như khi không biết lời nói là có ích hay không có ích, hãy chọn nói thật. Hãy lấy giới luật làm thầy, nay có người muốn làm thầy giới luật, tự quy định trường hợp này giới được áp dụng, trường hợp khác giới không được áp dụng, như vậy là sự phá hủy giới, Giới diệt vong, Pháp diệt vong.
Vài chia sẻ.
Kính chúc quý đạo hữu tinh tấn trong Pháp và Luật!
Chiếu theo ý kiến của đạo hữu thongminhhon để tôn trọng giới luật của đức Phật ban hành. yêu cầu Ban Điều hành khóa chủ đề này lại, tránh bàn luận những điều không được đức Phật khuyến khích.

Chủ đề này của thành viên "tự chế" ra, không đúng theo giới luật của đức Phật.

Kính.
Hình ảnh


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Nói dối vì lợi lạc của người khác?

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

BK nghĩ rằng không nên khóa lại vì đây là chuyên mục được tự do thảo luận, mọi người tự chịu trách nhiệm và nhân - quả về những gì đã viết.

Giới Luật làm Thầy, đó là lời căn dặn của Đức Phật. Đó cũng là tiêu chuẩn căn bản của một người tu hành hướng đến chấm dứt tà tâm vọng niệm.

Tuy nhiên có những tình huống đặc biệt, việc có nên tuân thủ giới luật nữa hay không là quyền quyết định của cá nhân mỗi người, không ai giống ai và dĩ nhiên những nhân - quả sau đó cũng không ai thoát khỏi! Bởi vậy, chúng ta có thảo luận đi nữa vẫn không thể tìm ra giá trị chung thống nhất cho trường hợp đặc biệt này.


Huyền Bạch
Bài viết: 303
Ngày: 30/08/12 01:16
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam

Re: Nói dối vì lợi lạc của người khác?

Bài viết chưa xem gửi bởi Huyền Bạch »

battinh đã viết:
Thongminhhon đã viết:
Do vậy, với người tu cầu giải thoát, Đức Phật đã dặn phải tự nhủ: "Ta nhất quyết không nói láo, dù nói láo để mà chơi"
Trong Luật có ghi một trường hợp một vị đệ tử vì muốn tranh luận thắng ngoại đạo mà nói dối, vị ấy đã bị Thế Tôn chê trách. Với vị ấy, đàn áp ngoại đạo, xiển dương Phật Pháp là thiện, nhưng thiện hay không thì hãy nhìn tâm vị ấy khi nói, và Thế Tôn đã ra giới cấm nói dối.


Thời Đức Phật, có rất nhiều giới được quy định bởi các đạo đương thời, thậm chí khắc khổ hơn những giới luật mà chúng ta đang cố giữ, nhưng Đức Phật chỉ giữ lại những giới cần thiết, vì đó là nền tảng đế phát triển Định - Tuệ.
Quý đạo hữu kính, Thế Tôn đã dăn: "Hãy lấy giới luật làm thầy", vì có những trường hợp đứng trước các lựa chọn, chúng ta không đủ trí tuệ để chọn cho đúng, giới luật là thầy, là tiêu chuẩn hành động, như khi không biết lời nói là có ích hay không có ích, hãy chọn nói thật. Hãy lấy giới luật làm thầy, nay có người muốn làm thầy giới luật, tự quy định trường hợp này giới được áp dụng, trường hợp khác giới không được áp dụng, như vậy là sự phá hủy giới, Giới diệt vong, Pháp diệt vong.
Vài chia sẻ.
Kính chúc quý đạo hữu tinh tấn trong Pháp và Luật!
Chiếu theo ý kiến của đạo hữu thongminhhon để tôn trọng giới luật của đức Phật ban hành. yêu cầu Ban Điều hành khóa chủ đề này lại, tránh bàn luận những điều không được đức Phật khuyến khích.

Chủ đề này của thành viên "tự chế" ra, không đúng theo giới luật của đức Phật.

Kính.
Hình ảnh
Huyền Bạch xin phép nói hết ý ở chủ đề này rồi tự cấm túc mình.
Chủ đề này rất hay, rất có ích cho mọi người nên mong đừng ai khóa nó cả. Trường hợp đệ tử Phật nói dối để giành phần thắng trước ngoại đạo là tâm hơn thua nên bị Phật cấm nói dối là đúng quá rồi. Đạo Phật bình dị và khiêm nhường đâu cần phải dùng cách trấn áp, tranh hơn thua để xiển dương. Muốn xiển dương Phật pháp thì thiếu gì cách mà phải nói dối. Theo Huyền Bạch thì cách tốt nhất là thực hành, tối thiểu là giữ 5 giới. Chỉ có thực hành với tâm chí thành, cung kính đối với giáo pháp thì đó là cách xiển dương Phật pháp hiệu quả nhất.
Có ai thích một xã hội toàn những người thích sát sinh, trộm cướp, tà dâm, nói dối, uống rượu không ? Và có ai thích gần gũi những người thích sát sinh, trộm cướp, tà dâm, nói dối, uống rượu không ? Vậy thì bản thân mỗi người phải có ý thức xây dựng một cuộc sống tốt đẹp bằng việc giữ 5 giới.
Đồng ý rằng khi không thể phân định được lợi hại rõ ràng thì phải chọn không nói dối. Còn khi đã xác định được lợi hại rõ ràng thì có thể dùng nói dối làm phương tiện để đem đến lợi lạc chính đáng cho chúng sinh. Đó không phải là tâm tham khi hành động thiện lành mà không có mục đích nào khác ngoài mong muốn đem lại lợi lạc chính đáng cho chúng sinh.


Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Nói dối vì lợi lạc của người khác?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

battinh đã viết: Chiếu theo ý kiến của đạo hữu thongminhhon để tôn trọng giới luật của đức Phật ban hành. yêu cầu Ban Điều hành khóa chủ đề này lại, tránh bàn luận những điều không được đức Phật khuyến khích.

Chủ đề này của thành viên "tự chế" ra, không đúng theo giới luật của đức Phật.
Kính.
Đạo hữu Battinh kính,
TMH không có ý muốn khóa chủ đề này lại, mong đạo hữu bỏ qua.
Huyền Bạch đã viết: Huyền Bạch xin phép nói hết ý ở chủ đề này rồi tự cấm túc mình.
Chủ đề này rất hay, rất có ích cho mọi người nên mong đừng ai khóa nó cả. Trường hợp đệ tử Phật nói dối để giành phần thắng trước ngoại đạo là tâm hơn thua nên bị Phật cấm nói dối là đúng quá rồi. Đạo Phật bình dị và khiêm nhường đâu cần phải dùng cách trấn áp, tranh hơn thua để xiển dương. Muốn xiển dương Phật pháp thì thiếu gì cách mà phải nói dối. Theo Huyền Bạch thì cách tốt nhất là thực hành, tối thiểu là giữ 5 giới. Chỉ có thực hành với tâm chí thành, cung kính đối với giáo pháp thì đó là cách xiển dương Phật pháp hiệu quả nhất.
Có ai thích một xã hội toàn những người thích sát sinh, trộm cướp, tà dâm, nói dối, uống rượu không ? Và có ai thích gần gũi những người thích sát sinh, trộm cướp, tà dâm, nói dối, uống rượu không ? Vậy thì bản thân mỗi người phải có ý thức xây dựng một cuộc sống tốt đẹp bằng việc giữ 5 giới.
Đồng ý rằng khi không thể phân định được lợi hại rõ ràng thì phải chọn không nói dối. Còn khi đã xác định được lợi hại rõ ràng thì có thể dùng nói dối làm phương tiện để đem đến lợi lạc chính đáng cho chúng sinh. Đó không phải là tâm tham khi hành động thiện lành mà không có mục đích nào khác ngoài mong muốn đem lại lợi lạc chính đáng cho chúng sinh.


Đạo hữu Huyền Bạch kính,
Quả thực trong xã hội với nhiều ràng buộc, khi phải lựa chọn làm một việc thiện giúp người, dù đạo hữu nói dối, không ai có thể chê trách đạo hữu; thậm chí, còn có những lời ngợi khen, ngưỡng mộ.
Việc giữ giới hoàn toàn trong sạch là điều nên làm với những người xuất gia, tầm cầu giải thoát; và được sách tấn bởi Đấng Đạo sư là nên làm vì giúp họ thẳng tiến đến mục tiêu sau cùng của đời sống phạm hạnh, đời sống có nhiều xuất ly mà những tình huống giả định về nói dối để làm thiện sẽ không có. Điều này không bắt buộc với những người tại gia, dù rằng họ từng thốt lên "Nương tựa Pháp", gồm Giới Định Tuệ. Pháp tuy trong sáng, rõ ràng nhưng không phải ai cũng có thể xuôi ngay theo dòng Pháp. Vì vậy, đạo hữu hãy yên tâm với lựa chọn của mình. Miễn là còn thường xuyên Nương tựa Phật, Nương tựa Pháp, Nương tựa Tăng, đạo hữu không rời xa chánh Pháp.
Một lần nữa, nói về việc thấy được việc có ích, thiện lành với một phàm phu như TMH chẳng hạn là không thể, do vậy TMH nghiêng về nói thật. TMH cho rằng sau khi có tuệ thấy được vô thường của danh sắc, còn vài bước nữa để tâm phải đủ nhạy bén, để tuệ thấy nhân quả xuất hiện, khi ấy mới biết được danh sắc sinh có cho quả thiện hay không.
Vài chia sẻ.
Kính chúc quý đạo hữu tinh tấn trong Pháp!


Huệ Minh
Bài viết: 44
Ngày: 19/07/14 20:26
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TP.HCM

Re: Nói dối vì lợi lạc của người khác?

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Minh »

Chào TMH,
Mình không nghỉ bản thân có thể giữ được Ngũ Giới mà Phật đã truyền dạy
Bản thân ai hình như cũng ghét người trộm cắp. Mình từng làm kế toán cho một công ty(xin dấu tên Cty). Công ty của mình có một Chị cũng làm kế toán phòng mình, chị ấy là rút két, làm giả sổ sách, lấy của Công ty số tiền gần 700 triệu. Nhưng trong phòng Tài vụ ai cũng biết chị ấy có gia cảnh rất khó khăn, có 2 con nhưng đứa thì cụt tay chân, đứa thì bại liệt đã hơn 23 tuổi mà vẫn cần người chăm sóc, không tự lao động nuôi thân được.
Công ty mình có người thương hại, không muốn tố giác. Có người muốn tố giác, nói lên sự thật.
Trong trường hợp này, mình cũng không biết làm thế nào?


quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Nói dối vì lợi lạc của người khác?

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

Huệ Minh đã viết:Chào TMH,
Mình không nghỉ bản thân có thể giữ được Ngũ Giới mà Phật đã truyền dạy
...
Công ty mình có người thương hại, không muốn tố giác. Có người muốn tố giác, nói lên sự thật.
Trong trường hợp này, mình cũng không biết làm thế nào?
Chào đh Huệ Minh,
Huệ Minh hỏi bạn TMH, đúng ra để đạo hữu ấy trả lời, nhưng thấy câu hỏi này dễ ẹc nên cho QT tham gia ké,

5 giới đúng là khó giữ lắm, không có dễ đâu. Nhưng trong ví dụ của bạn thì không khó.
Ví dụ này nói về giới không nói láo,
Không nói-láo có chữ "không" rất là quan trọng. Tuy có ý nghĩa gần giống với "nói lên sự thật" nhưng không hoàn toàn tương đồng.

Có phải việc của người khác thì mình xía vào rồi bắt buộc mình nói lên sự thật thì gọi là đúng giới Không nói-láo ?
Bạn im lặng thì cũng là Không nói-láo đó ạ.

Trở lại ví dụ của bạn, nhiệm vụ giữ két là của chị kia, có phải của bạn đâu ? Cấp trên hay công an, có ai tra hỏi bạn không ?
Muốn tố giác người ta thì cũng tùy trường hợp, nếu không cân nhắc được giữa lợi và hại, thì hãy im lặng, ai làm gì rồi tự nhận hậu quả.

Như vậy, bạn Huệ Minh không tố giác, không nói lên sự thật và bạn cũng không phạm giới.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Nói dối vì lợi lạc của người khác?

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Huệ Minh nói: "Mình từng làm kế toán... và chị kia cũng làm kế toán cùng một phòng..." tức là đồng nghiệp với nhau, nhưng khác nhau ở chỗ một người thanh liêm trong sạch, một người vì hoàn cảnh mà biển thủ, gian lận công quỹ.

Nếu có người tố cáo, muốn nói lên sự thật để bảo vệ công ty và quyền lợi của mọi người (không bị thất nghiệp vì công ty bị vỡ nợ và phá sản...). Việc đổ bể ra và cấp trên điều tra, cần nhiều người làm chứng và trong đó có bạn cũng bị liên quan vì làm chung một nghề. Trường hợp này bạn nên nói thật vì quyền lợi của mình và mọi người. Vì theo luật pháp, khi bị điều tra, bạn phải tuyên thệ trước tòa là nói đúng sự thật, nếu bạn nói láo thì bị buộc tội tòng phạm.

Như vậy bạn không phạm giới nói láo và không có tội.

Còn nếu không ai tố cáo thì nên làm thinh, tục ngữ có câu: "Biết thì thưa với thốt, không biết thì dựa cột mà nghe". :D tangbong
Hình ảnh


thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Nói dối vì lợi lạc của người khác?

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

Huệ Minh đã viết:Chào TMH,
Mình không nghỉ bản thân có thể giữ được Ngũ Giới mà Phật đã truyền dạy
Bản thân ai hình như cũng ghét người trộm cắp. Mình từng làm kế toán cho một công ty(xin dấu tên Cty). Công ty của mình có một Chị cũng làm kế toán phòng mình, chị ấy là rút két, làm giả sổ sách, lấy của Công ty số tiền gần 700 triệu. Nhưng trong phòng Tài vụ ai cũng biết chị ấy có gia cảnh rất khó khăn, có 2 con nhưng đứa thì cụt tay chân, đứa thì bại liệt đã hơn 23 tuổi mà vẫn cần người chăm sóc, không tự lao động nuôi thân được.
Công ty mình có người thương hại, không muốn tố giác. Có người muốn tố giác, nói lên sự thật.
Trong trường hợp này, mình cũng không biết làm thế nào?
Việc này mình nghĩ đạo hữu nên đến bên chị ấy, khuyên chị ấy nên trả lại số tiền đã lấy, trong lúc khuyên đh cũng nên nói với những người đã biết, rằng là đang khuyên chị ấy trả lại, để họ không tố giác nói với xếp, nếu để họ nói thì chắc chị ấy khổ phải ngồi tù quá hoặc là nghĩ việc.

Nói với chị ấy trộm cắp là điều không tốt, như người đi vào chỗ tối, đời chị ấy đã bị khổ như thế rồi, nay lại gieo nhân xấu, đi ăn trộm của không cho mà lấy, thì tương lai quả báo sẽ khổ nữa, trộm cắp thì tương lai quả báo sẽ là nghèo mạt rồi. Kinh Nhân Quả, Phật dạy:

"Làm thân trâu ngựa do nhân gì?
Xưa thiếu nợ người không chịu trả.

Đọa làm heo chó do nhân gì?
Kiếp trước lừa gạt phỉnh hại người."

Cẩn thận thay :(


Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Nói dối vì lợi lạc của người khác?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

quang_tam3 đã viết:
Huệ Minh đã viết:Chào TMH,
Mình không nghỉ bản thân có thể giữ được Ngũ Giới mà Phật đã truyền dạy
...
Công ty mình có người thương hại, không muốn tố giác. Có người muốn tố giác, nói lên sự thật.
Trong trường hợp này, mình cũng không biết làm thế nào?
Chào đh Huệ Minh,
Huệ Minh hỏi bạn TMH, đúng ra để đạo hữu ấy trả lời, nhưng thấy câu hỏi này dễ ẹc nên cho QT tham gia ké,

5 giới đúng là khó giữ lắm, không có dễ đâu. Nhưng trong ví dụ của bạn thì không khó.
Ví dụ này nói về giới không nói láo,
Không nói-láo có chữ "không" rất là quan trọng. Tuy có ý nghĩa gần giống với "nói lên sự thật" nhưng không hoàn toàn tương đồng.

Có phải việc của người khác thì mình xía vào rồi bắt buộc mình nói lên sự thật thì gọi là đúng giới Không nói-láo ?
Bạn im lặng thì cũng là Không nói-láo đó ạ.

Trở lại ví dụ của bạn, nhiệm vụ giữ két là của chị kia, có phải của bạn đâu ? Cấp trên hay công an, có ai tra hỏi bạn không ?
Muốn tố giác người ta thì cũng tùy trường hợp, nếu không cân nhắc được giữa lợi và hại, thì hãy im lặng, ai làm gì rồi tự nhận hậu quả.

Như vậy, bạn Huệ Minh không tố giác, không nói lên sự thật và bạn cũng không phạm giới.
Lành thay, thật lành thay thưa thiện tri thức Quang Tâm kính mến

Này thiện hữu, từ bi và ngũ giới như hai mặt của một đồng tiền. Nếu giữ ngũ giới thì không từ bi, nếu từ bi thì không giữ được ngũ giới, như trường hợp của Thiện tri thức Huệ Minh.

Này thiện hữu, cũng không thể chọn lựa giải pháp im lặng được. Vì im lặng cũng là đồng ý, chấp nhận, thông qua, vừa buông thả vừa đồng tình với hành vi đó.

Thời, người câm điếc vốn chẳng có giới " không nói dối", vì bản thân chẳng nói được, chẳng la hét được. Như vậy, người câm điếc chỉ có tứ giới để thực tập. Nhưng sao Phật vẫn áp dụng ngũ giới đối với toàn bộ chúng sanh, bao gồm cả người câm điếc?
Thật ra, sự tình là giới "không nói dối" vẫn áp dụng cho người câm điếc. "Không nói dối" bao gồm: miệng không nói dối, hành động không dối và suy nghĩ cũng không được dối
Như vậy, người câm điếc dù không nói được nhưng tâm có thể dối, ý có thể dối và hành động cũng có thể dối

Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật


Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Nói dối vì lợi lạc của người khác?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

Quý đạo hữu kính,
TMH rất hoan hỷ khi đọc các câu trả lời mang Pháp của quý đạo hữu Quangtam, Battinh, Thanhtinhtam khi hồi đáp cho đạo hữu Huệ Minh.

Đạo hữu Huệ Minh kính,
Hãy làm những gì đạo hữu cho rằng ít phát sinh bất thiện pháp nhất nơi bản thân mình trong tình huống đạo hữu đã nêu. Hy vọng đạo hữu đã thoát ra nơi không phù hợp cho con đường tu tập của mình!

Đạo hữu Hư Danh kính,
Hư Danh đã viết:Này thiện hữu, từ bi và ngũ giới như hai mặt của một đồng tiền. Nếu giữ ngũ giới thì không từ bi, nếu từ bi thì không giữ được ngũ giới, như trường hợp của Thiện tri thức Huệ Minh.
Chớ tự mình làm điên đảo bản thân.

Kính chúc quý đạo hữu tinh tấn trong Pháp!


Như ý Cát Tường
Bài viết: 499
Ngày: 13/03/13 20:24
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Được cảm ơn: 1 time

Re: Nói dối vì lợi lạc của người khác?

Bài viết chưa xem gửi bởi Như ý Cát Tường »

Cát Tường từng nói dối là người đi tàu xe bị say xe vì người đó đã thấy những chúng sanh mà người thường như chúng ta không thấy nên bị hoảng vì bị một phần trong chúng sanh đó phá. Cát Tường đã ở bên niệm Bồ Tát Quán Thế Âm cho người đó chỉ vậy thôi và người đó đã về nhà được bình an, trên chuyến tàu ai cũng quan tâm hỏi bệnh gì nặng lắm chuyển về thành phố hả thì Cát Tường chỉ nói là say tàu xe thôi để mọi người an và người bệnh cũng an (Xem như không ai biết gì cả), âm thầm niệm Bồ Tát không ngủ gì cả tuy mệt lắm nhiều lúc muốn ngủ nhưng có tiếng con ve sầu kêu nên tỉnh (Trước đó, Cát Tường có thấy con ve sầu chết nên đem xác con ve sầu đem chôn kèm theo một nhánh hoa trang đỏ).

Hồi bé, Cát Tường học rất giỏi cùng chơi với nhóm bạn học cũng rất giỏi. Có thầy dạy môn toán cho bắt cặp một bạn giỏi học chung với một bạn học yếu và lười không chịu học bài hễ mỗi lần trả bài lý thuyết môn toán bạn yếu nào không thuộc bài thì đánh bạn học giỏi. Người bạn học chung với Cát Tường thật ra rất thông minh chỉ có cái tội không học bài nên Cát Tường bị đánh vào mông rất đau đến khóc luôn, bạn ấy thấy Cát Tường bị đòn nên chịu không nổi thì từ đó chịu học bài, xong thì thầy không cho bắt cặp học chung nữa, tự ai nấy học. Còn Cát Tường làm bài có bạn quay cóp bài của Cát Tường thì Cát Tường cho dù 10 điểm thì thầy cho 0 điểm ngay tại lớp khi vừa làm bài kiểm tra xong còn bạn kia được 10 điểm, Cát Tường khóc bù lu hết thầy cô cả trường hỏi tùm lum, chỉ một lần duy nhất là bạn đó hết dám quay cóp bài kiểm tra, không phải vì sợ các thầy mà bạn đó thấy Cát Tường khóc thì chịu không nổi. Có cô giáo kia dạy thêm nhưng mỗi lần kiểm tra là cô bán đề kiểm tra, hễ bạn nào muốn biết đề kiểm tra trước chỉ cần đến nhà cô bỏ vài chục nghìn học hôm đó để biết đề kiểm tra, mấy hôm sau không học văn hóa cũng được, có bạn thì mua cho cô quà. Cát Tường và cán bộ lớp đã trình lên cô chủ nhiệm lớp, cô chủ nhiệm cứ từ từ làm rõ vụ việc (Có chứng cứ rõ ràng), xong thầy cô ở trường đã sắp xếp mọi việc cho cô ấy không được dạy môn đó nữa chỉ làm giám thị thôi để rèn đạo đức (Không có đuổi việc), đa số các bạn ở trong trường không biết vì sao cô đó không dạy môn đó nữa mà chỉ làm giám thị quản học trò (Mà trường có rất nhiều giám thị rồi, rất nghiêm và công bằng) chỉ nhóm của Cát Tường và cô chủ nhiệm lớp biết (Từ đó mỗi lần Cát Tường đi học, đi trực vệ sinh trường thì gặp giám thị có cô ấy nữa, cô ấy đẹp lắm có đôi mắt to, da trắng, môi son nhưng liếc Cát Tường hoài, Cát Tường là con nít nên cũng không biết gì cũng cúi chào cô). Sau này, Cát Tường dạy em của Cát Tường nhiều lắm khi làm thầy phải có đức, dạy học hết lòng cho học trò, chuyện dạy thêm không có ép chỉ vì phụ huynh nhờ dạy kèm quá mới dạy, công bằng hết với tất cả học trò. Em của Cát Tường cũng làm theo nên học trò quý lắm, đến nhà Cát Tường học thì còn muốn đi tắm cũng được, cha mẹ bận việc gửi con ở lại nhà cũng được, tất cả đều miễn phí. Mấy bé tiểu học không thôi, ngây thơ lắm. Có bé nói con để dành tiền ống heo cả năm, cuối năm đập ra để Tết này con đi chùa thì lấy tiền đó cúng chùa, con niệm Phật cho Ông Bà, Cha Mẹ để báo hiếu vì Bà con dạy vậy, con chỉ biết niệm Phật thôi. Còn bé khác không học ở nhà Cát Tường nhưng vào nhà chơi thì Mẹ của Cát Tường cho quả quýt, bé học giỏi và xinh lắm, bé chăm sóc Bà Ngoại ở nhà chiều hay tụng Kinh, bé kể vậy vì chiều bé hay tụng Kinh. Mấy bé khoe Tết được đi tàu đi du lịch còn nói đùa chơi đã luôn, tha hồ xả rác. Cát Tường ngăn liền các con không được xả rác, một số khách du lịch bây giờ không phải đi du lịch mà là đi lụm rác vì người xả rác quá nhiều. Mấy bé nói, tụi con không có xả rác chỉ vô tình nói vui, con ăn quà nhiều khi không thấy thùng rác thì con bỏ vào cặp, vào túi đem về nhà rác không thôi thì con bỏ vào thùng rác ở nhà... Mấy bé tiểu học nhiều khi còn giỏi hơn người lớn chúng ta.

Cô giáo tiểu học của Cát Tường lúc để dành được số tiền trong ngân hàng (Để dành cho con của cô) rồi cô sửa lại căn nhà vậy mà không dám tin ở con của cô vì sợ các em lấy tiền trong lúc cô sửa nhà, cô cũng không dám gửi bà con ruột luôn tuy gia đình cô toàn là ông lớn rất giàu. Lúc đó, Cát Tường chuẩn bị về quê thì Cô đem tiền để dành qua cho Cát Tường giữ dùm (Số tiền lớn lắm), cô có đưa giấy tờ chứng minh rất rõ ràng để Cát Tường yên tâm giữ dùm, Cát Tường có tủ quần áo đơn giản cũng không có tài sản gì nên tủ không có khóa, Cát Tường để tiền của cô trong túi vải mà Cát Tường hay đi lễ ở chùa, rồi về quê. Mấy tháng sau, cô giáo đã sửa nhà xong thì qua nhà Cát Tường lấy lại tiền, mà Cát Tường bảo mấy em biết chỗ luôn vì lúc Cát Tường không có ở nhà thì em của Cát Tường đưa tiền của cô lại cho cô (Tiền đó là đồng tiền mồ hôi nước mắt mà cô đã để dành, cũng không phải để cho cô mà cho các con của cô vì Cát Tường nghe cô tâm sự trước lúc cô gửi tiền, nghe tội lắm). Cát Tường nhớ Thầy Thích Minh Thành có dạy không được tham của người dù là cọng cỏ, hạt cát. Nhân quả không tránh khỏi, Cát Tường sau này lớn lên mới biết một ông thầy giáo ở trường nào đó đã về hưu rồi nhưng bị thanh tra đã tham ô một số tiền lớn cũng phải chịu tội theo pháp luật (Cát Tường nghe học trò kể lại, em của Cát Tường kể lại cho Cát Tường nghe vì em cũng là học trò trường đó mà em ấy cũng không biết chỉ sau này chuyện bị điều tra rõ ràng thì học trò mới biết, không ai tin thầy làm chuyện như vậy cả nhưng chứng cứ đã rõ ràng).


MySweetLord
Bài viết: 224
Ngày: 27/09/10 20:44
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Cõi Ta Bà

Re: Nói dối vì lợi lạc của người khác?

Bài viết chưa xem gửi bởi MySweetLord »

Thuyết Bất Đắc đã viết:Thưa các hiền hữu,
1. Nói dối vì lợi lạc của người khác có vi phạm ngũ giới không?
2. Quả báo của việc nói dối vì lợi lạc của người khác là gì?
3. Nói dối vì lợi lạc của người khác có bị đoạ địa ngục hay không?

Kính tangbong tangbong

Xin kính các chư hiền hữu,


Nhân thấy chủ đề này cũng "thiết thực", nên mạn phép góp thêm vài lời:

1. Nói dối vì lợi lạc của người khác có vi phạm ngũ giới không?

Xin trả lời: - Phạm ngũ giới. (Vì trong giới này không thấy có ghi chú nào khác! :) )

2. Quả báo của việc nói dối vì lợi lạc của người khác là gì?

Xin trả lời: - "Nói dối" mang lại lợi lạc cho người khác cũng tương đương với việc gieo một nhân chủng "lợi lạc"... Cho nên, ta sẽ có thể nhận được quả "Lợi lạc" tương ứng. Tuy nhiên, việc này vẫn còn tùy thuộc vào việc "Lợi lạc" của người khác là gì. Vì "Lợi lạc" của người thế gian còn nhiều tâm mê. Cho nên: Hãy cẩn thận trước khi thực hiện.

(Trong Kinh Pháp hoa, cũng có đoạn nói về người cha "nói dối" các con của mình đang mãi chơi trong ngôi nhà lửa, mục đích là để các con mình thoát ra được.)

3. Nói dối vì lợi lạc của người khác có bị đoạ địa ngục hay không?

Xin trả lời: Trong trường hợp, lời "Nói dối" của ta mang lại "Lợi lạc" cho người khác là: vui sướng, thỏa mãn cái tâm "sát sanh"! Thì hãy coi chừng... cửa địa ngục cũng sẽ chờ mình.


.,.,
Sửa lần cuối bởi MySweetLord vào ngày 13/03/16 11:41 với 1 lần sửa.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.7 khách