Nói dối vì lợi lạc của người khác?

Nội qui chuyên mục: không quảng cáo, không ngoài nội dung Phật Pháp. Đúng-sai nơi đây là việc hiểu biết cá nhân, không có giá trị cho Phật Pháp nói chung.

Điều hành viên: quang_tam3

Nội qui chuyên mục
Chuyên mục tự do đăng bài, Chiếu theo "Thanh tịnh thân khẩu ý, đó là lời Phật dạy" thành viên sử dụng từ lịch sự, cảm thông, tùy duyên, tránh xa sân si, hạn chế tạo ác nghiêp của thân, khẩu và ý. Bài viết trong chuyên mục này phải do bản thân của thành viên viết, nghiêm cấm copy hoặc tuyên truyền dùm người khác. Do đó, mọi vấn đề đúng - sai trong chuyên mục này chỉ là hiểu biết cá nhân, không có giá trị cho Phật Pháp nói chung.

1) Không dùng lời kém văn hóa: diễn đàn đã thiết lập nội quy này một phần giúp thành viên ngăn ngừa tạo nghiệp, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp cho Phật giáo. Khuyến khích dùng lời ái ngữ. Không được sử dụng các từ ngữ thô tục, chửi bới hoặc dùng lời miệt thị làm nhục thành viên khác, xúc phạm cá nhân...

2) Không quảng cáo: diễn đàn của chúng ta là phi lợi nhuận vật chất nên không chấp nhận bất kỳ một quảng cáo nào cho bất kỳ sản phẩm nào.

3) Không copy bài viết: đó là tình trạng copy các bài viết của cá nhân khác rồi đăng khắp nơi trong diễn đàn. Nội quy này khuyến khích mỗi người tự viết bài, nêu lên quan điểm ý kiến của cá nhân mình, tất nhiên được quyền trích dẫn các nguồn dữ liệu minh chứng cho lý luận của mình.

4) Không ngoài nội dung Phật Pháp: Vì đây là diễn đàn thuần túy Phật Pháp nên không bàn bất kỳ việc gì khác như chính trị, làm đẹp, văn hóa phẩm đồi trụy,... đều bị nghiêm cấm.

5) Thành viên vi phạm sẽ bị nhắc nhở 1,2 lần, lần 3 sẽ bị khóa nick.
MySweetLord
Bài viết: 224
Ngày: 27/09/10 20:44
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Cõi Ta Bà

Re: Nói dối vì lợi lạc của người khác?

Bài viết chưa xem gửi bởi MySweetLord »

Thongminhhon đã viết:
Thuyết Bất Đắc đã viết: 1. Nếu VÔ Ý nói sai sự thật mà người khác bị thiệt hại thì có phạm ngũ giới không?
2. Quả của việc vô ý khi nói sai sự thật là gì?

Người vô ý nói sai sự thật do cách nhìn nhận vấn đề sai lạc hoặc do nhầm lẫn, hoặc do bị hạn chế về kiến thức, hiểu biết. Ví dụ: nhà khoa học nói sai về một vấn đề đang nghiên cứu, một vị sư nói sai về lời dạy của Đức Thế Tôn, một tín đồ nói sai về một pháp tu,...do bị hạn chế về kiến thức hoặc do nhầm lẫn, hoặc do cách nhìn nhận vấn đề sai lạc.
Đạo hữu Thuyết Bất Đắc kính,

Về việc vô ý nói dối thì TMH không biết có phạm giới hay không vì trong Luật không thấy ghi trường hợp vô ý nói dối. Tuy nhiên, TMH không nghĩ ra trường hợp nào để bàn thêm về vấn đề này. Trong Pháp và Luật, Thế Tôn đã dặn biết nói biết, không biết nói không biết. Vì vậy nếu nói biết thì là cố ý nói biết, nếu nói không biết là cố ý nói không biết, không có sự vô ý.

Với phàm phu như TMH, những ví dụ của đạo hữu là phù hợp :
Người vô ý nói sai sự thật do cách nhìn nhận vấn đề sai lạc hoặc do nhầm lẫn, hoặc do bị hạn chế về kiến thức, hiểu biết
Do giới không trọn vẹn, do tiếp xúc với những hoàn cảnh không thuận lợi, tâm không thanh tịnh nên nói những lời ngoài sự hiểu biết của mình. Và cũng như bao nghiệp bình thường khác, đã tác ý nói thì có quả tương ứng. Ví dụ như nói những lời (dối dù rằng không biết dối) làm người khác buồn thì có quả do có ý nói làm người khác buồn.

Các đạo hữu kính,

TMH đã đọc qua chia sẻ của một số đạo hữu về việc chấp nhận nói dối để làm điều thiện cho người khác, thậm chí có đạo hữu BatKhong còn chấp nhận nói dối làm thiện dù đọa địa ngục.

Quý đạo hữu phân tích vấn đề dưới một góc nhìn khác TMH, cho phù hợp xã hội, thì cách làm ấy không ai có thể chê trách, hoàn toàn hợp lý. Một người sống trong xã hội với nhiều mối quan hệ, việc phạm giới với người ấy không hiếm.

Tuy nhiên cần phải dè dặt vì việc làm ấy dẫn ngày càng xa con đường giải thoát. Nếu quý đạo hữu tu cầu giải thoát thì việc nói tùy tiện lìa xa mục đích ấy do đâu thúc đẩy? Xem nhẹ việc đọa địa ngục, đạo hữu dựa trên khả năng gì?

Ở đây TMH đưa quan điểm dựa trên mong muốn của một người tầm cầu giải thoát. Và nói dối phát sinh nhiều bất thiện pháp dù nói dối được cho là đem lại lợi ích cho người khác.

Thứ nhất, điều biết nói không biết, điều không biết nói biết, có nói không có, không có nói có; tự mình lìa xa sự thật, sao có thể thấu hiểu được sự thật.

Thứ nhì, tâm tham tràn đầy khi nói, với ước muốn đem lại điều thiện cho người khác, dù rằng lời nói ra chưa chắc sẽ có lợi ích cho người nghe; tâm phàm phu làm sao có thể thấy được quả ; do đó vừa tham vừa si rõ rệt; hẳn là những bất thiện.

Thứ ba, sau khi nói tâm trạo cử, lo lắng những gì mình nói đã phạm giới, lo lắng những gì mình nói có thật sự có ích hay không, lại là những bất thiện.

Do vậy, với người tu cầu giải thoát, Đức Phật đã dặn phải tự nhủ: "Ta nhất quyết không nói láo, dù nói láo để mà chơi".
Trong Luật có ghi một trường hợp một vị đệ tử vì muốn tranh luận thắng ngoại đạo mà nói dối, vị ấy đã bị Thế Tôn chê trách. Với vị ấy, đàn áp ngoại đạo, xiển dương Phật Pháp là thiện, nhưng thiện hay không thì hãy nhìn tâm vị ấy khi nói, và Thế Tôn đã ra giới cấm nói dối.

Thời Đức Phật, có rất nhiều giới được quy định bởi các đạo đương thời, thậm chí khắc khổ hơn những giới luật mà chúng ta đang cố giữ, nhưng Đức Phật chỉ giữ lại những giới cần thiết, vì đó là nền tảng đế phát triển Định - Tuệ.

Quý đạo hữu kính, Thế Tôn đã dăn: "Hãy lấy giới luật làm thầy", vì có những trường hợp đứng trước các lựa chọn, chúng ta không đủ trí tuệ để chọn cho đúng, giới luật là thầy, là tiêu chuẩn hành động, như khi không biết lời nói là có ích hay không có ích, hãy chọn nói thật. Hãy lấy giới luật làm thầy, nay có người muốn làm thầy giới luật, tự quy định trường hợp này giới được áp dụng, trường hợp khác giới không được áp dụng, như vậy là sự phá hủy giới, Giới diệt vong, Pháp diệt vong.

Vài chia sẻ.

Kính chúc quý đạo hữu tinh tấn trong Pháp và Luật!

Bài viết của Đạo hữu Thongminhhon, rất hay, thật đáng trân trọng.

Góp ý sau cùng, là Khi tâm chúng ta chưa tịnh, trí chúng ta chưa thấu suốt.

Chớ nên thực hiện việc "nói dối" hay "vô tình nói sai" khi chỉ mới thoáng thấy rằng..

... điều đó mang lại sự Lợi lạc cho người. (Hãy cẩn thận.. Chớ vội!)

Xin cảm ơn các quý hiền hữu.


tangbong tangbong


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.7 khách