Những cấp độ trong 1 sự việc: trộm cắp.

Nội qui chuyên mục: không quảng cáo, không ngoài nội dung Phật Pháp. Đúng-sai nơi đây là việc hiểu biết cá nhân, không có giá trị cho Phật Pháp nói chung.

Điều hành viên: quang_tam3

Nội qui chuyên mục
Chuyên mục tự do đăng bài, Chiếu theo "Thanh tịnh thân khẩu ý, đó là lời Phật dạy" thành viên sử dụng từ lịch sự, cảm thông, tùy duyên, tránh xa sân si, hạn chế tạo ác nghiêp của thân, khẩu và ý. Bài viết trong chuyên mục này phải do bản thân của thành viên viết, nghiêm cấm copy hoặc tuyên truyền dùm người khác. Do đó, mọi vấn đề đúng - sai trong chuyên mục này chỉ là hiểu biết cá nhân, không có giá trị cho Phật Pháp nói chung.

1) Không dùng lời kém văn hóa: diễn đàn đã thiết lập nội quy này một phần giúp thành viên ngăn ngừa tạo nghiệp, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp cho Phật giáo. Khuyến khích dùng lời ái ngữ. Không được sử dụng các từ ngữ thô tục, chửi bới hoặc dùng lời miệt thị làm nhục thành viên khác, xúc phạm cá nhân...

2) Không quảng cáo: diễn đàn của chúng ta là phi lợi nhuận vật chất nên không chấp nhận bất kỳ một quảng cáo nào cho bất kỳ sản phẩm nào.

3) Không copy bài viết: đó là tình trạng copy các bài viết của cá nhân khác rồi đăng khắp nơi trong diễn đàn. Nội quy này khuyến khích mỗi người tự viết bài, nêu lên quan điểm ý kiến của cá nhân mình, tất nhiên được quyền trích dẫn các nguồn dữ liệu minh chứng cho lý luận của mình.

4) Không ngoài nội dung Phật Pháp: Vì đây là diễn đàn thuần túy Phật Pháp nên không bàn bất kỳ việc gì khác như chính trị, làm đẹp, văn hóa phẩm đồi trụy,... đều bị nghiêm cấm.

5) Thành viên vi phạm sẽ bị nhắc nhở 1,2 lần, lần 3 sẽ bị khóa nick.
Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa
Bài viết: 260
Ngày: 06/05/13 02:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp.HCM

Những cấp độ trong 1 sự việc: trộm cắp.

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa »

Hôm nay Chú Tiểu xin nói về cấp độ của giới Trộm Cắp. Thông thường chúng ta định nghĩa theo mặt chữ chung chung Không Trộm Cắp là không lấy của người khác. Nhưng Chú Tiểu biết rằng định nghĩa đúng nhất là: "Không lấy tài sản không cho" định nghĩa này bao trùm và rộng hơn nhiều so với định nghĩa cơ bản.
- Vì có một sự ngộ nhận sai lệch nóng vội khi cho rằng phân chia cấp bậc để phân định tu tập cao thấp. Ở đây Chú Tiểu vì 2 từ của bác battinh cùng TPTS đã nói đến gần đây mà viết ra hàng loạt Chủ Đề với ý chính là chỉ ra cấp độ trong mỗi sự việc, đó là từ: "Nhãy Vọt". Để tuỳ theo sự nhận thức mỗi người mà có thông tin xem xét.
- Lý do nữa là tu tập hay có câu: tuỳ vào trình độ căn cơ mỗi người mà có pháp môn, phương pháp tu tập tương ứng. Ở đây rõ là đang nói về khả năng tiếp thu hay nói theo mặt xã hội là cấp độ.

Nói thêm chút: vì rằng chúng ta đều có mức độ tiếp thu cũng như khả năng tu tập khác nhau, cũng chính vì điều này mà đôi khi ta ngồi xuống cùng thảo luận Phật pháp lại hay cải nhau chỉ vì mức độ hiểu biết 2 bên khác nhau hoặc chênh lệch nhau.
Ví dụ người ông thầy về hưu gặp 2 đưa mặc áo học sinh nên hỏi chơi: 1 + 1 bằng mấy. A trả lời 2. B trả lời bằng 10. Rồi A nói sao 10 được phải 2 chứ.... Thì ở đây chỉ có người thông thạo kiến thức về toán học sẽ biết được ai đúng ai sai mà đưa ra cách giải quyết vẹn đôi đường như người thầy sẽ phải hỏi: A, con học lớp mấy. B, con học lớp mấy rồi. Thì A trả lời con học lớp 2 rồi, thế thì A đúng. Nếu B trả lời con học lớp 11 rồi thế thì B đúng luôn. 2 cái đúng này ở 2 góc độ khác nhau. Vì một bên là toán học, một bên là toán tin học...

Quay về chủ đề chính: Đôi khi trong khi 6 căn tiếp với 6 trần, 6 thức khởi ở vài hoàn cảnh nào đó ta không phân biệt được đó có phải là phạm giới trộm cắp hay không. Chú Tiểu xin đưa ra vài ý sau thông qua các câu hỏi, các vị mở lòng xin tham gia để đi sâu giúp vấn đề rõ ràng hơn nha:

Trường hợp 1: Đi ngoài đường, gặp một tùi đồ của ai đó đánh rơi, ta phải xử lý ra sao ?

Trường hợp 2: Đến nhà một người thân chơi, thấy có rất nhiều cây bút bi để trên bàn nằm rãi rác, đang nghe điện thoại thì cần 1 cây bút tờ giấy để ghi lại thông tin thì ta tiện tay lấy cây bút và tờ giấy đâu đó trong nhà người thân này rồi viết, sau đó theo thói quen bỏ vào túi và mang đi. Vậy ở đây gọi là phạm giới được không ?

Xin mời cùng góp ý để sau này gặp phải biết cách ứng xử hợp lý !

Trân trọng những tấm lòng chia sẽ thiện lành, nhẹ nhàng !!!


Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa
Bài viết: 260
Ngày: 06/05/13 02:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp.HCM

Re: Những cấp độ trong 1 sự việc: trộm cắp.

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa »

Trường hợp 1: Đi ngoài đường, gặp một tùi đồ của ai đó đánh rơi, ta phải xử lý ra sao ?
Mức 1: giữ làm của riêng vì không biết ai đâu mà trả. Để đó mình không lấy thì người khác cũng lấy.
Mức 2: giữ làm của riêng nhưng một phần đem đi làm từ thiện cho nhẹ lòng.
Mức 3: giữ lấy đem toàn bộ đi cúng chùa, làm từ thiện.
Mức 4: đem lên chính quyền nhờ tìm người để trả lại.
Mức 5: cứ để như vậy và bỏ đi.

Theo quan điểm của Chú Tiểu thì nên ở mức 5. Vì rằng người đánh rơi họ thấy quan trọng sẽ quay lại tìm thì nếu rơi ở đâu mà còn nguyên đó thì mọi chuyện vẫn tốt đẹp.

Trường hợp 2: Đến nhà một người thân chơi, thấy có rất nhiều cây bút bi để trên bàn nằm rãi rác, đang nghe điện thoại thì cần 1 cây bút tờ giấy để ghi lại thông tin thì ta tiện tay lấy cây bút và tờ giấy đâu đó trong nhà người thân này rồi viết, sau đó theo thói quen bỏ vào túi và mang đi. Vậy ở đây gọi là phạm giới được không ?
- Người này đã là phạm giới trộm cắp hay nói cách khác và đúng nghĩa nhất là Lấy của không cho.
- Dẫu rằng vật đó không giá trị gì và với số lượng nhiều lại để lung tung như vậy thì chắc người sở hữu cũng không nhớ và không biết là có mất đi bao nhiêu cây không tuy nhiên việc ta phạm giới là của ta, ta đã tích tụ cái tham dù chỉ là nhỏ nhất tuy ở mức độ vô ý.


Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Những cấp độ trong 1 sự việc: trộm cắp.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

Đạo hữu Chú Tiểu kính,
Với trường hợp 1, đạo hữu có thể nhặt lên và để lại một tờ giấy cho thông tin của đạo hữu, hoặc đạo hữu giao lại cho công an và cũng để lại thông tin nơi giao.
Với trường hợp 2, đúng như đạo hữu đã nói, là trộm cắp, dù là do thói quen hay do lơ đểnh.


Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa
Bài viết: 260
Ngày: 06/05/13 02:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp.HCM

Re: Những cấp độ trong 1 sự việc: trộm cắp.

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa »

Thongminhhon đã viết:Đạo hữu Chú Tiểu kính,
Với trường hợp 1, đạo hữu có thể nhặt lên và để lại một tờ giấy cho thông tin của đạo hữu, hoặc đạo hữu giao lại cho công an và cũng để lại thông tin nơi giao.
Với trường hợp 2, đúng như đạo hữu đã nói, là trộm cắp, dù là do thói quen hay do lơ đểnh.
Như Chú Tiểu đã nói trên thì mỗi người có mỗi nhận thức riêng cho một vấn đề, Chú Tiểu chi cố gắng chỉ ra các cấp độ theo ý của Chú Tiểu để mọi người có thông tin so sánh từ đó tiến bộ hoặc chỉ lại cho Chú Tiểu thấy có cấp độ còn cao hơn.

Và Chú Tiểu đã chọn cách làm thứ 5: ở đâu thì cứ để yên ở đó sẽ tốt hơn cả.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những cấp độ trong 1 sự việc: trộm cắp.

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Tôi có câu chuyện này kể lại, để nhờ Chú Tiểu phán xét dùm coi nó thuộc cấp nào?

Cách đây ba năm (xin lỗi chuyện cũng lâu rồi, nhờ chủ đề của Chú Tiểu, nên nó hiện diện lại trong trí nhớ như mới xảy ra đây thôi), vào ngày hăm ba tháng Chạp áp Tết Việt Nam.

Sáng bữa đó vợ chồng tôi lái xe ra tiệm chuyển tiền về Việt Nam cho các cháu ăn Tết. Xe dừng trong chỗ đậu xe trước cửa tiệm, tôi bước xuống trước tiên đi vào tiệm, thấy một cái ví tay loại nhỏ của ai đó làm rớt bên ngoài cửa tiệm. Cái ví quá nhỏ giống như đồ chơi của trẻ em, tôi định bỏ đi luôn vì nghĩ đó là đồ chơi của em bé nào đánh rớt, nhưng khi đi qua độ ba bước chân thì trong đầu nó xúi dục, cứ lượm lên đi...

Tôi dừng lại lượm cái ví lên đi vào tiệm, đến trước quầy gởi tiền nói với ông chủ tiệm:

- Chú làm ơn xem lại coi có ai trong tiệm của chú vừa đánh rớt cái ví này khi đi ra ngoài cửa không?

Ông chủ tiệm nghe nói, nhìn cái ví tôi đưa ra, ông nghĩ một hồi lâu như để nhớ lại, rồi lật đật chạy ra ngoài cửa tìm người nào đó... Một lúc sau, ông trở vào nói với tôi:

- Bác đứng đó chờ một chút, tôi vừa mới báo cho bà ấy xong, bả đang bù lu bù loa ở tiệm bán thực phẩm bên kia vì đánh rơi cái ví tiền, chẳng biết có ai lượm được không?

Một lát sau có một người đàn bà Việt Nam cũng khá lớn tuổi, bước vào tiệm, hớt hơ hớt hải hỏi ông chủ tiệm:

- Anh nói có người nào đã lượm được cái ví tiền của tôi, người đó ở đâu, xin chỉ cho tôi biết?

Ông chủ tiệm chỉ vào tôi đứng trước quầy trả tiền. Người đàn bà thấy trong tay tôi có cái ví dựng tiền, bả nói liền:

- Cái ví đó của em, anh cho em xin lại đi.

Tôi không đưa cái ví cho bà ấy, mà đưa cho ông chủ tiệm và nói:

- Sẵn có các nhân chứng ở đây, xin chú mở cái ví này xem trong đó có những gì, và nhờ chị ấy xác nhận danh tánh và số tiền là bao nhiêu, nếu đúng thì trao lại cho chị ấy. Tôi lượm được cái ví này, chưa hề mở nó ra để xem có những gì ở trong?

Ông chủ tiệm và mọi người nghe tôi nói đều gật đầu trước sự vô tâm của tôi, nên hỏi tên họ của chị ấy và số tiền trong ví là bao nhiêu? Có những vật gì?

Chị ấy khai tên họ, số tiền là ba trăm đô la và một cái thẻ nhà băng..., số tiền ba trăm đô này chị sẽ gởi về Việt Nam cho người cháu đang bị bịnh nằm trong bệnh viện để trả tiền điều trị.

Trước mắt mọi người, ông chủ tiệm mở cái ví ra kiểm điểm lại, quả đúng như lời chị ấy nói, trong ví có số tiền là ba trăm đô la và một cái thẻ nhà băng...

Chị ấy nhận lại cái ví từ tay chủ tiệm trao lại, rồi bỗng nhiên ôm chầm lấy tôi, miệng nói lia lịa:

- Phúc đức quá, nhờ có anh mà em không mất số tiền này, cám ơn anh nhiều... cám ơn anh nhiều.

Chị nói xong buông tôi ra, nhìn chăm chăm vào mặt tôi một hồi, rồi lại ôm tôi một lần nữa, miệng nói lia lịa những lời cám ơn, làm tôi ngượng vô cùng.

Bỗng nhiên có một cô gái còn trẻ ở ngoài bước vào, đến ngay chị ấy nói:

- Má, con nghe mấy người bên kia nói má đánh mất cái ví tiền, má khóc om sòm và có người đã lượm được cái ví ấy, người đó là ai vậy má.

Chị ấy chỉ vào tôi, cô gái nhìn tôi rồi bỗng nhiên a vào ôm lấy tôi và nói:

- Cám ơn bác, phúc đức lắm má con mới gặp được bác lượm cái ví tiền và hoàn trả lại cho má con. Nếu không có bác thì mấy thằng "Xì" trong tiệm này nó lấy luôn rồi (vừa nói, cô ấy vừa chỉ vào mấy tên "Xì" đứng một góc gần cửa ra vào). Má con không cẩn thận, làm mất tiền hoài hà!

Chị kia cũng a vào ôm lấy tôi, cả hai mẹ con làm tôi sượng sùng, mắc cở đỏ mặc, tôi nói:

- Tôi cũng mừng cho chị và cháu. Không có gì, coi như là món quà cuối năm của tôi tặng cho gia đình chị và cháu.

Những người trong tiệm và khách hàng chứng kiến cảnh nầy đều cười rộ, nói:

- Anh thiệt là hên, được hai mẹ con chị ấy ôm cứng ngắt..., đúng là có số đào hoa!

Tôi vội xô họ ra và chào ông chủ tiệm rồi bước ra ngoài cửa đi qua tiệm thực phẩm, vợ tôi đang chờ trong đó...

Chú Tiểu đọc xong, nhận định thế nào về trường hợp nầy.
  • Đây là một kỷ niệm nhớ đời
    Rèn lòng đừng tham chiếm của rơi
    Nghĩ đến người mất của đau xót
    Thi ân chẳng cầu báo, giúp người.
Hình ảnh


Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa
Bài viết: 260
Ngày: 06/05/13 02:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp.HCM

Re: Những cấp độ trong 1 sự việc: trộm cắp.

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa »

Dạ thưa bác battinh, có lẻ đây có thể là lần cuối Chú Tiểu viết bài nơi diễn đàn này. Thôi thì không biết sau này ra sao, Chú Tiểu đáp vơi thắc mắc của bác.

Với hành động trên của bác thì đâu có phạm giới trộm cắp gì đâu thưa bác. Bác không đem nó đi đâu xa cả mà ngay tại đó bác đã xử lý khôn khéo và duyên lành rất nhiều.
- Khôn khéo ở việc trả lại đồ với sự chứng kiến của nhiều người.
- Duyên lành là bác đã không rời đi khi có người đến nhận liền. Vì rằng nếu bác rời đi để lại vật bác đã nhặt là cái vì thì cái tốt xuất hiện là người được nhờ trả lại cũng như được nhận đều đạo đức. Nhưng vạn sự khó đoán, nếu người nhặt đợi hoài không ai đến, hoặc có tâm tư riêng thì bác vô tình tiếp tay.

- Vì có nhiều nhân duyên không lường trước được cho nên Chú Tiểu phải chia ra nhiều cấp độ trong 1 vụ việc để các vị có cách nhìn khác đi và chọn lựa sau cùng dĩ nhiên vẫn là tâm tư của riêng quý vị.
- Bài viết Chủ Đề này Chú Tiểu chỉ đề cập đến việc ta lượm và đem đi nơi khác, nhờ người khác xử lý mà ta không ở đó... Còn trường hợp của bác như trên có thể nói vừa có tâm, có tầm và nhân duyên tốt.

Chú Tiểu xin không tham gia chủ đề nào nữa vì VHBK đã khoá nick 7 ngày, dẫu rằng không biết do kỹ thuật hay sao mà Chú Tiểu được viết tiếp cũng như đã không phải làm bác đợi bài hồi âm này.

Chú Tiểu sẽ chỉ xin tham gia ở công đường vì vụ án của mình để một lần nữa nhìn cách thức xử lý của Admin nơi đây.

Chúc tất cả vui và tiếp nhận thông tin đa nhiều.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.11 khách