Thảo luận về Lý Duyên Khởi

Nội qui chuyên mục: không quảng cáo, không ngoài nội dung Phật Pháp. Đúng-sai nơi đây là việc hiểu biết cá nhân, không có giá trị cho Phật Pháp nói chung.

Điều hành viên: quang_tam3

Nội qui chuyên mục
Chuyên mục tự do đăng bài, Chiếu theo "Thanh tịnh thân khẩu ý, đó là lời Phật dạy" thành viên sử dụng từ lịch sự, cảm thông, tùy duyên, tránh xa sân si, hạn chế tạo ác nghiêp của thân, khẩu và ý. Bài viết trong chuyên mục này phải do bản thân của thành viên viết, nghiêm cấm copy hoặc tuyên truyền dùm người khác. Do đó, mọi vấn đề đúng - sai trong chuyên mục này chỉ là hiểu biết cá nhân, không có giá trị cho Phật Pháp nói chung.

1) Không dùng lời kém văn hóa: diễn đàn đã thiết lập nội quy này một phần giúp thành viên ngăn ngừa tạo nghiệp, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp cho Phật giáo. Khuyến khích dùng lời ái ngữ. Không được sử dụng các từ ngữ thô tục, chửi bới hoặc dùng lời miệt thị làm nhục thành viên khác, xúc phạm cá nhân...

2) Không quảng cáo: diễn đàn của chúng ta là phi lợi nhuận vật chất nên không chấp nhận bất kỳ một quảng cáo nào cho bất kỳ sản phẩm nào.

3) Không copy bài viết: đó là tình trạng copy các bài viết của cá nhân khác rồi đăng khắp nơi trong diễn đàn. Nội quy này khuyến khích mỗi người tự viết bài, nêu lên quan điểm ý kiến của cá nhân mình, tất nhiên được quyền trích dẫn các nguồn dữ liệu minh chứng cho lý luận của mình.

4) Không ngoài nội dung Phật Pháp: Vì đây là diễn đàn thuần túy Phật Pháp nên không bàn bất kỳ việc gì khác như chính trị, làm đẹp, văn hóa phẩm đồi trụy,... đều bị nghiêm cấm.

5) Thành viên vi phạm sẽ bị nhắc nhở 1,2 lần, lần 3 sẽ bị khóa nick.
sotam26
Bài viết: 631
Ngày: 30/01/09 02:14
Giới tính: Nam
Đến từ: NVM
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thảo luận về Lý Duyên Khởi

Bài viết chưa xem gửi bởi sotam26 »

Kính!
Hiền hữu Quang Tâm thân mến!
Theo đường dẫn của h/h ! đọc đến 12 nhân duyên , thấy QT trích dẫn ... và kết luận : muốn thoát ly sanh tử chỉ có con đường là " cắt ái" !?
có vài ý muốn trao đổi cùng h/h vậy:
_ Ái và Bác ái : đồng hay khác .
_ Nếu cắt " ái" chúng ta có thành " vô cảm " ? Nếu cắt " ái" mà đi đến "vô cảm" Thì st nghĩ rằng :
Mình đã Tu sai đường Phật dạy!?
Vậy:
Muốn cắt "ái" chúng ta phải " hạ thủ công phu" Chỗ Nào!? để không rơi vào vô cảm!
chúc QT luôn tinh tấn.
Kính chúc cả nhà thường tịnh.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.


quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Thảo luận về Lý Duyên Khởi

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

sotam26 đã viết:Kính!
Hiền hữu Quang Tâm thân mến!
Theo đường dẫn của h/h ! đọc đến 12 nhân duyên , thấy QT trích dẫn ... và kết luận : muốn thoát ly sanh tử chỉ có con đường là " cắt ái" !?
có vài ý muốn trao đổi cùng h/h vậy:
_ Ái và Bác ái : đồng hay khác .
_ Nếu cắt " ái" chúng ta có thành " vô cảm " ? Nếu cắt " ái" mà đi đến "vô cảm" Thì st nghĩ rằng :
Mình đã Tu sai đường Phật dạy!?
Vậy:
Muốn cắt "ái" chúng ta phải " hạ thủ công phu" Chỗ Nào!? để không rơi vào vô cảm!
chúc QT luôn tinh tấn.
Kính chúc cả nhà thường tịnh.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.
Kính thưa bác sotam26!
Thứ nhất:
Theo nguyên văn:
"Tuy nhiên không thể tác động vào khâu đầu tiên là vô minh được. Vì ta chưa biết cái gì là vô minh. Nhưng trong chuỗi nhân duyên này, chỉ cần tác động vào một mắt xích là nó sẽ đứt tung ra tất cả. Mắt xích mà đức Phật chỉ cho chúng ta là ” ái “, tức là lòng tham ."
https://chantam3.wordpress.com/2011/02/ ... han-duyen/

Chỗ này nên sửa lại là : một trong những mắt xích mà đức Phật chỉ cho chúng ta là ” ái “, tức là lòng tham ."
Bài trong link, đây là một bài QT sưu tầm nên có chỗ còn chưa hiểu hết, cảm ơn bác đã góp ý.

Thứ hai: Ái và Bác ái : đồng hay khác ?
- Ái là tham,
- Bác ái, con nghĩ trong nhà Phật có từ hay hơn: Từ bi. Đây là lòng thương mà không có tham lợi gì cho mình.
Ái và Bác ái là 2 từ khác nhau.

Thứ 3:
Ngoài lòng tham, còn có những mắt xích khác như là "danh sắc", Muốn cắt "ái" chúng ta phải " hạ thủ công phu" Chỗ Này!?

Cảm ơn bác sotam26 ! tangbong
Kính chúc cả nhà thường tịnh.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Sửa lần cuối bởi quang_tam3 vào ngày 29/01/18 21:46 với 2 lần sửa.


quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Thảo luận về Lý Duyên Khởi

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

Thế Tôn dạy rằng: "Ai thấy Duyên khởi là thấy Pháp. Ai thấy Pháp là thấy Ta (Phật)".
---
QT vừa tìm được bài hay về lý duyên khởi, chia sẻ với các bạn:
https://thuvienhoasen.org/a11701/bai-1- ... duyen-khoi


khach tran
Bài viết: 234
Ngày: 04/04/10 21:27
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam
Đã cảm ơn: 13 time

Re: Thảo luận về Lý Duyên Khởi

Bài viết chưa xem gửi bởi khach tran »

quang_tam3 đã viết:Thế Tôn dạy rằng: "Ai thấy Duyên khởi là thấy Pháp. Ai thấy Pháp là thấy Ta (Phật)".
---
QT vừa tìm được bài hay về lý duyên khởi, chia sẻ với các bạn:
https://thuvienhoasen.org/a11701/bai-1- ... duyen-khoi
Kính!
Chức mừng Quang Tâm trở về Núi Đại Tạng để cùng chư thiện hữu " Hội Luận Phập Pháp"
Kinh chúc cả nhà Thân tâm thường tịnh.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.


khach tran
Bài viết: 234
Ngày: 04/04/10 21:27
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam
Đã cảm ơn: 13 time

Re: Thảo luận về Lý Duyên Khởi

Bài viết chưa xem gửi bởi khach tran »

Kính!
Đề mục Duyên khởi này rất hay !
Kính mong chư hiền hữu tham gia hội luận.
Kính !
chúng ta sẽ hội luận trên tinh thần chia xẻ kiến thức cho nhau và cầu thị _ thì chúng ta sẽ không bao giờ rơi vào " tranh cải!".
t có ý trước:
_Ái và bác ái : theo tôi là giống nhau ! ví như biển và biển cả ! sông và sông cái Vậy!
_ Từ bi và bác ái ! là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau đối với " một hành giả" và nó lại gần tương tự nhau nhau đối với người ngoại đạo.
Kính chúc cả nhà thân tâm thưỜNG Tịnh.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.


quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Thảo luận về Lý Duyên Khởi

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

khach tran đã viết:Kính!
Đề mục Duyên khởi này rất hay !
Kính mong chư hiền hữu tham gia hội luận.
Kính !
chúng ta sẽ hội luận trên tinh thần chia xẻ kiến thức cho nhau và cầu thị _ thì chúng ta sẽ không bao giờ rơi vào " tranh cải!".
tangbong


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thảo luận về Lý Duyên Khởi

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Theo tôi
- Lý duyên khởi áp dụng cho các pháp vô tình
- Thập nhị nhân duyên áp dụng cho chúng sanh hữu tình.

Chữ "Ái" nghĩa là yêu,là ưa thích, ham thích. Mở rộng ra thì nó gồm cả chữ "Tham". Nhưng nghĩa chính của nó là yêu thương.
Chữ "Bác ái" thì chữ "Bác" có nghĩa là rộng khắp (Như chữ quảng bác) cho nên chữ "Bác ái" có ghĩa là yêu thương rộng khắp, hay nghĩa là yêu thương tất cả mọi người.
"Từ bi" là gì
"Từ" có nghĩa là hiền lành, là không làm hại người hay vật nào. "Từ mẫu" có nghĩa là mẹ hiền.
"Bi" có nghĩa là thương xót. Là động tâm trước cái đau của người khác, nên còn gọi là đau thương hay bi thương.

Cho nên
"Bác ái" là yêu thương mọi người.
"Từ bi" có nghĩa là xót thương và che chở. (Vì từ là lành, là không làm hại )


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Thảo luận về Lý Duyên Khởi

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

binh đã viết:Theo tôi
- Lý duyên khởi áp dụng cho các pháp vô tình
- Thập nhị nhân duyên áp dụng cho chúng sanh hữu tình.

Chữ "Ái" nghĩa là yêu,là ưa thích, ham thích. Mở rộng ra thì nó gồm cả chữ "Tham". Nhưng nghĩa chính của nó là yêu thương.
Chữ "Bác ái" thì chữ "Bác" có nghĩa là rộng khắp (Như chữ quảng bác) cho nên chữ "Bác ái" có ghĩa là yêu thương rộng khắp, hay nghĩa là yêu thương tất cả mọi người.
"Từ bi" là gì
"Từ" có nghĩa là hiền lành, là không làm hại người hay vật nào. "Từ mẫu" có nghĩa là mẹ hiền.
"Bi" có nghĩa là thương xót. Là động tâm trước cái đau của người khác, nên còn gọi là đau thương hay bi thương.

Cho nên
"Bác ái" là yêu thương mọi người.
"Từ bi" có nghĩa là xót thương và che chở. (Vì từ là lành, là không làm hại )
Cảm ơn bác BÌnh. Lời nói rất đơn giản dễ hiểu, đúng trọng tâm. tangbong
khach tran đã viết: t có ý trước:
_Ái và bác ái : theo tôi là giống nhau ! ví như biển và biển cả ! sông và sông cái Vậy!
_ Từ bi và bác ái ! là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau đối với " một hành giả" và nó lại gần tương tự nhau nhau đối với người ngoại đạo.
Kính chúc cả nhà thân tâm thưỜNG Tịnh.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.
Cảm ơn hành giả khach tran. Ý kiến của h/h rất thú vị, tangbong.
Tại sao h/h suy nghĩ như vậy, h/h có thể phân tích thêm cho mọi người hiểu rõ được không ?

Kính chúc cả nhà thân tâm thưỜNG Tịnh.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.


khuclunglinh
Bài viết: 58
Ngày: 05/01/18 16:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: USA

Re: Thảo luận về Lý Duyên Khởi

Bài viết chưa xem gửi bởi khuclunglinh »

Kính và Thân chào các bạn [và bạn khach tran - cám ơn bạn đã chào tui trước .. ha hahahah]

Phật môn có hai câu:

- tam giới duy tâm

- vạn pháp duy thức


i. Tam Giới Duy Tâm: thì dễ hiểu, tất cả các tướng đều là tự tâm sinh.


ii. Còn Vạn Pháp Duy Thức thì sao ?

Trước tiên chúng ta thử nhìn vào vòng thập nhị nhân duyên: Vô Minh --> Hành -- Thức

Tạm đặt thức là "TRI THỨC = là CÁI BIẾT của 1 CÁI TÔI " ... bắt buộc phải nhấn mạnh có "CÁI TÔI" ở trong cái thức đó .. vì cái biết này ở trong đó: có một cái mạng được "SANH RA" ... chữ SANH trong thập nhị nhân duyên là "cái vòng LỤC ĐẠO LUÂN HỒI" ...

Cái Sanh này nó chịu chết mà hỏng có chấn động gì = bởi vì "nguồn gốc sinh ra nó là" = DANH/SÁC, Lục Nhập, Xúc, Thọ, Ái, Thủ ...

chính vì cái "THỨC" BIẾT này mà chúng ta tạo ra đủ mọi loại phân biệt đủ loại "CÁI THÂN CỦA TÔI":

- tôi là người VN, người VN thì yêu quê hương VN, ăn tết VN, thích ăn nước mắm hỏng thích xì dầu... hay nhớ Sài Gòn, và nhớ ly chè thơm .. ha hahahahah

- thức làm nên một người con trong gia đình .. một người cha, người mẹ trong gia đình .. một người trong xã hội

- thức làm nên sự phân biệt giữa người này và người kia ... tài lực vật lực, do những gì chúng ta sở hữu, yêu thích, muốn giữ

- đơn cử như chúng ta ra đường gặp một người ăn xin: tại sao không đưa hết tiền cho người đó ? [tại vì còn có tôi] .. tại sao không ký một cái chi phiếu tặng một phần tài sản, hết tài sản cho người đó ? [tại vì còn có cái gọi là "BIẾT CÓ TÔI"]

- cho nên THỨC làm nên sự phân biệt của tất cả "những sinh mạng TÂM THỨC" gọi là những "CÁI TÔI" trong đời sống của mỗi người chúng ta ... và đặc tính đặc thù của những cái tôi đó: có xúc, có danh/sắc, có lục nhập, có ÁI, có thủ, có hữu, có bị chấn động: sinh lão bịnh tử tùy duyên .. thí dụ: cái TÔI là con nít .. bi giờ hết duyên con nít rồi .. cái tôi là học sinh, bây giờ hết học rồi .. cái tôi là cầu thủ đá banh, bi giờ hơi có tuổi ít chơi hơn nhiều rồi ... tất cả những thứ đó đều là SINH LÃO BỊNH TỬ của những "SINH MẠNG do THỨC lập nên" = tức là các TƯỚNG của TÂM .. và các tướng này khi chúng chịu sự sinh diệt, thì là lúc SINH TỬ NHỊ KHÍ, THUẬN NGHỊCH VI TRANH xảy ra .. đúng không ?

và đặc biệt: THỨC là món thứ ba = tức là sau khi VÔ MINH đã hiện diện .. và tại vì chúng ta hay nói: CÁI NÀY LÀ TÔI NÈ, TÔI là như vậy nè

-->> như vậy ... thập nhị nhân duyên: là quy trình tâm lập nên "TƯỚNG = những cái TA", và những CÁI TA đó, tới THỨC thì nó lộ diện ...

những cái TƯỚNG này: nó có sinh ra và có diệt đi

thí dụ: thời ấu thơ, dù ta có yêu nó mấy, nó vẫn sinh ra .. và đã qua rồi ... TIÊU

thời học trò .. áo trắng quần jean .. nhẹ nhành hoạt bát nhiệt huyết .. sôi nổi .. vui vẻ .. dù ta có yêu nó mấy ... cũng ĐÃ MÂY TRẮNG QUA ĐI ..

TÔI là người sống ở một nơi .. bi giờ tôi ở một nơi khác .. con người ở nơi đã rời đi .. đã qua rồi

vì vậy Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói: đối với mỗi sự sinh diệt của mỗi một "CON NGƯỜI TÂM THỨC = một sinh mạng tâm thức trong ta" ... đều có sự hối tiếc và có hai luồng tập khí thuận nghịch xuất hiện trước khi chúng ta bước lên con đường khác: CÓ KHỔ KHÔNG = CÓ ?? .. vậy có gọi là VÔ MINH KHÔNG ? = CÓ ...

tất cả thế gian

SỐNG, CHẾT [của những tâm thức sinh mạng vi trần] nối nhau

SỐNG theo đường thuận

CHẾT theo đường khác

khi vừa mệnh chung

chưa dứt hơi ấm

thiện ác một đời

đồng thời hiện ra

cái thuận của sống

cái nghịch của chết

hai luồng tập khí

xen kẽ lẫn nhau
- Thủ Lăng Nghiêm


iii. Vậy Hạ Thủ Công Phu ra sao ? [smile]

Đương nhiên là có nhiều cách .. nhưng cách mà KLL tập là TU TỬ TƯỞNG:

- nếu chúng ta đọc đoạn kinh Thủ Lăng Nghiêm trên: thì rõ ràng là TÂM phải xả bỏ một "SINH MẠNG = MỘT THỨC MẠNG" đã tận duyên ... và phải đi con đường khác ... "đương nhiên là với một sinh mạng" 1 thức mạng mới luôn rồi. Tu Tử Tưởng cũng là một trong mười món tu tưởng: thập tưởng, và phương pháp này được trình bày trong Kinh Đại Niết Bàn, chương 35 thì phải. Và đặc biệt trong kinh này có nhắc tới một lợi ích của phép tu TỬ TƯỞNG: "là giỏi biết các bí mật của NHƯ LAI". [smile ... từ từ quán TỬ TƯỞNG như trên một thời gian .. "giải kinh sách" tự dưng dễ hiểu hơn nhiều .. ]

vậy AI sẽ là người làm ra "THỨC MẠNG mới" .... thì cũng là TÂM chúng ta chứ ai ...


mà làm sao lập nên một "THỨC MẠNG mới" = thì cứ nhìn THẬP NHỊ nhân duyên

- Thập Nhị Nhân Duyên làm nên một thức mạng đã tận duyên [chỗ buộc]

- Thập Nhị Nhân Duyên là quy trình làm nên một THỨC MẠNG mới luôn [cũng là chỗ cởi]

--> cho nên đó là --> VẠN PHÁP DUY THỨC ... nếu chúng ta cứ lập đi lập lại chu kỳ đó một lần, hai lần, ba lần .. vạn lần .. hay cả vạn người lập nên vạn mạng thì cũng tính là vạn pháp .. [buộc bao nhiêu lần cũng là vạn pháp, cởi bấy nhiêu lần cũng là vạn pháp .. smile]


Ở đây xin các bạn lưu ý chữ "HÀNH"

Chữ Hành = món thứ hai trong Thập Nhị Nhân Duyên tức là = "hoạt động tâm lý và vậy lý" thích hợp để cho "THỨC" xảy ra = tức là một cái TA lập

thí dụ: tui có một người bạn không may vợ con bị mất, anh ta vào chùa để được giúp đỡ được thanh tịnh .. và cũng để bớt cô đơn .. một thời gian sau: anh ta quen một cô bạn khác, cũng đồng cảnh ngộ ở Chùa .. và sau thời gian vài năm .. họ trở thành người yêu của nhau ..

như vậy .. cũng là do HOẠT ĐỘNG TÂM LÝ VẬT LÝ đúng chỗ, đúng lúc .. không có gì ngăn ngại .. lại có thứ họ yêu mến .. làm nên một "dòng THỨC MẠNG" mới ... đúng không ?

vậy khi nào chúng ta biết là "HÀNH --> THỨC" .. tức là HÀNH sẽ sinh ra một THỨC [tôi biết] biết đó là một sinh mạng mới = thì là lúc ANH BẠN TÔI đã yêu .. và đã nói là "CHỊU CƯỚI" đó ... không bỏ được đó .. yêu đó, muốn cưới đó, muốn là "người có vợ" là cô đó đó .. . đúng không ?


Cũng có nhiều phương pháp "LẬP THỨC" .. và có nhiều phương pháp lập thức "khá dễ hiểu" ... và cũng có nhiều khi có sẵn luôn ... nên ... chỉ cần chúng ta biết:

- HÀNH [hoạt động tâm lý và vật lý] --> sinh ra THỨC .. tức là lúc "cảm nhận có sinh tử nhị khí" làm cho mình đau khổ, tức cũng biết dùng chữ "HÀNH" tức là DỤNG TÂM .. để mà CHUYỂN TÂM


tất cả thế gian
lầm mình là VẬT [một thức mạng đã tận duyên = đã tử .. sinh tử nhị khí đã khởi, phải đi đường khác]

bỏ mất TÂM, TÁNH [kiến tánh tại DỤNG TÂM .. ]

nếu biết chuyển vật

--> thì đồng với NHƯ LAI

thân tâm viên mãn sáng suốt

nơi đạo trường bất động đó

dù là cọng cây, ngọn cỏ,

cũng ngầm chứa thập phương quốc độ
- Kinh Thủ Lăng Nghiêm


Vậy đó [smile]


Kính,
KLL


*** À tại sao gọi THỨC là VÔ MINH = bởi vì năng lực của THỨC = là năng lực của QUÂN VƯƠNG, của TÂM VƯƠNG, nó có thể xưng vương, tự đòi làm chủ "hoàn toàn TÂM" luôn .. trong khi nó chỉ là một bộ "ÁI THỦ HỮU XÚC THỌ" riêng biệt, và chỉ là một phần của TÂM ..

cho nên đứng trên lập trường DUY THỨC = thì THỨC tức là là "thêm gió làm ra SÓNG" trên nước biển .. khiên người "sống với DUY THỨC" bị lâm vào sự điên đảo của các THỨC tồn tại ở trong tâm, trong tưởng .. và vì vậy .. .không còn nhận thức ra được:

- TÂM là gì luôn ?

-->> hỏng có dễ gì định nghĩa TÂM là gì phải không ... các bạn đồng ý không ... vì đó là tại vì "Bị TRI KIẾN" của CÁC THỨC làm điên đảo, nên không nhận ra đó ... khi vượt ra khỏi "TÂM THỨC" này rồi .. tự dưng nó sẽ khác đi ...


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Thảo luận về Lý Duyên Khởi

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

"Thức mạng cũ" chính là "ta".

Cái "ta" muốn cuộc đời hoàn hảo nhưng sự muốn đó cũng là để duy trì cái "ta"; sự mong muốn duy trì cái "ta" ẩn nấp dưới sự muốn thoát đau khổ sinh tử.

Nếu chúng ta đối diện với cảm xúc mà không có cái "thức mạng cũ" áp tải "giả danh đau" thì cái cảm xúc đó cũng diệt theo lý duyên khởi. Khi chúng ta đụng vào cái gì thật nóng thì tự nhiên tránh đi, đâu cần "thức mạng cũ" áp tải "giả danh nóng" đâu ."Thức" có dụng của nó, nhưng chúng ta thật sự không cần "thức mạng cũ" luôn luôn áp tải "giả danh" .

"Thức mạng cũ" tạo ra những cặp "giả danh" đối đãi "đau khổ - sung sướng", "vô minh - trí tuệ", "ta bà - giải thoát", "sinh - tử" ... cũng là để tạo sự sống của riêng nó và duy trì chính nó, cái "ta".

Cho nên "thức mạng mới" chính là "thức" không còn cái mạng, không còn cái "ta". Đó là sự sống tự nhiên, là "tâm".

kinhle


Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Thảo luận về Lý Duyên Khởi

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

Kính quý đạo hữu,
Vô minh -> hành trong 12 nhân duyên chính là nhân quá khứ. Vì không thấy được Tứ thánh đế (vô mình) nên dù nghĩ, nói, hay làm (hành) đều có quả sẽ trổ sanh trong tương lai. Thức chính là quả, dù muốn hay không thức trong kiếp này cũng sẽ được sinh, cùng với các thọ lạc hoặc khổ tương ưng các hành thiện hay ác của kiếp trước. Trước các lạc, khổ thọ đó nếu ái sinh thì chúng ta đang lặp lại câu chuyện "vô minh -> hành". Và luân hồi, lặn ngụp .
khuclunglinh đã viết:Tạm đặt thức là "TRI THỨC = là CÁI BIẾT của 1 CÁI TÔI " ... bắt buộc phải nhấn mạnh có "CÁI TÔI" ở trong cái thức đó .. vì cái biết này ở trong đó: có một cái mạng được "SANH RA" ... chữ SANH trong thập nhị nhân duyên là "cái vòng LỤC ĐẠO LUÂN HỒI" .
Đạo hữu Khuclunglinh, chỗ này "thức" vẫn là tâm, không phải là tri thức như ngôn ngữ xã hội hay dùng. Việc nhận định có "cái tôi" là sự phối hợp của "tưởng" cùng "si" - 2 tâm sở .
Về ái và bác ái có khác nhau và giống nhau vì đều có ái nói chung. Tuy nhiên bác ái xuất hiện với tâm thiện, có thể xem nó là một trong các tâm sở: vô tham, vô sân, bi. Còn ái ngoài thiện còn có những ái liên hệ với các tâm sở bất thiện. Từ bi thì cũng có thể coi là tâm sở bi, tùy hỷ nhưng liên hợp với 1 tâm sở quan trọng là trí tuệ. Do vậy người thực hành từ bi không thể không thực hành chánh niệm để có trí tuệ.
Vài chia sẻ,
Kính chúc quý đạo hữu an lạc!
TMH kính
kinhle


khach tran
Bài viết: 234
Ngày: 04/04/10 21:27
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam
Đã cảm ơn: 13 time

Re: Thảo luận về Lý Duyên Khởi

Bài viết chưa xem gửi bởi khach tran »

Kính chư hiền hữu!
Kính h/h QT.
Ái: thật ra nó gói gọn cả thất tình của con người.
Bác ái: chỉ là sản phẩm " tưởng tượng ' của thế gian ! vẫn còn ở trong ái tuy cái " ta ' ở ẩn dấu mà thôi _ để hiểu đươc ' sự kiện này" chúng Ta hãy nghe lời vấn đáp sau:
Vua Lương Võ Đế hỏi Tổ Đạt Ma:
_Trẩm cả đời xây chùa, độ Tăng ! vậy có Công Đức gì không?
Tổ đáp:
_ Không Công Đức.
Kính chúc cả nhà thân tâm thường tịnh.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.23 khách