Thảo luận về Lý Duyên Khởi

Nội qui chuyên mục: không quảng cáo, không ngoài nội dung Phật Pháp. Đúng-sai nơi đây là việc hiểu biết cá nhân, không có giá trị cho Phật Pháp nói chung.

Điều hành viên: quang_tam3

Nội qui chuyên mục
Chuyên mục tự do đăng bài, Chiếu theo "Thanh tịnh thân khẩu ý, đó là lời Phật dạy" thành viên sử dụng từ lịch sự, cảm thông, tùy duyên, tránh xa sân si, hạn chế tạo ác nghiêp của thân, khẩu và ý. Bài viết trong chuyên mục này phải do bản thân của thành viên viết, nghiêm cấm copy hoặc tuyên truyền dùm người khác. Do đó, mọi vấn đề đúng - sai trong chuyên mục này chỉ là hiểu biết cá nhân, không có giá trị cho Phật Pháp nói chung.

1) Không dùng lời kém văn hóa: diễn đàn đã thiết lập nội quy này một phần giúp thành viên ngăn ngừa tạo nghiệp, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp cho Phật giáo. Khuyến khích dùng lời ái ngữ. Không được sử dụng các từ ngữ thô tục, chửi bới hoặc dùng lời miệt thị làm nhục thành viên khác, xúc phạm cá nhân...

2) Không quảng cáo: diễn đàn của chúng ta là phi lợi nhuận vật chất nên không chấp nhận bất kỳ một quảng cáo nào cho bất kỳ sản phẩm nào.

3) Không copy bài viết: đó là tình trạng copy các bài viết của cá nhân khác rồi đăng khắp nơi trong diễn đàn. Nội quy này khuyến khích mỗi người tự viết bài, nêu lên quan điểm ý kiến của cá nhân mình, tất nhiên được quyền trích dẫn các nguồn dữ liệu minh chứng cho lý luận của mình.

4) Không ngoài nội dung Phật Pháp: Vì đây là diễn đàn thuần túy Phật Pháp nên không bàn bất kỳ việc gì khác như chính trị, làm đẹp, văn hóa phẩm đồi trụy,... đều bị nghiêm cấm.

5) Thành viên vi phạm sẽ bị nhắc nhở 1,2 lần, lần 3 sẽ bị khóa nick.
quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Thảo luận về Lý Duyên Khởi

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

Lý Duyên Khởi là một trong những nền tảng của Phật giáo. Nếu Tứ Diệu đế là dễ hiểu, thì ngược lại Lý Duyên Khởi lại rất khó thâm nhập.

Kính mời các đạo hữu cùng thảo luận.
kinhle
tangbong tangbong tangbong
Sửa lần cuối bởi quang_tam3 vào ngày 19/02/16 20:32 với 1 lần sửa.


quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Thảo luận về lý duyên khởi

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

Vạn pháp thế gian trùng trùng duyên khởi. Ai thấy được lý duyên khởi, người đó thấy được Phật pháp.
Vào thời Phật Giáo biến mất cõi Ta bà, vẫn có người vượt khỏi Tam giới, đạt đến chánh quả Niết Bàn thanh tịnh, chỉ nhờ giác ngộ được lý duyên khởi này, được gọi là bậc Duyên Giác, hay Độc Giác Phật hay Bích Chi Phật.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thảo luận về lý duyên khởi

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

quang_tam3 đã viết:Lý duyên khởi là một trong những nền tảng của Phật giáo. Nếu Tứ Diệu đế là dễ hiểu, thì ngược lại lý duyên khởi lại rất khó thâm nhập.

Kính mời các đạo hữu cùng thảo luận.
kinhle
tangbong tangbong tangbong
Đề tài của quang_tam3 coi bộ không đủ sức tạo duyên cho mọi người vào thảo luận (xin nhớ là thảo luận, chứ không phải tranh luận, hay phản biện nhé!).

Tôi xung phong vào với cương vị một người học đạo bình thường như mọi người, trình bày sự hiểu biết về lý Duyên Khởi mà Thập Nhị Nhân Duyên lại dựa vào lý Duyên Khởi để nói lên sự tương sinh của thân và tâm diễn tiến theo các điều kiện được định sẵn.

Duyên khởi là sự nương tựa và tương quan nhân quả giữa các hiện tượng với nhau, không có một hiện tượng nào tự đứng một mình mà có. Mối tương quan này không phải là sự kết nối hay diễn tiến theo nhân quả một chiều, mà là một mạng lưới chằng chịt, phụ thuộc vào nhau mà sinh khởi. Vì mọi thứ ràng buộc móc nối lòng vòng nên không thể dò ra được nguyên nhân đầu tiên và không chỗ kết thúc.

Thế gian hiện hữu nương tựa vào nhau để sinh khởi, vì duyên khởi nên vạn pháp mới hiện hữu và cũng vì duyên khởi nên chúng không thật có theo định luật như sau:
  • Cái này có thì cái kia có, cái này sinh nên cái kia sinh.
    Cái này không thì cái kia không, cái này diệt nên cái kia diệt
    .
Xong, kính mời quý vị vào thảo luận tiếp. tangbong tangbong tangbong

Trong diễn đàn này có một thành viên mang tên "Duyên Khởi", trúng mánh rồi mà sao không thấy vào thảo luận!
Hình ảnh


quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Thảo luận về lý duyên khởi

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

Kính thưa bác battinh,
QT con thường tâm niệm: thấy người phát Bồ đề tâm thời phải tôn kính như thấy một vị Phật tương lai, hôm rồi hành động lỗ mãng thật là xấu hổ.

Lý duyên khởi bác nói như vậy, QT muốn tranh luận cũng không tranh được. tangbong


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thảo luận về lý duyên khởi

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Thế thì: "Vô Minh là gì hỡi bạn, mà sao chẳng thấy bóng hình!?", thảo luận tiếp đi! :D
Hình ảnh


quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Thảo luận về lý duyên khởi

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

kính thưa bác battinh, tangbong
VÔ MINH là gì?
Trước tiên cần phải biết MINH.

Có 3 cái minh gọi là Tam minh:
-Túc mạng minh, là nhớ lại các kiếp quá khứ của mình và của chúng sanh.
-Thiên nhãn minh, là thấy sự lưu chuyển sinh tử của vô số chúng sinh ở các cõi. Như là cõi Trời, cõi Asula, Địa ngục,...v.v
-Lậu tận minh, là thấy rõ bản chất đau khổ của luân hồi sinh tử, nguyên nhân của đau khổ, bản chất của Niết bàn, và con đường đưa đến Niết Bàn.

Ngược lại. VÔ MINH tức là do không nhìn thấy được các kiếp quá khứ, không nhìn thấy cõi Trời, cõi Địa ngục,...nên nghi ngờ, đưa đến phủ nhận, gọi là NGU. Đã Ngu rồi, được bậc trí nói cho biết mà chỉ tin vào con mắt phàm trần của mình nên sanh ra tâm chống báng gọi là ngu càng thêm ngu, vô minh chồng chất.

Khổ thay, người ngu thì thường không biết mình ngu, cũng như người đời trong cảnh khổ đọa đày mà cho đó là sung sướng.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thảo luận về lý duyên khởi

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

"Lý Duyên Khởi" không phải là "Thập Nhị Nhân Duyên".
"Lý Duyên Khởi" tóm gọn chỉ trong một câu :
Hết thảy các pháp đều không có tự tánh, nó chỉ do nhân duyên hợp lại mà thành.

Thí dụ: Cái chén sứ này hiện hữu là do nhiều nhân duyên mới có. Trước tiên phải có đất sét (Kaolin), sau đó cần có nước dể nhồi đất, phải có bàn tay người thợ nặn ra hình hài của nó, phải có men phủ ngoài, phải có lò nung, phải có nhiên liệu .... Nói tóm lại trong các nhân duyên đó, nếu thiếu một cái thì không có cái chén sứ. Cho nên cái chén sứ không phải là một thực thể TỰ CÓ, mà nó do nhiều nhân duyên hợp thành. cho nên nó không có tự tánh, nó không có thật, nó chỉ là một tập hợp của nhiều nhân duyên mà thôi.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Như ý Cát Tường
Bài viết: 499
Ngày: 13/03/13 20:24
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Được cảm ơn: 1 time

Re: Thảo luận về lý duyên khởi

Bài viết chưa xem gửi bởi Như ý Cát Tường »

Cát Tường vô minh đây thấy ông mù bán âm nhạc (Tiếng Sáo) mỗi lần khi đi tụng Kinh về là chỉ biết rơi nước mắt (Vì hôm đó nghe được Ông thổi sáo bài Hàn Mạc Tử. Lạ lắm chỉ nghe tiếng sáo của Ông vào dịp Tết thôi, chỉ một lần duy nhất trong năm).


quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Thảo luận về lý duyên khởi

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

@Đạo hữu Cát Tường,
Thi sĩ Hàn Mặc Tử bị bệnh phong, thật là nỗi buồn đau khôn xiết. Những người ở vào tâm trạng đó đồng cảm với nhau, cũng như ông lão mù thổi sáo vậy.


quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Thảo luận về lý duyên khởi

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

binh đã viết:"Lý Duyên Khởi" không phải là "Thập Nhị Nhân Duyên".
"Lý Duyên Khởi" tóm gọn chỉ trong một câu :
Hết thảy các pháp đều không có tự tánh, nó chỉ do nhân duyên hợp lại mà thành.

Thí dụ: Cái chén sứ này hiện hữu là do nhiều nhân duyên mới có. Trước tiên phải có đất sét (Kaolin), sau đó cần có nước dể nhồi đất, phải có bàn tay người thợ nặn ra hình hài của nó, phải có men phủ ngoài, phải có lò nung, phải có nhiên liệu .... Nói tóm lại trong các nhân duyên đó, nếu thiếu một cái thì không có cái chén sứ. Cho nên cái chén sứ không phải là một thực thể TỰ CÓ, mà nó do nhiều nhân duyên hợp thành. cho nên nó không có tự tánh, nó không có thật, nó chỉ là một tập hợp của nhiều nhân duyên mà thôi.
Kính thưa bác Bình,
Thật là vui mừng được bác Bình tham gia thảo luận, tangbong

Nếu Lý Duyên Khởi với lý Thập Nhị Nhân Duyên là khác nhau. Và Lý Duyên Khởi được bác nói qua ở trên rồi. Kính mong bác chia sẻ tiếp về lý 12 Nhân Duyên để thấy được sự khác nhau.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thảo luận về Lý Duyên Khởi

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thập nhị nhân duyên gồm : Vô minh - Hành - Thức - Danh sắc - Lục nhập - Xúc - Thụ - Ái - Thủ - Hữu - Sinh - Tử.

Tâm tuy rằng trống rống, nhưng nó có tánh biết. Tánh biết có 2 trạng thái : Minh và Vô Minh.
Thế nào là Minh ?
Là nhận biết sự vật theo đúng chân tướng của nó. Phật gọi là "thấy biết như thực".
Thế nào là "Thấy biết như thực" ?
Kinh Kim Cang nói "Thấy sắc không phải sắc tức là thấy Như Lai". Đức Phật cũng bảo " Lấy sắc thấy ta, lấy âm thanh cầu ta, người ấy hành tà đạo, không thể thấy Như Lai".
Cho nên thấy biết mọi vật theo đúng chân tướng của nó là thấy "Thế gian như mộng huyễn, như bọt nước, như ánh chớp...." Như thế tức là không lại trở lại không.
Vì sao ? Vì hết thảy từ tâm sanh, mà tâm vốn không, nên thấy mọi sự vật là huyễn, tức là không lại trở về không.

Thế nào là Vô Minh ?
Là thấy sắc thì nhận nó là sắc. Thấy vật thì nhận là "Đây là vật, vật này là có thật".
Nhận biết sai lầm nên gọi là vô minh.

Do cái chấp sai lầm kéo dài (lưu hành) theo thời gian, (tức là HÀNH), sẽ tạo ra một nhận thức về vật (tức là THỨC)
Do có nhận thức nên tự phân biệt rằng : Đây là vật, là cái bị thấy biết, còn ta là cái nhận biết. Như vậy tức là đã phân biệt NĂNG - SỞ. (do phân biệt năng - sở nên rơi vào Nhị nguyên).

Do đã phân làm 2 thứ rồi, nên phải đặt tên để phân biệt : Cái bị nhận biết thì gọi là VẬT, còn cái nhận biết thì gọi là TA (tức là đã chấp ngã).
Tuy nhiên Tâm không chỉ biết bằng cách thấy, nó còn biết bằng cách nghe, ngửi, nếm, cảm thụ v.v...
Do đó phân ra 6 cặp "năng-sở" là :
Mắt... thấy... sắc
Tai.... nghe... Thanh
Mũi....ngửi.... Huơng
lưỡi...nếm.... Vị
Thân...nhận....Xúc (cảm giác)
Ý ......nhận....Pháp (ý thức)
Gọi chung là LỤC NHẬP

khi các căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) tiếp xúc với các trần (Sắc, thanh, huơng, vị, xúc, pháp) (gọi là XÚC) thì sinh ra cảm thọ (gọi là THỤ)

Do có cảm thụ ,bèn khởi tâm yêu, ghét (gọi chung là ÁI)
Do có tâm yêu-ghét bèn sinh ra muốn giữ lại hoặc muốn đẩy đi (gọi chung là THỦ vì muốn bỏ đi thì nó cũng hiện diện trong tâm)
Do hành động ấy bèn tạo nghiệp, vì trong tâm đã có vật, có yêu-ghét (gọi là HỮU)
Do có nghiệp nên phải sinh ra để trả nghiệp (SINH)
Do đã sinh ra nên phải chịu nhiều đau khổ, bịnh tật, và sẽ chết (TỬ).
Sau khi chết, vì tâm chưa được sáng tỏ, nên vẫn còn vô minh.
Do đó người ta phải chịu luân hồi.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Thảo luận về Lý Duyên Khởi

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

Kính thưa bác Bình,
Lý Duyên Khởi và Lý 12 Nhân Duyên, giống nhau một chữ Duyên, QT kính mong bác giải thích cho QT và các vị đạo hữu về sự giống và khác nhau giữa 2 thuyết này. tangbong

1/Hai thuyết này có điểm nào giống nhau và khác nhau ?
2/Đối tượng và Phạm vi áp dụng của Lý Duyên Khởi ? và của Lý 12 Nhân Duyên ?
3/Lý Duyên Khởi và Lý 12 Nhân Duyên, cái nào bao quát hơn ?

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.24 khách