THƯ NGÕ !

Nội qui chuyên mục: không quảng cáo, không ngoài nội dung Phật Pháp. Đúng-sai nơi đây là việc hiểu biết cá nhân, không có giá trị cho Phật Pháp nói chung.

Điều hành viên: quang_tam3

Nội qui chuyên mục
Chuyên mục tự do đăng bài, Chiếu theo "Thanh tịnh thân khẩu ý, đó là lời Phật dạy" thành viên sử dụng từ lịch sự, cảm thông, tùy duyên, tránh xa sân si, hạn chế tạo ác nghiêp của thân, khẩu và ý. Bài viết trong chuyên mục này phải do bản thân của thành viên viết, nghiêm cấm copy hoặc tuyên truyền dùm người khác. Do đó, mọi vấn đề đúng - sai trong chuyên mục này chỉ là hiểu biết cá nhân, không có giá trị cho Phật Pháp nói chung.

1) Không dùng lời kém văn hóa: diễn đàn đã thiết lập nội quy này một phần giúp thành viên ngăn ngừa tạo nghiệp, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp cho Phật giáo. Khuyến khích dùng lời ái ngữ. Không được sử dụng các từ ngữ thô tục, chửi bới hoặc dùng lời miệt thị làm nhục thành viên khác, xúc phạm cá nhân...

2) Không quảng cáo: diễn đàn của chúng ta là phi lợi nhuận vật chất nên không chấp nhận bất kỳ một quảng cáo nào cho bất kỳ sản phẩm nào.

3) Không copy bài viết: đó là tình trạng copy các bài viết của cá nhân khác rồi đăng khắp nơi trong diễn đàn. Nội quy này khuyến khích mỗi người tự viết bài, nêu lên quan điểm ý kiến của cá nhân mình, tất nhiên được quyền trích dẫn các nguồn dữ liệu minh chứng cho lý luận của mình.

4) Không ngoài nội dung Phật Pháp: Vì đây là diễn đàn thuần túy Phật Pháp nên không bàn bất kỳ việc gì khác như chính trị, làm đẹp, văn hóa phẩm đồi trụy,... đều bị nghiêm cấm.

5) Thành viên vi phạm sẽ bị nhắc nhở 1,2 lần, lần 3 sẽ bị khóa nick.
sotam26
Bài viết: 631
Ngày: 30/01/09 02:14
Giới tính: Nam
Đến từ: NVM
Được cảm ơn: 3 time

Re: THƯ NGÕ !

Bài viết chưa xem gửi bởi sotam26 »

sotam26 đã viết:Viết rồi post không được !
Kính!
Vạn Pháp cho rằng " thật" cũng sai, mà "Giả" cũng lầm!
Vậy nằm ở đâu!?
Kính chúc cả nhà thân tâm thường tịnh.
Nam Mô bổn sư thích Ca Mâu Ni Phật.
Kính!
Chư Tổ nói " vọng" chúng ta hiểu vọng là hiểu lầm ý Tổ!
Kinh viết: Hư Vọng " chúng ta hiểu hư vọng là Tam Thế Phật Oan!
Kinh viết: Duyên Sinh ! chúng ta Duyên Sinh là nghĩa chết !
Lục Tổ Huệ Năng đã dạy : chớ nghe Ta thuyết " Không " mà lầm nhận là Không !
Thiền Sư nói " Vô Tâm" chúng ta hiểu vô tâm là nghĩa chết!
Vậy chúng ta " Hạ Thủ" chỗ nào !?
Kính chúc cả nhà thân tâm thường tịnh!
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


khuclunglinh
Bài viết: 58
Ngày: 05/01/18 16:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: USA

Re: THƯ NGÕ !

Bài viết chưa xem gửi bởi khuclunglinh »

Kính bạn ST:

Phật đạo tu hành tại tâm .. cũng không có phật ở ngoài tâm. Cho nên chỗ hạ thủ công phu đương nhiên là ở tâm rồi [smile].

Nói tới tâm thì phân biệt lớn nhất phải là Thật - Giả, Chơn Tướng - Giả Tướng, Tướng do Duyên Sanh .. và Thật Tướng bặt hết các duyên

chúng ta có thể lấy thí dụ: Nước và Sóng .. và đặt cả hai ở trong môi trường thí nghiệm để dễ nhận ra vấn đề của Tâm + Duyên sẽ tạo ra hình thù và tâm tướng gì ?


Thí dụ:

i. nếu đặt tâm ở trong một hồ nước .. lấy gió thổi cấp một vào mặt nước .. thì chúng ta có SÓNG dâng tương ưng với mức độ GIÓ CẤP MỘT

khi chúng ta quan sát đó: thì đó là hiện tượng duyên là GIÓ --> khởi lên sự tác động trên NƯỚC --> tạo ra SÓNG ở mức độ gió cấp một


cũng thế .. tăng mức độ GIÓ lên cấp hai .. cấp ba .. chúng ta sẽ có những hình thù tương ưng của NƯỚC là SÓNG cấp hai, Sóng cấp ba ..

ii. Tâm con người cũng thế .. Duyên Khởi là hiện tượng tâm có bị tác động, chịu ảnh hưởng hoạt động từ đó hình thành những tâm tướng:

- một người tín đồ

- một người có ăn học

- một người lao động

- một người trong gia đình .. thế này thế nọ

nhưng nói cho cùng .. tất cả những "CON NGƯỜI NHÂN CÁCH NHƯ VẬY" đều là những TÂM TƯỚNG TƯƠNG ƯNG của TÂM do hiện tượng DUYÊN KHỞI mà hình thành ..

khi BẶT HẾT CÁC DUYÊN --> thì tất cả các tâm tướng "HOÀN NGUYÊN" -->> và cái tâm ấy ... chính là CHƠN TÂM .. là cái TÂM thường có, xưa nay vốn có của chúng ta .. kinh Thủ Lăng Nghiêm gọi đó là "Như Lai Tạng" bao gồm bốn khoa bảy đại

nếu nói tới các phương pháp tu hành thì có hai hướng đi chính để nhận ra: một là Tánh Không "của chư tướng" .. hai là Như Lai Tạng


Mà muốn nhận được lợi ích từ sự hiểu biết này .. thì đương nhiên phải là "cái ĐẠI DỤNG" của cái TÂM khi .. khi mà chúng ta biết: NÓ THƯỜNG Ở ĐÂY đi chẳng hạn [smile]

KLL


sotam26
Bài viết: 631
Ngày: 30/01/09 02:14
Giới tính: Nam
Đến từ: NVM
Được cảm ơn: 3 time

Re: THƯ NGÕ !

Bài viết chưa xem gửi bởi sotam26 »

khuclunglinh đã viết:Kính bạn ST:

Phật đạo tu hành tại tâm .. cũng không có phật ở ngoài tâm. Cho nên chỗ hạ thủ công phu đương nhiên là ở tâm rồi [smile].

Nói tới tâm thì phân biệt lớn nhất phải là Thật - Giả, Chơn Tướng - Giả Tướng, Tướng do Duyên Sanh .. và Thật Tướng bặt hết các duyên

chúng ta có thể lấy thí dụ: Nước và Sóng .. và đặt cả hai ở trong môi trường thí nghiệm để dễ nhận ra vấn đề của Tâm + Duyên sẽ tạo ra hình thù và tâm tướng gì ?


Thí dụ:

i. nếu đặt tâm ở trong một hồ nước .. lấy gió thổi cấp một vào mặt nước .. thì chúng ta có SÓNG dâng tương ưng với mức độ GIÓ CẤP MỘT

khi chúng ta quan sát đó: thì đó là hiện tượng duyên là GIÓ --> khởi lên sự tác động trên NƯỚC --> tạo ra SÓNG ở mức độ gió cấp một


cũng thế .. tăng mức độ GIÓ lên cấp hai .. cấp ba .. chúng ta sẽ có những hình thù tương ưng của NƯỚC là SÓNG cấp hai, Sóng cấp ba ..

ii. Tâm con người cũng thế .. Duyên Khởi là hiện tượng tâm có bị tác động, chịu ảnh hưởng hoạt động từ đó hình thành những tâm tướng:

- một người tín đồ

- một người có ăn học

- một người lao động

- một người trong gia đình .. thế này thế nọ

nhưng nói cho cùng .. tất cả những "CON NGƯỜI NHÂN CÁCH NHƯ VẬY" đều là những TÂM TƯỚNG TƯƠNG ƯNG của TÂM do hiện tượng DUYÊN KHỞI mà hình thành ..

khi BẶT HẾT CÁC DUYÊN --> thì tất cả các tâm tướng "HOÀN NGUYÊN" -->> và cái tâm ấy ... chính là CHƠN TÂM .. là cái TÂM thường có, xưa nay vốn có của chúng ta .. kinh Thủ Lăng Nghiêm gọi đó là "Như Lai Tạng" bao gồm bốn khoa bảy đại

nếu nói tới các phương pháp tu hành thì có hai hướng đi chính để nhận ra: một là Tánh Không "của chư tướng" .. hai là Như Lai Tạng


Mà muốn nhận được lợi ích từ sự hiểu biết này .. thì đương nhiên phải là "cái ĐẠI DỤNG" của cái TÂM khi .. khi mà chúng ta biết: NÓ THƯỜNG Ở ĐÂY đi chẳng hạn [smile]

KLL
Kính!
h/h KLL thân mến!
h/h khỏe không ? lâu lắm từ khi h/h trao đổi với h/h Viết Trí !
Cảm ơn h/h về núi này cùng nhau hội luận Phật Pháp :
Bài của h/h có nhiều điểm cần trao đổi ! chúng ta từ nói từ điểm một vậy !?
_ “Bặt hết các duyên” thi hoàn nguyên là “chơn tâm” nghĩa là sao!? Vậy trong Kinh Pháp Hoa viết: Như Lai vì “ Nhân Duyên lớn, muốn khai thị cho chúng sanh “ Ngộ nhập Phật tri kiến” đó sao!?
Còn nói: Bặt hết các duyên là “Không còn “ Niệm” ( dứt niệm) thì càng quáy ! càng sai!!?
Lại Nữa ! chư Bồ Tát cũng vì một chữ “ duyên” mà thị hiện !?
Mong h/h làm rõ nghĩa này!
Kính chúc cả nhà thân tâm thường tịnh.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


khuclunglinh
Bài viết: 58
Ngày: 05/01/18 16:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: USA

Re: THƯ NGÕ !

Bài viết chưa xem gửi bởi khuclunglinh »

Kính bạn ST [smile]:

Vấn đề này cần nên được làm sáng tỏ .. bởi vì nó vốn là TÂM mà, Phật đạo tu hành tại tâm .. không biết tâm là gì .. làm sao mà tu ? [smile]

Nhưng để dễ dàng hiểu rõ tâm hơn, chúng ta nên làm một số thực nghiệm để nghiên cứu thật kỹ: nội dung, cấu trúc của Tâm và sự bao hàm, hình thành, tan rã . xuất sanh của Tâm

i. Thí Dụ: Sóng, Băng Đá, Hơi Nước . và Nước

A. Lấy Sóng làm thí dụ thì Sóng tức là Nước + ở trạng thái có Gió tác động lên mặt nước

- vì hình dáng trái đất không thẳng . mà gió lại bay thẳng nên ... nên gió tác động vào nước ở một góc độ theo độ cong của mặt đất . lồi lõm của mặt đất và nước theo hình thù đó luôn

như vậy là GIÓ tác động trên NƯỚC --> làm thành SÓNG .. và SÓNG đó chỉ là một dạng hình thù cố định của nước khi nào GIÓ vẫn mang hình thù cố định đó .


B. Băng Đá cũng vậy .. là dạng đông cứng của NƯỚC khi hơi lạnh và nhiệt độ đủ lạnh làm nên sự đông cứng

C. Hơi Nước cũng vậy . ở nhiệt độ cao .. NƯỚC bay hơi làm thành hơi nước


như vậy .. chúng ta nhìn thấy, nếu muốn chuyển SÓNG thành BĂNG ĐÁ . thành HƠI NƯỚC .. chẳng hạn chúng ta phải đi qua con đường:

SÓNG --> NƯỚC --> BĂNG ĐÁ

SÓNG --> NƯỚC --> HƠI NƯỚC

đó là chưa nói tới những đoạn dài hơn ... như là Nước Ngọt, Nước Đường, Nước Chanh . Nước Hóa Học . Nước Suối, Nước Biển . vv .. còn phải gạn đục khơi trong đủ mọi cách thức mới trở về thành chỗ "NƯỚC NGUYÊN CHẤT" được ...


như vậy là chúng ta nhìn thấy hiện tượng DUYÊN KHỞI kết hợp với NƯỚC làm nên đủ loại hình tướng khác nhau của nước ... và NƯỚC ===> CHÍNH LÀ MẪU SỐ CHUNG, LÀ TRUNG GIAN và LÀ ĐƠN VỊ CĂN BẢN, VẬT LIỆU CĂN BẢN cần phải có ... đúng chứ ? [smile]


Tâm cũng vậy ... chư tướng của TÂM: tất cả những TÂM TƯỚNG

- tôi là người chồng . người vợ . người con

- tôi là người này . chức vị này .. bằng cấp này .. học thức này ...

đều có một MẪU SỐ CHUNG, bắt đầu từ một đơn vị vật liệu căn bản chung: đó là CHƠN TÂM .. hay nói đúng hơn .. đó cũng là NHƯ LAI TẠNG [smile]


theo các mô hình tu học phật giáo thì có hai phương pháp chung nhận ra cái CHƠN TÂM THƯỜNG TRÚ đó:

i. một là TÁNH KHÔNG "của các CHƯ TƯỚNG của TÂM" .. CHƯ TƯỚNG của TÂM . khi SANH DIỆT . TAN RÃ .. HOÀN NGUYÊN ... ở những nơi ngằn mé SANH TỬ thường thấy sự xuất hiện của "CHƠN TÂM"

thí dụ: Lục Tổ Huệ Năng nói . không nghĩ thiện, không nghĩ ác = tức là xuống hết tất cả các tướng của tâm .. thì cái gì thật sự là BẢN LAI DIỆN MỤC của chúng ta ?

hoặc như thiền sư Vân Phong khi hỏi Thiền Sư Thiện Hội về vấn đề này:

Sư hỏi: Khi sống chết đến, làm sao tránh khỏi?

Hội đáp: Hãy nắm lấy chỗ không sống chết mà tránh.

như vậy .. là khi CHƯ TƯỚNG TAN RÃ ... khi DUYÊN TẬN .. VẬT HOẠI .. chúng ta đứng trước một ngằn mé .. có thể nhìn thấy: CÁI KHÔNG SỐNG KHÔNG CHẾT = BẢN LAI DIỆN MỤC của chúng ta là gì ?

Kinh Thủ Lăng Nghiêm cũng có một đoạn đặt con người đứng trước những NGẰN MÉ SANH TỬ của những "CHÚNG SANH TƯỚNG" hệt như vậy:

tất cả thế gian

SỐNG, CHẾT nối nhau

SỐNG theo đường thuận

CHẾT theo đường khác

khi vừa mệnh chung

chưa dứt hơi ấm

thiện ác một đời

đồng thời hiện ra

cái thuận của SỐNG

cái nghịch của CHẾT

hai luồng tập khí

xen kẽ lẫn nhau - Kinh Thủ Lăng Nghiêm



ii. hai là NHƯ LAI TẠNG: từ 1 = vạn vật xuất hiện ... từ một CHƠN TÂM THƯỜNG TRÚ ==> TỚI CHƯ TƯỚNG của TÂM [smile]

Kinh Thủ Lăng Nghiêm do HT Thích Duy Lực dịch giảng .. cũng nói tới "những món VÔ SANH" là CHƠN TÂM của mỗi người chúng ta như vậy ..

- Ngũ Uẩn vô sanh

- Lục Nhập vô sanh

- Thập Nhị Xứ Vô Sanh

- Thập Bát Giới Vô Sanh

- Thất Đại [hoàn nguyên] Vô Sanh

... hoặc như là trong Kinh Đại Niết Bàn .. đức Phật cũng nói rõ ... là ngay những "CHỖ ĐÓ" chính là CHỖ CHÚNG TA học được "GIẢI THOÁT" .. khi ngài nói:

Ta không có nói lục căn hợp với lục trần sinh lục thức là giải thoát mà ta nói: lục căn không hợp với lục trần .. là giải thoát

vì vậy .... bản chất của hiện tượng GIÁC NGỘ: CHƯ TƯỚNG VÔ THƯỜNG, BỊ HOẠI DIỆT nhưng đều có một nguồn gốc chung ... những món VÔ SANH: bốn khoa bảy đại (ngũ uẩn, lục nhập, thập nhị xứ, thập bát giới, và thất đại)

vấn đề chính là làm sao một hành giả tu hành .. tu tập ... nhìn thấy: ĐẠI DIỆU DỤNG của những món VÔ SANH ấy .. và HÓA SANH trở thành "NHỮNG MÓN VÔ SANH" ấy ... và tu thành PHẬT ĐẠO [smile]

ờ mà đúng không [smile] ?

KLL


sotam26
Bài viết: 631
Ngày: 30/01/09 02:14
Giới tính: Nam
Đến từ: NVM
Được cảm ơn: 3 time

Re: THƯ NGÕ !

Bài viết chưa xem gửi bởi sotam26 »

Kính!
h/h Nguyễn viết Trí ! thân mến.
h/h có khỏe không ! mời vào đây chuyện trò Phật pháp !
kính chúc h/h thân tâm thường tịnh.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.19 khách