Trang 1 trên 1

Thiên Lý và nhân luân

Đã gửi: 19/05/10 00:04
gửi bởi chauhuukiet
Thiên Lý là cái đạo của trời,nhân luân là cái đức của con người.Do đó,trong cuộc sống của con người,chúng ta cần hiểu đến cái đạo,cái đức và sống thuận theo cái đạo cái đức đó.Nói đến trời thì thật là bàn bạc,nhưng lại là thực tế vì nó luôn vận hànnh và tác động lên cuộc sống chúng ta hằng ngày.Có người nhân cách hoá trời là đấng sáng tạo,Đức Thượng Đế.Nhưng chúng ta có thể hiểu dễ dàng hơn khi nghĩ đó là nguyên lý sáng tạo ra vũ trụ và cuộc sống của muôn loài,trong đó có cuộc sống của chúng ta.Chẳng những sáng tạo mà còn vận hành theo những quy luật nhất,định,nếu thuận theo quy luật đó thì tồn tại và phát triển,nghịch với quy luật đó thì tàn lụi và tiêu vong.Hạnh phúc và khổ đau của con người cũng tuỳ thuộc vào sự thuận nghịch đó.
Những chân lý hằng cưủ mà chúng ta nói đến đã được chứng minh bởi nhà khoa học vật lý,và gần như có mối ảnh hưởng,liên kết gắng bó với tâm lý và đạo đức học.Do đó,trong cuộc sống,ngay từ thời xa xưa tổ tiên ta đã hiễu được điều này,mà nêu lên những nguyên lý đạo đức,như tình người,lẽ phải,sự trong sạch,đức tin,sự hiếu thảo,sự tha thứ,lòng bác ái...Đạo lý,tôn giáo nào cũng không quên nói lên điều này.Từ cái đạo của trời mà phát sinh ra cái đức của con người,từ thiên lý nó hình thành ra nhân luân.Cái quy luật đạo đức của cuộc sống là vậy.Thiên lý hay Đạo là cái căn bản mà con người phải giữ gìn,nhân luân hay đức là cái luân thường mà con người phải vận dụng để giữ lấy cái đạo làm cho cuộc sống an lạc hạnh phúc,hoàn thiện hoàn mỹ.
Nho học cũng như đạo học cũng đã từng nói đạo sinh ra muôn loài,đức nuôi dưỡng muôn loài.Cho nên trời sinh ra muôn loài từ đạo,thì con người phải hiểu và giữ lấy cái đức để nuôi dưỡng và phát triễn...trong cuộc sống hàng ngày thì thiên lý và nhân luân luôn đi đôi với nhau,gắn kết với nhau làm một để điều hoà cho cuộc sống.Ta hãy thí dụ một số nguyên lý mà Đức Khổng Từ đã nêu ra khi ngài nói về Nhân,Nghĩa,Lễ,Trí,Tín,Hiếu...và liên kết đến sự tu thân,tề gia,trị quốc,bình thiên hạ:
Chữ Nhân có nghĩa là tình thương,tình người,chữ thương xuất phát từ đạo trời,vì lẽ khi sáng tạo vũ trụ muôn loài,dường như ông trời đã sắp xếp đầy đủ,cân bằng mọi thứ để con người và muôn vật khi sinh ra đã có được cơ ngơi để sống và hưởng thụ.Con người chỉ có việc cải tạo như thế nào để cái cơ ngơi này ngày càng tốt đẹp,càng sinh sôi nảy nở mà phục vụ vĩnh viễn cho nhu cầu cuộc sống của mình nếu con người biết sử dụng vừa đủ cho nhu cầu cuộc sống của mình đừng có tham lam thu góp cho phần mình để vượt trội lên kẻ khác thì thế giới này sẽ không có chiến tranh,không nãy sinh ra bao nhiêu phức tạp,khó khăn cho cuộc sống để phải quanh quẩn mãi trong cái vòng vay trả của luật nhân quả.Cho nên từ cái đạo đó,con người phải biết đến cái đức,tức là nhân luân để mà sống cho hợp với cái luân thường.Muốn giữ được đạo luân,thì con người phải yêu thương nhau,bớt chỗ thừa bù chỗ thiếu,thì giữ được sự cân bằng cho cuộc sống chung,có như vậy mới không hại đến cuộc sống riêng.Cái đức dưỡng nuôi của con người là vậy.
Rồi đến chữ Nghĩa,đạo của trời là lẽ phải và công bằng.Trời sinh ra các vì sao tinh tú và muôn loài với sự quân bình tuyệt đối,và vận hành theo một quy luật nhất định,nếu sắp xếp hoặc làm sai quy luật đó ắt hẳn sẽ tiêu vong. (^:^)

Re: Thiên Lý và nhân luân

Đã gửi: 19/05/10 06:10
gửi bởi Thánh_Tri
Nho gia tuy cũng hay dạy con người Nhân Nghĩa Lễ Chí Tín. Nhưng sét cho cùng cũng chỉ là pháp thế gian.

Còn nói đến việc Xuất Thế thì không có đạo nào nói rỏ hoặc dạy như là Phật Pháp cả. Phật Pháp có 5 thừa: Nhân, Thiên, Thanh Văn, Duyên Giác, Phật Thừa. Ai muốn đi thừa nào thì đi.

Những gì nho gia dạy cũng lẩn uẩn ở trong vòng luân hồi của Nhân Thiên. Khó mà thoát khỏi sanh tử luân hồi cho đặng.

Tuy nhiên thật cũng hiếm có người có đầy đủ Nhân Nghĩa Lễ Chí Tín thời bây giờ, có lẽ đã không còn thích nghi với thời đại và xã hội nữa?

Cái hay của Phật Pháp là Phật Pháp thích ứng mọi căn cơ, thời đại, và xã hội. Đó là vì "Tùy Duyên Bất Biến".

Không có ai tạo ra thế giới vạn hữu, chi do tâm, nghiệp của chúng sanh mà thôi.

Re: Thiên Lý và nhân luân

Đã gửi: 20/05/10 18:28
gửi bởi chauhuukiet
Làm được người có Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín,tức là không trái với luân thường,không trái với luân thường tức là không trái với Phật Pháp,không trái với Phật Pháp,ắt sẽ thành Phật

Re: Thiên Lý và nhân luân

Đã gửi: 20/05/10 18:54
gửi bởi Thánh_Tri
Không trái luân thường thì được làm người trở lại. Không gieo trồng nhân lành với phật pháp thì chẳng gặp phật pháp, không gặp phật pháp tu học và hành thì chẳng thể thành Phật đạo.

Vì vậy, đạo có trăm, ngàn, mà Phật phải còn thị hiện để chỉ bài con đường chân chính đưa đến giác ngộ và giải thoát viên mãn.

Nếu Nho, Lão, Bà La Môn, v.v... cả trăm đạo thời Phật còn tại thế có thể giúp con người giác ngộ và giải thoát thì Phật đâu cần phải thị hiện ra nơi đời để làm gì.

Đây là diễn đàn Phật Giáo. Nếu ông muốn đề xướng Nho Giáo thì hãy tìm nơi khác vậy.

Re: Thiên Lý và nhân luân

Đã gửi: 20/05/10 20:24
gửi bởi chauhuukiet
quả địa cầu này,có rất nhiều chủng tộc khác nhau,đã là chủng tộc khác nhau thì làm sao họ chịu nghe tôn giáo khác nhau,nên Trời có đức hiếu sinh,nên đã phái rất nhiều vị Thánh Nhân,Tiên Phật khác nhau,để đô hóa mọi chủng tộc khác nhau,bởi vì đã là chân lý thì đâu có phân chia tôn giáo,cũng đâu có kinh điển nào,ko cho người đời đọc sách thánh hiền khác nhau đâu

Re: Thiên Lý và nhân luân

Đã gửi: 21/05/10 00:05
gửi bởi vacun
chauhuukiet đã viết:quả địa cầu này,có rất nhiều chủng tộc khác nhau,đã là chủng tộc khác nhau thì làm sao họ chịu nghe tôn giáo khác nhau,nên Trời có đức hiếu sinh,nên đã phái rất nhiều vị Thánh Nhân,Tiên Phật khác nhau,để đô hóa mọi chủng tộc khác nhau,bởi vì đã là chân lý thì đâu có phân chia tôn giáo,cũng đâu có kinh điển nào,ko cho người đời đọc sách thánh hiền khác nhau đâu
xưng là bạn cho dẽ nghe hen hì hì
chào bạn, bạn nói gì mình chả hiểu?? theo mình biết thì trên Trời có mây, đôi khi có mưa, và hình như cũng có không khí
bên trên nữa thì vũ trụ, chắc là vậy rồi, chứ mình đâu biết Trời phái ai đâu @_@

Re: Thiên Lý và nhân luân

Đã gửi: 21/05/10 01:29
gửi bởi chauhuukiet
Trời của bạn thấy được đó là Trời có hình,còn mình nói đây lá Trời vô hình,vô tượng,ko thấy...nơi đó chính là cội nguôn Linh Tính của chúng ta,
Lá rụng cũng về cội,nước chảy rồi cũng về nguồn,nên mỗi 1 Linh hồn của chúng ta,khi trăm năm về già thì nhất định phải về lại nơi đó,nêu không sẽ mãi mãi sống trong Lục Đạo luân hồi