LỜI NHẮN GỬI CÁC ĐẠO HỮU

Nơi mọi người gặp gỡ làm quen, chào hỏi, nhắn tin, gửi cho nhau thiệp chúc mừng, và hình ảnh vui. không cần đăng nhập. Kính mời các bạn tham gia.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly

Huyền Bạch
Bài viết: 303
Ngày: 30/08/12 01:16
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam

Re: LỜI NHẮN GỬI CÁC ĐẠO HỮU

Bài viết chưa xem gửi bởi Huyền Bạch »

TỰ LỰC VÀ THA LỰC
Tôi xin tạm lấy ví dụ về tự lực và tha lực. Cứ tạm coi người đi bộ là tự lực còn người đi xe đạp là tha lực. Vậy hãy bàn đến người đi xe đạp. Muốn đi được đến nơi nào đó thì phải đạp xe mới đi được, tức là phải nhờ vào phương tiện. Mà muốn đi xe đạp thì trước hết người ta phải tin rằng chiếc xe đạp sẽ giúp mình đi đến nơi mình cần đi rồi họ khởi ý muốn đi và tất nhiên là họ phải ngồi lên xe, có hành động đạp xe thì chiếc xe mới chuyển động được.
Như vậy nếu có xe đạp mà không có người đạp xe thì không đi được cũng như tha lực cũng cần phải có tự lực chứ tự lực và tha lực không thể tách biệt riêng rẽ. Theo đó, chúng ta có thể liên hệ đến pháp môn niệm Phật, nhờ có Tín, Nguyện, Hạnh mà người tu niệm Phật được vãng sanh Cực Lạc.
Có nhiều phương tiện để đi đến nơi ta cần như đi bộ, đi xe đạp, đi xe máy, đi ôtô, đi tàu hỏa, đi tàu thủy hay đi máy bay. Chẳng lẽ chúng ta chỉ tin đi bộ mới đến nơi chứ không tin đi các phương tiện khác cũng đến nơi ?
Khi niệm Phật đến nhất tâm bất loạn, tâm đồng tâm chư Phật, tâm hoàn toàn thanh tịnh thì lúc đó tự lực chuyển thành tha lực, tự lực tức tha lực, tha lực tức tự lực. Phật luôn luôn là giác, các đức Phật đều là bản thể của tự tánh thanh tịnh. Khi tâm người niệm Phật hoàn toàn thanh tịnh thì hợp nhất với tâm chư Phật và chuyển thành tha lực, đó là sức mạnh của chân tâm tự tánh chứ không phải là thứ gì khác ngoài tâm. Gọi là tha lực cũng chỉ là phương tiện để người tu vững tin vào pháp môn niệm Phật mà thôi. Tu là để khôi phục, để trở về với bản tâm nguyên sơ, vì vậy chúng ta đừng chấp phương tiện.
Sửa lần cuối bởi Huyền Bạch vào ngày 23/12/15 01:34 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: LỜI NHẮN GỬI CÁC ĐẠO HỮU

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Tục ngữ có câu: "Hợp quần gây sức mạnh". Trong đây đã có tự lực và tha lực rồi.

Ví dụ: Một người đang bẩy (tự lực) một hòn đá lớn, nhưng vì sức yếu nên không bẩy nỗi, có một người khác đi ngang qua thấy vậy, ghé vai vào tiếp (Tha lực), mới có thể bẩy hòn đá lăn vào vệ đường.

Một người tự chèo thuyền, nước ngược đi đến nhà cũng lâu, nên họ căng buồm lên nhờ sức gió (tha lực) thổi đẩy thuyển đi nhanh chóng về đến nơi.

Tự lực và tha lực, trong hai thiếu một thì không thể làm việc có kết quả nhanh chóng được.
Hình ảnh


Huyền Bạch
Bài viết: 303
Ngày: 30/08/12 01:16
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam

Re: LỜI NHẮN GỬI CÁC ĐẠO HỮU

Bài viết chưa xem gửi bởi Huyền Bạch »

Pháp môn niệm Phật bắt buộc phải tu bằng niềm tin, càng tin sâu, càng nguyện thiết càng tốt, cần phải buông xuống vạn duyên nhất tâm niệm Phật. Nếu cứ phân tích rạch ròi hợp lý với không hợp lý, đúng với sai thì không còn là pháp môn niệm Phật nữa.
THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN
VÔ MINH : Là mê lầm, không nhận rõ thực tướng của vạn pháp, không thấy biết như thật.
HÀNH : Do vô minh mà có các hành động tạo nghiệp gồm 3 loại là nghiệp thiện, nghiệp ác và nghiệp vô ký, do thân khẩu ý gây tạo, dẫn đầu là ý.
THỨC : Thức là tâm thức, thần thức. Do có tạo nghiệp nên khi chết thần thức đi vào bụng mẹ đầu thai kiếp sống mới.
DANH SẮC : Là phần thân và tâm của mỗi cá thể. Tùy theo nghiệp đã tạo mà biểu hiện ra bên ngoài xấu đẹp, cao thấp, lành lặn hay tàn tật, dị dạng... và bên trong là tâm thiện ác, tính cách khác nhau, thông minh hay khờ khạo...
LỤC NHẬP : Có thân tâm thì có đủ Lục căn gồm nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý.
XÚC : Do có lục căn nên có sự tiếp xúc với thế giới bên ngoài gọi là Lục trần gồm sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
THỌ : Do lục căn tiếp xúc với lục trần nên sinh cảm thọ gồm khổ thọ, lạc thọ, không khổ không lạc, tức là các cảm nhận vui buồn, sướng khổ, buồn giận, phiền não v.v...
ÁI : Do có các cảm thọ nên sinh tâm phân biệt yêu ghét, lấy bỏ.
THỦ : Do ưa thích, yêu mến những thứ phù hợp với mình nên nắm giữ thật chặt không chịu buông xuống, đó là chấp thủ, chấp trước.
HỮU : Do có sự chấp thủ, chấp trước nên mới có thế giới, chúng sinh, mọi sự vật hiện tượng đều thật có.
SINH : Thế giới, chúng sinh là thật có nên có sự sống, có sự sinh sản, sinh trưởng, sinh sôi.
LÃO TỬ : Có sinh ra thì phải có sự già nua, lão hóa và chết đi, chết mà vẫn vô minh.

Như vậy theo lý thập nhị nhân duyên, người tu Tịnh Độ đã dùng Ái, Thủ, Hữu làm phương tiện để tu.
ÁI : Được biết đến cõi Cực Lạc chỉ có vui không có khổ nên chán cõi ta bà, ưa thích cõi Cực Lạc.
THỦ : Vì ưa thích cõi Cực Lạc nên tin có cõi Cực Lạc, tin có Phật A Di Đà rồi tha thiết phát nguyện được sinh về cõi Cực Lạc và ngày đêm niệm Phật không ngừng nghỉ.
HỮU : Vì có đủ Tín, Nguyện, Hạnh, trong tâm chỉ thuần 1 niệm Nam Mô A Di Đà Phật nên cõi Cực Lạc và Phật A Di Đà là thật có. Tức là người tu Tịnh Độ phải tạm chấp Có để có cõi sinh về là vậy.
Vậy nên đừng ai chê bai, phá vỡ, làm thối chuyển lòng tin của người tu Tịnh Độ.

@ Đạo hữu Battinh ! Huyền Bạch xin nhờ đạo hữu giúp một việc. Khi nào rảnh rỗi, nhờ đạo hữu post 1 bài về Tín, Nguyện, Hạnh trong Tịnh Độ ( bài nào cô đọng, súc tích, dễ hiểu ấy) để bổ sung vào topic này được không ạ ? Đạo hữu Battinh vốn tu Tịnh Độ nên Huyền Bạch nhờ đạo hữu làm việc này vì Huyền Bạch không có thời gian.
Xin chân thành cảm ơn đạo hữu !
Sửa lần cuối bởi Huyền Bạch vào ngày 03/10/17 02:48 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: LỜI NHẮN GỬI CÁC ĐẠO HỮU

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Tín, Hạnh, Nguyện trong pháp môn Tịnh Độ, Phật, Bồ tát và chư Tổ Liên Tông đã nói rất nhiều, xin xem hai đường link ở dưới để biết rõ:

Trong "Một trăm bài kệ niệm Phật" của cố Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, có bốn bài kệ nói về "Tín, Hạnh, Nguyện" làm ba món hành trang: "Tin sâu, Nguyện thiết, Hạnh chuyên" để niệm Phật được nhất tâm bất loạn, vãng sanh về cõi Cực Lạc.
  • Một câu A Di Đà
    Là đường tắt về nguồn
    Những hành trang cần thiết
    Tín, Nguyện, Hạnh gọn suông.

    Một câu A Di Đà
    Cần ở điểm TIN sâu
    Mầm hoa sen chí phẩm
    Từ tâm đây nhô đầu.

    Một câu A Di Đà
    Cần ở nơi NGUYỆN thiết
    Lòng về tợ lửa nung
    Mắt thương khóc ra huyết.

    Một câu A Di Đà
    Cần ở nơi HẠNH chuyên
    Chỉ nêu cao một niệm
    Dứt sạch cả muôn duyên.
TÍN, HẠNH, NGUYỆN
(Trích sách: Tịnh Độ Trích Yếu, do ngài Nhất Liên Chi biên soạn, chùa Đức Viên, California ấn tống 1993, trang 143-146)

Muốn được vãng sanh phải đủ ba yếu tố Tín, Hạnh, Nguyện, như đảnh ba chân thiếu một tất ngã. Tín là tin có tự, tha, nhân, quả, sự và lý. Hạnh thì chấp trì danh hiệu Phật cho được nhất tâm bất loạn. Nguyện là quyết muốn thoát Ta bà, cầu sanh về nước Cực Lạc.
  • I. TÍN:
Dưới đây là đại khái sáu lối tin về Tịnh Độ:
  1. Tin tự: Tin chắc rằng mình có Phật tánh sáng suốt, đủ vô lượng công đức. Nếu mình cố công lo niệm Phật thì quyết có thể chứng ngộ được.
  2. Tin tha: Công nhận rằng lời dạy của đức Phật Thích Ca không luống dối, đức Di Đà luôn luôn nhiếp thọ tùy theo cơ cảm của mình mà ứng.
  3. Tin nhơn: Đinh ninh công hạnh niệm Phật hiện tại của mình có năng lực giải thoát.
  4. Tin quả: Tin chắc chín phẩm sen vàng là nơi ta sẽ về sau này. Về được đó thì dù hạng nào cũng không thối chuyển.
  5. Tin sự: Xác nhận ngoài cõi Ta bà có một cõi Cực lạc đúng như lời Phật nói.
  6. Tin lý: Tin tự tâm ta cũng tức là Tịnh độ, nếu một khi có đã được trong sạch.
Sự và lý viên dung không tách biệt. Tóm lại, không tin thì thôi, nếu có tin cần phải tin sâu, tin chắc và tin rồi phải thực hành.
  • II. HẠNH:
Là thực hành, phải cho kiên nhẫn và đúng pháp. Kế đây là bài dịch ý của mấy vần thơ mà tổ Đức Nhuận đã bàn về sự niệm Phật để giúp vào một phần nào cho sự thực hành ấy được đúng.
  • Xét ra niệm Phật dễ mà không,
    Ý, khẩu buông lung giữ chẳng đồng.
    Miệng niệm Di Đà tâm tán loạn,
    Dù cho bể cổ vẫn là không.
Ấy đó, niệm Phật cốt phải giữ tâm và miệng đi đôi, nghĩa là miệng niệm thì tai phải nghe, tâm phải chú ý nghĩ nhớ Phật và nhất là tâm ý phải không tán loạn, không nghĩ xằng xiên mới có hiệu quả.

Đây là bước thứ nhất của sự niệm Phật, nếu ai chưa được mà vội trách móc, vội ngã lòng rằng sao niệm hoài mà không thấy gì hết, rằng sao càng niệm chừng nào càng rối rắm chừng nấy v.v... thì thật là một điều oan uổng và đáng tiếc.

Để giúp sự niệm Phật được dễ dàng, xin nêu ra đây những bí quyết thành công của ngài Giác Minh Diệu Hạnh đã dạy mà Hòa thượng Trí Tịnh đã lược giải trong quyển Đường Về Cực Lạc:
  • - Điều kiện thứ nhất: Trong lúc niệm, phải rành rẽ, rõ ràng. Rành rẽ là chữ câu rành rẽ không lộn lạo mù mờ. Rõ ràng là tiếng rõ ràng không trại tiếng.

    - Điều kiện thứ hai: Tiếng phải hiệp với tâm, tâm phải duyên theo tiếng, tâm và tiếng phải hiệp một với nhau.

    - Điều kiện thứ ba: Phải chí thành tha thiết. Với đức Từ phụ lòng ta như con nhớ mẹ; với cõi Cực Lạc lòng ta như viễn khách tưởng cố hương.

    - Điều kiện thứ tư: Không cho xen lộn một mảy tưởng niệm thế sự, nghĩa là phải luôn luôn nhiếp tâm trụ nơi tiếng niệm Phật, không xao lãng. Nếu lở xao lãng, liền nhiếp tâm lại. Với trường hợp này, chú tâm nhận chắc lấy tiếng của mình niệm là công hiệu nhất.
Trong quyển Niệm Phật Luận, ngài Đạm Hư đại lão pháp sư đã nói: Một khi niệm câu A Di Đà Phật được tương ưng, liền đó hành giả được sáu căn thanh tịnh. Vì:
  1. Mắt thường nhìn Phật thì nhãn căn thanh tịnh.
  2. Tai nghe tiếng niệm Phật của mình và của đại chúng thì nhĩ căn thanh tịnh.
  3. Mũi ngửi biết hơi thơm của nhang, trầm thỉ tỷ căn thanh tịnh.
  4. Lưỡi cử động để niệm Phật thì thiệt căn thanh tịnh.
  5. Thân ở trong đạo tràng mà lạy Phật thì thân căn thanh tịnh.
  6. Trong khi niệm, lạy, tâm thường tưởng Phật thì ý căn thanh tịnh.

    III.NGUYỆN:
Nguyện phải cho tha thiết, cho quyết định. Chúng ta có thể lựa một trong các bài văn phát nguyện rồi học thuộc lòng, để trước khi lên giường ngồi xếp bằng hướng về Tây phương phát nguyện xong sẽ nằm ngủ.

Hoặc có những vị kém trí nhớ hàng ngày phát nguyện Trì danh niệm Phật. Niệm Nam Mô A Di Đà Phật, đi, đứng, nằm, ngồi đều niệm, ăn uống cũng niệm, làm việc cũng niệm. cho đến những chỗ không sạch sẽ cũng đều niệm được cả. (Nhớ những lúc này niệm thầm, vì niệm lớn sanh tội bất kính).

Niệm từ buổi sớm mai khi mới thức dậy, cho đến buổi tối, cả ngày niệm không xen hở. Khi gần đi ngủ, ngồi xếp bằng bán già hay kiết già, chắp tay mà nguyện rằng: "Con tin lời của đức Phật A Di Đà, giữ một lòng niệm danh hiệu Phật, nguyên đời này bao nhiêu tội chướng thảy đều tiêu sạch, đến khi lâm chung được Phật và các vị Bồ tát, đến tiếp dẫn con về Cực Lạc". (Trích An Lạc tập và Phật Học Phổ Thông).
Hình ảnh


Huyền Bạch
Bài viết: 303
Ngày: 30/08/12 01:16
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam

Re: LỜI NHẮN GỬI CÁC ĐẠO HỮU

Bài viết chưa xem gửi bởi Huyền Bạch »

CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG ( vui vui )
Hai người bạn thân tên là Cố và Chấp đang trò chuyện với nhau về nghệ thuật :
- Cố : Tôi thích nhạc cổ điển thính phòng, đó là thứ âm nhạc bác học.
- Chấp : Còn tôi chỉ thích nhạc Rock, phải mạnh mẽ, sôi nổi, bốc lửa như thế mới là âm nhạc chứ, cái thứ nhạc cổ điển của anh nghe phát chán, chỉ thấy buồn ngủ thôi.
- Cố : Anh chẳng hiểu gì về âm nhạc cả, nhạc rock chỉ thấy gào thét nghe nhức cả đầu, anh đúng là người thô thiển mới thích loại nhạc đó.
- Chấp : Có anh mới chẳng biết gì, đúng là bảo thủ.
- Cố : Thôi không nói về âm nhạc nữa, chuyển sang hội họa đi vậy. Tôi thích tranh hiện thực, còn anh thì sao ?
- Chấp : Tôi thì thích tranh trừu tượng.
- Cố : Tranh trừu tượng chẳng ra hình thù gì cả, thế mà cũng gọi là tranh à ?
- Chấp : Anh đúng là ngốc, cứ phải hiện thực thì mới là tranh hay sao ?
- Cố : Anh mới là ngốc, chẳng biết gì cả mà cứ hay bảo thủ. Tôi chẳng thèm nói với kẻ ngốc như anh nữa.
- Chấp : Không nói thì thôi, anh tưởng tôi thích nói chuyện với anh lắm à ? Tôi chẳng thèm bạn bè gì với anh nữa đâu.
Lúc đó có một anh tên là Buông nghe thấy cuộc cãi vã liền đến khuyên can :
- Thôi, tôi xin hai anh. Mỗi người một tính cách, sở thích, nhận thức, quan điểm khác nhau mà. Nhạc cổ điển hay nhạc Rock cũng đều là âm nhạc, tranh hiện thực hay tranh trừu tượng cũng đều là hội họa, đều là nghệ thuật cả. Chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt mà các anh cãi nhau có đáng không ?
Anh Cố và anh Chấp nghe thấy vậy liền hét vào mặt anh Buông :
- Anh thì biết cái quái gì, liên quan gì đến anh, mặc kệ chúng tôi.
- Buông : Thôi thôi ! Không phải hét toáng lên thế đâu. Tôi biết tên các anh là gì rồi mà !!!!!!


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.19 khách