Tán thán Gương Người Tốt-Việc Tốt

Bạn có thể tạo một ngôi nhà cho riêng mình, với những vật liệu mà bạn thích, xin giữ ngôi nhà được thanh tịnh trong ánh hào quang của Phật-đà. Kính mời các bạn.

Điều hành viên: quang_tam3

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Tán thán Gương Người Tốt-Việc Tốt

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Tất cả những gì Mark Zuckerberg hiến tặng, đã trở thành tài sản riêng của anh. Không ai có thể lấy đi được nữa, (kể cả trời).
Vì sao ? vì nếu Mark Zuckerberg không hiến tặng như vậy, một mai nếu việc kinh doanh thất bại, số tài sản khổng lồ ấy sẽ tiêu tan đi như mây khói.
Trên đời có thiếu gì tỷ phú một phú sa cơ bỗng trắng tay.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
CDHH
Bài viết: 31
Ngày: 26/12/14 00:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

NHỮNG TỶ PHÚ HÀO PHÓNG NHẤT TG

Bài viết chưa xem gửi bởi CDHH »

Bill Gates đã cho đi 27 tỷ USD, còn Charles Francis Feeney thậm chí làm từ thiện gần hết tài sản khi chỉ giữ lại 1,5 triệu USD.

CEO Facebook hứa làm từ thiện 45 tỷ USD

Hình ảnh

Nhà từ thiện nổi tiếng của Mỹ - Andrew Carnegie từng nói: “Không ai có thể giàu có mà không làm giàu cho người khác. Chết đi trong khối tài sản là cái chết đáng hổ thẹn”. Và từ nhiều năm nay, người giàu thế giới cũng đã chi hàng trăm tỷ USD cho những mục đích nhân văn.
Business Insider và hãng nghiên cứu tài sản Wealth-X vừa công bố danh sách những người hào phóng nhất thế giới. Họ cũng tính Chỉ số Hào phóng (Generosity Index) của mỗi người, bằng cách lấy số tiền đã làm từ thiện chia cho tài sản hiện tại. Một số người thậm chí có chỉ số này trên 100%, do số tiền họ cho đi quá lớn.


Hình ảnh
10. George Kaiser
Số tiền đã cho đi: 3,3 tỷ USD
Tổng tài sản hiện tại: 9,3 tỷ USD
Chỉ số hào phóng: 35%
George Kaiser là Chủ tịch BOK Financial Corporation, cũng là nhà sáng lập quỹ George Kaiser Family Foundation. Quỹ này chuyên đổ tiền cho các chương trình giáo dục, y tế, tôn giáo, xã hội và phát triển cộng đồng. Năm 2010, Kaiser đã tham gia Cam kết Cho đi - hứa đóng góp một nửa tài sản cho việc làm từ thiện

Hình ảnh

9. Eli Broad
Số tiền đã cho đi: 3,3 tỷ USD
Tổng tài sản hiện tại: 7,3 tỷ USD
Chỉ số hào phóng: 45%
Thông qua The Broad Foundation, nhà sáng lập KB Home kiêm cựu CEO SunAmerica - Eli Broad đã đầu tư vào giáo dục công, khoa học và nghệ thuật. Quỹ của ông hoạt động với 2 thực thể - The Eli & Edythe Broad Foundation và The Broad Art Foundation. Cả hai đều tập trung cải thiện cộng đồng và hỗ trợ khởi nghiệp.
Là cư dân California, Broad cũng đóng góp rất nhiều cho quê hương, thông qua việc quyên góp các tác phẩm nghệ thuật cho các bảo tàng tại đây.
Hình ảnh

8. Carlos Slim Helú
Số tiền đã cho đi: 4 tỷ USD
Tổng tài sản hiện tại: 27,3 tỷ USD
Chỉ số hào phóng: 15%
Là một trong những tỷ phú tự thân giàu nhất thế giới, ông trùm viễn thông Mexico còn làm từ thiện thông qua quỹ của mình - Fundación Carlos Slim Helú.
Quỹ này đã đổ 100 triệu USD vào Quỹ bảo tồn Động vật Hoang dã (WWF) để bảo tồn môi trường tự nhiên tại Mexico. Năm 2012, họ chi 3 triệu USD để cung cấp Internet đến các gia đình gốc Latin sống tại Mỹ. Slim Helú còn là chủ tịch quỹ Telmex Foundation - tập trung cải thiện chất lượng sống tại Mexico.


Hình ảnh
7. Gordon Moore
Số tiền đã cho đi: 5 tỷ USD
Tổng tài sản hiện tại: 6,5 tỷ USD
Chỉ số hào phóng: 77%
Gordon Moore đồng sáng lập Intel năm 1968, nhưng hiện ông chỉ tập trung làm từ thiện. Ông rời công ty năm 2006 và hiện điều hành quỹ Gordon and Betty Moore Foundation cùng vợ. Quỹ này quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, chăm sóc bệnh nhân, khoa học và cộng đồng dân cư tại San Francisco.


Hình ảnh
6. Sulaiman bin Abdul Aziz Al Rajhi
Số tiền đã cho đi: 5,7 tỷ USD
Tổng tài sản hiện tại: 590 triệu USD
Chỉ số hào phóng: 966%
Năm 1957, Sulaiman bin Abdul Aziz Al Rajhi đồng sáng lập ngân hàng Al Rajhi cùng 3 người anh em. Hiện Al Rajhi là một trong những ngân hàng Hồi giáo lớn nhất thế giới.
Đến năm 2013, ông chuyển hướng sang làm từ thiện và đưa tài sản của mình trong ngân hàng sang Sulaiman bin Abdul Aziz Al Rajhi Endowments Holding Company. Công ty này hỗ trợ giáo dục, tôn giáo, y tế và các vấn đề xã hội, ngôn ngữ.


Hình ảnh
5. Charles Francis Feeney
Số tiền đã cho đi: 6,3 tỷ USD
Tổng tài sản hiện tại: 1,5 triệu USD
Chỉ số hào phóng: 420.000%
Được biết đến là "James Bond của lĩnh vực từ thiện", ông trùm bán lẻ Chuck Feeney đang dần cho đi toàn bộ tài sản của mình. Quỹ của ông - Atlantic Philanthropies tài trợ cho các dự án giáo dục, khoa học, y tế và nhân đạo trên khắp thế giới, trong đó có Mỹ, Việt Nam và Bermuda.


Hình ảnh
4. Azim Premji
Số tiền đã cho đi: 8 tỷ USD
Tổng tài sản hiện tại: 15,9 tỷ USD
Chỉ số hào phóng: 50%
Ngoài việc là Chủ tịch hãng tư vấn - công nghệ Ấn Độ - Wipro, Azim Premji còn là nhà sáng lập quỹ Azim Premji Foundation - giúp cải tổ hệ thống trường học và kiểm tra tại Ấn Độ.
Tổ chức này hoạt động nhờ số cổ phiếu tại Wipro của Premji. Họ đã có nhiều sáng kiến, như chương trình Hỗ trợ Học Máy tính - đào tạo tin học bằng 18 ngôn ngữ, và Azim Premji University - trường học phi lợi nhuận chuyên đào tạo giáo viên.


Hình ảnh
3. George Soros
Số tiền đã cho đi: 8 tỷ USD
Tổng tài sản hiện tại: 24,4 tỷ USD
Chỉ số hào phóng: 33%
Tỷ phú đầu tư George Soros là nhà sáng lập Soros Fund Management, hiện là Chủ tịch Open Society Foundations - mạng lưới các quỹ ông thành lập năm 1979. Quỹ này chủ yếu đổ tiền vào các vấn đề quốc tế, phát triển cộng đồng, dịch vụ xã hội, y tế và giáo dục


Hình ảnh
2. Warren Buffett
Số tiền đã cho đi: 21,5 tỷ USD
Tổng tài sản hiện tại: 61 tỷ USD
Chỉ số hào phóng: 35%
Chủ tịch kiêm CEO công ty đầu tư Berkshire Hathaway không chỉ là một trong những người giàu có nhất thế giới, mà còn thuộc top hào phóng nhất. Năm 2006, ông cam kết đóng góp 85% tài sản cho quỹ Bill & Melinda Gates Foundation và các quỹ khác của gia đình. Đến năm 2011, nhà thông thái vùng Omaha cùng Bill Gates tạo ra Cam kết Cho đi - chương trình khuyến khích các cá nhân giàu có đóng góp phần lớn tài sản làm từ thiện.


Hình ảnh
1. Bill Gates
Số tiền đã cho đi: 27 tỷ USD
Tổng tài sản hiện tại: 84,2 tỷ USD
Chỉ số hào phóng: 32%
Nhà sáng lập đế chế phần mềm Microsoft giờ chỉ tập trung làm từ thiện thông qua quản lý quỹ Bill & Melinda Gates Foundation cùng vợ. Quỹ này tài trợ cho các dự án và sáng kiến trên toàn cầu về phát triển nông nghiệp, y tế, thư viện, giảm nghèo và giáo dục. Từ khi thành lập, quỹ đã đóng góp hàng triệu USD cho các tổ chức, như WHO, UNICEF, GAVI Alliance hay The Global Fund to Fight AIDS, Tuberculosis và Malaria.


Theo Hà Thu (vnexpress.net)


CDHH
Bài viết: 31
Ngày: 26/12/14 00:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

NGƯỜI LÀM TỪ THIỆN NHIỀU NHẤT VIỆT NAM

Bài viết chưa xem gửi bởi CDHH »

Số tiền Chủ tịch Him Lam tặng hoạt động từ thiện xã hội, đặc biệt là xây trường học trên khắp Việt Nam đã lên tới cả nghìn tỷ đồng và sẽ còn tiếp tục tăng.

Đầu tư xây dựng trường Dân tộc nội trú ở Hậu Giang với số vốn 75 tỷ đồng, trường học ở Củ Chi 37 tỷ đồng, trường mầm non Phì Điền với diện tích 5.000m2 trị giá 17 tỷ đồng, 2 trường học ở Bắc Kạn và Bắc Giang mỗi trường 17 tỷ đồng… Nếu chỉ đọc các con số này, hẳn nhiều người sẽ nghĩ đó là khoản đầu tư cho giáo dục từ ngân sách nhà nước. Thế nhưng đó là tiền do ông Dương Công Minh, Chủ tịch Tập đoàn Him Lam hiến tặng (ông này sở hữu 99% cổ phần của Him Lam).

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, ông Minh và các công ty mà đại gia này làm chủ đã bỏ ra cả nghìn tỷ đồng để thực hiện các hoạt động từ thiện, xã hội trên khắp Việt Nam mà xây trường học ở khắp các tỉnh thành là một hoạt động nổi bật. Theo dự kiến, đến năm 2020, Tập đoàn Him Lam của ông Dương Công Minh sẽ tặng mỗi tỉnh thành trên toàn quốc một trường học mà số tiền bỏ ra ở cho mỗi điểm đều lên tới hàng chục tỷ, có nơi xấp xỉ 100 tỷ đồng.
Hình ảnh
Ông Dương Công Minh - Chủ tịch Him Lam
So với bất kỳ một cá nhân, doanh nghiệp nào hiến tặng các hoạt động từ thiện tại Việt Nam, ông Dương Công Minh và Him Lam đều vượt rất xa. Điều thú vị là mỗi khi khánh thành một trường học, nhà tình thương, cần chụp ảnh lưu niệm, người ta sẽ nhìn thấy vị chủ tịch Him Lam đứng ở phía ngoài.

Một nhân viên thường thực hiện các chương trình từ thiện xã hội cho công ty của ông Minh cho biết: “Anh ấy cứ bảo làm là thực hiện thôi, còn tiền nhiều ít thế nào cũng là công ty do anh ấy làm chủ. Anh ấy lại là người có tính kỷ luật theo kiểu quân đội rất cao nên mọi người cứ làm chứ ít người hỏi sao lại chi nhiều tiền thế cho các hoạt động từ thiện, xã hội. Sau làm nhiều, chúng tôi mới hiểu, triết lý kinh doanh của anh Minh là kinh doanh gắn với xã hội nên khi làm ra lợi nhuận, cần trả ơn nơi mình đang hoạt động”.

Còn chủ tịch của Him Lam thì cho biết, ông kinh doanh “theo định hướng xã hội chủ nghĩa” nên cách làm cũng khác. “Ở Việt Nam, giai cấp công nhân với nông dân làm chủ nên họ phải thích mình thì mới làm việc được nên mình phải lấy lòng họ”, ông Minh chia sẻ.

Với công chúng, ông Minh là người khá kín tiếng. Giữ vị trí chủ tịch của ngân hàng Bưu điện Liên Việt nhưng phát ngôn đều do phó chủ tịch Nguyễn Đức Hưởng thực hiện.

Cơ duyên với bất động sản

Con đường dẫn tới nghiệp địa ốc của Dương Công Minh bắt đầu từ vụ thất bại nặng nề khi đi buôn xoài (lúc đó chủ tịch Him Lam có biệt danh là Minh Xoài). Điều lạ lùng ở thời đó là Minh Xoài đi buôn trái cây với người bạn nhưng lại cam kết là lời cùng chia, nhưng lỗ thì chỉ mình chịu. Lần chở 100 xe xoài sang Trung Quốc bị thối sạch đến nỗi xoài đổ xuống "lấp kín cả một dòng suối". Nhìn bạn cất xoài lành, ăn quả thối, Minh Xoài giữ lời hứa “lỗ mình chịu” và bán căn nhà đang ở (1000m 2 trên đường Cộng Hòa) để trả nợ cho bạn.

Khi bán nhà Minh Xoài mới phát hiện ra là nếu làm dịch vụ thì mất tới 50 triệu để hợp thức hóa giấy tờ (giá căn nhà là 350 triệu) còn tự làm hết có 3 triệu. Từ đó, tay buôn trái cây lập ra công ty hợp thức hóa nhà đất với giá 20 triệu đồng (giảm 60%) nhưng vẫn có lợi nhuận tới 300% sau khi trừ các loại chi phí, nghiệp bất động sản của chủ tịch Him Lam khởi nguồn từ đây. Sau này, ông Minh coi việc thất bại khi đi buôn xoài là một may mắn lớn của đời mình vì không có nó thì đã không có Minh Him Lam ngày nay (biệt hiệu mới của ông khi làm chủ tịch công ty bất động sản).
Hình ảnh
Công trình trường Dân tộc nội trú tại Hậu Giang do những công ty của Dương Công Minh tài trợ có số vốn bỏ ra khoảng 75 tỷ đồng
Chủ tịch Him Lam giàu cỡ nào?

Là một con người luôn khiêm nhường trước công chúng và sẵn sàng chi những khoản tiền khổng lồ để đền đáp xã hội nhưng ông Minh lại cho biết, người kế nghiệp duy nhất tại Him Lam chỉ có thể là con trai mình (năm nay mới 5 tuổi). Khi được hỏi: "Cuộc đời là vô thường… vì con người trên cuộc đời cũng chỉ như hạt cát. Ông có nghĩ là việc chỉ độc truyền cho con trai ông Him Lam có thể có những rủi ro ngoài dự kiến?”. Vị chủ tịch Him Lam trả lời: “Tôi đã nghĩ về việc này. Chính vì cuộc đời là vô thường nên tôi đã làm những điều tôi có thể bình thường trong cuộc sống. Vì đơn giản, tôi quyết định những gì về tôi và gia đình tôi”.

Do các công ty chưa được niêm yết trên thị trường chứng khoán nên giá trị tài sản của doanh nhân này rất khó xác định chính xác. Tuy nhiên, nhìn vào vị trí chủ tịch tại công ty Him Lam (vốn điều lệ hơn 6.500 tỷ đồng với 99% cổ phần của ông Minh), ngân hàng Bưu điện Liên Việt, công ty Liên Việt Holdings… người ta có thể hình dung sơ bộ về tài sản của doanh nhân này.

Khi được thống kê là người giàu nhất sàn chứng khoán năm 2009, ông Đặng Thành Tâm - Chủ tịch công ty Kinh Bắc chia sẻ: “Về bản chất của sự giàu có về tiền bạc thì những người hiện nay nắm giữ cổ phiếu niêm yết nhiều cũng không phải là những người giàu nhất Việt Nam. Nhiều người vì lý do này hay lý do khác, họ chưa muốn công khai chuyện tế nhị này. Tôi biết nhiều người giàu có hơn mình, ví dụ như anh Minh (ông Dương Công Minh - Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần Him Lam). Nếu công ty anh ấy niêm yết, chắc khó có người nào vượt qua”.

Sinh tại Quế Võ (Bắc Ninh), ông Dương Công Minh hiện kiêm nhiệm Chủ tịch HĐQT 3 doanh nghiệp lớn là công ty cổ phần Him Lam, ngân hàng Bưu điện Liên Việt và công ty cổ phần Liên Việt Holdings. Trước đó, những năm 1984-1993, ông Minh là sỹ quan công ty xuất nhập khẩu thuộc Bộ Quốc phòng, đến giai đoạn 1994-1997 là giám đốc xí nghiệp xây dựng - công ty Thanh Bình cũng thuộc Bộ Quốc phòng. Doanh nhân này hiện là ông chủ của công ty cổ phần Him Lam - nơi có hơn 20 công ty con, công ty liên kết đủ lĩnh vực, từ bất động sản, tài chính ngân hàng, viễn thông, xây dựng đến sản xuất, thương mại dịch vụ, nhân lực, khai khoáng...

Theo Lan Anh (Infonet)


ngusi
Bài viết: 94
Ngày: 12/12/13 11:12
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: thưa thiên huế

Re: Tán thán Gương Người Tốt-Việc Tốt

Bài viết chưa xem gửi bởi ngusi »

thời nay phải làm thiện đúng người đúng chỗ nếu không lại bị lợi dụng đó


thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tán thán Gương Người Tốt-Việc Tốt

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

Trong kinh Phật thường chỉ dạy rất nhiều cách để tu nhân trở thành giàu có, như là:
Bố thí tài, trì giới không trộm cắp, dùng cặp mắt hân hoan nhiệm màu tùy hỉ khi thấy người bố thí...

Mình thấy những gương trên thì rất ngưỡng mộ.

Mình thường đọc kinh, thấy Phật cũng có dạy rất nhiều về bố thí lớn lao qua các mẫu chuyện:

Ngài so sánh sau đó tóm gọn, pháp bố thí là cao nhất, vì có thể đưa chúng sanh ra khỏi luân hồi, còn những bố thí khác như tài bố thí, châu báu, cơm ăn, vật dụng,... thì không bằng.

Điển hình là trong kiếp xưa Phật làm chuyển luân thánh vương, bố thí rộng khắp lớn lao vàng bạc trong kho đầy ấp đem ra bố thí hết, nhưng khi ngài thấy chúng sanh sanh lão bệnh tử, mặt nhăn gần chết, đến bức bách thì không có cách nào cứu họ, bèn xả thân cầu bài kệ về Phật pháp, có được kệ liền đem ra biên chép lưu truyền khắp nơi.


Kiến An
Bài viết: 46
Ngày: 29/01/15 19:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

NGƯỜI VIỆT CẢ TIN KHI LÀM TỪ THIỆN

Bài viết chưa xem gửi bởi Kiến An »

Hình ảnh
Từ thiện quốc tế: minh bạch và chiến lược tầm xa
Do tính chất nhạy cảm, tại các nước châu Âu và Mỹ, cá nhân bị nghiêm cấm đứng ra quyên góp từ thiện. Nếu cố tình, có thể bị quy tội ăn mày (mendicité), lừa đảo, trốn thuế và bị nghiệm trị trước pháp luật.

Để thành lập một tổ chức từ thiện không khó về mặt thủ tục, tuy nhiên buộc phải tuân thủ các quy định chặt chẽ. Ví dụ như tại Pháp, theo điều luật ra đời năm 1901, các Tổ chức phi lợi nhuận (Association sans but lucrative - ASBL) bắt buộc phải có tối thiểu 2 người cùng đứng tên chính thức. Họ được phép nhận tiền lương theo công sức của mình bỏ ra, có kê khai mức thu nhập chịu thuế nhưng tuyệt đối không được kiếm lợi nhuận trong các hoạt động của mình.

Các tổ chức từ thiện đều có mục đích phi lợi nhuận nên được miễn thuế, tuy nhiên nếu phát hiện có gian dối bất minh trong thu chi tài chính, những người đứng tên sẽ bị truy tố tội trốn thuế, lừa đảo… Mỗi năm đều có các công ty kiểm toán độc lập kiểm tra và chứng thực tài khoản công khai. Chính vì thế, người dân rất yên tâm khi quyên góp tiền bạc cho họ. Các tổ chức từ thiện phi chính phủ lớn như Arnée du Salut, Médecins Sans Frontières… đểu nhận được sự ủng hộ tài chính rất lớn từ dân chúng và cho tới nay đã chứng minh được những hiệu quả to lớn họ mang lại cho cộng đồng.

Hoạt động của các tổ chức từ thiện quốc tế thường rất rộng, nhưng luôn chú trọng đầu tư vào các giải pháp căn cơ và tận gốc. Ví dụ, thay vì cho người nghèo một bữa no cơm với thịt để ngày mai lại đối diện với ‘ngõ cụt’ đói kém, các tổ chức từ thiện quốc tế thường tập trung nghiên cứu triển khai các dự án đào tạo nghề nghiệp, phát triển công ăn việc làm, tạo chiếc ‘cần câu’ xung quanh môi trường sống của người được giúp đỡ. Hay quỹ từ thiện tư nhân của các tỉ phú thường tập trung vào việc nghiên cứu bệnh nan y.


Việt Nam: Từ thiện bát nháo như… chợ trời
Đó là một thực trạng khi hoạt động từ thiện đang được thả lỏng về mặt quản lý như hiện giờ. Nhìn toàn cảnh, những tổ chức từ thiện có quy củ và tầm hoạt động chiến lược chuyên nghiệp theo mô hình các tổ chức quốc tế tại Việt Nam vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vô số những tổ chức từ thiện do cá nhân tự lập đều đang có những bất cập về tính minh bạch và quản lý. Thậm chí, từ thiện đang có xu hướng biến tướng thành một “nghề” mang lại siêu thu nhập. Đã có không ít những ồn ào tai tiếng xung quanh vấn đề này.
\
Để trở thành một “nhà từ thiện” ở Việt Nam rất đơn giản. Chỉ cần có vài bức hình chụp một hoàn cảnh thương tâm đưa lên mạng xã hội, kèm ít lời than vãn lay động lòng trắc ẩn của cộng đồng, hoặc hình ảnh một nhân vật chụp cùng những người khuyết tật tại một trung tâm bảo trợ xã hội, lập tức người kêu gọi đã được gọi là nhà từ thiện và có quyền nhận những đóng góp vào tài khoản cá nhân mà không cần qua bất cứ một sự kiểm soát nào.

Vì người người đều trở thành nhà từ thiện dễ dàng như vậy mà môi trường hoạt động từ thiện Việt Nam đang rơi vào tình trạng cạnh tranh khốc liệt, đôi khi mất hẳn đi tính chất nhân văn như vốn dĩ tên gọi. Các nhà từ thiện cũng có đủ các chiêu trò thu hút sự chú ý của dư luận, thu hút nhà tài trợ. Có người chọn cách luôn tạo ồn ào tai tiếng cho chính những nơi mình đi giúp đỡ, sử dụng hình ảnh thương tâm của người khuyết tật, thậm chí cả hình ảnh lõa thể của người tâm thần để quảng bá hoạt động của mình… Điều mà không một nước phát triển nào chấp nhận, thậm chí phạt rất nặng.

Do không có luật cụ thể nào kiểm soát, mà nhiều người làm nghề quyên góp từ thiện cũng tự đặt ra những lệ làng không giống ai. Mạng xã hội hiện nay đang ồn ào về câu chuyện một nhà từ thiện tại Nghệ An đi tố cáo tiêu cực nhưng lại có các biểu hiện bất minh trong các hoạt động thu chi tiền đóng góp của nhà hảo tâm. Khi bất cứ ai có ý kiến về việc minh bạch tài chính đều bị chị ta xóa hết các ý kiến và chặn người tố cáo. Mới đây nhất, một người sống tại Vinh đã rất bức xúc trước việc chị này “tịch thu” luôn cả một số tiền lớn gia đình anh ủng hộ tận tay một bệnh nhân, và được chị giải thích rằng do là người có công quảng bá nên chị có quyền quyết định những khoản đóng góp cho nhân vật theo ý cá nhân… Vậy những người bỏ tiền ra đóng góp cho nhân vật đó có được biết rằng đồng tiền mình chi ra đã được sử dụng không đúng mục đích, và biết bao khoản dư ra như thế làm sao kiểm soát khi người thu, chi chỉ nằm trong một đầu mối cá nhân không bị ràng buộc bởi bất cứ cơ sở pháp lý nào?
Đừng tạo cơ hội cho lòng tham nảy nở
Điều đáng nói, ngoài những kẽ hở về luật pháp tạo điều kiện cho những người lợi dụng lòng trắc ẩn của cộng đồng để trục lợi, còn có phần lỗi lớn của những người cho tiền từ thiện khi họ vô trách nhiệm với chính đồng tiền của mình một cách thật sự khó hiểu. Có thể bởi người Việt ngây thơ và cả tin tới mức bất cứ ai hô hào hai chữ “từ thiện” đều là thiên thần, hoặc văn hóa cả nể cố hữu đã không cho phép họ được đặt ra những câu hỏi về sự minh bạch. Đôi khi tôi có cảm giác người Việt làm từ thiện chỉ để thỏa mãn cá nhân chứ không hề quan tâm số tiền đó có được dùng đúng mục đích thiện nguyện của mình hay không… Chính họ đã góp phần làm hoạt động nhân văn như từ thiện bị biến tướng dữ dội như hiện giờ.

Nghệ sỹ Kim Cương, người sáng lập Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo TP.HCM, có lần đã tâm sự với tôi về lý do chị phải mời kiểm toán độc lập Hội bảo trợ của mình vài ba tháng một lần, bởi “không phải chị không tin những nhân viên của mình, vì khi bắt đầu công việc thiện nguyện ai cũng xuất phát bằng cái tâm trong sáng cả, nhưng khi tiếp xúc với đồng tiền họ có thể tha hóa nhanh lắm. Cho nên, minh bạch chính là giải pháp giúp tâm người luôn sáng”.

Hy vọng kinh nghiệm của nghệ sỹ Kim Cương cũng nhắc nhở trách nhiệm của chính những người có tâm bỏ tiền làm từ thiện trong bối cảnh luật quản lý hoạt động từ thiện còn lỏng lẻo như hiện giờ.

Theo Hương Vũ (Thanhnien.vn)


CDHH
Bài viết: 31
Ngày: 26/12/14 00:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

CÔNG ĐỨC LÀM ĐƯỜNG

Bài viết chưa xem gửi bởi CDHH »

Nhằm góp phần xây dựng nông thôn mới, chiều ngày 01/06/2017, Hội từ thiện Thiền Tôn Phật Quang do anh Nghiêm Tuệ làm Trưởng đoàn đã trao số tiền 50 triệu đồng hỗ trợ kinh phí xây dựng đường Phước Toàn tại xã Long Hiệp, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.
Hình ảnh
Được biết, xã Long Hiệp, huyện Bến Lức, tỉnh Long An có nhiều tuyến đường giao thông nông thôn được xây dựng đấu nối với Quốc lộ 1. Tuy nhiên do xây dựng chưa đồng bộ và nhất là chưa có hệ thống thoát nước hoàn chỉnh, nên khi mưa xuống đường sá lầy lội, gây khó khăn trong việc đi lại.

Riêng tuyến đường giao thông nông thôn vào ấp Phước Toàn đầy những ổ voi, ổ gà đọng nước. Đây là tuyến đường mới được huyện Bến Lức đầu tư nâng cấp. Thế nhưng do lưu lượng xe tải lưu thông dày đặc, mặt đường đã xuống cấp trầm trọng. Mặt khác, khi mưa xuống không có chỗ thoát nước, đường càng nhanh xuống cấp.

Hiện nay, xã Long Hiệp được tỉnh đầu tư làm đường 833B; huyện đầu từ làm đường Phước Toàn, Long Bình…; xã đầu tư làm đường Voi Lá. Trong đó, đường Phước Toàn quy mô dài 3,1km; nền đường 7,5m; nhựa 5,5m; lề mỗi bên 1m. Do nhu cầu con đường cần mở rộng thêm và rải nhựa, mà đời sống của nhân dân ấp Phước Toàn còn khó khăn, các dịch vụ chỉ là buôn bán nhỏ. Nhưng người dân luôn mong muốn có con đường đi lại thuận tiện hơn, nhất là vào mùa mưa. Cho nên, chính quyền địa phương đã vận động Hội Từ Thiện Thiền Tôn Phật Quang hỗ trợ kinh phí làm đường.

Qua khảo sát, Hội từ thiện đã trao 50 triệu đồng góp vào xây dựng đường Phước Toàn. Với sự nỗ lực của chính quyền và nhân dân ấp Phước Toàn, cùng sự quan tâm hỗ trợ của Hội Từ Thiện Thiền Tôn Phật Quang, các mạnh thường quân khác, hy vọng địa phương sẽ hoàn thiện con đường đúng tiến độ.

Dịp này, ông Hồ Ngọc Thức – Phó bí thư Đảng ủy xã Long Hiệp đã chân thành gửi lời cám ơn đến Hội Từ Thiện, và hy vọng Hội sẽ tiếp tục quan tâm hỗ trợ cho các hoạt động sắp tới đối với cộng đồng địa phương./.

Theo Tuệ Đăng (thichchanquang.com)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.27 khách