Tán thán Gương Người Tốt-Việc Tốt

Bạn có thể tạo một ngôi nhà cho riêng mình, với những vật liệu mà bạn thích, xin giữ ngôi nhà được thanh tịnh trong ánh hào quang của Phật-đà. Kính mời các bạn.

Điều hành viên: quang_tam3

Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Tán thán Gương Người Tốt-Việc Tốt

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

Doanh nhân Nguyễn Văn Trường và duyên phận với Bái Đính - Tràng An
Danh tiếng ông Nguyễn Văn Trường gắn với quần thể hang động Tràng An và chùa Bái Đính. Nhưng ông là một đại gia kín tiếng, giản dị, ăn chay trường từ nhiều năm nay.

Thông tin về ông chủ Công ty Xuân Trường xây dựng chùa Bái Đính hầu như chỉ lác đác, ông không mấy khi chịu xuất hiện trước giới truyền thông. Cho đến nay, giới truyền thông chỉ nắm được ông là chủ nhân của khách sạn Hoa Lư (Ninh Bình. Khách sạn Hoa Lư trước kia do Sở Du lịch khai thác. Nay, cả ba công trình trên đều đã được tỉnh giao cho doanh nghiệp Xuân Trường.

Theo Wiki, ông Nguyễn Văn Trường sinh năm 1963 tại thôn Chi Phong, xã Trường Yên - Hoa Lư - Ninh Bình. Ông là một doanh nhân nổi tiếng nằm trong nhóm doanh nhân đạt danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu” và Cúp Vàng hội nhập kinh tế quốc tế.

Ông hiện là ủy viên Ban Chấp hành VCCI khóa V - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, tổng giám đốc Doanh nghiệp Xuân Trường, chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Du lịch Hoa Lư, Giám đốc Khách sạn Hoa Lư.

Doanh nhân Nguyễn Văn Trường được biết đến nhiều nhất từ khi mạnh tay đầu tư cả nghìn tỷ đồng vào Khu Du lịch Tràng An – chùa Bái Đính ở cố đô Hoa Lư (Ninh Bình).
Ông Trường (bên phải)
Ông Trường (bên phải)
IMG_0995.JPG.jpg (81.94 KiB) Đã xem 3234 lần
Ông cũng được biết đến là người chi 100.000 USD, đích thân sang Ấn Độ đón Ngọc xá lợi về Việt Nam. Ở Nội Bài, ông đã sắp xếp thuê 3 chiếc xe Limousine, Hummer, Lincoln để chở xá lợi và cao tăng về Ninh Bình. Bất cứ việc nào có lợi cho di sản và du lịch ở Ninh Bình, ông Trường đều sẵn sàng làm. Hội thảo về cố đô Hoa Lư, lễ hội, hội nghị xúc tiến, ông âm thầm đứng sau tài trợ.

Ông là người ít nói, và rất hiếm để báo chí chụp ảnh. Theo chia sẻ, niềm vui lớn nhất của đại gia này là hàng ngàn người dân Gia Viễn quê anh có việc làm, thu nhập ổn định khi quần thể hang động Tràng An và khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính đi vào hoạt động. Chèo đò, chạy xe ôm, bán hàng, chụp ảnh. Những thứ việc đó ở Bái Đính và Tràng An thu nhập gấp 10 lần trồng lúa.

Ngôi chùa mới và những kỷ lục


Chùa Bái Đính được khởi công vào đầu năm 2006. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, tỉnh Ninh Bình giao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm chủ đầu tư các hạng mục về giải phóng mặt bằng, đường giao thông, cơ sở hạ tầng, cây xanh còn doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường là chủ đầu tư các hạng mục làm chùa, tạc tượng, đúc chuông.

Ngày 10/4/2008, UBND tỉnh Ninh Bình cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 091110000011, cho DNXD Xuân Trường và trong Điều 5 của Giấy chứng nhận này nêu: Thời hạn hoạt động dự án là 70 năm.
Chùa giữ nhiều kỷ lục
Chùa giữ nhiều kỷ lục
BaiDinh_Dien_TamThe.JPG (2.09 MiB) Đã xem 3244 lần
Chùa Bái Đính mới có diện tích rộng 80 ha, nằm phía bên kia núi so với chùa cổ và ở phía tây cố đô Hoa Lư. Đây là một công trình lớn gồm nhiều hạng mục, được xây dựng trong nhiều giai đoạn khác nhau.

Kiến trúc chùa nổi bật với những hình khối lớn, hoành tráng mang đậm dấu ấn kiến trúc Việt Nam như sử dụng nguyên vật liệu chính ở địa phương (đá xanh Ninh Bình, gỗ tứ thiết), ngói men Bát Tràng màu nâu sẫm… Điều khác biệt nhất ở kiến trúc chùa Bái Đính thể hiện ở vòm mái màu nâu sẫm cong vút hình đuôi chim phượng, nó không giống với nét thẳng thô của chùa Trung Quốc. Các chi tiết trang trí kiến trúc chùa cũng mang đậm dấu ấn của các làng nghề nổi tiếng như đúc đồng Ý Yên, chế tạc đá Ninh Vân, mộc Phú Lộc, thêu Ninh Hải,…

Chùa Bái Đính khi xây dựng được gọi là đại công trường với 500 nghệ nhân gồm rất nhiều tổ thợ đến từ những các làng nghề nổi tiếng về xây dựng như mộc Từ Sơn, trạm khắc đá Ninh Vân, đúc đồng Ý Yên, thêu ren Văn Lâm, sơn mài Cát Đằng… các nghệ nhân này được sử dụng các vật liệu địa phương như gỗ lim, đá xanh Ninh Bình, ngói men Bát Tràng… để tạo ra nét thuần Việt trong kiến trúc chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính được ca ngợi là một ngôi chùa nổi tiếng với những kỷ lục châu Á và khu vực như tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, tượng Phật Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á.
Tượng Phật Thích ca Mâu ni bằng đồng cao và nặng nhất: 100 tấn
Tượng Phật Thích ca Mâu ni bằng đồng cao và nặng nhất: 100 tấn
grab139937312720140505154635_tuong_phat.jpg (151.37 KiB) Đã xem 3229 lần

Ngoài ra, chùa còn giữa nhiều kỷ lục của Việt Nam như chuông đồng lớn nhất Việt Nam 36 tấn. Khu chùa rộng nhất Việt Nam: tổng 539 ha (riêng chùa cổ 27 ha, chùa mới 80 ha). Khu chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á: hành lang La Hán dài gần 3 km. Khu chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam: 500 vị bằng đá xanh cao khoảng 2m. Khu chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam. Khu chùa có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam: 100 cây bồ đề được chiết từ cây bồ đề Ấn Độ.

Mới đây, đại gia này đã xây dựng khách sạn 200 tỉ trên diện tích 20.000m2. Đây là khách sạn hạng sang theo phóng cách Á Đông cổ điển, với nguyên vật liệu chính là các loại gỗ quý hiếm như trắc, cẩm lai, gỗ đỏ.
Khách sạn 200 tỉ toàn gỗ quý khánh thành phục vụ cho Vesak Liên Hợp Quốc 2014
Khách sạn 200 tỉ toàn gỗ quý khánh thành phục vụ cho Vesak Liên Hợp Quốc 2014
grab139937312820140505154837_khach_san.jpg (86.04 KiB) Đã xem 3232 lần
Đáng chú ý trong công trình này là một phòng họp hội nghị cấp cao và phòng ăn uống có sức chứa 1000 khách được khánh thành kịp thời phục vụ cho Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2014.

Lành thay!

Chánh Tín (sưu tầm)


Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Gặp thanh niên trả lại 200 triệu nhặt được cho người TQ

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

Trong thời gian gần đây, bạn đọc cũng như cư dân mạng hết lời tán thưởng, khâm phục về hành động của anh Đào Hữu Ý (SN 1984, trú tại thôn Hoa Đông, xã Kỳ Hoa, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh), khi nhặt được một túi xách chứa 200 triệu đồng của một người mang quốc tịch Trung Quốc đánh rơi.

Trong một chuyến công tác, vô tình gặp anh Đào Hữu Ý, biết chúng tôi có ý tìm hiểu về hành động trả tiền, anh Ý rất vui vẻ trò chuyện.

Anh cho biết đang là cán bộ công tác tại Hội đồng bồi thường tái định cư giải phóng mặt bằng của huyện Kỳ Anh.

Nhấp ngụm nước, anh Ý kể tiếp, hôm đó là chiều ngày 11/5, sau khi đi làm về, anh cùng một số người bạn rủ nhau vào quán cafe Phú Sơn (Khu phố Hưng Lợi - Thị trấn Kỳ Anh) uống nước.

Khi ra về, anh phát hiện một túi xách màu nâu đánh rơi trước cổng quán.

Tò mò nên mở chiếc túi để kiểm tra, anh bất ngờ khi thấy bên trong túi có một cục tiền được gói cẩn thận.

Ngoài ra có một hộ chiếu tên Jiang Qin Lin (SN 1990) cùng một số giấy tờ khác. Anh mang túi vào hỏi một số nhân viên trong quán thì được những người này cho biết, cách đó khoảng 30 phút có một người đi chiếc ô tô màu đen vào uống nước.

“Lúc này trong người tôi cũng có tiền vì vừa nhận lương, sợ mọi người nghĩ không đúng nên tôi đã vào quán để nhờ nhân viên xác nhận là tôi không hề đụng tới số tiền trong túi xách” – anh Ý nói.

Anh Ý liền lấy xe máy chạy đuổi theo hướng đi xã Kỳ Hoa (Huyện Kỳ Anh) hơn 5km.

Suốt quãng đường, anh đảo mắt để chiếc xe màu đen mà nhân viên quán miêu tả sơ qua nhưng không thấy. Sau đó, anh lại chạy ngược hướng khu tái định cư xã Kỳ Lợi những cũng không có kết quả.

Nghĩ người này khi phát hiện mất tiền sẽ quay lại quán tìm nên anh Ý trở lại quán café Phú Sơn. Chờ hơn 30 phút thì thấy một người đàn ông dáng vẻ hốt hoảng như đang tìm kiếm thứ gì đó.

“Lúc đó khoảng hơn 19h, tôi trong thấy một người đàn ông đang dáo dác tìm thứ gì đó. Nhìn lại bức ảnh in trên hộ chiếu thấy giống. Tôi liền qua hỏi, người này nói tiếng Việt rất rõ. Qua trao đổi thì đúng là người đã đánh rơi chiếc túi. Khi ấy, họ mừng lắm, cứ cảm ơn rối rít. May mà tôi là người nhặt được túi xách” – anh Ý nhớ lại.

Nhân viên quán café Phú Sơn, Đào Thị Minh Huệ (SN 1995) cho hay, khoảng 17h ngày 11/5, anh Ý mang túi xách vào kiểm tra thì thấy có tiền, ai cũng hốt hoảng.
Sau đó, anh Ý chạy xe đi tìm rồi chờ người đánh rơi để trả lại. Và đó là một người Trung Quốc.

Tôi muốn cho họ biết: Người Việt rất thân thiện


Nói chuyện thì anh mới biết, người này tên là Jiang Qin Lin (SN 1990), là người Trung Quốc, hiện đang làm việc tại dự án Formosa - KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh).
Và khi đó anh mới biết số tiền trong túi là khoảng 200 triệu đồng. (100 triệu đồng và 50 ngàn nhân dân tệ, tương đương 100 triệu đồng tiền Việt).
“Không chỉ anh Jiang Qin Lin mừng khi nhận được lại tiền mà ngay bản thân tôi cũng rất vui. Tiền thì ai cũng cần nhưng không phải do công sức mình làm ra thì lấy cũng không được gì. Niềm vui ấy không kéo dài được, trong khi người mất lại suy sụp” – anh Ý nói.
Sau khi nhận lại số tiền từ tay anh Ý, Jiang Qin Lin đã ngỏ ý đưa cho anh Ý cùng một số nhân viên trong quán cafe 1 triệu đồng để cảm ơn nhưng anh đã từ chối.
Anh Đào Hữu Ý (trái) và Jiang Qin Lin khoác tay nhau, rất thân thiện. Ảnh nhân vật cung cấp
Anh Đào Hữu Ý (trái) và Jiang Qin Lin khoác tay nhau, rất thân thiện. Ảnh nhân vật cung cấp
gap_thanh_nien_tra_lai_200_trieu_nhat_duoc_cho_nguoi_tq_0.jpg (57.58 KiB) Đã xem 3198 lần
(Anh Ý có vóc người nhỏ nhắn, nhưng gương mặt và cử chỉ toát lên một tinh thần thật quảng đại, nghĩa khí - Chánh Tín)

Ngày hôm sau (12/5), anh Đào Hữu Ý đã có một bữa ăn trưa với anh Jiang Qin Lin, nhờ đó mà anh Ý mới biết được, khi quay lại quán tìm chiếc túi xách thì hy vọng tìm được tiền là không có mà chỉ muốn xin lại hộ chiếu.

Tuy nhiên, nghĩ trong túi có tiền nên việc xin lại hộ chiếu cũng không còn.
Và anh Jiang Qin Lin cũng rất bất ngờ trước việc làm của anh Đào Hữu Ý, Lin chỉ biết gật đầu, bắt tay rối rít cảm ơn.

Cũng trong bữa ăn, 2 người đã trao đổi về việc Trung Quốc lắp đặt giàn khoan Hải Dương - 981 trong vùng lãnh hải Việt Nam một cách rất cởi mở.
Theo anh Ý, anh Jiang Qin Lin cũng như người dân Trung Quốc không hề đồng ý về hành vi của nhà cầm quyền.
“Đó là việc của chính quyền, chứ Lin cũng như đa số người dân Trung Quốc luôn mong muốn hòa bình, cùng hợp tác, thỏa thuận bằng con đường ngoại giao để cùng nhau phát triển”, anh Ý nhắc lại lời của Jiang Qin Lin.

Nói về việc làm của mình, anh Đào Hữu Ý chia sẻ:“Tôi làm việc này không phải để nhận tiền hay lời cảm ơn từ họ mà chỉ muốn nói với họ là con người Việt Nam rất thân thiện, môi trường làm việc ở Việt Nam rất tốt, đáng để đầu tư”.

Chánh Tín (Theo Vietnamnet)


Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Xúc động gặp "Người cha" đặc biệt của những trẻ thơ bất hạnh

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

Ầu ơ... Ví dầu cầu ván đóng đinh/ Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi/ Khó đi cha dắt con đi/ Con đi trường học, cha tu ở chùa... Mỗi khi những đứa trẻ gào khóc đau đớn bởi những căn bệnh quái ác hành hạ, ông lại vội vàng ôm chúng vào lòng rồi cất lên những lời ru ấm áp và da diết ấy. Lạ thay, các em không khóc nữa mà cứ dụi dụi đầu vào ngực ông để tìm hơi ấm tình thương rồi từ từ chìm vào giấc ngủ bình an. “Người cha” khoác áo cà sa ấy là thượng tọa Thích Thiện Chiếu, trụ trì chùa Kỳ Quang 2 ở phường 17, quận Gò Vấp - TPHCM.

Gần gũi thân tình với từng số phận

Biết tôi có ý định tìm hiểu về những việc làm từ thiện của ông và nhà chùa, thượng tọa Thích Thiện Chiếu cứ đắn đo: “Làm từ thiện thì không nên lên tiếng làm gì. Vả lại, chúng tôi cũng chưa làm được nhiều việc cho xã hội mà”. Nài nỉ mãi, chúng tôi mới được vị sư có gương mặt phúc hậu, giọng nói điềm đạm, khoan thai dẫn ra sau chùa thăm lớp học mẫu giáo và khu nội trú của trẻ mồ côi, khuyết tật.
Thượng tọa Thích Thiện Chiếu ru một em khuyết tật
Thượng tọa Thích Thiện Chiếu ru một em khuyết tật
nguoi_cha_dac_biet.jpg (26.15 KiB) Đã xem 3335 lần
Những đứa trẻ đang chơi ùa ra vây lấy ông, luôn miệng gọi “cha”, “cha ơi”. Ông ôm hôn từng em rồi đùa giỡn, múa hát cùng chúng. Tiếng cười nói vang dậy cả ngôi chùa. Có em nũng nịu đòi ông cho ăn cơm. Có em cứ kéo áo đòi leo lên lưng ông. Có em gương mặt biến dạng, nụ cười méo xệch, nói không rõ tiếng, chân tay co quắp nhưng vẫn cố ra dấu đòi ông kể chuyện... Vị sư ân cần, nhẹ nhàng bế từng đứa lên và thì thào vào tai từng em, chúng thích thú cười ngặt nghẽo...

Đang chơi đùa cùng đám trẻ, chợt thấy Trần Hồ Ngọc Diễm, một đứa bé khoảng 3 tuổi bị mẹ bỏ rơi khi mới sinh ra được 4 ngày, vừa bị mù vừa bại liệt, khóc ngặt nghẽo, thượng tọa vội vàng đến bế em lên, cất giọng: Ầu ơ... Ví dầu cầu ván đóng đinh/ Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi/ Khó đi cha dắt con đi/ Con đi trường học, cha tu ở chùa... Chẳng mấy chốc, Diễm đã ngủ ngon lành. Một bé gái hơn 10 tuổi nằm giường kế bên Diễm, chân tay tong teo bỗng nổi cơn co giật. Thượng tọa lại xoay qua ôm chặt em vào lòng, ru: Ầu ơ... Lên non mới biết non cao/ Có nuôi con trẻ mới biết công lao của mẫu từ...

Đang loay hoay với đám trẻ, ông được một cô bảo mẫu từ cuối dãy nhà chạy lên thưa: “Thầy ơi, bé Trâm cứ khóc không chịu ăn, con dỗ mãi vẫn không chịu”. Thế là thượng tọa vội quày quả đến nơi có tiếng khóc của đứa trẻ biếng ăn.

Rộng vòng tay với trẻ bơ vơ

Ở Trung tâm Nuôi dạy - Hướng nghiệp cô nhi, khuyết tật của chùa Kỳ Quang 2 có bao nhiêu đứa trẻ thì cũng có bấy nhiêu hoàn cảnh khác nhau. Có em bị dị dạng bẩm sinh nên cha mẹ không nhìn nhận nhưng cũng có em sinh ra khỏe mạnh bình thường mà vẫn bị cha mẹ bỏ rơi ngay cổng chùa. Em Trần Hồ Xuân Phước bị mẹ bỏ trong một chiếc thùng, còn em Trần Hồ Xuân Sang bị mẹ bỏ trong chiếc giỏ đặt trước cổng chùa. Nghe tiếng trẻ khóc giữa đêm khuya thanh vắng, thượng tọa Thích Thiện Chiếu lại ra ẵm vào chăm sóc. Đến nay, Phước đã được 17 tháng tuổi, Sang đã 16 tháng tuổi và đều bụ bẫm, khỏe mạnh.

Các em đang ngủ nhưng vẫn cảm nhận được tiếng bước chân của người cưu mang mình hướng về phía mình và đồng loạt tỉnh giấc. Thấy vậy, ông lại nhẹ nhàng xoa lưng từng em, cất giọng ru ấm áp: Ầu ơ... Con ơi con ngủ cho ngoan/ Mai sau khôn lớn cháu ngoan Bác Hồ... Thượng tọa cho biết tất cả các em bị bỏ rơi từ nhỏ được ông nhận vào chùa cưu mang đều được đặt cho họ Hồ “để sau này lớn lên các em sẽ ý thức được mình là con cháu Cụ Hồ”.

Nghe ở đâu có trẻ bị bỏ rơi, khuyết tật, lang thang cơ nhỡ..., thượng tọa lại dang rộng vòng tay đón vào chùa chăm sóc, nuôi dưỡng. Hiện Trung tâm Nuôi dạy - Hướng nghiệp cô nhi, khuyết tật của nhà chùa có tới 236 đứa trẻ. Trong đó, 110 em khiếm thị, 80 em bại não, thần kinh và dị tật khác.
Trung tâm được chia làm 2 cơ sở nuôi dạy và hướng nghiệp cho các em mồ côi, khuyết tật. Cơ sở 1 đặt ngay tại khuôn viên của chùa Kỳ Quang 2, nuôi dạy các em dưới 18 tuổi; cơ sở 2 đặt tại phường Thạnh Lộc, quận 12 - TPHCM dành cho các em trên 18 tuổi. Ở đây, thượng tọa mời giáo viên về dạy trẻ khuyết tật từ mẫu giáo đến lớp 5; các em khỏe mạnh từ 6 tuổi trở lên được ông gửi đi học ở trường ngoài, học phí do chùa đài thọ; các em khiếm thị được học chữ nổi. Thượng tọa cũng là người chịu trách nhiệm chính trong việc hướng nghiệp, tìm nghề, dựng vợ gả chồng cho các em lớn tuổi.

Thượng tọa Thích Thiện Chiếu cho biết hiện nhà chùa đang xin giấy phép mở tiếp cơ sở 3 ở xã Quy Đức, huyện Bình Chánh - TPHCM để nuôi dưỡng người già không nơi nương tựa và những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Khám - chữa bệnh miễn phí

Kế bên trái chùa Kỳ Quang 2 là Tuệ Tĩnh Đường được mở ra để khám - chữa bệnh, bốc thuốc miễn phí. Thượng tọa Thích Thiện Chiếu nói: “Ở đây, chúng tôi không chỉ chữa bệnh bằng thuốc mà còn kết hợp dùng giáo lý nhà Phật để chữa “tâm bệnh” cho bệnh nhân. Vì thế, nhiều người đã hồi phục sức khỏe, tinh thần thoải mái”.
Thượng tọa Thích Thiện Chiếu chăm sóc trẻ khuyết tật, mồ côi
Thượng tọa Thích Thiện Chiếu chăm sóc trẻ khuyết tật, mồ côi
nguoi_cha_dac_biet_1_1.jpg (41.01 KiB) Đã xem 3140 lần
Theo chứng từ, sổ sách ghi lại, mỗi ngày tại Tuệ Tĩnh Đường có khoảng 500 bệnh nhân đến khám và điều trị miễn phí, tương ứng với ít nhất 500 thang thuốc phát ra. Tôi thử làm một phép tính nhỏ, nếu cứ 10.000 đồng/thang thuốc, mỗi ngày Tuệ Tĩnh Đường phải chi ít nhất là 5 triệu đồng, mỗi năm gần 2 tỉ đồng. Tất cả số tiền thuốc ấy đều được nhà chùa cấp phát hoàn toàn miễn phí.

Không chỉ khám, chữa bệnh, Tuệ Tĩnh Đường còn mở văn phòng tư vấn về HIV/AIDS. Năm 2009, có 1.236 lượt người đến đây và được tư vấn miễn phí. Họ được đối xử đặc biệt, không bị phân biệt, kỳ thị nên đã xóa bỏ được mặc cảm để an tâm điều trị.

Với những việc làm từ thiện đóng góp cho xã hội, thượng tọa Thích Thiện Chiếu đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng ba và tập thể chùa Kỳ Quang 2 được trao tặng Huân chương Lao động hạng nhì. “Tuy nhiên, phần thưởng quý giá nhất của tôi và nhà chùa nói chung chính là tình cảm của các em mồ côi, khuyết tật dành cho mình. Mỗi lần nghe các em gọi mình bằng tiếng cha trìu mến, tôi cảm thấy không hạnh phúc nào sánh bằng”, thượng tọa thổ lộ.

Cơ duyên với trẻ khuyết tật, mồ côi

Thượng tọa nhớ lại vào một chiều cuối mùa mưa năm 1994, ông chứng kiến một em khiếm thị cõng một đứa trẻ bị tật chân lang thang xin ăn trước cổng chùa Kỳ Quang 2. Biết các em đang đói khát, ông gọi chúng vào chùa lấy cơm chay cho ăn rồi lựa lời khuyên ở lại chùa với mình. Như có duyên với trẻ khuyết tật, mồ côi, dần dà các em tìm đến cửa chùa ngày càng đông. Khi đã nhận cưu mang 20 em, thượng tọa xin chính quyền địa phương cho mở mái ấm tình thương để nuôi dạy, chăm sóc chúng. Các Phật tử thấy vậy đã ủng hộ nhiệt tình cả tinh thần lẫn vật chất. Ban đầu là “cơ sở nuôi thanh thiếu niên khiếm thị”, về sau, khi trẻ khuyết tật, bị bỏ rơi đến nhiều hơn, ông đổi tên thành “Trung tâm Nuôi dạy - Hướng nghiệp cô nhi, khuyết tật”.

Hôm chúng tôi đến chùa Kỳ Quang 2, nhiều nhà hảo tâm cũng đến đây đóng góp lương thực, thực phẩm hoặc chung tay chăm sóc trẻ khuyết tật, mồ côi. Bạn Nguyễn Văn Duy, sinh viên năm cuối Trường ĐH Tôn Đức Thắng, tâm sự: “Mỗi tuần, tôi đến chùa 3 lần, vừa để lòng mình thư thái vừa tham gia chăm sóc các em mồ côi, khuyết tật”.

Nhiều bạn trẻ từ các nước đến TP.HCM cũng ghé trung tâm để góp sức chăm sóc các em. Gray, một thanh niên 19 tuổi người Mỹ, vừa đút từng thìa cơm cho các em bại liệt vừa xúc động bảo: “Trước khi qua VN, chúng tôi đã được các bạn đi trước cho biết ở đây có nhiều trẻ khuyết tật được chùa cưu mang. Vì thế, lần này qua VN, nhóm chúng tôi đã đến đây để chung tay xoa dịu nỗi đau của các em”.

Thượng tọa Thích Thiện Chiếu hiện là Phó Ban Từ thiện xã hội Trung ương Giáo hội Phật giáo VN. Cuối tháng 4/2010, ông đã cùng với lãnh đạo Trung ương Giáo hội Phật giáo VN ra Trường Sa để thăm hỏi, tặng quà các cán bộ, chiến sĩ và bà con ở đây; đồng thời dự lễ khánh thành một ngôi chùa tại quần đảo này.
.

Chánh Tín (Theo vtc.vn ngày 27/6/2010)


Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Tỷ phú và Luật Nhân Quả

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

Luật Nhân Quả Nghiệp Báo là một trong những nền tảng của giáo lý Đạo Phật. Đức Phật đã giảng về Luật Nhân Quả rải rác trong rất nhiều bài kinh. Tuy nhiên, khá nhiều người khi mới tiếp xúc với Đạo Phật vẫn nửa tin nửa ngờ về Nhân Quả. Thí dụ như họ nghi ngờ việc bố thí cúng dường làm từ thiện là nhân dẫn đến giàu sang; rằng cho đi là thiệt, là mất. Nhưng thực tế cho thấy, chính những tỷ phú hàng đầu trên thế giới là những tấm gương sáng của phong trào làm từ thiện xã hội. Có người cho rằng họ làm từ thiện chẳng qua là chiêu PR tự đánh bóng tên tuổi. Công bằng mà nói, nếu không có tâm thực sự thích làm từ thiện từ nhiều kiếp quá khứ, liệu có ai dám bỏ ra một nửa tài sản mồ hôi nước mắt của mình, thậm chí là gần 100% tài sản để cho đi như nhà đầu tư tài chính số 1 thế giới Warren Buffett, tỷ phú giàu nhất hành tinh Bill Gates, vua thép Andrew Carnegie...Và theo nhân quả, dường như việc làm từ thiện một cách quảng đại, đem lại nhiều lợi ích to lớn cho xã hội đã khiến họ càng lúc càng giàu.

Ước mong sao trên thế giới có thật nhiều tỷ phú như vậy, tài năng xuất chúng trong đầu tư kinh doanh nhưng vẫn giữ được tấm lòng nhân ái cao cả, có trách nhiệm cao đối với cộng đồng xã hội!

Xin được đăng lại một số bài viết về các tỷ phú như vậy, giống như lời tán thán đối với họ, đồng thời cũng là thêm một minh chứng cho Luật Nhân Quả mà Đức Phật đã tuyên giảng.


Warren E. Buffett, nhà tỷ phú giàu lòng từ thiện và đề cao công bằng xã hội


Theo tài liệu tạp chí Forbes phát hành đầu năm 2008, hai người giàu nhất Hoa Kỳ là ông Bill Gates người sáng lập hãng Microsoft có tài sản 57 tỷ đô la và ông Warren Buffett sáng lập công ty Bershire Hathaway với 50 tỷ đô la. Và cũng theo thông báo của tạp chí này năm 2011, cả hai ông vẫn đứng đầu danh sách các doanh nhân giàu có nhất Hoa Kỳ, và cũng đứng hàng đầu các tỷ phú của thế giới. Điều đáng quí hơn là cả hai ông đều là những nhà làm việc từ thiện vĩ đại nhất trên hành tinh này; triết lý và quan niệm nhân sinh của hai ông đáng để cho tất cả những kẻ giàu có trên thế giới noi theo.

Kinh doanh


Warren Edward Buffett sinh ngày 30 tháng 8 năm 1930 tại Omaha, bang Nebraska, Hoa Kỳ, Ông được coi là nhà đầu tư thành công nhất thế giới.

Từ thuở ấu thơ, W. Buffett đã cố gắng dành nhiều thì giờ cho việc học hành và làm việc cật lực để kiếm tiền bằng cách đi bỏ báo. Số tiền kiếm được ông chỉ trích ra một ít để mua sách vở, còn dư ông tính toán để dành. Với số tiền đi bỏ báo dành dụm, năm 11 tuổi ông đã khởi sự tập đầu tư bằng cách mua cổ phiếu. Ba năm sau lúc 14 tuổi ông mua một trang trại nhỏ, học kinh nghiệm trong thương trường địa ốc. Năm 20 tuổi ông đậu bằng cử nhân và năm 21 tuổi ông tốt nghiệp bằng cao học MS tại đại học Columbia. Năm 1970 khi 40 tuổi WB nắm cả hai chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Điều hành Công ty Bershire Hathaway; đại công ty đầu tư này đến ngày nay đã sở hữu 63 công ty khác như: Coca-Cola, Gillette, American Express, Wells Fargo, US Air Group, v…v… Một cổ phiếu loại A của Bershire Hathaway đã có trị giá 151 ngàn đô la vào ngày 11/12/2007.
Nhà đầu tư tài chính vĩ đại nhất thế giới W.Buffett.jpg
Nhà đầu tư tài chính vĩ đại nhất thế giới W.Buffett.jpg (4.53 KiB) Đã xem 3091 lần
Mỗi năm W. Buffett chỉ nhắc nhở 63 Tổng Giám đốc điều hành của 63 công ty trực thuộc luôn luôn nhớ hai nguyên tắc chính:

Nguyên tắc 1: Phải làm lợi cho cổ đông, đừng làm mất tiền cổ đông.

Nguyên tắc 2: Phải luôn luôn thuộc lòng nguyên tắc số 1.

Văn phòng làm việc của ông rất đơn giản, Cuộc sống của ông càng giản dị hơn, ông tự lái xe, không có tài xế riêng, không có nhân viên bảo vệ an ninh. Ông không bao giờ dùng máy bay riêng để đi công tác xa, dầu ông làm chủ một công ty hàng không lớn. Dù là người giàu thứ nhì trên thế giới với tài sản 50 tỷ đô la, ông vẫn sống trong căn nhà chỉ có 3 phòng mà ông mua khi cưới vợ hơn 50 năm về trước, không có hàng rào bao bọc chung quanh, giá mua lúc năm 1958 chỉ có 31500 US$. Một tỷ phú giàu có và quyền lực như vậy, nhưng ông sống một cuộc đời giản dị nhất, không giao du với tầng lớp thượng lưu. Thú vui của ông là làm một túi ngô rang và đọc sách hoặc xem TV tại nhà.

W. Buffett quan niệm con người làm ra của cải tiền bạc, nhưng của cải tiền bạc không tạo ra nhân cách con người. Ông cho rằng để tiền bạc cho con cháu chỉ làm cho con cháu ỷ lại không giúp ích gì cho chúng, còn làm chúng mất ý chí và động lực tiến lên. Ông từng phát biểu: “Nếu ba đứa con họ Buffett của ông chỉ vì tình cờ may mắn được sinh ra trong gia đình Buffett mà lại có số tiền hàng chục tỷ Mỹ kim di sản để hưởng thụ cuộc đời, thì đó là điều vô cùng bất công, xã hội không còn công lý nữa.”

Năm 1999 ông có trong danh sách những nhà quản trị tài chính giỏi nhất thế kỉ XX do hãng Carson thực hiện, xếp trên Peter Lynch và John Templeton. Năm 2007 được tạp chí Time đưa vào danh sách "100 người nhiều ảnh hưởng nhất thế giới".

Năm 2002, Bill Gates tỷ phú trẻ và giàu nhất thế giới lúc đó mới 47 tuổi quyết định xin gặp bậc trưởng lão Warren Buffett, 72 tuổi, người giàu thứ hai thế giới. B. Gates, con người thiên tài điện toán vi tính nghĩ rằng cuộc viếng thăm và hội thoại sẽ nhạt nhẽo buồn chán vì thuộc 2 thế hệ, cuộc sống rất khác nhau, đàm luận nhiều lắm sẽ chỉ kéo dài khoảng nửa giờ. Nhưng thật bất ngờ, cuộc trò chuyện thân mật, tâm sự lý thú của hai tri kỷ một già một trẻ tuy tài năng trên hai lĩnh vực khác nhau, nhưng cùng một tấm lòng từ thiện bác ái bao la, họ nói chuyện quên cả thời gian, cuộc tiếp xúc kéo dài 10 tiếng đồng hồ.
Những tỷ phú giàu lòng nhân ái.jpg
Những tỷ phú giàu lòng nhân ái.jpg (56.27 KiB) Đã xem 3094 lần
Sau 10 giờ đàm đạo, B. Gates đã hoàn toàn nể phục W. Buffett về mọi phương diện: tài đầu tư, cuộc sống giản dị, đạo đức nhân cách và làm từ thiện.

Làm từ thiện

Năm 2006 W. Buffett hứa tặng 35 tỷ US$ (85% giá trị tài sản của mình) vào Quỹ ‘Bill & Melinda Gates’, tổ chức từ thiện khắp thế giới này, nhằm mục đích chống nghèo đói, phát triển y tế chữa trị bệnh tật và gia tăng giáo dục cấp học bổng cho sinh viên nghèo hiếu học, do vợ chồng ông Gates thành lập năm 2000. Số tiền khổng lồ này cộng với số tiền Bill Gates tặng vào Quỹ trước đây đã vượt quá 70 tỷ US$ trở thành tổ chức từ thiện có ngân quỹ hoạt động lớn nhất trên hành tinh này.

Thực ra, ông bà Buffett cũng đã lập Quỹ từ thiện mang tên ‘Susan Thompson Buffett Foundation’ từ năm 1966 với số tiền hiện có trong quỹ khoảng 275 triệu US$ và ông W.Buffett đã tặng thêm 3 tỷ US$ nữa trong năm 2006. Nhưng vì sao ông lại đem thêm 35 tỷ US$ nữa tặng vào ‘Bill & Melinda Gates Foundation’?

Những người làm việc từ thiện vĩ đại sớm nhất của Hoa Kỳ như ông Andrew Carnegie năm 1919 đã hiến tặng 350 triệu US$ tương đương 7.2 tỷ US$ hiện nay, ông John D. Rockefeller tặng 450 triệu US$ năm 1937 trị giá bằng 7.1 tỷ US$ hiện nay; hai vị này đều cho rằng rất khó điều hành một quỹ từ thiện to lớn tránh khỏi phí phạm, lạm dụng và có khi gây ra tình trạng tham nhũng. Một Hội từ thiện hoạt động tốt và hiệu quả nhất thì chi phí điều hành và nhân viên phải dưới 1% số tiền quyên góp được, Quỹ ‘Bill & Melinda Gates’ đã đáp ứng được tiêu chí này.

‘Thuế Buffett’


Từ năm 2008, Hoa Kỳ lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế, ngân sách thâm hụt, nợ công cao. Có những đề xuất khác nhau nhằm tìm lối ra. W. Buffett đã đề xuất tăng thuế đối với những người có thu nhập trên 1 triệu US$/năm để đỡ phải thu thêm thuế của người nghèo. Ông lập luận:”… những người cực kì giàu có đã được hưởng từ lâu những ưu đãi thuế đặc biệt và đã đến lúc đáp lại sự ưu ái đó.. Những người giàu có đang đóng thuế quá ít!...” và ông kêu gọi những người giàu có thực hiện “nghĩa vụ của mình đối với quốc gia”. W.Buffett cho biết năm 2010, ông chỉ phải nộp 6,93 triệu US$ tiền thuế. Con số này tương đương với 64 cổ phiếu hạng ‘A’ của tập đoàn Berkshire Hathaway mà ông là Chủ tịch và bằng 17,4% tổng thu nhập của ông. Dẫn chứng cho ‘những ưu đãi thuế đặc biệt’ mà mình đang được hưởng, ông nói rõ là mức thuế của ông chưa bằng một nửa so mức thuế suất trung bình 36% của 20 người khác trong cùng văn phòng. Những người này phải đóng thuế từ 20 - 41% dù thu nhập của họ kém xa nhà tỷ phú như ông W. Buffett cho biết thêm rằng một số giám đốc điều hành chỉ phải đóng khoản thuế bằng 15% tổng số hàng tỉ US$ thu nhập của họ, trong khi tầng lớp trung lưu phải đóng mức thuế 25%. ‘Thuế người giàu’, còn được gọi là “thuế Buffett” do tỷ phú W Buffett đề xuất có thể là một ý tưởng tuyệt vời nhưng quá khó để biến thành sự thực. Rât nhiều người ủng hộ “thuế Buffett”. George Soros, nhà đầu tư số 1 của phố Wall ủng hộ lời kêu gọi của W. Buffett. Mark Zuckerberg, nhà sáng lập Facebook cũng cho biết anh cảm thấy “thoải mái với vấn đề trên”. Jamie Dimon, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Ngân hàng JP Morgan Chase “không thấy có vấn đề gì khi phải nộp thuế nhiều hơn”.

Tổng thống B. Obama hết lòng ủng hộ quan điểm của W. Buffett. 63% trong tổng số 1031 nhà đầu tư toàn cầu trả lời trong cuộc khảo sát của Bloomberg đứng về phía vị tỷ phú này. Hàng triệu người trung lưu Mỹ đồng thuận cao với “thuế Buffett”.

Tuy nhiên, còn khá nhiều người giàu có khác và cả đảng Cộng hòa đối lập lên tiếng phản đối thuế người giàu.

Steve Forbes, Tổng biên tập tạp chí Forbes, người ủng hộ quan điểm ‘thuế phẳng’ - nghĩa là áp chung một mức thuế suất cho mọi tầng lớp - cho rằng ”tốt hơn hết là Warren Buffett cứ tự đưa tiền của mình cho chính phủ hơn là kêu gọi một mức thuế cao hơn đối với người giàu”

Hiện nay, ‘thuế Buffett’ được coi là nguyên nhân gây ra “cuộc chiến giai cấp” giữa 2 đảng đối lập tại Hoa Kỳ. Trong khi Đảng Dân chủ đồng thuận với ý tưởng này và kêu gọi Quốc hội thông qua thì Đảng Cộng hòa lại phản ứng gay gắt và cho biết sẽ quyết phản đối.

“Gia đình trung lưu không thể trả thuế cao hơn so với những triệu phú và tỷ phú”, Tổng thống B. Obama nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Nhà Trắng hôm 20/9. Ông cũng đưa ra một dẫn chứng gần gũi rằng, không gì có thể biện minh cho sự bất hợp lí khi thư kí của Warren Buffett lại phải trả thuế cao hơn ông chủ của mình. Ông cũng khẳng định rằng, một giáo viên có thu nhập 50.000 USD không có lí gì lại phải trả thuế cao hơn so với một nhà đầu tư có thu nhập 50 triệu USD.

Tuy vậy, vấn đề tăng thuế đối với người giàu vẫn vấp phải sự chống đối gay gắt. Nhiều khả năng “thuế Buffett” sẽ được thông qua kèm theo những sửa đổi điều chỉnh

Việc thu thuế ra sao tại Hoa Kỳ là việc nội bộ của họ. Nhưng đề án ‘thuế Buffett’ đã làm mọi người hiểu rõ thêm tinh thần coi trọng công bằng xã hội trong nhân cách của W. Buffett.

Chánh Tín (Theo vncold.vn ngày 04/10/2011)


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Xúc động gặp "Người cha" đặc biệt của những trẻ thơ bất

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Chánh Tín đã viết: Gần gũi thân tình với từng số phận

Biết tôi có ý định tìm hiểu về những việc làm từ thiện của ông và nhà chùa, thượng tọa Thích Thiện Chiếu cứ đắn đo: “Làm từ thiện thì không nên lên tiếng làm gì. Vả lại, chúng tôi cũng chưa làm được nhiều việc cho xã hội mà”. Nài nỉ mãi, chúng tôi mới được vị sư có gương mặt phúc hậu, giọng nói điềm đạm, khoan thai dẫn ra sau chùa thăm lớp học mẫu giáo và khu nội trú của trẻ mồ côi, khuyết tật.

Hình ảnh

Những đứa trẻ đang chơi ùa ra vây lấy ông, luôn miệng gọi “cha”, “cha ơi”. Ông ôm hôn từng em rồi đùa giỡn, múa hát cùng chúng. Tiếng cười nói vang dậy cả ngôi chùa. Có em nũng nịu đòi ông cho ăn cơm. Có em cứ kéo áo đòi leo lên lưng ông. Có em gương mặt biến dạng, nụ cười méo xệch, nói không rõ tiếng, chân tay co quắp nhưng vẫn cố ra dấu đòi ông kể chuyện... Vị sư ân cần, nhẹ nhàng bế từng đứa lên và thì thào vào tai từng em, chúng thích thú cười ngặt nghẽo...
Thầy Thích Thiện Chiếu và ngôi chùa Kỳ Quang 2 này không xa lạ gì với tôi. Sáu năm về trước khi còn làm việc tại công ty, tất cả nhân viên người Việt Nam tại công ty đều biết đến thầy Thiện Chiếu và ngôi chùa Kỳ Quang 2, do một cô bạn mỗi năm về phép tại Việt Nam, có đến chùa cúng dường một số tiền quyên góp từ các nhân viên trong công ty để giúp đỡ chùa có phương tiện chăm sóc và nuôi dưỡng các trẻ em khuyết tật, mồ côi v.v.... Và từ đó, công ty trở thành một cơ quan từ thiện yểm trợ cho chùa và Thầy hằng năm, cho đến ngày công ty vỡ nợ, nhân viên nghĩ việc thì không còn liên lạc với chùa nữa...


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Tỷ phú và Luật Nhân Quả

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

Bill Gates - Giàu nhất và Làm từ thiện nhiều nhất


Nhận lời mời của Thủ Tướng Chính Phủ Việt Nam, ông Bill Gates sang thăm Việt Nam và nhận được sự chào đón nhiệt tình của thế hệ trẻ Việt Nam đang hướng tới nền kinh tế tri thức.

Vâng, chính ông Bill Gates xứng đáng là đại diện cho doanh nhân trong thời đại kinh tế tri thức đó. Là người giàu có nhất hành tinh, ông không có hầm mỏ, rừng biển, ông chỉ có cái đầu sáng tạo của ông, công ty Microsoft và phần mềm Window đang được sử dụng khắp thế giới.

Là một đầu óc sáng tạo, nhưng ông không có bằng tốt nghiệp đại học, không có bằng tiến sĩ, viện sĩ gì cả, ông đã tự học và luôn luôn tự học, hoàn thiện mình và các sản phẩm của mình. Ông không sợ thất bại, thiếu sót và không che dấu thất bại, trái lại ông luôn coi thất bại là cơ hội để sáng tạo và tự hoàn thiện sản phẩm của công ty mình. Chỉ khi thất bại người ta mới mổ xẻ, xem xét kỹ lưỡng và tìm cách tiến lên trong khi người ta ít học được gì nếu chỉ luôn luôn tự ru ngủ mình trong những thắng lợi có thực, hay thắng lợi tưởng tượng ra.

Công ty Microsoft của ông đã sáng tạo ra một cách quản lý mới, dân chủ, bình đẳng, khuyến khích tài năng, khuyến khích tranh luận và đòi hỏi đổi mới. Ông là một người làm việc nghiêm túc, say sưa, không biết mệt mỏi không phải vì đồng tiền mà vì khát vọng đưa ra được những giải pháp mới, ngày càng hoàn thiện hơn. Quan hệ của ông với cộng sự, với các đồng nghiệp trẻ thật chân thành và tôn trọng lẫn nhau.

Là người giàu nhất hành tinh, ông sống giản dị, sinh hoạt tiết kiệm, không hề hoang phí. Căn nhà số thông minh của ông được xây dựng trên ý tưởng cung cấp nguồn cảm hứng cho sáng tạo, đầy đủ tiện nghi cho công việc nhưng rất tiết kiệm năng lượng, Đèn sẽ sáng lên, nhạc sẽ vang lên khi có người cần đến và sẽ tự tắt đi khi không còn ai cần nữa.

Vợ chồng ông đã lập ra Quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates và dành đến 95% tài sản khổng lồ của mình cho mục đích từ thiện. Ông giúp chống đói nghèo ở Châu Phi, chống bệnh AIDS... trên toàn thế giới với một trái tim nhân hậu và hồn nhiên, không khoe khoang, không kể công, không ồn ào.
Bill Gates và phu nhân làm từ thiện xã hội ở lục địa đen.jpg
Bill Gates và phu nhân làm từ thiện xã hội ở lục địa đen.jpg (11.31 KiB) Đã xem 3006 lần
Các bạn trẻ Việt Nam rất đúng khi muốn thành đạt và học tập Bill Gates để xây dựng đất nước. Các bạn hãy làm giàu một cách chính đáng bằng trí tuệ của mình và học từ thất bại. Các bạn hãy làm từ thiện, giúp đỡ đồng bào, tuy không phải ai cũng cho đi đến 95% tài sản của mình như Bill Gates. Chúng ta phải cải cách để khuyến khích nẩy nở ra những Bill Gates của đất nước mình thay vì vùi dập tài năng. Và chúng ta phải khuyến khích sáng tạo để giải quyết những vấn đề bức xúc của dân tộc thay vì luôn tôn thờ những giáo điều xơ cứng từ hàng trăm năm trước đã bị thực tế cuộc sống trên thế giới và trong nước bác bỏ.

Vợ Bill-Trái tim vàng của tỷ phú phu nhân


Melinda French Gates, 41 tuổi, đã từng là nhà quản lý tập đoàn Microsoft khi đồng ý cưới Bill Gates trong một lễ cưới rất bình dị và riêng tư tại một sân golf ở Hawaii năm 1994. Nguời dân TP. Seattle của Mỹ không nghĩ rằng đây là phu nhân của một tỷ phú giàu nhất thế giới, vì hàng ngày họ luôn trông thấy Melinda đưa con đi học, mua sắm chợ búa như những phụ nữ khác. Và rồi mọi chuyện đã bắt đầu thay đổi khi Melinda và chồng mình thực hiện một chuyến du lịch đến châu Phi.

Nếu không có Melinda Gates, người ta sẽ chỉ nhắc đến Bill Gates với những từ "ông vua máy tính", "Microsoft"..., nhưng sự xuất hiện của người phụ nữ này đã giúp chồng mình còn được biết đến là người có tấm lòng nhân ái. Vợ chồng Gates đã lập ra quỹ Bill and Melinda Gates Foundation với những chương trình trợ giúp các tổ chức y tế, sức khỏe cho bệnh nhân HIV/AIDS, lao, bị truyền nhiễm..., mang nhiều phương tiện kỹ thuật mới đến cho người thu nhập thấp, trợ cấp cho dân vô gia cư...
Bill Gates và phu nhân tại Nam Á.jpg
Bill Gates và phu nhân tại Nam Á.jpg (11.93 KiB) Đã xem 3006 lần
Melinda Gates từng là nhân viên của Microsoft, nhưng sau khi lập gia đình, bà đã tình nguyện nghỉ việc để sinh con và làm nội tướng cho chồng. Với sự gợi ý của vợ, Bill Gates lập ra quỹ trên và để vợ mặc sức sử dụng những kỹ năng học được ở Microsoft vào việc điều hành tổ chức. Là mẹ của ba đứa con đang tuổi lớn và nghịch ngợm, Melinda cảm thấy hạnh phúc khi được cùng chồng đi khắp nơi, gặp gỡ nhiều trẻ em và giúp đỡ cha mẹ chúng những nhu cầu cơ bản để nuôi con. Với bà "mỗi nhân mạng đều có giá trị", bất kể khoảng cách trong xã hội.

Melinda kể lại: “Mùa thu năm 1993, Bill và tôi có chuyến nghỉ mát cùng với vài người bạn tại châu Phi. Đây đơn thuần chỉ là một chuyến đi nghỉ hàng năm, chúng tôi đã tham quan những nơi hấp dẫn nhất của châu lục này. Tôi đã nói với những người bạn rằng châu Phi đã thực sự thay đổi tôi. Nhìn thấy hình ảnh cơ cực của nhiều phụ nữ sinh sống ở đây, tôi không thể kềm lòng mình…”.

Melinda tìm đọc Báo cáo về phát triển thế giới năm 1993 và không khỏi giật mình. Trẻ con đang chết hàng loạt chỉ vì căn bệnh tiêu chảy và những loại bệnh cơ bản mà trẻ con ở nước Mỹ đã được tiêm vắcxin. "Chúng tôi tự thấy mình phải có trách nhiệm tìm hiểu sự thật và càng tìm hiểu, chúng tôi càng thấy không thể chờ vì bệnh tật không đợi chúng tôi. Tôi đi vòng quanh thế giới để xem điều gì đang xảy ra. Nỗi sợ hãi khi quay về quá khủng khiếp đến độ tôi không dám hy vọng. Nhưng rồi bạn thấy đó, kinh tế đang thay da đổi thịt ở các nước phát triển và tự nó cải thiện mọi chuyện. Điều đó đã vực Bill và tôi dậy".

Bà hẳn có thể giống bất cứ người đàn bà tỉ phú nào, trừ ra 2 chi tiết: bà không thích mua sắm, và đằng sau tính tình vui vẻ ẩn giấu một tài năng kinh doanh sắc sảo. Đậu bằng MBA về tin học tại Đại học Duke (Bắc Carolina), và thạc sĩ kinh doanh, người phụ nữ tóc nâu xinh đẹp gia nhập công ty Microsoft năm 1987, đã phát triển những hệ điều hành trong công ty như Encarta, Expedia và Cinnemania, và quản lý hàng trăm triệu USD. Là những doanh nhân của lòng nhân ái, vợ chồng Gates đang quản lý một ngân sách 28,8 tỉ USD, và chỉ trong vài năm, họ đã đóng góp nhiều hơn cả ngân sách mà Australia dành cho trợ cấp quốc tế. Quả là điều tuyệt vời vì họ là những người có năng khiếu đặc biệt về tài chính, nên họ có thể làm sinh lời và phân phối lại số tiền đó nhằm mục đích cải thiện nghèo đói.

Không chỉ một mình Melinda, nhiều lần cả hai vợ chồng đã đến nhiều nước trên thế giới để xem xét tình hình bệnh lao và tiêu chảy tại những nơi này. Khi viếng thăm các bệnh viện và những ngôi làng nghèo khổ, họ hy vọng những phát triển trong khoa học điều trị sẽ sớm đến với người nghèo và sẽ cứu được hàng triệu con người.

Quỹ tấm lòng nhân ái Bill & Melinda


Quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates (BMGF) bắt đầu hoạt động với quy mô nhỏ vào năm 1997 rồi chính thức khai trương vào năm 2000. Quỹ từ thiện của vợ chồng Bill Gates tập trung vào các lĩnh vực giáo dục, y tế toàn cầu, cải thiện thư viện công cộng và hỗ trợ những gia đình gặp nạn. Đến nay BMGF đã chi tổng cộng 28,8 tỉ USD. Hồi đầu năm nay, BMGF đã tặng cho Liên minh Vắcxin và miễn dịch toàn cầu (Gavi) 750 triệu USD - một trong những món quà cá nhân lớn nhất lịch sử. Họ giúp đỡ để tìm ra những loại vắcxin tạo ra những thị trường để khuyến khích các công ty dược phẩm sản xuất vắcxin và bán thật rẻ. Họ liên kết những nhà bán thuốc và bảo đảm trợ cấp tài chính cho việc nghiên cứu để đổi lấy sự hạ giá thuốc cho những nước nghèo. Qua đó, họ tạo đà mới cho ngành y học ngừa bệnh của thế giới thứ 3 vốn đã bị chững lại từ những năm 90. Và rõ nét nhất là việc sáng lập công ty Vắcxin HIV, là công ty liên kết các nhà nghiên cứu với một ngân sách 400 triệu USD.

Trải qua 6 năm hoạt động, Quỹ BMGF đã cứu sống ít nhất 700.000 người tại các quóc gia nghèo thông qua các khoản đầu tư vào những chương trình vắcxin. Tại Mỹ, dự án thư viện BMGF đã đầu tư thêm nhiều máy tính và internet cho 11.000 thư viện khác. Ngoài ra, vợ chồng Bill Gates đã tài trợ cho một chương trình học bổng lớn nhất lịch sử, tạo điều kiện cho 9.048 học sinh thiểu số vào các trường cao đẳng và đại học.

Tại Seattle, cả hai vợ chồng Bill và Melinda Gates quản lý Quỹ BMG như một công ty kinh doanh và với thông điệp của Melinda: “Không có gì tốt bằng việc đầu tư vào việc cứu lấy mạng sống của một đứa trẻ mới sinh”. Melinda đến làm việc tại văn phòng quỹ khoảng hai ngày một tháng, nhưng bà vẫn thường xuyên liên lạc với các thành viên khác và dành khoảng 15 giờ một tuần để trao đổi công việc kinh doanh của quỹ. Tỉ phú Warren Buffett, bạn thân của Melinda, cho biết: “Bà Melinda không bao giờ tỏ ra là người cấp cao trong quỹ BMGF mà xem mình như những nhân viên khác. Chúng tôi hay nói đùa rằng giữa Bill và Melinda có sự chênh lệch 21/2: Melinda 2 phần và Bill chỉ có một nửa”.
Bill Gates rót hơn 50 triệu USD giúp nông dân VN truy cập Internet qua Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập internet công cộng tại Việt Nam”.jpg
Bill Gates rót hơn 50 triệu USD giúp nông dân VN truy cập Internet qua Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập internet công cộng tại Việt Nam”.jpg (10.17 KiB) Đã xem 3007 lần
Bà Melinda cho biết bà không xem Quỹ Bill & Melinda là một giải pháp nhưng là một “chất xúc tác” cho quá trình đưa khoa học đến người nghèo: bơm thêm nguồn lực cho các nhà khoa học đang nghiên cứu những phương cách mới có thể thay đổi mọi thứ. Trách nhiệm của bà trong BMGF là nỗ lực cải thiện đời sống người dân bằng việc mang đến những tiến bộ trong chăm sóc sức khoẻ và học tập tại những vùng tài trợ. Ngoài ra, bà còn thuờng xuyên làm việc với các đối tác địa phương, quốc gia và quốc tế nhằm đạt mục đích tìm kiếm sự bình đẳng ở bốn lĩnh vực: sức khoẻ cộng đồng, giáo dục, tiếp cận với các loại hình thông tin số thông qua các thư viện công cộng, và giúp đỡ những gia đình đang gặp nguy cơ tại bang Washington và Oregon.

Với trách nhiệm nâng cao điều kiện sức khoẻ tại những quốc gia nghèo khổ, Melinda Gates đã xuất hiện khắp nơi trên thế giới; bà đã đến Thái Lan và Ấn Độ năm 2002 và cùng với chồng đến Botswana, Mozambique và Nam Phi năm 2003. Bà cũng đã được nhận Huy chương đặc biệt của Hội đồng các trường công lập Mỹ năm 2002 và Huy chương vì sự nghiệp nhân quyền năm 2003 và nhiều phần thưởng quý giá cho những nỗ lực cải thiện chăm sóc y tế tại các nước thứ 3 của Liên hiệp quốc.

Tạp chí Time số tháng 1.2006 đã bầu chọn bà Melinda là một trong ba nhân vật của năm 2005 vì những hoạt động đóng góp trong cuộc chiến chống lại nghèo đói và bệnh AIDS. Chủ bút Time, Jim Kelly viết: "Ai đang đóng góp một cách hiệu quả nhất trong việc tìm ra cách triệt tiêu những tai hoạ đó? Trong các phương diện khác nhau, đó chính là Bill và Melinda Gates, những đồng sáng lập của quỹ từ thiện lớn nhất thế giới, và Bono, ca sĩ nhạc rock người Ai Len".

Chủ tịch tập đoàn Microsoft Bill Gates và vợ Melinda đã cam kết sẽ tài trợ hơn 1 tỷ USD cho các chương trình sức khoẻ toàn cầu trong năm 2006 này.

Bill và Melinda Gates hiện có 3 con: Jennifer Katherine (sinh tháng 4.1996), Rory John (5.1999) và Phoebe Adele (9.2002). Gia đình bà sinh sống trong toà biệt thự trị giá 75 triệu USD tại LakeWashington, gần TP.Seattle, bang Washington nhưng cuộc sống của họ được mô tả là khá bình yên. Melinda ít khi được nhận biết trước công chúng, hàng ngày bà vẫn thường đưa con đến tiệm thức ăn nhanh McDonald's, đưa con đến trường và mua sắm trong các tiệm tạp hoá gần nhà. “Tôi cố gắng tránh sự nổi tiếng để có thể có được một cuộc sống bình thường như mọi người. Tôi rất quan tâm đến công việc chúng tôi đang làm, vì thế tìm được sự cân bằng giữa công việc và gia đình quả là thách thức”, bà nói.

Chánh Tín (Theo Lê Đăng Doanh: blog.tamtay.vn ngày 05/09/2012)
Sửa lần cuối bởi Chánh Tín vào ngày 27/05/14 20:08 với 2 lần sửa.


Như ý Cát Tường
Bài viết: 499
Ngày: 13/03/13 20:24
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tán thán Gương Người Tốt-Việc Tốt

Bài viết chưa xem gửi bởi Như ý Cát Tường »

Người tốt-việc tốt cũng nhiều nhưng ở đâu cũng còn người khổ. Cát Tường thỉnh thoảng đi trên đường Nguyễn Thị Minh Khai khoảng đoạn đường có trường PTTH Lê Quý Đôn, đối diện trường lệch đi một chút, thường có bà cụ bán vé số, Cát Tường hỏi thăm bà được biết bà lên Tp.HCM bán vé số nuôi thân vì con cái bà quá nghèo mà bà bị bệnh tim, hàng tháng bà ở nhà trọ 500 ngàn, tiền thuốc chữa bệnh mắc lắm mà bà cứ đau hoài, khổ lắm, Cát Tường mua hộ bà vé số chủ yếu để hỏi thăm và muốn chỉ bà nơi khám chữa bệnh miễn phí nhưng dạo này không thấy bà nữa (CT chưa kịp giúp bà thì không gặp bà nữa nếu Đạo Hữu nào có gặp bà ở đó thì giúp bà vì CT cũng không thể đi đâu xa được nữa). Cũng có một cô bán bánh tằm bị bệnh tim, gia đình rất khó khăn mà xin giấy khó khăn để chữa bệnh miễn phí mà không được, CT định giúp cô thì cô cũng đi đâu mất, không còn liên lạc được. Nói chung người nghèo khổ rất nhiều, Cát Tường thấy mình quá nhỏ bé, nói nhỏ bé cho đỡ hổ thẹn chứ thật ra là chẳng là gì.


Sau các Phật diệt độ
Nếu người lòng lành dịu
Các chúng sanh như thế
Đều đã thành Phật đạo.
(Trích Kinh Pháp Hoa)
Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Re: Tán thán Gương Người Tốt-Việc Tốt

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

Cuộc sống thế gian vui ít khổ nhiều mà, thậm chí nếu nhìn với con mắt của bậc đã giác ngộ thanh tịnh thì những "niềm vui" của thế gian cũng vẫn là loạn động, loạn tâm.

Người khổ có rất nhiều, quốc gia nào cũng có. Chúng ta không thể giúp được hết tất cả chúng sinh trên thế gian này, nhưng nếu có duyên tiếp xúc với những người đó, cũng nên tìm cách giúp đỡ ít nhiều, bằng công, bằng của, bằng lời nói, bằng tấm lòng xót xa cầu mong cho người đó biết làm phước thiện để dần thoát khỏi nghịch cảnh.

Một cách nữa là nếu không đủ khả năng giúp người trực tiếp, khi thấy người khác làm, chúng ta khởi tâm tán thán, ca ngợi, ủng hộ, khuyến khích nhiều người cùng làm theo. :x

NAM MÔ TẦM THANH CỨU KHỔ CỨU NẠN ĐẠI TỪ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT MA HA TÁT! kinhle kinhle kinhle


Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Tỷ phú và Luật Nhân Quả

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

NHỮNG NHÀ TỪ THIỆN HÀO PHÓNG NHẤT THẾ GIỚI


Theo số liệu thống kê mới đây nhất của Forbes, 19 người làm từ thiện nhiều nhất thế giới đã quyên góp tổng cộng trên 1 tỷ USD cho các quỹ hoặc các tổ chức từ thiện. Con số này nhiều gấp năm lần so với 2 năm trước.
Các "mạnh thường quân" này đa phần đều là người Mỹ (13 người) và là doanh nhân tự lập. Dưới đây là 10 người đứng đầu trong danh sách đó.

1. Bill Gates (Mỹ)

Số tiền quyên góp: 28 tỷ USD

Giá trị tài sản ròng: 56 tỷ USD

Bill Gates đã tham gia quyên góp tiền từ rất sớm cho tổ chức khác nhau như: Khoa Tin Đại học Harvard, thư viện, trường trung học và các tổ chức địa phương ở Seattle. Nhưng việc làm từ thiện của ông chỉ thật sự phát triển khi quỹ Bill & Melinda Gates ra đời năm 1999 với số cổ phiếu Microsoft trị giá 16 tỷ USD. Kể từ đó, với những đóng góp tích cực từ phía Gates và Warrren Buffett, quỹ này đã trở thành tổ chức từ thiện lớn nhất thế giới. Một trong những sáng kiến nổi bật nhất của quỹ là hỗ trợ 10 tỷ USD cho việc sản xuất vắc-xin trong vòng 10 năm tới. Còn tại Mỹ, dự án chính của quỹ này lại là chú trọng hỗ trợ phát triển giáo dục, đặc biệt là việc đào tạo giáo viên.

2. Warren Buffett (Mỹ)

Số tiền quyên góp: 8,3 tỷ USD

Giá trị tài sản ròng: 50 tỷ USD

Trong nhiều năm liền, Buffet khẳng định sẽ cho đi 99% tài sản của mình sau khi chết. Năm 2006, Buffet cam kết sẽ ủng hộ trên 30 tỷ USD cho quỹ từ thiện Gates trong vòng 20 năm. Và đến năm 2010, ông đã quyên góp tới hơn 1,9 tỷ USD. Đáng chú ý hơn cả có lẽ là dự án “Cam kết cho đi” (Giving Pledge) mà ông cùng Bill Gates chung tay đề ra. Dự án này đã thu hút được sự tham gia của 69 cá nhân và gia đình giàu có với cam kết sẽ dành ít nhất một nửa tài sản của mình để làm từ thiện.

3. George Soros (Mỹ)

Số tiền quyên góp: 8 tỷ USD

Giá trị tài sản ròng: 14,5 tỷ USD

Tính từ năm 1979, tỷ phú này đã đóng góp tổng cộng hơn 8 tỷ USD, bao gồm cả việc cung cấp kim tiêm sạch cho các phòng khám tư ở California và hỗ trợ các nghiên cứu khoa học của Nga nhằm giúp đỡ người Roma (hay còn gọi là người Gipxi) ở Đông Âu. Thông qua Viện Xã hội mở (Open Society Institute) của mình, ông đã ủng hộ 1,7 tỷ USD để giải quyết các vấn đề về nhân quyền và nâng cao dân chủ. Ngoài ra, ông cũng dành tới 1,6 tỷ USD cho việc phát triển ngành giáo dục.

4. Gordon Moore (Mỹ)

Số tiền quyên góp: 6,8 tỷ USD

Giá trị tài sản ròng: 4 tỷ USD

Nhà đồng sáng lập kiêm cựu CEO của Intel đã đóng góp 6 tỷ USD cổ phiếu cho quỹ Gordon & Betty Moore vào năm 2000. Các hoạt động của quỹ này chủ yếu phục vụ cho khoa học, bảo vệ môi trường và giáo dục điều dưỡng. Hỗ trợ giáo dục điều dưỡng là ý tưởng của bà Betty - vợ ông Gordon Moore - vì bà từng bị một y tá tiêm nhầm thuốc khi đang điều trị trong bệnh viện. Gordon Moore cũng quyên góp một phần cho việc lắp đặt kính thiên văn lớn nhất thế giới ở Hawaii - nơi ông thường xuyên ghé chân.

5. Carlos Slim Helú (Mexico)

Số tiền quyên góp: 4 tỷ USD

Giá trị tài sản ròng: 74 tỷ USD

Người đàn ông từng giàu nhất thế giới này đã tuyên bố tạo ra công ăn việc làm còn có ích cho xã hội hơn so với làm từ thiện (Ông nói vậy cũng có lý, nhưng theo tôi thế giới cần cả 2 cách làm này. Giống như trong một bệnh viện cần có khoa Hồi sức cấp cứu cho những trường hợp khẩn cấp, nhưng cũng cần có khoa Phục hồi chức năng cho những bệnh mạn tính lâu dài, và nhất là phải có chiến lược y tế công cộng để nâng cao sức khỏe đề phòng bệnh tật từ xa cho cả cộng đồng - Chánh Tín) Tuy vậy, năm 2006, ông cũng đã quyên góp tới 2 tỷ USD - phần lớn là từ cổ tức - cho quỹ từ thiện Carlos Slim của mình và thêm 2 tỷ USD nữa trong năm 2010. Các chương trình của quỹ này chủ yếu nhằm phát triển giáo dục kĩ thuật số và nâng cao sức khỏe con người. Ông cũng đã trích tặng 100 triệu USD từ quỹ của mình cho dự án “Sáng kiến Clinton” để chi trả cho hơn 50.000 ca phẫu thuật đục thủy tinh thể ở Peru. Cùng với quỹ Gates và chính phủ Tây Ban Nha, Carlos Slim cũng ủng hộ 150 triệu USD để hỗ trợ cho việc cung cấp chất dinh dưỡng và đẩy mạnh các hoạt động phòng bệnh tại Trung Mỹ.

6. George Kaiser (Mỹ)

Số tiền quyên góp: 4 tỷ USD

Giá trị tài sản ròng: 9,8 tỷ USD

Kaiser từng nói: “Đảm bảo cho việc mỗi đứa trẻ sinh ra đều được hưởng quyền lợi như nhau là trách nhiệm của chính phủ. Nhưng có vẻ như đây chỉ là một lời nói suông. Việc đó thật đáng xấu hổ”. Từ nhiều năm trước, người đàn ông giàu nhất Tulsa này đã hành động bằng cách thành lập quỹ gia đình George Kaiser với 4 tỷ USD. Tổ chức này dành hàng triệu USD mỗi năm để hỗ trợ cho các phòng khám tư trên khắp Tulsa, giúp phụ nữ cai nghiện thuốc, nâng cấp trường công ở Tulsa và phát triển các trung tâm giáo dục trẻ em. Viện Chính sách năng lượng quốc gia của ông còn tìm ra nhiều biện pháp giúp nước Mỹ giảm nhập khẩu dầu từ nước ngoài.

7. Eli Broad (Mỹ)

Số tiền quyên góp: 2,6 tỷ USD

Giá trị tài sản ròng: 5,8 tỷ USD

Eli Broad từng là một công nhân xây dựng, sau đó chuyển sang lĩnh vực bảo hiểm và tập trung cho các hoạt động từ thiện. Ông đã nỗ lực cải cách nền giáo dục công bằng việc trao phần thưởng cho các giáo viên. Năm ngoái, ông đã được cấp phép xây dựng một bảo tàng ở Los Angeles. Quỹ từ thiện của ông cũng tham gia tài trợ cho các nghiên cứu y học với việc dành hơn nửa tỷ USD cho viện nghiên cứu tế bào gốc ở Harvard và Học viện công nghệ Massachuset.

8. Azim Premji (Ấn Độ)

Số tiền quyên góp: 2,1 tỷ USD

Giá trị tài sản ròng: 16,8 tỷ USD

Chủ tịch tập đoàn công nghệ thông tin Wipro đã thành lập quỹ Azim Premji vào năm 2001 với khoản quyên góp đầu tiên bằng số cổ phiếu Wipro trị giá 125 triệu USD. Năm ngoái, ông đã dành tặng số cổ phiếu trị giá 2 tỷ USD cho quỹ từ thiện nhằm giúp các trường công ở khu trung tâm Ấn Độ đào tạo giáo viên và cải tiến chương trình giảng dạy. Vào tháng 7 tới, trường đại học đào tạo giáo viên mang tên ông - Azim Premji - sẽ được mở cửa.

9. James Stowers (Mỹ)

Số tiền quyên góp: 2 tỷ USD

Giá trị tài sản ròng: 100 triệu USD

Giám đốc điều hành quỹ đầu tư Post At American Century đã bị đẩy khỏi danh sách Forbes 400 từ năm 2000 sau khi tặng 1,2 tỷ USD cho Viện Nghiên cứu y học Stowers tại thành phố Kansas. Nhưng sau đó, hai vợ chồng ông vẫn tiếp tục ủng hộ thêm cho viện này hàng triệu USD nữa. Viện Nghiên cứu y học Stowers chủ yếu nghiên cứu về gen để nâng cao hiểu biết của con người về ung thư, tiểu đường, tim và một số căn bệnh khác.

10. Michael Bloomberg (Mỹ)

Số tiền quyên góp: 1,8 tỷ USD

Giá trị tài sản ròng: 18,1 tỷ USD

Michael Bloomberg có lẽ đã quyên góp cho hơn 850 tổ chức từ thiện. Ông tài trợ cho các chiến dịch chống hút thuốc lá, luật kiểm soát mua súng và các tổ chức nghệ thuật New York. Ông cũng đã dành tặng hơn 200 triệu USD cho Đại học Johns Hopkins - nơi ông từng theo học và 50 triệu USD cho Đại học Princeton và Viện Công nghệ Carnegie.

(Theo Hà Thu: Express.net ngày 28/5/2011)


Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

NHỮNG ĐẠI THÍ CHỦ LỪNG DANH TRONG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

I. Vua Ba Tư Nặc: Prasenajit (skt) Pasenadi (p)

—Thắng Quân—Vua Ba Tư Nặc của vương quốc Kosala, về phía Bắc Ấn, cùng thời với Phật Thích Ca Mâu Ni. Ông đã trở thành Phật tử và người hộ trì Phật và Tăng đoàn một cách đắc lực. Ông cũng nổi tiếng là người tạc ra tượng Phật đầu tiên. Ông là một trong những đại thí chủ của Đức Phật trong hàng vua chúa. Theo Kinh Tạp A Hàm, một ngày nọ vua Ba Tư Nặc đến yết kiến Đức Phật và hỏi về đạo quả của Ngài đạt thành Chánh Giác lúc hãy còn trẻ. Đức Phật trả lời: “Tâu Đại Vương, có bốn chuyện không nên khinh thường. Đó là một Thái tử trẻ, một con rắn độc nhỏ, một đốm lửa nhỏ, và một Tỳ Kheo trẻ tuổi.” Kế đó Đức Phật thuyết một bài pháp có ý nghĩa về đề tài nầy. Khi Đức Phật thuyết xong thời pháp, vua Ba Tư Nặc lấy làm hoan hỷ, xin thọ lễ quy-y Tam Bảo. Kể từ ngày ấy vua trở thành một đệ tử trung kiên của Đức Phật. Ngày nọ vua nằm thấy ác mộng, ông bàng hoàng lo sợ. Vị quân sư theo đạo Bà La Môn bàn mộng, đoán rằng sắp có chuyện chẳng lành, bèn bày vua giết trâu bò tế lễ thần linh để tránh họa. Nghe lời vua truyền sắm sửa mọi việc để tế thần, một nghi thức vô nhân đạo có thể làm mất mạng sống hằng ngàn chúng sanh. Hoàng Hậu Mallika nghe tin lật đật can gián và thuyết phục vua nên đến hầu Đức Phật và xin được giải thích. Vua nghe lời, đem các điềm chiêm bao kể lại với Đức Phật và xin Đức Phật giải thích ý nghĩa. Đức Phật giải rành rẽ. Vua Ba Tư Nặc bèn bãi bỏ cuộc tế lễ.

II. Bình Sa Vương: Bimbisara (skt).

(A) Tổng quan về vua Bình Sa Vương—An overview of King Bimbisara: Vua Bình Sa là tên của vị vua trị vì một vương quốc cổ tên Ma Kiệt Đà trong thời Đức Phật còn tại thế. Ông là một Phật tử nhiệt tình bảo trợ Phật giáo. Chính ông đã dâng cúng ngôi Trúc Lâm tịnh xá lên Đức Phật dành cho sự tu tập của Tăng đoàn. Ông là vua của xứ Ma Kiệt Đà trong thời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, và là một trong những vị hỗ trợ đắc lực chính của Tăng đoàn Phật giáo buổi ban sơ. Ông nổi tiếng vì đã hiến ngôi Trúc Lâm Tịnh Xá cho Đức Phật, được dùng làm tăng xá đầu tiên cho giáo đoàn buổi ban đầu trong mùa mưa. Vào tuổi 30 ông trở thành một Phật tử tại gia và người ta tường thuật rằng chính ông đã đề nghị việc cử hành lễ Bố Tát nửa tháng một lần, trong buổi lễ chư Tăng phải tự trì tụng sám hối. Tuy nhiên, vào lúc cuối đời, vua Bình Sa Vương chết đói trong ngục thất sau khi nhường ngôi và bị con trai mình là A Xà Thế hạ ngục vì sợ cha mình có thể là mối đe dọa trở lại cướp quyền bính của mình.

(B) Vua Bình Sa Vương và Thái tử A Xà Thế—Bimbisara and Ajatasatru: Cũng theo một thuyết khác, với âm mưu và giúp sức của Đề Bà Đạt Đa, A Xà Thế đã hạ ngục vua cha để đoạt ngôi. Khi vua Tần Bà Sa La bị A Xà Thế hạ ngục để soán ngôi, bà hoàng hậu Vi Đề Hy đã dùng kế qua mặt lính gác ngục để đến thăm nhà vua, bằng cách bôi mật đường và nước cốt nho lên thân mình để nhà vua ăn, cứ thế hai ngày một lần vào thăm và nuôi nhà vua, nên vua không đến nỗi bị chết đói. Trong ngục, vua Tần Bà Sa La cầu khẩn Đức Phật dạy cho tám điều trai giới. Mục Kiền Liên, một đệ tử Phật với đệ nhất thần thông, biết được tâm thành của vua nên đã đến ngục thọ giới cho nhà vua. Đức Phật còn phái Phú Lâu Na đến thuyết pháp cho vua. Tuy nhiên, về sau này thì A Xà Thế phát giác được kế hoạch của bà hoàng hậu nên cấm không cho bà vào ngục thăm vua nữa. Cuối cùng vua Tần Bà Sa La chết trong ngục thất. Sau khi phụ vương chết rồi, A Xà Thế cảm thấy hối hận. Một hôm, trong giấc mơ, vua gặp được phụ vương khuyên vua nên đổi mới, cải sửa những sai lầm trước đây, khiến cho A Xà Thế càng cảm thấy đau đớn trong lòng. Nghiệp báo của A Xà Thế đã nhãn tiền. Tự nhiên trên người đột nhiên mọc đầy ung nhọt, đau đớn vô cùng. Các ngự y đều bó tay mà nhìn. Tuy được các đại thần hết lòng an ủi, nhưng rốt cục, A Xà Thế không chịu nổi sự cắn rứt của lương tâm. Đại thần Xà Bà đến thăm, được nhà vua nói cho biết tâm sự, bèn đề nghị nhà vua đến thăm Đức Phật nhờ Ngài giúp đỡ. Các đại thần khác cả kinh thất sắc vì sợ rằng nhà vua nổi giận. Nhưng không ngờ vua A Xà Thế vui vẻ chấp nhận. Vua A Xà Thế chuẩn bị rất nhiều đồ cúng dường, dẫn theo một đoàn tùy tùng và đại thần, cỡi voi lớn, đến bái yết Đức Phật. Đi đến nửa đường, vua nhớ đến những việc mình đã từng cấu kết với Đề Bà Đạt Đa để hãm hại Phật, nên bỗng trù trừ do dự. Bỗng nhiên, A Xà Thế nghe thấy từ trên không trung truyền đến tiếng nói của vua cha Tần Bà Sa La: “Con phải đến trước Phật, chí thành sám hối, nếu không sẽ bị đọa vào địa ngục không có ngày ra.” Tiếng nói làm cho A Xà Thế có thêm sức mạnh, đi thẳng đến tịnh xá Kỳ Viên. Đức Phật đại từ đại bi đã tha thứ cho A Xà Thế, nhà vua quỳ khóc nức nỡ, thành tâm sám hối dưới chân Phật. Từ đó, A Xà Thế trở thành một vị quốc vương nhiệt tâm ủng hộ Phật Pháp.

(C) Bình Sa Vương và Đức Phật—Bimbisara and Sakyamuni Buddha: Âm Hán từ Phạn Ngữ là Tần Bà Sa La (Bình Sa Vương), là tên của vị vua trị vì vương quốc cổ Ma Kiệt Đà (543-493 trước Tây Lịch), cùng thời với Phật Thích Ca. Ông là người đã xây dựng thành Vương Xá. Ông lên ngôi vua lúc 15 tuổi. Lúc 30 tuổi nhân nghe một thời pháp của Phật mà trở thành tín đồ thế tục tích cực trong việc truyền bá Phật giáo. Ông là vị thí chủ đầu tiên của Đức Phật trong hàng vua chúa. Ông đã hiến ngôi Trúc Lâm Tịnh Xá cho Phật và Tăng đoàn. Khi Thái Tử Sĩ Đạt Ta thoát ly đời sống trần tục, một hôm vua Bình Sa Vương trông thấy Ngài, một đạo sĩ khiêm tốn đi khất thực trên đường phố của kinh thành Vương Xá, vua lấy làm cảm kích thấy tướng mạo oai nghi và tư cách trang nghiêm sang trọng của Ngài nên vua sai người đi dò thăm. Khi được biết rằng thường bữa sau khi độ ngọ thì vị đạo sĩ cao quí ấy ngụ tại Pandavapabbata, vua cùng đoàn tùy tùng đến viếng đạo sĩ, hỏi thăm người là ai, sanh trưởng ở xứ nào. Đạo sĩ Cồ Đàm trả lời: “Ngay phía trước đây, tâu Đại Vương, trên vùng Hy Mã Lạp Sơn, trong châu thành Kosala của những gia tộc cổ kính, một quốc gia cường thạnh và phong phú, tôi xuất thân từ triều đại Thái Dương, dòng dõi Thích Ca. Tôi không bám víu theo nhục dục ngũ trần. Nhận thức được mối nguy hiểm tệ hại của thú vui vật chất và thấy an toàn trong đời sống xuất gia, tôi đi tìm cái gì cao quý nhứt và tâm tôi được an lạc.”Vua Bình Sa Vương thỉnh đạo sĩ Cồ Đàm, sau khi chứng ngộ đạo quả, trở lại viếng thăm vương quốc Ma Kiệt Đà. Đúng như lời hứa, sau khi thành đạt đạo quả Chánh Đẳng Chánh Giác, Đức Phật cùng với các đệ tử A La Hán từ Bồ Đề Đạo Tràng đi đến thành Vương Xá. Nơi đây Ngài ngự tại điện Suppatittha, trong một rừng kè. Vua Bình Sa Vương và quần thần đến đón Đức Phật. Khi ấy phần đông dân chúng thờ Thần Lửa, nên phần đông dân chúng tôn kính Đức Phật và Đại Ca Diếp như nhau vì trước đây Đại Ca Diếp là một trong những vị lãnh đạo thờ Thần Lửa. Tuy nhiên, ông đã bỏ đạo quy-y với Phật Thích Ca. Đức Phật muốn nhân cơ hội nầy cứu độ dân chúng trong thành nên Ngài hỏi Ca Diếp tại sao không thờ Thần Lửa nữa. Hiểu được ý của Phật nên Đại Ca Diếp giải thích rằng sở dĩ ông từ bỏ không tôn thờ Thần Lửa nữa vì ông chọn con đường đưa tới trạng thái an vui, châu toàn, không ô nhiễm dục vọng, ngược lại những lạc thú trần tục không bổ ích. Nói xong, Đại Ca Diếp khấu đầu đảnh lễ dưới chân Đức Phật và xác nhận: “Bạch Đức Thế Tôn, Ngài là đạo sư của con. Con là đệ tử.” Tất cả mọi người đều hoan hỷ. Đức Phật nhân cơ hội nầy thuyết một bài về Túc Sanh Truyện Maha Narada Kasyapa, dạy rằng trong một tiền kiếp Ngài là Narada, lúc ấy còn dục vọng, cũng đã dìu dắt Đại Ca Diếp một cách tương tự. Nghe Đức Phật thuyết Pháp về tam pháp ấn, vô thường, khổ, không, và vô ngã, ánh sáng chân lý rọi đến mọi người, Vua Bình Sa Vương đắc quả Tu Đà Hườn, xin quy-y Phật Pháp Tăng, và thỉnh Đức Phật cùng chư Tăng về cung điện thọ trai ngày hôm sau. Khi mọi người độ ngọ xong, Vua ngỏ ý muốn biết nơi nào thích hợp để Đức Phật ngự. Đức Phật trả lời: “Một nơi hẻo lánh, không xa mà cũng không gần thành thị để những ai muốn, có thể đến dễ dàng, một nơi mát mẻ, ban ngày không đông đảo ồn ào, ban đêm yên tịnh, khoảng khoát và kín đáo, nơi ấy sẽ thích hợp.” Vua Bình sa Vương nghĩ rằng khu Trúc Lâm của ông có thể hội đủ những yếu tố cần thiết ấy nên ông xin dâng lên Đức Phật và chư Tăng khu rừng nầy, cũng được gọi là “nơi trú ẩn của loài sóc.” Đây là nơi được dâng cúng đầu tiên cho Đức Phật và chư Tăng. Sau khi quy-y, vua Bình Sa Vương sống đời gương mẫu của một vị vua. Ông luôn trì giữ tám giới trong sáu ngày thọ Bát Quan Trai. Dù rất mực minh quân và có tâm đạo nhiệt thành, vua Bình sa Vương phải chịu quả xấu của tiền nghiệp. Vào những năm cuối đời, Bimbisara bị con trai là A Xà Thế hạ ngục và giết chết để đoạt ngôi

III. Tu Già Đa—Thiện sanh: Sujata (skt)

—Tu Già Đa là một phụ nữ quảng đại, ngươì đã cúng dường bát cháo sữa giúp cho Đức Phật lợi sức sau những năm tháng tu theo khổ hạnh. Nàng là con gái của một điền chủ trong vùng Senani gần thị trấn Ưu Lâu Tần Loa trong thời Đức Phật còn tại thế, nay là làng Urel cách thị trấn Gaya 6 dậm trong quận Gaya thuộc tiểu bang Bihar trong vùng đông bắc Ấn Độ. Nàng Tu Già Đa phát tâm hứa sẽ dâng cúng cho vị thần cây đa cạnh nhà một bữa ăn cháo sữa nếu như nàng sanh được con trai. Lòng mong ước của nàng được mãn nguyện sau khi nàng hạ sanh một cháu trai. Nàng sai người hầu gái sửa soạn nơi cho cô đến lễ bái tạ ơn. Khi ra đến nơi, người gái thấy thái tử Sĩ Đạt Đa ngồi dưới gốc cây đa, tưởng Ngài là vị thần cây hiện ra để thọ nhận lễ vật, bèn chạy về thông báo cho Tu Già Đa. Tu Già Đa rất vui mừng, mang thức ăn đựng trong bát vàng đến cúng dường cho Ngài. Đây là bữa ăn của Đức Phật trước khi Ngài chứng đạo giác ngộ sau 49 ngày ngồi thiền định dưới cội cây Bồ Đề tại làng Bồ Đề Đạo Tràng (Phật Đà Ca Da) trong tiểu bang Bihar, miền đông bắc Ấn Độ.

IV. Tu Đà Cấp Cô Độc: Sudattanathapindika (skt) - Tu Đạt Đa

—Ông là một thương gia và chủ ngân hàng giàu có trong thành Xá Vệ. Ông là người nổi tiếng về chăm sóc cho cô nhi quả phụ. Người đã cúng dường cho Phật vườn Kỳ thọ. Ông cũng là một Phật tử hết lòng ủng hộ Đức Phật. Người ta nói vào thời Đức Phật còn tại thế, có một vị thương gia trưởng giả tên là Tu Đạt, sống trong thành Xá Vệ. Vì ông rất quan tâm cứu giúp người nghèo cũng như cô nhi quả phụ nên ông được người ta mệnh danh là Cấp Cô Độc (Anathapindika)

Theo truyền thuyết Phật giáo, trong thành Vương Xá có vị trưởng Lão tên là Thủ La. Đêm hôm trước ngày Đức Phật đến viếng nhà ông ta, ông có người bạn tên là Tu Đạt Đa ở thành Xá Vệ đến thăm. Tu Đạt Đa từ lâu đã ngưỡng mộ uy đức của Phật. Khi nghe chuyện này, Tu Đạt Đa hết sức phấn chấn, không chợp mắt được, chỉ mong cho đến sáng để được bái yết Đức Phật. Ngay trong nửa đêm hôm ấy, Tu Đạt Đa bèn trở dậy, dưới ánh trăng khuya, lên ngựa phóng vội đến tịnh xá Trúc Lâm, nhưng không ngờ mới tới nửa đường đã thấy Đức Phật từ trước mặt đi lại. Ông vội xuống ngựa, tự xưng danh tánh của mình. Vì ông nổi tiếng gần xa là luôn vui lòng bố thí cho kẻ nghèo khó cô độc, nên người ta thường gọi ông là trưởng giả Cấp Cô Độc. Dưới ánh trăng, Đức Phật nói pháp cho ông nghe, khiến ông bừng tỉnh, trí huệ hanh thông, phát tâm sau khi về nước sẽ xây dựng tịnh xá mời Phật đến thuyết pháp.
Tháp Ngài Cấp Cô Độc tại xứ Xá Vệ.jpg
Tháp Ngài Cấp Cô Độc tại xứ Xá Vệ.jpg (12.73 KiB) Đã xem 2941 lần
Thành Xá Vệ (Savatthi) ngày nay thuộc hai ngôi làng rộng lớn có tên ghép đôi là Sahet - Mahet nằm trên bờ sông Rapti trong phần đất biên giới giữa hai quận Gonda và Bahraich, tiểu bang Uttar Pradesh miền Bắc Ấn Độ.

Tuy thành Xá Vệ rộng lớn, nhưng lại có rất ít những lâm viên to rộng, duy chỉ có hoa viên của Thái tử Kỳ Đà (Jeta) là đẹp đẽ với rừng cây rậm rạp, đất trống còn rộng, thích hợp nhất để xây tịnh xá. Theo huyền sử, Tu Đạt Đa bèn đến bái kiến Thái Tử Kỳ Đà, muốn được mua lại hoa viên này. Thái tử lấy làm ngạc nhiên hỏi ông rằng: “Tôi sẳn sàng bán tất cả những đất đai mà ông có thể phủ đầy vàng.” Trưởng giả Cấp Cô Độc trầm ngâm suy nghĩ một lúc, trong khi thái tử Kỳ Đà cười thích thú mà rằng, “Có lẽ như vậy thật là quá sức đối với ông, có phải vậy không ông Cấp Cô Độc?” “Tại sao ông không trả lời ta?” Trưởng giả Cấp Cô Độc bèn trả lời: “Tại sao không được chứ?” Tôi chỉ đang suy nghĩ coi nên dùng kho vàng nào thôi.” Ngày hôm sau Thái tử Kỳ Đà ngạc nhiên khi nhìn thấy những xe bò chở đầy vàng ròng đang tiến vào khu vườn của ông. Sau đó thợ bắt đầu lót vàng trên đất. Một lúc sau, chỉ trừ những gốc cây là chưa phủ vàng, còn thì vàng đã được lót tứ hướng. Lúc đó Thái tử Kỳ Đà nghĩ rằng chắc là Đức Phật Thích Ca phải là một siêu nhân, ông bèn quyết định hiến những mảnh đất nầy. Hai vị thí chủ, người hiến đất, kẻ xây tịnh xá, nên từ đó mới có tên “Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên” (theo âm Hán từ Phạn ngữ), có nghĩa là “cây của Kỳ Đà, còn vườn của Cấp Cô Độc.” (nguyên gốc Pali tinh xá này có tên là Jetavana, tức Kỳ Viên hay Kỳ Đà Lâm). Đức Phật phái Xá Lợi Phất đến trông coi việc xây cất. So với tịnh xá Trúc Lâm thì tịnh xá này còn to rộng và trang nghiêm hơn nhiều. Tịnh xá Kỳ Viên và Trúc Lâm là hai nơi mà Đức Phật thường đến thuyết pháp. Khi tịnh xá Kỳ Viên sắp hoàn thành, một số kẻ ngoại đạo đem lòng đố kỵ và lo sợ, nên muốn cùng Phật công khai tranh luận, nhằm làm cho trưởng giả Cấp Cô Độc và Thái tử Kỳ Đà thấy rằng Phật không bằng bọn chúng. Hai bên dựng một bệ đài tranh luận, rung động cả thành Xá Vệ, có đến trăm vạn người đến tham dự cuộc tranh luận, hội trường chật cứng. Mười đại diện của ngoại đạo đều là những nhà tranh biện nổi tiếng. Đức Phật chỉ cử một mình Xá Lợi Phất. Xá Lợi Phất trí tuệ quảng đại, biện luận bất tuyệt đến mức người ngoại đạo câm miệng hết lời, hoàn toàn hàng phục. Cả hội trường hoan hô, những người ngoại đạo vứt bỏ quan điểm của mình, xin quy-y theo Phật. Khi tịnh xá mở ra khóa thuyết giảng đầu tiên, Đức Phật dẫn theo một ngàn hai trăm năm chục đệ tử, tạm rời tịnh xá Trúc Lâm để đi đến tịnh xá Kỳ Viên. Khi đoàn người đến thành Xá Vệ, dân chúng trong thành đứng chật hai bên đường nghênh đón, chúc mừng tịnh xá Kỳ Viên hoàn thành. Đức Phật đã trải qua 25 mùa an cư kiết hạ cuối đời của Ngài tại vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc. Cấp Cô Độc là người được mô tả là một trong những thí chủ rộng rãi nhất của Đức Phật, và vài bài giảng của Đức Phật cũng đã nói về ông. Trưởng giả Tu Đà Cấp Cô Độc chứng được Sơ quả Thánh Tu-Đà-Hoàn, sau khi mất ông được tái sanh lên cung trời Đâu Suất (Tusita) để tu học với Bồ Tát Di Lặc.

Dịch giả Nguyễn Điều đã ca ngợi về ông như sau:
Tâm chánh tín vững vàng không lay chuyển
Hàng Thánh nhân thanh tịnh giữa cuộc đời
Nghèo chẳng buồn, sang cũng thản nhiên thôi
Trong suy thịnh, chứa đầy duyên phúc, đức...
Cấp Cô Độc, một hiền nhân Hộ Pháp!
V. Ngọc Gia—Yuyeh (skt): Wife of Suddatta’s little son

—Từ khi trưởng giả Tu Đạt Đa quy-y với Phật, ông đã kéo theo con và dâu xây dựng một gia đình Phật hóa. Nhưng người con trai út của ông kết hôn với Ngọc Gia, con gái của triệu phú Hộ Di. Ngọc Gia tự cho mình đẹp nên sanh kiêu căng, coi thường chồng, cha mẹ chồng, và các chị em bạn dâu khác, khiến cho gia đình lâm vào cảnh không vui. Mọi người trong gia đình thường đến tịnh xá Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên cúng dường và nghe Phật thuyết pháp, chỉ trừ Ngọc Gia. Ngọc Gia thô lỗ và ngang ngược, không chịu đi nghe. Trưởng giả Tu Đạt Đa chẳng biết phải làm thế nào nên đành nhờ Phật giúp đỡ. Đức Phật biết chuyện bèn nói với Tu Đạt Đa: “Vì Ngọc Gia đã không chịu đi nghe Pháp, thì Như Lai sẽ đến nhà của ông vào ngày mai.” Hôm sau Đức Phật và các đệ tử của Ngài đến nhà Tu Đạt Đa. Trừ Ngọc Gia ra, mọi người đều ra tiếp đón Đức Phật. Lúc đó đức Phật phóng ra hàng triệu ánh hào quang. Ánh sáng chiếu đến đâu mọi vật đều trong suốt đến đấy nên mọi người nhìn theo ánh quang và thấy Ngọc Gia đang núp trong nhà, ngồi xổm nhìn lén Đức Phật qua khe cửa. Ngoài mặt thì Ngọc Gia tuy có vẻ chống đối, nhưng trong lòng lại hiếu kỳ muốn nhìn thấy Đức Phật, muốn tìm biết vì sao Ngài lại được cả nhà trưởng giả tôn trọng đến như vậy. Khi nhìn thấy Đức Phật, tính kiêu ngạo của nàng đã giảm đi một nửa. Khi Đức Phật phóng hào quang, nàng không còn chỗ ẩn núp, vì thế cảm thấy xấu hổ, nhưng khi được chồng dẫn ra trước mặt Phật, nàng vẫn bướng bỉnh không chịu đảnh lễ. Đức Phật bèn hiền từ nói với Ngọc Gia: “Gọi là đẹp, không chỉ là cái đẹp bên ngoài, quan trọng hơn là cái đẹp bên trong. Nếu mặt đẹp mà lòng không đẹp, khó có thể thuyết phục người ta. Huống là tuổi xuân ngắn ngủi, vẻ đẹp diện mạo bên ngoài sao có thể trường cửu được?” Những lời đó như gậy gõ vào đầu, khiến cho Ngọc Gia tỉnh ngộ, nàng vội quỳ sát đất hối hận bái lạy Đức Phật. Phật thuyết pháp cho nàng, đó chính là “Nữ Kinh Ngọc Gia” nổi tiếng. Đức Phật dạy Ngọc Gia: “Người vợ phải tròn năm đạo; đối với chồng phải có năm thái độ cư xử, phải trừ bỏ bốn tật xấu.” Ngọc Gia nghe xong, liền tin theo mà hành trì. Từ đó gia đình Tu Đạt Đa trở thành một gia đình Phật hóa viên mãn.

VI. Visakha (p):Tỳ Xá Khư - Nguyệt Trang Đài

Tín nữ Visakha gốc người miền bắc Ấn Độ, một nữ thí chủ đầy lòng hảo tâm, là con gái của nhà triệu phú Dhananjaya. Người ta kể rằng với trí tuệ và lòng nhẫn nhục, bà đã từ từ chuyển hóa tất cả dòng họ bên chồng trở thành một gia đình Phật tử đầy an vui hạnh phúc. Bà luôn luôn để bát cho chư Tăng tại nhà. Trưa và chiều bà thường đến chùa nghe pháp và xem các sư cần dùng vật chi thì bà giúp. Bà thật giàu lòng bố thí cúng dường và tận tình hộ trì chư Tăng. Một lần nọ bà đến hầu Đức Phật và thỉnh nguyện tám điều:

1) Xin trọn đời được dâng y cho chư Tăng nhập hạ.

2) Xin để bát cho những vị đến thành Savathi.

3) Xin để bát cho những vị rời thành Savatthi.

4) Xin dâng thực phẩm đến những vị sư đau ốm.

5) Xin dâng thực phẩm đến những vị ra công chăm sóc các vị sư đau ốm.

6) Xin dâng thuốc men đến những vị sư đau ốm.

7) Xin dâng lúa mạch đến cho chư Tăng.

8) Xin dâng y tắm đến cho chư Ni.

Đức Phật đã hứa khả và nói lên lời tán thán công đức bà: Lành thay! Lành thay! Visakha! Ngươi đã khéo xin Như Lai 8 điều trên với những lý do rất xác đáng và lợi ích. Cúng dường đến những người đáng cúng dường như gieo giống trên đất tốt và sẽ được gặt hái nhiều quả tốt. Trái lại nếu cúng dường cho những kẻ thiếu đạo đức, còn mang nặng dục vọng thấp hèn thì chẳng khác gieo giống trên đất xấu. Nắng dục vọng của người thọ lãnh sẽ làm khô chết giống công đức của người cúng dường.

Bà đã dành một khu vườn xoài lớn, thoáng mát và rộng rãi cho Phật và chúng Tăng. Trong khuôn viên này, bà xây dựng một ngôi đại giảng đường nằm ở phía Đông của khu vườn nên gọi là Đông Viên Tịnh Xá. Vì bà là người cư sĩ đức hạnh, mẫu mực, yêu thương giúp đỡ mọi người nên được người dân trong thành tôn xưng là Lộc Mẫu (Migāramāta) nghĩa là tình thương yêu, chăm sóc dành cho mọi người hiền lành như nai mẹ thương con. Và đó là lý do vì sao ngôi đại giảng đường có tên là Lộc Mẫu.

Tại ngôi giảng đường này Đức Phật cũng thuyết nhiều bài kinh quan trọng như kinh Quán Niệm Hơi Thở, kinh Tiểu Mãn Nguyệt và nhiều đoạn kinh có đề cập đến bà.

Bà Visakha đã đóng góp một phần quan trọng trong nhiều lãnh vực khác nhau có liên quan đến Phật sự. Đôi khi Đức Phật sai bà đi giảng hòa những mối bất đồng giữa các Tỳ Kheo Ni. Cũng có lúc bà thỉnh cầu Đức Phật ban hành một vài giới cho chư vị Tỳ Kheo. Do đức độ đại lượng, bà được xem là người tín nữ có công đức nhiều nhất trong các Phật sự và cũng là vị thí chủ quan trọng nhất của phái nữ thời Đức Phật. Do phẩm hạnh trang nghiêm, tư cách thanh nhã, thái độ phong lưu tế nhị, ngôn ngữ lễ độ khôn khéo, biết vâng lời và tôn kính các bậc trưởng thượng, quảng đại bác ái đối với người kém may mắn, tánh tình lịch duyệt, hiếu khách và đạo tâm nhiệt thành, bà được lòng tất cả những người bà gặp. Vị đại hộ pháp Visakha cũng đã chứng Sơ quả Thánh Tu-Đà Hoàn từ khi còn nhỏ, suốt đời bà đã thực hiện tròn đủ thiện nghiệp cho đến khi viên tịch vào năm 120 tuổi.


VII.Ambapali (skt):

Cuộc đời của Ambapali từ khi sinh ra đã không bình thường. Cha mẹ cô không sinh ra cô mà nhặt được cô dưới một gốc cây xoài. Chính vì thế, cha mẹ nuôi của cô mới đặt tên là Ambapali (Amba trong tiếng Phạn nghĩa là xoài, còn pali nghĩa là đường dây hay cầu).

Khi lớn lên, Ambapali là một cô gái rất xinh đẹp. Các vương công quý tộc tại thành Vesalo nơi cô sinh sống ai cũng muốn lấy cô về làm vợ. Không ai chịu ai nên cuối cùng đã xảy ra một cuộc tranh chấp giữa các chàng vương công quý tộc. Người ta đã phải tổ chức cả một cuộc thảo luận lớn để xem ai nên là người thắng. Cuối cùng, họ đưa ra quyết định rằng, do quá xinh đẹp nên cô không nên thuộc về bất cứ ai đến cầu hôn mà nên thuộc về tất cả mọi người, tất cả mọi người đều có quyền sở hữu cô.

Chính vì quyết định bất công này, cô trở thành cô gái chuyên mua vui cho các vương tôn quý tộc trong cung đình. Tuy nhiên, khác với những cô gái lầu xanh thông thường khác, sự thiện lương của cô khiến cho các vương công quý tộc trong hoàng cung Vesali cảm thấy an bình. Những tiền bạc do họ ban tặng, cô đều dùng làm từ thiện, cứu giúp những người dân nghèo. Chính vì vậy, mặc dù bị người đời coi như một công cụ mua vui, song trong giới quý tộc Vesali, cô giống như hoàng hậu không ngai.

Danh tiếng của cô nhanh chóng đồn tới tai vua Vesali. Quốc vương cảm thấy, bản thân mình cũng nên có một cô gái giống như thế để tăng thanh thế và sự ảnh hưởng của mình. Chính vì thế, quốc vương tìm một cô gái trẻ trung xinh đẹp có tên là Salavati và biến thành một cô gái phục vụ những cuộc vui trong hoàng cung.

Sau đó, vẫn không thể hết tò mò về Ambapali, quốc vương quyết định tới gặp cô để biết rõ thực hư về cô gái này. Tuy nhiên, ngay từ lần đầu tiên gặp, cũng như tất cả các vương công quý tộc khác, quốc vương đã bị vẻ đẹp của cô chinh phục. Không bao lâu sau khi được quốc vương sủng hạnh, cô đã mang thai đứa con của hoàng tộc Vesali.

Trong cuộc hành trình cuối cùng của mình, Đức Phật đã từng dừng chân tại Vesali và ở trong vườn xoài của Ambapali. Khi biết Đức Phật tới, cô đã tới gặp và làm lễ với Người. Đức Phật giảng cho cô nghe về Phật Pháp rất lâu. Sau buổi giảng hôm ấy, cô đã mời Đức Phật cùng các tỳ kheo ngày hôm sau tới nhà mình dùng cơm chay. Nói xong, cô leo lên cỗ xe tốt nhất của mình vội vội vàng vàng rời đi.

Các vương công quý tộc Vesali thấy thế bèn lên xe đuổi theo hỏi cô vì sao lại phải vội vàng như vậy. Cô đáp rằng, Đức Phật và tăng đoàn ngày mai sẽ tới nhà mình, vì vậy cô phải về nhà nhanh để chuẩn bị mọi thứ tiếp đón. Các vương tôn quý tộc đã đề nghị đưa cho cô một trăm ngàn đồng tiền vàng để đổi lấy cơ hội này. Tuy nhiên, cô nói rằng cho dù có đổi cả thành Vesali lẫn của cải của họ thì cô cũng không nhận.

Các vương công quý tộc tức giận, quay lại tìm Đức Phật và mời Đức Phật ngày mới tới nhà họ cung dưỡng. Tuy nhiên, Đức Phật từ chối và nói rằng, mình đã nhận lời tới nhà của Ambapali. Các vương công quý tộc tức giận nhưng chỉ biết giậm chân mà nói: “Chúng ta đã thua một đứa con gái vườn xoài mất rồi”.

Ngày hôm sau, khi Đức Phật và tăng đoàn dùng cơm xong, cô bước tới trước mặt Đức Phật nói rằng mình xin hiến toàn bộ vườn xoài rộng lớn của mình cho tăng đoàn. Đức Phật yên lặng đồng ý, đồng thời sau đó tiến hành thuyết pháp cho cô ngay tại vườn xoài.

Đứa con mà Ambapali sinh cho quốc vương nước Vesali được đặt tên là Vimala Kondanna. Khi lớn lên, người con này xuất gia trở thành tỳ kheo và không lâu sau chứng quả A la hán. Ngài sau đó lại quay trở lại thuyết pháp cho chính mẹ ruột của mình. Sau khi được nghe con trai khai thị, bà quyết định gia nhập Ni đoàn, trở thành một đệ tử chính thức của Phật môn, tinh tấn thiền quán và chứng được Tứ quả Thánh A-la-hán, vĩnh viễn giải thoát khỏi luân hồi sinh tử.


Lành thay! Lành thay!

(Theo Thuvienhoasen.org)


Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Niềm tin nhân - quả của ông chủ Tập đoàn Hoa Sen

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

‘Vua tôn’ Lê Phước Vũ là một Phật tử và ông có niềm tin lớn vào luật nhân quả. Tin vào những điều tốt đẹp đã gieo trồng từ nhiều đời trước và thành công thuận lợi hôm nay trong mọi công việc đều bắt nguồn từ trước đó.

Thông tin từ Tập đoàn Hoa Sen cho biết, đơn vị này sẽ tiếp tục đưa diễn giả “không chân không tay” nổi tiếng toàn cầu Nick Vujicic trở lại Việt Nam. Còn nhớ, năm ngoài, chính nhờ sự kiện này mà tên tuổi của ông Lê Phước Vũ nổi hơn bao giờ hết không chỉ trong giới doanh nhân mà trong cộng đồng giới trẻ Việt Nam. Ông vua tôn Lê Phước Vũ trở nên quen thuộc từ trước đó.

Ông Vũ nổi tiếng từ vài năm nay là một trong những gương mặt giàu nhất trên sàn chứng khoán gắn với DN phát triển rất nhanh Hoa Sen. Không những thế, ông còn được biết đến với tham vọng DN Việt Nam có đủ sức, người Việt Nam có đủ lực để phát triển cạnh tranh trong khu vực cũng như trên thế giới.
.Chia sẻ về vấn đề này, ông Vũ hào hứng cho rằng, thời vàng son của Đông Á đã qua, giờ đến thời Đông Nam Á. Tất nhiên, vai trò của DN và doanh nhân trong thời kỳ này rất quan trọng.

“Chúng tôi đã thắng ở Việt Nam, thắng những tập đoàn đa quốc gia có hàng tỷ USD, kinh nghiệm hàng trăm năm. Hoa Sen đã và đang triển khai đầu tư nhà máy ở một số nước trong khu vực. Sản phẩm của Hoa Sen rất cạnh tranh và đang có sự thắng thế”.

Trong năm tài chính vừa qua, Tập đoàn Hoa Sen tiếp tục khẳng định là DN sản xuất kinh doanh tôn số 1 Việt Nam với sản lượng tiêu thụ gần 650 nghìn tấn, doanh thu gần 12 nghìn tỷ đồng, và là DN xuất khẩu tôn hàng đầu Đông Nam Á với sản phẩm xuất sang hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Dường như, tham vọng của ông Vũ dường như không dừng ở đó. Ông đang cùng DN của hướng tới doanh thu 1 tỉ USD và cất cánh với chiến lược đầu tư, mở rộng kinh doanh trong thời gian tới.

Ông Vũ không những mong muốn Hoa Sen đóng góp vào việc biến Việt Nam thành “công xưởng thế giới” mà còn muốn đóng góp phần mình vào sự phát triển chung của nền kinh tế khu vực ASEAN đang ngày càng lớn mạnh để tiến tới Cộng Đồng Kinh tế ASEAN năm 2015.

Trả lời Bloomberg gần đây, ông Vũ cũng cho biết, Hoa Sen hy vọng hiệp định Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể sớm đạt được. Khi đó, các DN sẽ có cơ hội lớn. Hoa Sen đang đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường trong đó có Mexico và Chile, sang Bắc và Nam Mỹ.

Chia sẻ mới đây, ông Vũ nói: ngoài việc đưa sản phẩm tới tận người tiêu dùng nội địa cũng như không ngừng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tại các thị trường xuất khẩu truyền thống và mở rộng thị phần sang các thị trường giàu tiềm năng ở châu Mỹ, châu Âu và châu Phi.
Ông Vũ trong một lần gặp gỡ các chư tăng.jpg
Ông Vũ trong một lần gặp gỡ các chư tăng.jpg (65.62 KiB) Đã xem 2830 lần
Tránh ‘họa’ hướng “phúc viên mãn”


Cũng như năm trước, với sự kiện Nick Vujicic ông Vũ muốn định hướng lý tưởng sống tốt đẹp cho giới trẻ bằng việc mang lại những câu chuyện có thật, đầy cảm động của những con người giàu nghị lực đã vượt qua nghịch cảnh để trở thành những tấm gương điển hình trong xã hội, cũng như khơi dậy ý chí vượt khó của tuổi trẻ Việt Nam. (Một số người cho rằng không nên mời Nick vì anh ta theo đạo Tin Lành, nhưng theo tôi nếu "che" cái mác Tin Lành đi thì những thông điệp của Nick là rất giống với những gì Đạo Phật vẫn nói, mà cuộc sống này thực sự cần nội dung chứ không nên chú trọng đến nhãn mác - Chánh Tín).

Chi phí cho chương trình chưa được công bố nhưng sự kiện này năm trước được truyền tai khoảng vài chục tỷ. Đây là một con số rất lớn đối với nhiều DN và cũng khá lớn đối với chính Hoa Sen.

Tuy nhiên, với doanh nhân Phật tử Lê Phước Vũ, có lẽ những sự kiện như thế này là đáng chi tiền sẽ còn được tổ chức thường xuyên bởi ông trùm ngành tôn luôn có một niềm tin vào nhân quả, tin vào những điều tốt đẹp đã gieo trồng từ nhiều đời trước và thành công thuận lợi hôm nay trong mọi công việc đều bắt nguồn từ trước đó.

Cũng theo ông Vũ, người theo Đạo Phật làm gì cũng dựa trên sự trên sự trung thực, trên những đạo lý chung. Đây chính là chỗ dựa để vượt qua được khó khăn, khủng hoảng, tránh được họa để vươn tới “phúc viên mãn”.

Tại HSG, ông Vũ cho rằng, sự thành công không chỉ đến từ những bí quyết kinh doanh hay thương hiệu mạnh mà còn còn là hệ thống quản trị chuyên nghiệp và văn hoá doanh nghiệp đặc thù. Theo đó, hệ thống quản trị dựa trên nền tảng văn hoá DN với 10 chữ T: Trung thực - Trung thành - Tận tụy - Trí tuệ - Thân thiện.

Thực tế cho thấy, thế mạnh của Việt Nam, như đã biết, là thủy sản, hải sản là nông sản và may mặc nói chung. Lần đầu tiên một mặt hàng “ngoại đạo” như tôn có khả năng cạnh tranh cao trong khu vực với một DN xuất khẩu được hàng trăm triệu USD là một điều đáng mừng, nhất là trong bối cảnh các DN vật liệu xây dựng gặp vô vàn khó khăn, đối mặt với phá sản…

Trên các diễn đàn, rất nhiều nhà đầu tư chia sẻ với niềm vui của ông Lê Phước Vũ về những thành công trong năm qua nhờ sự quyết đoán, nhờ những đường lối đúng đắn, và những giá trị tình thần mà HSG mang đến cho giới trẻ, trong bối cảnh kinh tế khó khăn chung.

Tuy nhiên, cũng có một số nhà đầu tư lo ngại những tham vọng lớn giúp Hoa Sen phát triển có thể mai một theo thời gian khi mà thành công đến với tập đoàn này khá nhiều. Nhiều nhà đầu tư chờ đợi vào cách dùng người của ông Vũ với quan điểm thích sử dụng nhân viên trẻ, quan điểm “Tre già măng mọc”, bên cạnh câu “Gừng càng già càng cay” mà ông chia sẻ hồi đầu năm mới.

Theo PGVN


thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tán thán Gương Người Tốt-Việc Tốt

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

Có lần TTT ngồi xe buýt thấy 1 bảng quảng cáo của tôn hoa sen, trên tấm bảng có 1 người Tây, có đề dòng chữ "Đừng bao giờ từ bỏ khát vọng", đọc xong thì ngớ, thấy không hiểu gì cả!
À mà chú Vũ này mình thấy có mặt ở đây:
http://me.zing.vn/zb/dt/ngocbich6336/12842535
:)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.21 khách