Tán thán Gương Người Tốt-Việc Tốt

Bạn có thể tạo một ngôi nhà cho riêng mình, với những vật liệu mà bạn thích, xin giữ ngôi nhà được thanh tịnh trong ánh hào quang của Phật-đà. Kính mời các bạn.

Điều hành viên: quang_tam3

Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tán thán Gương Người Tốt-Việc Tốt

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Ra đi vẫn nhớ diễn đàn
Người cũ, nick mới, rao hàng bán "sôn".


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
CDHH
Bài viết: 31
Ngày: 26/12/14 00:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Các chùa, nhóm Phật tử làm thiện nguyện dịp Tết

Bài viết chưa xem gửi bởi CDHH »

Ngày 13-2, tịnh xá Ngọc Hiệp, toạ lạc ấp Tân Phong, xã Tân Lý Tây (Châu Thành, Tiền Giang) tổ chức phát 73 phần quà cho hộ nghèo vui Xuân đón Tết. Tổng số tiền gần 22 triệu đồng.
Hình ảnh
Trước đó vào ngày 10-2, TT.Thích Minh Thành đã đến tịnh xá Ngọc Hiệp trao học bổng “Thích Minh Thành” cho 52 em học sinh nghèo học giỏi của 2 Trường Tiểu học Tân Hiệp và THCS Đoàn Giỏi - Tân Lý Tây (Tiểu học Tân Hiệp 22 suất và 2 chiếc xe đạp, THCS Đoàn Giỏi 30 suất và 3 xe đạp). Mỗi suất học bổng 500.000 đồng, mỗi xe đạp 1 triệu đồng.

Ngoài ra, Thượng toạ còn phát 1.205 phần bánh kẹo cho học sinh. Tổng trị giá chung 50 triệu đồng.


Bến Tre: Bàn giao nhà tình thương và tặng quà Tết


Ngày 10-2, TT.Thích Chơn Tịnh, trụ trì chùa Thường Quang, quận 8, TP.HCM và Phật tử Diệu Liên cùng đoàn đến xã Tường Đa, huyện Châu Thành (Bến Tre) tặng 100 phần quà và tiền mặt cho đồng bào nghèo ăn Tết. Quà do Phật tử Diệu Liên và nhóm Phật tử Diệu Thiện ủng hộ.
Hình ảnh
Bàn giao nhà tình thương cho ông Trương Văn Bé Năm, xã An Khánh


Dịp này, đoàn đến bàn giao căn nhà tình thương cho gia đình ông Trương Văn Bé Năm ở xã An Khánh thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre do ông Đỗ Tuấn ở Hoa Kỳ tài trợ xây dựng.


“Hành trình xanh Nghệ An” tặng quà Tết


Ngày 13-2, tổ chức thiện nguyện “Hành trình xanh Nghệ An” (thuộc Viện Nghiên cứu văn hóa Phương Đông) đã tổ chức đạp xe hàng trăm km từ TP.Vinh đến xã Tân Hợp (Tân Kỳ, Nghệ An) trao quà Tết cho người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại xã Tân Hợp.

Hình ảnh
Tổ chức HĐXH hành trình xanh tặng quà tại xã Tân Hợp


Tại đây, nhóm thiện nguyện đã trao 100 suất quà, mỗi suất trị giá 100.000 đồng, 100 chiếc chăn ấm, hơn 2.000 bộ quần áo và 100 đôi dép.



LONG AN: Chùa Phật Bửu Tặng 300 phần quà Tết


Sáng nay, 14-2, chùa Phật Bửu ở thị trấn Tân Thạnh phối hợp cùng UBND huyện Tân Thạnh (tỉnh Long An) trao tặng 300 phần quà Tết cho người dân nghèo ở các xã Tân Ninh, Kiến Bình và Bắc Hòa, mỗi phần quà trị giá hơn 300 ngàn đồng.
Hình ảnh
Tặng quà đến các hộ khó khăn


Theo Anh Tuấn-H.D-Hữu Tình-Duy Thanh (Giác Ngộ Online)


CDHH
Bài viết: 31
Ngày: 26/12/14 00:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tán thán Gương Người Tốt-Việc Tốt

Bài viết chưa xem gửi bởi CDHH »

Tối 14/6, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện tổ chức “Lễ tôn vinh người hiến máu tiêu biểu Việt Nam năm 2015”. Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng 100 người hiến máu tiêu biểu toàn quốc năm 2015 dự lễ tôn vinh.

Tại lễ tôn vinh, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nêu rõ: Chủ đề của ngày 14/6 năm nay có chủ đề: “Cảm ơn biết bao – Máu đào hiến tặng”, nhằm gửi lời cảm ơn đến tới những người hiến máu – những người đã dành thời gian và một phần sức khỏe tham gia hiến máu cứu giúp người bệnh.

Hiện nay nhận thức của nhân dân về vai trò và tầm quan trọng của việc hiến máu cứu người được nâng cao, đặc biệt là đội ngũ thanh niên, học sinh, sinh viên. Số đơn vị máu thu được hằng năm luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch.

Năm 2014, toàn quốc đã vận động, tiếp nhận hơn 1 triệu đơn vị máu, tăng gấp 2 lần so với năm 2008. Hiến máu tình nguyện đã thực sự dần dần trở thành nét đẹp đầy tính nhân văn của cộng đồng và xã hội. Qua đó, nhiều người bệnh đã được cứu chữa và đã trở về với mái ấm gia đình nhờ có dòng máu an toàn và chất lượng.
Hình ảnh
100 gương mặt hiến máu tình nguyện tại lễ tôn vinh
100 đại biểu tiêu biểu toàn quốc được tôn vinh năm nay gồm nhiều lứa tuổi khác nhau, với nhiều thành tích khác nhau, có người là cán bộ công chức, cán bộ của đoàn thanh niên, hội chữ thập đỏ…cũng có nhiều người chỉ là nông dân, nội trợ, lao động tự do nhưng hiến máu gần 100 lần. Điển hình như như ông Phùng Kim Lâm ở Thành phố Hồ Chí Minh đã hiến đến 96 lần; ông Trần Nguyên Hòa cũng ở thành phố Hồ Chí Minh đã hiến 74 lần; bà Lã Thị Vui ở Đồng Nai đã hiến 35 lần và vận động gia đình hiến đến 132 đơn vị máu…

Chia sẻ cảm xúc khi hiến những giọt máu hồng của mình, ông Trần Nguyên Hòa nói: “Lúc đó tôi tâm nguyện muốn góp gì đó cho xã hội, tiền bạc không có chỉ có giọt máu mà đóng góp đến bây giờ. Ngoài hiến máu 74 lần tôi, ngoài ra tôi cũng hiến 2 lần trực tiếp. Đi hiến Trung tâm hiến máu là về còn không biết những giọt máu của mình như thế nào. Nhưng mình tâm nguyện những giọt máu đến nơi cần thiết để người ta cần giọt máu để chữa bệnh. Chỉ cần nghĩ như vậy là bản thân thấy vui rồi không nghĩ gì khác”.

Hình ảnh
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân hoan nghênh và đánh giá cao Ban Chỉ đạo quốc gia và Ban Chỉ đạo các tỉnh, thành phố tổ chức các hoạt động tôn vinh người hiến máu tình nguyện. Đây là việc làm đúng đắn và cần thiết, thể hiện sự trân trọng của Đảng, Nhà nước; sự tri ân và tôn vinh của toàn xã hội đối với những người hiến máu tình nguyện và vận động hiến máu tình nguyện góp phần cứu chữa người bệnh.

Đánh giá cao 100 tấm gương tiêu biểu có mặt tại buổi lễ và những cá nhân tham gia hiến máu nhân đạo, ông Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, đến nay, máu vẫn là loại thuốc điều trị đặc biệt, chưa có gì thay thế được và chỉ có thể hiến tặng từ những người tình nguyện khỏe mạnh nên loại thuốc đặc biệt này ngày càng cần thiết và quan trọng.

Ông Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan thông tin đại chúng tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền lợi ích của việc hiến máu gắn với trách nhiệm và nghĩa vụ công dân của mọi người dân, từ đó xây dựng phong trào hiến máu tình nguyện nước ta ngày càng phát triển bền vững; Bộ Y tế khẩn trương hoàn thành dự thảo “Luật hiến máu và tế bào gốc” để báo cáo với Chính phủ trình Quốc hội trong năm 2016./.

Theo Lại Hoa/VOV- Trung tâm Tin


CDHH
Bài viết: 31
Ngày: 26/12/14 00:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Nhà sư trẻ hiến máu cứu người

Bài viết chưa xem gửi bởi CDHH »

Nhân chuyến công tác tại Bình Định, chúng tôi được tiếp xúc với trường hợp điển hình hiến máu cứu người của một vị chân tu: thầy Thích Quảng Châu, hiện đang Trụ trì chùa Hiển Nam, TP. Quy Nhơn. Thầy là người tham gia có hiệu quả công tác từ thiện xã hội ở địa phương và là một nhân tố tiêu biểu trong phong trào hiến máu nhân đạo của tỉnh.

Lần hiến máu đầu tiên của thầy Châu diễn ra cách đây chín năm, hồi đó, Đại sư chùa Hiển Nam lâm bệnh nặng, xuất huyết nội tạng, tính mạng nguy kịch. Khi được kịp thời đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định, các bác sĩ ở đây cho thầy Châu biết: phải tìm người có nhóm máu thích hợp để truyền ngay mới có thể cứu sống được Đại sư. Không hề bối rối, thầy Châu đã mạnh dạn đi thử máu và quyết tâm hiến máu. Rất may, nhóm máu của thầy lại trùng với nhóm máu của Đại sư, nên cùng với sự chăm sóc tận tình của các y, bác sĩ và các tu sỹ, tính mạng Đại sư đã được cứu sống.

Sau lần hiến máu đó, thấy sức khỏe không hề giảm, và việc làm của mình kịp thời mang lại sự sống cho người bệnh, điều thiện đó đã thôi thúc thầy Châu chủ động đến bệnh viện xin hiến máu và nguyện gắn bó, sẻ chia nhiều hơn với cộng đồng qua những lần hiến máu tiếp theo của thầy, từ nghĩa cử cao đẹp đó thầy vận động các tu sỹ và đệ tử của mình cùng tham gia hiến máu nhân đạo. Nhờ "thâm niên" hiến máu của mình mà thầy Thích Quảng Châu đã trở nên quen thuộc và gần gũi với các thành viên trong Ban Chỉ đạo Hiến máu nhân đạo của tỉnh Bình Định.

Thầy Châu tâm sự: "Nhiều khi vào bệnh viện, có trường hợp bệnh nhân cấp cứu thiếu máu, lại trùng với nhóm máu của tôi, các bác sĩ biết tôi là người hiến máu nhiều lần nên đã liên hệ nhờ giúp. Dù quen hay không quen, tôi vẫn luôn sẵn sàng, và lập tức giúp ngay. Mỗi lần như vậy, tôi thấy sức khỏe không hề thay đổi, ngược lại ngủ sâu hơn, ăn ngon hơn và trong lòng cảm thấy thanh thản vì đã làm được việc có ích cho xã hội. Tôi mong sao ngày càng có nhiều người có lòng từ bi, sẵn sàng hiến những giọt máu của mình để cứu giúp những người không may gặp bệnh hiểm nghèo"…

Và mỗi khi gặp quý thiện nam, tín nữ đi lễ chùa, hoặc gặp quý khách nơi xa đến, thầy Châu thường có lời khuyên mọi người hãy tham gia hiến máu nhân đạo để cứu giúp những hoàn cảnh bất hạnh, là cử chỉ cao đẹp và có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống. Mỗi người cần biết làm việc có nghĩa, biết sống, biết hy sinh để niềm vui được lan tỏa sâu rộng hơn trong cộng đồng.
Ông Đào Duy Chấp - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định, cho chúng tôi biết: "Nhiều trường hợp đến hiến máu để lấy tiền sinh sống hoặc tự nguyện hiến máu đều nhận chế độ bồi dưỡng theo quy định, còn thầy Châu chưa bao giờ nhận thù lao hay bồi dưỡng sau mỗi lần hiến máu.

Ngoài việc hiến máu, hàng năm thầy Châu còn tham gia các hoạt động từ thiện khác: phối hợp với các ngành chức năng, đến những vùng bị thiên tai bão lũ, đóng góp hàng trăm triệu đồng và quà cứu trợ, giúp đỡ bà con không may bị thiệt hại do thiên tai gây ra. Nhiều người gặp hoàn cảnh khó khăn, hay gặp bất hạnh tìm đến chùa, thầy luôn giang rộng vòng tay nhân ái cứu giúp".

Tại Hội nghị tôn vinh người hiến máu được tổ chức tại TP. Quy Nhơn, thầy Thích Quảng Châu, Trụ trì chùa Hiển Nam, đã khiến nhiều quan khách và giới báo chí thật sự cảm phục với thành tích trên 20 lần hiến máu cứu người của Thầy. Hy vọng sẽ có nhiều bạn trẻ, nhiều cá nhân tự nguyện hiến máu nhân đạo như tấm gương cao cả của thầy Thích Quảng Châu.

Theo Diệu Thanh (btgcp.gov.vn)


CDHH
Bài viết: 31
Ngày: 26/12/14 00:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

CƠM MIỄN PHÍ TIẾP SỨC MÙA THI

Bài viết chưa xem gửi bởi CDHH »

Bất ngờ vì được ăn cơm miễn phí, nhiều phụ huynh và thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia tại Hà Nội, đã rất xúc động trước những việc làm của một nhóm tình nguyện có tên "Cơm 5.000 Hà Nội".

Hình ảnh
Tình nguyện viên tặng cơm miễn phí cho người nhà thí sinh tại điểm thi Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội - Ảnh: P.Hậu
Chương trình "Cơm 5.000 Hà Nội" tiếp sức mùa thi do Câu lạc bộ thiện nguyện trực thuộc Hội LHTN VN TP.Hà Nội, khởi xướng.

Ngay trong ngày đầu tiên của kỳ thi THPT quốc gia, nhóm đã chuẩn bị 1.000 suất cơm để phát tặng người nhà và thí sinh.

Tại điểm thi Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, đông đảo thí sinh và phụ huynh đứng xếp hàng chờ tới lượt nhận các suất cơm từ tình nguyện viên. Mỗi người còn được tặng thêm cốc thạch rau câu, nước lạnh và quạt giấy, để xua tan cái nóng như đổ lửa của mùa hè.

Ông Nguyễn Văn Minh, 56 tuổi (xã Xuân Hòa, H.Xuân Trường, Nam Định) kể, khi đang ngồi vỉa hè tránh nắng, ông bất ngờ thấy sinh viên tình nguyện tặng phiếu nhận cơm miễn phí và cẩn thận nhắc giờ đến nhận. “Khi ấy tôi còn nửa tin nửa ngờ, vì nghĩ không có ai cho mình ăn không như thế. Thật mừng, hai ông cháu được ăn cơm ngon, sạch sẽ và cũng đỡ tốn tiền hơn trong kỳ thi dài ngày ở Thủ đô”, ông Minh xúc động nói.

Chủ nhiệm nhóm "Cơm 5.000 Hà Nội" Bùi Quang Long cho biết, chương trình "Cơm 5.000 Hà Nội" tiếp sức mùa thi, trị giá 110 triệu đồng do tình nguyện viên đóng góp một phần và thông qua mạng xã hội kêu gọi tài trợ của các doanh nghiệp, cá nhân có tấm lòng hảo tâm.

Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2015, tại Thủ đô sẽ có 4.000 suất cơm được nhóm đưa vào 40 quầy Dịch vụ cộng đồng miễn phí của Thành đoàn Hà Nội, tặng cho thí sinh và người nhà. Còn tại Thanh Hóa, nhóm cũng chế biến 3.000 suất cơm, phát miễn phí ở 4 điểm thi của Trường ĐH Hồng Đức.

Bên cạnh chương trình tặng cơm miễn phí trong mùa thi, nhóm Cơm 5.000 Hà Nội từng triển khai nhiều dự án thiện nguyện cung cấp suất ăn miễn phí cho người lao động nghèo tại Thủ đô.

Hiện tại, nhóm có 20 tình nguyện viên nòng cốt là những người đi làm trên nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng đam mê hoạt động thiện nguyện. Trong các hoạt động cụ thể, quy mô lớn, nhóm có thêm sự hỗ trợ từ các tình nguyện viên là sinh viên.

Theo Phan Hậu (thanhnien.com.vn)
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
BÌNH NƯỚC MIỄN PHÍ TIẾP SỨC MÙA THI


Tiếp nối chương trình Giải nhiệt mùa hè Hà Nội - 1000 Bình nước miễn phí, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc tiếp tục ra quân, tiếp sức cho những sĩ tử tham gia kỳ thi THPT Quốc Gia.



Thời tiết trong những ngày các sĩ tử chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc Gia cũng là những ngày thời tiết khắc nghiệt nhất. Những tình nguyện viên của Bệnh viện Đa Khoa Quốc tế Thu Cúc luôn sẵn sàng và đã có mặt kịp thời tại các điểm thi tập trung trên khắp địa bàn Hà Nội. Trong số đó có thể kể đến các điểm thi tại ĐH Ngân Hàng, điểm thi tại ĐH Công Nghệ Giao Thông Vận Tải, điểm thi tại ĐH Thủy Lợi, điểm thi tại ĐH Hành Chính Quốc Gia

Hình ảnh
Tại các điểm thi, bình nước miễn phí của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc luôn được đón nhận nhiệt tình.
Tỏ ra khá bất ngờ về những bình nước này, chị Trần Thị Nguyệt (Quê Hà Nam, trú tại Quận Thanh Xuân) nói: “Sáng nay tôi đưa cháu đi thi vội quá nên quên mang cả nước uống. Khi tới đây thì thấy có rất nhiều bình nước ghi dòng chữ bình nước miễn phí của Bệnh viện Thu Cúc. Trước tôi có nghe tới bình nước miễn phí của Bệnh viện Thu Cúc rồi nhưng không nghĩ là bình nước này cũng có mặt ở đây để tiếp sức cho sĩ tử cũng như những phụ huynh như tôi. Thật may mắn. Con tôi cũng vừa uống nước và vào phòng thi rồi. Hy vọng, cốc nước từ bình nước này sẽ làm cháu thoải mái và tự tin hơn trong phòng thi.”

Dù sắp đến giờ thi, không giấu nổi tâm trạng hồi hộp nhưng em Lê Thị Minh Hà (Đống Đa, Hà Nội) vẫn chia sẻ với nhóm tình nguyện viên: “Em đến điểm thi khá sớm vì nhà gần đây. Từ đầu mùa hè em đã luôn thấy tháp thoáng những bình nước này của Bệnh viện Thu Cúc tại khắp các tuyến phố Hà Nội. Em rất ủng hộ hoạt động thiện nguyện này của Bệnh viện. Em vẫn mơ ước được trở thành một bác sĩ giỏi, và em hy vọng em sau này sẽ trở thành một trong những người được làm việc trong Bệnh viện Thu Cúc, không chỉ cứu chữa người bệnh mà còn luôn chú trọng tới hoạt động tình nguyện xã hội.”

Nhiệt độ vẫn rất cao, sức nóng không hề giảm và nhiệt huyết của những tình nguyện viên Bệnh viện Thu Cúc vẫn tràn trề. Những tình nguyện viên, những bình nước miễn phí tiếp sức mùa thi của Bệnh viện Thu Cúc vẫn tiếp tục lên đường, giúp những sĩ tử giải tỏa lo lắng và căng thẳng trước khi bước vào cuộc thi quan trọng và đầy cam go.

Chúc cho những sĩ tử của mùa thi THPT Quốc Gia đầu tiên hoàn thành tốt bài thi của mình.

(Theo benhvienthucuc.vn)


Kiến An
Bài viết: 46
Ngày: 29/01/15 19:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tán thán Gương Người Tốt-Việc Tốt

Bài viết chưa xem gửi bởi Kiến An »

Ý CHÍ VÀ TẤM LÒNG CỦA MỘT NHA SĨ TRẺ



Đó là bác sĩ Ký Quốc Đạt, tốt nghiệp Trường ĐH Y Dược Cần Thơ năm 2006, nhưng đến nay đã có 5 cơ sở nha khoa lớn và một phòng khám bệnh phục vụ người dân trong vùng.

Anh Quốc Đạt cho biết, năm 2000 anh thi đậu vào Trường ĐH Y Dược TP. Cần Thơ chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt. Thời sinh viên Đạt luôn có thành tích học tập giỏi và rất năng nổ trong phong trào của trường, lớp. Ra trường anh được nhận công tác tại Bệnh viện Đa khoa Ô Môn, rồi sau đó chuyển về Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long (TP. Cần Thơ).

Vào thời điểm này, anh mở thêm phòng khám nha khoa ở Trạm Y tế phường Xuân Khánh, với nguồn vốn ban đầu 50 triệu đồng từ số tiền anh tích lũy và góp vốn của một người bạn.

Không lâu sau anh Quốc Đạt mở thêm một nha khoa lớn trên đường Nguyễn Việt Hồng mang tên Nha khoa Cửu Long. Sau đó anh lần lượt mở thêm 4 nha khoa lớn: Nha khoa Việt – Úc, Nha khoa Việt – Thái, Nha khoa Cái Răng và mới đây ngày 10/12/2013 anh vừa khai trương Nha khoa Quốc tế 17 nằm trên đường Mậu Thân, phường An Hòa, quận Ninh Kiều (TP.Cần Thơ).

Tại 5 nha khoa và phòng khám của bác sĩ Quốc Đạt hiện có một êkíp chuyên nghiệp với hơn 20 y – bác sĩ, cùng với những thiết bị kỹ thuật hiện đại trong lĩnh vực nha khoa, đã thu hút số lượng khách đến thăm khám và điều trị khá ổn định, tạo nguồn thu nhập cao. Ngoài việc quản lý nhiều phòng nha khoa, bác sĩ Đạt còn theo đoàn y – bác sĩ của Trường ĐH Y Dược Cần Thơ, tham gia khám chữa bệnh răng miệng cho người dân ở các vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và tài trợ nhiều học bổng cho sinh viên.

Chị Huỳnh Thanh Nghiệp – nhân viên kỹ thuật làm tại Nha khoa Quốc tế 17 tâm sự: “Tôi thấy bác sĩ Đạt tận tình giúp đỡ nhân viên khi gặp khó khăn, thường xuyên nhận các sinh viên đang học hay mới ra trường về kiến tập tại nha khoa của mình”.


Năm 2014 đánh dấu sự thành công bước đầu trong lĩnh vực giải trí của chàng bác sĩ - doanh nhân trẻ tài hoa, khi anh giành được cú "đúp" danh hiệu Á vương 2 và Tài năng diễn xuất trong cuộc thi Hoa hậu - Nam vương Người Việt Thế giới trên đất Mỹ.
Hình ảnh
Anh Ký Quốc Đạt tỏa sáng trong giây phút đặc biệt của cuộc thi Hoa hậu - Nam vương Người Việt Thế giới
Không chỉ trở nên quen thuộc trong các hoạt động y tế, kinh doanh, giải trí, đến nay, tên tuổi của Ký Quốc Đạt đã gắn liền trong các hoạt động xã hội, từ thiện với một tấm lòng, một trái tim nhân ái với suy nghĩ “Sống và làm việc không phải cho mình mà là cho tất cả mọi người”.

Dù bận rộn, bác sĩ Đạt vẫn luôn theo đoàn y – bác sĩ của Trường ĐH Y Dược Cần Thơ tham gia khám chữa bệnh răng miệng cho người dân ở các vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và tài trợ nhiều học bổng cho sinh viên. Trong thời gian vừa qua, vị bác sĩ này còn tham gia nhiều hoạt động từ thiện có giá trị nhân văn khác như chương trình vui Trung thu cùng các em thiếu nhi, trao quà tết cho các hộ gia đình nghèo, tham gia gây quỹ từ thiện vì học sinh có hoàn cảnh khó khăn...
Hình ảnh
Sự xuất hiện của BS - Á vương Ký Quốc Đạt đã tiếp thêm động lực cho các hộ nghèo tại chương trình "Hơi ấm mùa xuân" (Hoà Mỹ, Phụng Hiệp, Hậu Giang)


Có thể nói, Trung tâm Nha khoa Quốc tế ở Cần Thơ của bác sĩ Ký Quốc Đạt hiện nay là một trong những địa chỉ có chất lượng đạt chuẩn, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại được người dân trong vùng và kiều bào tin tưởng, gửi gắm sứ mệnh làm đẹp "nụ cười", mang đến sự tự tin, góp phần quan trọng tạo nên sự thành công trong cuộc sống.

Tiết lộ về những kế hoạch, dự định trong năm mới Ất Mùi 2015 này, bác sĩ -doanh nhân - Á vương Ký Quốc Đạt vui vẻ cho biết: "Tôi vẫn sẽ tiếp tục thực hiện các kế hoạch mà bản thân đang ấp ủ, phát triển thương hiệu "Nha khoa Quốc tế" về chất lượng và dịch vụ, thực hiện nhiều hơn nữa các chuyến đi từ thiện ý nghĩa. Còn đối với lĩnh vực giải trí, vai trò giám khảo nhiều thử thách song luôn đem lại cho tôi nhiều hứng thú, tôi cũng mong rằng sẽ tìm được một vai diễn thích hợp trong tương lai".


Kiến An (Sưu tầm)


CDHH
Bài viết: 31
Ngày: 26/12/14 00:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

TẤM GƯƠNG SÁNG GIỮA NÚI RỪNG

Bài viết chưa xem gửi bởi CDHH »

Nhờ Lù A Sáy dám nghĩ, dám làm, nhẫn nại nhặt từng hạt pơmu về trồng mà những quả đồi khô hạn vùng núi cao Tà Xùa (Sơn La) lại xanh ngát. Mong muốn lớn nhất của chàng trai H’mông này là tái sinh hàng vạn hécta rừng huyền thoại, giữ lấy giống gỗ quý cho con cháu đời sau…

“Đời mình trồng, đời con chăm sóc”…


Ngoài đặc sản chè cổ thụ thơm ngon, xã Tà Xùa (Bắc Yên – Sơn La) còn được nhiều người biết đến bởi… sự tàn phá không thương tiếc của lâm tặc đối với hàng vạn hécta rừng pơmu nguyên sinh những năm trước.

Hình ảnh
Vừa đặt chân lên thị trấn Bắc Yên, chúng tôi đã may mắn gặp Lù A Sáy (sinh năm 1979, bản Tà Xùa C, xã Tà Xùa), nhân vật “nổi tiếng” bởi kỳ tích tiên phong đem hạt cây pơmu về trồng và có lẽ cũng là người giữ “kỷ lục” có nhiều rừng pơmu nhất trên khắp dải đất hình chữ S thương yêu này.

Từ thị trấn về nhà Lù A Sáy gần 20 cây số. Con đường trải nhựa uốn lượn như trong truyện cổ tích, cảm giác có thể chạm vào những đám mây trắng xóa dày đặc xung quanh. Đặt chân đến đỉnh Tà Xùa, khách phải rẽ đường đất để tới đồi pơmu của Lù A Sáy. Đường dốc hun hút, lởm chởm đá sau trận mưa đêm càng trở nên nguy hiểm. Xe nhiều lúc quay ngang bánh như muốn lao xuống vực.

Sau gần 30 phút vật lộn tưởng như phó thác tính mạng cho số phận, chúng tôi cũng được tận mắt thấy cánh rừng huyền thoại. Lù A Sáy khoát tay tự hào giới thiệu: “Cây pơmu đấy. Nó gần chục năm tuổi rồi. Quả đồi này được 4ha. Còn quả đồi bên kia nhiều cây to hơn và cũng rộng hơn quả đồi này”. Trước mắt chúng tôi là quả đồi với những hàng pơmu thẳng tắp, như muốn nhắc nhở người dân Tà Xùa nói riêng và người dân Tây Bắc nói chung, hãy cùng Lù A Sáy giữ lấy giống gỗ quý cho con cháu đời sau.

Lù A Sáy dẫn khách thăm quả đồi pơmu kế tiếp. Những hàng cây pơmu to như cột nhà kiêu hãnh vươn lên từ đất mẹ. Lù A Sáy khoe: “Không dễ để trồng được cây như thế này đâu. Đời mình trồng, đời con mình chăm sóc thì đời cháu mình mới được khai thác”.

Nhà Lù A Sáy còn sở hữu những đồi chè đặc sản. Anh chia sẻ: “Mình có khoảng 2ha chè, mỗi năm thu được hơn một tạ búp. Chè mùa này không ngon lắm nên giá bán chỉ được 400 ngàn một kilôgam. Còn vào mùa đông sương phủ kín cả ngày, người nọ đứng gần người kia chẳng nhận ra nhau, nên chè khá ngon và giá bán phải hơn 1 triệu đồng một kilôgam. Làm ra đến đâu, dưới xuôi họ lên mua hết cả”.

Tấm gương sáng giữa núi rừng

Chúng tôi về nhà Lù A Sáy thưởng thức ly trà nóng của xứ sở sương mù. Quả đúng như những gì người ta thường nói về chè Tà Xùa.

Bên ly trà thơm ngon, bố của Lù A Sáy, ông Lù A Chống ôn lại buổi ban đầu Lù A Sáy đem hạt pơmu về trồng: “Ban đầu, tôi cũng không đồng ý cho thằng Sáy trồng cây pơmu, bởi chẳng biết nó có lên nổi hay không, mà nếu có lên được thì biết đến bao giờ mới được thu. Trong khi cây chè đang đem lại hiệu quả kinh tế… Tuy nhiên về sau, tôi cũng bị nó thuyết phục vì ý nghĩa của việc trồng cây pơmu, nó muốn bảo tồn giống gỗ quý của Tây Bắc và nó muốn mọi người cùng nhau trồng cây pơmu trên những quả đồi khô hạn để khôi phục cánh rừng nguyên sinh ngày nào. Gia đình tôi hết sức ủng hộ nó. Bây giờ nhìn thấy gần chục hécta pơmu mỗi ngày một lớn, tôi vui lắm!”.

Ông Đinh Thế Anh, Phó Chủ tịch UBND xã Tà Xùa cũng chia sẻ: “Lù A Sáy là một tấm gương điển hình của xã Tà Xùa và của huyện Bắc Yên. Đồi pơmu anh tự lấy hạt trong rừng về trồng cây phát triển rất tốt và có thể nhân rộng cho bà con trồng ở những vùng đất xấu. Lù A Sáy nhận nhiều giấy khen của huyện, của tỉnh và anh cũng thường xuyên được tỉnh, huyện cho tham quan thực tế ở nhiều nơi. Xã đang xem xét giao một vài quỹ đất cho Lù A Sáy trồng pơmu”.

Rời Tà Xùa, hình ảnh người đàn ông H’mông trẻ tâm huyết tái sinh rừng pơmu vẫn lưu mãi tâm trí chúng tôi. Giá nhiều người quản lý rừng chung chí hướng như Lù A Sáy, một ngày không xa sẽ có những cánh rừng quý như pơmu tái sinh… Chúng tôi cũng mong muốn, đoạn đường vào bản Tà Xùa sớm được cải thiện, để nhiều người đến với Tà Xùa hơn và mô hình tái sinh giống cây quý hiếm được nhân rộng hơn.

Theo Bùi Hùng (Pháp luật Việt Nam)


CDHH
Bài viết: 31
Ngày: 26/12/14 00:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

MỘT NGƯỜI DÂN HIẾN 2.400m² ĐẤT LÀM ĐƯỜNG

Bài viết chưa xem gửi bởi CDHH »

Đó là gia đình ông Trần Kim Khả (83 tuổi), ngụ ở thôn Phú Hồ, xã Phú Gia, huyện miền núi Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.

Trước đó, hưởng ứng chủ trương vận động làm đường giao thông nông thôn theo chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của tỉnh Hà Tĩnh, huyện Hương Khê và UBND xã Phú Gia, gia đình ông Khả đã tự nguyện hiến 2.400m² đất trong khu vực vườn và ao nuôi cá của nhà mình để chính quyền xã làm con đường bê tông liên thôn dài hơn 500m (mặt đường rộng 3m) mà không hề yêu cầu bồi thường hoặc hỗ trợ bất kỳ điều gì.

Gia đình ông Khả còn tự nguyện chặt bỏ hàng chục cây bưởi, cây nhãn, cây mít ăn quả lâu năm trong vườn để giải phóng mặt bằng.
Hình ảnh
Hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, đến thời điểm này ở xã Phú Gia có rất nhiều hộ dân đã tự nguyện hiến tổng cộng hơn 8.000m² đất để làm đường giao thông liên thôn, liên xã, nhà hội quán văn hóa… Trong đó có hộ ông Lê Công Kích, ở thôn Phú Vinh, hiến hơn 200m² đất, 30m tường rào để mở đường và vận động con cháu ở huyện Kỳ Anh tham gia ủng hộ hơn 10 triệu đồng giúp thôn làm đường.

Ông Lê Khắc Hận là cán bộ ngành công an về hưu cũng hiến trên 560m² đất để làm đường, tự nguyện tham gia ngày công, vận động anh em họ hàng quyên góp gần 4 triệu đồng xây hội quán xóm…

Theo D.Quang (SGGP)


CDHH
Bài viết: 31
Ngày: 26/12/14 00:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

HỘI NHẶT RÁC HỒ GƯƠM

Bài viết chưa xem gửi bởi CDHH »

Mỗi chiều chủ nhật, người dân Hà Nội và du khách lại thấy một nhóm thanh niên cặm cụi nhặt rác xung quanh Hồ Gươm. Không chỉ làm sạch môi trường quanh hồ, một điểm vui chơi công cộng của thành phố mà điều này tác động không nhỏ đến việc thay đổi thói quen “Bạ đâu vứt đấy, tiện tay là quẳng” hiện đang khá phổ biến, nhất là trong giới thanh niên.

Những thanh niên này là thành viên của Hội nhặt rác Hồ Gươm thuộc CLB tình nguyện trẻ, với "nhiệm vụ" nhặt rác quanh hồ của Hà Nội.

Khách... làm gương


Mọi chuyện "khởi đầu" lại là những người nước ngoài sinh sống tại Hà Nội. Họ là những người Nhật, Hàn Quốc, tập hợp nhau tham gia vào việc nhặt rác quanh Hồ Gươm, làm sạch môi trường. Không chỉ tại thủ đô, tại nhiều điểm du lịch khác như Hạ Long (Quảng Ninh), TP Hồ Chí Minh, Nha Trang (Khánh Hòa)… nhiều nhóm tình nguyện viên ngoại quốc cũng trực tiếp tham gia “dọn dẹp” môi trường hộ người Việt Nam.
Hình ảnh
Hoạt động tình nguyện nhặt rác còn góp phần nâng cao ý thức cộng đồng


Một trong số những người nước ngoài tham gia bảo vệ môi trường tại Hồ Gươm là doanh nhân người Nhật Bản Ninomiya, Giám đốc Công ty ISHIGAKI RUBBER VN có trụ sở tại khu công nghiệp Hà Nội - Đài Tư thuộc quận Long Biên. Ông Ninomiya cho biết: Công việc nhặt rác của những người trong nhóm ông xuất phát từ tình yêu dành cho đất nước, con người Việt Nam, cho thủ đô Hà Nội, đặc biệt là Hồ Gươm. Chứng kiến cảnh điểm du lịch - văn hóa nổi tiếng của Hà Nội thường xuyên ngập rác, nhếch nhác, ông và bạn bè đã huy động nhau tham gia nhặt rác quanh hồ, với mong muốn góp phần cùng bảo vệ môi trường nơi đây. Gần 2 năm qua, ông Ninomiya và bạn bè của mình đều đặn sáng chủ nhật tổ chức đi nhặt rác quanh hồ. Và công việc này vẫn tiếp tục tới hôm nay.

Với "hành trang" là túi nilon, găng tay và kẹp gắp, chị Kim Hyo Suk, sinh viên Hàn Quốc, cũng tham gia nhặt rác. Kim Huy Suk tâm sự: Từ khi đến Việt Nam, hàng tuần chị đều lên Hồ Gươm để tập thể dục. Nhận thấy khuôn viên xung quanh hồ người dân xả rác rất bừa bãi và thiếu ý thức, chị cùng một số sinh viên khác đã tập hợp tham gia dọn dẹp rác quanh Hồ Gươm và Hồ Tây. Hyo Suk bảo, công việc nhặt rác xuất phát từ mong muốn giữ cho Hồ Gươm một môi trường sạch sẽ. Chị cũng chia sẻ, mỗi khi kết thúc buổi nhặt rác, sẽ rất buồn nếu như mình thu được nhiều “chiến lợi phẩm”, bởi điều này thể hiện ý thức của người dân chưa cao.

... Và chủ nhà nỗ lực

Xuất phát từ hành động tốt đẹp này của những người nước ngoài, và sự "xấu hổ" vì ý thức của chính những "chủ nhân" của Hồ Gươm; nhiều nhóm, hội ở thủ đô đã được lập ra với mục đích… nhặt rác. Một trong số đó có thể kể đến Hội nhặt rác Hồ Gươm, thuộc CLB tình nguyện trẻ.

Hội được thành lập với mục đích xây dựng mô hình bảo vệ môi trường dưới phương thức tái chế phế liệu, rác thải; góp phần xây dựng một Hà Nội xanh, một Hồ Gươm trong lành, từ đó nâng cao ý thức người dân về bảo vệ môi trường. Cùng với đó, hội xây dựng quỹ từ thiện từ số tiền bán các sản phẩm tái chế nhằm hỗ trợ, giúp đỡ những trẻ em nghèo, những mảnh đời kém may mắn, có hoàn cảnh khó khăn.
Hình ảnh
Hội nhặt rác Hồ Gươm.


Các buổi chiều chủ nhật hàng tuần, với trang bị túi nilon và găng tay sẵn sàng trên tay, khoảng 20 thành viên đăng ký tham gia “ngày dọn dẹp” của hội chia thành hai hướng, xuất phát từ Tháp Hòa Phong đi vòng quanh Hồ Gươm thu lượm rác thải. Từ lượng rác thu được, Hội sẽ tổ chức những buổi xử lý, tái chế một số loại rác thải vào tuần kế tiếp.

Bạn Mai Thị Thủy, phụ trách viên Hội nhặt rác Hồ Gươm, hiện là sinh viên năm cuối trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn Hà Nội, chia sẻ: “Khi tham gia nhặt rác, chúng tôi thu về rất nhiều que kem, chúng tôi tổng hợp lại rồi tái sử dụng, biến thành những món quà lưu niệm, trang trí bắt mắt để bán lấy tiền làm từ thiện. Trong năm qua, CLB đã trao quà từ thiện cho các trẻ em nghèo vùng đồng bào Lai Châu, thông qua chương trình “Cơm có thịt cho trẻ xã Pa Ủ” (Mường Tè - Lai Châu)”. Không chỉ nhặt rác tại Hồ Gươm, nhóm của tôi còn muốn nhân rộng hình thức CLB tại các điểm du lịch, lễ hội lớn tại Hà Nội, tuy nhiên việc này cần có sự ủng hộ của chính quyền địa phương các điểm có di tích danh thắng đó”.

Thật đáng mừng là hoạt động này của Hội đã được rất nhiều người dân ủng hộ. Từ những người đi tập thể dục quanh Hồ Gươm đến những người tham quan, ngắm cảnh khi nhìn thấy các bạn trẻ của Hội nhặt rác Hồ Gươm cẩn thận nhặt tất cả những bao bì bánh kẹo, que kem cho vào thùng rác thì đều có ý thức hơn. Ông Nguyễn Văn Nghị, 65 tuổi, thường tập thể dục xung quanh Hồ Gươm chia sẻ: “Tôi rất khâm phục những bạn trẻ đã có ý thức giữ gìn môi trường như vậy. Nhiều khi tôi thấy có người xả rác bữa bãi mà cũng bất bình, hy vọng họ nhìn vào đây học tập để giữ gìn môi trường chung”.

Vân Thảo, thành viên mới của nhóm cho biết: “Tình cờ, một lần thấy các bạn sinh viên tình nguyện nhặt rác, em tò mò tham gia để hiểu cảm giác nhặt rác như thế nào. Từ lần đó, dù không tham gia thường xuyên với nhóm nhưng em luôn có ý thức vứt rác đúng nơi quy định”. Đó cũng là ý nghĩa lớn nhất mà thông điệp của nhóm Hội nhặt rác Hồ Gươm muốn gửi tới giới trẻ. Đó cũng là lý do tại sao 1 năm trở lại đây, khu vực quanh Hồ Gươm luôn được sạch sẽ hơn.

Nhặt rác hay tái chế rác dù gì đi nữa vẫn chỉ là công việc xử lý phần ngọn. Những người nước ngoài, những bạn trẻ hăng hái tham gia tình nguyện sẽ không thể làm mãi những công việc “phi lợi ích” như vậy. Điều quan trọng là cần phải biết xử lý phần gốc. Phần “gốc” đó chính là ý thức của người dân. Trước mắt là thu dọn rác thải, nhưng ngay sau đó là phải tác động vào ý thức người dân, loại bỏ tình trạng “xả rác bừa bãi” của người dân thủ đô nói riêng, của người dân cả nước nói chung. Sau nhặt rác, mọi người cần biết cách bỏ rác đúng chỗ, để công việc nhặt rác không còn là của riêng ai.

Bài và ảnh: Vân Ly- Xuân Minh


CDHH
Bài viết: 31
Ngày: 26/12/14 00:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

NGƯỜI GHI DẤU VIỆT NAM TRÊN BẢN ĐỒ NHI KHOA THẾ GIỚI

Bài viết chưa xem gửi bởi CDHH »

GS.TS Nguyễn Thanh Liêm là người luôn biết gây sốc, gây bàng hoàng cho bạn bè y khoa quốc tế với những ca mổ vô cùng táo bạo, mang tính tiên phong rất thành công.
Hình ảnh
GS Nguyễn Thanh Liêm nhận bằng “Hội viện danh dự Hội Phẫu thuật Nhi Liên bang Nga”. Ảnh: T.H


Đồng nghiệp trên thế giới gọi các phương pháp do GS Liêm sáng tạo là “Liem technique”- kỹ thuật của GS Liêm.

NHỮNG LẦN ĐẦU TIÊN ĐÁNG NHỚ


Ba mươi ba năm gắn bó với Bệnh viện Nhi T.Ư là bấy nhiêu thời gian ông đau đáu với sinh mệnh từng đứa trẻ. Là cơ sở y tế lớn nhất nước về nhi khoa cũng là nơi tập trung những bệnh nhân nặng nhất, đòi hỏi mỗi sự cố gắng của các y bác sĩ nơi đây dường như nhiều hơn gấp bội phần.

Trưởng thành từ nơi hàng ngày văng vẳng tiếng khóc đau đớn của những đứa trẻ, chứng kiến sự mệt mỏi, ánh mắt thất thần của cha mẹ chúng, ông chưa từng một giây phút nào nghĩ mình sẽ rời xa nơi đây, dù áp lực công việc luôn đè nặng, dù nhiều nơi khác hứa hẹn trả lương cao hơn.

Năm 1997, ông được giới y khoa quốc tế biết tới khi trở thành người đầu tiên nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi để điều trị bệnh phình đại tràng bẩm sinh tại Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành nước đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á tiến hành phẫu thuật nội soi cho trẻ em.
Hình ảnh
GS Liêm phẫu thuật tại Italia


Bắt đầu từ đây ông đã đưa Bệnh viện Nhi T.Ư trở thành một trong các trung tâm phẫu thuật nội soi trẻ em tiên tiến trên thế giới, được các đồng nghiệp quốc tế đánh giá cao, là nơi đào tạo phẫu thuật nội soi cho nhiều quốc gia trong khu vực.

Chiều cuối năm, tranh thủ lúc rảnh rỗi giữa 2 ca mổ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, nơi ông đang làm Giám đốc sau khi cống hiến hơn 30 năm sự nghiệp cho Bệnh viện Nhi T.Ư.

Ông kể: “Năm 2001 tôi có ý tưởng mổ nội soi lồng ngực để chữa thoát vị cơ hoành cho trẻ nhỏ nhưng lúc đó không làm được vì phương tiện của mình chưa có đủ. Tôi đã thảo luận với một giáo sư người Pháp về vấn đề này.

Giáo sư đó đã về Pháp và thực hiện ca mổ đầu tiên theo phương pháp tôi nghĩ ra trên một trẻ nhỏ 7 tháng tuổi. Năm 2002, Việt Nam đã có được phương tiện phẫu thuật cần thiết, trên cơ sở đã tiến hành trên những trẻ hơn 7 tháng thành công.


Tôi nghĩ nếu đã mổ được cho trẻ 7 tháng tuổi thì cớ sao không thể mổ cho trẻ nhỏ tuổi hơn. Đương nhiên, phải lường trước những khó khăn đặc biệt và thảo luận với kíp gây mê hồi sức rất kỹ lưỡng để tránh rủi ro”.

Ca mổ nội soi lồng ngực điều trị thoát vị cơ hoành cho trẻ sơ sinh thành công vào tháng 2/2002 đã đưa ông trở thành người đầu tiên trên thế giới thực hiện được kỹ thuật rất khó này.

Sau đó ông đã có 5 công trình nghiên cứu về lĩnh vực này được xuất bản trên các tạp chí uy tín quốc tế, được mời đến giảng bài, tham luận tại nhiều nước và hội nghị quốc tế, góp phần đưa kỹ thuật này áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia.
Hình ảnh
GS.TS Nguyễn Thanh Liêm trình diễn nhiều kỹ thuật nội soi tại Philippines
Giới phẫu thuật Nhi khoa thế giới coi GS Liêm là người tiên phong và chuyên gia hàng đầu thế giới về phẫu thuật nội soi điều trị u nang ống mật chủ, với kinh nghiệm phẫu thuật cho hơn 500 trường hợp và phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị cơ hoành với hơn 300 trường hợp.

Bằng việc trực tiếp thực hiện các ca mổ khó, có 20 công trình nghiên cứu được xuất bản quốc tế, được mời giảng bài tại Mỹ, Italia, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều nước trên khác, GS Nguyễn Thanh Liêm đã chứng minh phẫu thuật nội soi an toàn và ít biến chứng hơn mổ mở.

Chương “U nang ống mật chủ “trong sách giáo khoa Phẫu thuật Nhi của Anh trước đây do GS người Anh viết, của Mỹ do GS người Nhật viết, nhưng năm nay, cả 2 quốc gia này đều mời GS Nguyễn Thanh Liêm viết.

TINH THẦN THÉP


Hình ảnh GS Liêm ân cần động viên người thân của bệnh nhi mắc bệnh hiểm nghèo không hề xa lạ với nhân viên y tế bệnh viện và mọi người.

Đôi mắt với ánh nhìn ấm áp, giọng nói thâm trầm của ông khiến bệnh nhi và người thân như được tăng thêm nghị lực để sẵn sàng chống chọi với bệnh tật và muôn vàn khó khăn phía trước. Hơn ai hết ông thấu hiểu nỗi đau của bệnh nhi khi năm cuối phổ thông ông chứng kiến mẹ mình ra đi trong đau đớn vì căn bệnh ung thư.

Ngay thời khắc ấy, chàng trai 18 tuổi quyết định thay vì thi vào khoa Văn trường ĐH Tổng hợp đã nộp hồ sơ thi vào ĐH Y Hà Nội với một quyết tâm thôi thúc, học y để không chỉ chữa bệnh cho người thân mà còn cứu sống nhiều người bệnh khác...

Hơn 30 năm gắn bó với phòng mổ, chứng kiến sự hồi sinh của biết bao đứa trẻ nhưng lần nào cũng như lần đầu, sự xúc động, niềm vui luôn ngập tràn trên gương mặt hiền hậu của GS Nguyễn Thanh Liêm mỗi khi giữ được tính mạng của bệnh nhân.
Tôi đã nhận được nhiều giải thưởng và giải thưởng nào cũng rất đặc biệt, rất cao quý. Tôi thấy điều quan trọng nhất đối với bản thân là đến giờ phút này đã sống hết mình, làm việc hết mình và cống hiến hết mình. - GS Nguyễn Thanh Liêm

Hình ảnh
GS.TS Nguyễn Thanh Liêm (ngồi giữa) phẫu thuật biểu diễn tại Hội nghị phẫu thuật Nội soi Quốc tế tại Đài Loan


Với ông, luôn là một tinh thần thép cho những ca mổ hết sức phức tạp. Năm 2002 tại Bệnh viện Nhi T.Ư, GS Nguyễn Thanh Liêm thực hiện tách thành công cặp song sinh Nghĩa- Đàn chung nhau tá tràng, cơ hoành, mạng phổi, xương ức, ống mật chủ, ruột. Đây là một trong những ca song sinh mà nền y học thế giới ít có khả năng tách rời ở thời điểm đó.

Một năm sau cũng dưới bàn tay tài hoa và một trí lực tuyệt vời của GS Liêm và cộng sự người nước ngoài, thế giới lại biết đến y học Việt Nam qua ca mổ tách cặp song sinh Cúc-An vô cùng phức tạp.

Hai bé Cúc- An có chung nhau nhiều cơ quan nội tạng như gan, màng tiêu hóa, màng tim cơ hoành, xương ức, thêm nữa An bị dị tật tim bẩm sinh, Cúc bị u máu ở tay và ngực.

Sau 9 giờ liên tục phẫu thuật ca mổ thành công. Một lần nữa người ta lại biết đến ông như người đi đầu tài năng đã tiến hành mổ tách thành công 5 cặp trẻ song sinh dính nhau, trong đó có 2 cặp Nghĩa- Đàn, Cúc- An thuộc trường hợp phức tạp nhất trên thế giới.

Mới đây, số phận đã mỉm cười với bệnh nhi Nguyễn Văn Chung không có hậu môn 9 năm phải dùng hậu môn giả đặt trên thành bụng khi gặp được bàn tay vàng và tấm lòng thương yêu vô bờ bến của GS Liêm và cộng sự. Cậu bé đã được GS Liêm và các bác sĩ Bệnh viện Vinmec phẫu thuật miễn phí bằng kỹ thuật mới do ông nghiên cứu. Đây là kỹ thuật được GS Liêm nghĩ trong nhiều năm mới áp dụng.

Nhờ kỹ thuật nội soi do ông tiên phong, hằng năm đã có 5.000 bệnh nhi được cứu sống. Ông cho rằng, tinh thần tự học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu là phẩm chất cần thiết và đáng quý để một người nghiên cứu khoa học suốt đời phải thực hiện.


Theo thời gian, ông khiến giới y học thế giới đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác khi liên tiếp đưa ra 8 kỹ thuật mới trong điều trị nhiều bệnh hiểm nghèo của trẻ em.

GS Nguyễn Thanh Liêm là người đầu tiên nghiên cứu đề xuất một số kỹ thuật mổ mới như cắt màng tim rộng rãi bằng nội soi lồng ngực để điều trị viêm mủ màng ngoài tim, điều trị dị tật teo trực tràng bằng phẫu thuật nội soi kết hợp với đường hậu môn…


Theo Thái Hà (tienphong.vn)


CDHH
Bài viết: 31
Ngày: 26/12/14 00:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

NHỊP CẦU NỐI NHỮNG BỜ VUI

Bài viết chưa xem gửi bởi CDHH »

Sáng ngày 06/02/2015, Hội Từ Thiện Phật Quang (BRVT) do cô Đoàn Diệu Ân – Hội trưởng Hội Từ Thiện Phật Quang làm Trưởng đoàn đã đến dự Lễ Khánh Thành cầu kênh T3/2 tại ấp Bà Mía – xã Mỹ Lạc – huyện Thủ Thừa. Đây là cây cầu liên xã Long Thuận - Mỹ Lạc do HT Thích Minh Thiện – Trưởng BTS GHPGVN tỉnh long An vận động Hội Từ Thiện Phật Quang (BRVT) hỗ trợ xây dựng.
Hình ảnh
Dự Lễ khánh thành có: cô Đoan Diệu Ân – Hội trưởng Hội Từ Thiện Phật Quang cùng các thành viên trong Đoàn.

Về phía Lãnh đạo chính quyền có: ông Cao Văn Bé và ông Trịnh Ngọc Đáng – Phó chủ tịch UB MTTQ huyện Thủ Thừa; ông Lê Thanh Phong – Phó bí thư xã Mỹ Lạc; ông Lê Văn Khuynh – Chủ tịch UBND xã Mỹ Lạc; ông Nguyễn Văn Trung – Phó bí thư xã Long Thuận; bà Lê Thị Mộng Thúy – Phó chủ tịch UBND xã Long Thuận; ông Võ Thanh Quân – Đại diện Phòng kinh tế hạ tầng huyện cùng với bà con nhân dân ấp Bà Mía xã Mỹ Lạc và ấp 4 xã Long Thuận.
Hình ảnh
Được biết, thể theo nguyện vọng bức thiết của nhân dân hai xã Long Thuận và Mỹ lạc cần có cây cầu bê tông thay cho cây cầu ván bị hư hỏng nặng mà hàng ngày bà con, trẻ em đi học vẫn phải đi trên cây cầu tạm qua kênh đó. Để chia sẻ những khó khăn của bà con nơi đây, UB MTTQ VN huyện Thủ Thừa đã vận động HT Thích Minh Thiện ủng hộ cho việc xây dựng cầu liên xã. Trên tinh thần đó, Hòa thượng đã kêu gọi Hội Từ Thiện Phật Quang hỗ trợ cho công trình này.

Cây cầu kênh T3/2 được xây dựng bê tông kiên cố có tổng chiều dài là 37,6 m gồm 3 nhịp (9m), bề rộng mặt cầu 2,4m (thông xe 2,2m, độ dốc dọc 9%), cầu có tĩnh không thông thuyền là 1,50m so với mực nước lũ năm 2000. Tổng kinh phí xây dựng cầu là 303.052.000 VNĐ, trong đó Hội Từ Thiện Phật Quang đã đóng góp 150 triệu đồng, phần còn lại do UBMTTQ huyện Thủ Thừa hỗ trợ đầu tư.
Hình ảnh
Tại buổi Lễ, cô Đoan Diệu Ân - đại diện cho nhà tài trợ đã chúc mừng bà con hai xã đã có cây cầu vững chắc đảm bảo an toàn giao thông.và mong bà con nơi đây có cuộc sống tốt đẹp hơn với cây cầu này.

Ông Võ Văn Phú – Đại diện cho nhân dân hai xã phát biểu “Hôm nay chúng tôi vui lắm vì có đã có cây cầu vững chắc như mơ ước. Những người già như chúng tôi rất xúc động vì thấy các em học sinh từ nay đi học an toàn, các cháu sẽ không còn sợ như khi phải đi qua cầu ván nữa”.

Cũng tại buổi Lễ, ông Cao Văn Bé thay mặt UBMTTQ huyện, trước hết ông gửi ời cám ơn đến HT Thích Minh Thiện và Hội Từ Thiện Phật Quang. Sau nữa nhắc nhở UBND xã Mỹ lạc phải kiểm tra, đôn đốc nhà thầu nhanh chóng hoàn chỉnh cầy cầu trước tết để đưa vào sử dụng và tiếp tục vận động bà con đóng góp vào mở rộng con đường tại nơi xây dựng cầu, để nhân dân đi lại dễ dàng hơn.

Tiếp theo, ông Lê Thanh Phong – Phó bí thư Đảng ủy xã Mỹ Lạc thay mặt bà con hai xã hứa sẽ bảo quản cây cầu thật tốt, làm sao đây phải là món quà thật sự cho bà con trong việc giao lưu qua lại giữa người dân 2 xã, cũng như bảo đảm tính an toàn cho các em học sinh đến trường. Theo ông, đây là cây cầu không chỉ mang ý nghĩa nối liền 2 xã mà còn có ý nghĩa nhân văn rất cao, tạo điều kiện thuân lợi góp phần nâng cao dân trí, phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đồng thời, vào cuối năm 2015 này, Mỹ Lạc sẽ phấn đấu để được trên công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Hình ảnh
Sau cùng là Lễ cắt băng khánh thành cầu kênh T3/2, và chụp ảnh lưu niệm.

Được biết, từ đầu năm 2014 đến nay, Hội Từ Thiện Phật Quang đã hỗ trợ xây dựng cho huyện Thủ Thừa – tỉnh Long An được cả thảy 4 cây cầu giao thông nông thôn. Đây là việc làm mang ý nghĩa hết sức thiết thực, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của địa phương./.

Theo Tuệ Đăng (thientonphatquang.com)


CDHH
Bài viết: 31
Ngày: 26/12/14 00:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

HÀNH XỬ CỦA NHỮNG "THIÊN THẦN"

Bài viết chưa xem gửi bởi CDHH »

Mark Zuckerberg và vợ là một trong những tỷ phú trẻ tuổi hiếm hoi chấp nhận hiến tặng tài sản của mình để làm từ thiện khi còn rất trẻ. Đối với tôi, họ thực sự là những thiên thần bằng xương bằng thịt đã viết nên câu chuyện cổ tích kỳ diệu ở thế kỷ 21 này.

CEO Facebook, Mark Zuckerberg và vợ của mình vừa tuyên bố sẽ hiến tặng 99% cổ phần của mình tại Facebook, nhân dịp cô con gái đầu lòng Max chào đời. Khối tài sản này có giá trị lên tới 45 tỷ USD, với mục đích để giúp cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn và con gái của họ sẽ được sống trong thế giới đó.

Đây là một quyết định mà không phải nhà tỷ phú nào cũng làm được, bởi giá trị của số tiền hiến tặng này là quá lớn. Ngay cả tỷ phú Bill Gates và vợ của mình là Melinda Gates với quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates có quy mô lớn nhất thế giới, cũng mới chỉ quyên góp được 30 tỷ USD kể từ năm 1994 đến nay.

Tuy nhiên quyết định này của Mark Zuckerberg cũng không phải là điều khó hiểu, khi mà anh đã từng ký cam kết Giving Pledge 5 năm trước, khi mà anh mới chỉ 26 tuổi. Giving Pledge là chiến dịch cam kết được tỷ phú Bill Gates và nhà đầu tư Warren Buffett khởi xướng, nhằm kêu gọi các nhà tỷ phú hiến tặng ít nhất là một nửa tài sản của mình cho các hoạt động từ thiện.
Hình ảnh
Trước đó, CEO Facebook và vợ của mình cũng góp mặt trong danh sách những mạnh thường quân có số tiền quyên góp lớn nhất. Điều đặc biệt là Mark Zuckerberg là gương mặt tỷ phú duy nhất dưới 40 tuổi nằm trong danh sách này.

Điều đó cho thấy rằng có rất ít những nhà tỷ phú trẻ tuổi dám cho đi một phần lớn tài sản của mình để làm từ thiện. Và trước khi quyết định dành tặng cả khối tài sản trị giá 45 tỷ USD này, Mark Zuckerberg và vợ Priscilla Chan cũng đã từng hiến tặng những khoản tiền từ thiện rất lớn:

- 120 triệu USD: Cam kết ủng hộ cộng đồng giáo dục tại vịnh Area trong 5 năm.

- 25 triệu USD: Quyên góp cho Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh chống Ebola.

- 100 triệu USD: Món quà Zuckerberg gửi tới các trường công lập ở Newark.

- Hồi đầu tuần, thành phố San Francisco cho biết vợ chồng Mark Zuckerberg đã hiến tặng 75 triệu USD để xây dựng một khu điều trị mới trong bệnh viện Đa khoa San Francisco. Mark cũng cho biết bệnh viện Đa khoa San Francisco là nơi điều trị cho nhiều bệnh nhân nghèo và các nhóm dân tộc thiểu số, do đó mà đáp ứng được những tiêu chí của mình và có thể tận dụng số tài sản quyên góp của anh để giúp đỡ những người đang gặp khó khăn, đem đến sự bình đẳng cho tất cả mọi người trên thế giới.

Những khoản tiền quyên góp mới sẽ được thông qua tổ chức từ thiện mới được thành lập, có tên Chan Zuckerberg Initiative. Tổ chức từ thiện này sẽ sử dụng số tiền của vợ chồng Mark Zuckerberg để giải quyết các vấn đề về giáo dục, y tế, xây dựng cộng đồng và giúp cho thế giới này trở nên tốt đẹp hơn.

Mark Zuckerberg cho biết họ muốn tham gia các hoạt động từ thiện sớm hơn, chứ không phải là đợi đến sau này, bởi vì họ nghĩ đến tương lai và muốn khuyến khích tất cả mọi người đều có thể làm như vậy.

Anh cho biết: “Chúng ta cần phải có những khoản đầu tư dài hạn trong 25, 50 hay thậm chí là 100 năm. Những thách thức lớn luôn cần có tầm nhìn xa rộng để giải quyết, chứ không thể giải quyết bằng những suy nghĩ ngắn hạn”.

Vợ chồng Mark Zuckerberg chính là một trong những người tiếp bước tỷ phú Bill Gates, khi sẵn sàng hiến tặng một phần tài sản của mình để giúp thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Cùng với vợ chồng Mark Zuckerberg, cũng có nhiều nhà tỷ phú khác sẵn sàng hiến tặng số tiền khổng lồ của mình như đồng sáng lập Napster, tỷ phú Sean Parker hay đồng sáng lập Sergey Brin của Google.

Theo Trí thức trẻ/ BI


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.17 khách