Tán thán Gương Người Tốt-Việc Tốt

Bạn có thể tạo một ngôi nhà cho riêng mình, với những vật liệu mà bạn thích, xin giữ ngôi nhà được thanh tịnh trong ánh hào quang của Phật-đà. Kính mời các bạn.

Điều hành viên: quang_tam3

Như ý Cát Tường
Bài viết: 499
Ngày: 13/03/13 20:24
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tán thán Gương Người Tốt-Việc Tốt

Bài viết chưa xem gửi bởi Như ý Cát Tường »

Hồi đó, Cát Tường có một người bạn là Phật Tử thuần thành, rất tốt bụng dự định xây một khu cho các bà cụ không ai chăm sóc về già ở và để các bà tu niệm Phật mà bạn ấy không đủ tiền. Lúc đó, Cát Tường nếu xin được tiền của Bố thì sẽ âm thầm giúp bạn ấy nhưng trước tiên Cát Tường sẽ giới thiệu luật sư và công an ở thành phố đó cho bạn ấy biết để tìm đất xây cất ở nơi an ninh và thanh tịnh, không hiểu sao bạn ấy im lặng rồi chẳng liên lạc được luôn. Giờ thì Cát Tường đã chuyển hết tài sản di chúc của Bố cho em trai hết rồi và tu thôi không giúp ai được hết. Á, chú Vũ đó Cát Tường thấy ở đâu mấy hôm nay thôi không biết phải không chú mặc áo sơ mi màu hồng sọc trắng, không chừng hoa mắt nữa vì già rồi :"> .


Sau các Phật diệt độ
Nếu người lòng lành dịu
Các chúng sanh như thế
Đều đã thành Phật đạo.
(Trích Kinh Pháp Hoa)
Hình đại diện của người dùng
sulby
Bài viết: 87
Ngày: 08/12/12 21:30
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tán thán Gương Người Tốt-Việc Tốt

Bài viết chưa xem gửi bởi sulby »

Ông Vũ đó pháp danh là Hoằng Lược, từng lên Phật pháp nhiệm mầu kỳ 8 ở chùa Hoằng Pháp..

http://www.chuahoangphap.com.vn/media.p ... -&start=20

mình thì thích lập một khu thất chuyên tu dành cho những người muốn nhập thất, và nơi có thời tiết mát mẻ như Đà lạt là rất lý tưởng, nhưng chỉ là ý tưởng vì không có kinh phí để lập.. :">

ở Đà lạt cũng có khu thất như vậy nhưng chỉ dành cho nữ.


Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Re: Tán thán Gương Người Tốt-Việc Tốt

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

Có một doanh nhân quyết định dùng mười mấy tỷ đồng xây dựng tịnh thất với mục đích duy nhất: để tu học và khuyến tấn mọi người cùng tu. Người doanh nhân - Phật tử ấy là anh Nguyễn Văn Lợi - Pháp danh Minh Lộc, Giám đốc Công ty May túi xách Tân La Sài Gòn.

Tịnh thất lấy tên Minh Lộc ở số 56 - 58 đường 7A, khu dân cư An Lạc, Bình Trị Đông B, Bình Tân, TP.HCM.

Ước mơ thời "áo vũ cơ hàn"

Năm 24 tuổi, Nguyễn Văn Lợi đã quyết định vào chùa tập tu, học Phật với tâm niệm “đi trên con đường chân chính mà Đức Phật đã dạy”. Và anh Lợi đã vào chùa Pháp Võ (Nhà Bè) làm công quả và được Ni sư trụ trì dạy bảo, dắt dìu tụng kinh, niệm Phật…

Gần hai năm công quả, anh được Ni sư đưa về chùa Giác Huệ (Q.7) quy y, học đạo với Hòa thượng Viên Giác. Thế nhưng, nhân duyên rong ruổi khiến anh không được tiếp tục đi trên con đường của một người tu. Lý do là hoàn cảnh gia đình quá cơ cực anh phải trở ra để cán đáng việc nhà.

Nghịch duyên bước đầu ấy không đánh gục lý tưởng tu hành của Nguyễn Văn Lợi mà càng làm anh quyết tâm hơn. Vừa học, vừa nuôi đưỡng tâm Bồ đề của mình lớn dần trong gian khó. Cho đến khi Nguyễn Văn Lợi đường đường trở thành một Giám đốc của công ty (từ năm 1998), nhưng tâm Bồ đề ngày nào vẫn “cháy” trong anh.

Và cứ thế, nghĩ là làm, anh đã quyết định xây dựng tịnh thất để thực hiện tâm niệm mà mình đã ấp ủ từ lâu: Xây dựng Tam bảo, góp phần hoằng truyền giáo pháp của Như Lai.

Không dừng lại ở đó, anh Minh Lộc còn mong rằng đây sẽ trở thành nơi để nhiều người đến nghe pháp, tụng kinh khi anh có dịp thỉnh quý Hòa thượng, Thượng tọa có tâm, có đức độ về giảng dạy giáo pháp.

Với anh, tâm nguyện còn là: “Có thể ba năm nữa tôi cũng sẽ lui về, không làm gì thêm nữa, không bon chen nữa để chuyên tâm với kinh kệ và chia sẻ Phật pháp với những ai có duyên với mình”. Nghĩ đến điều đó bởi vì theo anh Minh Lộc: “Tiền thì ai cũng cần nhưng nó chỉ là phương tiện, còn quá bon chen vì nó thì mình sẽ bị kẹt lại biết đến khi nào mới vượt thoát khỏi sinh tử luân hồi?”.

Cùng nhau tu tập...

Hình ảnh

Là giám đốc, ở cương vị ông chủ, anh Nguyễn Văn Lợi có khoảng 500 công nhân, anh luôn đối đãi với họ bằng tình anh em, chú cháu. Có những em ở quê xa, nhà nghèo lên làm công nhân anh đã đưa về cưu mang và hướng dẫn cho các em phương pháp niệm Phật, công phu…

Đến thăm tịnh thất Minh Lộc vào lúc 19g hàng ngày ai cũng sẽ cảm được không khí và nghe được âm thanh thiền vị, thanh tịnh của đạo tràng. Tiếng kinh kệ cùng công phu thực tập những nội quy của chùa đã giúp nhiều em là công nhân hiền và ngoan lên.

Cách chào đầy cung kính khi có khách, cách đi đứng nhẹ nhàng của các bạn trẻ là công nhân ở tịnh thất Minh Lộc cho chúng tôi một cảm nhận rất riêng về hình ảnh của những người công nhân. Sự khác biệt ấy có lẽ nhờ vào sự dụng công thực tập của các bạn dưới sự hướng dẫn của anh Minh Lộc.

"Đến bây giờ, dù chưa phải là đã hết khó khăn nhưng làm được một nơi như thế này để Phật tử gần xa biết đến và về tu tập đồng thời cũng là nơi để tôi được cùng tu tập với những người mà tôi có duyên đã là một sự mầu nhiệm”, anh nói.

Với tâm niệm ấy, anh Minh Lộc đã luôn luôn phát nguyện rằng sẽ cố gắng để làm cho nơi này thành nơi thanh tịnh, mang được năng lượng từ bi, hiểu biết đến với nhiều người.

Đồng thời anh còn mơ ước tịnh thất Minh Lộc sẽ trở thành nơi giúp cho các thanh niên Phật tử trẻ hữu duyên học tu, làm việc tốt để thoát nghèo, góp phần xây dựng đất nước. Đó cũng là một cách đầu tư - mà theo người viết là sự đầu tư tâm linh, góp phần hoằng dương giáo pháp Phật đà, quả thật là một công đức lớn!

(Theo Chúc Thiệu: Phattuvietnam ngày 03/10/2008)


xuanhaipro
Bài viết: 2
Ngày: 14/07/14 04:14
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: hà nội

Re: Tán thán Gương Người Tốt-Việc Tốt

Bài viết chưa xem gửi bởi xuanhaipro »

Cầu mong nhiều người noi theo những tấm gương tốt


Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Thêm một câu chuyện "cổ tích" thời hiện đại

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

Giúp đỡ những người khó khăn, góp công xây dựng cầu đường… là những việc làm hết sức ý nghĩa của anh Nguyễn Văn Bằng (SN 1979, ngụ tại thị trấn Gò Quao, tỉnh Kiên Giang) sau khi trúng số.

Sau gần hai mươi năm phiêu bạt nơi xứ người, nhờ lộc trời, anh đã có thể biến giấc mơ thời trai trẻ thành hiện thực. Đó là xây dựng một gia đình riêng hạnh phúc và góp phần làm quê hương thêm giàu đẹp.

Khát khao trúng số xây dựng gia đình

Lần theo những con đường ngoằn ngoèo, qua những căn nhà lá xập xệ, chúng tôi bắt gặp căn nhà khang trang vừa được xây dựng khi cách thị trấn khoảng 3km. Chủ nhân ngôi nhà, anh Nguyễn Văn Bằng đón chúng tôi với thái độ niềm nở, nhiệt tình đặc trưng của người miền Tây. Bên ấm trà thắm đượm tình cảm, anh chia sẻ cho chúng tôi về những thăng trầm của cuộc đời mình; về niềm vui mà anh có được sau những ngày làm việc có ích cho đời.

Sinh ra trong một gia đình nghèo có 6 anh chị em, Bằng là người con thứ năm. Cha mẹ mất sớm, tất cả tài sản để lại cho 6 đứa con chỉ là 5 công ruộng. Ruộng đồng ít lại thường thất bát, anh em Bằng sống trong cảnh thiếu ăn thiếu mặc triền miên. Ngày qua ngày, các anh em đùm bọc, nương tựa lẫn nhau mà lớn lên. Mong có cuộc sống tốt hơn, họ tách nhau đi làm ăn tứ tán. Vùng đất nào thuận lợi mưu sinh là họ trụ lại, những mong xây dựng cơ đồ cho riêng mình.

Hình ảnh
Căn nhà khang trang do chính tay anh Bằng thiết kế và xây dựng.

Vốn rất ham học hỏi nhưng vì kinh tế gia đình khó khăn, anh Bằng chỉ được học hết lớp 2. Với hành trang kiến thức ít ỏi cùng sự chăm chỉ ham làm, anh giã từ quê hương để đến “mảnh đất hứa” Sài Gòn. Ban đầu, anh làm đủ nghề nhưng thu nhập vẫn vô cùng bấp bênh, khi no khi đói. Năm 18 tuổi, Bằng tự nghĩ phải có nghề bài bản mới ổn định được cuộc sống, nên dồn sức kiếm tiền để xin vào một trường học nghề.

Trong một lần đang đi làm công trình, anh mua vé số ủng hộ người nghèo theo phong trào. Lần đó, anh trúng 5 vé an ủi với tổng số tiền lên đến 50 triệu đồng. Với một người phải tích cóp từng đồng qua bữa như Bằng, số tiền ấy quả thực là một gia tài. Quan trọng hơn, nó mở ra cho anh con đường hấp dẫn tới ước mơ có cái nghề nghiệp ổn định. Hoàn thành các thủ tục giấy tờ, đóng học phí, anh trở thành học viên của một trường dạy nghề, lĩnh vực xây dựng cầu đường. 3 năm sau, anh tốt nghiệp và lại lăn xả xin làm tại các công trình, ở vị trí công nhân xây dựng hoặc giám sát công trình. Vừa đi làm, anh vừa không ngừng học hỏi đồng nghiệp, bạn bè đúc kết thêm kinh nghiệm.

Công việc còn nhiều khó khăn, anh buộc lòng liên tục thay đổi chỗ làm. Trong quá trình đó, anh gặp một cô gái dịu hiền. Qua nhiều lần đổi trao tâm tình, hai người chính thức yêu nhau. Mối tình này khiến anh bắt đầu ước mơ về một mái ấm gia đình. Anh mơ có căn nhà nhỏ, có người vợ hiền và những đứa con thơ. Anh cố gắng làm việc hơn bao giờ hết để mong tiết kiệm đủ tiền biến ước mơ thành sự thật.

Thế nhưng với đồng lương ít ỏi, anh thấy mặc cảm nên chẳng dám ngỏ lời cầu hôn với cô gái mình yêu. Anh tính toán dù có làm thêm vài chục năm nữa cũng chẳng mua nổi căn nhà nhỏ, huống chi lo đủ cho một gia đình. Mặt khác, anh lo sợ gia đình cô ấy sẽ không chấp nhận chàng rể “tứ cố tha hương” như mình. Vắt óc suy nghĩ, anh cho rằng những tấm vé số là con đường ngắn nhất giúp mình thực hiện ước mơ. Từ đó, anh đều đặn trích tiền mua vé số mỗi ngày và đêm van vái đất trời xin trúng số. Anh hứa rằng nếu trúng số sẽ dừng chân phiêu bạt để trở về quê hương sinh sống. Ở nơi đó, anh sẽ xây dựng mái nhà nhỏ, cưới người yêu làm vợ. Anh sẽ tình nguyện đứng ra quyên góp giúp đỡ những gia đình khó khăn cũng như đăng ký tham gia một số công trình công cộng bằng cách không nhận tiền công.

May mắn thay, ước mơ của anh đã trở thành hiện thực. Trong một lần đi làm ở Bình Dương, anh được một cô bé bán vé số dạo vận bộ quần áo rách rưới, đầu tóc rối bù đến mời mua vé số. Thương tình, anh mua giúp cô bé ấy 2 tờ. Không ngờ buổi tối dò kết quả, anh đã trúng độc đắc với giải thưởng trị giá 3 tỷ đồng. Khi mới nhìn kết quả, anh không dám tin vào sự thật mà cứ tưởng mình mơ, còn tự tát mình một cái để tỉnh lại. Các con số, ký hiệu, ngày giờ cũng như tỉnh thành đều đã trùng khớp. Anh bỗng hét lên trong sự vui sướng tột đỉnh. “Tôi trúng số rồi! Kỳ này mình sẽ có nhà, có gia đình…” Nghe anh ấy hét lớn mọi người đều trố mắt nhìn anh. Ban đầu, họ tưởng anh điên nhưng sau khi tường tận sự việc họ mới quay sang mừng cho anh.

Dừng chân phiêu bạt

Từ ngày trúng số, cuộc đời anh như chuyển sang một hướng khác. Sau gần 20 năm sống tha hương, chuyển hết nhà trọ này đến phòng trọ khác, anh bắt đầu thực hiện ước mơ dừng chân phiêu bạt. Anh thu xếp đồ đạc, tạm dừng việc làm ở Sài Gòn và lập tức trở về quê. Bằng mang tiền về giúp anh em người thân trả dứt nợ nần, đồng thời biếu thêm các anh chị mỗi người 20 triệu đồng. Số tiền còn lại, anh dành để mua hai mảnh đất ưng ý tại quê nhà.

Mảnh thứ nhất nằm ở mặt tiền, với chiều ngang 12m và chiều dài 24m trị giá 150 triệu đồng. Mảnh đất thứ 2 là đất ruộng với diện tích 5000m2 trị giá 500 triệu đồng sử dụng cho việc canh tác lúa. Sau khi mua đất xong, anh tự tay thiết kế căn nhà trong mơ của mình. Tuyển chọn những người thợ khéo léo nhất trong những người thợ khéo léo nhất trong vùng, sau hai tháng xây dựng, căn nhà được hoàn thành. Lúc này, Bằng lại tỉ mỉ lựa chọn từng vật dụng gia đình, làm sao vừa hữu ích vừa có mức chi phí hợp lý nhất.

Có được căn nhà khang trang trên mảnh đất quê hương, Bằng bắt đầu thực hiện kế hoạch “rước nàng về dinh”. Được gia đình người yêu chấp nhận, đám cưới của hai người diễn ra đầm ấm, hạnh phúc trong sự chứng kiến của họ hàng hai bên. Bà con hàng xóm ai cũng mừng cho anh chị. Niềm hạnh phúc của anh càng thêm tròn vẹn khi anh sắp được đón đứa con đầu lòng chào đời.

Thời gian này, anh dành nhiều thời gian làm từ thiện. Anh đứng ra tổ chức quyên góp giúp đỡ những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Trong đó có anh Nguyễn Văn Tý vốn làm công nhân xây dựng nhưng chẳng may bị điện giật phải tật nguyền. Anh Tý hiện sống cùng người vợ có vấn đề thần kinh. Hoàn cảnh thương tâm này được anh Bằng đứng ra quyên góp, trao tặng tổng số tiền là 24 triệu đồng. Một trường hợp khác là gia đình anh Tuấn, người đàn ông không may bị tai biến phải nằm liệt. Trước đó, cuộc sống của anh Tuấn cũng vô cùng khó khăn, khi hai vợ chồng chỉ có nguồn thu ít ỏi từ nghề kéo lưới. Anh bằng đã đứng ra quyên góp số tiền 57 triệu đồng. Với anh Bằng, những việc làm đó là hết sức ý nghĩa. “Của ít lòng nhiều”, số tiền không lớn nhưng đã góp sức giúp những số phận nghèo vượt qua phần nào những trở ngại cuộc sống, tạo thêm cho họ động lực sống.

Ngoài ra, anh còn tham gia xây dựng các công trình giao thông nông thôn. Anh xin vào đội thi công cầu đường góp công không tính thù lao. Tính theo ngày công, tổng số tiền anh đã đóng góp cho việc xây dựng cầu đường là 78 triệu đồng. Trong đó, tiền công xây dựng cầu là 28 triệu đồng, tiền công xây dựng đường là 50 triệu đồng. Chưa dừng lại, anh còn giúp dân nghèo xây dựng nhà không lấy tiền. Tâm sự với chúng tôi, anh Bằng cho biết toàn bộ số tiền trúng số còn lại đã được anh gửi ngân hàng. Anh dự định sẽ dùng số tiền đó cho các con ăn học nên người. Vợ chồng anh sẽ canh tác phần đất mới mua để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Ngoài ra, anh còn tham gia các công trình xây dựng cầu đường, nhà cửa cho người dân để có thêm thu nhập.

Sẽ không ngừng làm việc thiện giúp đời

Anh Bằng chia sẻ: “Từ ngày trúng số, cuộc đời tôi thay đổi hẳn. Giờ đây, tôi có được mái ấm gia đình hạnh phúc, đứa con đầu lòng cũng sắp ra đời. Cũng nhờ số tiền may mắn ấy, tôi có thể giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, góp công xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Trong thời gian sắp tới, tôi hứa sẽ tham gia nhiều hơn vào công tác xã hội giúp ích cho đời”.

Xin được tán thán tấm gương làm từ thiện và chúc mừng hạnh phúc của gia đình anh! tangbong tangbong tangbong

Theo Lê Hằng (Đời sống & Hôn nhân)


khanh chi
Bài viết: 42
Ngày: 07/08/14 19:04
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tán thán Gương Người Tốt-Việc Tốt

Bài viết chưa xem gửi bởi khanh chi »

Chánh Tín đã viết:Có một doanh nhân quyết định dùng mười mấy tỷ đồng xây dựng tịnh thất với mục đích duy nhất: để tu học và khuyến tấn mọi người cùng tu. Người doanh nhân - Phật tử ấy là anh Nguyễn Văn Lợi - Pháp danh Minh Lộc, Giám đốc Công ty May túi xách Tân La Sài Gòn.

Tịnh thất lấy tên Minh Lộc ở số 56 - 58 đường 7A, khu dân cư An Lạc, Bình Trị Đông B, Bình Tân, TP.HCM.

Lành thay! Tôi cũng được biết từ cuối năm 2013, Tịnh thất Minh Lộc (còn gọi là tịnh thất Phước Huệ) đã được đổi tên thành chùa Phước Huệ. Doanh nhân Nguyễn Văn Lợi đã thọ giới Tỳ kheo với Pháp danh Thích Minh Lộc:
Tp.HCM: Thêm một ngôi chùa gia nhập sinh hoạt Giáo hội
Sáng ngày 29/12/2013 (nhằm ngày 25/11/Quý Tỵ), tại chùa Phước Huệ (tại số 56 – 58, đường 7A, KDC An Lạc, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, TP.HCM), đã tổ chức lễ công bố quyết định đổi tên cơ sở Tịnh thất Phước Huệ thành chùa Phước Huệ cùng Trai đàn kỳ siêu bạt độ và kỳ an bách tính từ ngày 28 – 29/12/2013 (tức 26 – 27/11/Quý Tỵ).

Đến nay duyên lành hội đủ, BTS GHPGVN thành phố Hồ Chí Minh đã hợp thức hóa Tịnh thất Phước Huệ lên thành chùa Phước Huệ để tiện cho việc quản lý, sinh hoạt và hành đạo. Qua đó, ĐĐ Thích Minh Lộc sẽ luôn phát huy tốt trách nhiệm và sứ mệnh của mình để góp phần xây dựng cho ngôi nhà đạo pháp ngày một tốt đẹp hơn trong lòng dân tộc.

Buổi lễ chính thức trao quyết định dựng bản hiệu chùa Phước Huệ sẽ diễn ra vào ngày hôm sau (29/12/2013) lúc 8h30”, với sự chứng minh của Ban Thường Trực BTS GHPGVN TP.HCM và có sự tham dự của Chính quyền địa phương.

Được biết, trước đây Tịnh thất Phước Huệ là một điểm sinh hoạt tâm linh, hình thành từ mô hình cải gia vi tự. Kể từ khi Tịnh thất được thành lập đến nay, Đại đức Trụ trì đã có nhiều đóng góp cho công tác truyền bá Chánh pháp cũng như góp phần gắn kết giữa đạo và đời trong mối quan hệ “Đạo pháp và Dân tộc”.

Trên tinh thần đó, với tâm nguyện không chỉ lo gieo duyên giáo hóa đối với người sinh tiền mà ĐĐ Thích Minh Lộc còn quan tâm đến các hương linh quá vãng hữu danh và vô danh không nơi nương tựa.

Đồng thời cũng để tưởng niệm cố TT.Thích Minh Trí - UV BTS PG tỉnh Tiền Giang - Phó BHP Tỉnh hội PG Tiền Giang - Phó BĐD PG huyện Cai Lậy - Giáo Thọ Trường TCPH tỉnh TG - Viện chủ Tổ đình Phước Lâm – Cai Lậy – Tiền Giang và là Ân sư của Chư tôn đức Tăng tại Tịnh thất Phước Huệ.

Link: http://pgvn.vn/tin-tuc/201312/Tp-HCM-Th ... hoi-25493/


khanh chi
Bài viết: 42
Ngày: 07/08/14 19:04
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tán thán Gương Người Tốt-Việc Tốt

Bài viết chưa xem gửi bởi khanh chi »

Đại tượng Phật có trọng lượng 150 tấn, được coi là lớn nhất Đông Nam Á hiện nay vừa được khánh thành tại chùa Thiên Trường, Nam Định.

Công trình Đại Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni có chiều cao tổng thể là 20,28m. Bệ bê tông cốt thép được hoàn thiện mặt ngoài bằng phù điêu đá vân mây và bát vị kim cương. Theo đó, Đại Tượng Phật có chiều cao 14,8m, riêng thân tượng cao 12m và chiều rộng (nơi rộng nhất) trên 9m.
Hình ảnh
Chiều cao đài sen là 2,8m. Đại Tượng Phật có trọng lượng 150 tấn, trong đó tỷ lệ đồng chiếm khoảng 90%, thiếc sao vàng khoảng 7%, chì dẻo khoảng 3% với giá trị thực hiện gần 80 tỷ đồng.

Đại Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được khởi công từ ngày năm 2012. Đến nay, sau 357 ngày thi công, Tượng Phật đồng chính thức được hoàn thành.
Hình ảnh
Được biết, công trình này được thực hiện với sự cúng dường của ông chủ tập đoàn Nam Cường. Sau khi ông Cường mất đi, gia đình ông và Tập đoàn Nam Cường tiếp tục thực hiện công trình này để thể hiện tình cảm trân trọng, ngưỡng mộ, tin tưởng và thành kính với Phật giáo bằng việc hoàn thành bức Đại Tượng Phật đồng lớn nhất Đông Nam Á hiện nay.
Hình ảnh
Khi đạt được thành công nhất định trong sự nghiệp, nhiều doanh nhân có xu hướng tìm đến Phật pháp, về với cõi thiền để tìm lại sự tĩnh lặng trong tâm hồn, sáng suốt hơn trong kinh doanh. Nhiều doanh nhân thành đạt đã góp công trong việc xây dựng đình chùa và phát triển Phật giáo ở Việt Nam như ông Trầm Bê, Xuân Trường...

Theo VNN


khanh chi
Bài viết: 42
Ngày: 07/08/14 19:04
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tán thán Gương Người Tốt-Việc Tốt

Bài viết chưa xem gửi bởi khanh chi »

“Ông Hoàng thiện nguyện”


Đó là biệt danh thân thương mà nhiều người dân ở xã Phú Thành A, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp dành cho ông Trần Việt Hoàng (ngụ ấp Phú Điền, xã Phú Thành A). Sở dĩ có cái tên đó là vì trong nhiều năm qua, ông Hoàng đã tự nguyện xuất tiền của gia đình tham gia vào các hoạt động từ thiện xã hội ở địa phương như: góp tiền mua xe ô tô chuyển bệnh nhân nghèo miễn phí, đóng góp tiền, gạo cho Hội Chữ thập đỏ xã để cứu giúp những người già neo đơn, trẻ em mồ côi, người khuyết tật và những mảnh đời cơ nhỡ, bất hạnh.

Hơn một năm nay, đường huyết mạch nối liền từ tuyến dân cư bờ Đông kênh Kháng Chiến đến ấp Phú Điền, xã Phú Thành A, huyện Tam Nông bị xuống cấp trầm trọng; mặt đường bị lầy lội, trơn trợt gây khó khăn cho việc lưu thông, đi lại của người dân và thường xảy ra tai nạn đáng tiếc.
Hình ảnh
Ông Trần Việt Hoàng (bên phải) tại lễ thông cầu dây văng ở xã Phú Thành A
Thấu được nỗi lo của người dân, được sự chấp thuận của UBND xã, ông Trần Việt Hoàng đã tự nguyện bỏ ra trên 30 triệu đồng để mua đá núi (dăm) và huy động lực lượng thanh niên nông dân quanh xóm tu sửa những chỗ hư hỏng và rải đá mặt đường toàn tuyến dài hơn 3.000m, chiều ngang hơn 1m. Sau hơn nửa tháng thực hiện, đoạn đường này đã được sửa xong, tạo điều kiện cho người dân, học sinh, giáo viên và các phương tiện lưu thông đi lại dễ dàng. Nhờ vậy ai cũng phấn khởi.

Không chỉ tự nguyện sửa đường, định kỳ hàng tháng ông Hoàng còn đóng góp tiền, gạo cho tổ từ thiện cấp cơm, cháo miễn phí cho Bệnh viện Đa khoa huyện Tam Nông.

Từ đầu năm 2011 đến nay, ông đã góp trên 100 triệu đồng để cùng chính quyền và nhân dân địa phương xây dựng 4 cây cầu dây văng bắc qua các tuyến kênh Kháng Chiến, kênh An Long 2 và kênh Ba Răng (với tổng chiều dài hơn 200m, chiều ngang từ 2 đến 2,5m, có tải trọng hơn 2 tấn).

Hiện tại, ông đang góp hàng chục triệu đồng để cùng chính quyền và nhân dân địa phương khảo sát xây mới cây cầu dây văng thứ 5 trên địa bàn ấp Tân Dinh (tổng kinh phí xây cầu khoảng 100 triệu đồng).

Nói về việc làm của mình, ông Trần Việt Hoàng bày tỏ: “Tôi chỉ muốn góp một phần nhỏ công sức cho bà con quê mình. Việc làm của tôi chỉ là trách nhiệm và bổn phận của công dân đối với xã hội. Tôi xem niềm vui và hạnh phúc của mọi người như niềm vui và hạnh phúc của chính mình”.

Ông Nguyễn Văn Săng, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Phú Thành A cho biết: “Chính quyền và nhân dân địa phương luôn ghi nhận tấm lòng thiện nguyện của ông Hoàng. Việc làm ấy đã đóng góp tích cực vào các hoạt động từ thiện xã hội và chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Khi hay tin địa phương xây cầu, làm đường hoặc thấy đoạn đường nào hư hỏng mà địa phương chưa kịp sửa chữa… thì ông Hoàng xung phong đóng góp tiền của, vật chất để cùng chính quyền thực hiện. Tinh thần hăng hái, tích cực vì cuộc sống cộng đồng của ông Hoàng rất đáng khen ngợi”.

TRỌNG TRUNG
Nguồn tin: Sài Gòn giải phóng


khanh chi
Bài viết: 42
Ngày: 07/08/14 19:04
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

MỘT BÁC SĨ GIÀU LÒNG NHÂN ÁI

Bài viết chưa xem gửi bởi khanh chi »

Ở thị trấn Nam Phước, Duy Xuyên (Quảng Nam), có một bác sĩ nha khoa tay nghề giỏi và được nhiều người biết đến ông nhất là việc gom góp, chắt chiu tiền bạc để giúp đỡ những mảnh đời cơ cực, khốn khó, bất hạnh. Ông là bác sĩ nha khoa Nguyễn Ngọc Thảo mà người địa phương gọi thân mật là "Ông từ thiện"...

Tôi may mắn được đi cùng với vợ chồng bác sĩ Thảo về thôn Xuyên Đông, thị trấn Nam Phước (Duy Xuyên, Quảng Nam) thăm Trần Phước Ninh, một chàng trai ngoài tuổi 37, ốm và mảnh khảnh như cây sậy, bước chân tập tễnh, song đôi mắt thì tràn đầy niềm tin yêu cuộc sống. Ninh kể, năm lên 6 tuổi, trong một trận ốm thập tử nhất sinh, anh bị "bán thân bất toại". Trước hoàn cảnh khốn khó của gia đình, dù tàn tật, anh vẫn cố gắng bán vé số dạo để nuôi sống bản thân và phụ giúp mẹ già.

Cho đến năm 2008, bác sĩ Thảo và những người bạn của ông hay tin tìm tới gặp anh và đã giúp đỡ kinh phí dựng nên một chiếc quán tạp hóa nhỏ trước ngõ nhà cho anh buôn bán, không phải lang thang bán vé số nữa... Cũng qua Ninh, vợ chồng bác sĩ Thảo lại cùng một số "chiến hữu" của mình giúp đỡ Phan Thanh Tùng (35 tuổi) ở xã Duy Thành, Duy Xuyên, xây tặng anh Tùng một ngôi nhà trị giá gần 40 triệu đồng.

Tùng làm thợ nề phụng dưỡng người cha già đã 70 tuổi. Không may, hơn 5 năm trước, anh bị té giàn giáo gãy cột sống, khiến cuộc sống của anh từ chuyện ăn uống đến vệ sinh cá nhân phải một tay người cha già chăm sóc.

Bác sĩ Thảo không chỉ vận động quyên góp kinh phí xây nhà tặng Tùng mà còn mua xe lăn tặng anh để anh sử dụng đi lại; thường xuyên ghé thăm động viên, an ủi... Từ đó, cuộc sống của Tùng đã có được niềm hy vọng, tin yêu vào những người xung quanh. Sức khỏe anh dần bình phục để có thể phụ giúp người cha già làm những công việc nhẹ trong nhà...
Hình ảnh
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thảo thăm hỏi anh Phan Thanh Tùng (người ngồi trên xe lăn)
Tại xã Duy Thành, vợ chồng bác sĩ Thảo và bạn bè của ông còn quyên góp xây tặng nhà cho chị Phan Thị Bông ở thôn Âu Lạc. Người đàn bà sống độc thân nuôi dưỡng mẹ già và một người chị ruột bị bệnh tâm thần mắt đỏ hoe nói: "Nhờ bác sĩ Thảo và bạn bè ông tui mới có được ngôi nhà che mưa, che nắng. Ơn nghĩa này biết đến bao giờ tui mới trả được...".

Nhưng, với vợ chồng bác sĩ Thảo cũng như bao người khác khi đã làm ơn thì chẳng mong được người trả ơn. Bởi việc thiện họ làm đều xuất phát từ tâm, chứ đâu phải kinh doanh, buôn bán mà chăm chăm chuyện lời hay lỗ.

Như trường hợp của bà Nguyễn Thị Lỗi, quê ở thôn 8, xã miền núi Đại Lãnh, huyện Đại Lộc. Biết được gia cảnh khốn khó của bà Lỗi, bác sĩ Thảo cùng bạn bè ông tìm tới nơi. Và họ đã tốn khá nhiều công sức mới tìm được bà Lỗi, vì ở trong làng người ta chỉ biết tên "cúng cơm" của bà Lỗi là Cúc. Đang khỏe mạnh, bà Lỗi ngã bệnh dẫn đến bị liệt nửa người.

Trong tình cảnh khó khăn đó thì cô con gái thi đỗ vào một trường đại học ở TP Đà Nẵng, phải dùng số tiền vay được từ chương trình cho vay đối với sinh viên nghèo, mua thuốc thang chữa bệnh cho mẹ; rồi nghỉ học ở nhà làm lụng chăm sóc mẹ và 3 em thơ dại. Bác sĩ Thảo và bạn bè của ông cùng nhau đóng góp kinh phí mua sách, vở... động viên cô con gái bà Lỗi trở lại giảng đường đại học và trợ giúp không kỳ hạn cho bà Lỗi mỗi tháng 1 triệu đồng...

Nhiều người ở cái thị trấn Nam Phước bé nhỏ cũng nhắc đến "bát cơm từ thiện" của bác sĩ Thảo và bạn bè ông đang duy trì mấy năm nay tại căng tin Trung tâm Y tế huyện Duy Xuyên. Không ít người nghèo khó nói với tôi một cách nghiêm túc là mỗi khi họ bệnh vào Trung tâm Y tế huyện Duy Xuyên điều trị là mỗi ngày đều được nhận bát cơm miễn phí của bác sĩ Thảo và bạn bè ông giúp đỡ. Việc làm đầy thiện tâm này bắt đầu từ tháng 5/2009, mỗi ngày họ giúp hàng chục suất ăn, kéo dài cho đến nay.

Bác sĩ Thảo vui vẻ báo tin: "Không chỉ ở Trung tâm Y tế huyện Duy Xuyên, chúng tôi đã nhân "bát cơm từ thiện" đến Bệnh viện Lao tại TP Tam Kỳ, duy trì mỗi ngày vài chục suất ăn. Nếu có được nhiều người góp sức, có kinh phí nhiều hơn, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện chương trình này tại một số bệnh viện khác ở những vùng sâu, vùng xa của tỉnh Quảng Nam"...

Và trong hành trình làm thiện nguyện của bác sĩ Thảo, tôi chợt nhận ra, người đàn ông đã gần 55 tuổi này dường như sống là để yêu thương, giúp đỡ, sẻ chia; góp phần cùng cộng đồng xã hội làm vơi đi bao khó khăn, bất hạnh của những người có hoàn cảnh không may mắn. Đúng như ông tâm sự: "Đời người như gió thoảng, mây bay, nên còn sống trên cõi đời này hy vọng mỗi người đều vun đắp tình yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ nhau để cuộc sống này được tốt hơn"...

Trường hợp em Hoa ở xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, thi đậu đại học, song do gia đình quá nghèo nên không có khả năng cho đi học, Hoa buồn quá mà ngã bệnh, nhịn đói 3 - 4 ngày không ăn uống gì cả. Biết chuyện, bác sĩ Thảo bàn với vợ cho em Hoa mượn 3 lượng vàng, chỉ với điều kiện, Hoa phải gắng sức học thành tài ra trường có việc làm ổn định để kiếm tiền nuôi gia đình và dành dụm trả lại số vàng kia cho ông để tiếp tục giúp những người nghèo khó khác. Bây giờ, Hoa đang học đại học ở TP Hồ Chí Minh, sắp ra trường...


Nguồn tin: CAND


khanh chi
Bài viết: 42
Ngày: 07/08/14 19:04
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

CẬU BÉ LỚP 7 DŨNG CẢM CỨU BẠN TRONG DÒNG NƯỚC DỮ

Bài viết chưa xem gửi bởi khanh chi »

Trên đường đến trường, thấy 1 bạn học sinh lớp trên bị nước cuốn, nhanh như cắt, cậu học trò Lê Thành Đạt lao theo dòng nước, kịp thời kéo bạn lên bờ.
Hành động dũng cảm của em Lê Thành Đạt (lớp 7C trường THCS Phan Đình Giót, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng về lòng dũng cảm, được nhiều bạn bè cảm phục.


Chúng tôi tìm đến gặp cậu học trò Lê Thành Đạt khi em đang học tại trường. Cứ nghĩ cậu học trò lớp 7 cứu được bạn học sinh lớp 9 phải khá to con, nhưng ngược lại, Đạt có thân hình nhỏ nhắn hơn bạn bè cũng trang lứa. Em chỉ cao 1m35 và nặng hơn 30 kg.
Hình ảnh
Em Lê Thành Đạt có dáng người nhỏ nhưng cứu được bạn học sinh lớp 9.
Đạt ngại ngùng kể lại cho chúng tôi nghe câu chuyện cứu bạn. Hôm đó vào khoảng hơn 6h30 ngày 6/10, trời mưa lớn trong nhiều ngày khiến các sông hồ tại xã Cẩm Quan nước dâng cao. Do đây là khu vực nằm trũng, thêm vào đó nước từ các xã thượng nguồn đổ về nên tại khu vực cầu Tráo nước dâng cao gần 1 bánh xe, lấp luôn cả lòng cầu. Đây cũng là con đường đến trường của Đạt và nhiều học sinh khác.

Sáng hôm đó, Đạt và chị gái là Lê Thị Diễm đến trường cùng bạn gái là Lê Thị Thơm (lớp 9C). Thơm đạp xe đi trước sát với mép cầu nên bị nước cuốn trôi cả người và xe ra xa cầu gần 2m. Nhìn thấy bạn bị nước cuốn, Đạt bỏ cặp lại rồi vội vàng lao theo. Do nước chảy xiết, lại nhỏ con hơn bạn nên Đạt quyết định bơi ra phía sau, nắm lấy áo mưa của bạn rồi kéo bạn lên bờ. Đưa bạn lên đến bờ Đạt cũng mệt nhoài nhưng vẫn cố gắng động viên bạn khỏi sợ hãi trong khi bản thân cũng đang run vì thoát nạn trong tích tắc.

Chia sẻ về khoảnh khắc ấy, Đạt cho biết: "Nhà em ở gần sông nên em biết bơi từ lúc học lớp 1. Khi thấy bạn bị nước cuốn, em cũng thấy rất sợ hãi vì nước chảy rất mạnh. Nhưng em sợ bạn gặp nguy nên chỉ biết nhảy xuống thật nhanh để đưa bạn vào bờ".

Đưa Thơm lên bờ, Đạt và chị lại tiếp tục đến trường nhưng do quần áo ướt sũng nên Đạt nhờ bạn xin cô giáo nghỉ học với lý do... bị ngã xuống nước.

Đến chiều cùng ngày, nước rút, chiếc xe đạp của em Lê Thị Thơm mới được người dân trong làng đưa lên. Cũng trong buổi chiều, gia đình Thơm đến cám ơn Đạt, lúc này mọi người trong nhà mới biết chuyện.

“Ngày hôm đó, nhiều học sinh cũng xin nghỉ học vì mưa to đường ngập.. Lúc đầu thấy các em báo cáo lại tôi cũng nghĩ Đạt nghỉ học cũng do vậy. Sau này, nhiều học sinh ở đó chứng kiến về kể lại ban giám hiệu nhà trường mới biết”, cô giáo Nguyễn Thị Hường – tổng phụ trách đội nhà trường cho biết..

Trước hành động dũng cảm đó, BGH nhà trường đã tổ chức tuyên dương Đạt trước toàn trường. Ban Thường vụ Huyện đoàn Cẩm Xuyên đã tặng giấy khen và đang làm hồ sơ đề nghị Ban Bí thư TW Đoàn, Ban thi đua - khen thưởng TW Đoàn, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh xem xét tặng Huy hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm” cho em Lê Thành Đạt.
Hình ảnh
Cậu học sinh nhỏ bé nhưng có thành tích đáng nể phục.
Đạt là con út trong gia đình có 3 chị em. Cuộc sống của gia đình khá khó khăn nhưng bố mẹ Đạt luôn cố gắng để các con học hành đầy đủ. Không phụ sự kỳ vọng của bố mẹ, kết quả học tập của Đạt luôn ở nhóm đầu trong lớp, Đạt cũng năng nổ tham gia nhiều hoạt động của trường lớp.

Cô giáo chủ nhiệm Trần Thị Hồng tự hào khi nhắc đến cậu học trò nhỏ: “Trong lớp Đạt là lớp phó học tập rất gương mẫu. Các giờ học Đạt rất hăng say phát biểu, xây dựng bài. Em học khá toàn diện các môn nên bộ môn nào thầy cô đều có ấn tượng tốt về Đạt. Em đặc biệt có niềm đam mê với môn Toán, bên cạnh đó em còn có năng khiếu về đàn organ. Chỉ mới làm quen với cây đàn nhưng hè vừa qua, Đạt đã dành được học bổng của trường Cao đẳng Văn hóa Nguyễn Du (TP Hà Tĩnh) dành cho học sinh có năng khiếu”.

Theo Phương Hồ (Báo Dân trí)


CDHH
Bài viết: 31
Ngày: 26/12/14 00:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Tình nguyện viên tuyên truyền "thả cá, đừng thả túi nilon"

Bài viết chưa xem gửi bởi CDHH »

Từ vài ngày trước Tết ông Công, ông Táo, các tình nguyện viên với những tấm biển ghi “thả cá, đừng thả túi nilon” đã xuất hiện tại nhiều khu vực người dân chuyên thả cá như: cầu Long Biên, cầu Chương Dương, Hồ Tây… Những hoạt động này góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường.
Hình ảnh
Xuất hiện từ năm 2014, hoạt động ý nghĩa trên đã thu hút sự tham gia của 150 bạn trẻ trong Tết ông Công, ông Táo năm nay. Những nơi được lựa chọn là các cầu, hồ lớn… nơi người dân thường xuyên đến thả cá chép trong Tết ông Công, ông Táo.

Sáng ngày 23 tháng chạp bất chấp thời tiết mưa rét, các tình nguyện viên vẫn có mặt tại các điểm thả cá từ rất sớm. Các tình nguyện viên này sẵn sàng thả cá giúp cho người dân, ngoài ra còn thu gom toàn bộ túi nilon và tro vàng hương để đem về nơi tập kết, tiêu hủy. Tại những điểm thả cá có tình nguyện viên, việc túi nilon vứt bừa bãi đã được hạn chế một cách đáng kể.
Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh
Các tình nguyện viên với những tấm biển tuyên truyền

Hình ảnh
Các tình nguyện viên luôn sẵn lòng thả cá giúp người dân
Thả cá chép vốn là tục lệ lâu đời trong Tết ông Công, ông Táo. Tuy nhiên, phong tục này đang bộc lộ những mặt trái khi gây ô nhiễm môi trường do người dân đi thả cá lại vứt bừa bãi túi nilon đựng ra môi trường. Vì vậy, hoạt động tình nguyện của những bạn trẻ vô cùng ý nghĩa và nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân
Hình ảnh
Những hình ảnh đáng buồn sau mỗi Tết ông Công, ông Táo
Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng: Đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Đến đêm Giao thừa, Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.

Vĩ Thanh-Vũ Vũ
(songmoi.vn)


CDHH
Bài viết: 31
Ngày: 26/12/14 00:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

79 lần hiến máu nhân đạo

Bài viết chưa xem gửi bởi CDHH »

Đó là trường hợp đặc biệt của cô Nguyễn Thị Thanh Nhàn (53 tuổi), một trong 5 cá nhân đạt danh hiệu giải thưởng Tình nguyện năm 2014 do T.Ư Đoàn bình chọn.
Hình ảnh
Bà Nhàn nhận giải thưởng Tình nguyện Quốc gia năm 2014. Ảnh: Việt Văn.
Chúng tôi tìm đến căn phòng trọ của cô Nhàn tại một con hẻm trên đường Phạm Hùng, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM khi cô vừa trở về sau khi dứt tay giúp việc nhà cho một gia đình ở gần xóm trọ. Cô Nhàn chia sẻ: “Ngoài việc lo nội trợ, giữ hai đứa cháu ngoại, nhận quần áo về nhà giặt thì tôi còn tranh thủ thời gian sáng sớm, buổi trưa và tối dọn dẹp nhà cho một hộ gia đình gần chỗ trọ để kiếm tiền trang trải cuộc sống”.

Mặc dù cuộc sống còn bộn bề khó khăn nhưng cô lại có một tấm lòng rộng mở và sẵn sàng hiến dâng những giọt máu của mình để cứu giúp người khác.

Cái duyên đến với phong trào hiến máu tình nguyện của cô hết sức tình cờ, cô kể: “Đó là năm 1996, trong một lần đi làm công nhân ở quận 5, thấy chính quyền địa phương treo những tấm băng rôn trên đường phố để vận động người dân tham gia hiến máu tình nguyện, thế là tôi đăng ký tham gia thử. Sau lần đó, tự tôi cảm thấy mình phải có trách nhiệm san sẻ, đồng hành, gắn bó với hoạt động này để giúp đỡ những người bệnh có hoàn cảnh ngặt nghèo”.

Cô Nhàn cho biết, hồi mới tham gia hiến máu tình nguyện cô phải vượt qua sự phản đối, can ngăn của gia đình, “Vì lúc đó vóc dáng của tôi ốm yếu nên những người trong nhà sợ nếu hiến máu thường xuyên sẽ bị kiệt sức. Vì vậy, mỗi lần đi hiến máu về là tôi giấu hết những thông tin, giấy tờ liên quan. Thậm chí phần quà bồi dưỡng được tặng sau khi hiến máu tôi cũng không dám mang về. Nhưng khi thấy tôi hiến máu trong một thời gian dài mà sức khỏe vẫn bình thường và ngày càng có da có thịt hơn nên gia đình mới yên tâm rồi động viên, cổ vũ”.

Nhiều năm tham gia hiến máu tình nguyện đã đọng lại trong cô một số trường hợp khó quên. Cô nhớ lại: “Đó là năm 1997, trong một lần lên thăm người thân nằm viện ở thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, chứng kiến một người mẹ người dân tộc than khóc vì không có tiền mua máu cứu con mình đang bệnh nặng, lập tức tôi xin bác sĩ được hiến máu tại chỗ để cứu giúp cháu bé. Sau đó cứ theo định kỳ tôi lặn lội từ TP.HCM lên Bình Dương để tình nguyện hiến máu giúp bệnh nhi. Nói lặn lội vì hồi đó đi lại rất khó khăn. Khoảng 4 giờ sáng là tôi phải đón xe ôm ra Bến xe miền Đông. Từ đó đón xe buýt đi Bình Dương hiến máu rồi đến chiều mới về tới nhà. Có lần khi đi đến bệnh viện khám sức khoẻ xong, họ hẹn hai ngày sau mới lên lấy máu được”.

Khi được hỏi, vì sao vẫn gắn bó với công việc này nhiều năm như thế? cô Nhàn bộc bạch: “Trong cuộc sống mình khó khăn nhưng cũng còn may mắn hơn một số người vì mình có sức khỏe để làm lụng mưu sinh là mừng lắm rồi, chứ có người vừa khó khăn mà còn bệnh tật nữa thì khổ biết nhường nào. Những lần có dịp đến bệnh viện chứng kiến các bệnh nhân nghèo khó nhưng mình thì không có tiền bạc giúp đỡ người ta nên tôi tình nguyện hiến những giọt máu của mình để góp phần san sẻ với họ. Cứ nghĩ như thế nên tôi cảm thấy rất vui mỗi khi được hiến máu”.

Hiện tại, cứ 4 tháng một lần, cô Nhàn thuê xe ôm từ nhà trọ ở huyện Bình Chánh đến Trung tâm Hiến máu nhân đạo thành phố ở quận Tân Bình để hiến máu tình nguyện. Ngoài ra cô Nhàn còn vận động người thân, bạn bè tham gia phong trào này. “Trong nhóm những người bạn của tôi vận động cũng có rất nhiều người tham gia hiến máu 40-50 lần”, cô Nhàn tâm sự.

Từ năm 1996 đến nay, cô Nhàn đã có 79 lần hiến máu tình nguyện và cô cho biết sẽ tiếp tục tham gia hiến máu thường xuyên cho đến khi nào sức khỏe không còn cho phép nữa.
“Hiệp sĩ” hiến máu
Hình ảnh
Anh Thuận hiện là nhân viên trực đường dây nóng của Đội quản lý trật tự đô thị quận 1. Ảnh: Văn Hiếu.
Anh Nguyễn Hữu Thuận (SN 1974, quận Tân Bình, TPHCM, nhân viên trực đường dây nóng của Đội Quản lý trật tự đô thị quận 1) đã hiến máu 79 lần (trong 22 năm), với 146,5 đơn vị, tương đương 36,625 lít máu.

Anh kể, lần đầu hiến máu là vào năm 1993, và liên tục từ đó tới giờ, anh luôn tham gia hiến máu, khoảng ba tháng một lần tại Trung tâm Hiến máu Nhân đạo - Hội Chữ thập đỏ TPHCM. Cũng có khi anh hiến máu cho bệnh nhân tại Viện Tim TPHCM. Anh còn vận động người thân và bạn bè tham gia hiến máu. Anh Thuận tâm sự: “Mỗi người có một cách thức để giúp đỡ người khác. Có người giúp đỡ bằng tiền bạc, có người thì tạo công ăn việc làm. Còn tôi, không có gì ngoài sức khỏe nên tôi chọn cách hiến máu”.

(Theo Thanh niên Online & tienphong.vn)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.18 khách