Am Thanh Tịnh

Bạn có thể tạo một ngôi nhà cho riêng mình, với những vật liệu mà bạn thích, xin giữ ngôi nhà được thanh tịnh trong ánh hào quang của Phật-đà. Kính mời các bạn.

Điều hành viên: quang_tam3

Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Am Thanh Tịnh

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Nhân hai chữ "cá dồ" của quang_tam3 trong hình cây cầu bắc ra sông, tôi trích đăng câu chuyện dưới đây trong cuốn: "Giai Thoại Chốn Am Thiền", tác giả Phổ Hòa, do Nha Tuyên Úy Phật Giáo ấn tống năm 1967, chùa Giác Hoàng tại Thủ đô Washington D.C., tái bản năm 2011, trang 91-96:

------------------------------------
KHÁCH VỘI QUA ĐƯỜNG
Thế gian có những nhà thơ "lỡm" như Xuân Hương, Tú Xương, Nghè Tân và gần đây có những vị như Tú Mỡ, Thần Đăng v.v... Những dòng thơ truyền tụng thường là hay "lỡm đời" thanh mà tục, tục mà thanh, nhưng có lẽ cũng chỉ là chuyện "nghĩ ra" mà có, có thể là một giai thoại song ít ra cũng phải pha thêm tí tương, tí ớt có mùi vị "giai thoại". Tuy vậy quí vị trên chỉ là thế gian và làm thơ thế gian để lỡm thế gian. Người thế gian mà lỡm với thế gian thì rất dễ, bởi chẳng ai nói vào đâu được cũng tỷ như cụ Nguyễn Hàm Ninh thấy chuyện vua Tự Đức ám hại anh là Hoàng Bảo để cướp ngôi, có ý bất bình nhưng chẳng dám nói ra. Một hôm trong bữa ăn, vua Tự Đức đang ăn thì cắn ngay phải lưỡi, liền cao hứng ra đầu đề "Răng cắn lưỡi", và bảo các quan phải làm bài thơ vịnh, và trong bài thơ cấm chỉ không được dùng đến những tiếng "răng" và "lưỡi"

Sau khi các quan hý hoáy vịnh xong, đệ lên ngự lãm. Nhà vua xem đến bài của cụ Nguyễn Hàm Ninh chấm cho hay nhất, thưởng mỗi chữ là một nén vàng, nhưng cho là có ý móc moi, nên cũng phạt mỗi chữ phải đánh một trượng.

Bài thơ "Răng cắn lưỡi" được ông Thái Bạch kể lại trong tập Giai Thoại Văn Chương Việt Nam, nguyên văn như sau:
  • Ngã sinh chi sơ nhữ vị sinh
    Nhữ sinh chi hậu ngã vi huynh
    Bất tư cộng hưởng chân cam vị
    Hà nhân tương vong cốt nhục tình.
Dịch:
  • Thuở trước tớ sinh, mi chưa sinh
    Mi sinh sau tớ, tớ là anh
    Ngọt bùi chẳng nghĩ cùng nhau hưởng
    Sau nỡ quên phăng "cốt nhục "tình.
Thực ra, đáng lý nghe xong bài thơ ấy, vua Tự Đức phải hối hận lỗi lầm và nên như Tào Phi khi nghe Tào Thực vịnh thư "anh em" mới phải, thế mà khi nghe thơ của Cụ Ninh đã không biết "tự sĩ" lại phạt mỗi chữ một trượng thì quả là vị vua khí độ hẹp hòi mặc dù có biết lân tài thưởng cho cụ Ninh mỗi chữ nén vàng.

Tuy nhiên, chuyện cải hóa hay thơ văn móc máy trong thế gian nào có thiếu gì? Ấy vậy khi nói đến giới thiền gia mà làm thơ "lỡm" thì mới thật là hiếm!

Làng Ưng Liêm thuộc tỉnh Hà Nam (Bắc Việt) là một làng trù phú, nhà ngói san sát như bát úp, dân cư khá đông đúc và cũng nhiều người tân tiến. Người ta bảo kiểu đất làng Ứng Liêm "được" là vì có "nghịch thủy", bởi phía trước mặt là con sông Thanh Giang nước trong vắt, cứ về mùa đông trông suốt tận đáy. Phía sau làng là một giải hồ rộng mông mênh, nước Thanh Giang chảy xuôi, nhưng xuống hạ lưu lại chảy lộn vào hồ, nên cảnh hồ cũng rất nên thơ, nước trong leo lẻo!!! Phong cảnh ấy đáng lý phải có nhiều khách thừa lương, mỗi buổi chiều ra sông hứng gió, nhưng ngược lại, người trong làng ít ai đi dạo bờ sông, mà mỗi khi ra sông là ít ra phải có "việc cần"!!!

Con sông Thanh Giang rộng mênh mông, nước trong mà lặng gió, gió thu hây hẩy, mặt nước lăn tăn, mỗi tối trăng về, trông ra thật là "trăng nước hữu tình". Nhưng người ta đã bắc ra sông một dãy cầu cồn, nghĩa là chiếc cầu bằng tre dùng bốn năm cây tre ghép lại, dài khoảng mười thước, đóng cọc bắc tuốt ra sông, phía hạ lưu được ngăn lại bằng những mảnh lưới, thì ra dân làng đã chia nhau quyền lợi, chỉ bởi con sông có nhiều loại cá, và những chiếc cầu cốn kia là nơi người ta "tống xuống đấy" để đỡ bận lòng và lại còn là thức ăn quý báu của loài cá!!! Cũng vì thế mà mức sống dân làng trở thành trù phú, bởi có nguồn lợi nuôi cá ven sông.

Ngày nọ, một nhà Sư áo vải, người cao đến tá túc tại ngôi chùa trong làng, buổi chiều ra ngắm xem phong cảnh qua mấy cầu cốn hết sức ngạc nhiên, rồi chạy thẳng một mạch về chùa, từ đó bặt đi không bao giờ dám ra bờ sông ngắm cảnh.

Cũng bởi nhà Sư nọ có danh tiếng đôi chút, nên khi đến tá túc tại chùa Ứng Liêm thì có các thân hào, nhân sĩ ra chùa trò chuyện và thỉnh câu đạo lý.

Nhân một buổi đông đảo các vị bô lão và cả thanh niên, phụ nữ tập họp để nghe thuyết pháp. Nhà Sư sau một hồi đem giáo lý Phật đà giảng rất được mọi giới hoan nghênh và có cảm tình, thì thốt nhiên nhà Sư xoay câu chuyện thành cuộc thảo luận về xây dựng thôn xóm, giữ vệ sinh và phát huy kinh tế.

Câu chuyện mỗi giờ mỗi thêm hấp dẫn, dân làng kéo đến mỗi đông, và thường ngày nhà Sư nói chuyện là một cuộc "mết tinh" không cần cổ động.

Suốt một tuần như thế, đến ngày thứ bảy, nhà Sư chuyển sang thuyết trình về văn thơ Phật giáo Việt Nam, cuối cùng buổi thuyết pháp, nhà Sư đưa ra một trăm bao thơ trao lại các vị kỳ lão và các thanh niên có chức phận và cho biết đó là một bài thơ lưu giản vì mai đây nhà Sư có việc phải về Tiền Hải Thái Bình.

Các cụ kỳ lão và các thanh niên cứ đinh ninh cho rằng nhà Sư gởi lời cảm tạ, hoặc một bài thơ lưu giản kỷ niệm, nhưng khi dở ra thì thấy một bài thất ngôn Đường luật vô đề, nguyên văn như sau:
  • Sợ bã văn chương nặng cõi lòng
    Phải mang tháo tuột cả ra sông
    Tưởng còn lưu luyến ngôi Vương bá
    Nên mãi đi tìm thú Quận công
    Thanh thủy đã đành trôi nước chảy
    Hoàng kim sao nỡ đổ xuôi dòng
    Chiếc cầu tế độ khen ai bắc
    Khách vội qua đường... ghé cái trông!!!
Thế là không ai bảo ai, hôm sau cấp tốc có một cuộc họp của dân làng Ứng Liêm với một vị bô lão đứng lên đề nghị là nên bỏ đi cái cầu cốn làm thòi ra sông để dân làng tháo bã văn chương xuống đó, viện lý Sư Cụ là người đạo đức lắm mà đã phải nghịch mắt thì tất nhiên thiên hạ bàng quan cũng nhiều người nghịch mắt lắm lắm!!!

Rồi họ bàn tán, đi sâu mãi vào chi tiết: Nào là nhiều người phát tài về việc nuôi cá, nhưng làm thế là một cái tội, người ngồi "bĩnh" xuống sông cho cá ăn, rồi lại đánh cá đem đi bán, thế là cái chuyện lẩn quẩn, mặc dù cá ở Ứng Liêm có béo có mập, nhưng bán thế, nuôi thế là một cái tội. Mặc khác mất cả vẻ mỹ quan của dân làng. Hơn nữa hằng năm thế nào cũng có sự tranh chấp về nạn chia ảnh hưởng khúc sông.

Trong làng có ba họ chính được chia ra từng khúc để phát huy kinh tế, nhưng vì nhân số không đồng đều và lại những lờ đôi khi bị phá nên mỗi năm ít ra là hai, ba vụ đánh nhau làm mất tình hòa khí.

Sau khi phân tích sự việc thấy rằng dưới triền sông phía dưới, không thuộc phạm vi làng nào, rất có thể quây lại để nuôi cá, vẫn có quyền lợi kinh tế, nên dân làng quyết định phá bỏ những cầu cốn ngay trước mặt làng, và cấm chỉ không cho một ai được "bĩnh" ra bờ sông nữa.

Một anh thanh niên coi chuyện đó là một chuyện thú vị còn đứng lên vác loa mà bình bài thơ, rồi anh ta lại tự giải thích:

- Ông Sư Cụ người trông thế mà móc máy đáo để, nghe thuyết pháp thì thật ra tuồng đạo đức, thế mà làm thơ thì thật thanh mà tục! Các Cụ thấy không ạ! Sợ "bã văn chương! cái chữ bã văn chương là ghê gớm lắm đó. Làng ta chả là làng văn hóa mà! Rồi đến hai câu thực:
  • Tưởng còn lưu luyến ngôi Vương bá
    Nên mãi đi tìm thú Quận công.
Đấy là ông Sư Cụ cho rằng: Thứ nhất Quận công, thứ nhì "ỉa sông" đấy thưa các Cụ, và còn chê dân mình là phong kiến nữa kia chứ!

Rồi đến câu kết thúc:
  • Cái cầu tế độ khen ai bắc
    Khách vội qua đường... ghé cái trông!!!
Á! À! Gớm thật! Mấy chữ cuối cùng phải đọc lái lại thì tục lắm, tục lắm!!! Thôi! Thôi! Xin với các Cụ dân làng cho phá bỏ ngay lô cầu cốn kia đi là phải lắm, người thiên hạ mới đến làng mình có một tuần mà người ta chê bai như thế, may mà có Sư Cụ nói ra chứ nếu không mà cứ để mãi thì... thật...

Một năm sau, cũng lại chiếc áo bạc màu, chiếc xe đạp lọc cọc, nhà Sư nhân dịp đi qua Hà Nam rẽ vào Ứng liêm tá túc một đêm, khi mới đến cổng làng, một đứa bé con thoáng trông thấy đã gọi rầm lên: "Ông Sư làm thơ đã đến! Ông Sư làm thơ đã đến!" Và một lúc, không ai bảo ai, các Cụ bô lão, cũng như thanh niên đều kéo ra chùa tưởng như ngày hội.

Nhà Sư nhã nhặn nói chuyện đạo lý, sau khi các bô lão trình bày sự cải cách của dân làng, nhà Sư vui vẻ cảm ơn dân làng đã không trách mà còn thực hiện một sự đẹp đẽ như thế thật là vô cùng quí hóa.

Hôm sau nhà Sư từ biệt trước sự luyến mến của dân làng với những lời nói chân thực của các em nhi đồng: "Ông Sư làm thơ!" Và một thanh niên vừa cười vừa tiến gần mà nói: "Bạch Sư Ông! Tất nay không còn chuyện "Khách vội qua đường..." nữa chứ ạ! Mọi người đều cười hoan hỷ. :)) =))


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Am Thanh Tịnh

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

pucaquynhnga22 đã viết: Tra hở Bị? :-P
Đúng đúng. :D
pucaquynhnga22 đã viết:
Chời chời, am thanh tịnh kì quá đi. khungbo =))
Sẵn dịp ĐH Quỳnh Nga nói về "thanh tịnh",Quang Tâm mời mọi người bàn về "thế nào là thanh tịnh ? Thế nào là bất tịnh ?"
-------------
Mở hàng,
theo Quang-Tâm, cái cầu cá "dồ" là thanh tịnh, đi cầu cá "dồ" là thanh tịnh, có gió mát thổi liu hiu, có cảnh thiên nhiên để ngắm, có bầy cá tung tăng, lượn lờ, đi xong nhẹ cả người, quá là đã...kakaka.


_()_
Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: Am Thanh Tịnh

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

quang_tam3 đã viết:
Sẵn dịp ĐH Quỳnh Nga nói về "thanh tịnh",Quang Tâm mời mọi người bàn về "thế nào là thanh tịnh ? Thế nào là bất tịnh ?"
-------------
Mở hàng,
theo Quang-Tâm, cái cầu cá "dồ" là thanh tịnh, đi cầu cá "dồ" là thanh tịnh, có gió mát thổi liu hiu, có cảnh thiên nhiên để ngắm, có bầy cá tung tăng, lượn lờ, đi xong nhẹ cả người, quá là đã...kakaka.
Hic, tại trí tưởng tượng của QN phong phú nên thấy không thanh tịnh. ./..,.,

Đầy loại cầu, nào là cầu tre, cầu ánh sao, cầu bê tông... không chịu nhắc, mà nhắc cầu dô chi cho.... I-)

Thanh Tịnh là sự không nhiễm ô. ./..,.,


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Như ý Cát Tường
Bài viết: 499
Ngày: 13/03/13 20:24
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Được cảm ơn: 1 time

Re: Am Thanh Tịnh

Bài viết chưa xem gửi bởi Như ý Cát Tường »

Là người nên nhu cầu có vô là có ra nhưng đừng để chất thải ra cho con vật dùng tội lắm, chúng sinh có duyên gặp nhau là từng là gì đó ... của nhau cả. Cát Tường thấy giải quyết chất thải của mình ra ngoài là thấy nhẹ, thoải mái vô cùng, chính mình bất tịnh ở cái thân này chứ việc đi... có bất tịnh đâu nhưng phải giữ gìn vệ sinh chung. Mấy đứa học trò tiểu học ưa nghĩ giáo viên như thần tiên lúc nào cũng thơm, không có đi tiểu tiện gì hết... có lần có cậu bé thuộc nhóm trẻ hòa nhập học ở nhà Cát Tường bỗng cậu bé xì hơi cả lớp cười cậu bé, Cát Tường bảo không sao cả ai cũng có lúc như vậy phải không để cả lớp không cười cậu bé trêu chọc nên cậu bé cười quá trời còn thả bom thêm nữa chắc bị ăn không tiêu, cả lớp cười rần, tuy là trẻ hòa nhập nhưng cậu bé học rất giỏi thông minh hơn cả cậu bé bình thường, lanh lẹ nhưng học tệ lắm do phân tâm thôi chứ bé nào cũng giỏi hết.

Cát Tường về Ngoại chơi thấy có một ngôi chùa lớn đang xây vì có người hảo tâm góp 20 tỷ xây chùa. Nơi nào dân chúng ở gần chùa thật phước đức. Cát Tường gặp cô bé tóc dài yểu điệu thục nữ trò chuyện hóa ra là cảnh sát hình sự tương lai, cũng nể nữ nhi thật. Cát Tường không có gì tặng em cả chỉ có vài cái bánh cho em ăn cho khỏe. Cũng có cậu bé khoảng một tuổi mấy thôi đi ngang qua Cát Tường té chẹp bẹp, Cát Tường ẵm lên em bé khóc quá chừng mẹ em chạy đến bế em, em khóc ré lên la au au quá, Cát Tường xoa đầu bé, mẹ em đưa em bịch bánh liền, tức khắc em cười toe toét trong khi hai hàng nước mắt còn chảy. Nếu có người lạ vào nhà quậy phá nên gọi công an đến xử lý. Người tu bị quấy phá thì luôn có Hộ Pháp bảo vệ, Cát Tường có nghe Thầy Thích Giác Hạnh giảng Hộ Pháp của một chùa rất ít trong số đông Phật tử đến chùa tu các khóa, cả chùa rộng lớn chỗ Thầy tu chỉ có 2,5 người tu, Hộ Pháp chỉ có khoảng 1 hoặc 2 người, chỉ Thầy mới biết Hộ Pháp là ai, các Phật tử số đông là quý mến đến chùa tu chỉ cần như vậy là Thầy cũng vui rồi.


Sau các Phật diệt độ
Nếu người lòng lành dịu
Các chúng sanh như thế
Đều đã thành Phật đạo.
(Trích Kinh Pháp Hoa)
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Am Thanh Tịnh

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

pucaquynhnga22 đã viết: Thanh Tịnh là sự không nhiễm ô. ./..,.,
Thịnh Tịnh và Nhiễm Ô cái nào có trước vậy Qn?


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: Am Thanh Tịnh

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

BATKHONG1985 đã viết:
pucaquynhnga22 đã viết: Thanh Tịnh là sự không nhiễm ô. ./..,.,
Thịnh Tịnh và Nhiễm Ô cái nào có trước vậy Qn?
Thanh Tịnh có trước. ./..,.,


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Am Thanh Tịnh

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Theo ý ngu tôi thì chẳng cái nào có trước hay sau cả!
  • Có thì có tự mảy may
    Không thì cả thế gian này đều không!
    (Lý Đạo Hạnh)
:D :-P

Sai roài! Tìm trên Google thì ra đó là hai câu thơ của thiền sư Lý Đạo Hạnh, chứ không phải là Vạn Hạnh. Nhưng cũng nhờ tờ lịch treo trên tường sáng hôm nay (rằm tháng 5) có hàng chữ "Vía Sư Vạn Hạnh) nên mới biết ngu tôi nghĩ sai về tác giả hai câu thơ nói trên.
ngàyvíasưVạnHạnh.jpg
ngàyvíasưVạnHạnh.jpg (453.73 KiB) Đã xem 1158 lần
Xong rồi, chuẩn bị xem trận đấu bán kết giữa hai đội bóng đá nữ: Cỗ xe tăng Đức với đội tuyển Mỹ tối nay. :D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Am Thanh Tịnh

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

battinh đã viết: Xong rồi, chuẩn bị xem trận đấu bán kết giữa hai đội bóng đá nữ: Cỗ xe tăng Đức với đội tuyển Mỹ tối nay. :D
Trận đấu kết thúc với kết quả: Cỗ xe tăng Đức bị đứt hai dây xích! :D tangbong tangbong :D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Am Thanh Tịnh

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

pucaquynhnga22 đã viết: Thanh Tịnh có trước. ./..,.,
Trật rồi. :D Không dễ trả lời đúng đâu!


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: Am Thanh Tịnh

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

BATKHONG1985 đã viết:
pucaquynhnga22 đã viết: Thanh Tịnh có trước. ./..,.,
Trật rồi. :D Không dễ trả lời đúng đâu!
Hở? ./..,., Chứ sao mới đúng theo ý huynh BK. Cái này có thì cái kia có hở? ./..,.,


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Am Thanh Tịnh

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

pucaquynhnga22 đã viết:
BATKHONG1985 đã viết:
pucaquynhnga22 đã viết: Thanh Tịnh có trước. ./..,.,
Trật rồi. :D Không dễ trả lời đúng đâu!
Hở? ./..,., Chứ sao mới đúng theo ý huynh BK. Cái này có thì cái kia có hở? ./..,.,
:D BK có phải là thầy đâu mà theo ý BK. Nếu Thanh Tịnh có trước thì ô nhiễm làm sao sanh vì "Thanh Tịnh = không Ô Nhiễm".
Tu học Bát nhã, cần phải loại ra tất cả con đường sai. Không phạm cái sai nào tức là đúng. Còn thực chất mọi pháp vốn đồng như cái thấy của chư Phật, chẳng có ô nhiễm hay thanh tịnh, ô nhiễm hay thanh tịnh do tâm phân biệt mà thấy như là cái thấy của chúng sanh ta đây.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: Am Thanh Tịnh

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

BATKHONG1985 đã viết: :D BK có phải là thầy đâu mà theo ý BK. Nếu Thanh Tịnh có trước thì ô nhiễm làm sao sanh vì "Thanh Tịnh = không Ô Nhiễm".
Tu học Bát nhã, cần phải loại ra tất cả con đường sai. Không phạm cái sai nào tức là đúng. Còn thực chất mọi pháp vốn đồng như cái thấy của chư Phật, chẳng có ô nhiễm hay thanh tịnh, ô nhiễm hay thanh tịnh do tâm phân biệt mà thấy như là cái thấy của chúng sanh ta đây.
Đang hỏi QN mà huynh BK lấy cái nhìn của Phật ra nói thì sao QN dám nói. ./..,., Chứ giờ QN thấy thanh tịnh có trước mà lại nói theo kiểu Lý Bát Nhã thế kia thì...

À, QN nói vậy là vì... khởi thủy của vạn Pháp đều thanh tịnh, mà do vô minh rồi từ đó mới có....! Vô minh trong trường hợp này là ô nhiễm. Nên QN mới nói thanh tịnh có trước.

Còn Lý Bát Nhã mà chưa chứng nhập thì nói sao cũng sai hết, #-o , QN thấy vậy đó huynh... hii :D


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.19 khách