NHÂN TÍNH QUA CÁI NHÌN DUYÊN KHỞI (2)

Bạn có thể tạo một ngôi nhà cho riêng mình, với những vật liệu mà bạn thích, xin giữ ngôi nhà được thanh tịnh trong ánh hào quang của Phật-đà. Kính mời các bạn.

Điều hành viên: quang_tam3

Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

NHÂN TÍNH QUA CÁI NHÌN DUYÊN KHỞI (2)

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

NHÂN TÍNH QUA CÁI NHÌN DUYÊN KHỞI

Dưới cái nhìn duyên khởi thì tất cả pháp, trong đó có con người, là KHÔNG CÓ TỰ TÁNH. Vì thế NHÂN TÍNH qua cái nhìn DUYÊN KHỞI không có giá trị phổ quát và bất biến trên mặt bản thể, mà chỉ có giá trị TƯƠNG ĐỐI trên mặt hiện tượng. Chỉ là những đặc tính nổi trội nơi một con người, được tìm thấy qua sự so sánh giữa con người với con người, giữa con người và con vật hoặc giữa con người với các bậc thánh.


Như nói anh A có tánh sân, qua cái nhìn duyên khởi, điều đó chỉ có nghĩa là :

- Tập sân đã được anh A huân tập khá mạnh : Do anh A đã tập quen với nó trong nhiều đời. Đã tích tụ khá nhiều và khá sâu cái sân ấy trong tiềm thức.

- Vì do huân tập mà thành, nên không huân tập nữa thì nó không còn. Đây là lý do vì sao chúng ta lập ra trường học, tùng lâm v.v... nói đến việc tu hành, giáo dục đạo đức v.v... Bởi tri thức, tính tình v.v... không có tự tánh, đều có thể chuyển đổi. Chỉ tùy thời gian huân tập lâu hay mau mà cần thời gian chuyển lâu hay mau.

- Tập sân hình thành từ nhân duyên, nên tùy duyên mà cái sân hiện khởi. Đây là lý do vì sao có người dễ sân với người này, mà lại hiền lành với người khác. Người mà sân được cho thành tánh, là người có nhiều duyên để nổi sân hơn những người khác. Ai cũng là duyên để anh ta nổi sân. Sân đã huân tập quá sâu trong tiềm thức (tạng thức).

Từ thí dụ trên ta thấy (Thí dụ trên chỉ là một ví dụ để dễ hình dung ra cái tổng quát nói sau, không phải từ một hiện tượng mà suy ra cái phổ quát):

- SỰ QUAN TRỌNG CỦA VIỆC HUÂN TẬP : Thứ gì ta từng huân tập sâu trong tiềm thức, thứ đó sẽ hiện hình rõ hơn các thứ khác.

- Thần đồng là sản phẩm của sự huân tập chăm chỉ và bền bỉ.
- Có những trẻ nít mới 5 tuổi đã muốn vào chùa tu hành, là do chủng nhân tu hành đã được huân tập sâu dày.
- Có người không muốn nổi sân, biết cái sân là xấu nhưng đụng duyên vẫn nổi sân là do chủng sân huân tập trong tạng thức sâu dày quá. Nó có lực bắt mình phải theo, không ngừng được.=
- Tri thức và tính cách lệ thuộc vào việc huân tập như thế, nên đừng lấy làm lạ khi có người thời gian tu hành xem ra ít, nhưng kết quả lại vượt bực. Đó là do chủng căn đã có từ trước, giờ đủ duyên thì sinh khởi.

Để trẻ con tiếp xúc quá nhiều và quá sớm với những hình ảnh bạo lực, khiêu dâm ... là đang huân tập vào đầu chúng những thứ không tốt. Đó là lý do hiện nay, có nhiều vấn đề đáng tiếc xảy ra trong giới trẻ.



- TRI THỨC VÀ TÍNH CÁCH ĐỀU CÓ THỂ THAY ĐỔI : Người dốt nếu chịu học tập và cố gắng cũng có lúc thành giỏi, không kiếp này thì kiếp sau, không kiếp sau thì kiếp sau nữa. Người giỏi mà không tiếp tục phát triển cái giỏi đó thì mọi thứ cũng lụi tàn. Việc tu hành cũng vậy. Cho nên, muốn giỏi một thứ gì đó thì cần phải huân tập. Phải tập một ngày một ít. Đừng hẹn kiếp sau làm luôn. Phải gầy dựng cái NHÂN từ bây giờ, dù ít hay nhiều. Có nhân rồi, thì mới hy vọng kiếp sau gầy dựng tiếp v.v...

- TÍNH CÁCH CON NGƯỜI KHÔNG CỐ ĐỊNH : Một con người rất tốt vẫn có thể có lúc xấu và ngược lại. Vì thế dừng nên lấy một mặt nổi trội nào đó của một con người làm tánh toàn thể của anh ta. Các pháp không có định tính, chỉ tùy duyên mà hiện tướng.

- SỰ QUAN TRỌNG CỦA HOẢN CẢNH VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG : Hoàn cảnh và môi trường sống chính là duyên làm khơi dậy những mặt ẩn tàng trong con người. Đủ duyên tập nghiệp sẽ sanh khởi. Vì thế, hoàn cảnh và môi trường chung quanh quyết định rất nhiều đến tính cách con người
.

Để cho giới trẻ tiếp xúc quá nhiều với phim ảnh bạo lực và khiêu dâm là đang khươi dậy những thú tính còn ẩn xâu trong tiềm thức. Giáo dục đạo đức, hướng chúng về cái thiện chính là đang khươi dậy thiện tính trong chúng, đồng thời phá bỏ đi những nhiễm ô xấu đã huân tập trước đây.

Riêng với các bậc thánh hay với các vị đang hường về thánh, thì tùy mức độ phát triển tâm linh mà việc lệ thuộc vào cảnh theo đó có khác. Vì họ làm chủ được ý nghĩ và hành động của mình. Việc làm chủ này cũng là một loại tập được huân tập từ những kiếp trước và trong kiếp này.

tangbong Trong một con người bình thường, ta thấy có hai điểm nổi bật : Một là mặt tình cảm thuộc ái dục, một là mặt lý trí thuộc tri thức. Khi mặt tình cảm tăng thượng thì mặt lý trí sẽ hạn hẹp và ngược lại.

Với các bậc thánh, mặt tình cảm thuộc ái dục sẽ chuyển thành ĐẠI BI khi phần lý trí trở thành ĐẠI TRÍ. Tùy mức độ trí mà có mức độ bi. Trí tuệ càng lớn thì lòng bi càng rộng. Đây là một trong các lý do vì sao một vị Bồ tát dù biết cảnh giới và chúng sinh là huyễn hóa không thực, vẫn xả thân làm tất cả các công đức không biết nhàm mỏi với lời nguyện "Hóa độ chúng sinh tận đến vị lại không sót một ai", mong làm vơi đi những đau khổ trầm luân cho những người mà với họ, khổ là một hiện thực

Tóm lại : CÁI GỌI LÀ TÔI, THỰC RA CHỈ LÀ SẢN PHẨM CỦA NHỮNG VUI, BUỒN, ĐAU KHỔ, SUY NGHĨ ... LÀ ĐÚC KẾT CỦA TẬP NGHIỆP. Không có tập nghiệp thì cái Tôi cũng không. Vì thế Phật nói "Ngũ ấm vô ngã".


ChiLan
Bài viết: 140
Ngày: 18/09/08 07:38
Giới tính: Nữ
Đến từ: AmPhu

Re: NHÂN TÍNH QUA CÁI NHÌN DUYÊN KHỞI (2)

Bài viết chưa xem gửi bởi ChiLan »

Ốc chẵng mang nỗi ốc.....


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: NHÂN TÍNH QUA CÁI NHÌN DUYÊN KHỞI (2)

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Hân hạnh được đón khách quí tới nhà. cafene
ChiLan đã viết:Ốc chẵng mang nỗi ốc.....
Ốc chẳng mang nổi ốc. Hai dấu HỎI không phải hai dấu NGÃ.


ChiLan
Bài viết: 140
Ngày: 18/09/08 07:38
Giới tính: Nữ
Đến từ: AmPhu

Re: NHÂN TÍNH QUA CÁI NHÌN DUYÊN KHỞI (2)

Bài viết chưa xem gửi bởi ChiLan »

Hỏi không phải ngã! Ngữa củng ngã, chỉ có Nghỉ là hỏi!

Y ngữ bất y nghĩa


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: NHÂN TÍNH QUA CÁI NHÌN DUYÊN KHỞI (2)

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »


Riêng với các bậc thánh hay với các vị đang hường về thánh, thì tùy mức độ phát triển tâm linh mà việc lệ thuộc vào cảnh theo đó có khác. Vì họ làm chủ được ý nghĩ và hành động của mình. Việc làm chủ này cũng là một loại tập được huân tập từ những kiếp trước và trong kiếp này.

tangbong Trong một con người bình thường, ta thấy có hai điểm nổi bật : Một là mặt tình cảm thuộc ái dục, một là mặt lý trí thuộc tri thức. Khi mặt tình cảm tăng thượng thì mặt lý trí sẽ hạn hẹp và ngược lại.

Với các bậc thánh, mặt tình cảm thuộc ái dục sẽ chuyển thành ĐẠI BI khi phần lý trí trở thành ĐẠI TRÍ. Tùy mức độ trí mà có mức độ bi. Trí tuệ càng lớn thì lòng bi càng rộng. Đây là một trong các lý do vì sao một vị Bồ tát dù biết cảnh giới và chúng sinh là huyễn hóa không thực, vẫn xả thân làm tất cả các công đức không biết nhàm mỏi với lời nguyện "Hóa độ chúng sinh tận đến vị lại không sót một ai", mong làm vơi đi những đau khổ trầm luân cho những người mà với họ, khổ là một hiện thực

Chỗ này MH đồng ý chỗ bà chị nói, tình cảm thương yêu ái dục là đọa khổ, nhưng tình cảm yêu thương này nó là mặt không khác nhau của tâm ĐẠI BỊ, cũng vậy cái thường trí chúng sanh rât dễ làm sanh các vọng tưởng,nếu đã thấy được chỗ chân thật sanh khởi của nó lại chuyển thành ĐẠI TRÍ. Bản chất của các tâm đó không thay đổi, nhưng nó lại thay đổi gốc sanh khởi các Tâm ấy.
Các tâm đó khi đã MINH TÂM KIẾN TÁNH thì lại xuất PHÁT từ THẬT TÁNH BỒ ĐỀ, còn trong vô minh (chưa rõ thật tánh), thì lại là xuất PHÁT từ gốc đau khổ, vọng tưởng.

NÓI VỌNG TƯỞNG CŨNG LÀ "NÓ", ĐẠI TRÍ CŨNG LÀ "NÓ".

NÓI LUYẾN ÁI CŨNG LÀ "NÓ", ĐẠI BI CŨNG LÀ "NÓ".


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: NHÂN TÍNH QUA CÁI NHÌN DUYÊN KHỞI (2)

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

ChiLan đã viết:Hỏi không phải ngã! Ngữa củng ngã, chỉ có Nghỉ là hỏi!

Y ngữ bất y nghĩa
Y NGỮ TỨC Y NGHĨA! HIỂU KHÔNG?! >:D<


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: NHÂN TÍNH QUA CÁI NHÌN DUYÊN KHỞI (2)

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

ChiLan đã viết:Ốc chẵng mang nỗi ốc.....
CON ỐC SÊN LEO LÊN ĐƯỢC NỮA ĐỌAN ĐƯỜNG, BỊ TUỘT XUỐNG HẾT ĐOẠN ĐƯỜNG THÌ GỌI LÀ GÌ? :D


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: NHÂN TÍNH QUA CÁI NHÌN DUYÊN KHỞI (2)

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Chilan và Bát Nhã Ma Ha đúng là một cặp DUYÊN KHỞI. :)

Phải qua MHBN bà chị mới hiểu được Chilan nói gì, không thì cứ chữ nào biết chữ đó như đọc bản chứ cái A, B, C ... kinhle.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.19 khách