Nhà riêng.

Bạn có thể tạo một ngôi nhà cho riêng mình, với những vật liệu mà bạn thích, xin giữ ngôi nhà được thanh tịnh trong ánh hào quang của Phật-đà. Kính mời các bạn.

Điều hành viên: quang_tam3

ChiLan
Bài viết: 140
Ngày: 18/09/08 07:38
Giới tính: Nữ
Đến từ: AmPhu

Nhà riêng.

Bài viết chưa xem gửi bởi ChiLan »

đây là nhà riêng của CHILAN, Cửa rộng mở nhưng không mời.Chẳng phải "Chùa, Chẳng phải thất, chẳng phải To let. Đải khách chẳng có trà, không rượu, không cam lồ." Lửa chẳng nóng, dút tay vào thì tay nóng. Băng không lạnh, chỉ có thân cãm thấy lạnh.

Vài dòng đề trước ngỏ. Tùy khách chẳng tùy chủ. Kính báo


ChiLan
Bài viết: 140
Ngày: 18/09/08 07:38
Giới tính: Nữ
Đến từ: AmPhu

Re: Nhà riêng.

Bài viết chưa xem gửi bởi ChiLan »

Thủ Lăng Nghiêm.
Chương 1 : Thất trùng vấn Tâm.
Nói đến Thủ lăng Nghiêm (TLN) là phải rỏ biết về "Thất trùng vấn Tâm" nghĩa là Bảy lần gạn hỏi về Tâm. Lần lượt theo ý của ANan trã lời Phật Như sau :
1/Chấp tâm ở trong thân.
2/Chấp tâm ở ngoài thân.
3/Chấp tâm núp sau con mắt.
4/ Chấp nhắm mắt thấy tối là thấy bên trong thân.
5/Chấp, Tâm hợp với chổ nào thì liền có ở chỗ ấy.
6/ Chấp Tâm ở chặng giửa.
7/ Chấp Tâm không dính dáng vào đâu tất cả.
tất cã 7 lượt Phật đều phá, vậy Tâm ở chỗ nào ? Tôi đã giải nghĩa đầy đủ, quý vị về tự vấn tâm mình coi "nó" ở chỗ nào tuần sau trình bày cho tôi biết, :))


ChiLan
Bài viết: 140
Ngày: 18/09/08 07:38
Giới tính: Nữ
Đến từ: AmPhu

Re: Nhà riêng.

Bài viết chưa xem gửi bởi ChiLan »

1 tuần sau :

... 8->

... 8->
Thật sự, tâm ở chỗ nào ? Quý vị, nhìn câu trã lời thứ 5 của A Nan, nếu bỏ chử chấp ra thì chính là đó.
.

:-/ :-/ :-?
Tại sao Phật bác, vì chấp như vậy, nghĩa là cái "Đương là" chính là tâm, nhưng chúng sanh ngay tức thì sanh "Tâm biết sau" , tâm biết sau đó chính là chấp, Phật muốn phá bỏ cái "tâm biết sau" đó!
.

Thầy giảng cao quá ! kỳ quá ! không khế hợp được ?
Như quý vị thấy giảng đường đây, đương khi thấy thì tâm đã ở "giảng đường" rồi, nhưng ngay tức thì sau đó quý vị lại sanh thêm tâm "biết sau" là :"tôi đang thấy giảng đường" chính là chấp tâm hợp chỗ nào liến ở chỗ ấy
Kỳ lạ quá ! Thầy giảng cao quá !!! :-?

Nếu thầy giảng như vậy, thì khi "Đễ ý " vào trong thì tâm đã ở trong? nếu tâm đã ở trong thì phải rỏ biết lục phủ ngũ tạng !!! Nếu thấy giảng đường thì tâm đã ở giảng đường rồi, có khi nào chưa thấy giảng đường mà tâm đã ở giảng đường rồi không ? Thí dụ như đi chưa tới chùa, nhưng nghe tiếng chuông chùa vậy thì tâm đã ở chùa rồi ! vì thấy với nghe đâu có khác ! nếu vậy khi nghe tiếng còi xe cứu thương tức là Tâm đã ở Bịnh viện rồi sao ! :D

Con hiễu ý thầy rằng khi tâm hợp với chỗ nào liền ở chỗ đó, Nghĩa là khi con ngồi ở giảng đường đây, tâm con đã ở đây, nhưng nếu có chiếc xe cứu hỏa chạy ngang qua hú còi thì chụp cái "tâm" liền, không thôi nó chạy theo xe cứu hỏa! vậy thì cái chụp với cái bị chụp cái nào là Tâm ??? Hay cái tâm nhay qua nhảy lại, lúc thì nó là cái năng, lúc thì nó là cái sở ? #-o :-?

(còn suy tư tiếp) tiếc là một tuần gặp Thầy có một lần, ngoài ra không tiếp khách. Đợi tuần sau thì lâu, nên có gì cứ đễ nhà riêng. Biết cũng có người thắc mắc như con !


ChiLan
Bài viết: 140
Ngày: 18/09/08 07:38
Giới tính: Nữ
Đến từ: AmPhu

Re: Nhà riêng.

Bài viết chưa xem gửi bởi ChiLan »

Bây giờ chúng ta nghiên cứu kỷ về Ý của giảng sư muốn truyền đạt :

5/ Chấp , Tâm hợp nơi nào thì có nơi ấy..
Chử xanh là cái đang là, nếu tác ý, tức thành trọn câu! Dỉ nhiên công phu thâm hậu sẻ không còn vướng mắc, nhưng giảng lý như vậy thì người nghe sẻ đi sớm xuống địa ngục!

Vì sao ? Cái "ngộ" của bậc Thánh khác Phàm phu, Vì phàm phu tập khí phân biệt còn dày, khi tập khí phân biệt còn dày thì củng cần nương theo tập khí phân biệt mà phá.

Thí dụ, khi một người chìm vào giấc ngũ sâu thì ngũ quan cùng ý thức không còn chỗ hợp, vậy thì lúc đó Tâm ở đâu ?

Và nếu nương theo ngũ quan đễ nói hợp chỗ này chổ nọ, thưc sự chỉ là thức, chứ không thễ nói là tâm, phàm phu nương theo thức mà gọi là tâm thì đích thị là nhận giặc làm con.

Nhưng trong thức củng có bóng dáng của Tâm, như một người đứng nhìn và đối đáp với Hòa thượng, bổng có một tiếng chuông vang lên, khi đó không thễ vừa đối đáp và vừa nghe chuông, nhưng trong tíc tắc có chuyễn qua chuyễn lại gần như đồng thời giửa dòng tâm thức chú ý giửa đối đáp và nghe chuông ! Đó chỉ là bóng dáng của tâm chứ không phãi tâm, Củng khỗng nói đó chẳng phãi là tâm.

Như có một công án rằng :" Thấy khói ven đồi biết có lửa, cách vật thấy sừng rỏ biết trâu"

Chỉ cái sừng trâu nói đây là con trâu! Chẳng phải đúng, mà chẳng phải không đúng !
Đại nghi thì đại ngộ , mà tiểu nghi thì tiểu ngộ. :-? :-? :-?


ChiLan
Bài viết: 140
Ngày: 18/09/08 07:38
Giới tính: Nữ
Đến từ: AmPhu

Tòa Án Lương Tâm !

Bài viết chưa xem gửi bởi ChiLan »

TÒA ÁN LƯƠNG TÂM
(Bài giảng tại chùa Phổ Quang )

HT Thích Trí Quảng
Đây là đề tài nhằm áp dụng Phật giáo vào cuộc sống hiện thực của con người. Trong Phật pháp không có danh từ tòa án, ở đây dùng danh từ tòa án để giúp chúng ta dễ nắm bắt được hiện tượng cuộc sống và phân biệt giữa tòa án trong tâm con người, thường gọi là tòa án lương tâm với tòa án ngoài xã hội.

Người ta thường nói một người có thể chạy tội trước tòa án, nhưng không thể chạy tội được với lương tâm, vì tòa án căn cứ trên điều luật để xét xử, mà luật lệ do con người đặt ra và thay đổi tùy theo phong tục, tập quán của từng bộ lạc, từng quốc gia, từng dân tộc khác nhau. Vì vậy, đối với một việc, luật pháp ở chỗ này cho rằng đúng, thì chỗ khác lại cho là sai; thời kỳ này nói như vậy, làm như vậy là phải, nhưng thời kỳ sau, nói và làm như vậy lại bị coi là sai trái, phạm tội. Chính vì vậy mà chúng ta thấy trong thực tế cuộc sống có những người đương thời được tôn vinh là người lãnh đạo tốt, nhưng bị thất thế, sa cơ, họ lại trở thành tội nhân. Có thể thấy rõ rằng sự suy xét theo tòa án thế gian không bảo đảm đúng hoàn toàn và người ta có thể tránh tội, trốn được luật pháp, nên chúng tôi không đề cập đến.

Trái lại, tòa án lương tâm thì không ai trốn tránh được, mà phải đối diện với nó, vì nó là chân lý. Người làm điều trái với lương tâm thường cảm thấy bị bất an, bị dằn vặt trong lòng; đó là điều đau khổ nhất của con người trước tòa án lương tâm. Nhiều người lầm tưởng rằng có tiền tài, danh vọng, địa vị là hạnh phúc; nhưng đối với đạo Phật, có được tâm an lạc là hạnh phúc nhất và hạnh phúc này mới lâu bền. Thật vậy, người có tiền tài, danh vọng, địa vị trong xã hội, nhưng do làm việc ác mà được thì đó chính là con đường đưa họ vào địa ngục A tỳ, vì trong tâm họ luôn bị mặc cảm tội lỗi hành hạ, lúc nào cũng cảm thấy bất an, đau khổ.

Vị sa môn tu hành từ bỏ tất cả những gì mà người thế gian ưa thích, đắm say để sống với tâm an lạc. Họ không có tiền bạc, danh vọng, địa vị, v.v… , nhưng có tài sản quý báu nhất là tâm an lạ. Đức Phật dạy tâm an lạc là cốt lõi của cuộc sống con người. Người tu có tâm an lạc sẽ có phước báu thứ hai là sức khỏe tốt. Thực tế cho thấy người sống không an lạc, luôn lo lắng, buồn phiền, tính toán, suy nghĩ, dù họ bồi dưỡng đến mấy cũng dễ rơi vô bệnh nan y, thì cả thân lẫn tâm đều đau khổ cho đến kết thúc cuộc sống.

Tâm an lạc tạo cho chúng ta sức khỏe tốt, nhờ vậy, tuy sống đạm bạc, nhưng người tu ít bệnh tật. Và tâm an lạc, sức khỏe tốt sẽ tạo cho chúng ta có được hảo tướng, vì tâm như thế nào thì ngoại hình sẽ tương ưng như thế đó. Tên cướp chắc chắn hiện ra tướng hung ác, người ngay thẳng luôn có tướng hiền lương. Nhìn tướng bên ngoài mà biết được tâm bên trong của con người là vậy.

Do tâm an lạc, có sức khỏe tốt và hiện tướng giải thoát thì tâm vô hại ấy sẽ thu hút mọi người đến được với chúng ta, mọi loài cũng gần gũi với ta. Trong cuộc sống hằng ngày, người có tâm an lạc, khoan dung, không tính toán, thân cận họ, chúng ta cảm thấy nhẹ nhàng, dễ chịu. Người có tâm ác, dù mua chuộc, người ta đến với họ cũng miễn cưỡng, hay chỉ có người ác tới với họ. Vì vậy, phước báu thứ tư là có nhiều quyến thuộc Bồ đề, hay bạn tốt. Và từ căn bản của bốn phước này, sẽ sanh ra phước báu thứ năm mà nhiều người mong ước là có tiền của và quyền thế. Nếu không có bốn phước trước, không thể tạo dựng tiền của và quyền thế và tất cả các phước báu này đều phát xuất từ tâm an lạc.

Tâm an lạc, tâm hoàn toàn trong sáng, thì tòa án lương tâm xét xử chúng ta không có tội gì; nói cách khác, chúng ta không bị mặc cảm tội lỗi dày vò, nên bốn phước kia mới hiện hữu : sức khỏe tốt, ngoại hình dễ coi, quyến thuộc, bạn bè tốt, tiền của nhiều. Nhưng nếu bốn phước này không xuất hiện trong cuộc sống, mặc dù chúng ta không có tội, thì ắt là vị phán quan trong tâm ta đã xét xử không đúng, không công bằng hay sao. Vị phán quan trong tâm chúng ta là ai ?

Theo Thế Thân Bồ tát, tâm chúng ta có hai loại : tâm vương là chủ và tâm sở là phụ. Tâm vương có tám thức là nhãn thức, nhĩ thức, tỉ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức, mạt na thức, a lại da thức. Tuy tám thức tâm vương là chủ, nhưng chúng có tính chất vô thưởng vô phạt, cho nên tòa án lương tâm được thành lập bằng 51 thành viên gọi là 51 tâm sở. Có thể hình dung 51 tâm sở gồm có viện kiểm sát buộc tội, luật sư gỡ tội và chánh án xét xử. Như vậy, tòa án lương tâm do 51 tâm sở phán định. Thử xem trong 51 tâm sở, phán quan mạnh hay luật sư mạnh.

Trong 51 tâm sở, tức tòa án lương tâm của một người bình thường gồm có : 5 biến hành (xúc, tác, thọ, tưởng, tư), 5 biệt cảnh (dục, thắng giải, niệm, định, huệ), 6 căn bản phiền não (tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến), 20 tùy phiền não (tàm, úy, phẫn, hận, phú, não, tật, xan, cuống, siểm, trạo cử, phóng dật, hối, miên, tầm, tứ) và 11 thiện tâm sở (tín, tàm, úy, vô tham, vô sân, vô si, tinh tấn, khinh an, bất phóng dật, hành xả, bất hại).

Như vậy, trong thành phần nhân sự của tòa án lương tâm con người bình thường, thiện tâm chỉ có 11 thành viên mà phải đối chọi với 26 tên ác (6 căn bản phiền não và 20 tùy phiền não), cho nên tòa án lương tâm này không bao giờ quyết đoán đúng đắn.

Ngoài ra, còn có 24 bất tương ưng hành pháp luôn nói ngược lại bên kết tội; vì thế, có lúc lương tâm con người đã phủ quyết một việc không tốt, nhưng sau đó có xét lại, gọi là ngụy biện cho mình. Nói cách khác, luật sư biện hộ chỉ có 11 người mà ban kết tội quá nhiều, nên cuối cùng, trước vành móng ngựa của tòa án lương tâm, ai cũng cảm thấy bị lương tâm cắn rứt.

Nhưng khi trở thành đệ tử Phật, Đức Phật dạy chúng ta phán xét tất cả hành vi tạo tác phát xuất từ tâm là chính theo trình tự từ thấp đến cao của tam thừa giáo : Thanh văn, Duyên giác và Bồ tát. Đó là ba hạng đệ tử của Phật hành đạo, tu tập khác nhau. Hạng Thanh văn được xếp vào hạng ác nghiệp nhiều, cho nên cảm thấy quá đau khổ trên cuộc đời này mà muốn cầu thoát ly. Nghĩa là họ đã bị sáu căn bản phiền não, 20 tùy phiền não cùng 24 bất tương ưng hành pháp luôn tác động, tâm luôn bất an, dù sống trong hoàn cảnh tốt, nhưng tâm cảm giác như ngồi trên đống lửa.

Nhằm giúp chúng ta đối trị tâm bất an này, Đức Phật đưa ra 37 trợ đạo phẩm trong tứ Thánh đế. Thật vậy, 37 trợ đạo phẩm có công năng diệt tận gốc sáu căn bản phiền não và 20 tùy phiền não. Sáu căn bản phiền não : tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến thường được triển khai thêm năm tên giặc là thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ và giới cấm thủ, trở thành mười triền cái ràng buộc chúng ta trong sinh tử luân hồi và ngăn che không cho chúng ta sống an lạc.

Khổ đế và Tập đế nhằm vạch mặt tất cả những tên tội phạm nằm trong lương tâm chúng ta là phiền não. Sáu căn bản phiền não hay mười triền cái lại lệ thuộc 20 tùy phiền não. Thuở còn ngồi ghế nhà trường, nhớ lời Hòa thượng Thiện Hoa dạy, tôi luôn nhận biết rõ từng tâm một hoạt động ra sao và dùng pháp tứ Thánh đế để luận tội , xử phạt nó. Phiền não và triền cái là tội lỗi, phải tu Đạo đế, dẹp bỏ chúng tận gốc. Tâm phiền não nào trừ được là trừ ngay, bớt được tên giặc nào đỡ cho chúng ta liền. Ý thức sâu sắc như vậy, tôi ít quan tâm đến việc người đối xử với tôi như thế nào, chỉ lo quan tâm đến những phản ứng trong tâm tôi để xử nó. Nhiều người tu sai lầm vì lo biết bên ngoài nhiều, còn giặc trong lòng mình lại nuôi lớn. Khi chúng ta đối cảnh, có người ác xấu hại ta, điều này không quan trọng, nhưng quan trọng là niệm ác xấu hiện hữu trong ta.

Đem ác xấu bên ngoài cộng với ác xấu bên trong tâm mình, đó là sai lầm nghiêm trọng. Điều này dễ nhận thấy rõ trong thực tế cuộc sống. Đối trước việc ta không bằng lòng thì ta liền đem việc này để vào lòng chúng ta và chắc chắn nó lại tác động tâm không bằng lòng phát triển lên. Tôi còn nhớ Hòa thượng Thiện Hoa dạy rằng : Các nhơn tự tảo môn tiền tuyết. Bất quản tha nhân ốc thượng sương. Nghĩa là mỗi người phải lo dọn dẹp tuyết ngập trước cửa nhà mình, không còn lối ra, đừng lo nghĩ đến sương rơi trên mái nhà người. Nói cách khác, phê phán người khác thì dễ, xét lại lỗi lầm của mình mới khó.

Thực tập 37 trợ đạo phẩm nhằm diệt trừ tất cả căn bản phiền não và 20 tùy phiền não, là từng bước chúng ta đi vào cửa ngõ của Phật giáo, từng bước lên được bốn nấc thang giải thoát là Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm và A la hán. 37 trợ đạo phẩm dẫn chúng ta vào thế giới Phật, quét dọn đầu tiên là không cho tâm sanh khởi bằng cách không tiếp xúc. Theo kinh nghiệm riêng tôi, việc bên ngoài xảy ra quá lớn, nhưng tôi không để tâm, nên không biết. Có người nói rằng chết tới nơi mà không lo; nhưng vì tôi không biết, nên tâm tôi vẫn an lạc. Thiết nghĩ chết tới nơi, mà có sợ thì cũng chết, đâu thể tránh khỏi. Và khởi tâm tu hành, nỗ lực diệt phiền não được thì không lo, không sợ mà cũng không chết, dù đối trước việc hiểm nguy có thể mất mạng. Đó là điều kỳ diệu khi chúng ta quyết lòng tu theo Phật. Còn người lo sợ quá, đứng tim, chết trước !

Tu tứ Thánh đế và tụng kinh Pháp Hoa, tôi rất tâm đắc thí dụ lương y. Ông lương y có thuốc rất hay là tứ Thánh đế có công năng chữa lành được tất cả bệnh tật. Những người con của ông muốn khỏi bệnh, nhưng sợ thuốc đắng, nghĩa là muốn hết khổ nhưng không chịu tu hành, cho nên trong tâm luôn buồn giận, lo sợ, cứ phát triển những thứ này và cứ để tứ Thánh đế sang một bên. Một ngày kia, ông lương y nói rằng phải đi sang nước khác để cứu người và ông đã để sẵn thuốc ở đó, nhớ uống. Ít lâu sau, ông cho sứ giả về nói với những cuồng tử là những đứa con buồn giận lo sợ suốt ngày rằng ông đã chết. Họ nghe tin cha chết, nghĩ rằng bị côi cút, không còn ai cứu chữa được, mới chịu uống thuốc. Nghĩa là không có Đức Phật hiện hữu trên cuộc đời này, nhưng chúng ta sử dụng tứ Thánh đế để chữa bệnh, thân liền khỏe mạnh, tức hết buồn giận lo sợ, tâm được an lạc. Bấy giờ, người cha hiện thân trở lại mà bảo các con cha thật thường còn, không bao giờ chết, nghĩa là Đức Phật vẫn hằng hữu miên viễn bên cạnh chúng ta. Điều này gợi cho chúng ta ý gì.

Thực tập 37 trợ đạo phẩm của tứ Thánh đế, đầu tiên thực hành tứ niệm xứ quán : Quán thân bất tịnh, quán thọ thị khổ, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã. Tu thuần thục bốn pháp quán này đạt tới vô ngã, thì buồn giận lo sợ biến mất, liền giải thoát, vào được cửa Không (Không môn), hay Thiền gọi là vào được cổng chùa, chúng ta không còn hệ lụy trần gian. Vì vậy, mười triền cái bỏ xuống, sáu căn bản phiền não và 20 tùy phiền não rơi rụng, chúng ta được giải thoát, thấy Phật, hay sống với tuệ giác của Phật, đắc quả Dự lưu, Tu đà hoàn.

Kế tiếp, chúng ta tiến tu pháp tứ chánh cần là bốn điều nên làm. Vì quán Không, được giải thoát, nhưng trong tâm chúng ta chỉ nhứt thời giải thoát mà thôi, chưa phải giải thoát thật sự hoàn toàn. Kinh Pháp Hoa gọi đó là Hóa thành. Thật vậy, vì nghiệp chướng trần lao mà chúng ta đã tạo từ vô thỉ kiếp quá nhiều, nhưng nhờ quán Không, mới được tạm thời an ổn, tất cả nghiệp phiền não trần lao nhiều đời của chúng ta không phải mất hẵn, chúng ta chỉ tạm quên, không nghĩ đến, cho nên nó không tác động ta. Bà con dòng họ liên hệ chặt chẽ với chúng ta từ nhiều đời, không phải dễ dàng rời bỏ họ. Thực tế cho thấy đối với những người bán thế xuất gia, vợ con thường lục tục kéo tới, đối với những người đi tu từ thuở nhỏ thì cha mẹ, anh em tìm đến. Vì vậy, Phật nói rằng phải trải qua bảy lần sinh tử mới cắt được mối duyên ràng buộc này. Nói cách khác, chúng ta không thể quên được bảy đời cha mẹ mình, chỉ khi nào cứu giúp họ lên được chốn an lành, chúng ta mới thật sự giải thoát. Còn chúng ta giải thoát mà cha mẹ, anh em, bạn bè ở trong đường ác, mỗi khi nhớ đến họ, chúng ta liền cảm thấy đau lòng.

Khi tu học ở Nhật, tôi không bị ảnh hưởng trực tiếp chiến tranh, nhưng nghĩ đến quê hương, nhớ đến cảnh chết chóc bên nhà, nhớ đến cha mẹ, anh em, bạn bè, thầy Tổ, lòng cảm thấy ray rứt. Sự thật mình đã giải thoát, đã sống yên ổn, nhưng quyến thuộc chưa giải thoát thì lương tâm mình vẫn sống dậy. Cha mẹ, anh em, Thầy Tổ, đàn na tín thí đã đầu tư cho mình tu học, làm sao ở yên được. Nhớ đến lời nguyện hằng ngày rằng trên đền bốn ơn nặng, nên vẫn cảm thấy nặng lòng, đó là lương tâm trổi dậy phán xét, thúc giục tôi trở về nước, phải làm được việc gì lợi ích cho nhiều người, tốt đẹp cho đạo pháp, mới thật sự giải thoát. Còn quán Không, được giải thoát, nhưng tâm tác ý khởi dậy thì không giải thoát nữa. Phải biết Niết bàn Không này là tạm thời mà thôi, đó là trụ Hóa thành theo Pháp Hoa.

Trở về nước, tôi nghe một thầy nói rất hay : Mặc dù biết Bảo sở còn xa, nhưng con quyết không trụ Hóa thành. Nghĩa là quả vị Phật cách chúng ta rất xa, nhưng không bằng lòng với cuộc sống an ổn của mình đang có. Phải phát Bồ đề tâm, tiếp tục hành Bồ tát đạo để cứu giúp mọi người thăng hoa trên con đường thánh thiện. Lúc mới trụ pháp Không, tưởng rằng lòng chúng ta đã trong sạch, nhưng thật sự phiền não vẫn còn ẩn núp trong lòng mình mà chúng ta không thấy. Và những người nói xấu mình, hại mình cũng như những người giúp đỡ mình vẫn còn nguyên đó, chỉ vì không để tâm đến họ, nên chúng ta cảm thấy an lạc. Nhưng khi khởi tâm lên thì tất cả xấu tốt này hiện ra đầy đủ, không mất gì cả.

Ý thức như vậy, tôi phân ra ba hạng người trong việc ứng xử. Đối với những người tốt, cưu mang giúp đỡ mình, là Thầy hiền bạn tốt, phải nương nhờ họ, chúng ta mới phát huy được trí tuệ và đạo lực. Hạng người thứ hai luôn chống phá mình, đó là bất tương ưng hành pháp trong bách pháp theo Bồ tát Thế Thân dạy như đã nói ở trên. Ta làm gì họ cũng chê được, không bao giờ họ thấy ta tốt, họ luôn thấy ta xấu. Thậm chí sống chung trong một chùa cũng có những bạn luôn đối chọi với mình như vậy, khiến cho một số người nói rằng tức chết được. Phải trụ hạnh giải thoát của Thanh văn, không được “tức chết”.

Trong cuộc sống luôn luôn có thành phần đối nghịch và thần phần thuận theo, nghĩa là chúng ta luôn có thiện tâm sở và ác tâm sở. Ngoài ra, có người không ủng hộ cũng không chống đối, là vô vi pháp. Bồ tát Long Thọ dạy chúng ta tập nhìn sự vật theo giả quán, tức muôn sự muôn vật có, nhưng không thật, nên hiện lên rồi biến mất. Vì vậy, khi chúng ta tạo ác nghiệp, hay thiện nghiệp, thì nó xuất hiện, không tạo thì nó mất. Mọi diễn tiến trong kiếp luân hồi sinh tử là như thế. Người chống đối, phá hại và người ủng hộ, tùy hỷ với ta đều do chúng ta tạo thiện nghiệp hay ác nghiệp trong quá khứ và hiện tại, mới kết thành quả báo tương ưng cho chúng ta là họ thù ghét đến cùng cực, chống đối ta không mệt mỏi, hoặc là họ thương mến giúp đỡ ta vô điều kiện.

Vì vậy, đối với người có thiện cảm, tôi liền nghĩ đến mối quan hệ tốt đẹp trong quá khứ với họ và tôi cố nuôi dưỡng thành quả này cho tốt hơn. Đối với người luôn chống đối, tôi tránh họ, hoặc là vô hiệu hóa sự chống đối này. Đầu tiên, tôi thường tránh mặt họ, nhưng họ vẫn còn vướng mắc trong lòng tôi, nghĩa là tòa án lương tâm còn xét xử mình. Và sau cùng, tránh được cả trong lòng là tu chứng được quả Dự lưu, được giải thoát tạm thời. Vì vậy, đối trước một người, một việc, phải thấy biết đúng đắn mới có cách phán xét, xử lý không sai trái. Với người luôn chống đối, chúng ta tránh mặt, tránh lòng. Ý này được Phật dạy trong kinh Pháp Hoa rằng trong các an lạc hạnh của Bồ tát sơ phát tâm, có thệ nguyện an lạc, nghĩa là chúng ta biết rằng dù cố gắng nói gì, làm gì thì họ cũng không chấp nhận mình. Chúng ta phải tránh, phải đợi có điều kiện thuận tiện mới nói với họ; lúc đó, vô hiệu hóa được sự chống đối của họ để ta và họ cùng thăng hoa trên đường đạo và chúng ta cũng được giải thoát.

Tóm lại, đối trước sự phán xét của tòa án lương tâm, chúng ta phải nghĩ đến lỗi lầm của mình từ quá khứ, không có việc gì vô cớ, tự nhiên xảy ra được. Đã có lỗi quá khứ, nhưng vì trong kiếp sinh tử luân hồi khiến chúng ta quên mất, nay nó hiện hữu thì chúng ta nhận biết và sám hối, sửa đổi và không tái phạm, đó là tu, là hoan hỷ chấp nhận quyết định của tòa án lương tâm. Và khi tòa án lương tâm xét rằng chúng ta đã trong sạch, thanh tịnh, giải thoát tuyệt đối, không còn người ác chống đối, phá hại, là sạch nghiệp hoàn toàn, đạt được quả vị Phật. Người ác, việc ác này từ bên ngoài, nhưng phát xuất từ trong tâm ta, nên diệt sạch tất cả ác nghiệp trong tâm thì hiện tượng ác xấu bên ngoài không bao giờ có, hay nói đúng hơn, ác xấu không tác hại được ta. Bấy giờ, cuộc sống của hành giả thể hiện chân lý, mà Long Thọ Bồ tát gọi đó là Trung đạo đệ nhất nghĩa đế.

Trên lộ trình thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh, hành trạng của Bồ tát có thể được tóm gọn rằng, trước tiên, Bồ tát dấn thân vào đời hoằng hóa độ sinh vẫn luôn an trụ pháp Không, giải thoát. Kế đến, với đầy đủ đạo hạnh, Bồ tát đối mặt giải quyết muôn sự muôn việc hoàn toàn tốt đẹp và sau cùng những việc độ sanh cần làm cho chúng hữu tình ở thế gian này, Bồ tát đã hoàn tất. Ngài trở về con người chân thật hằng hữu ở thế giới vĩnh hằng bất sanh bất diệt và nếu chúng ta có nhân duyên căn lành với vị Bồ tát nào thì các Ngài luôn phóng quang gia hộ cho chúng ta thăng hoa trên con đường thánh thiện.


ChiLan
Bài viết: 140
Ngày: 18/09/08 07:38
Giới tính: Nữ
Đến từ: AmPhu

Giải vấn đề qua lăng kính Duy Thức.

Bài viết chưa xem gửi bởi ChiLan »

Nhân có cơ hội đọc được bài giảng của HT Trí Quảng. Trong đó có nhắc tới Duy Thức học. Thế là, lên mạng tìm ngay duy thức học đễ nghiên cứu. Những sách dịch về DT học, duy chỉ có sách của HT Thiện Hoa là dể tiếp thu, nên chộp ngay. Có điều trong sách, HT Thiện Hoa là bậc đạo cao đức trọng mà hiễu và thông được DT phãi mất mấy năm trời . Tự cãm thấy hơi ngán ngán. Nay có học củng chỉ là đễ giải tỏa đựơc những lăng xăng nhảy múa trong tâm thức , dụ như ra chiến trường biết giặc ở đâu, như thế nào, mà đánh. Chứ chẵng dám múa rìu qua mắt thợ.


ChiLan
Bài viết: 140
Ngày: 18/09/08 07:38
Giới tính: Nữ
Đến từ: AmPhu

Re: Nhà riêng.

Bài viết chưa xem gửi bởi ChiLan »

Trong DT học, Tâm vương có 8, tiền ngũ thức thì tương đối còn dễ hiễu duy chỉ có ba món sau thì rất khó định rỏ ràng, và nhất là thức cuối cùng "A Lại Da thức". Thậm chí có tông phái Phật giáo chưa khẳng định thức nầy. Nếu học DT mà không "quán" thì cũng chỉ như cởi ngựa xem hoa.
Trở lại bài giảng của Thầy về "Tâm" trong TLN, khi ta thấy giảng đường là tâm đã ở giảng đường rồi!", câu này về nghĩa lý văn tự có hai chử rất đáng đễ ý là "Đã" và chữ "rồi", tức là ông chủ đã có mặt rồi (A Lại Da thức), Chẳng lẻ ông chũ biết trước nên ỗng tới trước. ?Ông ta đâu ?

Trong DT học có một thức trong tâm vương là thức thứ 7 , tên gọi là Mạc Na thức, đây là tên giặc (không biết có phãi như vậy không ? bởi vì Mạc Na thức có tấm huy chương :"Công vi thũ, tội vi khôi "). Cái nầy, chính là cái thầy giảng Tâm biết sau ! , Ai quay về tìm ông chũ củng đều "bị" tên này cản lối


ChiLan
Bài viết: 140
Ngày: 18/09/08 07:38
Giới tính: Nữ
Đến từ: AmPhu

Mạt Na Thức !

Bài viết chưa xem gửi bởi ChiLan »

“Ý thức”tuy không hình tướng, mà cái tác dụng của nó rất mạnh và phức tạp; cho nên nhà Duy thức đối với nội dung của Thức này, lại chín chắn khảo sát cái bản tánh và hành tướng của nó có ba bộ phận không đồng nhau, cho nên thuận theo thứ lớp sắp: Cái thứ sáu ở ngoài tên là “Ý thức”, cái thứ bảy ở giữa tên là “Mạt Na thức” và cái thứ tám ở trong tên là “A lại da thức”.

Tại sao biết chắc ở ngoài là “Ý thức” thứ sáu, ở giữa là Mạt Na thức thứ bảy và trong là A lại da thức thứ tám? Về vấn đề này phải nghiên cứu rất nhiều, không thể dùng một vài lời mà giải thích xong được; nay tôi phương tiện trình bày sơ lược.

Thông thường người đời nói “Tâm” là phần nhiều chỉ cho “Ý thức”. Nhưng xét cái “Ý thức” có gián đoạn. Nghĩa là có khi sanh khởi và có khi không. Vậy thì ngoài cái Ý thức này, quyết định phải có một bộ phận không gián đoạn. Nếu không có bộ phận này, thì những người, khi Ý thức của họ bị gián đoạn không sanh, họ phải như người tắt thở, chết. Người tắt thở chết rồi không thể sống trở lại, thì Ý thức khi bị gián đoạn làm sao lại tiếp tục sanh khởi lại được? Vì thế nên biết khi Ý thức gián đoạn, quyết định phải còn một bộ phận không gián đoạn.

HỎI: Làm sao thấy được bộ phận này?

ĐÁP: Do thấy cái “tác dụng” của nó. Không luận một loài vật nào, luôn luôn cũng đều chấp có “Ta”. Như chấp: thân ta, nhà ta, nước ta và tánh mạng ta v.v… Cho đến những người tự sát hay gần chết, mà vẫn còn nói “Ta liều một phen chết”, hay “Ta sắp chết” v.v…không khi nàohọ rời “cái ta”. Như thế đủ chứng tỏ người đời bất luận lúc nào hay chỗ nào cũng đền chấp có “Ta”.

Vậy thì cái gì chấp “Ta”? (cái năng chấp) – Năm Thức trước và Ý thức (thức thứ sáu) vì có khi bị gián đoạn, nên không thể hằng thời chấp ta được. Vậy quyết định phải có cái thứ bảy hằng thời chấp “Ta” là Thức “Mạt na”, Trung Hoa dịch là “Ý”.

HỎI: Tại sao Thức thứ sáu đã gọi là “Ý”, mà Thức thứ bảy cũng gọi là “Ý”, khác nhau chỗ nào?

ĐÁP: Rất khác. Thức thứ sáu hay gọi là “Ý”, song chú trọng ở nơi thức, nên gọi là “Ý thức”, (cái thức của ý căn, cũng như cái thức của nhãn căn). Còn Thức thứ bảy mà gọi là “Ý” là chú trọng về phương diện suy nghĩ lo lắng của Ý, cho nên chỉ gọi là “Ý” mà không gọi là “Ý thức”. (Nghĩa là: cái thứ sáu gọi là “Ý thức”, còn cái thứ bảy chỉ gọi là “Ý”). Vì sợ người lầm lộn, cho nên Thức thứ bảy này mà dịch giả để nguyên văn chữ Phạn là “Mạt na”.

Lại nữa, năm Thức trước đều có căn, thì Thức thứ sáu cũng phải có căn. Vậy Thức Mạt na này là “căn” của Thức thứ sáu, cho nên cũng gọi là “Ý căn”. ( Thức thứ sáu thì gọi là “Ý thức”, còn Thức thứ bảy gọi là “Ý” hay “Ý căn” hoặc gọi là “Mạt na thức”).
DUY THỨC HỌC TẬP I
DUY THỨC PHƯƠNG TIỆN ĐÀM
QUYỂN THƯỢNG
Tác giả: ĐƯỜNG ĐẠI VIÊN
Dịch giả: THÍCH THIỆN HOA
.

Mạt na thức_ thức thứ 7 , là cùng một tên gọi. Tạm hiễu là một hành tướng liên tục chấp ngã. Cũng tương tự ý nghĩa rằng khi ý thức nhận rõ một chũ thễ tồn tại độc lập trong thế giới xung quanh. Khi một người tu quay về "bãn tâm" , thì rất thường nhận lầm thức nầy là bản tâm !!!
Hội Lăng Nghiêm, chắc là chưa có hình thành Duy Thức Tông, vì khoảng 900 năm sau, kễ từ khi Phật Nhập diệt, Bồ Tát Thế Thân mới viết bộ luận Duy Thức này. Nhờ có bộ luận này, về sau những người Tu hành, dễ thâm nhập hơn vào Hội Lăng Nghiêm.
Tất cã bảy lần gạn về Tâm , A Nan ( dụ cho những người muốn biết Tâm ở đâu ?) đều lầm chấp Mạt Na Thức là "Bản Tâm". ?
Người Tu hành mà phá được Mạt Na thức này, thì giống như nhà Thiền gọi là :"Đập vỡ thùng sơn" ! hay là :"đứng trên đầu sào trăm trượng mà buông tay!" .


vuive
Bài viết: 30
Ngày: 24/03/09 03:06
Giới tính: Nam
Đến từ: annam

Re: Nhà riêng.

Bài viết chưa xem gửi bởi vuive »

DTH Là kho sanh diệt chi phối chúng sanh qua sáu nẽo dễ thương.

song song kho sanh diệt lại kho bất sanh bất diệt cùng song song sánh vai dạo chơi

bây giờ và tại đây kho bất sanh diệt luôn hiện hữu lại nhận ra đâu vậy ?Nhà riêng

cũa mỗi chúng ta .


ChiLan
Bài viết: 140
Ngày: 18/09/08 07:38
Giới tính: Nữ
Đến từ: AmPhu

Re: Nhà riêng.

Bài viết chưa xem gửi bởi ChiLan »

Hàng ngày, tất cã mọi hành động và tư duy đều do "thức" sai sử. Đồng thời lại tích tập những cái :"Thấy, nghe, hay, biết" lập thành cái "Thức", một vòng tròn khép kín hoàn hảo. Do thức phát khởi nên sanh ra sơn hà địa đại . Kinh Thủ Lăng Nghiêm là một lý giải đầy đũ một chu trình nầy, và chỉ cách thoát ra.
Khi ăn, uống, dạo cảnh, ...., cãm giác về ngon, về nóng lạnh, về vẽ đẹp phong cảnh... nhứt nhứt đều do "thức" phát khởi, về củng từ đó mà tích tập lại đễ sanh phân biệt sai khác. Đồng thời, một trạng thái tâm lý phát sanh, "hỉ nộ ái ố.....", phân tích theo Duy Thức Luận lại có đến 51 Tâm sở . "Thức" + Tâm sở, này đã đánh lừa mỗi người nhận lầm đó là "Tâm "


Có một bài thơ nỗi tiếng cũa Thi sĩ Trung Quốc , Tô Thức , như sau :
Lô sơn yên toả Chiết giang triều,
Vị đáo sanh bình hận bất tiêu.
Đáo đắc hoàn lai vô biệt sự,
Lô sơn yên toả Chiết giang triều.
.


ChiLan
Bài viết: 140
Ngày: 18/09/08 07:38
Giới tính: Nữ
Đến từ: AmPhu

Thức.

Bài viết chưa xem gửi bởi ChiLan »

Luận về thức tương đối dễ nhưng nhìn ra được rõ ràng "thức" là cã một quá trình công phu. Vì sao? vì lấy "thức" đễ nhìn thức rất khó. Khi nhìn được rồi mới diệt được thức, "Thức diệt tất cã pháp đều diệt", đó là cắt đứt đường STLH.
Chử "Duy" trong duy thức, có nghĩa là "Một và chỉ một". Ba cỏi duy Tâm, muôn pháp duy thức, Có nghĩa là tất cã "Pháp" đều từ , đều do "Thức".
H: Phật pháp cũng là "Thức" phát sanh . Phật do "Thức" mà có ?
:-? :-? :-?


vuive
Bài viết: 30
Ngày: 24/03/09 03:06
Giới tính: Nam
Đến từ: annam

Re: Nhà riêng.

Bài viết chưa xem gửi bởi vuive »

Trong Thân con người Tồn Tại 02 con đường :

Con đường Sanh Diệt Hễ có đen là có Trắng .Hễ có Đẹp là có Xấu v...v....v

Tìm hiễu Sanh Diệt thông qua Luận về Duy Thức học

Tìm hiễu Con Đường Không Sanh Không Diệt Thông qua Kinh Kim Cang.

Hai con đường này khi con người còn sống là luôn tồn tại .Trong con người .Tùy

theo nghiệp lực mà ta chọn món nào đễ sữ dụng .

Không có Diệt cái nào lý do hễ có diệt là luôn có cái sanh .

Tùy chúng ta chọn cái nào nhe .Nhiều món dễ thương nhe .Xin Mời chọn nhe


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.4 khách