Phiến Diện...Phiến diện!

Bạn có thể tạo một ngôi nhà cho riêng mình, với những vật liệu mà bạn thích, xin giữ ngôi nhà được thanh tịnh trong ánh hào quang của Phật-đà. Kính mời các bạn.

Điều hành viên: quang_tam3

Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Phiến Diện...Phiến diện!

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

NGƯỜI MÙ SỜ VOI

Ngày xưa có một ông vua sai đại thần dắt đến một con voi cho một bọn người mù sờ xem. Sau đó vua hỏi: "Các ông đã biết voi chưa?"

- Biết rồi! Bọn người mù đáp.

- Thế voi như thế nào?

- Voi xem ra như cái đòn xóc. Người sờ ngà voi bảo.

- Voi như cái quạt. Người sờ tai nói.

- Voi như tảng đá. Người sờ đầu voi đáp.

Người sờ chân lại bảo: "Voi giống như cái chày".

- Voi giống như cái hộp gỗ. Người sờ mắt voi nói.

- Không phải. Voi như cái giường. Người sờ lưng voi khẳng định.

- Theo tôi con voi như cái thùng to. Người sờ bụng voi kêu lên.

- Đừng cãi nhau nữa, con voi như sợi dây thừng. Người sờ đuôi xác nhận.

Nhà vua nghe bọn mù tranh cãi nhau, cảm khái nói:

"Người mù đều rất đông
Tranh nhau nói sự thật
Voi vốn chỉ một thân
Thị phi lại bất đồng"

---------------

"phiến diện" là vậy!
Chỉ thiên về một mặt, một khía cạnh, không thấy đầy đủ các mặt, các khía cạnh khác của vấn đề. Cái nhìn phiến diện. Quan điểm phiến diện.

Vì không thấy được một cách bao quát cả đối tượng.
Khi nào thấy cả Lý-Tánh và Sự-Tướng thì mới biết được toàn bộ. Cho nên Phật nói đừng Chấp kinh là vậy, chỉ nên nắm vững lý thuyết, còn đi vào thực tế có biến đổi do ngoại cảnh.
"Ý tại ngôn ngoại" - Ý nằm ngoài lời nói; nếu cứ y theo "lời kinh" mà không nắm bắt "ý" của kinh thì sao vận dụng khi hoàn cảnh thay đổi??? Lý-Tánh không biến đổi nhưng Sự -Tướng thì biến đổi liên tục.

Các hành giả có căn cơ cao (vì đã tu học trong tiền kiếp, tạo duyên sâu dày với Phật từ trước) trí hiểu biết thông minh thì đi từ Lý-Tánh đi ra, còn có người thì đi từ Sự-Tướng đi vào...có gì mà phải phân biệt cao thấp, đúng sai? Đó chẳng phải là chấp ngã, chấp pháp đó sao??? Nói thì nói chơi vậy thôi chứ nhiều vị có trình độ học vị cao nhưng một chữ một nghĩa trong kinh điển chắc gì hiểu được, vì trong luân hồi sanh tử họ chưa gặp pháp Phật, chưa tu Pháp Phật, bởi vậy mới gọi là căn duyên từ trước!

Chỉ khi nào bạn tiếp cận và nắm bắt được "Lý Bát Nhã" thì bạn sẽ có cái nhìn bao quát hơn mọi đối tượng trong vũ trụ này.

"Vạn vật sở tướng gia kỳ hư vọng" phàm cái gì đã có hình tướng là có sự biến đổi, Sự-Tướng là vậy.


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Phiến Diện...Phiến diện!

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Đồng Nát đã viết: Các hành giả có căn cơ cao (vì đã tu học trong tiền kiếp, tạo duyên sâu dày với Phật từ trước) trí hiểu biết thông minh thì đi từ Lý-Tánh đi ra, còn có người thì đi từ Sự-Tướng đi vào...có gì mà phải phân biệt cao thấp, đúng sai?
Hình như có cao thấp đấy!


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Phiến Diện...Phiến diện!

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

VO_DANH đã viết:
Đồng Nát đã viết: Các hành giả có căn cơ cao (vì đã tu học trong tiền kiếp, tạo duyên sâu dày với Phật từ trước) trí hiểu biết thông minh thì đi từ Lý-Tánh đi ra, còn có người thì đi từ Sự-Tướng đi vào...có gì mà phải phân biệt cao thấp, đúng sai?
Hình như có cao thấp đấy!
Xin lỗi thật không hiểu ý đạo hữu lắm. Hoan hỉ nói rõ thêm.
Cảm ơn đọc bài và chia sẻ. :D


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Phiến Diện...Phiến diện!

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Đồng Nát đã viết:
VO_DANH đã viết:
Đồng Nát đã viết: Các hành giả có căn cơ cao (vì đã tu học trong tiền kiếp, tạo duyên sâu dày với Phật từ trước) trí hiểu biết thông minh thì đi từ Lý-Tánh đi ra, còn có người thì đi từ Sự-Tướng đi vào...có gì mà phải phân biệt cao thấp, đúng sai?
Hình như có cao thấp đấy!
Xin lỗi thật không hiểu ý đạo hữu lắm. Hoan hỉ nói rõ thêm.
Cảm ơn đọc bài và chia sẻ. :D
Căn duyên riêng biệt của mỗi người, chớ không phải căn cơ cao hay căn cơ thấp mà từ Lý hay Sự.

Kính!
Sửa lần cuối bởi BATKHONG1985 vào ngày 06/07/11 06:46 với 1 lần sửa.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Phiến Diện...Phiến diện!

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

VO_DANH đã viết:
Đồng Nát đã viết:
VO_DANH đã viết:
Đồng Nát đã viết: Các hành giả có căn cơ cao (vì đã tu học trong tiền kiếp, tạo duyên sâu dày với Phật từ trước) trí hiểu biết thông minh thì đi từ Lý-Tánh đi ra, còn có người thì đi từ Sự-Tướng đi vào...có gì mà phải phân biệt cao thấp, đúng sai?
Hình như có cao thấp đấy!
Xin lỗi thật không hiểu ý đạo hữu lắm. Hoan hỉ nói rõ thêm.
Cảm ơn đọc bài và chia sẻ. :D
Căn duyên riêng biệt của mỗi người, chớ không phải căn cơ cao hay căn cơ thấp mà từ Lý hay Sự.

Kính!
Vui lòng nói rõ hơn căn cơ khác căn duyên thế nào? Cám ơn.


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Phiến Diện...Phiến diện!

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

sao khong thấy Thiện Hữu Vô Danh trả lời dùm? :)


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Phiến Diện...Phiến diện!

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Xem lại truyện NGƯỜI MÙ SỜ VOI này rồi ngẫm nghĩ không biết Đồng Nát đang sờ trúng bộ phận nào của con voi??? :D Thiện tai...thiện tai! caunguyen caunguyen


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Phiến Diện...Phiến diện!

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Căn cơ là nói đến năng lực thâu nhíp các pháp thành một pháp, Phật Pháp gọi là năng lực tổng trì các pháp. Chẳng hạn như một Học Sinh có thể học giỏi bất kì môn nào, bất luận là thích hay không thích đều có thể học giỏi, đó là năng lực chiếm lĩnh tri thức của học sinh đó mà không cần biết lĩnh vực gì.


Căn duyên là năng lực biệt hành một pháp nào đó, là nói đến sở trường tu tập của mỗi người. Cái này do huân tập tu hành của các tiền kiếp, do sự gieo duyên tu tập với thiện tri thức và chư Thánh, chư Phật.

Pháp môn lập ra là do căn duyên tu tập của chúng sanh. Tất cả đều giúp cho căn cơ của chúng sanh được hoàn thiện.

Thiền Tông đòi hỏi thiên về căn cơ.
Tịnh Độ đòi hỏi thiên về căn duyên.
Mật Tông đòi hỏi quân bình cả hai.

Cho nên các Tổ nói "Tịnh Độ thâu nhíp mọi căn cơ" là như vậy. Vì đòi hỏi chữ "TÍN", trên cơ sở đó mà tu tập thì chắc chắn vãng sanh dù là căn cơ cao hay thấp. Và pháp hành dễ nhất là niệm trì danh hiệu Đức Phật A Di Đà, ai ai cũng hành trì được cả.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Phiến Diện...Phiến diện!

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

VO_DANH đã viết:Căn cơ là nói đến năng lực thâu nhíp các pháp thành một pháp, Phật Pháp gọi là năng lực tổng trì các pháp. Chẳng hạn như một Học Sinh có thể học giỏi bất kì môn nào, bất luận là thích hay không thích đều có thể học giỏi, đó là năng lực chiếm lĩnh tri thức của học sinh đó mà không cần biết lĩnh vực gì.


Căn duyên là năng lực biệt hành một pháp nào đó, là nói đến sở trường tu tập của mỗi người. Cái này do huân tập tu hành của các tiền kiếp, do sự gieo duyên tu tập với thiện tri thức và chư Thánh, chư Phật.

Pháp môn lập ra là do căn duyên tu tập của chúng sanh. Tất cả đều giúp cho căn cơ của chúng sanh được hoàn thiện.

Thiền Tông đòi hỏi thiên về căn cơ.
Tịnh Độ đòi hỏi thiên về căn duyên.
Mật Tông đòi hỏi quân bình cả hai.

Cho nên các Tổ nói "Tịnh Độ thâu nhíp mọi căn cơ" là như vậy. Vì đòi hỏi chữ "TÍN", trên cơ sở đó mà tu tập thì chắc chắn vãng sanh dù là căn cơ cao hay thấp. Và pháp hành dễ nhất là niệm trì danh hiệu Đức Phật A Di Đà, ai ai cũng hành trì được cả.
Thiện hữu dẫn giải rõ ràng và dễ hiểu, hay lắm!
Cảm ơn thiện hữu chia sẻ để nhiều người cùng biết.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]11 khách