Si mê

Bạn có thể tạo một ngôi nhà cho riêng mình, với những vật liệu mà bạn thích, xin giữ ngôi nhà được thanh tịnh trong ánh hào quang của Phật-đà. Kính mời các bạn.

Điều hành viên: quang_tam3

Vô Úy Thủ
Bài viết: 123
Ngày: 15/07/11 05:45
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Si mê

Bài viết chưa xem gửi bởi Vô Úy Thủ »

tangbong Khi chúng ta có tâm bất thiện căn tham hoặc tâm bất thiện căn sân, chúng ta có thể biết, nhưng chúng ta biết khi nào chúng ta có tâm bất thiện căn si không? Ðặc tính của si mê là gì? Chúng ta có thể nghĩ: một người nào đó si mê vì họ không có nhiều học vấn, không thể nói các loại ngoại ngữ, không biết điều gì về lịch sử và chánh trị. Chúng ta gọi một người nào đó si mê vì họ không biết những điều xảy ra trên thế gian. Ðó là loại si mê có cần phải đoạn trừ không? Nếu điều đó đúng, có nghĩa là trong đời sống sẽ có nhiều thiện hạnh hơn nếu người ta nói được nhiều thứ tiếng hoặc biết về lịch sử và chánh trị không, chúng ta có thể khẳng định rằng: điều nầy không đúng.(...)
(...)
Thế gian được người ta cảm nhận qua sáu căn, đó là sự thật. Nhưng nó không tồn tại; chúng thì vô thường. Khi chúng ta thấy cảnh sắc, nhưng nó diệt ngay lập tức. Khi chúng ta nghe cảnh thinh, nhưng nó cũng không tồn tại. Cảnh hương, cảnh vị, cảnh xúc, cảnh pháp cũng tương tự như trên. Tuy nhiên thường thường chúng ta chỉ biết thế gian bằng những khái niệm, vì từ lâu chúng ta đã huân tập si mê và tà kiến. Không hiểu biết về pháp chân đế là loại si mê mà cần phải được đoạn trừ; nó dẫn đến đau khổ. Si mê làm duyên cho ngã kiến và tất cả những loại phiền não khác. Chừng nào còn vô minh thì chúng ta vẫn còn sai lầm, chúng ta không biết những điều thật của cuộc đời: pháp hữu vi luôn luôn sinh và diệt.

Thế gian theo nghĩa chân đế là lời dạy của các bậc thánh đã sử dụng. Bậc thánh đã phát huy trí tuệ hiểu biết vạn pháp rõ rãng; vị ấy thật sự hiểu biết "thế gian". Chúng ta xem trong Tương Ưng Bộ Kinh (IV, Saơàyatana-vagga, tuơng ưng xứ, năm mươi kinh thứ hai, chương IV, 84 biến hoại). Ðại Ðức Ànanda bạch Phật như sau:

‘Thế gian! Thế gian! được nói đến, bạch Thế Tôn, thế gian được nói đến như thế nào?’

‘nầy Ànanda, cái gì biến hoại thì được gọi là thế gian theo ý nghĩa bậc thánh. Và này Ànanda, cái gì biến hoại? Này Ànanda, mắt ..... cảnh sắc.. lưỡi.. ý [1] thì biến hoại, cảnh pháp, ý thức, ý xúc, bất cứ cảm thọ vui buồn, không vui, không buồn nào phát sinh do duyên ý xúc, tất cả đều biến hoại. Này Ànanda, điều gì biến hoại như vậy được gọi là thế gian theo ý nghĩa bậc thánh.’’
...
Hoài nghi thì khác với tà kiến. Ví dụ khi có tà kiến người ta chấp pháp hữu vi thì thường hằng hoặc chúng có bản ngã. Khi hoài nghi phát sinh người ta tự hỏi tâm thì khác với thân phải không, hoặc pháp hữu vi thì thường hay vô thường. Không có con đường nào khác để đoạn trừ hoài nghi, trái lại tu tập trí tuệ thì sẽ được. Người ta hoài nghi về Phật và giáo pháp của ngài họ có thể nghĩ rằng hoài nghi có thể chấm dứt do bởi việc nghiên cứu những sự kiện lịch sử. Họ muốn khám phá nhiều chi tiết hơn về thời gian và địa điểm mà Ðức Phật hoằng pháp. Họ muốn biết chính xác về thời gian kinh điển được ghi chép. Họ không thể đoạn trừ hoài nghi của họ bằng cách nghiên cứu những sự kiện lịch sử; điều này không dẫn đến mục đích của đạo Phật mà mục tiêu của đạo Phật là phải đoạn trừ phiền não.(....)

Si mê là điều nguy hiểm, nó là gốc rễ của tất cả tâm bất thiện. Khi chúng ta bị si mê, chúng ta huân tập nhiều tâm bất thiện. Si mê làm duyên cho tâm tham; khi chúng ta không biết pháp chân đế rõ ràng thì chúng ta bị dính mắc vào những điều mà chúng ta biết do các căn. Si mê cũng làm duyên cho tâm sân; khi bị si mê, chúng ta sân hận đối với những hoàn cảnh bất lạc. Si mê tương ưng với mỗi tâm bất thiện và nó trợ duyên cho thập ác nghiệp (sát sinh, trộm cắp, nói dối . v. v....) mà do thân, khẩu, ý tạo tác [4]. Chỉ khi nào có chánh niệm về những sự thật do sáu căn phát sinh, người ta tu tập trí tuệ mới có thể đoạn trừ được si mê.

(...)Vô minh là không thấy đặc tính của pháp chân đế, không hiểu được Tứ thánh đế. Vì vô minh chúng ta không thấy được khổ đế: chúng ta không cảm nhận danh và sắc là vô thường và do đó chúng ta không thấy chúng là khổ não. Chúng ta không thấy tập đế là nguyên nhân của sự khổ. Vì chấp thủ danh sắc cho nên còn sinh tử luân hồi. Và như vậy còn khổ não. Chúng ta không biết được diệt đế là Níp bàn. Chúng ta không biết được đạo đế là Bát chánh đạo. Bát chánh đạo được tu tập là nhờ thiền quán.

Chúng ta xem Tương Ưng Bộ Kinh (IV, Sanàyatana- vagga, Tương ưng về Jambukhàdaka, 9) lúc đó Jambukhàdaka hỏi ngài Sàriputta (Xá Lợi Phất):

"Vô minh, Vô minh! Thưa Tôn giả Sàriputta, đã được đề cập đến. Thưa Tôn giả, vô minh là gì?"

"Này hiền giả, không hiểu biết Tứ thánh đế, này hiền giả, điều này được gọi là vô minh."

"Nhưng Thưa Tôn giả, có con đường nào, đạo lộ nào để đoạn trừ vô minh không?"

"Này hiền giả, có con đường này đoạn trừ vô minh ấy."

"Thưa Tôn giả, đó là con đường nào, đạo lộ nào đưa đến chấm dứt vô minh?"

"Này hiền giả, Ðó là Bát chánh đạo ..."

Bát chánh đạo dẫn đến đoạn trừ sự si mê." tangbong

Trích nguồn http://www.phatgiaohoc.com
Sửa lần cuối bởi Vô Úy Thủ vào ngày 26/07/11 18:22 với 1 lần sửa.


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Si mê

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

tangbong

Có thể nói tâm bất thiện là Si.
Nhưng tâm bất thiện và tâm thiện cũng vẫn là Vô minh.

Cho đến bao giờ không còn thiện và không còn bất thiện mới hết vô minh.

kính,bt


Vô Úy Thủ
Bài viết: 123
Ngày: 15/07/11 05:45
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Si mê

Bài viết chưa xem gửi bởi Vô Úy Thủ »

biển tâm đã viết:tangbong

Có thể nói tâm bất thiện là Si.
Nhưng tâm bất thiện và tâm thiện cũng vẫn là Vô minh.

Cho đến bao giờ không còn thiện và không còn bất thiện mới hết vô minh.

kính,bt
Cám ơn đạo hữu Biển tâm. tangbong

Đệ tử cầu xin tất cả các chúng sanh thường cung kính yêu thương nhau, cho nên cầu:
OM VAJRA DHAMA - SIDDHA VA'SIKARANA - SVÀHÀ!

Đệ tử cầu xin tất cả đều là bạn lành nương tự vào nhau trên đường tu học không sanh tâm phân biệt chấp thủ thành kiến:
OM VAJRA DHARMA - RATNA KANDAMAMJUSATVA EHYEHI RÀGA RÀGA - SVÀHÀ!

Vì lòng từ bi trong sự gia hộ của chư Phật, chư Bồ Tát cùng nhau tu học:
OM VAJRA DHARMA SAMAYA MAHÀ KARUNIKAYA - SVÀHÀ!

Và vì học rộng biết nhiều, nên đệ tử cầu xin:

OM VAJRA DHARMA PRAJNA SUTRAM MAHÀNÀYA SVÀHÀ!

Cầu Sự gia hộ của hộ Pháp Vi-Đà cho Pháp giới ảo này luôn luôn thanh tịnh trước sự phá hoại và chia rẽ.
OM VAJRA DHARMA KHANGA SARVA GRAHÀ SPHAT SVÀHÀ!
OM VAJRA DHARMA KHANGA SARVA GRAHÀ SPHAT SVÀHÀ!
OM VAJRA DHARMA KHANGA SARVA GRAHÀ SPHAT SVÀHÀ!

Nguyện xin chư vị: Hộ pháp, hộ đạo tràng đẩy lui tất cả các ác đạo, ác tâm, ác nghiệp ra khỏi chốn đạo tràng (chỗ tu hành).”
kinhle kinhle kinhle


Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: Si mê

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

Là con người đa phần vẫn còn si mê, nhưng ít nhiều có khác. Qua một vài hành động, lời nói có thể nhận thấy.

Si mê mà biết mình si mê và cố gắng học hỏi để dần dẹp bớt đi, đó là điều tốt. Nhưng có một vài người luôn cho mình là khôn ngoan, trí tuệ và thường cho người khác si mê, ngu si thì thiệt đáng tiếc vì giặc trong nhà chưa lo mà lo bên ngoài. Phần lớn gây nhiễu loạn.

Dù là hành động hay chỉ một vài lời nói gây phiền não cho người khác cũng đủ có những Nhân - quả phải lãnh, huống chi nhiều lời nói và hành động trong thời gian dài.

Thôi thì si mê hay không tự bản thân nhìn lại mình và nhận ra là điều tốt nhất.

ĐH Thiên Nhân có những lời Cầu Nguyện rất ý nghĩa. tangbong Ai cũng đều mong muốn và làm như vậy, thế giới an bình, thiệt tốt đẹp. Chúc ĐH thân tâm thường an lạc.

A DI ĐÀ PHẬT.


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Vô Úy Thủ
Bài viết: 123
Ngày: 15/07/11 05:45
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Si mê

Bài viết chưa xem gửi bởi Vô Úy Thủ »

pucaquynhnga22 đã viết:Là con người đa phần vẫn còn si mê, nhưng ít nhiều có khác. Qua một vài hành động, lời nói có thể nhận thấy.

Si mê mà biết mình si mê và cố gắng học hỏi để dần dẹp bớt đi, đó là điều tốt. Nhưng có một vài người luôn cho mình là khôn ngoan, trí tuệ và thường cho người khác si mê, ngu si thì thiệt đáng tiếc vì giặc trong nhà chưa lo mà lo bên ngoài. Phần lớn gây nhiễu loạn.

Dù là hành động hay chỉ một vài lời nói gây phiền não cho người khác cũng đủ có những Nhân - quả phải lãnh, huống chi nhiều lời nói và hành động trong thời gian dài.

Thôi thì si mê hay không tự bản thân nhìn lại mình và nhận ra là điều tốt nhất.

ĐH Thiên Nhân có những lời Cầu Nguyện rất ý nghĩa. tangbong Ai cũng đều mong muốn và làm như vậy, thế giới an bình, thiệt tốt đẹp. Chúc ĐH thân tâm thường an lạc.

A DI ĐÀ PHẬT.
Chân thành cám ơn pucaquynhnga22 xem bài viết và chia sẻ cùng! Chỉ nghĩ gì nói nấy thôi mà, mong được đàm đạo cùng thiện hữu :) tangbong


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.3 khách